195
Y BAN NHÂN DÂN TNH QUNG NINH BÁO CÁO TNG HP - PHLC - QUY HOCH PHÁT TRIN NHÂN LC TNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 THE BOSTON CONSULTING GROUP QUNG NINH Ngày 10 tháng 08 năm 2014

 · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

BÁO CÁO TỔNG HỢP

- PHỤ LỤC -

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020,

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THE BOSTON CONSULTING GROUP

QUẢNG NINH – Ngày 10 tháng 08 năm 2014

Page 2:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

i

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i

DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. ii

A. Danh sách những công ty đã tham gia phỏng vấn trong giai đoạn lập Báo cáo

khảo sát thông tin cơ sở ................................................................................. 1

B. Kết quả khảo sát doanh nghiệp ......................................................................... 3

C. Những bài học kinh nghiệm từ các thực tiễn phù hợp nhất ........................... 11

D. Phiếu khảo sát thông tin về khả năng tìm kiếm việc làm đối với học viên tốt

nghiệp .......................................................................................................... 32

E. Phiếu thông tin khảo sát doanh nghiệp ........................................................... 37

F. Phiếu khảo sát hiệu suất công việc của đội ngũ công chức Quảng Ninh ....... 49

G. Danh mục các nhóm công việc, vị trí việc làm và yêu cầu chuyên môn theo

ISCO ............................................................................................................ 54

H. Tiêu chí đánh giá nghề nghiệp theo lĩnh vực ................................................. 80

I. Danh sách các đối tác giáo dục tiềm năng ..................................................... 133

J. Kết quả khảo sát các cơ sở đào tạo ................................................................ 145

K. Tiến độ triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực đến 2016 ........ 190

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Danh sách những công ty đã tham gia phỏng vấn trong giai đoạn lập

Báo cáo khảo sát thông tin cơ sở ................................................................ 1

Page 3:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

ii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Hồ sơ các doanh nghiệp tham gia khảo sát và phỏng vấn ....................... 3

Hình 2: Mức độ dễ dàng tìm kiếm nhân tài và mức độ hài lòng với nhân tài được

tuyển dụng theo nhóm công việc ............................................................ 4

Hình 3: Tỷ lệ lao động từ Quảng Ninh theo nhóm công việc ............................... 5

Hình 4: Thực tiễn tuyển dụng tại các doanh nghiệp ở Quảng Ninh ..................... 6

Hình 5: Mức độ hài lòng với chất lượng của các cơ sở đào tạo ........................... 6

Hình 6: Thứ hạng các trường đại học và các cơ sở dạy nghề được ưa chuộng .... 7

Hình 7: Các kỹ năng và các khóa đào tạo quan trọng cần trang bị cho người lao

động ......................................................................................................... 8

Hình 8: Quan điểm của doanh nghiệp về chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong

công tác tuyển dụng nhân lực ................................................................. 9

Hình 9: Các phương thức doanh nghiệp ưng chọn để tham gia công tác phát triển

nhân lực ................................................................................................. 10

Hình 10: Những chính sách doanh nghiệp mong đợi khi tham gia vào nhiệm vụ

phát triển nhân lực của tỉnh ................................................................... 10

Hình 11: Những ưu tiên chiến lược của AWPA năm 2012 ................................ 12

Hình 12. Sự tham gia của các ngành dưới nhiều hình thức ................................ 14

Hình 13: Cơ cấu ngân sách cho đào tạo nghề của Đức ....................................... 15

Hình 14: Giản đồ Chương trình tư vấn ngành của Đan Mạch ........................... 17

Hình 15: Cấp kinh phí nên dựa trên chất lượng đầu ra ....................................... 18

Hình 16: Hiệu suất của 24 trường Cao đẳng của Ontario năm 2012-13 theo 5 chỉ

số đánh giá hiệu quả hoạt động quan trọng (KPI) ................................ 22

Hình 17: Ba kế hoạch chiến lược chuyển đổi ITE trong giai đoạn 15 năm ........ 24

Hình 18: Nỗ lực lập lại thương hiệu toàn diện của ITE, một hành trình nhiều

năm ........................................................................................................ 25

Hình 19: ITE tăng nhận thức của công chúng về đào tạo nghề và tăng tỷ lệ tham

gia thông qua chiến dịch thay đổi thương hiệu ..................................... 26

Hình 20: Sơ đồ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (TCKNN) theo các ngành lựa

chọn ....................................................................................................... 27

Hình 21: Hướng dẫn hoàn thành khảo sát hiệu quả công việc ........................... 50

Page 4:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

iii

Hình 22: Phiếu khảo sát công tác quản lý hiệu suất công việc đối với cán bộ

quản lý cấp cao ...................................................................................... 51

Hình 23: Phiếu khảo sát công tác quản lý hiệu suất công việc đối với cán bộ

quản lý cấp trung ................................................................................... 52

Hình 24: Phiếu khảo sát công tác quản lý hiệu suất công việc đối với đội ngũ

nhân viên ............................................................................................... 53

Hình 25: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản................................................................................. 54

Hình 26: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Khai khoáng ............. 56

Hình 27: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Chế biến, Chế tạo ..... 57

Hình 28: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Sản xuất và phân phối

điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí .................. 60

Hình 29: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong Ngành Xây dựng ................. 62

Hình 30: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Bán buôn và bán lẻ, sửa

chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác .................................. 64

Hình 31: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Vận tải, Kho bãi ....... 66

Hình 32: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Thông tin và truyền

thông ...................................................................................................... 67

Hình 33: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Dịch vụ Lưu trú và ăn

uống ....................................................................................................... 69

Hình 34: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Tài chính, ngân hàng và

bảo hiểm ................................................................................................ 72

Hình 35: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Giáo dục và đào tạo . 73

Hình 36: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong khối công chức, viên chức .. 75

Hình 37: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Y tế và hoạt động trợ

giúp xã hội ............................................................................................. 76

Hình 38: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong các ngành dịch vụ khác (ví dụ:

Bất động sản) ........................................................................................ 78

Hình 39: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành nông nghiệp, lâm nghiệp

và thủy sản ............................................................................................ 80

Hình 40: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Công nghiệp Khai

khoáng ................................................................................................... 85

Hình 41: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Công nghiệp chế biến . 89

Page 5:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

iv

Hình 42: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Sản xuất, phân phối điện

nước và khí đốt ...................................................................................... 96

Hình 43: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Xây dựng ..................... 98

Hình 44: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Bán buôn – bán lẻ, sửa

chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác ................................ 103

Hình 45: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Vận tải kho bãi .......... 107

Hình 46: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Thông tin và truyền

thông .................................................................................................... 110

Hình 47: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Dịch vụ lưu trú và ăn

uống ..................................................................................................... 114

Hình 48: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Tài chính, ngân hàng và

bảo hiểm .............................................................................................. 119

Hình 49: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Giáo dục và đào tạo .. 122

Hình 50: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Y tế ............................ 125

Hình 51: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp của đội ngũ công chức ................. 130

Page 6:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

1

A. Danh sách những công ty đã tham gia phỏng vấn trong giai đoạn lập Báo

cáo khảo sát thông tin cơ sở

Bảng 1: Danh sách những công ty đã tham gia phỏng vấn trong giai đoạn

lập Báo cáo khảo sát thông tin cơ sở

Tên công ty Người phỏng vấn Chức vụ

Công ty TNHH sợi hóa học thế kỷ mới

(New Century Chemical Polyester)

Phạm Thi Mai Trưởng phòng Hành chính

Nhân sự

Công ty chế biến và xuất nhập khẩu

dăm mảnh (Vietnam Paper Corporation)

Phạm Thanh

Huyền

Trưởng phòng Hành chính

Nhân sự

Công ty Viễn thông Quảng Ninh

(Quang Ninh Telecom)

Nguyễn Hữu

Thủy

Trưởng phòng Tổ chức Nhân

sự

Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (Au Lac Co.,Ltd.)

Đào Anh Tuấn Lãnh đạo công ty

Vietcombank Quang Ninh (Vietcombank Quảng Ninh)

Nguyễn Văn

Lanh

Giám đốc

Lê Văn Nhật Trưởng phòng Hành chính

nhân sự

Công ty TNHH 1tv Hoa tiêu Hàng hải-

VINACOMIN

(VINACOMIN Pilot)

Nguyễn Tuyết

Hạnh

Trưởng phòng Kế hoạch - đầu

Nguyễn Hồng

Thủy

Phó Trưởng phòng tổ chức lao

động, tiền lương

Công ty Dược phẩm Hạ Long

(Ha Long Pharmaceutical)

Lưu Quang Tiên Phó Giám đốc

Công ty cổ phần 12-11 Hạ Long (Twelfth November company)

Phạm Thị Vịnh Lãnh đạo công ty

C.ty bảo hiểm Bảo Long Quảng Ninh (Bảo Long Insurance company)

Nguyễn Ngọc

Lân

Lãnh đạo công ty

Công ty TNHH Thông Quảng Ninh

(Quang Ninh Pine Ltd.)

Dương Văn

Thơm

Giám đốc

Công ty Cổ phần Than Cao Sơn -

VINACOMIN

(Cao Son Coal - VINACOMIN)

Nguyễn Xuân

Lập

Giám đốc

Công ty Kho vận Cảng Cẩm Phả -

VINACOMIN (VINACOMIN - Cam Pha Port and

Logistics Company)

Nguyễn Văn Tứ Giám đốc / Bí thư đảng ủy

Công ty cổ phần tập đoàn Indevco -

Quảng Ninh

Nguyễn Văn

Đồng

Phó Giám đốc

Page 7:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

2

Tên công ty Người phỏng vấn Chức vụ

Công ty Tuyển Than Cửa Ông -

VINACOMIN

(Cua Ong Coal preparation -

VINACOMIN)

Trần Văn Vẻ Giám đốc

Công ty cổ phần nhiệt điện Quảng Ninh

(Quang Ninh Thermal Plant)

Vũ Xuân Trinh Phó Giám đốc

Phan Bùi Đạm Trưởng phòng tổ chức, lao

động, đào tạo, tiền lương

Công ty TNHH một thành viên Lâm

nghiệp Cẩm Phả Quảng Ninh

(Cam Pha Forestry single-member Ltd.)

Nguyễn Văn Bắc Tổng Giám đốc

Công ty TNHH KHKT TEXHONG

Ngân Long (TEXHONG Ngan Long Science and

Technology Co.,Ltd.)

Li Ke Dong Lãnh đạo công ty

Công ty TNHH Đào An (Dao An Co.,Ltd.)

Phạm Văn Lập Lãnh đạo công ty

Công ty Công nghiệp Hóa Chất Mỏ

Cẩm Phả - VINACOMIN

(VINACOMIN - Mining Chemical

Company)

Vũ Tự Lập Phó phòng tổ chức, lao động

Công ty TNHH 1tv Vật tư, Vận tải và

Xếp dỡ - VINACOMIN

(VINACOMIN - Logistics and Loading

company)

Phạm Quốc

Cường

Trưởng phòng tổ chức lao động

Lê Thị Thúy

Hằng

Nhân viên phòng tổ chức lao

động

Công ty Điện lực Quảng Ninh

(Quang Ninh Electricity)

Hoàng Văn Độ Phó Giám đốc

Hoàng Thanh Hà Phó phòng tổ chức, lao động

Nguyễn Thị Thu

Hương

Nhân viên phòng tổ chức lao

động

Công ty Kho Vận Hòn Gai -

VINACOMIN

(VINACOMIN - Hon Gai Logistics)

Lâm Văn Thuyên Phó Giám đốc

Phạm Thị Thúy

Ngân

Phó Trưởng phòng tổ chức lao

động, tiền lương

Khách Sạn NOVOTEL - Hạ Long

(Novotel Halong Bay)

Jung Hyun Oh Giám đốc

Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Phú Minh

Hưng (Phu Minh Hung Seafood Joint Stock

Company)

Đặng Ngọc Sơn Giám đốc

Page 8:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

3

B. Kết quả khảo sát doanh nghiệp

Phần này sẽ trình bày những phát hiện từ các cuộc khảo sát doanh nghiệp

được tiến hành. Tổng số có 96 doanh nghiệp tham gia khảo sát. Người trả lời

câu hỏi là các nhà quản lý nắm giữ vị trí giám đốc điều hành, giám đốc hoạt

động, hoặc giữ vai trò quản trị nhân sự hoặc tương đương tại các doanh nghiệp

hàng đầu trên địa bàn Quảng Ninh. Ngoài ra, 31 cuộc phỏng vấn riêng đã được

thực hiện trực tiếp với các lãnh đạo doanh nghiệp. Tổng cộng, 117 doanh nghiệp

có tổng doanh thu hàng năm 115 nghìn tỷ đồng, đại diện cho khoảng 40% doanh

thu của tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh. Đại diện của 10

Ngành kinh tế trọng điểm đều tham gia khảo sát và phỏng vấn. Ngoài ra, đại

diện của mọi loại hình doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, doanh

nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ đều tham gia.

Hình 1: Hồ sơ các doanh nghiệp tham gia khảo sát và phỏng vấn

Nguồn: Nhóm tư vấn

Hình dưới đây trình bày mức độ dễ dàng tìm kiếm lao động phù hợp và sự

hài lòng với lao động. Ở phía bên trái, đơn vị trả lời được đề nghị đánh giá liệu

họ có thể tìm kiếm và tuyển dụng lao động có các kỹ năng phù hợp theo từng

nhóm công việc liên quan. Các vị trí tìm kiếm lao động khó khăn nhất là nhân

viên bán hàng và dịch vụ và lao động nông nghiệp lành nghề. Liên quan đến

mức độ dễ dàng trong việc tìm kiếm lao động có kỹ năng phù hợp là mức độ hài

lòng về lao động được tuyển dụng. Vấn đề này được đo lường bằng số lượng các

khóa đào tạo bổ sung cần thiết cho người lao động để họ có thể thực hiện được

công việc theo yêu cầu. Hiện đang đòi hỏi nhiều hoạt động đào tạo dành cho

nhân viên bán hàng và dịch vụ, kỹ thuật viên, công nhân vận hành máy móc và

nhà xưởng.

Page 9:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

4

Hình 2: Mức độ dễ dàng tìm kiếm nhân tài và mức độ hài lòng với nhân tài

được tuyển dụng theo nhóm công việc

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp (n=96)

Hình dưới đây minh họa tỷ lệ lao động được tuyển dụng trên địa bàn

Quảng Ninh theo nhóm công việc. Các doanh nghiệp cần tuyển dụng từ bên

ngoài Quảng Ninh các vị trí có trình độ cao nhất (quản lý, chuyên gia, kỹ thuật

viên) và các vị trí có trình độ thấp nhất (lao động phổ thông, công nhân vận hành

máy móc nhà xưởng). Điều này cho thấy lao động sẵn có tại Quảng Ninh nằm

quanh nhóm việc làm có tay nghề bậc trung, chẳng hạn như nhân viên hỗ trợ văn

phòng, nhân viên bán hàng và dịch vụ và lao động nông nghiệp lành nghề.

Page 10:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

5

Hình 3: Tỷ lệ lao động từ Quảng Ninh theo nhóm công việc

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp (n=96)

Hình dưới đây minh họa sự thành công và thực tiễn trong công tác tuyển

dụng của các doanh nghiệp tại Quảng Ninh. Biểu đồ bên trái cho thấy mức độ

chủ lao động nhìn nhận về kỹ năng và năng lực của người lao động mà họ tuyển

dụng. Đa số người được hỏi (57%) tin rằng mức độ kỹ năng và năng lực của lao

động không đáp ứng mong đợi của họ.

Phía bên phải, biểu đồ đề cập đến công tác tuyển dụng lao động theo năng

lực (VD: giấy chứng nhận kỹ năng, mức độ kinh nghiệm) so với công tác tuyển

dụng dựa trên quan hệ. Phần lớn số người được hỏi (66%) cho biết họ không

đồng ý với quan điểm và công tác tuyển dụng dựa trên quan hệ. Điểm thú vị

nằm ở chỗ đây là lý do tiềm năng dẫn đến việc các doanh nghiệp không hài lòng

với năng lực của người lao động họ tuyển dụng.

Page 11:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

6

Hình 4: Thực tiễn tuyển dụng tại các doanh nghiệp ở Quảng Ninh

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp (n=96)

Hình dưới đây minh họa mức độ hài lòng của các doanh nghiệp với các cơ

sở đào tạo mà nhân viên của họ theo học, cả ở trình độ nghề và trình độ đại học.

Đối với cả hai loại hình đào tạo, các câu trả lời cho thấy mức độ hài lòng vẫn

còn thấp, đối với cả học viên tốt nghiệp từ các cơ sở dạy nghề (44%) và sinh

viên tốt nghiệp từ các trường đại học (40%).

Hình 5: Mức độ hài lòng với chất lượng của các cơ sở đào tạo

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp (n=96)

Page 12:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

7

Hình dưới đây cho thấy mức độ ưa thích tuyển dụng từ các trường đại học

và cơ sở dạy nghề của chủ lao động. Dễ thấy trong hình, các trường đại học bên

ngoài Quảng Ninh được ưa thích hơn, trường Đại học công nghiệp Quảng Ninh

chỉ xếp ở vị trí thứ ba. Mặt khác, các chủ doanh nghiệp ưa thích các cơ sở dạy

nghề trên địa bàn Quảng Ninh hơn những cơ sở bên ngoài Quảng Ninh, với 4

trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đứng đầu danh sách.

Hình 6: Thứ hạng các trường đại học và các cơ sở dạy nghề được ưa

chuộng

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp (n=96)

Hình dưới đây minh họa các kỹ năng trọng yếu mà chủ doanh nghiệp coi

là quan trọng nhất với người lao động trong ngành nghề của họ, cũng như các

khóa đào tạo bổ sung được cung cấp nhằm trang bị các kỹ năng này. Như minh

họa trong bảng xếp hạng phía bên trái, các kỹ năng trọng yếu là kỹ năng kỹ thuật

công việc cụ thể và kỹ năng giao tiếp. Biểu phía bên phải cho thấy các khóa đào

tạo chủ doanh nghiệp trang bị cho người lao động. Như dự kiến, loại hình đào

tạo được cung cấp thường phù hợp với các kỹ năng mà chủ lao động coi là quan

trọng, bên cạnh đó công tác đào tạo các kỹ năng kỹ thuật công việc cụ thể và kỹ

năng giao tiếp là phổ biến nhất.

Page 13:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

8

Hình 7: Các kỹ năng và các khóa đào tạo quan trọng cần trang bị cho người

lao động

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp (n=96)

Hình dưới đây giải thích quan điểm của các doanh nghiệp về mức độ hỗ

trợ từ các chính sách của Nhà nước. Biểu đồ phía bên trái chỉ ra các hỗ trợ phục

vụ công tác tuyển dụng công nhân lành nghề trong doanh nghiệp, ví dụ: hướng

dẫn về tiền lương, tuyển dụng ngoại tỉnh. Phần lớn (55%) các doanh nghiệp có

xu hướng đồng ý rằng các chính sách của Nhà nước có đem lại hỗ trợ cho công

tác này.

Mặt khác, hình bên phải chỉ ra hỗ trợ mà các cơ sở đào tạo nhận được

trong công tác tuyển dụng và đào tạo giảng viên chất lượng cao với kinh nghiệm

và kiến thức ngành nghề liên quan. Trong lĩnh vực này, các doanh nghiệp có xu

hướng không đồng ý (52%) rằng các chính sách của Nhà nước đem lại đầy đủ

hỗ trợ.

Page 14:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

9

Hình 8: Quan điểm của doanh nghiệp về chính sách hỗ trợ của Nhà nước

trong công tác tuyển dụng nhân lực

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp (n=96)

Hình dưới đây minh họa phương thức các doanh nghiệp Quảng Ninh

muốn tham gia vào công tác lập kế hoạch nhân lực của tỉnh. Theo trả lời từ khảo

sát, các hoạt động mà họ rất có thể sẽ tham gia vào là cung cấp các chương trình

thực tập /chương trình bổ sung ngành nghề và cung cấp các khóa đào tạo liên tục

cho người lao động hiện có. Điều này cho thấy các doanh nghiệp ưa thích tham

gia trực tiếp vào công tác phát triển sinh viên và người lao động, mà không dựa

trên quan hệ đối tác với các cơ quan khác.

Page 15:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

10

Hình 9: Các phương thức doanh nghiệp ưng chọn để tham gia công tác

phát triển nhân lực

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp (n=96)

Hình dưới đây minh họa những cơ chế, chính sách doanh nghiệp mong

muốn nhận được từ sự đóng góp của họ cho công tác phát triển nhân lực. Phần

lớn các doanh nghiệp chỉ ra rằng những chính sách ưu đãi của Nhà nước, như ưu

đãi thuế cho đào tạo và phát triển, là quan trọng nhất, cho thấy các doanh nghiệp

quan tâm hơn đến những lợi ích tài chính và hữu hình so với những lợi ích

không rõ ràng, như lợi ích từ việc sinh viên tốt nghiệp cảm thấy "gắn bó" với

công ty.

Hình 10: Những chính sách doanh nghiệp mong đợi khi tham gia vào nhiệm

vụ phát triển nhân lực của tỉnh

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp (n=96)

Page 16:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

11

C. Những bài học kinh nghiệm từ các thực tiễn phù hợp nhất

Những nội dung sau đây sẽ thảo luận chi tiết về những bài học kinh

nghiệm từ các thực tiễn quốc tế phù hợp nhất:

1. Hệ thống liên kết

Thông thường, các nước có thực tiễn tốt nhất thường áp dụng một hệ

thống liên kết sẽ hội tụ lợi ích của 4 nhóm liên quan chính (đơn vị đào tạo, đơn

vị sử dụng lao động, Chính phủ và sinh viên) và đề xuất những định hướng

chiến lược của tất cả các chủ thể liên quan nhằm kết nối giữa cung và cầu trên

một tầm nhìn dài hạn.

Một ví dụ về sự liên kết này có tác động đến nhân lực của một quốc gia là

Cơ quan năng suất và lao động Úc.

Cơ quan năng suất và lao động Úc (AWPA)

Cơ quan năng suất và lao động Úc là một ví dụ về tầm quan trọng của

việc lập Quy hoạch chiến lược nhân lực cho nền kinh tế, hỗ trợ phát triển kỹ

năng và lực lượng lao động và cải thiện năng suất.

AWPA là một cơ quan pháp định độc lập tư vấn chuyên môn cho Chính

phủ Úc – cụ thể là cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục đại học, kỹ năng, khoa học và

nghiên cứu – về nhu cầu phát triển kỹ năng, lực lượng lao động hiện nay, mới

nổi lên và trong tương lai của Úc. Việc tư vấn giải quyết một loạt các vấn đề ảnh

hưởng đến nhu cầu và nguồn cung nhân lực có tay nghề cao tại Úc.

AWPA đóng một vai trò trung tâm trong việc hỗ trợ sự phát triển lực

lượng lao động có tay nghề cao, dễ thích nghi, có thể đáp ứng yêu cầu của môi

trường thay đổi nhanh, cạnh tranh toàn cầu. Cơ quan tiến hành các nghiên cứu

về ngành và định hướng nghề nghiệp, phân tích và lập mô hình, phối hợp chặt

chẽ với ngành và các đơn vị đào tạo bậc 3 để đảm bảo rằng những phát hiện và

khuyến nghị của mình phù hợp với nhu cầu ngành và phản ánh các vấn đề hiện

tại trong giáo dục đại học.

Page 17:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

12

Hình 11: Những ưu tiên chiến lược của AWPA năm 2012

Nguồn : Trang web AWPA, nhóm tư vấn.

Hàng năm, AWPA xác định các ưu tiên chiến lược cho công việc của

mình, để tư vấn quy hoạch chiến lược nhân lực cần thiết cho Chính phủ. Trong

năm 2012, AWPA xác định 6 chiến lược ưu tiên để đạt được sứ mệnh của mình,

như thể hiện ở hình trên. Cơ quan nhận ngân sách hoạt động là 8,77 triệu Đô Úc

để thực hiện 6 chiến lược ưu tiên của mình. Kết quả của từng chiến lược được

mô tả dưới đây.

(1) Xây dựng khuyến nghị và chiến lược phát triển lực lượng lao động

ở cấp Quốc gia: nghiên cứu của AWPA nhằm nâng cao sự tham gia và năng

suất của lực lượng lao động của Úc, bằng cách đảm bảo sự cân bằng giữa cung

cầu và việc sử dụng kỹ năng trong nền kinh tế.

Nước Úc sẽ cần một lực lượng lao động lớn hơn, có tay nghề cao hơn và

chất lượng hơn để phù hợp với tốc độ của một tương lai cạnh tranh cao, thiên về

công nghệ, khi mà tốc độ thay đổi ngày càng tăng sẽ trở thành bình thường. Để

tối đa hóa cơ hội tăng trưởng và thịnh vượng của mình, nước Úc cần phải phát

triển thêm kỹ năng, của một mức độ cao hơn, phù hợp với mô hình kinh tế của

đất nước. Ngoài ra, AWPA chủ động bắt đầu nâng cao nhận thức về sự phát

triển lực lượng lao động giữa các chủ thể liên quan, thông qua các buổi thông tin

công cộng trên khắp đất nước, hội thảo ngành và hội thảo trực tuyến.

(2) Phân tích nhu cầu kỹ năng hiện tại và mới nổi trong các lĩnh vực

cụ thể của nền kinh tế Úc: AWPA phân tích các vấn đề quan trọng ảnh hưởng

đến kỹ năng và năng lực của lực lượng lao động Úc, bao gồm tác động của thay

Page 18:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

13

đổi cơ cấu kinh tế gây ra bởi sự xuất hiện của các ngành mới, ảnh hưởng của

công nghệ mới và sự tăng trưởng kinh tế của châu Á.

Ví dụ, đi sâu vào ngành tài nguyên thiên nhiên cho thấy khả năng sẽ có

sự thiếu hụt nguồn cung các kỹ năng ở một số ngành nghề quan trọng, bao gồm

khai khoáng và thợ chế tạo thép; ngành sẽ cần thêm các kỹ năng để giải quyết

nhu cầu từ việc phát triển lao động và yêu cầu thay thế công nhân lành nghề

trong hoạt động khai thác mỏ và ngành công nghiệp dầu khí.

(3) Thực hiện chương trình nghiên cứu để hỗ trợ công việc cho

AWPA: AWPA đã tiến hành một chương trình nghiên cứu bổ sung tập trung

vào mối liên hệ giữa mức độ kỹ năng được cải thiện, việc sử dụng tốt hơn các kỹ

năng và năng suất và những tác động của "thế kỷ châu Á" đến nước Úc. Công

việc phân tích tác động và ảnh hưởng của nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp

trung lưu đang phát triển của châu Á đến lực lượng lao động của Úc - đặc biệt là

ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam – đối với xuất khẩu hàng hóa và thực phẩm

của Úc.

(4) Xây dựng những chính sách ưu tiên cấp ngân sách trong khuôn

khổ Quỹ phát triển lực lượng lao động quốc gia: AWPA theo dõi hiệu quả

của Quỹ phát triển lực lượng lao động quốc gia, thông qua hoạt động làm việc

với các hội đồng kỹ năng ngành và đến thăm những đối tượng được nhận ngân

sách tại nơi làm việc của họ để hiểu tác dụng của quỹ tài trợ đối với nhân lực và

doanh nghiệp.

AWPA sau đó tham mưu cho Thủ tướng về hoạt động của Quỹ và hoạt

động phân bổ kinh phí, cụ thể là, các ngành cần tập trung phát triển nhân lực bao

gồm y tế, trợ cấp xã hội và các lĩnh vực Khai khoáng và Xây dựng.

(5) Đề xuất các cải cách đang diễn ra với ngành giáo dục bậc 3: Ngoài

việc đề xuất các cải cách đang diễn ra với ngành giáo dục bậc 3, AWPA còn tư

vấn về ảnh hưởng của các chính sách mới ban hành, như tài trợ theo nhu cầu và

hiệu quả của ngành giáo dục và đào tạo bậc 3 của Úc trong việc đáp ứng các kỹ

năng cần thiết.

AWPA đã nhận thấy được việc cần phải cải thiện những tiêu chuẩn nâng

cao chất lượng đào tạo nghề. Đặc biệt, AWPA đề nghị thực hiện 2 biện pháp để

cải thiện việc đảm bảo chất lượng đào tạo nghề: giới thiệu các phương pháp

đánh giá được thiết lập và quản lý từ bên ngoài đối với những tiêu chuẩn chất

lượng có nguy cơ rủi ro và thực hiện các yêu cầu ở mức độ cao hơn đối với các

tổ chức đào tạo đăng ký ban đầu và thay mới.

(6) Phối hợp với các chủ thể liên quan: AWPA làm việc chặt chẽ với

một nhóm lớn các ngành, Chính phủ và các bên giáo dục bậc 3 liên quan. Chỉ

thông qua các mối quan hệ hợp tác này AWPA mới có thể phát triển những nội

dung tư vấn cho Chính phủ Úc về lực lượng lao động và phát triển kỹ năng.

Trong năm 2012, AWPA phối hợp với Hội đồng kỹ năng ngành tổ chức hội nghị

Page 19:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

14

việc làm tương lai, 3 diễn đàn ngành, công bố 4 báo cáo chính, sử dụng video,

hội thảo mạng và phương tiện truyền thông xã hội để thúc đẩy công việc của

mình.

2. Hỗ trợ và cộng tác giữa các ngành

Sự tham gia của các ngành trong giáo dục đại học - đặc biệt là trong đào

tạo nghề - đã xây dựng nên một cầu nối quan trọng liên kết giữa lý thuyết và

thực hành và tăng khả năng tìm được việc làm của học viên sau khi hoàn thành

khóa đào tạo. Sự tham gia của các ngành là rất quan trọng cho sự thành công của

chương trình giáo dục đại học của mỗi quốc gia, như là những khách hàng cuối

cùng của hệ thống giáo dục, những ví dụ thực hành tốt nhất cho thấy các ngành

nên tham gia thường xuyên vào quá trình giáo dục.

Hình 12. Sự tham gia của các ngành dưới nhiều hình thức

Nguồn : Nhóm tư vấn

Sự tham gia của các ngành có thể dưới nhiều hình thức. Như thể hiện ở

hình trên, các đối tác công nghiệp có thể hỗ trợ các cơ sở giáo dục thông qua tài

trợ cho chương trình hoặc cho phép tiếp cận với máy móc thiết bị, xây dựng

chương trình học nghề cho học viên, giảng dạy các khóa học lựa chọn, đào tạo

giảng viên, chuẩn bị đầu vào cho các yêu cầu về kỹ năng và chất lượng của các

ngành bằng các chương trình giảng dạy. Các ngành cũng nhận được nhiều ích

lợi từ việc tham gia vào hệ thống giáo dục:

Page 20:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

15

Liên kết giáo dục lý thuyết và thực tế: Sự tham gia của các ngành giúp

tránh được tình trạng giáo dục sáo rỗng, giới hạn giá trị thực tế; lý thuyết và thực

hành sẽ bổ sung cho nhau.

Tăng cơ hội việc làm của học viên sau khi tốt nghiệp: chất lượng học

viên sau khi rời hệ thống giáo dục phù hợp với các nhu cầu của ngành, tránh

được tình trạng đào tạo học viên trong các lĩnh vực không có nhu cầu.

Tăng ngân sách của hệ thống giáo dục: bằng cách tăng lưu lượng tiền tệ

trực tiếp và mang đến sự tiếp cận với máy móc thiết bị

Tăng chất lượng giáo dục bằng cách chia sẻ kiến thức và tiếp cận

công nghệ mới: Giảng viên từ các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp sẽ chia sẻ

kiến thức và phương pháp giảng dạy, tiếp cận với công nghệ mới, tạo cơ hội cho

giảng viên giảng dạy những công nghệ tối tân nhất.

Phần này sẽ minh họa về những lợi ích của các đối tác doanh nghiệp trong

hai nền kinh tế Châu Âu: Đức và Đan Mạch

Hỗ trợ các ngành đào tạo nghề của Đức

Đức đã thiết lập sự hỗ trợ lâu đời của các ngành cho đào tạo dạy nghề;

trong thực tế, các nhà quản lý của các ngành cung cấp phần lớn tài trợ cho đào

tạo dạy nghề, như thể hiện trong hình sau:

Hình 13: Cơ cấu ngân sách cho đào tạo nghề của Đức

Nguồn : Nhóm tư vấn.

Page 21:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

16

Hình trên cho thấy, trong số 39 tỷ EUR mà đào tạo nghề của Đức được tài

trợ trong năm 2005, 27,7 tỷ EUR, tương đương 71%, đến từ các doanh nghiệp tư

nhân. Ngược lại, phần chi công, bởi cả các cơ sở dạy nghề và các cơ quan tuyển

dụng liên bang, đóng góp 11,3 tỷ EUR, tương đương 29% của phần còn lại.

Tại Đức, các quỹ công cộng và tư nhân tài trợ cho các thành phần khác

nhau của đào tạo nghề. Chi tiêu công cho các cơ sở dạy nghề, xuất phát từ các

nguồn khác nhau như từ liên bang, từ tỉnh và chính quyền địa phương, được cấp

cho các chi phí hoạt động hành chính như lương giáo viên, cơ sở hạ tầng, thiết

bị, trợ cấp cho học nghề và thực tập.

Ngược lại, phần lớn các chi tiêu tư nhân được sử dụng để tài trợ cho hoạt

động đào tạo tại công ty ở cấp cao hơn. Các doanh nghiệp tài trợ cho việc đào

tạo học viên của bản thân doanh nghiệp đó (in-house students) và có thể quyết

định trên cơ sở cá nhân: có thực hiện đào tạo hay không và đào tạo cho nghề

nào; bao nhiêu học viên thuộc khuôn khổ các quy định pháp luật và họ sẽ chi

tiêu bao nhiêu ngân sách cho công tác đào tạo. Hoạt động đào tạo trong công ty

được giám sát bởi phòng Kinh tế1 và có thể được thực hiện bởi một công ty hoặc

bởi hiệp hội các công ty.

Đổi lại việc tài trợ cho đào tạo học viên, các doanh nghiệp tư nhân nhận

được một nguồn nhân lực bổ sung: học viên chính là nhân viên của các công ty

ngay từ giai đoạn đầu đào tạo, mặc dù họ nhận được mức tiền công và các phúc

lợi khác so với các nhân viên toàn thời gian của công ty. Vào cuối giai đoạn đào

tạo kép, doanh nghiệp sẽ có quyền đầu tiên được mời các học viên làm hợp đồng

làm việc toàn thời gian với công ty.

Những kinh nghiệm thực hành mà các công ty Đức dành cho học viên

được bổ sung theo quy định bắt buộc 12 giờ mỗi tuần. Các lớp học này được

thực hiện bởi các cơ sở đào tạo nghề công lập của Đức, chỉ tập trung vào một

nghề, để đảm bảo học viên được đào tạo kỹ lưỡng về một kỹ năng cụ thể theo

yêu cầu của ngành đó. Mô hình quan hệ đối tác này luôn luôn tạo nên một hệ

thống đào tạo nghề kỹ thuật thành công và hữu hiệu cho nước Đức.

Các ngành của Đan Mạch liên kết chặt chẽ với đào tạo nghề ở 3 cấp

Trong khi Đức là một ví dụ về cách mà các ngành có thể hỗ trợ cho hệ

thống giáo dục bằng cách tài trợ và tổ chức học nghề cho học viên, thì Đan

Mạch cho thấy các ngành có thể hỗ trợ như thế nào cho phát triển kỹ năng của

quốc gia, đóng vai trò quan trọng đối với việc cố vấn cho các nhà giáo dục. Như

1 Phòng kinh tế thực hiện đăng ký hợp đồng học nghề, đánh giá sự phù hợp của các công ty đào tạo và

giám sát đào tạo, đánh giá khả năng của của giảng viên Đào tạo dạy nghề (VET), tư vấn cho các công ty đào tạo

và người học nghề, tổ chức thực hiện các kỳ thi cuối cùng.

Page 22:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

17

thể hiện trong hình dưới đây, hệ thống đào tạo nghề của Đan Mạch nhận được

đóng góp từ các ngành ở cả cấp Quốc gia và địa phương và bởi từng ngành khác

nhau.

Hình 14: Giản đồ Chương trình tư vấn ngành của Đan Mạch

Nguồn : Nhóm tư vấn

Ở cấp quốc gia, Đan Mạch có một Hội đồng tư vấn đào tạo nghề, bao

gồm 20 thành viên từ các ngành, các trường kỹ thuật & dạy nghề, các hiệp hội

giảng viên và các thành viên được Bộ Giáo dục (MOE) bổ nhiệm. Hội đồng thực

hiện tư vấn cho Bộ Giáo dục về phát triển và quy hoạch hệ thống đào tạo dạy

nghề quốc gia, để đảm bảo khả năng tương thích với yêu cầu của công nghiệp.

Hội đồng thực hiện theo dõi xu hướng thị trường lao động và khuyến nghị điều

chỉnh chương trình giảng dạy như thế nào hoặc thiết lập các chương trình và

trình độ mới cho phù hợp. Hội đồng cũng theo dõi các chương trình giáo dục và

đề nghị điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường lao động.

Ở cấp ngành, Đan Mạch có các ban thương mại quốc gia bao gồm những

người sử dụng lao động và người lao động. Các ban này được tài trợ trực tiếp

bởi các ngành có liên quan và có ban thư ký riêng. Các ban thương mại quốc gia

đưa ra tư vấn về mức trình độ phù hợp với ngành, về nội dung, cấu trúc, thời hạn

và tiêu chí đánh giá đối với các chương trình đào tạo nghề. Các ban cũng chịu

trách nhiệm phê duyệt các công ty mà học viên thực tập, bằng cách thiết lập các

tiêu chuẩn, thực hiện kiểm tra và phê duyệt các công ty. Các ban đóng vai trò

quan trọng trong việc đảm bảo tính thích ứng liên tục của đào tạo nghề với nhu

cầu thị trường lao động.

Ở cấp địa phương, Đan Mạch có các ban đào tạo địa phương, trong đó

bao gồm các ngành thành viên (tương tự như Ban thương mại quốc gia), là đại

diện của các cơ sở đào tạo nghề, các giảng viên và học viên. Các thành viên của

Ban được chỉ định bởi Ban thương mại để cung cấp đầu vào cho chương trình

giảng dạy tại cấp học cao đẳng. Những Ban đào tạo địa phương này thực hiện tư

Page 23:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

18

vấn cho các trường cao đẳng về việc lập kế hoạch chương trình đào tạo và giúp

thúc đẩy cộng tác với ngành thương mại và công nghiệp địa phương.

3. Cấp kinh phí dựa trên kết quả hoạt động

Yếu tố thành công quan trọng thứ ba đằng sau cỗ máy phát triển nhân lực

hiệu quả là tập trung vào chất lượng của kết quả đầu ra, chứ không phải chỉ tập

trung vào yếu tố đầu vào của hệ thống. Điều này có nghĩa rằng hệ thống giáo

dục đại học cần phải có thước đo hiệu suất rõ ràng (KPIs) để đánh giá hiệu quả

của các cơ sở đào tạo trong việc đưa học viên trở thành lực lượng lao động và

nhằm vào mục đích liên tục cải tiến chất lượng giáo dục bằng phương pháp cấp

kinh phí thông qua hiệu suất hoạt động, như minh họa trong hình sau:

Hình 15: Cấp kinh phí nên dựa trên chất lượng đầu ra

Nguồn : Nhóm tư vấn

Page 24:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

19

Bốn mô hình cấp kinh phí dựa trên hiệu quả

Có rất nhiều mô hình thành công của việc cấp kinh phí dựa trên hiệu quả

hoạt động có thể được quan sát thấy trong các hệ thống giáo dục trên toàn thế

giới. Phần này sẽ mô tả bốn mô hình như vậy và mô tả môi trường mà trong đó

các mô hình phù hợp nhất.

Hợp đồng dựa trên hiệu quả công việc là những thỏa thuận pháp lý với

các tổ chức đưa ra các mục tiêu dựa trên hiệu quả. Trong các thỏa thuận này,

toàn bộ hoặc một phần kinh phí cấp cho tổ chức đào tạo có thể dựa trên kết quả

đánh giá hiệu quả. Các thỏa thuận có thể mang tính dự kiến hoặc xem xét cho

giai đoạn sắp tới và được thực hiện với hiệu lực hồi tố. Các hợp đồng cũng có

thể được sử dụng như là một công cụ trừng phạt, do đã không đáp ứng được các

mục tiêu kết quả của việc cấp kinh phí chứ không phải là biện pháp khuyến

khích. Hợp đồng dựa trên hiệu quả rất ý nghĩa trong việc cải thiện hiệu quả nội

bộ và đảm bảo sự bền vững của chương trình.

Nước Pháp là một ví dụ về quốc gia sử dụng hợp đồng dựa trên hiệu quả;

Từ 1/3 đến 1/2 ngân sách định kỳ phân bổ cho các tổ chức gắn với các hợp đồng

dựa trên hiệu quả trong thời gian 4 năm. Ngân sách được cấp khi ký kết hợp

đồng, cùng với việc theo dõi hợp đồng thông qua đánh giá mức độ thực hiện và

hiệu quả của hoạt động. Ngược lại, tiểu bang Colorado tại Mỹ, là một ví dụ về

việc sử dụng hợp đồng dựa trên hiệu quả như là một biện pháp trừng phạt: chính

quyền bang giảm kinh phí cấp cho các tổ chức không đáp ứng các tiêu chuẩn mà

tiểu bang ấn định.

Hợp đồng dựa trên hiệu quả có khoản giữ lại giữ lại số kinh phí phân

bổ cho tổ chức, phần kinh phí này sẽ được phân bổ sau dựa trên cơ sở nhiều biện

pháp khác nhau để đánh giá hiệu quả công việc. Các biện pháp đánh giá thường

được quyết định thông qua thương lượng giữa các cơ quan và các tổ chức có liên

quan thuộc Chính phủ (việc phân bổ kinh phí hiếm khi được thực hiện dựa theo

công thức định trước). Tuy nhiên, trong hình thức hợp đồng này, thông thường

khoản giữ lại chỉ là một phần nhỏ, ví dụ như dưới 5% tổng kinh phí cấp cho tổ

chức.

Tiểu bang Tennessee tại Mỹ, sử dụng hợp đồng dựa trên hiệu quả có

khoản giữ lại. Họ giữ lại để phân bổ sau 6% ngân sách cho các tổ chức cơ quan

được xếp hạng vào loại tốt. Ngược lại, Nam Phi giữ lại phần lớn ngân sách cốt

lõi của họ trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và các dịch vụ khác dựa trên

nhiều biện pháp đánh giá hiệu quả thực hiện.

Page 25:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

20

Quỹ cạnh tranh là Quỹ được thành lập cho các mục đích cụ thể và là quỹ

mở cho việc thi đua giữa các tổ chức. Các tổ chức điển hình "bỏ thầu" quỹ này

bằng hình thức dựa trên đề xuất dự án, trong đó đưa ra các mục tiêu về chính

sách. Quỹ cạnh tranh thường được thiết lập với mục tiêu nâng cao chất lượng và

sự phù hợp, thúc đẩy đổi mới và bồi dưỡng quản lý tốt hơn. So với hợp đồng

dựa trên hiệu quả hoặc hợp đồng dựa trên hiệu quả có khoản giữ lại, quỹ cạnh

tranh là một công cụ linh hoạt hơn do có các tiêu chí phù hợp, kêu gọi đề xuất và

các tiêu chí lựa chọn có thể được thay đổi một cách dễ dàng.

Ai Cập là một ví dụ về việc sử dụng thành công quỹ cạnh tranh. Ai Cập sử

dụng một quỹ giáo dục kỹ thuật để chuyển đổi các chương trình kỹ thuật truyền

thống của các tổ chức thành các chương trình thực tế hơn, cùng với liên kết chặt

chẽ với các ngành. Hỗ trợ kỹ thuật được dành cho các trường kỹ thuật có ít kinh

nghiệm hơn, để hỗ trợ cho họ lập đề xuất. Tương tự như vậy, Argentina thực

hiện một quỹ để nâng cao chất lượng nhằm khuyến khích các trường đại học

tham gia vào lập kế hoạch chiến lược và tăng cường các chương trình hiện có.

Trả tiền theo kết quả sử dụng các biện pháp dựa trên đầu ra hoặc kết quả

để xác định tất cả hoặc một phần kinh phí cấp cho tổ chức, thông qua một công

thức hoặc các khoản thanh toán riêng biệt. Việc cấp kinh phí được thực hiện

bằng cách tính sự phù hợp của tổ chức dựa trên mức chi phí thường xuyên hoặc

theo số lượng học viên với mức chi trả cho mỗi học viên để hoàn thành một năm

học. Hầu hết các nước áp dụng phương pháp xét theo hiệu quả dựa trên thị

trường, tuy nhiên, hệ thống giáo dục nên tránh tình trạng vô tình tạo ra các tổ

chức chất lượng thấp tồn tại mà vẫn đủ điều kiện được Chính phủ chi trả.

Đan Mạch sử dụng mô hình "Công-tơ-mét taxi" trong việc cấp ngân sách

cho các tổ chức, theo đó từ 30 đến 50% quỹ định kỳ mà tổ chức nhận được chi

trả cho mỗi học viên thi đỗ trong các kỳ thi quốc gia. Tương tự như vậy, ở Hà

Lan, các tổ chức nhận được 50% kinh phí định kỳ dựa trên số lượng bằng mà họ

cấp cho học viên hàng năm.

Các trường Cao đẳng tại Ontario: Thiết lập các biện pháp đánh giá

hiệu suất và theo dõi tác động

Có rất nhiều chỉ số dựa trên hoạt động, hoặc KPIs, trên cơ sở đó để đánh

giá các cơ sở giáo dục. Một ví dụ từ Trường Cao Đẳng Ontario, một tổ chức vận

động cho công nghệ 24 và áp dụng vào các trường cao đẳng nghệ thuật ở

Ontario, Canada. Các trường cao đẳng Ontario tiến hành nghiên cứu, phát triển

chính sách và phối hợp thông tin đại diện cho các trường thành viên.

Page 26:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

21

Để thúc đẩy tính minh bạch và cải tiến liên tục, các trường Cao đẳng

Ontario đã xác định 5 chỉ số đánh giá hiệu suất hoạt động quan trọng (KPIs),

qua đó các trường thành viên sẽ được đánh giá; công bố hiệu suất hoạt động của

mỗi trường trong số những chỉ tiêu này hằng năm. Năm chỉ số2 đó là:

Tỷ lệ tốt nghiệp: Tỷ lệ học sinh hoàn thành một cách thành công chương

trình học 1 năm, 2 năm và 4 năm, là năm dự kiến tốt nghiệp, tính từ năm

bắt đầu.

Tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm 6

tháng sau khi tốt nghiệp, dựa trên khảo sát sinh viên tốt nghiệp.

Tỷ lệ hài lòng của sinh viên: Tỷ lệ sinh viên hiện tại "rất hài lòng",

"trung bình” hoặc "rất không hài lòng" theo kết quả trung bình của 4 khía

cạnh: chương trình cung cấp kiến thức và kỹ năng phù hợp với nghề

nghiệp tương lai; chất lượng học tập tổng thể; chất lượng tổng thể của các

cơ sở và nguồn lực của trường và chất lượng tổng thể của dịch vụ trong

trường.

Tỷ lệ hài lòng của học viên tốt nghiệp: Tỷ lệ học viên tốt nghiệp "rất hài

lòng", "trung bình” hoặc "rất không hài lòng" 6 tháng sau khi tốt nghiệp.

Tỷ lệ hài lòng của người sử dụng lao động: tỷ lệ người sử dụng lao

động - người tuyển dụng học viên sau khi tốt nghiệp của 24 trường, là "rất

hài lòng", "trung bình” hoặc "rất không hài lòng" với những người được

tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.

Như thể hiện trong hình sau, hiệu suất của các trường cao đẳng khác nhau

tới 20% tùy thuộc vào KPI, vì vậy nó có thể đánh giá hiệu suất và phân biệt giữa

các trường bằng cách sử dụng cách đánh giá dựa vào hoạt động hàng năm.

2 Theo trang web của trường Cao đằng Ontario

Page 27:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

22

Hình 16: Hiệu suất của 24 trường Cao đẳng của Ontario năm 2012-13 theo

5 chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động quan trọng (KPI)3

Nguồn : Colleges Ontario

Ngoài ra, các trường cao đẳng Ontario tính toán tác động kinh tế - xã hội

của các hoạt động của 24 trường trên địa bàn tỉnh. Ví dụ, họ tính toán những lợi

ích từ thu nhập ròng cao hơn của học viên sau khi hoàn thành nghiên cứu học

tập tại trường; những tiết kiệm xã hội, như tiết kiệm liên quan tới sức khỏe, tới

tội phạm, tới phúc lợi, thất nghiệp và những lợi ích kinh tế trên toàn tỉnh, như

việc chi tiêu cho hoạt động, xây dựng và những đóng góp về mặt kinh tế của học

viên. Tỷ lệ hoàn vốn trên đầu tư (ROI) đã được tính toán đối với những người

nộp thuế - tiền thuế của họ đã đóng góp 49% vào tổng doanh thu của các trường

cao đẳng được Chính phủ tài trợ.

Ví dụ, trong năm 2004, 24 trường cao đẳng ở Ontario chi 1.2 tỷ đô la

Canada (CAD) trong các khoa giảng dạy trực tiếp và chi tiền công, tiền lương

nhân viên; phần thu nhập thêm là 10,2 tỷ CAD ngoài nhà trường. Cũng trong

năm đó, người nộp thuế thu lợi nhuận 12,1% từ đầu tư hàng năm của họ trong

các trường cao đẳng và thu lại toàn bộ các khoản đầu tư trong vòng 10,7 năm.

Các trường cao đẳng Ontario cũng cho thấy học viên của trường mình đã thu

được lợi nhuận hằng năm là 9% từ đầu tư về thời gian và tiền bạc vào giáo dục

của họ. Cuối cùng, đã có tính toán rằng tỉnh Ontario được hưởng lợi từ việc cải

3 Như trên

Page 28:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

23

thiện sức khỏe, phúc lợi, giảm thất nghiệp và tội phạm, với tổng giá trị tiết kiệm

được 160 triệu CAD/năm4.

4. Sự quan tâm mạnh mẽ của học viên

Một yếu tố thành công quan trọng khác thúc đẩy cỗ máy phát triển nhân

lực của đất nước là sự quan tâm mạnh mẽ từ học viên. Lực lượng học viên của

từng quốc gia phải tin rằng nền giáo dục sau trung học sẽ đem lại cho họ thành

công trong sự nghiệp, với những lợi nhuận tích cực lâu dài đối với thời gian và

tiền mà họ đầu tư - và các bên liên quan cũng cần phải nỗ lực làm việc cùng

nhau để xây dựng nên mối quan tâm mạnh mẽ của học viên đối với giáo dục

chuyên nghiệp.

Điều này đặc biệt quan trọng trong các chương trình kỹ thuật và dạy nghề,

có được những chương trình danh tiếng và uy tín thường là sự thách thức lớn.

Duy trì được sự lựa chọn lưu động chuyển đổi dễ dàng giữa các con đường học

vấn nói chung và con đường đào tạo nghề và có cơ hội liên tục nâng cao tay

nghề để đạt được kỹ năng mới chính là những yếu tố cải thiện tính hấp dẫn của

con đường đào tạo dạy nghề.

Có một số cách mà cơ sở đào tạo kỹ thuật và dạy nghề có thể thực hiện

để tập trung được mối quan tâm của học viên:

Tạo sự lưu động giữa con đường học vấn nói chung và đào tạo nghề

để ngăn ngừa cảm giác rằng sự lựa chọn học nghề như một "ngõ cụt"; để đảm

bảo học viên được thúc đẩy bằng cách cho phép cả học viên có năng lực tốt và

sinh viên có năng lực hạn chế lựa chọn con đường cho mình và có thể chuyển

đổi giữa các lựa chọn; tạo ra các khả năng triển vọng sau khi học nghề.

Đảm bảo một hình ảnh tích cực về hệ thống đào tạo nghề, để tránh sự

nhận thức rằng lựa chọn của họ là sự "rút lui". Khi con đường đào tạo nghề được

coi là một lựa chọn tích cực sẽ thu hút mạnh mẽ những học viên và khiến họ

giảm bỏ học.

Cung cấp tư vấn và hướng dẫn nghề nghiệp cho học viên, để đảm bảo

rằng học viên nhận thức được lựa chọn của họ và lựa chọn được con đường

tương ứng với kỹ năng của họ. Đối với những học viên có khó khăn trong việc

tiếp tục con đường học vấn, thì nên hướng dẫn họ về lựa chọn phương án khả

thi, đó là giáo dục dạy nghề.

4 Các trường cao đẳng Ontario, “Lợi ích kinh tế - xã hội từ 24 trường Cao đẳng nghệ thuật và công nghệ tại

Ontario”

Page 29:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

24

Phần này sẽ trình bày các ví dụ về cách mà các cơ sở dạy nghề tại

Singapore, Malaysia và Hà Lan đã giải quyết khó khăn về các nhận thức khác

nhau mà họ phải đối mặt như thế nào.

Viện đào tạo kỹ thuật Singapore (ITE) đã được đổi tên thông qua

chiến dịch truyền thông đa phương tiện

Viện đào tạo kỹ thuật (ITE) tại Singapore là một cơ sở đào tạo nghề được

thành lập bởi Bộ Giáo dục vào năm 1992, khi mà nhận thức của công chúng về

đào tạo kỹ thuật và dạy nghề còn thấp và có thành kiến trong xã hội đối với giáo

dục dạy nghề. Chính phủ Singapore nhận ra rằng các ngành của đất nước sẽ phải

đối mặt với sự thiếu hụt nhân lực có tay nghề cao, trừ khi xã hội nhận ra và chấp

nhận hệ thống đào tạo dạy nghề của họ.

Để chuyển hướng nhận thức của công chúng về đào tạo nghề và sau hết là

để hướng công chúng tham gia vào đào tạo nghề, Chính phủ đã ra một bộ gồm 3

kế hoạch chiến lược cho giai đoạn 15 năm, từ năm 1995 đến năm 2009, được thể

hiện trong hình sau:5.

Hình 17: Ba kế hoạch chiến lược chuyển đổi ITE trong giai đoạn 15 năm

Nguồn : Trang web ITE

Việc đại tu ITE là nhằm giải quyết ba nội dung thay đổi rường cột - phần

cứng (cơ sở hạ tầng cho việc học tập và cơ sở vật chất), phần con người (con

người và văn hóa) và phần mềm (các sản phẩm và chương trình thúc đẩy) -

5Theo trang web của Viện Giáo dục Kỹ thuật, “Câu chuyện về chuyển đổi của ITE”

Page 30:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

25

nhưng phần rường cột thứ ba, phần mềm, chính là phần đã giải quyết vấn đề

nhận thức ảnh hưởng tới đào tạo nghề.

ITE sử dụng cách tiếp cận toàn diện để lập lại thương hiệu đào tạo nghề,

nâng cao uy tín của viện và thu hút học viên. Như được thể hiện trong hình dưới

đây, viện đã tiến hành hàng loạt các chiến dịch công cộng, mỗi chiến dịch đều

có chủ đề và thông điệp cho nhóm đối tượng mục tiêu và có sự tham gia trực

tiếp cùng với các bên liên quan đến giáo dục (đối tượng học viên, các nhà giáo

dục và phụ huynh tiềm năng) để xây dựng lại danh tiếng và các chương trình

đào tạo của viện.

Hình 18: Nỗ lực lập lại thương hiệu toàn diện của ITE, một hành trình

nhiều năm

Nguồn : Trang web ITE, nhóm tư vấn

ITE duy trì cách tiếp cận đa diện, đa kênh để định hình lại nhận thức của

công chúng về đào tạo kỹ thuật, bao gồm:

Nhấn mạnh lợi nhuận và tỷ lệ việc làm cao hơn so với việc đi làm

ngay: So sánh giữa chi phí học tập với thu nhập gia tăng và tỷ lệ tìm

được việc làm thành công.

Làm nổi bật thế mạnh độc đáo của chương trình so với các viện

khác: Trình bày rõ các chương trình đào tạo có uy tín, các doanh

nghiệp và tài trợ của Chính phủ.

Page 31:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

26

Trình bày trường hợp nghiên cứu về đóng góp xã hội tích cực của

học viên tốt nghiệp từ đào tạo nghề: Nêu rõ tầm nhìn rõ ràng của

những công dân đáng kính trọng như là những hình mẫu.

Phát động những nỗ lực tham gia trực tiếp: Kinh nghiệm tham gia

của những học viên tiềm năng; gương học tập liên tục từ các đào tạo

viên; số liệu và thông tin phản hồi từ các bậc phụ huynh.

Làm đòn bẩy cho các kênh truyền thông đại chúng: Truyền hình,

quảng cáo trực tuyến (ví dụ YouTube), bài trình bày tại các trường

trung học địa phương.

Là kết quả của những nỗ lực thay đổi thương hiệu, vốn sở hữu thương

hiệu của viện ITE đã tăng từ 35% trong những năm đầu của chiến dịch vào năm

1997, lên 69% vào cuối chiến dịch ba giai đoạn trong năm 2010. Hình sau cho

thấy tỷ lệ tham gia của học sinh sau tốt nghiệp trung học6 tăng lên sau 10 năm

đầu tiên của chiến dịch: từ 18% lên 25%.

Hình 19: ITE tăng nhận thức của công chúng về đào tạo nghề và tăng tỷ lệ

tham gia thông qua chiến dịch thay đổi thương hiệu

Nguồn : Nhóm tư vấn, Trang web ITE.

Cũng trong năm 2005, ITE có tỷ lệ 91% học viên tốt nghiệp có việc làm,

94% học viên hài lòng với chất lượng giáo dục và trên 90% người sử dụng lao

động hài lòng với học viên tốt nghiệp từ ITE. Ngày nay, ITE được xem như là

một trong những học viện kỹ thuật tốt nhất trong khu vực và đã giành được

nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng chất lượng Singapore năm 2011 với

Giấy khen đặc biệt và là Tổ chức giáo dục đầu tiên đạt được đẳng cấp kinh

doanh xuất sắc trên thế giới7.

6 Tìm kiếm từ báo

7 Theo trang Web của ITE

Page 32:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

27

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (TCKNN) của Malaysia tạo cho

học viên sự linh hoạt theo chiều dọc và theo chiều ngang giữa các chương

trình và các cơ sở đào tạo

Malaysia đã nỗ lực phối hợp để xây dựng tính linh hoạt trong hệ thống

giáo dục của mình bằng cách sử dụng một hệ thống tiêu chuẩn, được gọi là tiêu

chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (TCKNN). TCKNN là đặc điểm về năng lực dự

kiến của một công nhân lành nghề làm việc tại Malaysia cho một lĩnh vực nghề

nghiệp, trình độ và con đường để đạt được năng lực. TCKNN được phát triển

vào năm 2006 và được giám sát bởi Vụ phát triển kỹ năng dưới sự theo dõi của

Bộ nhân lực.

TCKNN xác định trình độ tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp và năng lực

mà người lao động dự kiến phải có cho mỗi trình độ. Như được thể hiện trong

hình dưới đây, có tổng số 5 cấp trình độ kỹ năng cho mỗi nghề, mặc dù đối với

một số nghề, có ít cấp trình độ hơn. Mỗi cấp trình độ tương ứng với giấy chứng

nhận cho kỹ năng ở cấp đó (SKM), phù hợp với hệ thống giấy chứng nhận kỹ

năng của Malaysia.

Hình 20: Sơ đồ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (TCKNN) theo các

ngành lựa chọn

Nguồn : Nhóm tư vấn

Mỗi chứng chỉ kỹ năng (SKM) là một mẫu chính thức, được Chính phủ

công nhận trên toàn quốc cho các cá nhân đã chứng minh được khả năng theo

yêu cầu và được trang bị những năng lực cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ.

Page 33:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

28

Chứng chỉ có thể được cấp bởi các trung tâm đào tạo được công nhận, các

chương trình học nghề tổ chức bởi các ngành và các cơ sở đào tạo, hoặc thông

qua kinh nghiệm làm việc trước đó với đủ bằng chứng hỗ trợ (nhưng không đòi

hỏi phải thi).

Vì TCKNN tiêu chuẩn hóa năng lực và các kỹ năng dự kiến được thiết lập

theo cấp trình độ và theo nghề, nó tạo ra sự linh hoạt và tính lưu động tùy chọn

cho sinh viên giữa các chương trình và giữa các cơ sở giáo dục. Học viên có thể

sử dụng chứng chỉ được cấp bởi một cơ sở để được công nhận tại cơ sở thứ hai

(nơi mà họ muốn tiếp tục học tập), hoặc sử dụng nó như một bằng cấp tiêu

chuẩn khi tìm việc làm.

TCKNN cũng tạo cho học viên sự minh bạch rõ ràng và khả năng dự báo,

để họ biết còn cần những năng lực nào nữa để thành công trong sự nghiệp. Sinh

viên cũng được trao quyền để đưa ra quyết định phù hợp hơn đối với yêu cầu

đào tạo cần thiết để nâng cao nghề nghiệp của mình.

TCKNN tạo ra nhiều lợi ích cho người sử dụng lao động vì nó xác nhận

các bằng cấp của người lao động. Việc có tiêu chuẩn kỹ năng quốc gia làm tăng

sự hiểu biết của người lao động bằng việc đưa ra một bức tranh rõ ràng về

những lĩnh vực công việc và giúp cho người sử dụng lao động xác định được các

tiêu chí thẩm định người lao động. TCKNN cũng giúp người sử dụng lao động

thực hiện đào tạo tập trung hơn cho lao động của mình và tạo được thu nhập cao

hơn từ đầu tư vào đào tạo. Cuối cùng, nó có thể giúp người sử dụng lao động

chuẩn bị được các chi tiết về đặc điểm kỹ thuật công việc tiêu chuẩn hóa khi họ

phải tìm kiếm lao động mới.

Các cơ sở giáo dục cũng được hưởng lợi từ TCKNN. TCKNN mang đến

cho các nhà đào tạo một phương pháp để có một bức tranh rõ ràng về các kỹ

năng mà học viên của họ cần phải có tại nơi làm việc, do đó cho phép các nhà

đào tạo xây dựng chương trình giảng dạy và chương trình đào tạo chính xác, phù

hợp với học viên và đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại; chương trình đào tạo có

thể dễ dàng được cập nhật theo sự thay đổi nhu cầu của các ngành. Cuối cùng,

TCKNN cho phép các cơ sở giáo dục cung cấp cho học viên những tư vấn nghề

hữu ích và cụ thể.

5. Môi trường tạo điều kiện thuận lợi

Một hệ thống giáo dục hiệu quả và có sức mạnh vẫn là chưa đủ đối với

một quốc gia để xây dựng và duy trì nền tảng nhân lực. Quốc gia cũng phải có

sẵn các yếu tố tạo điều kiện phù hợp, đó là chính sách, hệ thống và cơ sở hạ tầng

để hỗ trợ phát triển nhân lực – nhằm duy trì hệ thống bền vững.

Page 34:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

29

Một cách cụ thể, điều này có nghĩa là một quốc gia cần phải tập trung

nhiều không chỉ vào cải thiện hệ thống giáo dục mà còn cần phải hiểu cách làm

thế nào để giữ lại những tài năng mà hệ thống đã tạo ra và làm thế nào để thu

hút được nhân tài từ bên ngoài.

Ví dụ về những thực hành tốt nhất trong phần này sẽ minh họa cách mà

một Chính phủ có thể chủ động thu hút lao động có tay nghề cao từ bên ngoài.

Mặc dù ví dụ này có nội dung về các chương trình thuộc Chính phủ, nhưng cách

tiếp cận tương tự có thể được thừa hưởng bởi chính quyền của các khu vực hoặc

các tỉnh để thu hút nhân tài từ những khu vực khác của đất nước, hoặc của các

nước láng giềng.

Canada tích cực tuyển dụng những người nhập cư có tay nghề cao

Canada là một ví dụ về một quốc gia đã nhận ra sự thiếu hụt nhân lực mà

họ đang phải đối mặt và đã xây dựng một môi trường cho phép những lao động

lành nghề được nhập cư vào nước này. Họ đã xác định 3 đòn bẩy quan trọng để

thu hút nhân lực liên quan đến các ngành:

Tuyển dụng chủ động: Chủ động xác định những nguồn nhân lực

bên ngoài có thể có thể đóng góp cho nền kinh tế và khuyến khích

họ cân nhắc làm việc tại Canada.

Minh bạch: Duy trì sự cởi mở, giao tiếp và trách nhiệm xung

quanh những đơn xin trở thành lao động lành nghề trong nước, bao

gồm quá trình, các tiêu chuẩn, các nghề nghiệp cần thiết v.v…

Hạ thấp rào cản cho phép nhập cảnh: Giảm thiểu những trở ngại

và thách thức phải đối mặt đối với những người nhập cư là lao động

có tay nghề cao, những rào cản lẽ ra đã không khuyến khích họ lựa

chọn di cư đến Canada để làm việc.

Chính phủ Canada chủ động thu hút các nguồn tài năng bên ngoài thông

qua nhiều chương trình, bao gồm cả những người lao động liên bang có tay

nghề, trong đó mời họ nhập cư thường trú, những người mà Chính phủ cảm thấy

sẽ có thể đóng góp cho nền kinh tế và sự phát triển thịnh vượng tại Canada và

các chương trình thương mại có kỹ năng cũng tuyển dụng lao động có tay nghề

cao. Các chương trình này được thiết kế để giải quyết tình trạng thiếu lao động

đáng kể mà một số ngành và lĩnh vực của nền kinh tế phải đối mặt và là một

công cụ khác để nhà tuyển dụng dễ dàng tìm được lao động từ các nguồn bên

ngoài.

Page 35:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

30

Canada duy trì một chính sách mở cửa đối với người nhập cư. Họ thường

xuyên xuất bản và cập nhật danh sách các ngành nghề ưu tiên cao và đòi hỏi tay

nghề, đó là chiến lược được xác định dựa trên khoảng cách giữa cung và cầu,

thiết lập bởi Chính phủ. Ví dụ, trong năm 2013, danh sách về các nghề nghiệp

bao gồm: khảo sát đất đai, khai thác khoáng sản, dầu khí và kỹ sư địa chất, kỹ

thuật viên bức xạ y tế, trị liệu bệnh nghề nghiệp, thợ mộc, nhà thầu và giám sát

công trình, công nhân về sắt thép, thợ điện, thợ ống nước, thợ lắp ráp gas, thợ

vận hành cần cẩu, v.v…8

Các doanh nghiệp Canada cũng làm việc với các cơ quan tuyển dụng để

tìm kiếm lực lượng lao động nước ngoài - đặc biệt là từ nước láng giềng Hoa Kỳ

- để phù hợp với các kỹ năng tiềm năng9. Canada cũng quảng cáo rõ ràng cách

thức để công dân là những người nhập cư tiếp cận giáo dục cho con em họ.

Trong năm 2011, 249.000 người dân thường trú mới và 190.800 lao động nước

ngoài tạm thời được chấp nhận vào nước này, chiếm tổng số nhân lực tương

đương với 1,3% dân số cả nước tại thời điểm đó. Quan điểm của quốc gia về

việc tạo điều kiện thuận lợi một cách tổng thể đối với người nhập cư chính là sự

hấp dẫn đối với người di cư tiềm năng.

Canada vẫn giữ được sự minh bạch trong công tác nhân lực và quá trình

tuyển dụng lao động. Đối với mỗi nghề hoặc nhóm công việc, họ đăng tải chỉ

tiêu rõ ràng về số lượng người được nộp đơn xin mà họ đang tìm kiếm hàng năm

(và cập nhật thông tin đăng tải cho biết khi nào chỉ tiêu nộp đơn đã đủ). Họ cũng

xác định rõ yêu cầu tối thiểu cho tất cả các ứng viên, nêu rõ thời gian xử lý đơn

xin và xuất bản các tiêu chí đánh giá mà theo đó mỗi đương đơn sẽ được cho

điểm số cho đơn xin của mình (ví dụ về kinh nghiệm, tuổi tác, khả năng thích

ứng v.v…).

Đảm bảo tính minh bạch giúp hạn chế đi những vấn đề gây cản trở thủ tục

nhập cảnh áp dụng đối với những người nhập cư vào Canada. Ngoài ra, Canada

có rào cản nhập cư thấp bằng cách tạo điều kiện cho quá trình tái định cư cho

người di cư. Ví dụ, họ cung cấp thông tin về yêu cầu ngoại ngữ tối thiểu dự kiến

và về các khóa học ngoại ngữ mà người nhập cư có thể tham dự để chuẩn bị

hoặc nâng cao kỹ năng ngôn ngữ. Họ giúp lao động nước ngoài với các giấy tờ

liên quan tới trình độ bằng cấp (đào tạo ở nước ngoài, kinh nghiệm làm việc

hoặc các thông tin chuyên môn khác) sẽ được đánh giá theo tiêu chuẩn địa

phương, giúp người di cư chọn một thành phố và cung cấp công cụ để giúp họ

điều chỉnh để sinh sống tại Canada.

8Theo trang web của Chính phủ Canada

9 Theo Bưu điện Tài chính,"Làm thế nào Canada thắng trong cuộc chạy đua tuyển dụng người nhập cư có tay nghề trong khi Mỹ

bị tụt hậu”

Page 36:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

31

Ngoài các điển hình quốc tế, có một số điển hình đã tương đối thành công

tại Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển hệ thống đào tạo nghề.

Ví dụ điển hình tốt nhất: Trường Cao đẳng nghề Hải Dương

Trường Cao đẳng nghề Hải Dương là ví dụ điển hình tốt trong các cơ sở đào tạo nghề. Nhiều

đơn vị sử dụng lao động bao gồm những doanh nghiệp trong tỉnh Quảng Ninh thể hiện họ ưng

chọn tuyển lao động tốt nghiệp từ trường cao đẳng này, cụ thể xuất phát từ trình độ thực hành cao

của học viên, kiến thức chuyên mônvà kinh nghiệm thực hành. Năm 2010, trường được chọn bởi

ngân hàng phát triển châu Á (ADB) là một trong 15 trường trong cả nước chia sẻ quỹ 70 triệu

USD để nâng cấp cơ sở vật chất, cung cấp khóa đào tạo cho giảng viên. Trường đào tạo khoảng

1000 học viên/năm với 95% số học viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Một điểm chính từ thành công của trường đó là mối liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp công

nghiệp và chế tạo trong địa bàn tỉnh. Để cho chương trình đào tạo luôn tiệm cận và thích hợp với

nhu cầu của doanh nghiệp, trường tổ chức hội thảo 2 lần/năm để các nhà giáo dục và các lao động

có kinh nghiệm trong cùng một ngành cùng tham gia thảo luận phương pháp cải tiến chương trình

học để cập nhật với thay đổi và yêu cầu mới nhất từ thị trường lao động

Một điểm khác nữa của trường là yêu cầu với tất cả học sinh hệ cao đẳng và trung cấp nghề tham

gia thực tập 12 tuần tại các công ty trong ngành được đào tạo. Trong thời gian thực tập, một lớp từ

15-25 học viên sẽ tham gia làm việc như một người lao động chính thức tại công ty thực tập. Học

viên được trả tiền trong quá trình thực tập với mức lương từ 50-70% mức lương bình quân của

người lao động, và được cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành thực tập, đồng ý cho họ quay lại làm

việc tại công ty sau khi tốt nghiệp. Giảng viên đi cùng lớp được công ty thuê để quản lý học viên.

Thêm nữa, trường có sự quan tâm lớn với việc tuyển giáo viên với kinh nghiệm trong doanh

nghiệp. Khoảng một nửa giáo viên từng làm việc trong doanh nghiệp trước khi tham gia giảng

dạy, bao gồm nhiều giảng viên đã có từ 20 năm kinh nghiệm làm việc trở lên. Hàng năm giảng

viên được yêu cầu tham gia khóa đào tạo từ 1-3 tháng để tiếp thu kiến thức thích hợp và khả năng

giảng dạy sắc bén.

Cùng nhau, những giải pháp này đã đảm bảo cho học viên được chuẩn bị tốt cho môi trường làm

việc sau khi tốt nghiệp, có được kiến thức kỹ thuật thực tiễn và có kinh nghiệm làm thực tế đáng

kể.

Page 37:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

32

D. Phiếu khảo sát thông tin về khả năng tìm kiếm việc làm đối với học viên

tốt nghiệp

Giới thiệu:

Chúng tôi xin mời quý vị tham gia vào khảo sát sau đây để hiểu rõ khả năng được tuyển dụng

của học viên sau khi tốt nghiệp; đây là một phần trong nỗ lực thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực của chính quyền tỉnh Quảng Ninh.

Cho khảo sát này, xin anh/chị hãy cung cấp thông tin liên quan đến khả năng được tuyển dụng

của bản thân, cũng như các hoạt động giáo dục và đào tạo đã được thụ hưởng từ các trường

anh/chị theo học.

Thời gian hoàn thành phiếu thông tin khảo sát sau đây khoảng 20 phút.

Thông tin tổng quát

1. Bậc đào tạo cao nhất mà các anh/ chị đã đạt được đến nay?

□ Sơ cấp nghề

□ Trung cấp nghề

□ Cao đẳng nghề

□ Trung cấp chuyên nghiệp

□ Cao đẳng

□ Đại học

□ Sau đại học

2. Trường anh/ chị tốt nghiệp gần đây nhất là

Xin ghi rõ tên trường:

Xin ghi rõ địa phương (tên tỉnh) nơi trường đóng:

3. Xin ghi rõ thời gian tốt nghiệp của anh/chị (dựa trên lần tốt nghiệp gần đây nhất)

Năm:

Tháng:

4. Xếp loại bằng tốt nghiệp của anh/chị là

□ Xuất sắc

□ Giỏi

□ Khá

□ Trung bình

5. Xin chọn ngành học anh/chị theo học?

□ Kỹ thuật

□ Kinh doanh và kinh tế

□ Ngôn ngữ

□ Luật

□ Sư phạm

□ Y Dược

□ Xã hội

□ Nghệ thuật và thiết kế

□ Công nghệ thông tin

Page 38:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

33

□ Vận hành, bảo trì, sửa chữa máy

□ Du lịch

□ Xây dựng

□ Khoa học tự nhiên khác

□ Khác, xin ghi rõ:

6. Hình thức theo học của anh/chị?

□ Toàn thời gian

□ Bán thời gian

7. Anh/chị bắt đầu tìm kiếm việc làm khi nào?

□ Trong khi học

□ Ngay sau khi tốt nghiệp

□ Sau khi tốt nghiệp một thời gian; xin ghi rõ: tháng sau khi tốt nghiệp

□ Tôi chưa bắt đầu tìm kiếm việc làm

8. Tình trạng công việc hiện tại của anh/ chị?

□ Tôi có việc làm ổn định

□ Tôi có việc làm tạm thời

□ Tôi có việc bán thời gian (từ 2 tiếng một tuần trở lên)

□ Tôi làm nhiều hơn 1 việc, xin ghi rõ số công việc làm:

□ Tôi tự làm chủ

□ Tôi từng có việc làm nhưng giờ đã đang thất nghiệp (Xin trả lời câu 17)

□ Tôi đang thất nghiệp (Xin trả lời câu 17)

9. Xin hãy mô tả công việc doanh nghiệp của anh/chị:

□ Kinh doanh của bản thân

□ Khu vực Nhà nước

□ Khu vực tư nhân

10. Doanh nghiệp của anh/chị làm trong lĩnh vực nào sau đây?

□ Nông lâm nghiệp và thủy sản

□ Khai khoáng

□ Chế biến, chế tạo

□ Điện, khí đốt, nước

□ Xây dựng

□ Dịch vụ lưu trú và ăn uống

□ Bán buôn – bán lẻ

□ Vận tải, kho bãi

□ Thông tin và truyền thông

□ Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

□ Giáo dục và đào tạo

□ Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

□ Dịch vụ công

□ Khác, xin ghi rõ:

11. Mức thu nhập hiện tại của anh/ chị?

□ Dưới 2 triệu VNĐ

□ Từ 2 đến 3 triệu VNĐ

□ Từ 3 đến 4 triệu VNĐ

Page 39:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

34

□ Từ 4 đến 5 triệu VNĐ

□ Từ 5 đến 6 triệu VNĐ

□ Từ 6 đến 8 triệu VNĐ

□ Từ 8 đến 10 triệu VNĐ

□ Từ 10 đến 13 triệu VNĐ

□ Từ 13 đến 16 triệu VNĐ

□ Từ 16 đến 20 triệu VNĐ

□ Trên 20 triệu VNĐ (Xin ghi rõ _____________ )

12. Phương thức tìm được công việc làm hiện nay của anh/chị? (Xin chọn tất cả những mục

phù hợp)

□ Học bổng từ các tổ chức

□ Giới thiệu của gia đình/ bạn bè làm việc trong các tổ chức

□ Làm thực tập tại doanh nghiệp/ tổ chức

□ Cổng thông tin việc làm Quảng Ninh

□ Quảng cáo trên tivi/ báo chí

□ Hội chợ việc làm

□ Trung tâm hướng nghiệp

□ Nộp đơn trực tiếp cho người tuyển dụng

□ Từ nguồn khác, xin ghi rõ:

13. Anh/chị được nhận công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp khi?

□ Đang theo học

□ Ngay sau khi tốt nghiệp

□ Tháng sau khi tốt nghiệp

14. Những hoạt động đào tạo nào anh/chị được tham gia trong công việc hiện tại? (xin hãy

chọn tất cả những lựa chọn phù hợp)

□ Học trong công việc/ tập sự

□ Buổi hội thảo (qua mạng/ offline)

□ Đào tạo tại doanh nghiệp sử dụng nguồn giảng viên nội bộ

□ Đào tạo tại doanh nghiệp sử dụng nguồn giảng viên thuê ngoài

□ Đào tạo ngoài doanh nghiệp

□ Chương trình chuyển đổi ngang để học hỏi từ các phòng, ban, cơ sở khác trong

doanh nghiệp

□ Không có chương trình đào tạo nào

15. Hiện tại anh/chị đang làm việc ở địa phương, tỉnh/thành/huyện nào:

Huyện/ Thị:

Tỉnh:

16. Anh/ chị có đang làm trong ngành nghề mình được đào tạo hay không?

□ Có

□ Không

17. Theo ý kiến của anh/chị, lý do nào khiến anh/chị không tìm được việc làm (xin hãy chọn

tất cả những lựa chọn phù hợp)

□ Thị trường lao động bão hòa, không cần lao động với trình độ, ngành nghề đào tạo

như tôi nữa

Page 40:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

35

□ Tôi thiếu kinh nghiệm làm việc

□ Tôi thiếu/ không có kỹ năng phù hợp với công việc/ doanh nghiệp

□ Tôi thiếu/ không có kiến thức mà công việc/ doanh nghiệp yêu cầu

□ Tôi không muốn đi làm

□ Lý do khác,xin ghi rõ:

18. Chương trình đào tạo/giáo dục của anh/ chị cung cấp tốt cơ bản cho những kỹ năng sau

đây

Không chút

nào Phần lớn

NA

(Không áp

dụng)

1 2 3 4

Kỹ năng vận hành máy móc

Kỹ năng bảo trì, sửa chữa

Kỹ năng dịch vụ và bán hàng

Kỹ năng ngoại ngữ

Kiến thức chuyên môn của ngành

Kỹ năng công nghệ thông tin

Kỹ năng tính toán

Khả năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng làm việc nhóm

An toàn lao động

Tác phong chỉnh chu

19. Hãy cho ý kiến của anh chị đối với những câu sau:

Rất đồng ý

Rất

không

đồng ý

NA

(Không áp

dụng)

1 2 3 4

Chương trình đào tạo của tôi đã trang

bị tốt cho công việc

Chương trình đào tạo giúp tôi tìm được

công việc như mong đợi

Tôi biết những kỹ năng, kiến thức

được người sử dụng lao động coi trọng

Tôi tự tin về khả năng tìm được việc

của mình nhờ chương trình đào tạo của

mình

Page 41:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

36

Rất đồng ý

Rất

không

đồng ý

NA

(Không áp

dụng)

Tôi thỏa mãn với chương trình đào tạo

của bản thân

Trường đã cung cấp những hoạt động

hướng nghiệp, hỗ trợ tôi tìm việc

Giáo viên, giảng viên làm tốt việc

truyền thụ kiến thức, kĩ năng

Cơ sở thiết bị của trường đầy đủ và

đường cập nhật cho hoạt động dạy và

học

Trang thiết bị máy vi tính, phần mềm

đầy đủ và cập nhật cho hoạt động dạy

và học

20. Anh/ chị có kế hoạch học lên/ nâng cao tay nghề ?

□ Có

□ Không

□ Tôi đang theo học bán thời gian

□ Tôi đang theo học toàn thời gian

21. Lý do để anh chị tiếp tục học lên/ nâng cao tay nghề (Xin chọn tất cả những lựa chọn phù

hợp)?

□ Nâng cao địa vị trong xã hội

□ Muốn thăng chức trong công việc

□ Muốn phát triển bản thân

□ Được người sử dụng lao động gửi đi học

□ Thay đổi nghề nghiệp

□ Không xin được việc làm

□ Khác, xin ghi rõ:

22. Hãy cho ý kiến của anh chị đối với những câu sau?

Rất không

đồng ý

Rất đồng

ý

NA

(Không áp

dụng)

1 2 3 4

Tìm kiếm thông tin về cơ hội việc làm

ở Quảng Ninh rất dễ dàng

Chỗ ăn ở dễ tìm và có chất lượng tốt

Tôi nghĩ công ty tôi tuyển dụng lao

động mới dưa vào khả năng của ứng

viên.

Công ty tôi hỗ trợ nhiều cho lao động

Page 42:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

37

Rất không

đồng ý

Rất đồng

ý

NA

(Không áp

dụng)

hiện tại theo học lên / nâng cao tay

nghề

Môi trường làm việc giúp tôi phát

triển bản thân theo hướng chuyên

nghiệp

Công ty chủ động có giải pháp giúp

phát triển, nâng cao chất lượng lao

động, khuyến khích lao động gắn bó

An toàn lao động được đề cao với đầy

đủ thiết bị, hướng đẫn và đào tạo an

toàn lao động cho nhân viên

Thông tin liên hệ

Tên:

Email:

Điện thoại:

Xin chân thành cám ơn anh/chị đã hoàn thành phiếu thông tin này!

E. Phiếu thông tin khảo sát doanh nghiệp

Giới thiệu

Kính gửi Quý Công ty,

Phiếu thông tin khảo sát này là một phần trong nỗ lực quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh

Quảng Ninh. Chúng tôi xin kính mời quý vị tham gia vào khảo sát sau đây để hiểu rõ hơn

mức độ hài lòng của người sử dụng lao động đối với lực lượng lao động của doanh nghiệp,

cũng như dự báo nhu cầu lao động trong thời gian 3 năm tới.

Đối với phiếu thông tin khảo sát này, xin hãy chỉ cung cấp thông tin tuyển dụng cho các bộ

phận của quý doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Những thông tin quý vị cung

cấp sẽ rất hữu ích giúp chúng tôi hiểu rõ hơn nhu cầu nhân lực thực tế trên địa bàn tỉnh Quảng

Ninh.

Thời gian hoàn thành phiếu thông tin khảo sát sau đây khoảng 20 phút.Xin chân thành cảm ơn

sự tham gia của quý vị.

Hồ sơ Doanh nghiệp

1. Tổng số người lao động tại công ty là bao nhiêu (kể cả toàn thời gian, bán thời gian và

nhân viên hợp đồng)?

□ Dưới 50

□ 51 đến 100

□ 101 đến 200

Page 43:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

38

□ 201 đến 400

□ 401 đến 600

□ 601 đến 800

□ 801 đến 1,000

□ 1.001 đến 2.500

□ 2.501 đến 5.000

□ 5.001 đến 7.500

□ 7.501 đến 10.000

□ Trên 10.000 (Xin ghi rõ ______________ )

2. Doanh thu hàng năm của công ty

□ Dưới 10 tỷ VNĐ

□ 10-25 tỷ VNĐ

□ 25-50 tỷ VNĐ

□ 50-100 tỷ VNĐ

□ 100-500 tỷ VNĐ

□ 500 tỷ–1 nghìn tỷ VNĐ

□ 1-5 nghìn tỷ VNĐ

□ 5- 10 nghìn tỷ VNĐ

□ 10- 20 nghìn tỷ VNĐ

□ Trên 20 nghìn tỷ VNĐ (Xin ghi rõ ________________ )

3. Ông/bà giữ chức vụ gì trong công ty?

□ Tổng giám đốc

□ Giám đốc điều hành

□ Giám đốc

□ Giám đốc nhân sự

□ Quản lý điều hành

4. Công ty của ông/bà thuộc ngành nào?

□ Nông nghiệp

□ Lâm nghiệp

□ Thủy sản

□ Khai khoáng

□ Chế biến, chế tạo

□ Điện, gas và nước nóng, hơi nước

□ Xây dựng

□ Bán buôn – bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

□ Dich vụ lưu trú và ăn uống

□ Vận tải, kho bãi

□ Thông tin và truyền thông

□ Hoạt động Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

□ Khoa học & công nghệ

□ Hoạt động Kinh doanh Bất động sản

□ Hoạt động Hành chính và Dịch vụ hỗ trợ

□ Giáo dục & đào tạo

□ Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

□ Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

□ Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị-xã hội, quản lý Nhà nước, an ninh

quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc

Page 44:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

39

□ Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

□ Hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và

dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

5. Công ty của ông/bà nằm ở đâu?

□ Ba Chẽ

□ Bình Liêu

□ Cẩm Phả

□ Cô Tô

□ Đầm Hà

□ Đông Triều

□ Hạ Long

□ Hoành Bồ

□ Móng Cái

□ Quảng Hà

□ Tiên Yên

□ Uông Bí

□ Vân Đồn

□ Quảng Yên

Yêu cầu về nhân lực hiện tại

6. Những nhóm nghề nghiệp nào phù hợp với công ty của ông/bà? Đánh dấu tất cả các nhóm

nghề phù hợp

□ Quản trị: quản lý hoạt động, quản lý nhà máy, quản lý đội, quản lý khách sạn, nhà

hàng

□ Chuyên viên: kế toán, luật sư, bác sĩ, giáo viên, nhà khoa học, hóa học

□ Kĩ thuật viên / trợ lý chuyên viên: kỹ sư, trợ lý về y tế, quản đốc nhà máy (vị trí

giám sát đòi hỏi năng lực kĩ thuật)

□ Nhân viên hỗ trợ văn phòng: nhân viên hành chính,nNhân viên văn phòng, giao

dịch viên ngân hàng, lễ tân khách sạn

□ Nhân viên dịch vụ và bán hàng: Người bán hàng, hướng dẫn viên du lịch, phục vụ

bàn, thu ngân

□ Lao động Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có tay nghề: lao động có tay

nghề vận hành máy móc thiết bị cho lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

□ Lao động nghề thủ công hoặc các nghề tương tự: thợ mộc, nhân viên bếp, thợ

làm bánh, công nhân xây dựng và nghề tương tự, thợ sửa máy móc

□ Công nhân vận hành máy, nhà máy và thợ lắp: thợ mỏ, lái xe, công nhân vận

hành máy móc, nhà xưởng (các vị trí vận hành yêu cầu tay nghề cơ bản)

□ Nghề sơ cấp: công việc vặt,thợ xây dựng không có tay nghề, giúp việcgia đình.

7. Số lượng lao động sử dụng hiện nay trong từng nhóm công việc và con số ông/bà ước đoán

trong 3 năm tới sẽ là bao nhiêu? (Xin hãy điền vào nhóm nghề áp dụng đối với công ty

của ông/bà)

Số lượng lao động

hiện tại

Dự báo số lao động

trong 3 năm tới

Quản lý

Chuyên viên

Page 45:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

40

Kỹ thuật viên/chuyên viên

Nhân viên hỗ trợ công việc văn phòng

Nhân viên kinh doanh và dịch vụ khách hàng

Lao động có tay nghề trong nông, lâm, thủy sản

Công nhân nghề thủ công & liên quan

Công nhân vận hành nhà máy, thiết bị

Các nghề sơ cấp

8. Xin hãy nêu sự phân chia về trình độ của từng nhóm công việc? Nêu tỷ lệ đối với từng đối

với từng loại nhóm công việc.

Không có

tay nghề

(Trung

học cơ sở

hoặc thấp

hơn)

Trung

học phổ

thông

Trình độ

nghề

(chứng

chỉ, hoặc

đào tạo

nghề dưới

1 năm)

Trình độ

nghề

(bằng tốt

nghiệp,

hoặc đào

tạo nghề

trên 1

năm)

Trung

cấp

chuyên

nghiệp

Trình độ

cao hơn

(Cao

đẳng, đại

học và

cao hơn)

Quản lý

Chuyên viên

Kỹ thuật viên/chuyên

viên

Nhân viên hỗ trợ công

việc văn phòng

Nhân viên kinh doanh và

dịch vụ khách hang

Lao động có tay nghề

trong nông, lâm, thủy

sản

Công nhân nghề thủ

công & liên quan

Công nhân vận hành nhà

máy, thiết bị

Các nghề sơ cấp

9. Việc tuyển dụng nhân viên của công ty ông/bà có dễ dàng không? Hãy đánh dấu câu trả lời

phù hợp nhất đối với kinh nghiệm/quan điểm của công ty

Page 46:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

41

Mức độ dễ dàng tìm kiếm lao động năng lực cao

Hoàn toàn

tìm được lao

động có kỹ

năng theo

yêu cầu

Có khả năng

tìm được lao

động có kỹ

năng theo

yêu cầu

Có phần

khó khăn

tìm lao

động có

kỹ năng

theo yêu

cầu

Khó

khăn tìm

được lao

động có

kỹ năng

theo yêu

cầu

Không

áp dụng

Quản lý

Chuyên viên

Kỹ thuật viên/chuyên viên

Nhân viên hỗ trợ công việc

văn phòng

Nhân viên kinh doanh và

dịch vụ khách hàng

Lao động có tay nghề trong

nông, lâm, thủy sản

Công nhân nghề thủ công &

liên quan

Công nhân vận hành nhà

máy, thiết bị

Các nghề sơ cấp

10. Mức độ hài lòng của ông/bà đối với chất lượng lao động hiện nay như thế nào?

Mức độ hài lòng đối với năng lực lao động

Lao động

thực hiện

được

nhiệm vụ

khi qua

đào tạo ở

mức độ tối

thiểu của

công ty

Lao động

thực hiện

được

nhiệm vụ

sau khi qua

vài đợt đào

tạo của

công ty

Công ty

phải bỏ ra

nhiều thời

gian đào

tạo cho

người lao

động để họ

làm được

công việc

Người lao

động

không làm

tốt được

việc kể cả

sau khi đã

qua đào

tạo của

công ty

Không áp

dụng

Quản lý

Chuyên viên

Kỹ thuật viên/chuyên viên

Nhân viên hỗ trợ công

việc văn phòng

Page 47:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

42

Nhân viên kinh doanh và

dịch vụ khách hàng

Lao động có tay nghề

trong nông, lâm, thủy sản

Công nhân nghề thủ công

& liên quan

Công nhân vận hành nhà

máy, thiết bị

Các nghề sơ cấp

11. Tỷ lệ người lao động trong công ty của ông/bà là người Quảng Ninh?

□ Ít hơn 10%

□ 10% tới 20%

□ 20% tới 40%

□ 40% tới 60%

□ 60% tới 80%

□ 80% tới 100%

12. Ngoài những người lao động là người Quảng Ninh, người lao động trong công ty ông/bà

còn đến từ những tỉnh/nước nào?

Nguồn gốc lao động % đến từ

Quảng Ninh

(Hãy nêu tỷ lệ %)

Nguồn gốc lao động - Từ bên

ngoài tỉnh Quảng Ninh

(Hãy chỉ rõ tên tỉnh / nước)

Quản lý

Chuyên viên

Kỹ thuật viên/chuyên viên

Nhân viên hỗ trợ công việc

văn phòng

Nhân viên kinh doanh và

dịch vụ khách hàng

Lao động có tay nghề

trong nông, lâm, thủy sản

Công nhân nghề thủ công

& liên quan

Công nhân vận hành nhà

máy, thiết bị

Các nghề sơ cấp

13. Ông/bà thường tuyển chọn lao động từ 3 trường đại học/ cao đẳng nào (Bao gồm cả

những trường nằm ngoài Quảng Ninh)? [Hãy nêu tên trường đại học/cao đẳng]

Page 48:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

43

Mức độ hài lòng với học viên tốt nghiệp

Số học viên tốt nghiệp

tuyển dụng trong năm

Rất không

hài lòng

Rất hài

lòng Không áp dụng

1 2 3 4 9

Lựa chọn 1

Lựa chọn 2

Lựa chọn 3

14. Ông/bà ưa thích tuyển chọn người từ 3 cơ sở dạy nghề nào (kể cả những trường nằm

ngoài Quảng Ninh)?

Mức độ hài lòng với học viên tốt nghiệp

Số học viên tốt nghiệp

tuyển dụng trong năm

Rất không

hài lòng

Rất hài

lòng Không áp dụng

1 2 3 4 9

Lựa chọn 1

Lựa chọn 2

Lựa chọn 3

15. Đề nghị đánh giá mỗi câu trình bày sau đây

Hoàn toàn

không đồng ý

Rất

quan

trọng

Không áp dụng

1 2 3 4 9

Nhân viên mới có năng lực, kỹ năng

đáp ứng với mong đợi của tôi đối với

công việc sẽ phải làm

Tôi hài lòng với trình độ đào tạo tại

trường đại học.

Tôi hài lòng với trình độ đào tạo tại

cơ sở đào tạo dạy nghề.

Công ty tôi tuyển người dựa vào

năng lực chứ không phải là dựa vào

mối quan hệ, cụ thể là dựa trên

chứng chỉ bằng cấp về kỹ năng, hay

kinh nghiệm thực tế của ứng viên

Những chính sách của Chính phủ,

như hướng dẫn về lương, tuyển dụng

liên tỉnh hỗ trợ công ty chúng tôi

Page 49:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

44

Hoàn toàn

không đồng ý

Rất

quan

trọng

Không áp dụng

trong việc tuyển dụng những lao

động có tay nghề

Những chính sách của Chính phủ

khuyến khích các cơ sở giáo dục đào

tạo tuyển và đào tạo giảng viên chất

lượng cao có kinh nghiệm hoặc kiến

thức trong ngành liên quan

Đánh giá kỹ năng người lao động và hoạt động đào tạo hàng năm

16. Đề nghị đánh giá mức độ quan trọng của những kỹ năng/đặc điểm chung của nhân viên

trong ngành của ông/bà

Không quan

trọng chút

nào

Rất

quan

trọng

Không áp dụng

1 2 3 4 9

Kỹ năng vận hành máy móc

Kỹ năng bảo trì, sửa chữa

Kỹ năng dịch vụ và bán hàng

Kỹ năng ngoại ngữ

Kiến thức chuyên môn của ngành

Kỹ năng công nghệ thông tin

Kỹ năng tính toán

Khả năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng làm việc nhóm

An toàn lao động

Tác phong chỉnh chu

17. Đề nghị đánh giá nhân viên hiện tại của ông/bà về năng lực của họ trong mỗi kỹ năng sau

đây

Không có kỹ

năng

Kỹ năng

cao;

Không

áp dụng

Không áp dụng

1 2 3 4

Kỹ năng vận hành máy móc

Page 50:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

45

Không có kỹ

năng

Kỹ năng

cao;

Không

áp dụng

Không áp dụng

Kỹ năng bảo trì, sửa chữa

Kỹ năng dịch vụ và bán hàng

Kỹ năng ngoại ngữ

Kiến thức chuyên môn của ngành

Kỹ năng công nghệ thông tin

Kỹ năng tính toán

Khả năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng làm việc nhóm

An toàn lao động

Tác phong chỉnh chu

18. Những kỹ năng khác yêu cầu đối với người lao động trong doanh nghiệp, xin chỉ rõ

Kỹ năng 1:

Kỹ năng 2:

Kỹ năng 3:

Kỹ năng 4:

Kỹ năng 5:

19a. Công ty của ông/bà tổ chức loại hình đào tạo tại chỗ nào?

Xin hãy chọn những mục có áp dụng

□ Kỹ năng vận hành máy móc

□ Kỹ năng bảo trì, sửa chữa

□ Kỹ năng dịch vụ và bán hàng

□ Kỹ năng ngoại ngữ

□ Kiến thức chuyên môn của ngành

□ Kỹ năng công nghệ thông tin

□ Kỹ năng tính toán

□ Khả năng giải quyết vấn đề

□ Kỹ năng thuyết trình

□ Kỹ năng làm việc nhóm

□ An toàn lao động

□ Tác phong chỉnh chu

□ Không phải đào tạo

19b. Hàng năm, công ty ông/bà chi bao nhiêu tiền cho hoạt động đào tạo tại chỗ?

□ Dưới 50 triệu VNĐ

□ 50 triệu VNĐ đến dưới 100 triệu VNĐ

□ 100 triệu VNĐ đến dưới 250 triệu VNĐ

Page 51:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

46

□ 250 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ

□ 500 triệu VNĐ đến dưới 1 tỷ VNĐ

□ 1 tỷ VNĐ to dưới 5 tỷ VNĐ

□ 5 tỷ VNĐ đến dưới 10 tỷ VNĐ

□ 10 tỷ VNĐ đến dưới 30 tỷ VNĐ

□ 30 tỷ VNĐ đến dưới 50 tỷ VNĐ

□ Trên 50 tỷ VNĐ (Xin ghi rõ_________________)

□ Không áp dụng

Thu nhập cho đội ngũ lao động

20. Hiện nay, ông/bà trả bao nhiêu lương cho nhân viên và xu hướng sẽ thay đổi như thế nào

trong 3 năm tới?

Mức lương nhân viên hiện nay

(Lương bình quân tháng, xin hãy

tính cả các khoản thưởng và những

phụ cấp khác)

Tổng mức tăng quỹ lương

dự kiến trong 3 năm tới (không tính lạm phát)

Quản lý Chọn mức lương cho từng nhóm

công việc theo danh sách sau:

□ Thấp hơn 2 triệu VNĐ

□ 2 – 3 triệu VNĐ

□ 3 – 4 triệu VNĐ

□ 4 – 5 triệu VNĐ

□ 5 – 7 triệu VNĐ

□ 7 – 9 triệu VNĐ

□ 9 – 12 triệu VNĐ

□ 12 – 15 triệu VNĐ

□ 15 – 20 triệu VNĐ

□ 20 – 25 triệu VNĐ

□ 25 – 30 triệu VNĐ

□ 30 – 40 triệu VNĐ

□ 40 – 50 triệu VNĐ

□ Cao hơn 50 triệu VNĐ

Chọn mức tăng quỹ lương

theo danh sách sau:

□ Giảm hơn 20%

□ Giảm từ 10% đến 20%

□ Giảm từ 0% đến 10%

□ Không thay đổi

□ Tăng dưới 5 %

□ Tăng từ 5% đến 10%

□ Tăng từ 10 % đến 15%

□ Tăng từ 15% đến 20%

□ Tăng từ 20% đến 30%

□ Tăng từ 30% đến 40%

□ Tăng hơn 40%

Chuyên viên

Kỹ thuật viên/chuyên viên

Nhân viên hỗ trợ công việc

văn phòng

Nhân viên kinh doanh và

dịch vụ khách hàng

Lao động có tay nghề trong

nông, lâm, thủy sản

Công nhân nghề thủ công

& liên quan

Công nhân vận hành nhà

máy, thiết bị

Các nghề sơ cấp

Quan hệ đối tác để lập trong Quy hoạch phát triển nhân lực

21. Tổ chức, cơ quan hay đối tác nào ông/bà làm việc trong công tác hoạch định nhân

lực/những sáng kiến phát triển nhân lực ? Kiểm tra tất cả các đối tượng áp dụng.

□ Hiệp hội ngành

□ Sở LĐTB & XH

□ Sở Giáo dục & Đào tạo

□ Trường đại học/ cao đẳng

□ Các cơ sở đào tạo nghề

□ Khác (ghi rõ):

□ Không áp dụng

22. Công ty của ông/bà muốn đóng góp cho sự phát triển nhân lực ở tỉnh Quảng Ninh theo

phương diện nào?

Page 52:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

47

Ít khả năng Nhiều

khả

năng

Không áp

dụng

1 2 3 4

Đóng góp xây dựng chương trình

giảng dạy và phát triển nội dung

Tham gia hoạt động quản lý trường

học, như ban cố vấn

Chương trình đào tạo thường xuyên

cho người lao động

Cử cán bộ làm giảng dạy cho các

khóa học ngắn hoặc đào tạo cán bộ

giảng dạy

Có các chương trình thực

tập/chương trình gắn kết học viên

với thực tế

Hiến tặng công cụ và thiết bị

23. Công ty của ông/bà muốn nhận được gì qua hoạt động liên kết?

Ít quan

trọng

nhất

Quan

trọng

nhất

Không áp

dụng

1 2 3 4

Tiếp cận với những sinh viên tốt nghiệp

có chất lượng tốt nhất

Sinh viên tốt nghiệp/học viên tập sự

“gắn kết” với công ty

Những chính sách khuyến khích của

Chính phủ như ưu đãi về thuế

Những sự kiện hoạt động giao lưu trao

đổi của ngành

Khác, hãy nêu cụ thể

Thông tin liên hệ

Tên công ty :

Mã số thuế công ty:

Tên :

Địa chỉ e-mail:

Số điện thoại liên

hệ:

Page 53:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

48

Xin chân thành cám ơn quý vị đã hoàn thành phiếu thông tin này!

Page 54:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

49

F. Phiếu khảo sát hiệu suất công việc của đội ngũ công chức Quảng Ninh

Giới thiệu

Khảo sát đánh giá hiệu suất công việc này là một phần trong hệ thống

đánh giá hiệu quả hoạt động nhằm tìm, ghi nhận và khen thưởng những cán bộ

làm việc tốt. Đánh giá từ trên xuống được thực hiện cho đội ngũ công chức theo

từng thang bậc và nhóm công việc, với cán bộ quản lý thực hiện khảo sát này

cho toàn bộ nhân viên báo cáo trực tiếp đối với hiệu suất hoạt động trong quá

trình 1 năm qua.

Quá trình đánh giá hiệu suất làm việc này cần được thực hiện đảm bảo

tính công bằng, thảo luận khách quan, để đảm bảo số liệu đánh giá được tập

trung tổng hợp cho cả hệ thống. Xin hãy dành khoảng 10 phút để tìm hiều rõ

phương thức để hoàn thiện khảo sát này.

Thông tin chung

1. Tên anh/chị là gì?

□ Họ: ______________________

□ Tên: ______________________

2. Anh /chị làm việc tại phòng/ ban nào?

Kéo xuống để chọn danh sách các phòng ban

3. Vị trí công việc hiện nay của anh/chị là gì ?

Kéo xuống để chọn danh sách các vị trí công việc

4. Có bao nhiêu nhân viên trực tiếp dưới quyền anh chị quản lý ?

Chọn số lượng nhân viên: _____________________________

Xin hãy thực hiện đánh giá hiệu suất công việc dựa trên biểu mẫu

sau đây đối với mỗi nhân viên báo cáo trực tiếp.

Page 55:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

50

Hình 21: Hướng dẫn hoàn thành khảo sát hiệu quả công việc

Page 56:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

51

Hình 22: Phiếu khảo sát công tác quản lý hiệu suất công việc đối với cán bộ quản lý cấp cao

Page 57:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

52

Hình 23: Phiếu khảo sát công tác quản lý hiệu suất công việc đối với cán bộ quản lý cấp trung

Page 58:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

53

Hình 24: Phiếu khảo sát công tác quản lý hiệu suất công việc đối với đội ngũ nhân viên

Page 59:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

54

G. Danh mục các nhóm công việc, vị trí việc làm và yêu cầu chuyên môn theo ISCO

Hình 25: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản

Quản lý

Quản lý sản xuất trong

ngành nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản

Quản lý sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản lên kế hoạch,

chỉ đạo, phối hợp sản xuất với quy mô lớn về nông nghiệp, làm vườn, lâm

nghiệp, các hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và ngư nghiệp như trồng rừng, trại

chăn nuôi lớn, trang trại tập thể và hợp tác xã nhằm trồng trọt và thu hoạch mùa

vụ, chăn nuôi gia súc, nuôi cá và các loại thủy hải sản có vỏ, đánh bắt cá và các

loại thủy hải sản khác

Kỹ thuật viên / Trợ lý

chuyên viên

Đại lý, môi giới thu mua

và bán hàng

Đại lý, môi giới thu mua và bán hàng đại diện cho các công ty, Chính phủ và các

tổ chức khác để thu mua và bán hàng hóa, sản phẩm, bảo hiểm, vận chuyển và

các dịch vụ khác cho các tổ chức công nghiệp, chuyên nghiệp, thương mại hoặc

các cơ sở khác, hoặc làm trung gian độc lập để mang người mua và người bán

hàng hoá và dịch vụ đến với nhau

Nhân viên hỗ trợ văn phòng Thư ký vận tải và ghi chép

nguyên vật liệu

Thư ký vận tải và ghi chép nguyên vật liệu giữ hồ sơ hàng hóa sản xuất, mua vào,

lưu kho, chuyển đi và vật liệu cần thiết theo ngày sản xuất cụ thể, hoặc ghi chép

các khía cạnh hoạt động và điều phối thời gian vận tải hàng hóa và khách hàng

Lao động nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản có tay

nghề

Người chăn nuôi

Người chăn nuôi lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện hoạt động chăn nuôi động

vật thuần hóa, gia cầm, côn trùng và động vật chưa thuần hóa để sản xuất thịt,

sữa, mật ong, da, sợi và các sản phẩm khác hoặc sử dụng để làm việc, phục vụ

thể thao hoặc các hoạt động giải trí bằng động vật, để bán lẻ hoặc giao cho

thương lái bán buôn, qua các tổ chức tiếp thị hoặc tại chợ

Ngư dân, thợ săn bắn,

đánh bẫy

Ngư dân, thợ săn bắn, đánh bẫy nuôi cá, thu hoạch và đánh bắt cá; săn bắn và bẫy

thú vật, để bán hoặc giao hàng thường xuyên cho thương lái bán buôn, qua các tổ

chức tiếp thị hoặc tại chợ

Lao động ngành lâm

nghiệp và lao động liên

quan

Lao động ngành lâm nghiệp và lao động liên quan lên kế hoạch, tổ chức và thực

hiện các hoạt động trồng trọt, bảo tồn và khai thác rừng tự nhiên và trồng rừng

Nhân viên trồng cây và

làm vườn

Nhân viên trồng cây và làm vườn lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện các hoạt

động trồng trọt và thu hoạch mùa vụ, trồng cây ăn quả và các loại cây trồng và

cây bụi khác, trồng rau, cây thuốc và các thực vật khác; làm vườn và sản xuất các

sản phẩm từ vườn khác, để bán hoặc giao hàng thường xuyên cho thương lái bán

buôn, qua các tổ chức tiếp thị hoặc tại chợ

Page 60:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

55

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản

(tiếp)

Lao động nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản có tay

nghề (tiếp)

Người chăn nuôi và trồng

trọt hỗn hợp

Người chăn nuôi và trồng trọt hỗn hợp lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện các

hoạt động canh tác để trồng trọt và thu hoạch ruộng đồng, cây cối và các loại

giống khác nhau, cũng như để chăn nuôi, chăm sóc vật nuôi và để sản xuất một

loạt các sản phẩm chăn nuôi, để bán hoặc hoặc giao hàng cho thương lái bán

buôn, qua các tổ chức tiếp thị hoặc tại chợ

Nông dân trồng trọt tự

cung tự cấp

Nông dân trồng trọt tự cung tự cấp trồng trọt và thu hoạch đồng ruộng hoặc cây

trồng và cây bụi, rau và trái cây, để cung cấp thức ăn, chỗ ở và tạo ra thu nhập tối

thiểu cho bản thân và gia đình của họ

Ngư dân, thợ săn bắn,

đánh bẫy và hái lượm tự

cung tự cấp

Ngư dân, thợ săn bắn, đánh bẫy và hái lượm tự cung tự cấp hái trái cây hoang dã,

cây thuốc và các loại cây trồng khác, đi săn và bẫy động vật, đánh bắt cá và đánh

bắt các loại thủy sinh khác nhau, để cung cấp thức ăn, chỗ ở và tạo ra thu nhập tối

thiểu cho bản thân và gia đình của họ

Nông dân chăn nuôi tự

cung tự cấp

Nông dân chăn nuôi tự cung tự cấp chăn nuôi và chăm sóc gia súc để cung cấp

thức ăn, chỗ ở và tạo ra thu nhập tối thiểu cho bản thân và gia đình của họ

Nông dân chăn nuôi và

trồng trọt hỗn hợp tự cung

tự cấp

Nông dân chăn nuôi và trồng trọt hỗn hợp tự cung tự cấp trồng trọt và thu hoạch

ruộng đồng, cây cối và cây bụi, rau và trái cây, thu lượm trái cây hoang, cây

thuốc và các thực vật khác, săn bắn hoặc chăm sóc động vật và / hoặc đánh bắt cá

và đánh bắt các loại thủy sinh khác nhau để cung cấp thức ăn, chỗ ở và tạo ra thu

nhập tối thiểu cho bản thân và gia đình của họ

Công nhân vận hành máy,

nhà máy và thợ lắp ráp

Lái xe gắn máy, xe tải, xe

hơi

Lái xe gắn máy, xe tải, xe hơi điều khiển và định hướng xe gắn máy, xe ba bánh

cơ giới, xe hơi hoặc xe tải để vận chuyển hành khách, vật liệu, hàng hoá

Nghề sơ cấp

Lao động trong ngành

nông nghiệp, lâm nghiệp

và thủy sản

Lao động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản thực hiện nhiệm vụ

đơn giản và thường xuyên trong công tác trồng trọt và chăn nuôi, trồng và chăm

sóc vườn tược và công viên, khai thác và bảo tồn rừng và nuôi trồng thủy hải sản

và ngư nghiệp

Công nhân quét rác

Công nhân vệ sinh thu gom, xử lý và tái chế rác thải từ các tòa nhà, sân bãi,

đường phố và khu vực công cộng khác, hoặc giữ đường phố và các khu vực công

cộng khác sạch sẽ

Công nhân vận tải và kho

bãi

Lao động vận tải và kho bãi điều khiển xe đạp và các loại phương tiện tương tự;

điều khiển xe dùng sức kéo động vật để vận chuyển hành khách, hàng hoá, điều

khiển máy móc dùng sức kéo động vật xử lý vận tải hàng hóa, hành lý và công

tác kho bãi

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế, Phân loại tiêu chuẩn Quốc tế về nghề nghiệp (ISCO 08)

Page 61:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

56

Hình 26: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Khai khoáng

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Khai khoáng

Quản lý

Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành xây dựng và rà soát các chính sách và kế

hoạch, chỉ đạo, phối hợp và đánh giá các hoạt động tổng thể của các doanh

nghiệp hoặc tổ chức (trừ tổ chức quyền lợi đặc biệt và cơ quan Chính phủ) với sự

hỗ trợ của các quản lý khác, thường theo hướng dẫn ban hành bởi Ban Giám đốc

hoặc một cơ quan quản lý mà họ có trách nhiệm giải trình về công tác thực hiện

và kết quả hoạt động.

Quản lý khai khoáng Quản lý Khai khoáng lập kế hoạch, tổ chức, phối hợp các hoạt động sản xuất,

khai thác khoáng sản, xây dựng, cung cấp và các hoạt động vận tải kho bãi

Chuyên viên Chuyên gia khoa học trái

đất và vật lý

Chuyên gia khoa học trái đất và vật lý tiến hành nghiên cứu, cải tiến hoặc phát

triển các khái niệm, lý thuyết và phương pháp hoạt động, hoặc áp dụng kiến thức

khoa học liên quan đến vật lý, thiên văn học, khí tượng học, hóa học, địa chất và

vật lý

Kỹ thuật viên và trợ lý

chuyên viên

Giám sát khai khoáng Giám sát khai khoáng điều phối, giám sát, kiểm soát và sắp xếp các hoạt động

của người lao động sản xuất, khai khoáng và xây dựng

Kỹ thuật viên vật lý và

khoa học kỹ thuật

Kỹ thuật viên vật lý và khoa học kỹ thuật thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật hỗ trợ

nghiên cứu và ứng dụng thực tế từ các khái niệm, nguyên lý và phương pháp hoạt

động cụ thể đến khoa học vật lý bao gồm các lĩnh vực như thiết kế, vẽ kỹ thuật

hoặc hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất

Kỹ thuật viên kiểm soát

quy trình

Kỹ thuật kiểm soát quy trình vận hành và giám sát bảng mạch trung tâm, hệ

thống điều khiển vi tính, máy móc điều khiển quy trình đa chức năng và duy trì

quy trình trong sản xuất và phân phối điện năng, xử lý nước thải, chất thải và các

nhà máy xử lý chất thải, nhà máy hóa chất, dầu mỏ và khí tự nhiên trong chế biến

kim loại và các hoạt động đa quy trình khác

….

Đại lý, môi giới thu mua

và bán hàng

Đại lý, môi giới thu mua và bán hàng đại diện cho các công ty, Chính phủ và các

tổ chức khác để thu mua và bán hàng hóa, sản phẩm, bảo hiểm, vận chuyển và

các dịch vụ khác cho các tổ chức công nghiệp, chuyên nghiệp, thương mại hoặc

các cơ sở khác, hoặc làm đại lý độc lập để mang người mua và người bán hàng

hoá và dịch vụ đến với nhau

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

Thư ký văn phòng Thư ký văn phòng thực hiện một loạt các nhiệm vụ văn thư, hành chính theo các

quy trình xác định

Thư ký vận tải và ghi chép

nguyên vật liệu

Thư ký vận tải và ghi chép nguyên vật liệu giữ hồ sơ hàng hóa sản xuất, mua vào,

lưu kho, chuyển đi và vật liệu cần thiết theo ngày sản xuất cụ thể, hoặc ghi chép

các khía cạnh hoạt động và điều phối thời gian vận tải hàng hóa và khách hàng

Page 62:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

57

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Khai khoáng (tiếp)

Thư ký số liệu (Kế toán

viên)

Thư ký số liệu nắm bắt, biên soạn và tính toán kế toán, sổ sách kế toán, dữ liệu

thống kê, tài chính và dữ liệu số khác; chịu trách nhiệm về các giao dịch tiền mặt

liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Thư ký chung

Thư ký chung sử dụng máy đánh chữ, máy tính cá nhân hoặc thiết bị xử lý văn

bản khác để ghi lại thư từ và tài liệu, kiểm tra và định dạng tài liệu được chuẩn bị

bởi các nhân viên khác, xử lý thư đến và đi, sàng lọc yêu cầu của các cuộc họp

hoặc các cuộc hẹn và thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ hành chính

Lao động nghề thủ công

hoặc các nghề tương tự

Nhân viên sửa chữa và vận

hành thiết bị điện

Nhân viên sửa chữa và vận hành thiết bị điện lắp đặt, đồng bộ và duy trì các hệ

thống dây điện và thiết bị liên quan, máy móc và thiết bị điện khác; truyền tải

điện năng và cung cấp đường dây điện và dây cáp điện

Công nhân vận hành máy,

nhà máy và thợ lắp ráp

Lao động vận hành nhà

máy xử lý khoáng sản và

khai khoáng

Lao động vận hành nhà máy chế biến khoáng sản và khai khoáng tổ chức và giám

sát nhà máy và máy móc, thiết bị sử dụng để khai thác đá và khoáng chất từ đất,

xử lý khoáng sản và đá, khoan giếng và khoan dò mạch mỏ, sản xuất và hoàn

thiện sản phẩm từ xi măng và đá

Nghề sơ cấp

Lao động khai khoáng Lao động khai khoáng thực hiện công việc tay chân đơn giản và thường xuyên

trong khai khoáng, khai quặng, công trình dân dụng và hoạt động xây dựng

Công nhân vệ sinh

Công nhân vệ sinh thu gom, xử lý và tái chế rác thải từ các tòa nhà, sân bãi,

đường phố và khu vực công cộng khác, hoặc giữ đường phố và các khu vực công

cộng khác sạch sẽ

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế, Phân loại tiêu chuẩn Quốc tế về nghề nghiệp (ISCO 08)

Hình 27: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Chế biến, Chế tạo

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Chế biến, Chế tạo Quản lý Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành xây dựng và rà soát các chính sách và kế

hoạch, chỉ đạo, phối hợp và đánh giá các hoạt động tổng thể của các doanh

nghiệp hoặc tổ chức (trừ tổ chức quyền lợi đặc biệt và cơ quan Chính phủ) với sự

hỗ trợ của các quản lý khác, thường theo hướng dẫn ban hành bởi Ban Giám đốc

hoặc một cơ quan quản lý mà họ có trách nhiệm giải trình về công tác thực hiện

và kết quả hoạt động.

Page 63:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

58

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Chuyên viên hỗ

trợ và kỹ thuật

viên

Giám sát sản xuất Giám sát sản xuất điều phối, giám sát, kiểm soát và sắp xếp các hoạt động của

người lao động trong sản xuất, khai khoáng và xây dựng

Kỹ thuật viên vật lý và

khoa học kỹ thuật

Kỹ thuật viên vật lý và khoa học kỹ thuật thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật hỗ trợ

nghiên cứu và ứng dụng thực tế từ các khái niệm, nguyên lý và phương pháp hoạt

động cụ thể đến khoa học vật lý bao gồm các lĩnh vực như thiết kế, vẽ kỹ thuật

hoặc hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất

Kỹ thuật viên kiểm soát

quy trình

Kỹ thuật kiểm soát quy trình vận hành và giám sát bảng mạch trung tâm, hệ

thống điều khiển vi tính, máy móc điều khiển quy trình đa chức năng và duy trì

quy trình trong sản xuất và phân phối điện năng, xử lý nước thải và chất thải và

các nhà máy xử lý chất thải, nhà máy hóa chất, dầu mỏ và khí tự nhiên trong chế

biến kim loại và các hoạt động đa quy trình khác

Đại lý, môi giới thu mua

và bán hàng

Đại lý, môi giới thu mua và bán hàng đại diện cho các công ty, Chính phủ và các

tổ chức khác để thu mua và bán hàng hóa, sản phẩm, bảo hiểm, vận chuyển và

các dịch vụ khác cho các tổ chức công nghiệp, chuyên nghiệp, thương mại hoặc

các cơ sở khác, hoặc làm đại lý độc lập để mang người mua và người bán hàng

hoá và dịch vụ đến với nhau

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

Thư ký văn phòng Thư ký văn phòng thực hiện một loạt các nhiệm vụ văn thư, hành chính theo các

quy trình xác định

Thư ký vận tải và ghi chép

nguyên vật liệu

Thư ký vận tải và ghi chép nguyên vật liệu giữ hồ sơ hàng hóa sản xuất, mua vào,

lưu kho, chuyển đi và vật liệu cần thiết theo ngày sản xuất cụ thể, hoặc ghi chép

các khía cạnh hoạt động và điều phối thời gian vận tải hàng hóa và khách hàng

Thư ký số liệu (Kế toán

viên)

Thư ký số liệu nắm bắt, biên soạn và tính toán kế toán, sổ sách kế toán, dữ liệu

thống kê, tài chính và dữ liệu số khác; chịu trách nhiệm về các giao dịch tiền mặt

liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Chế biến, Chế tạo

(tiếp)

Lao động nghề thủ công

hoặc các nghề tương tự

Nhân viên sửa chữa và vận

hành thiết bị điện

Nhân viên sửa chữa và vận hành thiết bị điện lắp đặt, đồng bộ và duy trì các hệ

thống dây điện và thiết bị liên quan, máy móc và thiết bị điện khác và truyền tải

điện năng; cung cấp đường dây điện và dây cáp điện

Lao động sản xuất kim loại

kết cấu và kim loại tấm,

thợ làm khuôn và thợ hàn,

các lao động liên quan

Lao động sản xuất kim loại kết cấu và kim loại tấm, thợ làm khuôn và thợ hàn,

các lao động liên quan làm khuôn và lõi đúc kim loại, hàn và cắt các bộ phận kim

loại, thực hiện và sửa chữa các phần của tấm kim loại và lắp đặt, dựng, bảo trì và

sửa chữa các kết cấu kim loại nặng, hệ pu-li, cáp xe hơi và các thiết bị liên quan

khác

Thợ rèn, thợ lắp sửa dụng

cụ và lao động liên quan

Thợ rèn, thợ lắp sửa dụng cụ và lao động liên quan đóng và rèn các loại thanh,

gậy hoặc thỏi sắt, thép và các kim loại khác để làm và sửa chữa các loại công cụ,

thiết bị và các sản phẩm khác, bố trí công cụ máy cho các nhà khai thác, hoặc bố

Page 64:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

59

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

trí và vận hành các công cụ máy khác nhau, đánh bóng và mài mòn các bề mặt

Lao động chế biến thực

phẩm và lao động ngành

nghề liên quan

Lao động chế biến thực phẩm và lao động liên quan giết mổ động vật, xử lý và

chuẩn bị thịt động vật và các mặt hàng thực phẩm liên quan cho nhu cầu tiêu thụ

của con người và động vật, làm các loại bánh mì, bánh ngọt và các sản phẩm từ

bột khác, xử lý và bảo quản trái cây, rau và các loại thực phẩm liên quan, nếm và

xếp loại các sản phẩm thực phẩm và đồ uống khác nhau, hoặc chuẩn bị thuốc lá

sợi và sản xuất sản phẩm từ thuốc lá

Lao động ngành may mặc

và lao động ngành nghề

liên quan

Lao động ngành may mặc và lao động ngành nghề liên quan cắt may, thay đổi và

sửa chữa quần áo; thiết kế, sản xuất hàng dệt may và sản phẩm da lông, da hoặc

lông thú; sửa chữa, đổi mới và trang trí hàng may mặc, găng tay và các sản phẩm

dệt may khác; tạo mẫu hàng may mặc; lắp, sửa chữa và thay thế vật liệu bọc nội

thất, đồ đạc, dụng cụ chỉnh hình và nội thất xe hơi; cắt, thuộc da, đánh bóng và

nhuộm da động vật, tấm da hoặc bộ da; sửa chữa giày dép và sản phẩm từ da

Công nhân cơ khí và sửa

chữa máy móc

Công nhân cơ khí và sửa chữa máy móc điều chỉnh, cài đặt, bảo trì và sửa chữa

động cơ, xe cộ, máy móc nông nghiệp, công nghiệp và các thiết bị cơ khí tương

tự

Công nhân vận hành máy,

nhà máy và thợ lắp ráp

Công nhân lắp ráp

Công nhân lắp ráp thực hiên lắp ráp các bộ phận đúc sẵn hoặc các bộ phận để tạo

ra các khối lắp ráp, sản phẩm, thiết bị, theo đúng quy trình lắp đặt. Các sản phẩm

hoàn thành có thể được chuyển từ một công nhân đến dây chuyền lắp ráp tiếp

theo

Công nhân vận hành máy

móc và nhà máy hóa chất

rắn

Công nhân vận hành máy móc và nhà máy hóa chất rắn vận hành và giám sát

máy móc xử lý nhiều loại hóa chất và các nguyên liệu khác để sản xuất dược

phẩm,hóa phẩm, chất nổ và các sản phẩm hóa chất khác

Chế biến, Chế tạo

(tiếp)

Công nhân vận hành máy,

nhà máy và thợ lắp ráp (tiếp)

Nhân viên vận hành máy

móc chế biến thực phẩm

và sản phầm liên quan

Nhiên viên vận hành máy móc chế biến thực phẩm và sản phầm liên quan bố trí,

vận hành và xử lý máy móc sử dụng để giết mổ động vật, cắt thịt từ xác động vật;

nướng, làm đông, đun nóng, nghiền, trộn và các thiết bị chế biến thực phẩm, đồ

uống và cây thuốc lá khác

Công nhân vận hành nhà

máy gia công và hoàn

thiện kim loại

Công nhân vận hành nhà máy gia công và hoàn thiện kim loại vận hành và giám

sát máy móc, thiết bị điều khiển gia công đơn chức năng để kiểm soát quá trình

chuyển đổi, xử lý và hoàn thiện quặng khoáng sản và kim loại

Công nhân vận hành máy

sản xuất sản phẩm từ giấy,

nhựa, cao su

Công nhân vận hành máy sản xuất sản phẩm từ giấy, nhựa, cao su vận hành và

điều khiển máy nhào và pha trộn các hợp chất cao su và hỗn hợp cao su, sản xuất

các hợp chất cao su khác nhau và các sản phẩm từ cao su tự nhiên, cao su tổng

hợp và nhựa hoặc sản xuất các sản phẩm giấy khác nhau từ giấy, giấy bìa, bìa các

Page 65:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

60

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

tông và vật liệu tương tự

Công nhân vận hành máy

sản xuất sản phẩm từ sợi,

lông và da

Công nhân vận hành máy sản xuất sản phẩm từ sợi, lông và da vận hành và điều

khiển các loại máy móc chuẩn bị, xử lý sợi, chỉ, da, lông thú; sản xuất, sửa chữa

giày dép, hàng may mặc và sản xuất hoặc làm khô sợi hoặc lông thú và làm sáng

các sản phẩm da

Công nhân vận hành nhà

máy chế biến giấy và xử lý

gỗ

Công nhân vận hành nhà máy chế biến giấy và xử lý gỗ giám sát, vận hành và

điều khiển thiết bị xẻ gỗ tự động, cưa gỗ, cắt lớp gỗ bề mặt và làm ván ép, hoặc

chuẩn bị gỗ để sử dụng tiếp. Vận hành máy nghiền bột giấy và giám sát nhiều

loại máy móc, thiết bị gia công xử lý để sản xuất bột giấy

Nghề sơ cấp

Công nhân vệ sinh

Công nhân vệ sinh thu gom, xử lý và tái chế rác thải từ các tòa nhà, sân bãi,

đường phố và khu vực công cộng khác, hoặc giữ đường phố và các khu vực công

cộng khác sạch sẽ

Lao động vận tải và kho

bãi

Lao động vận tải và kho bãi vận hành các phương tiện vận chuyển hàng hóa

Lao động sản xuất

Lao động sản xuất thực hiện các nhiệm vụ thủ công trong sản xuất, hỗ trợ công

nhân vận hành và lắp ráp máy và thực hiện quy trình phân loại sản phẩm và lắp

ráp thủ công các bộ phận

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế, Phân loại tiêu chuẩn Quốc tế về nghề nghiệp (ISCO 08)

Hình 28: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi

nước và điều hoà không khí

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Sản xuất và phân

phối điện, khí đốt,

nước nóng, hơi nước

và điều hòa không

khí

Quản lý Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành xây dựng và rà soát các chính sách và kế

hoạch, chỉ đạo, phối hợp và đánh giá các hoạt động tổng thể của các doanh

nghiệp hoặc tổ chức (trừ tổ chức quyền lợi đặc biệt và cơ quan Chính phủ) với sự

hỗ trợ của các quản lý khác, thường theo hướng dẫn ban hành bởi Ban Giám đốc

hoặc một cơ quan quản lý mà họ có trách nhiệm giải trình về công tác thực hiện

và kết quả hoạt động.

Chuyên gia

Chuyên gia kỹ thuật

(không bao gồm kỹ thuật

điện)

Chuyên gia kỹ thuật (không bao gồm kỹ thuật điện) thiết kế, lập kế hoạch và tổ

chức kiểm tra, xây dựng, lắp đặt và bảo trì các công trình xây dựng, máy móc và

các bộ phận của máy móc, nhà xưởng và hệ thống sản xuất, lập kế hoạch lịch

trình sản xuất và quy trình làm việc để đảm bảo các dự án kỹ thuật được thực

Page 66:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

61

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

hiện một cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Kỹ sư kỹ thuật điện

Kỹ thuật kiểm soát quy trình vận hành và giám sát bảng mạch trung tâm, hệ

thống điều khiển vi tính, máy móc điều khiển quy trình đa chức năng và duy trì

quy trình trong sản xuất và phân phối điện năng, xử lý nước thải và chất thải và

các nhà máy xử lý chất thải, nhà máy hóa chất, dầu mỏ và khí tự nhiên trong chế

biến kim loại và các hoạt động đa quy trình khác

Kỹ thuật viên và trợ lý

chuyên viên

Kỹ thuật viên vật lý và

khoa học kỹ thuật

Kỹ thuật viên vật lý và khoa học kỹ thuật thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật hỗ trợ

nghiên cứu và ứng dụng thực tế từ các khái niệm, nguyên lý và phương pháp hoạt

động cụ thể đến khoa học vật lý bao gồm các lĩnh vực như thiết kế, vẽ kỹ thuật

hoặc hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất

Kỹ thuật viên kiểm soát

quy trình

Kỹ thuật kiểm soát quy trình vận hành và giám sát bảng mạch trung tâm, hệ

thống điều khiển vi tính, máy móc điều khiển quy trình đa chức năng và duy trì

quy trình trong sản xuất và phân phối điện năng, xử lý nước thải và chất thải và

các nhà máy xử lý chất thải, nhà máy hóa chất, dầu mỏ và khí tự nhiên trong chế

biến kim loại và các hoạt động đa quy trình khác

Nhân viên hỗ trợ văn phòng Thư ký văn phòng Thư ký văn phòng thực hiện một loạt các nhiệm vụ văn thư, hành chính theo các

quy trình xác định

Sản xuất và phân

phối điện, khí đốt,

nước nóng, hơi nước

và điều hòa không

khí (tiếp)

Thư ký vận tải và ghi chép

nguyên vật liệu

Thư ký vận tải và ghi chép nguyên vật liệu giữ hồ sơ hàng hóa sản xuất, mua vào,

lưu kho, chuyển đi và vật liệu cần thiết theo ngày sản xuất cụ thể, hoặc ghi chép

các khía cạnh hoạt động và điều phối thời gian vận tải hàng hóa và khách hàng

Thư ký số liệu (Kế toán

viên)

Thư ký số liệu nắm bắt, biên soạn và tính toán kế toán, sổ sách kế toán, dữ liệu

thống kê, tài chính và dữ liệu số khác; chịu trách nhiệm về các giao dịch tiền mặt

liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Lao động nghề thủ công

hoặc các nghề tương tự

Nhân viên sửa chữa và vận

hành thiết bị điện

Nhân viên sửa chữa và vận hành thiết bị điện lắp đặt, đồng bộ và duy trì các hệ

thống dây điện và thiết bị liên quan, máy móc và thiết bị điện khác và truyền tải

điện năng; cung cấp đường dây điện và dây cáp điện

Nghề sơ cấp Công nhân vệ sinh

Công nhân vệ sinh thu gom, xử lý và tái chế rác thải từ các tòa nhà, sân bãi,

đường phố và khu vực công cộng khác, hoặc giữ đường phố và các khu vực công

cộng khác sạch sẽ

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế, Phân loại tiêu chuẩn Quốc tế về nghề nghiệp (ISCO 08)

Page 67:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

62

Hình 29: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong Ngành Xây dựng

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Xây dựng

Quản lý Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành xây dựng và rà soát các chính sách và kế

hoạch, chỉ đạo, phối hợp và đánh giá các hoạt động tổng thể của các doanh nghiệp

hoặc tổ chức (trừ tổ chức quyền lợi đặc biệt và cơ quan Chính phủ) với sự hỗ trợ

của các quản lý khác, thường theo hướng dẫn ban hành bởi Ban Giám đốc hoặc

một cơ quan quản lý mà họ có trách nhiệm giải trình về công tác thực hiện và kết

quả hoạt động.

Chuyên gia

Chuyên gia kỹ thuật

(không bao gồm kỹ thuật

điện)

Chuyên gia kỹ thuật (không bao gồm kỹ thuật điện) thiết kế, lập kế hoạch và tổ

chức kiểm tra, xây dựng, lắp đặt và bảo trì các công trình xây dựng, máy móc và

các bộ phận của máy móc, nhà xưởng và hệ thống sản xuất, lập kế hoạch lịch trình

sản xuất và quy trình làm việc để đảm bảo các dự án kỹ thuật được thực hiện một

cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Kỹ thuật viên và trợ lý

chuyên viên

Kỹ thuật viên kiểm soát

quy trình

Kỹ thuật kiểm soát quy trình vận hành và giám sát bảng mạch trung tâm, hệ thống

điều khiển vi tính, máy móc điều khiển quy trình đa chức năng và duy trì quy trình

trong sản xuất và phân phối điện năng, xử lý nước thải và chất thải và các nhà máy

xử lý chất thải, nhà máy hóa chất, dầu mỏ và khí tự nhiên trong chế biến kim loại

và các hoạt động đa quy trình khác

Giám sát xây dựng Giám sát xây dựng điều phối, giám sát, kiểm soát và sắp xếp các hoạt động của

người lao động trong sản xuất, khai khoáng và xây dựng

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

Thư ký văn phòng

Thư ký văn phòng thực hiện một loạt các nhiệm vụ văn thư, hành chính theo các

quy trình xác định

Thư ký vận tải và ghi chép

nguyên vật liệu

Thư ký vận tải và ghi chép nguyên vật liệu giữ hồ sơ hàng hóa sản xuất, mua vào,

lưu kho, chuyển đi và vật liệu cần thiết theo ngày sản xuất cụ thể, hoặc ghi chép

các khía cạnh hoạt động và điều phối thời gian vận tải hàng hóa và khách hàng

Thư ký số liệu (Kế toán

viên)

Thư ký số liệu nắm bắt, biên soạn và tính toán kế toán, sổ sách kế toán, dữ liệu

thống kê, tài chính và dữ liệu số khác; chịu trách nhiệm về các giao dịch tiền mặt

liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Nhân viên dịch vụ và bán

hàng Giám sát tòa nhà

Giám sát tòa nhà điều phối, lên lịch làm việc và giám sát công việc của nhân viên

dọn dẹp và nhân viên buồng phòng khác trong các cơ sở thương mại, công nghiệp

và khu dân cư. Họ chịu trách nhiệm quản lý buồng phòng và giám sát chức năng

trong khách sạn, văn phòng, căn hộ, nhà ở và nhà riêng

Xây dựng (tiếp) Lao động nghề thủ công

hoặc các nghề tương tự

Thợ sơn, công nhân dọn

dẹp công trình xây dựng

Thợ sơn, công nhân dọn dẹp công trình xây dựng tòa nhà, lao động ngành nghề liên

quan khác chuẩn bị bề mặt, quét sơn và các vật liệu tương tự khác lên các tòa nhà

Page 68:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

63

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

tòa nhà, lao động ngành

nghề liên quan

và các công trình xây dựng khác, xe cộ hoặc các bộ phận được sản xuất khác nhau.

Họ cũng dán tường và trần nhà bằng giấy dán tường, làm sạch ống khói và bề mặt

bên ngoài của các tòa nhà và các công trình xây dựng khác.

Lao động sản xuất kim loại

kết cấu và kim loại tấm,

thợ làm khuôn và thợ hàn,

các lao động liên quan

Lao động sản xuất kim loại kết cấu và kim loại tấm, thợ làm khuôn và thợ hàn, các

lao động liên quan làm khuôn và lõi đúc kim loại, hàn và cắt các bộ phận kim loại,

thực hiện và sửa chữa các phần của tấm kim loại và lắp đặt, dựng, bảo trì và sửa

chữa các kết cấu kim loại nặng, hệ pu-li, cáp xe hơi và các thiết bị liên quan khác

Nhân viên sửa chữa và vận

hành thiết bị điện

Nhân viên sửa chữa và vận hành thiết bị điện lắp đặt, đồng bộ và duy trì các hệ

thống dây điện và thiết bị liên quan, máy móc và thiết bị điện khác và truyền tải

điện năng; cung cấp đường dây điện và dây cáp điện

Công nhân hoàn thiện

công trình và lao động

ngành nghề liên quan

Công nhân hoàn thiện công trình và lao động ngành nghề liên quan khác bao gồm

lắp đặt hoặc vận hành, bảo trì và sửa chữa mái nhà, sàn nhà, tường, hệ thống cách

nhiệt, kính cửa sổ hoặc các loại khung kính khác, cũng như hệ thống ống dẫn,

đường ống và hệ thống điện trong các tòa nhà và các công trình kiến trúc khác

Công nhân xây dựng

khung công trình và lao

động ngành nghề liên quan

Công nhân xây dựng khung công trình và lao động ngành nghề liên quan xây dựng,

bảo trì và sửa chữa các tòa nhà, đổ và sửa chữa móng, tường và công trình xây từ

gạch, đá và các vật liệu tương tự, định hình và hoàn thiện rải /lát đá cho công trình

và phục vụ các mục đích khác và tiến hành xây dựng hỗn hợp và thực hiện nhiệm

vụ bảo trì công trình

Công nhân vận hành máy,

nhà máy và thợ lắp ráp

Công nhân lắp ráp

Công nhân lắp ráp thực hiên lắp ráp các bộ phận đúc sẵn hoặc các bộ phận để tạo ra

các khối lắp ráp, sản phẩm, thiết bị, theo đúng quy trình lắp đặt. Các sản phẩm

hoàn thành có thể được chuyển từ một công nhân đến dây chuyền lắp ráp tiếp theo.

Nghề sơ cấp

Công nhân vệ sinh

Công nhân vệ sinh thu gom, xử lý và tái chế rác thải từ các tòa nhà, sân bãi, đường

phố và khu vực công cộng khác, hoặc giữ đường phố và các khu vực công cộng

khác sạch sẽ

Lao động vận tải và kho

bãi

Lao động vận tải và kho bãi điều khiển xe đạp và các loại phương tiện tương tự và

điều khiển xe dùng sức kéo động vật để vận chuyển hành khách, hàng hoá, điều

khiển máy móc dùng sức kéo động vật xử lý vận tải hàng hóa và hành lý và công

tác kho bãi

Lao động xây dựng Lao động xây dựng thực hiện công việc tay chân đơn giản và thường xuyên trong

khai khoáng, khai quặng, công trình dân dụng và hoạt động xây dựng

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế, Phân loại tiêu chuẩn Quốc tế về nghề nghiệp (ISCO 08)

Page 69:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

64

Hình 30: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và

xe có động cơ khác

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Bán buôn và bán lẻ;

sửa chữa ô tô, mô tô,

xe máy và xe có động

Bán buôn và bán lẻ;

sửa chữa ô tô, mô tô,

xe máy và xe có động

cơ (tiếp)

Quản lý

Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành xây dựng và rà soát các chính sách và kế

hoạch, chỉ đạo, phối hợp và đánh giá các hoạt động tổng thể của các doanh

nghiệp hoặc tổ chức (trừ tổ chức quyền lợi đặc biệt và cơ quan Chính phủ) với sự

hỗ trợ của các quản lý khác, thường theo hướng dẫn ban hành bởi Ban Giám đốc

hoặc một cơ quan quản lý mà họ có trách nhiệm giải trình về công tác thực hiện

và kết quả hoạt động.

Quản lý bán buôn và bán

lẻ

Quản lý bán buôn và bán lẻ lập kế hoạch, tổ chức, điều phối và kiểm soát các

hoạt động của cơ sở bán lẻ hoặc bán buôn hàng hoá. Họ chịu trách nhiệm về ngân

quỹ, nhân sự, chỉ đạo hoạt động và chỉ đạo chiến lược các cửa hàng, hoặc các

đơn vị tổ chức bán các sản phẩm đặc thù trong các cửa hàng

Quản lý phát triển,

marketing và bán hàng

Quản lý phát triển, marketing và bán hàng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm

soát và điều phối các hoạt động quảng cáo, quan hệ công chúng, nghiên cứu -

phát triển và các hoạt động bán hàng và marketing cho các doanh nghiệp và các

tổ chức, hoặc cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp và tổ

chức khác

Chuyên gia

Chuyên gia quan hệ công

chúng, marketing và bán

hàng

Chuyên gia quan hệ công chúng, marketing và bán hàng lập kế hoạch, phát triển,

điều phối và thực hiện các chương trình phổ biến thông tin để quảng bá các tổ

chức, hàng hóa và dịch vụ và đại diện cho doanh nghiệp nhằm bán nhiều loại

hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật, công nghiệp, y tế, dược phẩm, công nghệ thông tin

và truyền thông

Kỹ thuật viên và trợ lý

chuyên viên

Đại lý, môi giới thu mua

và bán hàng

Đại lý, môi giới thu mua và bán hàng đại diện cho các công ty, Chính phủ và các

tổ chức khác để thu mua và bán hàng hóa, sản phẩm, bảo hiểm, vận chuyển và

các dịch vụ khác cho các tổ chức công nghiệp, chuyên nghiệp, thương mại hoặc

các cơ sở khác, hoặc làm đại lý độc lập để mang người mua và người bán hàng

hoá và dịch vụ đến với nhau

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

Thư ký văn phòng Thư ký văn phòng thực hiện một loạt các nhiệm vụ văn thư, hành chính theo các

quy trình xác định

Thư ký vận tải và ghi chép

nguyên vật liệu

Thư ký vận tải và ghi chép nguyên vật liệu giữ hồ sơ hàng hóa sản xuất, mua vào,

lưu kho, chuyển đi và vật liệu cần thiết theo ngày sản xuất cụ thể, hoặc ghi chép

các khía cạnh hoạt động và điều phối thời gian vận tải hàng hóa và khách hàng

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

(tiếp)

Thư ký số liệu (Kế toán

viên)

Thư ký số liệu nắm bắt, biên soạn và tính toán kế toán, sổ sách kế toán, dữ liệu

thống kê, tài chính và dữ liệu số khác; chịu trách nhiệm về các giao dịch tiền mặt

Page 70:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

65

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Nhân viên thông tin khách

hàng

Nhân viên thông tin khách hàng cung cấp hoặc thu thập thông trực tiếp, qua điện

thoại hoặc các phương tiện điện tử như e-mail liên quan đến việc sắp xếp đi lại,

mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức, đăng ký và chào đón khách và du

khách, sắp xếp các cuộc hẹn, kết nối điện thoại và thu thập thông tin từ phiếu

điều tra hoặc nộp đơn dịch vụ

Nhân viên dịch vụ và bán

hàng

Nhân viên bán hàng tại cửa

hàng

Nhân viên bán hàng tại cửa hàng bán nhiều loại hàng hóa và dịch vụ trực tiếp cho

khách hàng hoặc thay mặt cho cơ sở bán lẻ và bán buôn. Họ giải thích chức năng

và chất lượng của hàng hóa và dịch vụ và có thể mở một vài cửa hàng nhỏ hoặc

giám sát hoạt động của trợ lý bán hàng và nhân viên thu ngân tại cửa hàng

Nhân viên bán hàng đường

phố và tại chợ

Nhân viên bán hàng đường phố và tại chợ bán hàng tại gian hàng trong chợ hoặc

trên đường phố; chuẩn bị và bán đồ ăn nhanh, đồ uống nóng hoặc lạnh dùng ngay

trong đường phố và những nơi công cộng

Lao động nghề thủ công

hoặc các nghề tương tự

Nhân viên sửa chữa và vận

hành thiết bị điện

Nhân viên sửa chữa và vận hành thiết bị điện lắp đặt, đồng bộ và duy trì các hệ

thống dây điện và thiết bị liên quan, máy móc và thiết bị điện khác và truyền tải

điện năng và cung cấp đường dây điện và dây cáp điện

Công nhân vận hành máy,

nhà máy và thợ lắp ráp

Lái xe gắn máy, xe tải, xe

hơi

Lái xe gắn máy, xe tải, xe hơi điều khiển và định hướng xe gắn máy, xe ba bánh

cơ giới, xe hơi hoặc xe tải để vận chuyển hành khách, vật liệu, hàng hoá

Nghề sơ cấp

Công nhân vệ sinh

Công nhân vệ sinh thu gom, xử lý và tái chế rác thải từ các tòa nhà, sân bãi,

đường phố và khu vực công cộng khác, hoặc giữ đường phố và các khu vực công

cộng khác sạch sẽ

Lao động vận tải và kho

bãi

Lao động vận tải và kho bãi điều khiển xe đạp và các loại phương tiện tương tự

và điều khiển xe dùng sức kéo động vật để vận chuyển hành khách, hàng hoá,

điều khiển máy móc dùng sức kéo động vật, xử lý vận tải hàng hóa và hành lý và

công tác kho bãi

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế, Phân loại tiêu chuẩn Quốc tế về nghề nghiệp (ISCO 08)

Page 71:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

66

Hình 31: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Vận tải, Kho bãi

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Vận tải và Kho bãi

Quản lý

Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành xây dựng và rà soát các chính sách và kế

hoạch, chỉ đạo, phối hợp và đánh giá các hoạt động tổng thể của các doanh

nghiệp hoặc tổ chức (trừ tổ chức quyền lợi đặc biệt và cơ quan Chính phủ) với sự

hỗ trợ của các quản lý khác, thường theo hướng dẫn ban hành bởi Ban Giám đốc

hoặc một cơ quan quản lý mà họ có trách nhiệm giải trình về công tác thực hiện

và kết quả hoạt động.

Kỹ thuật viên và trợ lý

chuyên viên

Đại lý, môi giới thu mua

và bán hàng

Đại lý, môi giới thu mua và bán hàng đại diện cho các công ty, Chính phủ và các

tổ chức khác để thu mua và bán hàng hóa, sản phẩm, bảo hiểm, vận chuyển và

các dịch vụ khác cho các tổ chức công nghiệp, chuyên nghiệp, thương mại hoặc

các cơ sở khác, hoặc làm đại lý độc lập để mang người mua và người bán hàng

hoá và dịch vụ đến với nhau

Kỹ thuật viên và nhân viên

điều khiển tàu

Kỹ thuật viên và nhân viên điều khiển tàu ra lệnh và điều hướng tàu, thực hiện

chức năng kỹ thuật để đảm bảo quá trình di chuyển và vận hành an toàn và hiệu

quả; phát triển hệ thống kiểm soát không gian điện, điện tử và vi tính

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

Thư ký văn phòng Thư ký văn phòng thực hiện một loạt các nhiệm vụ văn thư, hành chính theo các

quy trình xác định.

Thư ký vận tải và ghi chép

nguyên vật liệu

Thư ký vận tải và ghi chép nguyên vật liệu giữ hồ sơ hàng hóa sản xuất, mua vào,

lưu kho, chuyển đi và vật liệu cần thiết theo ngày sản xuất cụ thể, hoặc ghi chép

các khía cạnh hoạt động và điều phối thời gian vận tải hàng hóa và khách hàng.

Thư ký số liệu

(Kế toán viên)

Thư ký số liệu nắm bắt, biên soạn và tính toán kế toán, sổ sách kế toán, dữ liệu

thống kê, tài chính và dữ liệu số khác và chịu trách nhiệm về các giao dịch tiền

mặt liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhân viên thông tin khách

hàng

Nhân viên thông tin khách hàng cung cấp hoặc thu thập thông trực tiếp, qua điện

thoại hoặc các phương tiện điện tử như e-mail liên quan đến việc sắp xếp đi lại,

mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức, đăng ký và chào đón khách và du

khách, sắp xếp các cuộc hẹn, kết nối điện thoại và thu thập thông tin từ phiếu

điều tra hoặc nộp đơn dịch vụ

Vận tải và Kho bãi

(tiếp)

Lao động nghề thủ công

hoặc các nghề tương tự

Nhân viên sửa chữa và vận

hành thiết bị điện

Nhân viên sửa chữa và vận hành thiết bị điện lắp đặt, đồng bộ và duy trì các hệ

thống dây điện và thiết bị liên quan, máy móc và thiết bị điện khác và truyền tải

điện năng và cung cấp đường dây điện và dây cáp điện

Page 72:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

67

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Công nhân vận hành máy,

nhà máy và thợ lắp ráp

Lái xe gắn máy, xe tải, xe

hơi

Lái xe gắn máy, xe tải, xe hơi điều khiển và định hướng xe gắn máy, xe ba bánh

cơ giới, xe hơi hoặc xe tải để vận chuyển hành khách, vật liệu, hàng hoá

Lái xe khách và xe tải

hạng nặng

Lái xe khách và xe tải hạng nặng điều khiển và định hướng xe tải nặng, xe tải, xe

khách hoặc xe điện để vận chuyển hàng hóa, chất lỏng, vật liệu nặng, bưu kiện

hoặc hành khách

Công nhân điều khiển

động cơ đầu máy và công

nhân liên quan

Công nhân điều khiển động cơ đầu máy và công nhân liên quan điều khiển, hoặc

hỗ trợ điều khiển các động cơ đầu máy để vận chuyển hành khách và vận tải hàng

hóa, chịu trách nhiệm và bảo vệ tàu vận tải hàng hóa đường sắt trong quá trình

chạy, kiểm soát sự chuyển động của phương tiện giao thông đường sắt bằng hệ

thống tín hiệu hoạt động, bẻ ghi chuyển hướng đầu máy và bố trí tàu trong sân

ga, bố trí tàu để kéo trong hầm mỏ và điều khiển chuyển động của các tàu này

Thủy thủ trên boong tàu và

lao động liên quan

Thủy thủ trên boong tàu và lao động liên quan thực hiện nhiệm vụ boong trên tàu

và nhiệm vụ tương tự trên boong các phương tiện hàng hải khác

Nghề sơ cấp

Công nhân vệ sinh

Công nhân vệ sinh thu gom, xử lý và tái chế rác thải từ các tòa nhà, sân bãi,

đường phố và khu vực công cộng khác, hoặc giữ đường phố và các khu vực công

cộng khác sạch sẽ

Lao động vận tải và kho

bãi

Lao động vận tải và kho bãi vận hành các phương tiện vận chuyển hàng hóa.

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế, Phân loại tiêu chuẩn Quốc tế về nghề nghiệp (ISCO 08)

Hình 32: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Thông tin và truyền thông

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Thông tin và truyền

thông

Quản lý

Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành xây dựng và rà soát các chính sách và kế

hoạch, chỉ đạo, phối hợp và đánh giá các hoạt động tổng thể của các doanh

nghiệp hoặc tổ chức (trừ tổ chức quyền lợi đặc biệt và cơ quan Chính phủ) với sự

hỗ trợ của các quản lý khác, thường theo hướng dẫn ban hành bởi Ban Giám đốc

hoặc một cơ quan quản lý mà họ có trách nhiệm giải trình về công tác thực hiện

và kết quả hoạt động.

Page 73:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

68

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Quản lý D.vụ công nghệ thông tin và truyền thông lập kế hoạch, chỉ đạo và điều

phối việc mua lại, phát triển, bảo trì và sử dụng hệ thống máy tính và viễn thông

Chuyên gia

Chuyên gia quan hệ công

chúng, marketing và bán

hàng

Chuyên gia quan hệ công chúng, marketing và bán hàng lập kế hoạch, phát triển,

điều phối và thực hiện các chương trình phổ biến thông tin để quảng bá các tổ

chức, hàng hóa và dịch vụ và đại diện cho doanh nghiệp nhằm bán nhiều loại

hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật, công nghiệp, y tế, dược phẩm, công nghệ thông tin

và truyền thông

Chuyên gia mạng và dữ

liệu

Chuyên gia mạng và dữ liệu thiết kế, phát triển, kiểm soát, bảo trì và hỗ trợ hiệu

suất hoạt động tối ưu; bảo mật hệ thống và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin,

bao gồm cả cơ sở dữ liệu, phần cứng và phần mềm, mạng và các hệ điều hành

Nhân viên phân tích và

phát triển ứng dụng và

phần mềm

Nhân viên phân tích và phát triển ứng dụng và phần mềm tiến hành nghiên cứu,

lập kế hoạch, thiết kế, viết, kiểm tra, tư vấn và cải thiện hệ thống công nghệ

thông tin, ví dụ như phần cứng, phần mềm và các ứng dụng khác để đáp ứng yêu

cầu cụ thể

……

Chuyên viên hỗ trợ và kỹ

thuật viên

Kỹ thuật viên hỗ trợ người

dùng và hoạt động công

nghệ truyền thông và

thông tin

Kỹ thuật viên hỗ trợ người dùng và hoạt động công nghệ truyền thông và thông

tin cung cấp hỗ trợ cho các hoạt động thường nhật của các hệ thống thông tin và

truyển thông, hệ thống máy tính, mạng và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho người

dùng

Kỹ thuật viên phát thanh

truyền hình và viễn thông

Kỹ thuật viên phát thanh truyền hình và viễn thông kiểm soát chức năng kỹ thuật

của thiết bị ghi âm, chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh và phát hình ảnh, âm thanh qua

đài, tivi cũng như các hình thức tín hiệu viễn thông trên đất liền, trên biển hay

trên máy bay, thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật liên quan các nghiên cứu kỹ thuật viễn

thông và công tác thiết kế, sản xuất, lắp ráp, xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa

chữa hệ thống viễn thông

Thông tin và truyền

thông (tiếp)

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

Thư ký văn phòng Thư ký văn phòng thực hiện một loạt các nhiệm vụ văn thư, hành chính theo các

quy trình xác định

Thư ký số liệu

(Kế toán viên)

Kỹ thuật viên phát thanh truyền hình và viễn thông kiểm soát chức năng kỹ thuật

của thiết bị ghi âm, chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh và phát hình ảnh, âm thanh qua

đài, Tivi cũng như các hình thức tín hiệu viễn thông trên đất liền, trên biển hay

trên máy bay, thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật liên quan các nghiên cứu kỹ thuật viễn

thông và công tác thiết kế, sản xuất, lắp ráp, xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa

chữa hệ thống viễn thông

Lao động thủ công và lao

động ngành nghề liên quan

Nhân viên sửa chữa và vận

hành thiết bị điện

Nhân viên sửa chữa và vận hành thiết bị điện lắp đặt, đồng bộ và duy trì các hệ

thống dây điện và thiết bị liên quan, máy móc và thiết bị điện khác và truyền tải

Page 74:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

69

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

điện năng và cung cấp đường dây điện và dây cáp điện

Công nhân lắp đặt, sửa

chữa điện tử viễn thông

Công nhân lắp đặt, sửa chữa điện tử viễn thông lắp đặt, bảo trì, điều chỉnh và sửa

chữa thiết bị điện tử như máy móc thương mại và văn phòng; các công cụ điện

tử; hệ thống điều khiển và cài đặt, sửa chữa và bảo trì thiết bị viễn thông, thiết bị

truyền dẫn dữ liệu, cáp, ăng-ten và sửa chữa, điều chỉnh và bảo trì máy tính

Công việc sơ cấp Công nhân vệ sinh

Công nhân vệ sinh thu gom, xử lý và tái chế rác thải từ các tòa nhà, sân bãi,

đường phố và khu vực công cộng khác, hoặc giữ đường phố và các khu vực công

cộng khác sạch sẽ

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế, Phân loại tiêu chuẩn Quốc tế về nghề nghiệp (ISCO 08)

Hình 33: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Dịch vụ Lưu trú và ăn uống

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Lưu trú và ăn uống

Quản lý

Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành xây dựng và rà soát các chính sách và kế

hoạch, chỉ đạo, phối hợp và đánh giá các hoạt động tổng thể của doanh nghiệp

hoặc tổ chức (trừ tổ chức quyền lợi đặc biệt và cơ quan Chính phủ) với sự hỗ trợ

của các quản lý khác, thường theo hướng dẫn ban hành bởi Ban Giám đốc hoặc

một cơ quan quản lý mà họ có trách nhiệm giải trình về công tác thực hiện và kết

quả hoạt động.

Quản lý phát triển,

marketing và bán hàng

Quản lý phát triển, marketing và bán hàng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm

soát và điều phối các hoạt động quảng cáo, quan hệ công chúng, nghiên cứu -

phát triển và các hoạt động bán hàng và marketing cho các doanh nghiệp và các

tổ chức, hoặc cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp và tổ

chức khác

Quản lý khách sạn và nhà

hàng

Quản lý khách sạn và nhà hàng lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo hoạt động của

các cơ sở cung cấp phòng nghỉ, đồ ăn, - uống và các dịch vụ khách sạn khác

Chuyên viên

Phụ trách quan hệ công

chúng, marketing và bán

hàng

Phụ trách quan hệ công chúng, marketing và bán hàng lập kế hoạch, phát triển,

điều phối và thực hiện các chương trình phổ biến thông tin để quảng bá các tổ

chức, hàng hóa và dịch vụ và đại diện cho D.nghiệp bán nhiều loại hàng hóa và

D.vụ K.thuật, công nghiệp, y tế, dược phẩm, công nghệ thông tin và truyền thông

Page 75:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

70

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Kỹ thuật viên và trợ lý

chuyên viên

Trợ lý chuyên môn lĩnh

vực nghệ thuật, văn hóa và

ẩm thực

Trợ lý chuyên môn lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa và ẩm thực kết hợp kỹ năng sáng

tạo, kiến thức văn hóa và kỹ thuật trong việc chụp và xử lý hình ảnh; thiết kế và

trang trí các loại hình sân khấu, trưng bày cửa hàng và thiết kế nội thất nhà ở;

chuẩn bị vật phẩm trưng bày; bảo dưỡng bộ sưu tập trong các thư viện và phòng

trưng bày, hệ thống danh mục và các bản ghi chép; thiết kế thực đơn, chuẩn bị và

trình bày thức ăn; cung cấp các hỗ trợ cho sân khấu, phim và sản xuất truyền

hình; và trong các lĩnh vực khác của đời sống văn hóa nghệ thuật

Lưu trú và ăn uống

(tiếp)

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

Thư ký văn phòng Thư ký văn phòng thực hiện một loạt các nhiệm vụ văn thư, hành chính theo các

quy trình xác định

Thư ký số liệu (Kế toán

viên)

Thư ký số liệu nắm bắt, biên soạn và tính toán kế toán, sổ sách kế toán, dữ liệu

thống kê, tài chính và dữ liệu số khác và chịu trách nhiệm về các giao dịch tiền

mặt liên quan đến hoạt động kinh doanh

Nhân viên thông tin khách

hàng

Nhân viên thông tin khách hàng cung cấp hoặc thu thập thông trực tiếp, qua điện

thoại hoặc các phương tiện điện tử như e-mail liên quan đến việc sắp xếp đi lại,

mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ của đối tác, đăng ký và chào đón khách và du

khách, sắp xếp các cuộc hẹn, kết nối điện thoại và thu thập thông tin từ phiếu

điều tra hoặc phiếu dịch vụ

Nhân viên dịch vụ và bán

hàng

Giám sát buồng phòng và

tòa nhà

Giám sát buồng phòng và tòa nhà điều phối, lên lịch làm việc và giám sát phần

việc của nhân viên vệ sinh và nhân viên buồng phòng khác trong các khuôn viên

thương mại, công nghiệp và khu dân cư. Họ chịu trách nhiệm quản lý buồng

phòng và các chức năng trông coi trong khách sạn, văn phòng, căn hộ, các khu

nhà ở .

Đầu bếp

Phụ trách bếp lập kế hoạch, sắp xếp, chuẩn bị và nấu các bữa ăn trong khách sạn,

nhà hàng và các địa điểm ăn uống khác, trên thuyền, trên tàu khách và trong các

hộ gia đình.

Hướng dẫn viên, nhân viên

bán vé, nhân viên phục vụ

du lịch

Nhân viên dịch vụ, cán bộ điều hành, Hướng dẫn viên cung cấp các dịch vụ

khách hàng đa dạng như du lịch bằng máy bay, tàu, thuyền, xe du lich hoặc các

phương tiện khác và hướng dẫn các khách lẻ và khách đoàn, trong chương trình

tham quan, ngắm cảnh và thưởng ngoạn

Page 76:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

71

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Nhân viên pha chế và phục

vụ bàn

Nhân viên phục vụ và nhân viên pha chế phục vụ đồ ăn và thức uống tại các khu

vực ăn uống chuyên biêt, câu lạc bộ, các cơ quan và căng tin, trên thuyền và trên

các tàu khách

Công nhân vận hành máy,

nhà máy và thợ lắp ráp

Lái xe gắn máy, xe tải, xe

hơi

Lái xe gắn máy, xe tải, xe hơi điều khiển và định hướng xe gắn máy, xe ba bánh

cơ giới, xe hơi hoặc xe tải để vận chuyển hành khách, vật liệu, hàng hoá

Nhân viên vận hành máy

chế biến thực phẩm và các

thực phẩm liên quan

Nhiên viên vận hành máy chế biến thực phẩm và các thực phầm liên quan thiết

lập, vận hành máy móc chuyên dụng trong các lò giết mổ , sơ chế thực phẩm;

nướng, giữ đông, giữ nóng, nghiền, trộn và quá trình chế biến các thực phẩm, đồ

uống và sản xuất thuốc lá khác.

Lưu trú và ăn

uống(tiếp)

Nghề sơ cấp

Công nhân vệ sinh

Công nhân vệ sinh thu gom, xử lý và tái chế rác thải từ các tòa nhà, sân bãi,

đường phố và khu vực công cộng khác, hoặc giữ đường phố và các khu vực công

cộng khác sạch sẽ

Lao động vận tải và kho

bãi

Lao động vận tải và kho bãi điều khiển các xe chở chuyên dụng và các phương

tiện vận tải tương tự, xe kéo dùng sức động vật để vận chuyển hành khách, hàng

hoá, điều khiển máy kéo dùng sức động vật, đảm nhiệm vận tải hàng hóa và hành

lý và công tác kho bãi

Nhân viên rửa xe, vệ sinh,

giặt là và các công việc tay

chân khác

Nhân viên rửa xe, vệ sinh, giặt là và các công việc tay chân khác sẽ vệ sinh cửa

sổ, tủ trưng bày hoặc các mặt ngoài tòa nhà, hoặc rửa xe, giặt là thường hoặc giặt

khô đồ vải hay giặt tay các sản phẩm dệt may khác

Nhân viên tạp vụ và vệ

sinh trong các khu văn

phòng, khách sạn

Nhân viên tạp vụ và vệ sinh trong các khu văn phòng, khách sạn sẽ dọn dẹp, hút

bụi, rửa, đánh bóng, làm sạch các loại đồ vải, mua các tiện ích dùng trong gia

đình; đảm nhận các phần việc để giữ sạch sẽ và gọn gàng nội thất và đồ dùng

trong khách sạn, khu văn phòng và các khu vực khác, đồng thời vệ sinh trên máy

bay, tàu hỏa, xe vận tải khách và các phương tiện chở khách tương tự

Nhân viên hỗ trợ chế biến

thực phẩm

Nhân viên hỗ trợ chế biến thực phẩm sẽ chuẩn bị và sơ chế qua một số ít món ăn

hoặc đồ uống theo phân công, dọn bàn ăn, khu vực bếp và rửa bát đĩa.

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế, Phân loại tiêu chuẩn Quốc tế về nghề nghiệp (ISCO 08)

Page 77:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

72

Hình 34: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Tài chính, ngân

hàng và bảo hiểm

Quản lý

Tổng giám đốc và Giám đốc điều

hành

Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành xây dựng và rà soát các chính sách và

kế hoạch, chỉ đạo, phối hợp và đánh giá các hoạt động tổng thể của các

doanh nghiệp hoặc tổ chức (trừ tổ chức quyền lợi đặc biệt và cơ quan Chính

phủ) với sự hỗ trợ của các quản lý khác, thường theo hướng dẫn ban hành

bởi Ban Giám đốc hoặc một cơ quan quản lý mà họ có trách nhiệm giải trình

về công tác thực hiện và kết quả hoạt động.

Quản lý phát triển, marketing và

bán hàng

Quản lý phát triển, marketing và bán hàng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,

kiểm soát và điều phối các hoạt động quảng cáo, quan hệ công chúng, nghiên

cứu - phát triển và các hoạt động bán hàng và marketing cho các doanh

nghiệp và các tổ chức, hoặc cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho các

doanh nghiệp và tổ chức khác

Quản lý dịch vụ chuyên môn

Quản lý dịch vụ chuyên môn lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối công tác

cung cấp các dịch vụ chuyên môn và quản lý chi nhánh của các tổ chức cung

cấp dịch vụ tài chính và bảo hiểm

Chuyên viên

Chuyên gia quản trị

Chuyên gia quản trị áp dụng các quan niệm khác nhau và các lý thuyết liên

quan đến nâng cao hiệu quả của tổ chức và các cá nhân trong tổ chức

Chuyên gia quan hệ công chúng,

marketing và bán hàng

Chuyên gia quan hệ công chúng, marketing và bán hàng lập kế hoạch, phát

triển, điều phối và thực hiện các chương trình phổ biến thông tin để quảng bá

các tổ chức, hàng hóa và dịch vụ và đại diện cho doanh nghiệp nhằm bán

nhiều loại hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật, công nghiệp, y tế, dược phẩm, công

nghệ thông tin và truyền thông

Chuyên gia tài chính

Chuyên gia tài chính lập kế hoạch, phát triển, tổ chức, quản trị, đầu tư, quản

lý và tiến hành phân tích định lượng hệ thống kế toán tài chính hoặc kinh phí

chi cho cá nhân, cơ sở và các tổ chức công hoặc tư

Kỹ thuật viên và trợ lý

chuyên viên

Chuyên viên hỗ trợ toán học và

tài chính

Chuyên viên hỗ trợ toán học và tài chính đầu tư vào các danh mục và các tài

sản khác nhau, lưu giữ hồ sơ giao dịch tài chính, phân tích thông tin đơn xin

vay tiền và đưa ra quyết định, mua bán các công cụ tài chính và thực hiện

các phép tính toán và các thuật toán liên quan

Page 78:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

73

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Tài chính, ngân

hàng và bảo hiểm

(tiếp)

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

Thư ký văn phòng

Thư ký văn phòng thực hiện một loạt các nhiệm vụ văn thư, hành chính theo

các quy trình xác định

Thư ký số liệu (Kế toán viên)

Thư ký số liệu nắm bắt, biên soạn và tính toán kế toán, sổ sách kế toán, dữ

liệu thống kê, tài chính và dữ liệu số khác và chịu trách nhiệm về các giao

dịch tiền mặt liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Nhân viên thông tin khách hàng

Nhân viên thông tin khách hàng cung cấp hoặc thu thập thông trực tiếp, qua

điện thoại hoặc các phương tiện điện tử như e-mail liên quan đến việc sắp

xếp đi lại, mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức, đăng ký và chào

đón khách và du khách, sắp xếp các cuộc hẹn, kết nối điện thoại và thu thập

thông tin từ phiếu điều tra hoặc nộp đơn dịch vụ

Giao dịch viên, thu ngân và thư

ký liên quan

Giao dịch viên, thu ngân và thư ký liên quan thực hiện các hoạt động liên

quan công tác xử lý tiền trong các cơ sở thuộc lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ

bưu chính, cá cược hoặc cờ bạc, cầm đồ và thu nợ

Nghề sơ cấp

Công nhân vệ sinh

Công nhân vệ sinh thu gom, xử lý và tái chế rác thải từ các tòa nhà, sân bãi,

đường phố và khu vực công cộng khác, hoặc giữ đường phố và các khu vực

công cộng khác sạch sẽ.

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế, Phân loại tiêu chuẩn Quốc tế về nghề nghiệp (ISCO 08)

Hình 35: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Giáo dục và đào tạo

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Giáo dục và đào

tạo

Quản lý

Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành xây dựng và rà soát các chính sách và kế

hoạch, chỉ đạo, phối hợp và đánh giá các hoạt động tổng thể của các doanh

nghiệp hoặc tổ chức (trừ tổ chức quyền lợi đặc biệt và cơ quan Chính phủ) với sự

hỗ trợ của các quản lý khác, thường theo hướng dẫn ban hành bởi Ban Giám đốc

hoặc một cơ quan quản lý mà họ có trách nhiệm giải trình về công tác thực hiện

và kết quả hoạt động.

Page 79:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

74

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Giáo dục và đào

tạo (tiếp)

Chuyên viên

Chuyên gia giảng dạy

khác

Chuyên gia giảng dạy khác tiến hành nghiên cứu và tư vấn về phương pháp giảng

dạy, giảng dạy cho những người có khó khăn trong học tập hoặc có nhu cầu đặc

biệt; dạy ngôn ngữ không phải tiếng bản địa phục vụ dân di cư và các mục đích

liên quan; cung cấp dịch vụ gia sư tư nhân; giảng dạy nghệ thuật, công nghệ

thông tin và các môn học khác ngoài chương trình chính trong hệ thống giáo dục

đại học, trung học và tiểu học; cung cấp dịch vụ giảng dạy khác không được xếp

vào nhóm phụ lớn 23, chuyên gia giảng dạy

Giáo viên mẫu giáo và tiểu

học

Giáo viên mẫu giáo và tiểu học giảng dạy một nhóm các môn học ở cấp tiểu học

và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ em dưới độ tuổi tiểu học

Giáo viên trung học

Giáo viên trung học giảng dạy một hoặc nhiều môn học ở cấp trung học, trừ các

môn học định hướng để chuẩn bị việc làm cho học sinh trong các lĩnh vực nghề

nghiệp cụ thể

Giảng viên đại học và

giảng viên giáo dục sau

trung học

Giảng viên đại học và cán bộ giáo dục bậc sau phổ thông soạn giáo án, giảng dạy

và tiến hành hướng dẫn trong một hoặc nhiều môn học trong khóa học quy định

tại một trường đại học hoặc cơ sở giáo dục sau phổ thông. Họ tiến hành nghiên

cứu, soạn thảo sách và nghiên cứu học thuật.

Giảng viên đào tạo nghề

Giảng viên đào tạo nghề giảng dạy hoặc hướng nghiệp, hướng dẫn các vấn đề

nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục chuyên sâu cho người lớn và cho học

sinh/sinh viên năm cuối tại các trường trung học và cao đẳng. Họ chuẩn bị cho

sinh viên để làm việc trong các ngành nghề cụ thể hoặc các lĩnh vực nghề nghiệp

mà các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo sau trung học thường không đào tạo

Kỹ thuật viên và trợ lý

chuyên viên

Thư ký chuyên môn và

hành chính

Thư ký chuyên môn và hành chính sử dụng kiến thức về hoạt động sản xuất kinh

doanh của tổ chức nơi họ đang làm việc để cung cấp các hỗ trợ về tài liệu, thông

tin và tổ chức. Họ chịu trách nhiệm giám sát các thư ký văn phòng trong tổ chức.

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

Thư ký văn phòng

Thư ký văn phòng thực hiện một loạt các nhiệm vụ văn thư, hành chính theo các

quy trình xác định

Thư ký số liệu

(Kế toán viên)

Thư ký số liệu nắm bắt, biên soạn và tính toán kế toán, sổ sách kế toán, dữ liệu

thống kê, tài chính và dữ liệu số khác và chịu trách nhiệm về các giao dịch tiền

mặt liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Page 80:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

75

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Giáo dục và đào

tạo (tiếp)

Nhân viên dịch vụ và bán

hàng

Nhân viên chăm sóc trẻ

em và trợ giảng

.Nhân viên chăm sóc trẻ em và trợ giảng chăm sóc và giám sát trẻ em trong các

trường học, nhà ở và các cơ sở chăm sóc trẻ em

Nghề sơ cấp Công nhân vệ sinh

Công nhân vệ sinh thu gom, xử lý và tái chế rác thải từ các tòa nhà, sân bãi,

đường phố và khu vực công cộng khác, hoặc giữ đường phố và các khu vực công

cộng khác sạch sẽ

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế, Phân loại tiêu chuẩn Quốc tế về nghề nghiệp (ISCO 08)

Hình 36: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong khối công chức, viên chức

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Khối Công chức viên

chức

Quản lý

Giám đốc các Sở, Ban,

Ngành

Giám đốc các Sở, Ban, Ngành xây dựng và rà soát các chính sách và kế hoạch,

chỉ đạo, phối hợp và đánh giá các hoạt động tổng thể của các doanh nghiệp hoặc

tổ chức (trừ tổ chức quyền lợi đặc biệt và cơ quan Chính phủ) với sự hỗ trợ của

các quản lý khác, thường theo hướng dẫn ban hành bởi Ban Giám đốc hoặc một

cơ quan quản lý mà họ có trách nhiệm giải trình về công tác thực hiện và kết quả

hoạt động.

Nhà hoạch định chính sách

và quan chức cấp cao

Nhà hoạch định chính sách và quan chức cấp cao xác định, soạn thảo, tư vấn và

chỉ đạo thực hiện chính sách quốc gia, Chính phủ, khu vực hoặc chính quyền địa

phương và các tổ chức quyền lợi đặc biệt. Họ soạn thảo, phê chuẩn, sửa đổi hoặc

bãi bỏ các luật, quy định công;và lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát và

đánh giá hoạt động tổng thể của các ban ngành Chính phủ và các cơ quan, cộng

đồng truyền thống và các tổ chức quyền lợi đặc biệt

Chuyên viên

Chuyên gia tính toán và

thống kê (VD: nhân viên

làm việc tại Cục thống kê

tỉnh Quảng Ninh)

Chuyên gia tính toán và thống kê tiến hành nghiên cứu, cải tiến hoặc phát triển

các khái niệm, quan điểm, lý thuyết, mô hình hoạt động và phương pháp kỹ thuật

toán học, định phí và thống kê; và áp dụng kiến thức này cho một loạt các nhiệm

vụ trong các lĩnh vực như kỹ thuật, kinh doanh, xã hội và khoa học khác

Chuyên gia pháp luật

Chuyên gia pháp luật tiến hành nghiên cứu về các vấn đề pháp lý, tư vấn cho

khách hàng về các khía cạnh pháp lý của vấn đề, bào chữa trong các vụ kiện hoặc

khởi tố các vụ kiện tại tòa án, chủ trì thủ tục tư pháp tại tòa án và dự thảo luật và

Page 81:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

76

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

các quy định

Kỹ thuật viên và trợ lý

chuyên viên

Thư ký chuyên môn và

hành chính

Thư ký chuyên môn và hành chính sử dụng kiến thức về hoạt động sản xuất kinh

doanh của tổ chức nơi họ đang làm việc để cung cấp các hỗ trợ về tài liệu, thông

tin và tổ chức. Họ chịu trách nhiệm giám sát các thư ký văn phòng trong tổ chức.

Chuyên viên hỗ trợ pháp lý

và xã hội

Chuyên viên hỗ trợ pháp lý và xã hội cung cấp dịch vụ kỹ thuật và thực hành; và

hỗ trợ chức năng trong quy trình pháp lý và điều tra, các chương trình xã hội và

hỗ trợ cộng đồng

Khối Công chức viên

chức (tiếp)

Kỹ thuật viên và trợ lý

chuyên viên

Chuyên viên hỗ trợ pháp

định Chính phủ

Chuyên viên hỗ trợ pháp định Chính phủ quản lý, thi hành hoặc áp dụng các quy

định liên quan của Chính phủ và các quy định liên quan đến biên giới quốc gia,

thuế, phúc lợi xã hội và ban hành hoặc kiểm tra đơn xin cấp phép hoặc các giấy

phép liên quan đến du lịch, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, thành lập doanh

nghiệp, xây dựng công trình và các hoạt động khác theo các quy định của Chính

phủ

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

Thư ký văn phòng Thư ký văn phòng thực hiện một loạt các nhiệm vụ văn thư, hành chính theo các

quy trình xác định

Thư ký số liệu (Kế toán

viên)

Thư ký số liệu nắm bắt, biên soạn và tính toán kế toán, sổ sách kế toán, dữ liệu

thống kê, tài chính và dữ liệu số khác và chịu trách nhiệm về các giao dịch tiền

mặt liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế, Phân loại tiêu chuẩn Quốc tế về nghề nghiệp (ISCO 08)

Hình 37: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong ngành Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Y tế và hoạt động trợ

giúp xã hội

Quản lý

Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành xây dựng và rà soát các chính sách và kế

hoạch, chỉ đạo, phối hợp và đánh giá các hoạt động tổng thể của các doanh

nghiệp hoặc tổ chức (trừ tổ chức quyền lợi đặc biệt và cơ quan Chính phủ) với sự

hỗ trợ của các quản lý khác, thường theo hướng dẫn ban hành bởi Ban Giám đốc

hoặc một cơ quan quản lý mà họ có trách nhiệm giải trình về công tác thực hiện

và kết quả hoạt động.

Page 82:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

77

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Y tế và hoạt động trợ

giúp xã hội (tiếp)

Chuyên viên

Bác sỹ

Bác sỹ nghiên cứu, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật, thương tích và

các suy yếu về thể chất và tinh thần khác ở người thông qua việc áp dụng các

nguyên lý và phác đồ điều trị của y học hiện đại. Họ lên kế hoạch, giám sát và

đánh giá công tác thực hiện kế hoạch chăm sóc và điều trị được tiến hành bởi các

cơ sở chăm sóc sức khỏe khác và tiến hành giáo dục y tế cũng như các hoạt động

nghiên cứu

Chuyên viên hỗ trợ Điều

dưỡng và nữ hộ sinh

Điều dưỡng và nữ hộ sinh cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị cho những

người bị tổn thương thể chất hoặc tinh thần, người tàn tật, ốm yếu và những

người cần được chăm sóc để đề phòng các rủi ro tiềm ẩn với sức khoẻ trước,

trong và sau khi sinh con. Họ chịu trách nhiệm lập kế hoạch, quản lý và đánh giá

các dịch vụ chăm sóc bệnh nhân, bao gồm công tác giám sát nhân viên y tế khác,

làm việc độc lập hoặc theo nhóm với các bác sĩ và các nhân viên khác để ứng

dụng công tác phòng và chữa bệnh vào thực tế

Chuyên viên y tế khác

Chuyên viên y tế khác cung cấp dịch vụ y tế liên quan đến nha khoa, dược, y tế

và vệ sinh môi trường, sức khỏe và an toàn lao động, vật lý trị liệu, dinh dưỡng,

nghe, nói, nhìn và phương pháp điều trị phục hồi chức năng. Nhóm nhỏ này bao

gồm tất cả các chuyên viên sức khỏe con người, ngoại trừ các bác sĩ, thầy thuốc y

học cổ truyền và thầy thuốc sử dụng liệu pháp y tế bổ sung, bác sĩ thú y, y tá, nữ

hộ sinh và chuyên viên phụ tá khác

Bác sỹ phụ

Bác sỹ phụ cung cấp dịch vụ tư vấn, chẩn đoán, chữa bệnh, phòng bệnh cho

người trong phạm vi và mức độ phức tạp hạn chế hơn so với công việc thực hiện

bởi bác sĩ. Họ làm việc độc lập hoặc với sự giám sát hạn chế của bác sĩ và áp

dụng các phác đồ điều trị lâm sàng tiên tiến để điều trị và ngăn ngừa bệnh tật,

chấn thương và suy yếu về thể chất hoặc tinh thần phổ biến trong các nhóm cộng

đồng cụ thể

Kỹ thuật viên và trợ lý

chuyên viên

Kỹ thuật viên y khoa và

dược phẩm

Kỹ thuật viên y khoa và dược phẩm thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật trong

chẩn đoán và điều trị bệnh tật, chấn thương và suy yếu

Chuyên viên hỗ trợ Điều

dưỡng và nữ hộ sinh

Chuyên viên hỗ trợ điều dưỡng và nữ hộ sinh cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều

trị cá nhân cho những người bị tổn thương thể chất hoặc tinh thần, người tàn tật,

ốm yếu và những người cần được chăm sóc để đề phòng các rủi ro tiềm ẩn đối

với sức khoẻ trước, trong và sau khi sinh con. Họ làm việc dưới sự giám sát và hỗ

trợ của các kế hoạch chăm sóc sức khỏe, điều trị và chuyển tuyến ban hành bởi

chuyên gia y tế, điều dưỡng, hộ sinh và các chuyên gia sức khỏe khác

Page 83:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

78

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Y tế và hoạt động trợ

giúp xã hội (tiếp)

Chuyên viên hỗ trợ y tế

khác

Chuyên viên hỗ trợ y tế khác thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật và cung cấp dịch vụ hỗ

trợ trong nha khoa, quản lý hồ sơ y tế, sức khỏe cộng đồng, điều chỉnh suy giảm

thị lực, vật lý trị liệu, sức khỏe môi trường, điều trị y tế khẩn cấp và các hoạt

động hỗ trợ và nâng cao sức khỏe con người khác

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

Thư ký văn phòng Thư ký văn phòng thực hiện một loạt các nhiệm vụ văn thư, hành chính theo các

quy trình xác định

Thư ký số liệu (Kế toán

viên)

Thư ký số liệu nắm bắt, biên soạn và tính toán kế toán, sổ sách kế toán, dữ liệu

thống kê, tài chính và dữ liệu số khác; chịu trách nhiệm về các giao dịch tiền mặt

liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Nhân viên dịch vụ và bán

hàng

Nhân viên chăm sóc sức

khỏe cá nhân theo dịch vụ

y tế

Nhân viên chăm sóc sức khỏe cá nhân theo dịch vụ y tế cung cấp dịch vụ chăm

sóc cá nhân và hỗ trợ bệnh nhân đi lại và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cho

bệnh nhân và người cao tuổi, bệnh nhân điều dưỡng và người khuyết tật tại các

cơ sở y tế và khu dân cư

Nghề sơ cấp Công nhân vệ sinh

Công nhân vệ sinh thu gom, xử lý và tái chế rác thải từ các tòa nhà, sân bãi,

đường phố và khu vực công cộng khác, hoặc giữ đường phố và các khu vực công

cộng khác sạch sẽ

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế, Phân loại tiêu chuẩn Quốc tế về nghề nghiệp (ISCO 08).

Hình 38: Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp trong các ngành dịch vụ khác (ví dụ: Bất động sản)

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Các dịch vụ khác

(ví dụ: Bất động

sản)

Quản lý Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành xây dựng và rà soát các chính sách và kế

hoạch, chỉ đạo, phối hợp và đánh giá các hoạt động tổng thể của các doanh

nghiệp hoặc tổ chức (trừ tổ chức quyền lợi đặc biệt và cơ quan Chính phủ) với sự

hỗ trợ của các quản lý khác, thường theo hướng dẫn ban hành bởi Ban Giám đốc

hoặc một cơ quan quản lý mà họ có trách nhiệm giải trình về công tác thực hiện

và kết quả hoạt động.

Chuyên viên

Kiến trúc sư, nhà quy

hoạch, chuyên gia khảo sát

và nhà thiết kế

Kiến trúc sư, nhà quy hoạch, chuyên gia khảo sát và nhà thiết kế lập kế hoạch và

thiết kế cảnh quan, nội và ngoại thất tòa nhà; sản phẩm sản xuất và thông tin cho

truyền thông hình ảnh, xuất bản và trưng bày. Họ tiến hành công việc khảo sát để

xác định đặc điểm vị trí đia lý chính xác, thiết kế, chuẩn bị và sửa đổi bản đồ;

phát triển và thực hiện các kế hoạch và chính sách để kiểm soát việc sử dụng đất

Page 84:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

79

Ngành Nhóm công việc Vị trí việc làm Yêu cầu chuyên môn

Các dịch vụ khác

(ví dụ: Bất động

sản) (tiếp)

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

Thư ký văn phòng

Thư ký văn phòng thực hiện một loạt các nhiệm vụ văn thư, hành chính theo các

quy trình xác định

Thư ký vận tải và ghi chép

nguyên vật liệu

Thư ký vận tải và ghi chép nguyên vật liệu giữ hồ sơ hàng hóa sản xuất, mua vào,

lưu kho, chuyển đi và vật liệu cần thiết theo ngày sản xuất cụ thể, hoặc ghi chép

các khía cạnh hoạt động và điều phối thời gian vận tải hàng hóa và khách hàng

Thư ký số liệu (Kế toán

viên)

Thư ký số liệu nắm bắt, biên soạn và tính toán kế toán, sổ sách kế toán, dữ liệu

thống kê, tài chính và dữ liệu số khác; chịu trách nhiệm về các giao dịch tiền mặt

liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Nhân viên dịch vụ và bán

hàng

Giám sát buồng phòng và

tòa nhà

Giám sát buồng phòng và tòa nhà điều phối, lên lịch làm việc và giám sát công

việc của nhân viên dọn dẹp và nhân viên buồng phòng khác trong các cơ sở

thương mại, công nghiệp và khu dân cư. Họ chịu trách nhiệm quản lý buồng

phòng và giám sát chức năng trong khách sạn, văn phòng, căn hộ, nhà ở và nhà

riêng

Lao động nghề thủ công

hoặc các nghề tương tự

Thợ sơn, công nhân dọn

dẹp công trình xây dựng

tòa nhà, lao động ngành

nghề liên quan

Thợ sơn, công nhân dọn dẹp công trình xây dựng tòa nhà, lao động ngành nghề

liên quan khác chuẩn bị bề mặt, quét sơn và các vật liệu tương tự khác lên các tòa

nhà và các công trình xây dựng khác, xe cộ hoặc các bộ phận được sản xuất khác

nhau. Họ cũng dán tường và trần nhà bằng giấy dán tường, làm sạch ống khói và

bề mặt bên ngoài của các tòa nhà và các công trình xây dựng khác

Công nhân hoàn thiện

công trình và lao động

ngành nghề liên quan

Công nhân hoàn thiện công trình và lao động ngành nghề liên quan khác bao gồm

lắp đặt hoặc vận hành, bảo trì và sửa chữa mái nhà, sàn nhà, tường, hệ thống cách

nhiệt, kính cửa sổ hoặc các loại khung kính khác, cũng như hệ thống ống dẫn,

đường ống và hệ thống điện trong các tòa nhà và các công trình kiến trúc khác

Nghề sơ cấp Công nhân vệ sinh

Công nhân vệ sinh thu gom, xử lý và tái chế rác thải từ các tòa nhà, sân bãi,

đường phố và khu vực công cộng khác, hoặc giữ đường phố và các khu vực công

cộng khác sạch sẽ

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế, Phân loại theo chuẩn Quốc tế về nghề nghiệp (ISCO 08)

Page 85:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

80

H. Tiêu chí đánh giá nghề nghiệp theo lĩnh vực

Hình 39: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản

Quản lý

Cán bộ quản lý sản

xuất trong nông

nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản

Giám sát hoạt động thị trường và lập kế hoạch sản xuất để đáp ứng yêu cầu hợp

đồng và nhu cầu thị trường

Xây dựng và quản lý ngân sách, giám sát sản lượng và chi phí sản xuất, ghi chép

các thông tin như thực tiễn quản lý nông nghiệp và thủy sản và chuẩn bị báo cáo

tài chính và báo cáo hoạt động

Thỏa thuận với khách mua để bán các loại cây trồng, đánh bắt và dự trữ

Ký hợp đồng với nông dân, đội trưởng hoặc chủ sở hữu độc lập để sản xuất sản

phẩm và quản lý sản xuất

Lập kế hoạch loại hình, cường độ và trình tự hoạt động

Mua sắm máy móc, thiết bị, vật tư

Xác định và kiểm soát các loại chất độc môi trường, cỏ dại, sâu bệnh

Tổ chức các hoạt động như bảo trì tòa nhà, hệ thống và thiết bị cấp nước

Kỹ thuật viên/ Chuyên viên Đại lý, môi giới thu

mua và bán hàng

Thu thập thông tin, giám sát và phân tích các xu hướng và điều kiện thị trường,

sản phẩm và dịch vụ của chủ doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh

Thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng và xác định các sản phẩm và dịch

vụ phù hợp

Giải thích và giới thiệu/trình diễn các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng

Đàm phán giá, hợp đồng, các điều khoản, điều kiện và sắp xếp vận chuyển cho

các giao dịch mua bán sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hóa

Nhân viên hỗ trợ văn phòng Thư ký vận tải và ghi

chép nguyên vật liệu

Ghi chép công tác sản xuất, dự trữ hàng hóa, đặt hàng và gửi hàng

Ghi chép nguyên vật liệu sản xuất tiếp nhận, nhập kho hoặc xuất kho

Nhập máy tính số lượng nguyên vật liệu sản xuất cần thiết theo ngày cụ thể và trợ

giúp chuẩn bị và kiểm tra lịch trình hoạt động sản xuất

Lưu giữ hồ sơ về các lĩnh vực hoạt động và điều phối thời gian vận chuyển hành

khách và vận tải hàng hóa

Lao động có tay nghề trong

Nông nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản

Người sản xuất vật

nuôi

Giám sát hoạt động và điều kiện thị trường, xác định chủng loại và số lượng sản

phẩm cần sản xuất, lập kế hoạch và điều phối sản xuất tương ứng

Chăn nuôi, cho ăn và chăm sóc vật nuôi

Chuẩn bị vật nuôi hoặc sản phẩm từ vật nuôi cho thị trường

Giám sát và kiểm tra vật nuôi để kịp thời phát hiện nếu vật nuôi bị ốm, bị thương

hoặc bị nhiễm bệnh và kiểm tra tình trạng thể chất ví dụ như tỷ lệ tăng cân

Page 86:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

81

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản

Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quá trình sinh sản của vật nuôi, chẳng hạn

như gây giống, thụ tinh nhân tạo và đỡ đẻ cho vật nuôi

Cho thuê hoặc đầu tư, bảo trì và dọn dẹp các tòa nhà, máy móc, thiết bị và các

công trình xây dựng

Dự trữ và thực hiện một số khâu chế biến sản phẩm

Xúc tiến và tiếp thị sản phẩm, sắp xếp giao dịch mua, bán, vận chuyển hàng hóa,

sản phẩm và vật tư, duy trì và đánh giá các hồ sơ hoạt động và giao dịch

Đào tạo và giám sát lao động làm việc trong khâu chăm sóc vật nuôi, duy trì

nhiệm vụ,sức khỏe và các biện pháp phòng ngừa an toàn và tuyển dụng và sa thải

người lao động và nhà thầu

Lao động ngành thủy

sản, thợ săn bắt và thợ

đánh bẫy

Gây giống, chăn nuôi cá, sò, hàu và các sinh vật thủy sinh khác như hoa màu để

bán hoặc để thả vào nước ngọt hay nước mặn

Giám sát môi trường để đảm bảo duy trì các điều kiện tối ưu phục vụ đời sống

của thủy sinh

Làm sạch, đông lạnh, đóng băng hoặc tẩm muối các loại cá đánh bắt trên đất liền

hoặc ngoài khơi và chuẩn bị cá và các sản phẩm khác cho lô hàng

Cho thuê hoặc đầu tư và bảo trì các tòa nhà, bể chứa nước, máy móc, tàu cá và

các thiết bị khác

Chuẩn bị và sửa chữa lưới đánh cá và các thiết bị, dụng cụ đánh cá khác

Điều khiển tàu đánh bắt cá tới, từ và tại khu vực đánh bắt cá

Thả mồi, thiết lập, vận hành và vận chuyển dụng cụ đánh bắt cá

Đặt bẫy để bắt động vật có vú, chim chóc hoặc các loài bò sát

Cung cấp hoặc tiếp thị sản phẩm

Giám sát và đào tạo các lao động khác

Lao động có tay nghề trong

Nông nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản (tiếp)

Lao động ngành Lâm

nghiệp và lao động có

liên quan

Đánh giá các khu vực trồng rừng, lựa chọn cây giống và trồng cây theo hướng

dẫn

Lắp đặt các công cụ và xây dựng và chăm sóc các lâm phần

Xác định vị trí cây bị đốn xuống và ước tính khối lượng gỗ

Vận hành cưa xích và các loại cưa điện khác để tỉa thưa lâm phần non, cắt, bấm

ngọn, chặt cây và cưa thành các khúc gỗ

Đẽo sản phẩm gỗ thô từ các khúc gỗ tại khu vực đốn cây

Xếp các khúc gỗ và chuyển chúng lên máng dốc hoặc thả nổi chúng xuống sông

Luôn theo dõi nhằm phát hiện cháy rừng, tham gia vào các hoạt động chữa cháy

hoàn thiện báo cáo chữa cháy và bảo trì thiết bị chữa cháy

Kiểm soát cỏ dại và cây bụi trong lâm phần tái sinh, sử dụng công cụ và hóa chất

theo hướng dẫn

Page 87:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

82

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản

Vận hành và bảo trì xe xúc, xe ủi hoặc các động cơ khác để kéo các thiết bị chuẩn

bị mặt bằng và xới đất trên các khu vực được tái sinh

Thu thập hạt giống, tỉa cây, hỗ trợ khảo sát trồng và đánh dấu cây cho các hoạt

động theo sau

Đào tạo và giám sát các lao động khác trong quy trình lâm nghiệp, bao gồm cả

lao động lâm nghiệp và nhân viên khai thác cây trồng

Người làm vườn và

nhân viên trồng cây

Giám sát hoạt động và điều kiện thị trường, xác định chủng loại và số lượng các

loại giống chuẩn bị được trồng và lập kế hoạch và phối hợp sản xuất tương ứng

Mua hạt giống, các loại củ và phân bón

Đầu tư vào đất và cải tạo đất

Chuẩn bị đất, gieo hạt, trồng trọt, cày cấy và thu hoạch các giống cây trồng khác

nhau

Chăm sóc động vật làm việc và bảo trì các khu trang trại, máy móc và thiết bị

Sản xuất cây giống, các loại củ và hạt

Dự trữ và thực hiện một số khâu chế biến sản phẩm

Cung cấp hoặc tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp. Giám sát các lao động có thể

liên quan khác

Lao động có tay nghề trong

Nông nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản (tiếp)

Người sản xuất vật

nuôi và trồng trọt hỗn

hợp

Giám sát hoạt động thị trường, lập kế hoạch và phối hợp sản xuất tương ứng,

giám sát hoạt động và điều kiện thị trường, xác định các chủng loại và số lượng

các loại giống chuẩn bị trồng và động vật chuẩn bị nuôi và lập kế hoạch và phối

hợp sản xuất tương ứng

Mua hạt giống, phân bón, vật tư khác

Thực hiện các hoạt động như chuẩn bị đất, gieo hạt, trồng trọt, cày cấy và thu

hoạch cây trồng

Sản xuất hoặc mua thức ăn gia súc và các loại thực phẩm khác

Chăn nuôi và chăm sóc động vật

Giết mổ và lột da động vật và chuẩn bị vật nuôi hoặc sản phẩm từ vật nuôi cho

thị trường

Cho thuê hoặc đầu tư, bảo trì và dọn dẹp các khu trang trại, máy móc, thiết bị và

các công trình xây dựng

Dự trữ và thực hiện một số khâu chế biến sản phẩm

Xúc tiến và tiếp thị sản phẩm, thu xếp các giao dịch mua, bán, vận chuyển gia

súc, sản phẩm và vật tư, duy trì và đánh giá hồ sơ các hoạt động nông nghiệp và

giao dịch

Đào tạo và giám sát nhân viên làm việc trong khâu chăm sóc vật nuôi, duy trì

nhiệm vụ,sức khỏe và các biện pháp phòng ngừa an toàn và tuyển dụng và sa thải

Page 88:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

83

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản

người lao động và nhà thầu

Nông dân trồng trọt tự

cung tự cấp

Chuẩn bị đất, gieo hạt, trồng, chăm sóc và thu hoạch

Trồng rau, hoa quả và các loại cây trồng và cây bụi khác

Lấy nước và củi

Dự trữ cho nhu cầu sử dụng trong tương lai và thực hiện một số khâu chế biến

sản phẩm

Xây dựng và bảo trì nhà ở và các khu vực lưu trú khác

Làm công cụ, quần áo và đồ dùng sử dụng trong hộ gia đình

Bán một số sản phẩm tại chợ trong vùng

Ngư dân, thợ săn bắn,

đánh bẫy và hái lượm

tự cung tự cấp

Thu thập các loại trái cây, rễ, thuốc và các loại cây hoang dã khác

Săn bắn hoặc đánh bẫy động vật chủ yếu là để lấy thịt, sữa, lông, da hoặc các sản

phẩm khác

Lấy nước và củi

Đánh cá và đánh bắt các loại thủy sinh khác

Dự trữ hoặc thực hiện một số khâu chế biến sản phẩm

Xây dựng và bảo trì nhà ở và khu vực lưu trú khác

Làm công cụ, quần áo và đồ dùng sử dụng trong hộ gia đình

Bán một số sản phẩm tại chợ trong vùng

Lao động có tay nghề trong

Nông nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản (tiếp)

Nông dân chăn nuôi

tự cung tự cấp

Trồng cỏ, hoặc quản lý khu vực chăn thả gia súc và giám sát nguồn cung cấp

thức ăn và nước cần thiết để duy trì các điều kiện chăn nuôi

Giám sát và kiểm tra vật nuôi để phát hiện nếu vật nuôi bị bệnh, bị thương, bị ốm

và kiểm tra tình trạng thể chất

Chải lông, đánh dấu và cạo vật nuôi để lấy lông và da

Chăn thả gia súc hoặc dẫn đến đồng cỏ, khu vực chăn thả gia súc và nguồn nước

Chăn nuôi, chăm sóc, cho ăn và vắt sữa vật nuôi hoặc lấy máu vật nuôi

Gây giống vật nuôi và đỡ đẻ cho vật nuôi

Giết mổ và lột da vật nuôi và chuẩn bị vật nuôi và các sản phẩm từ vật nuôi để sử

dụng hoặc bán

Thực hiện một số khâu chế biến sản phẩm động vật

Xây dựng và bảo trì nhà ở và khu vực lưu trú khác

Làm công cụ, quần áo và đồ dùng sử dụng trong hộ gia đình

Lấy nước và củi

Mua, trao đổi và bán vật nuôi và một số sản phẩm

Nông dân chăn nuôi

Chuẩn bị đất, gieo hạt, trồng, chăm sóc và thu hoạch cây trồng

Trồng rau, hoa quả và các loại cây trồng và cây bụi khác

Page 89:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

84

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản

và trồng trọt hỗn hợp

tự cung tự cấp

Thu thập trái cây, thuốc và các loại cây hoang dã khác

Chăn nuôi động vật chủ yếu là để lấy thịt, sữa, lông, da hoặc các sản phẩm khác

Lấy nước và củi

Dự trữ hoặc thực hiện một số khâu chế biến sản phẩm

Xây dựng và bảo trì nhà ở và khu vực lưu trú khác

Làm công cụ, quần áo và đồ dùng sử dụng trong hộ gia đình

Bán một số sản phẩm tại chợ trong vùng

Các nghề sơ cấp

Lao động trong ngành

nông, lâm, ngư nghiệp

Đào đất, cào và xúc sử dụng dụng cụ cầm tay

Bốc xếp, tải vật tư, sản phẩm và các nguyên vật liệu khác

Tưới nước, cắt tỉa, làm cỏ và chăm sóc cây trồng bằng tay hoặc sử dụng dụng cụ

cầm tay

Trồng, thu hoạch và hái lượm sản phẩm bằng tay

Cho ăn, tưới nước và tắm rửa vật nuôi và giữ máng ăn của vật nuôi sạch sẽ

Giám sát và báo cáo về điều kiện chăn nuôi

Chuẩn bị và điều khiển lưới, đường dây, các ngư cụ khác và thiết bị trên boong

tàu

Phân loại, xếp loại, tập hợp và đóng gói sản phẩm vào công-ten-nơ

Sửa chữa nhỏ trên đồ đạc, thiết bị tòa nhà, tàu thuyền và hàng rào

Công nhân vệ sinh

Thu gom, bốc xếp rác

Quét dọn đường phố, công viên và các khu vực công cộng khác

Phân loại và tái chế rác thải như giấy, thủy tinh, nhựa hoặc nhôm

Lao động vận tải và

kho bãi

Sử dụng xe đạp và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa,

điều khiển xe dùng sức kéo động vật để vận chuyển hành khách, hàng hoá, điều

khiển máy móc dùng sức kéo động vật, thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng tay

và dự trữ hàng trong kho và tại khu vực trưng bày trong các cửa hàng

Page 90:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

85

Hình 40: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Công nghiệp Khai khoáng

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Công nghiệp Khai

khoáng Quản lý

Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các chức năng chung của doanh nghiệp hoặc

tổ chức

Rà soát các hoạt động và kết quả của doanh nghiệp hoặc tổ chức và báo cáo Hội

đồng quản trị và cơ quan quản lý

Xác định mục tiêu, chiến lược, chính sách và các chương trình cho doanh nghiệp

hoặc tổ chức

Thực hiện công tác lãnh đạo và quản lý tổng thể tổ chức

Lập và quản lý ngân sách, kiểm soát chi phí và đảm bảo hiệu quả sử dụng các

nguồn lực

Phân bổ nguyên vật liệu, nguồn lực con người và tài chính để thực hiện các chính

sách và các chương trình của tổ chức

Giám sát và đánh giá hiệu quả của tổ chức, doanh nghiệp dựa trên các mục tiêu

và chính sách đã được thành lập

Tham vấn nhân viên cấp cao dưới quyền và xem xét các khuyến nghị và báo cáo

Đại diện tổ chức tới những sự kiên quan trọng, trong các cuộc đàm phán, tại các

hội nghị

Hội thảo, điều trần và diễn đàn công khai

Lựa chọn, hoặc phê duyệt lựa chọn nhân viên cao cấp

Đảm bảo tổ chức tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan

Quản lý khai khoáng

Trao đổi với các quản lý khác để thiết lập hạn ngạch sản xuất, lập kế hoạch khu

vực khai thác và xây dựng chính sách cho việc loại bỏ các nguyên liệu thô

Đánh giá hiệu quả hoạt động của các khu vực sản xuất để xác định đầy đủ nguồn

nhân lực, thiết bị và công nghệ cần sử dụng và thay đổi lịch trình hoặc thiết bị

làm việc khi cần thiết

Lập kế hoạch hoạt động sản xuất chi tiết theo chất lượng và số lượng đầu ra, chi

phí, thời gian cho phép và nhu cầu lao động

Kiểm soát hoạt động của các nhà xưởng và quy trình chất lượng qua kế hoạch

bảo trì, thiết kế thời gian hoạt động và cung cấp thiết bị

Lập và quản lý ngân sách, giám sát sản lượng sản xuất và chi phí và điều chỉnh

quy trình cũng như nguồn lực để giảm thiểu chi phí

Giám sát việc mua và lắp đặt máy móc thiết bị mới

Kiểm soát việc chuẩn bị các hồ sơ và báo cáo sản xuất

Phối hợp thực hiện các yêu cầu về sức khỏe và an toàn

Nghiên cứu và thực hiện các yêu cầu quy định và luật định ảnh hưởng đến khai

Page 91:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

86

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Công nghiệp Khai

khoáng

thác khoáng sản

Hoạt động và môi trường

Giám sát công tác tuyển dụng, đào tạo và hiệu suất làm việc của

nhân viên

Chuyên viên Chuyên viên khoa học trái

đất và vật lý

Mở rộng kiến thức khoa học thông qua nghiên cứu và thí nghiệm liên quan đến

cơ khí, nhiệt động học, quang học, âm thanh, điện, từ trường, điện tử, vật lý hạt

nhân, thiên văn học, các phân nhánh ngành hóa học, điều kiện khí quyển và các

tính chất vật lý của trái đất

Và tư vấn hoặc áp dụng kiến thức này trong các lĩnh vực như sản xuất, nông

nghiệp, y học, khoa học hàng hải, thăm dò không gian, khai thác dầu, khí đốt,

nước và khoáng sản, viễn thông và các dịch vụ khác, hoặc công trình dân dụng

Chuẩn bị bài báo và báo cáo khoa học

Kỹ thuật viên/ Chuyên viên

Giám sát khai khoáng

Trực tiếp giám sát và điều phối các hoạt động của người lao động khai thác

khoáng sản và loại quặng tự nhiên khác từ trái đất, vận hành phương tiện vận

chuyển dưới lòng đất hoặc thiết bị nặng trong các mỏ khoáng sản và mỏ quặng lộ

thiên

Xây dựng các phương pháp để đáp ứng lịch làm việc và đề xuất các biện pháp

quản lý khai thác khoáng sản để nâng cao năng suất

Làm việc với các cán bộ quản lý và kỹ thuật, các phòng ban và các nhà thầu khác

để giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động và điều phối hoạt động

Cung cấp các báo cáo và các thông tin khác cho quản lý khai khoáng về tất cả các

khía cạnh hoạt động khai thác mỏ hoặc khai thác đá

Xác định nhân lực và nguyên liệu cần thiết cho hoạt động khai thác khoáng sản

hoặc khai thác quặng

Kỹ thuật viên vật lý và

khoa học kỹ thuật

Cam kết và thực hiện các công việc kỹ thuật liên quan đến hóa học, vật lý, địa

chất, khí tượng học, thiên văn học, kỹ thuật hoặc vẽ kỹ thuật

Thiết lập, điều hành và bảo trì các dụng cụ và thiết bị phòng thí nghiệm, giám sát

thí nghiệm, quan sát, tính toán và ghi lại kết quả

Chuẩn bị vật liệu cho thử nghiệm

Tiến hành kiểm tra hệ thống

Thu thập và kiểm tra mẫu

Ghi chép các quan sát và phân tích dữ liệu

Chuẩn bị, sửa đổi và giải thích bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ hệ thống dây điện, sơ đồ

lắp ráp bảng mạch, hoặc bản vẽ vị trí

Page 92:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

87

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Kỹ thuật viên kiểm soát

quy trình

Vận hành bảng điều khiển điện tử hoặc máy tính từ phòng điều khiển trung tâm

để giám sát và tối ưu hóa các quy trình

Kiểm soát quá trình khởi động và tắt máy

Điều hành và giám sát thiết bị bảng điện và thiết bị liên quan

Giám sát và kiểm tra thiết bị và hệ thống để phát hiện trục trặc

Lấy bản ghi từ biểu đồ, đồng hồ và dụng cụ đo giữa các khoảng thời gian

Khắc phục sự cố và có biện pháp khắc phục khi cần thiết

Lưu giữ hồ sơ, nhật ký và báo cáo

Thảo luận với các nhân viên khác để đánh giá trạng thái hoạt động của thiết bị

Lau rửa và bảo trì thiết bị

Giám sát vận hành nhà xưởng và máy móc và các công nhân khác

Công nghiệp Khai

khoáng

Kỹ thuật viên/ Chuyên viên

(tiếp)

Đại lý, môi giới thu mua

và bán hàng

Thu thập thông tin, giám sát và phân tích các xu hướng và điều kiện thị trường,

sản phẩm và dịch vụ của chủ doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh

Thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng và xác định các sản phẩm và dịch

vụ phù hợp

Giải thích và giới thiệu/trình diễn các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng

Đàm phán giá, hợp đồng, các điều khoản, điều kiện và sắp xếp vận chuyển cho

các giao dịch mua bán sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hóa

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

Thư ký văn phòng

Ghi chép, chuẩn bị, sắp xếp, phân loại và điền thông tin

Phân loại, mở và gửi thư

Photocopy và fax tài liệu

Chuẩn bị báo cáo và thư từ có tính chất định kỳ

Ghi chép các vấn đề liên quan từ thiết bị tới nhân viên

Trả lời điện thoại hoặc phiếu điều tra điện tử hoặc chuyển tiếp cho người thích

hợp

Kiểm tra số liệu, chuẩn bị hoá đơn và ghi chép chi tiết các giao dịch tài chính

được thực hiện

Sao chép thông tin vào máy tính và hiệu đính và sửa chữa bản sao

Thư ký vận tải và ghi chép

nguyên vật liệu

Ghi chép công tác sản xuất, dự trữ hàng hóa, đặt hàng và gửi hàng

Ghi chép nguyên vật liệu sản xuất tiếp nhận, nhập kho hoặc xuất kho

Nhập máy tính số lượng nguyên vật liệu sản xuất cần thiết theo ngày cụ thể và trợ

giúp chuẩn bị và kiểm tra lịch trình hoạt động sản xuất

Lưu giữ hồ sơ về các lĩnh vực hoạt động và điều phối thời gian vận chuyển hành

khách và vận tải hàng hóa

Page 93:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

88

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Thư ký số liệu

(Kế toán viên)

Trợ giúp với các tính toán kế toán và lưu giữ các ghi chép và sổ sách

Tính toán chi phí sản xuất đơn vị

Tính toán tiền lương và trong một số trường hợp chuẩn bị các khoản tiền lương

và trả lương

Chịu trách nhiệm giao dịch tiền mặt phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Thu thập, biên soạn và tính toán số liệu thống kê hoặc dữ liệu định phí bảo hiểm

Thực hiện nhiệm vụ văn thư liên quan đến các giao dịch tài chính của cơ sở bảo

hiểm, ngân hàng hoặc các cơ sở tương tự

Công nghiệp Khai

khoáng

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

(tiếp) Thư ký chung

Kiểm tra, định dạng và sao chép thư từ, biên bản và báo cáo, ghi chép, tài liệu

điện tử hoặc dự thảo văn bản để phù hợp các tiêu chuẩn văn phòng sử dụng máy

đánh chữ, máy tính cá nhân hoặc các thiết bị xử lý từ ngữ khác

Sử dụng các gói phần mềm máy tính khác nhau bao gồm các bảng tính để cung

cấp hỗ trợ hành chính

Giải quyết thư đến hoặc đi

Quét, ghi chép và phân phối bưu kiện, thư từ và tài liệu

Sàng lọc yêu cầu cho các cuộc họp hoặc các cuộc hẹn và giúp tổ chức các cuộc

họp

Sàng lọc và ghi chép quyết định cấp phép và các quyền lợi khác dành cho nhân

viên

Tổ chức và giám sát hệ thống nộp đơn

Giải quyết thư từ thường xuyên theo sáng kiến riêng

Công nhân nghề thủ công và

ngành nghề liên quan

Nhân viên sửa chữa và vận

hành thiết bị điện

Lắp đặt, bảo trì, lắp và điều chỉnh hệ thống dây điện, máy móc thiết bị

Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ hệ thống dây điện và thông số kỹ thuật để xác định

quy trình và phương pháp hoạt động

Kiểm tra và thử nghiệm hệ thống điện, thiết bị, dây cáp và máy móc để xác định

các mối nguy hiểm, khuyết điểm và các yêu cầu điều chỉnh hoặc sửa chữa

Cài đặt, bảo trì và sửa chữa đường dây tải điện

Nối dây cáp điện

Công nhân vận hành máy,

thiết bị

Lao động vận hành nhà

máy xử lý khoáng sản và

khai khoáng

Xây dựng, điều hành và giám sát các nhà xưởng và máy móc khai khoáng và chế

biến khoáng sản như giàn khoan và máy móc phụ trợ và thiết bị khai mỏ liên tục

và các máy móc và nhà máy cắt, nghiền, xay, bơm và trộn

Vận hành các thiết bị làm sạch, tách, chiết và tổng hợp để loại bỏ chất bẩn và thu

hồi khoáng sản

Vận hành nhà xưởng và máy móc để làm xi măng, bê tông, đá nhân tạo, các sản

phẩm bằng đá và bê tông đúc sẵn

Page 94:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

89

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Giám sát hoạt động của một loạt các nhà xưởng, máy móc, phát hiện trục trặc và

có biện pháp khắc phục

Thực hiện bảo trì, sửa chữa và dọn dẹp nhà xưởng và máy móc,

Và duy trì hồ sơ sản xuất

Công nghiệp Khai

khoáng Các nghề sơ cấp

Lao động khai khoáng

Đào, lấp hố và rãnh sử dụng công cụ cầm tay

Xúc và rải khoáng sản, cát, đất, sỏi đào được

Phân loại, bốc xếp và lưu trữ các công cụ, vật tư thiết bị và vận chuyển chúng

xung quanh công trường làm việc

Làm sạch máy móc, thiết bị, công cụ và dọn dẹp công trường làm việc và loại bỏ

các chướng ngại vật

Công nhân vệ sinh

Thu gom, bốc xếp rác

Quét dọn đường phố, công viên và các khu vực công cộng khác

Phân loại và tái chế rác thải như giấy, thủy tinh, nhựa hoặc nhôm

Hình 41: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Công nghiệp chế biến

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Công nghiệp chế biến

Quản lý Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các chức năng chung của doanh nghiệp hoặc

tổ chức

Rà soát các hoạt động và kết quả của doanh nghiệp hoặc tổ chức và báo cáo Hội

đồng quản trị và cơ quan quản lý

Xác định mục tiêu, chiến lược, chính sách và các chương trình cho doanh nghiệp

hoặc tổ chức

Thực hiện công tác lãnh đạo và quản lý tổng thể tổ chức

Lập và quản lý ngân sách, kiểm soát chi phí và đảm bảo hiệu quả sử dụng các

nguồn lực

Phân bổ nguyên vật liệu, nguồn lực con người và tài chính để thực hiện các

chính sách và các chương trình của tổ chức

Giám sát và đánh giá hiệu quả của tổ chức, doanh nghiệp dựa trên các mục tiêu

và chính sách đã được thành lập

Page 95:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

90

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Công nghiệp chế biến Tham vấn nhân viên cấp cao dưới quyền và xem xét các khuyến nghị và báo cáo

Đại diện tổ chức tới những sự kiên quan trọng, trong các cuộc đàm phán, tại các

hội nghị

Hội thảo, điều trần và diễn đàn công khai

Lựa chọn, hoặc phê duyệt lựa chọn nhân viên cao cấp

Đảm bảo tổ chức tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan

Kỹ thuật viên/ Chuyên viên Giám sát sản xuất

Điều phối và giám sát hoạt động của kỹ thuật viên kiểm soát quy trình, nhân

viên vận hành, lắp ráp máy móc, lao động sản xuất khác

Tổ chức và lập kế hoạch công việc thường nhật theo kế hoạch tổng thể, kinh tế,

nguồn nhân lực và môi trường

Lập dự toán chi phí, hồ sơ và báo cáo

Xác định tình hình thiếu lao động hoặc bộ phận

Bảo đảm an toàn của người lao động

Hướng dẫn và đào tạo nhân viên mới

Kỹ thuật viên/ Chuyên

viên (tiếp)

Kỹ thuật viên vật lý và

khoa học kỹ thuật

Cam kết và thực hiện các công việc kỹ thuật liên quan đến hóa học, vật lý, địa

chất, khí tượng học, thiên văn học, kỹ thuật hoặc vẽ kỹ thuật

Thiết lập, điều hành và bảo trì các dụng cụ và thiết bị phòng thí nghiệm, giám

sát thí nghiệm, quan sát, tính toán và ghi lại kết quả

Chuẩn bị vật liệu cho thử nghiệm

Tiến hành kiểm tra hệ thống

Thu thập và kiểm tra mẫu

Ghi chép các quan sát và phân tích dữ liệu

Chuẩn bị, sửa đổi và giải thích bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ hệ thống dây điện, sơ đồ

lắp ráp bảng mạch, hoặc bản vẽ vị trí

Kỹ thuật viên kiểm soát

quy trình

Vận hành bảng điều khiển điện tử hoặc máy tính từ phòng điều khiển trung tâm

để giám sát và tối ưu hóa các quy trình

Kiểm soát quá trình khởi động và tắt máy

Điều hành và giám sát thiết bị bảng điện và thiết bị liên quan

Giám sát và kiểm tra thiết bị và hệ thống để phát hiện trục trặc

Lấy bản ghi từ biểu đồ, đồng hồ và dụng cụ đo giữa các khoảng thời gian

Khắc phục sự cố và có biện pháp khắc phục khi cần thiết

Lưu giữ hồ sơ, nhật ký và báo cáo

Thảo luận với các nhân viên khác để đánh giá trạng thái hoạt động của thiết bị

Lau rửa và bảo trì thiết bị

Giám sát vận hành nhà máy và máy móc và các công nhân khác

Page 96:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

91

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Công nghiệp chế

biến Đại lý, môi giới thu mua

và bán hàng

Thu thập thông tin, giám sát và phân tích các xu hướng và điều kiện thị trường,

sản phẩm và dịch vụ của chủ doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh

Thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng và xác định các sản phẩm và dịch

vụ phù hợp

Giải thích và giới thiệu/trình diễn các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng

Đàm phán Giá, hợp đồng, các điều khoản, điều kiện và sắp xếp vận chuyển cho

các giao dịch mua bán sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hóa

Nhân viên hỗ trợ văn

phòng

Thư ký văn phòng

Ghi chép, chuẩn bị, sắp xếp, phân loại và điền thông tin

Phân loại, mở và gửi thư

Photocopy và fax tài liệu

Chuẩn bị báo cáo và thư từ có tính chất định kỳ

Ghi chép các vấn đề liên quan từ thiết bị tới nhân viên

Trả lời điện thoại hoặc phiếu điều tra điện tử hoặc chuyển tiếp cho người thích

hợp

Kiểm tra số liệu, chuẩn bị hoá đơn và ghi chép chi tiết các giao dịch tài chính

được thực hiện

Sao chép thông tin vào máy tính và hiệu đính và sửa chữa bản sao

Thư ký vận tải và ghi

chép nguyên vật liệu

Ghi chép công tác sản xuất, dự trữ hàng hóa, đặt hàng và gửi hàng

Ghi chép nguyên vật liệu sản xuất tiếp nhận, nhập kho hoặc xuất kho

Nhập máy tính số lượng nguyên vật liệu sản xuất cần thiết theo ngày cụ thể và

trợ giúp chuẩn bị và kiểm tra lịch trình hoạt động sản xuất

Lưu giữ hồ sơ về các lĩnh vực hoạt động và điều phối thời gian vận chuyển hành

khách và vận tải hàng hóa

Thư ký số liệu

(Kế toán viên)

Trợ giúp với các tính toán kế toán và lưu giữ các ghi chép và sổ sách

Tính toán chi phí sản xuất đơn vị

Tính toán tiền lương và trong một số trường hợp chuẩn bị các khoản tiền lương và

trả lương

Chịu trách nhiệm giao dịch tiền mặt phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Thu thập, biên soạn và tính toán số liệu thống kê hoặc dữ liệu định phí bảo hiểm

Thực hiện nhiệm vụ văn thư liên quan đến các giao dịch tài chính của cơ sở bảo

hiểm, ngân hàng hoặc các cơ sở tương tự

Công nhân nghề thủ công

và ngành nghề liên quan

Nhân viên sửa chữa và

vận hành thiết bị điện

Lắp đặt, bảo trì, đồng bộ và điều chỉnh hệ thống dây điện, máy móc thiết bị

Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ hệ thống dây điện và thông số kỹ thuật để xác định

quy trình và phương pháp hoạt động

Kiểm tra và thử nghiệm hệ thống điện, thiết bị, dây cáp và máy móc để xác định

Page 97:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

92

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

các mối nguy hiểm, khuyết điểm và các yêu cầu điều chỉnh hoặc sửa chữa

Cài đặt, bảo trì và sửa chữa đường dây tải điện

Nối dây cáp điện

Công nghiệp chế

biến

Công nhân nghề thủ công

và ngành nghề liên quan

(tiếp)

Lao động sản xuất kim

loại kết cấu và kim loại

tấm, thợ làm khuôn và

thợ hàn, các lao động

liên quan

Sản xuất khuôn và lõi kim loại đúc

Đúc và tạo hình các bộ phận kim loại

Xây dựng và sửa chữa các phần của tấm kim loại như tấm thép, đồng, thiếc, đồng

thau

Cài đặt, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các cấu trúc kim loại nặng, cũng như hệ puli,

cáp treo và thiết bị liên quan

Thợ rèn, thợ lắp sửa

dụng cụ và lao động liên

quan

Đóng và rèn sắt, thép và các kim loại khác để tạo và sửa chữa các loại công cụ,

thiết bị và các bộ phận khác

Lắp đặt công cụ cơ khí cho các nhà vận hành hoặc lắp đặt và vận hành công cụ cơ

khí khác nhau với dung sai nhỏ

Đánh bóng và mài mòn bề mặt và các công cụ kim loại

Lao động chế biến thực

phẩm và lao động ngành

nghề liên quan

Giết mổ động vật

Xử lý và chuẩn bị thịt, cá và các mặt hàng thực phẩm có liên quan

Làm các loại bánh mì, bánh ngọt và các sản phẩm từ bột mì khác

Chế biến và bảo quản trái cây, rau và các loại thực phẩm có liên quan

Nếm và phân loại các sản phẩm thực phẩm và đồ uống khác nhau

Chuẩn bị thuốc lá và sản xuất sản phẩm thuốc lá. Có thể bao gồm giám sát lao

động

Lao động ngành may

mặc và lao động ngành

nghề liên quan

Cắt may, thay đổi và sửa chữa quần áo

Thiết kế và may quần áo theo số đo, từ vải dệt, da sáng màu và các vật liệu khác,

làm mũ hoặc tóc giả

Thay đổi kiểu dáng hàng may mặc

Cắt may hàng mẫu chuẩn để sản xuất hàng may mặc, dệt may khác, hoặc các sản

phẩm từ da và lông khác

Khâu, nối, mạng, sửa chữa, sáng tạo và trang trí quần áo, găng tay và các sản

phẩm dệt may khác từ lông thú, da sáng màu và các vật liệu khác và chế tạo và

lắp ráp cánh buồm, vải bạt, mái che

Lắp đặt, sửa chữa và thay thế vải bọc nội thất, đồ đạc, thiết bị chỉnh hình

Ghế, pa-nô và đồ nội thất khác của xe ô tô, toa tàu, máy bay, tàu thuyền và các

mặt hàng tương tự

Page 98:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

93

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Cắt, thuộc da, đánh bóng và nhuộm da động vật, tấm da hoặc bộ da để sản xuất da

và lông thú hoàn thiện phục vụ hàng may mặc và các sản phẩm khác

Gia công, thay đổi và sửa chữa giày dép tiêu chuẩn, thiết kế hoặc chỉnh hình và

các sản phẩm từ da tự nhiên hoặc da tổng hợp

Công nghiệp chế

biến

Công nhân nghề thủ công

và ngành nghề liên quan

(tiếp)

Công nhân cơ khí và sửa

chữa máy móc

Đồng bộ, cài đặt, bảo trì và sửa chữa động cơ, xe cộ, máy móc nông nghiệp, công

nghiệp và thiết bị cơ khí tương tự

Công nhân vận hành máy,

thiết bị

Công nhân lắp ráp

Lắp ráp linh kiện vào các sản phẩm, thiết bị theo thủ tục nghiêm ngặt được quy

định

Rà soát các đơn đặt hàng, thông số kỹ thuật, sơ đồ và bản vẽ để xác định nguyên

vật liệu và hướng dẫn lắp ráp cần thiết

Ghi chép dữ liệu sản xuất và hoạt động theo các mẫu cụ thể

Kiểm tra và thử nghiệm các cấu phần và linh kiện hoàn thiện, cài đặt hệ thống dây

điện và mạch

Loại bỏ các linh kiện và cấu phần bị lỗi

Công nhân vận hành máy

móc và nhà máy hóa chất

rắn

Lắp đặt, vận hành, kiểm soát, điều chỉnh, dừng hoạt động nhà xưởng và máy móc

Giám sát quá trình phản ứng và chuyển giao các sản phẩm phù hợp quy chuẩn an

toàn

Giám sát dụng cụ đo, đồng hồ đo và thiết bị đo đạc điện tử trên một hoặc nhiều

thiết bị hóa học hoặc công thức, chẳng hạn như máy trộn, máy đun nước, máy xay

sinh tố, máy sấy, máy dập viên, máy đóng gói, máy tán chất dẻo, máy phủ

Đo lường, cân nặng và vận chuyển các thành phần hóa học theo thẻ công thức

Lấy mẫu và thực hiện kiểm tra hóa học và vật lý thường xuyên các sản phẩm và

ghi chép dữ liệu sản xuất

Dọn dẹp và sửa chữa nhỏ máy móc và nhà xưởng

Nhân viên vận hành máy

móc chế biến thực phẩm

và sản phầm liên quan

Điều hành và giám sát máy móc được sử dụng để nhốt giữ, gây mê, giết mổ động

vật và cắt thịt động vật thành các miếng tiêu chuẩn hoặc cắt thịt cá thành lát

Thiết lập, vận hành, đứng máy và lò để pha trộn, nướng hoặc chuẩn bị bánh mì và

bột cho sản phẩm bánh kẹo

Vận hành máy móc để nghiền, trộn, ủ mạch nha, nấu và lên men các loại hạt và

trái cây để sản xuất bia, rượu vang, rượu mạch nha, giấm, nấm men và sản phẩm

liên quan

Đứng máy làm mứt, kẹo bơ cứng, pho mát tươi, pho mát qua chế biến, bơ thực

Page 99:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

94

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

vật, xi-rô, nước đá, mì, kem, xúc xích, sô cô la, tinh bột ngô, chất béo ăn được và

dextrin

Vận hành thiết bị làm mát, làm nóng, sấy khô, rang, làm trắng, khử trùng,hun

khói, diệt khuẩn, đông lạnh, làm bay hơi và tinh chế thực phẩm và các chất lỏng

được sử dụng trong chế biến thực phẩm

Trộn, nghiền, xay, pha chế và tách thực phẩm và chất lỏng bằng thiết bị khuấy,

ép, sàng, nghiền và lọc

Chế biến lá thuốc lá bằng máy để sản xuất thuốc lá, xì gà, thuốc lá tẩu và các sản

phẩm thuốc lá khác

Công nghiệp chế

biến Công nhân vận hành máy,

thiết bị (tiếp)

Công nhân vận hành nhà

máy gia công và hoàn

thiện kim loạid

Vận hành, chuẩn bị và điều chỉnh máy móc chế biến và hoàn thiện kim loại và

quặng

Điều phối và giám sát hoạt động của các khâu sản xuất cụ thể, chế biến và hoàn

thiện kim loại

Kiểm tra thiết bị đề phòng trục trặc, theo dõi đồng hồ đo, thực hiện kiểm tra hoạt

động thường xuyên và sắp xếp để bảo trì

Kiểm tra, thử nghiệm và phân tích sản phẩm mẫu

Ghi chép dữ liệu và viết nhật ký sản xuất

Công nhân vận hành máy

sản xuất sản phẩm từ

giấy, nhựa, cao su

Vận hành và kiểm soát máy nhào và trộn cao su và các hợp chất cao su hỗn hợp,

sản xuất các loại thành phần và sản phẩm khác nhau từ cao su tự nhiên, cao su

tổng hợp và nhựa

Vận hành và giám sát máy móc sản xuất các sản phẩm từ giấy khác nhau

Kiểm tra kết quả đầu ra để phát hiện những khiếm khuyết và điều chỉnh cài đặt

máy phù hợp với thông số kỹ thuật

Công nhân vận hành máy

sản xuất sản phẩm từ sợi,

lông và da

Vận hành và giám sát máy móc dệt và đan tham gia vào khâu tạo sợi hoặc dệt sợi

để sản xuất sản phẩm dệt, sản phẩm không dệt và dệt kim

Vận hành và giám sát máy móc dùng cho chuẩn bị sợi và quay, xe đôi, xoắn,

cuốn và xâu chuỗi sợi từ các loại sợi dệt tự nhiên

Điều hành và giám sát máy khâu để cắt may, sửa chữa, cải tiến và mạng, vá hàng

dệt may, lông thú, quần áo từ vải tổng hợp hoặc da thuộc hoặc thiết kế hình thêu

trang trí trên quần áo hoặc các vật liệu khác

Điều hành và giám sát máy phục vụ tẩy trắng, thu nhỏ, nhuộm màu, hoặc xử lý

xơ, sợi, vải hoặc sấy khô quần áo, lông thú, chăn mền, thảm

Vận hành và giám sát máy móc khác nhau

Chuẩn bị da hoặc xử lý lông hoặc len trên tấm da

Vận hành và giám sát máy móc sản xuất, thay đổi và sửa chữa giày dép tiêu

Page 100:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

95

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

chuẩn, giầy dép thiết kế hoặc chỉnh hình và các sản phẩm da, như hành lý, vali,

túi xách

Công nghiệp chế

biến

Công nhân vận hành máy,

thiết bị (tiếp)

Công nhân vận hành nhà

máy chế biến giấy và xử

lý gỗ

Kiểm tra các khúc gỗ và gỗ thô để xác định kích thước, điều kiện, chất lượng và

các đặc điểm khác để quyết định phương thức đốn gỗ phù hợp nhất cần thực hiện,

hoặc vận hành thiết bị tự động để vận chuyển các khúc gỗ qua máy quét laser để

xác định các mặt cắt hiệu quả và có lợi nhuận nhất

Phân loại, xếp đặt các khúc gỗ và phôi gỗ lên băng tải và máy tiện từ xe tải để chế

biến gỗ dăm, gỗ ván và bột giấy

Vận hành và giám sát các thiết bị sàng lọc, thiết bị tẩy trắng, nồi nấu, trộn, thùng

chứa, máy giặt, máy móc chế biến bột giấy, thiết bị khác để thực hiện một hoặc

nhiều bước xử lý xen-lu-lô

Quan sát bảng điều khiển chỉ số thiết bị và máy móc, đồng hồ đo, các chỉ số mức

độ và các công cụ thiết bị khác để phát hiện nếu máy móc thiết bị gặp trục trặc và

đảm bảo thực hiện các khâu của quy trình theo thông số kỹ thuật

Vận hành và giám sát máy lõi ván ép và bàn gỗ dán nóng dạng tấm và các máy

móc sử dụng cắt véc-ni

Vận chuyển sản phẩm gỗ đã qua xử lý, chẳng hạn như ván ép, tấm ván dăm, bảng

tới khu vực làm việc

Các nghề sơ cấp

Công nhân vệ sinh

Thu gom, bốc xếp rác

Quét dọn đường phố, công viên và các khu vực công cộng khác

Phân loại và tái chế rác thải như giấy, thủy tinh, nhựa hoặc nhôm

Lao động vận tải và kho

bãi

Sử dụng xe đạp và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa, điều

khiển xe dùng sức kéo động vật để vận chuyển hành khách, hàng hoá, điều khiển

máy móc dùng sức kéo động vật, thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng tay và dự

trữ hàng trong kho và tại khu vực trưng bày trong các cửa hàng

Lao động sản xuất

Đóng gói vật liệu và các sản phẩm khác bằng tay

Đóng gói thủ công sản phẩm vào chai, hộp, túi và các loại vỏ khác

Ghi nhãn thủ công sản phẩm và hộp đựng sản phẩm

Vận tải hàng hóa, vật liệu, thiết bị tới khu vực làm việc

Làm sạch máy móc, thiết bị và công cụ

Thực hiện phân loại thủ công các sản phẩm hoặc các cấu phần

Thực hiện lắp ráp thủ công giản đơn các thành phần

Page 101:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

96

Hình 42: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Sản xuất, phân phối điện nước và khí đốt

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Sản xuất, phân phối

điện nước và khí đốt

Quản lý Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các chức năng chung của doanh nghiệp hoặc

tổ chức

Rà soát các hoạt động và kết quả của doanh nghiệp hoặc tổ chức và báo cáo Hội

đồng quản trị và cơ quan quản lý

Xác định mục tiêu, chiến lược, chính sách và các chương trình cho doanh nghiệp

hoặc tổ chức

Thực hiện công tác lãnh đạo và quản lý tổng thể tổ chức

Lập và quản lý ngân sách, kiểm soát chi phí và đảm bảo hiệu quả sử dụng các

nguồn lực

Phân bổ nguyên vật liệu, nguồn lực con người và tài chính để thực hiện các chính

sách và các chương trình của tổ chức

Giám sát và đánh giá hiệu quả của tổ chức, doanh nghiệp dựa trên các mục tiêu

và chính sách đã được thành lập

Tham vấn nhân viên cấp cao dưới quyền và xem xét các khuyến nghị và báo cáo

Đại diện tổ chức tới những sự kiên quan trọng, trong các cuộc đàm phán, tại các

hội nghị

Hội thảo, điều trần và diễn đàn công khai

Lựa chọn, hoặc phê duyệt lựa chọn nhân viên cao cấp

Đảm bảo tổ chức tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan

Chuyên viên

Chuyên gia kỹ thuật

(không bao gồm kỹ thuật

điện)

Lập kế hoạch và thiết kế hệ thống xử lý hóa học, các dự án công trình dân dụng,

thiết bị và hệ thống cơ khí, vận hành công tác đào mỏ và khoan mỏ và các dự án

kỹ thuật khác

Xác định và giải thích bản vẽ, kế hoạch và định hướng phương pháp xây dựng

Giám sát công tác xây dựng cấu trúc, hệ thống cấp nước và khí đốt và giao thông

vận tải và sản xuất, lắp đặt, vận hành và bảo trì thiết bị, máy móc và nhà xưởng

Tổ chức và quản lý lao động và dự án cung cấp vật liệu, nhà xưởng,

thiết bị

Ước tính tổng chi phí và chuẩn bị kế hoạch và dự toán chi phí chi tiết để phục vụ

công tác kiểm soát ngân sách

Giải quyết các vấn đề thiết kế và tổ chức trong các mảng kỹ thuật khác thông qua

việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật

Chuyên viên Kỹ sư kỹ thuật điện

Tiến hành nghiên cứu, tư vấn và chỉ đạo công tác bảo trì và sửa chữa các sản

phẩm và hệ thống điện, điện tử và viễn thông

Page 102:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

97

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Sản xuất, phân phối

điện nước và khí đốt

(tiếp)

(tiếp)

Tư vấn và thiết kế nhà máy và hệ thống điện phục vụ truyền tải và phân phối điện

Thiết lập các tiêu chuẩn kiểm soát để giám sát hiệu suất và an toàn của hệ thống

và thiết bị điện, điện tử và viễn thông

Kỹ thuật viên/ Chuyên viên

Kỹ thuật viên vật lý và

khoa học kỹ thuật

Cam kết và thực hiện các công việc kỹ thuật liên quan đến hóa học, vật lý, địa

chất, khí tượng học, thiên văn học, kỹ thuật hoặc vẽ kỹ thuật

Thiết lập, điều hành và bảo trì các dụng cụ và thiết bị phòng thí nghiệm, giám sát

thí nghiệm, quan sát, tính toán và ghi lại kết quả

Chuẩn bị vật liệu cho thử nghiệm

Tiến hành kiểm tra hệ thống

Thu thập và kiểm tra mẫu

Ghi chép các quan sát và phân tích dữ liệu

Chuẩn bị, sửa đổi và giải thích bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ hệ thống dây điện, sơ đồ

lắp ráp bảng mạch, hoặc bản vẽ vị trí

Kỹ thuật viên kiểm soát

quy trình

Vận hành bảng điều khiển điện tử hoặc máy tính từ phòng điều khiển trung tâm

để giám sát và tối ưu hóa các quy trình

Kiểm soát quá trình khởi động và tắt máy

Điều hành và giám sát thiết bị bảng điện và thiết bị liên quan

Giám sát và kiểm tra thiết bị và hệ thống để phát hiện trục trặc

Lấy bản ghi từ biểu đồ, đồng hồ và dụng cụ đo giữa các khoảng thời gian

Khắc phục sự cố và có biện pháp khắc phục khi cần thiết

Lưu giữ hồ sơ, nhật ký và báo cáo

Thảo luận với các nhân viên khác để đánh giá trạng thái hoạt động của thiết bị

Lau rửa và bảo trì thiết bị

Giám sát vận hành nhà máy và máy móc và các công nhân khác

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

Thư ký văn phòng

Ghi chép, chuẩn bị, sắp xếp, phân loại và điền thông tin

Phân loại, mở và gửi thư

Photocopy và fax tài liệu

Chuẩn bị báo cáo và thư từ có tính chất định kỳ

Ghi chép các vấn đề liên quan từ thiết bị tới nhân viên

Trả lời điện thoại hoặc phiếu điều tra điện tử hoặc chuyển tiếp cho người thích

hợp

Kiểm tra số liệu, chuẩn bị hoá đơn và ghi chép chi tiết các giao dịch tài chính

được thực hiện

Sao chép thông tin vào máy tính và hiệu đính và sửa chữa bản sao

Thư ký vận tải và ghi chép

nguyên vật liệu

Ghi chép công tác sản xuất, dự trữ hàng hóa, đặt hàng và gửi hàng

Ghi chép nguyên vật liệu sản xuất tiếp nhận, nhập kho hoặc xuất kho

Nhập máy tính số lượng nguyên vật liệu sản xuất cần thiết theo ngày cụ thể và trợ

Page 103:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

98

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Sản xuất, phân phối

điện nước và khí đốt

(tiếp)

giúp chuẩn bị và kiểm tra lịch trình hoạt động sản xuất

Lưu giữ hồ sơ về các lĩnh vực hoạt động và điều phối thời gian vận chuyển hành

khách và vận tải hàng hóa

Thư ký số liệu

(Kế toán viên)

Trợ giúp với các tính toán kế toán và lưu giữ các ghi chép và sổ sách

Tính toán chi phí sản xuất đơn vị

Tính toán tiền lương và trong một số trường hợp chuẩn bị các khoản tiền lương

và trả lương

Chịu trách nhiệm giao dịch tiền mặt phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Thu thập, biên soạn và tính toán số liệu thống kê hoặc dữ liệu định phí bảo hiểm

Thực hiện nhiệm vụ văn thư liên quan đến các giao dịch tài chính của cơ sở bảo

hiểm, ngân hàng hoặc các cơ sở tương tự

Công nhân nghề thủ công và

ngành nghề liên quan

Nhân viên sửa chữa và vận

hành thiết bị điện

Lắp đặt, bảo trì, đồng bộ và điều chỉnh hệ thống dây điện, máy móc thiết bị

Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ hệ thống dây điện và thông số kỹ thuật để xác định

quy trình và phương pháp hoạt động

Kiểm tra và thử nghiệm hệ thống điện, thiết bị, dây cáp và máy móc để xác định

các mối nguy hiểm, khuyết điểm và các yêu cầu điều chỉnh hoặc sửa chữa

Cài đặt, bảo trì và sửa chữa đường dây tải điện

Nối dây cáp điện

Hình 43: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Xây dựng

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Xây dựng

Quản lý Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các chức năng chung của doanh nghiệp hoặc

tổ chức

Rà soát các hoạt động và kết quả của doanh nghiệp hoặc tổ chức và báo cáo Hội

đồng quản trị và cơ quan quản lý

Xác định mục tiêu, chiến lược, chính sách và các chương trình cho doanh nghiệp

hoặc tổ chức

Thực hiện công tác lãnh đạo và quản lý tổng thể tổ chức

Lập và quản lý ngân sách, kiểm soát chi phí và đảm bảo hiệu quả sử dụng các

nguồn lực

Phân bổ nguyên vật liệu, nguồn lực con người và tài chính để thực hiện các chính

sách và các chương trình của tổ chức

Page 104:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

99

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Xây dựng

(tiếp)

Giám sát và đánh giá hiệu quả của tổ chức, doanh nghiệp dựa trên các mục tiêu

và chính sách đã được thành lập

Tham vấn nhân viên cấp cao dưới quyền và xem xét các khuyến nghị và báo cáo

Đại diện tổ chức tới những sự kiên quan trọng, trong các cuộc đàm phán, tại các

hội nghị

Hội thảo, điều trần và diễn đàn công khai

Lựa chọn, hoặc phê duyệt lựa chọn nhân viên cao cấp

Đảm bảo tổ chức tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan

Chuyên viên

Chuyên gia kỹ thuật

(không bao gồm kỹ thuật

điện)

Lập kế hoạch và thiết kế hệ thống xử lý hóa học, các dự án công trình dân dụng,

thiết bị và hệ thống cơ khí, vận hành công tác đào mỏ và khoan mỏ và các dự án

kỹ thuật khác

Xác định và giải thích bản vẽ, kế hoạch và định hướng phương pháp xây dựng

Giám sát công tác xây dựng cấu trúc, hệ thống cấp nước và khí đốt và giao thông

vận tải và sản xuất, lắp đặt, vận hành và bảo trì thiết bị, máy móc và nhà xưởng

Tổ chức và quản lý lao động và dự án cung cấp vật liệu, nhà xưởng,

thiết bị

Ước tính tổng chi phí và chuẩn bị kế hoạch và dự toán chi phí chi tiết để phục vụ

công tác kiểm soát ngân sách

Giải quyết các vấn đề thiết kế và tổ chức trong các mảng kỹ thuật khác thông qua

việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật

Kỹ thuật viên/ Chuyên viên

Kỹ thuật viên kiểm soát

quy trình

Vận hành bảng điều khiển điện tử hoặc máy tính từ phòng điều khiển trung tâm

để giám sát và tối ưu hóa các quy trình

Kiểm soát quá trình khởi động và tắt máy

Điều hành và giám sát thiết bị bảng điện và thiết bị liên quan

Giám sát và kiểm tra thiết bị và hệ thống để phát hiện trục trặc

Lấy bản ghi từ biểu đồ, đồng hồ và dụng cụ đo giữa các khoảng thời gian

Khắc phục sự cố và có biện pháp khắc phục khi cần thiết

Lưu giữ hồ sơ, nhật ký và báo cáo

Thảo luận với các nhân viên khác để đánh giá trạng thái hoạt động của thiết bị

Lau rửa và bảo trì thiết bị

Giám sát vận hành nhà máy và máy móc và các công nhân khác

Giám sát xây dựng

Đọc thông số kỹ thuật để xác định các yêu cầu xây dựng và quy trình lập kế

hoạch

Tổ chức và điều phối các nguồn lực vật chất và con người cần thiết để hoàn thành

công việc

Page 105:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

100

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Xây dựng

(tiếp)

Kiểm tra, thẩm tra tiến độ công việc

Kiểm tra thiết bị và công trường xây dựng để đảm bảo đáp ứng các quy chuẩn

sức khỏe và an toàn

Giám sát công trường xây dựng và phối hợp làm việc với các dự án xây dựng

khác

Giám sát các hoạt động của lao động thương mại xây dựng công trình và công

nhân xây dựng khác

Nhân viên hỗ trợ văn phòng Thư ký văn phòng

Ghi chép, chuẩn bị, sắp xếp, phân loại và điền thông tin

Phân loại, mở và gửi thư

Photocopy và fax tài liệu

Chuẩn bị báo cáo và thư từ có tính chất định kỳ

Ghi chép các vấn đề liên quan từ thiết bị tới nhân viên

Trả lời điện thoại hoặc phiếu điều tra điện tử hoặc chuyển tiếp cho người thích

hợp

Kiểm tra số liệu, chuẩn bị hoá đơn và ghi chép chi tiết các giao dịch tài chính

được thực hiện

Sao chép thông tin vào máy tính và hiệu đính và sửa chữa bản sao

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

(tiếp)

Thư ký vận tải và ghi chép

nguyên vật liệu

Ghi chép công tác sản xuất, dự trữ hàng hóa, đặt hàng và gửi hàng

Ghi chép nguyên vật liệu sản xuất tiếp nhận, nhập kho hoặc xuất kho

Nhập máy tính số lượng nguyên vật liệu sản xuất cần thiết theo ngày cụ thể và trợ

giúp chuẩn bị và kiểm tra lịch trình hoạt động sản xuất

Lưu giữ hồ sơ về các lĩnh vực hoạt động và điều phối thời gian vận chuyển hành

khách và vận tải hàng hóa

Thư ký số liệu

(Kế toán viên)

Trợ giúp với các tính toán kế toán và lưu giữ các ghi chép và sổ sách

Tính toán chi phí sản xuất đơn vị

Tính toán tiền lương và trong một số trường hợp chuẩn bị các khoản tiền lương

và trả lương

Chịu trách nhiệm giao dịch tiền mặt phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Thu thập, biên soạn và tính toán số liệu thống kê hoặc dữ liệu định phí bảo hiểm

Thực hiện nhiệm vụ văn thư liên quan đến các giao dịch tài chính của cơ sở bảo

hiểm, ngân hàng hoặc các cơ sở tương tự

Nhân viên kinh doanh và

dịch vụ Giám sát tòa nhà

Giao nhiệm vụ và thẩm tra các khu vực xây dựng để đảm bảo công tác dọn dẹp,

quản gia và bảo trì công trình được thực hiện đúng cách

Xuất vật tư, thiết bị và hàng tồn kho cổ phiếu để đảm bảo nguồn cung hàng hóa

luôn sẵn có

Page 106:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

101

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Xây dựng

(tiếp)

Sàng lọc đơn xin việc và tuyển dụng

Tập huấn lao động mới tốt nghiệp và lao động có kinh nghiệm

Đề xuất việc thăng tiến, thuyên chuyển công tác hoặc sa thải

Thực hiện một số nhiệm vụ dọn dẹp, quản gia và bảo trì

Công nhân nghề thủ công và

ngành nghề liên quan

Thợ sơn, công nhân dọn

dẹp công trình xây dựng

tòa nhà, lao động ngành

nghề liên quan

Chuẩn bị bề mặt,quét sơn và các vật liệu tương tự cho các tòa nhà và các công

trình xây dựng khác

Quét sơn, đánh bóng xe cộ hoặc các sản phẩm chế tạo khác nhau, thường với một

thiết bị phun cầm tay

Che phủ tường và trần nhà bằng giấy dán tường, lụa hoặc các loại vải khác

Làm sạch ống khói

Làm sạch bề mặt bên ngoài của các tòa nhà và các công trình xây dựng khác. Có

thể giám sát lao động khác

Lao động sản xuất kim loại

kết cấu và kim loại tấm,

thợ làm khuôn và thợ hàn,

các lao động liên quan

Sản xuất khuôn và lõi kim loại đúc

Đúc và tạo hình các bộ phận kim loại

Xây dựng và sửa chữa các phần của tấm kim loại như tấm thép, đồng, thiếc, đồng

thau

Cài đặt, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các cấu trúc kim loại nặng, cũng như hệ puli,

cáp treo và thiết bị liên quan

Công nhân nghề thủ công và

ngành nghề liên quan (tiếp)

Nhân viên sửa chữa và vận

hành thiết bị điện

Lắp đặt, bảo trì, đồng bộ và điều chỉnh hệ thống dây điện, máy móc thiết bị

Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ hệ thống dây điện và thông số kỹ thuật để xác định

quy trình và phương pháp hoạt động

Kiểm tra và thử nghiệm hệ thống điện, thiết bị, dây cáp và máy móc để xác định

các mối nguy hiểm, khuyết điểm và các yêu cầu điều chỉnh hoặc sửa chữa

Cài đặt, bảo trì và sửa chữa đường dây tải điện

Nối dây cáp điện

Công nhân hoàn thiện

công trình và lao động

ngành nghề liên quan

Lợp mái nhà bằng một hoặc nhiều loại vật liệu

Lắp đặt sàn gỗ và các loại ván sàn, che phủ sàn và tường bằng gạch hoặc các tấm

khảm

Ốp thạch cao cho tường và trần nhà

Ốp vật liệu cách điện cho tường, sàn và trần nhà

Cắt, điều chỉnh cho phù hợp và lắp đặt kính cửa sổ và các khung mở tương tự, lắp

đặt hệ thống đường ống dẫn nước và đường ống

Lắp đặt hệ thống dây điện và thiết bị liên quan. Có thể chịu trách nhiệm giám sát

lao động khác

Page 107:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

102

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Xây dựng

(tiếp)

Công nhân xây dựng

khung công trình và lao

động ngành nghề liên quan

Xây dựng, bảo trì và sửa chữa các tòa nhà và các công trình xây dựng khác bằng

cách sử dụng kỹ thuật xây dựng truyền thống và / hoặc hiện đại

Xây dựng và sửa chữa móng, tường và các công trình xây dựng bằng gạch, đá và

các vật liệu tương tự

Phá mỏ đá, khai thác đá dưới dạng miếng hoặc khối

Cắt, khắc và hoàn thiện đá xây dựng, trang trí, tượng đài và các sản phẩm khác

Dựng khung bê tông cốt thép và kết cấu cũng như hoàn thiện và sửa chữa bề mặt

xi măng

Cắt, khắc, lắp ráp và bảo trì đồ đạc và các công trình bằng gỗ

Thực hiện mọi nhiệm vụ bảo trì các công trình xây dựng và toà nhà. Có thể chịu

trách nhiệm giám sát lao động khác

Công nhân vận hành máy,

thiết bị Công nhân lắp ráp

Lắp ráp linh kiện vào các sản phẩm, thiết bị theo thủ tục nghiêm ngặt được quy

định

Rà soát các đơn đặt hàng, thông số kỹ thuật, sơ đồ và bản vẽ để xác định nguyên

vật liệu và hướng dẫn lắp ráp cần thiết

Ghi chép dữ liệu sản xuất và hoạt động theo các mẫu cụ thể

Kiểm tra và thử nghiệm các cấu phần và linh kiện hoàn thiện, cài đặt hệ thống

dây điện và mạch

Loại bỏ các linh kiện và cấu phần bị lỗi

Các nghề sơ cấp

Công nhân vệ sinh

Thu gom, bốc xếp rác

Quét dọn đường phố, công viên và các khu vực công cộng khác

Phân loại và tái chế rác thải như giấy, thủy tinh, nhựa hoặc nhôm

Lao động vận tải và kho

bãi

Sử dụng xe đạp và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa,

điều khiển xe dùng sức kéo động vật để vận chuyển hành khách, hàng hoá, điều

khiển máy móc dùng sức kéo động vật, thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng tay

và dự trữ hàng trong kho và tại khu vực trưng bày trong các cửa hàng

Lao động xây dựng

Đào, lấp hố và rãnh sử dụng công cụ cầm tay

Xúc và rải

Đào vật liệu, cát, đất và sỏi

Phân loại, bốc xếp và lưu trữ các công cụ, vật tư thiết bị và vận chuyển chúng

xung quanh công trường làm việc

Làm sạch máy móc, thiết bị, công cụ và dọn dẹp công trường làm việc và loại bỏ

các chướng ngại vật

Page 108:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

103

Hình 44: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Bán buôn – bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe

có động cơ khác

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Bán buôn – bán lẻ,

sửa chữa ô tô, mô tô,

xe máy và xe có động

cơ khác

Quản lý

Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các chức năng chung của doanh nghiệp hoặc tổ

chức

Rà soát các hoạt động và kết quả của doanh nghiệp hoặc tổ chức và báo cáo Hội

đồng quản trị và cơ quan quản lý

Xác định mục tiêu, chiến lược, chính sách và các chương trình cho doanh nghiệp

hoặc tổ chức

Thực hiện công tác lãnh đạo và quản lý tổng thể tổ chức

Lập và quản lý ngân sách, kiểm soát chi phí và đảm bảo hiệu quả sử dụng các nguồn

lực

Phân bổ nguyên vật liệu, nguồn lực con người và tài chính để thực hiện các chính

sách và các chương trình của tổ chức

Giám sát và đánh giá hiệu quả của tổ chức, doanh nghiệp dựa trên các mục tiêu và

chính sách đã được thành lập

Tham vấn nhân viên cấp cao dưới quyền và xem xét các khuyến nghị và báo cáo

Đại diện tổ chức tới những sự kiên quan trọng, trong các cuộc đàm phán, tại các hội

nghị

Hội thảo, điều trần và diễn đàn công khai

Lựa chọn, hoặc phê duyệt lựa chọn nhân viên cao cấp

Đảm bảo tổ chức tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan

Quản lý bán buôn và bán

lẻ

Xác định cơ cấu sản phẩm, mức dự trữ và tiêu chuẩn dịch vụ

Xây dựng và thực hiện chính sách thu mua và tiếp thị và định giá

Xúc tiến và quảng cáo hàng hóa và dịch vụ của cơ sở

Lưu giữ hồ sơ trữ lượng kho và các giao dịch tài chính

Thực hiện dự toán ngân sách cho cơ sở kinh doanh

Kiểm soát quá trình lựa chọn, đào tạo và giám sát nhân viên

Đảm bảo tuân thủ các quy định đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động

Quản lý phát triển,

marketing và bán hàng

Xây dựng và thực hiện chính sách, kế hoạch quảng cáo, quan hệ công chúng, phát

triển sản phẩm, bán hàng và tiếp thị có tham khảo ý kiến các nhà quản lý khác

Chỉ đạo phát triển sáng kiến cho sản phẩm mới hoặc nghiên cứu khoa học

Chiến dịch tiếp thị, quan hệ công chúng và quảng cáo

Xác định và chỉ đạo các hoạt động bán hàng, kết hợp sản phẩm, tiêu chuẩn dịch vụ

chăm sóc khách hàng, phương pháp bán hàng và chính sách phân phối

Page 109:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

104

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Bán buôn – bán lẻ,

sửa chữa ô tô, mô tô,

xe máy và xe có động

cơ khác

Quản lý (tiếp)

Định giá và thoả thuận tín dụng

Lập và quản lý ngân sách và kiểm soát chi tiêu để đảm bảo sử dụng hiệu quả các

nguồn lực

Giám sát công tác tuyển dụng, đào tạo và hiệu suất làm việc của nhân viên, đại diện

cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức tại các hội nghị, triển lãm thương mại và các diễn

đàn khác

Chuyên viên

Chuyên gia quan hệ công

chúng, marketing và bán

hàng

Ủy quyền và tiến hành nghiên cứu thị trường, phân tích các kết quả và lập kế hoạch

hoạt động quan hệ công chúng, tiếp thị quảng cáo

Hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh doanh thông qua việc chuẩn bị và thực hiện các

mục tiêu, chính sách và chương trình tiếp thị

Lập kế hoạch và tổ chức các chiến dịch quảng cáo

Thẩm định và lựa chọn đầu vào cung cấp bởi nhà văn, nhiếp ảnh gia, họa sĩ và những

người khác nhằm xây dựng chiến dịch quảng cáo triển vọng

Thu thập và cập nhật kiến thức về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và đối thủ

cạnh tranh và điều kiện thị trường

Đánh giá nhu cầu của khách hàng và giải thích và giới thiệu/ trưng bày hàng hóa và

dịch vụ cho khách hàng

Đến thăm các doanh nghiệp khách hàng tiềm năng thường xuyên để tìm cơ hội tiếp

thị

Báo giá, đàm phán giá cả và điều kiện tín dụng và hoàn thiện hợp đồng

Kỹ thuật viên/ Chuyên viên Đại lý, môi giới thu mua

và bán hàng

Thu thập thông tin, giám sát và phân tích các xu hướng và điều kiện thị trường, sản

phẩm và dịch vụ của chủ doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh

Thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng và xác định các sản phẩm và dịch vụ

phù hợp

Giải thích và giới thiệu/trình diễn các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng

Đàm phán giá, hợp đồng, các điều khoản, điều kiện và sắp xếp vận chuyển cho các

giao dịch mua bán sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hóa

Nhân viên hỗ trợ văn phòng Thư ký văn phòng

Ghi chép, chuẩn bị, sắp xếp, phân loại và điền thông tin

Phân loại, mở và gửi thư

Photocopy và fax tài liệu

Chuẩn bị báo cáo và thư từ có tính chất định kỳ

Ghi chép các vấn đề liên quan từ thiết bị tới nhân viên

Trả lời điện thoại hoặc phiếu điều tra điện tử hoặc chuyển tiếp cho người thích hợp

Kiểm tra số liệu, chuẩn bị hoá đơn và ghi chép chi tiết các giao dịch tài chính được

thực hiện

Page 110:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

105

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Bán buôn – bán lẻ,

sửa chữa ô tô, mô tô,

xe máy và xe có động

cơ khác

Sao chép thông tin vào máy tính và hiệu đính và sửa chữa bản sao

Thư ký vận tải và ghi chép

nguyên vật liệu

Ghi chép công tác sản xuất, dự trữ hàng hóa, đặt hàng và gửi hàng

Ghi chép nguyên vật liệu sản xuất tiếp nhận, nhập kho hoặc xuất kho

Nhập máy tính số lượng nguyên vật liệu sản xuất cần thiết theo ngày cụ thể và trợ

giúp chuẩn bị và kiểm tra lịch trình hoạt động sản xuất

Lưu giữ hồ sơ về các lĩnh vực hoạt động và điều phối thời gian vận chuyển hành

khách và vận tải hàng hóa

Thư ký số liệu

(Kế toán viên)

Trợ giúp với các tính toán kế toán và lưu giữ các ghi chép và sổ sách

Tính toán chi phí sản xuất đơn vị

Tính toán tiền lương và trong một số trường hợp chuẩn bị các khoản tiền lương và trả

lương

Chịu trách nhiệm giao dịch tiền mặt phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Thu thập, biên soạn và tính toán số liệu thống kê hoặc dữ liệu định phí bảo hiểm

Thực hiện nhiệm vụ văn thư liên quan đến các giao dịch tài chính của cơ sở bảo

hiểm, ngân hàng hoặc các cơ sở tương tự

Nhân viên thông tin khách

hàng

Chuẩn bị hành trình và thực hiện đặt tour du lịch và đặt phòng khách sạn cho khách

hàng

Chào đón và tiếp nhận khách hàng và du khách

Đăng ký phòng nghỉ cho khách

Cung cấp thông tin liên quan đến hàng hoá, dịch vụ hoặc chính sách của một tổ chức

Đặt lịch hẹn

Điều hành tổng đài điện thoại

Phỏng vấn các đối tượng trả lời khảo sát hoặc các ứng viên có đủ

điều kiện

Nhân viên kinh doanh và

dịch vụ

Nhân viên bán hàng đường

phố và tại chợ

Xác định các yêu cầu của khách hàng và tư vấn về sản phẩm, giá cả, giao hàng, bảo

hành, cách sử dụng và chăm sóc sản phẩm

Giới thiệu, trình diễn, giải thích và bán hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng

Chấp nhận thanh toán bằng các hình thức thanh toán khác nhau và chuẩn bị hoá đơn

bán hàng

Thực hiện hoặc hỗ trợ công tác quản lý kho liên tục như quản lý sản phẩm tồn kho và

số lượng xuất kho

Sắp xếp và trình bày hàng hóa để bán, bọc và đóng gói sản phẩm bán ra

Xác định mức độ kết hợp sản phẩm, mức tồn kho và giá bán hàng hóa

Giám sát và điều phối các hoạt động của trợ lý bán hàng tại cửa hàng, đánh giá nhân

viên điều hành và các nhân viên khác trong các siêu thị và cửa hàng bách hóa

Page 111:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

106

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Bán buôn – bán lẻ,

sửa chữa ô tô, mô tô,

xe máy và xe có động

cơ khác Nhân viên bán hàng đường

phố và tại chợ

Được cấp phép dựng một gian hàng tại một địa điểm cụ thể trên đường phố, chợ hoặc

các không gian mở khác hoặc bán thực phẩm và đồ uống trên đường phố

Mua hoặc ký hợp đồng với một bên cung cấp thường xuyên các sản phẩm được bán

Dựng và tháo dỡ các quầy hàng và bốt bán hàng

Vận chuyển, lưu trữ, bốc xếp sản phẩm để bán

Sắp xếp, trưng bày và bán hàng hoá, thực phẩm và đồ uống và nhận thanh toán

Bọc và đóng gói hàng bán ra

Chuẩn bị thực phẩm và đồ uống để bán

Đẩy, đạp hoặc xách tay giỏ hàng, xe chở hàng,khay hoặc giỏ để mang theo thức ăn

và đồ uống đến điểm bán hàng trên đường phố, hoặc đến những nơi công cộng như

trạm xe lửa hoặc rạp chiếu phim

Ghi chép thu chi và lưu giữ hồ sơ về trữ lượng trong kho

Công nhân nghề thủ công và

ngành nghề liên quan

Nhân viên sửa chữa và vận

hành thiết bị điện

Lắp đặt, bảo trì, đồng bộ và điều chỉnh hệ thống dây điện, máy móc thiết bị

Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ hệ thống dây điện và thông số kỹ thuật để xác định quy

trình và phương pháp hoạt động

Kiểm tra và thử nghiệm hệ thống điện, thiết bị, dây cáp và máy móc để xác định các

mối nguy hiểm, khuyết điểm và các yêu cầu điều chỉnh hoặc sửa chữa

Cài đặt, bảo trì và sửa chữa đường dây tải điện

Nối dây cáp điện

Công nhân vận hành máy,

thiết bị

Lái xe gắn máy, xe tải, xe

hơi

Lái và điều khiển xe gắn máy, xe ba bánh cơ giới, xe tải, xe hơi để vận chuyển hành

khách, vật liệu, hàng hoá

Các nghề sơ cấp

Công nhân vệ sinh

Thu gom, bốc xếp rác

Quét dọn đường phố, công viên và các khu vực công cộng khác

Phân loại và tái chế rác thải như giấy, thủy tinh, nhựa hoặc nhôm

Lao động vận tải và kho

bãi

Sử dụng xe đạp và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa, điều

khiển xe dùng sức kéo động vật để vận chuyển hành khách, hàng hoá, điều khiển

máy móc dùng sức kéo động vật, thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng tay, và dự trữ

hàng trong kho và tại khu vực trưng bày trong các cửa hàng

Page 112:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

107

Hình 45: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Vận tải kho bãi

Ngành Nhóm công việc Vị trí làm việc Điều kiện đánh giá

Vận tải kho bãi

Quản lý Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các chức năng chung của doanh nghiệp hoặc

tổ chức

Rà soát các hoạt động và kết quả của doanh nghiệp hoặc tổ chức và báo cáo Hội

đồng quản trị và cơ quan quản lý

Xác định mục tiêu, chiến lược, chính sách và các chương trình cho doanh nghiệp

hoặc tổ chức

Thực hiện công tác lãnh đạo và quản lý tổng thể tổ chức

Lập và quản lý ngân sách, kiểm soát chi phí và đảm bảo hiệu quả sử dụng các

nguồn lực

Phân bổ nguyên vật liệu, nguồn lực con người và tài chính để thực hiện các chính

sách và các chương trình của tổ chức

Giám sát và đánh giá hiệu quả của tổ chức, doanh nghiệp dựa trên các mục tiêu

và chính sách đã được thành lập

Tham vấn nhân viên cấp cao dưới quyền và xem xét các khuyến nghị và báo cáo

Đại diện tổ chức tới những sự kiên quan trọng, trong các cuộc đàm phán, tại các

hội nghị

Hội thảo, điều trần và diễn đàn công khai

Lựa chọn, hoặc phê duyệt lựa chọn nhân viên cao cấp

Đảm bảo tổ chức tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan

Kỹ thuật viên/ Chuyên viên

Đại lý, môi giới thu mua

và bán hàng

Thu thập thông tin, giám sát và phân tích các xu hướng và điều kiện thị trường,

sản phẩm và dịch vụ của chủ doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh

Thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng và xác định các sản phẩm và dịch

vụ phù hợp

Giải thích và giới thiệu/trình diễn các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng

Đàm phán giá, hợp đồng, các điều khoản, điều kiện và sắp xếp vận chuyển cho

các giao dịch mua bán sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hóa

Kỹ thuật viên và nhân viên

điều khiển tàu

Kiểm soát hoạt động của thiết bị cơ khí, điện và điện tử trên tàu thuyền hoặc trên

máy bay, chỉ huy và điều khiển hướng tàu thuyền hoặc máy bay, chỉ dẫn chuyển

động của tàu thuyền hoặc máy bay và phát triển hệ thống kiểm soát không khí

bằng điện, cơ điện, và máy vi tính.

Nhân viên hỗ trợ văn phòng Thư ký văn phòng

Ghi chép, chuẩn bị, sắp xếp, phân loại và điền thông tin

Phân loại, mở và gửi thư

Photocopy và fax tài liệu

Page 113:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

108

Ngành Nhóm công việc Vị trí làm việc Điều kiện đánh giá

Vận tải kho bãi

Chuẩn bị báo cáo và thư từ có tính chất định kỳ

Ghi chép các vấn đề liên quan từ thiết bị tới nhân viên

Trả lời điện thoại hoặc phiếu điều tra điện tử hoặc chuyển tiếp cho người thích

hợp

Kiểm tra số liệu, chuẩn bị hoá đơn và ghi chép chi tiết các giao dịch tài chính

được thực hiện

Sao chép thông tin vào máy tính, và hiệu đính và sửa chữa bản sao

Thư ký vận tải và ghi chép

nguyên vật liệu

Ghi chép công tác sản xuất, dự trữ hàng hóa, đặt hàng và gửi hàng

Ghi chép nguyên vật liệu sản xuất tiếp nhận, nhập kho hoặc xuất kho

Nhập máy tính số lượng nguyên vật liệu sản xuất cần thiết theo ngày cụ thể và trợ

giúp chuẩn bị và kiểm tra lịch trình hoạt động sản xuất

Lưu giữ hồ sơ về các lĩnh vực hoạt động và điều phối thời gian vận chuyển hành

khách và vận tải hàng hóa

Thư ký số liệu (Kế toán

viên)

Trợ giúp với các tính toán kế toán và lưu giữ các ghi chép và sổ sách

Tính toán chi phí sản xuất đơn vị

Tính toán tiền lương và trong một số trường hợp chuẩn bị các khoản tiền lương

và trả lương

Chịu trách nhiệm giao dịch tiền mặt phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Thu thập, biên soạn và tính toán số liệu thống kê hoặc dữ liệu định phí bảo hiểm

Thực hiện nhiệm vụ văn thư liên quan đến các giao dịch tài chính của cơ sở bảo

hiểm, ngân hàng hoặc các cơ sở tương tự

Nhân viên thông tin khách

hàng

Chuẩn bị hành trình và thực hiện đặt tour du lịch và đặt phòng khách sạn cho

khách hàng

Chào đón và tiếp nhận khách hàng và du khách

Đăng ký phòng nghỉ cho khách

Cung cấp thông tin liên quan đến hàng hoá, dịch vụ hoặc chính sách của một tổ

chức

Đặt lịch hẹn

Điều hành tổng đài điện thoại

Phỏng vấn các đối tượng trả lời khảo sát hoặc các ứng viên có đủ điều kiện

Công nhân nghề thủ công và

ngành nghề liên quan

Nhân viên sửa chữa và vận

hành thiết bị điện

Lắp đặt, bảo trì, đồng bộ và điều chỉnh hệ thống dây điện, máy móc thiết bị

Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ hệ thống dây điện và thông số kỹ thuật để xác định

quy trình và phương pháp hoạt động

Kiểm tra và thử nghiệm hệ thống điện, thiết bị, dây cáp và máy móc để xác định

các mối nguy hiểm, khuyết điểm và các yêu cầu điều chỉnh hoặc sửa chữa

Page 114:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

109

Ngành Nhóm công việc Vị trí làm việc Điều kiện đánh giá

Vận tải kho bãi

Cài đặt, bảo trì và sửa chữa đường dây tải điện

Nối dây cáp điện

Công nhân vận hành máy,

thiết bị

Lái xe gắn máy, xe tải, xe

hơi

Lái và điều khiển xe gắn máy, xe ba bánh cơ giới, xe tải, xe hơi để vận chuyển

hành khách, vật liệu, hàng hoá

Lái xe khách và xe tải

hạng nặng

Lái và điều khiển xe tải nặng, xe tải, xe khách hoặc xe điện đường phố để vận

chuyển hàng hóa, chất lỏng, vật liệu nặng,bưu kiện hoặc hành khách

Công nhân điều khiển

động cơ đầu máy và công

nhân liên quan

Điều khiển hoặc hỗ trợ điều khiển động cơ xe lửa, vận hành các tín hiệu đường

sắt, chuyển đổi toa xe và bố trí tàu trong sân ga, bố trí tàu trong hầm mỏ và kiểm

soát các chuyển động này

Thủy thủ trên boong tàu và

lao động liên quan

Đứng quan sát đồng hồ nhìn ra biển khi cập cảng hoặc nhổ neo hoặc khi tới các

vùng nước hẹp khác

Chỉ đạo tàu thuyền theo hướng dẫn

Xử lý dây thừng, dây xích và vận hành thiết bị neo

Bảo trì và, trong một số trường hợp, vận hành thiết bị hoạt động của tàu, thiết bị

vận chuyển hàng hóa, thiết bị truyền lực đòn bẩy, phao cứu sinh và các thiết bị

phòng cháy chữa cháy

Thủy thủ trên boong tàu và

lao động liên quan

Dọn dẹp boong tàu và thân tàu, cạo, sơn và thực hiện các nhiệm vụ bảo dưỡng

khác theo yêu cầu

Chuẩn bị, trang bị cho tàu thuyền và xếp hàng lên tàu bằng thiết bị bốc xếp, thiết

bị truyền lực đòn bẩy cố định và thiết bị bánh răng chạy

Công nhân vệ sinh

Thu gom, bốc xếp rác

Quét dọn đường phố, công viên và các khu vực công cộng khác

Phân loại và tái chế rác thải như giấy, thủy tinh, nhựa hoặc nhôm

Lao động vận tải và kho

bãi

Sử dụng xe đạp và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa,

điều khiển xe dùng sức kéo động vật để vận chuyển hành khách, hàng hoá, điều

khiển máy móc dùng sức kéo động vật, thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng tay,

và dự trữ hàng trong kho và tại khu vực trưng bày trong các cửa hàng

Page 115:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

110

Hình 46: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Thông tin và truyền thông

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Thông tin và truyền

thông Quản lý

Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Lập kế hoạch, chỉ đạo và Đ. phối các chức năng chung của D.nghiệp hoặc tổ chức

Rà soát các hoạt động và kết quả của doanh nghiệp hoặc tổ chức và báo cáo Hội

đồng quản trị và cơ quan quản lý Xác định mục tiêu, chiến lược, chính sách và các chương trình cho doanh nghiệp

hoặc tổ chức Thực hiện công tác lãnh đạo và quản lý tổng thể tổ chức Lập và quản lý ngân sách, kiểm soát chi phí và đảm bảo hiệu quả sử dụng các

nguồn lực Phân bổ nguyên vật liệu, nguồn lực con người và tài chính để thực hiện các chính

sách và các chương trình của tổ chức Giám sát và đánh giá hiệu quả của tổ chức, doanh nghiệp dựa trên các mục tiêu và

chính sách đã được thành lập Tham vấn nhân viên cấp cao dưới quyền và xem xét các khuyến nghị và báo cáo Đại diện tổ chức tới những sự kiên quan trọng, trong các cuộc đàm phán, tại các hội

nghị Hội thảo, điều trần và diễn đàn công khai Lựa chọn, hoặc phê duyệt lựa chọn nhân viên cao cấp Đảm bảo tổ chức tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan

Quản lý dịch vụ công nghệ

thông tin và truyền thông

Tham khảo ý kiến người sử dụng, quản lý, nhà cung cấp, và kỹ thuật viên để đánh

giá nhu cầu tin học và yêu cầu hệ thống và xác định công nghệ để đáp ứng nhu cầu

Xây dựng và chỉ đạo thông tin và các chiến lược, chính sách và kế hoạch công nghệ

thông tin

Chỉ đạo việc lựa chọn và cài đặt các nguồn lực công nghệ thông tin và chỉ dẫn cho

người sử dụng

Chỉ đạo hoạt động công nghệ thông tin, phân tích công việc, xây dựng ưu tiên, tiêu

chuẩn và đặt thời hạn

Giám sát bảo mật của hệ thống công nghệ thông tin

Giao, rà soát, quản lý và chỉ đạo công việc của các nhà phân tích hệ thống, lập trình

viênvà nhân viên liên quan máy tính khác

Đánh giá việc sử dụng công nghệ của tổ chức và nhu cầu và đề xuất cải tiến, chẳng

hạn như nâng cấp phần cứng và phần mềm

Lập và quản lý ngân sách, kiểm soát chi phí và đảm bảo sử dụng hiệu quả các

nguồn lực

Thiết lập và chỉ đạo quy trình hoạt động và các thủ tục hành chính

Giám sát công tác tuyển dụng, đào tạo và hiệu suất làm việc của nhân viên

Đại diện cho các D.nghiệp hoặc tổ chức ở các H.nghị, hội thảo công nghệ thông tin

Page 116:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

111

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Thông tin và truyền

thông Chuyên gia

Chuyên gia quan hệ công

chúng, marketing và bán

hàng

Ủy quyền và tiến hành nghiên cứu thị trường, phân tích các kết quảvà lập kế hoạch

hoạt động quan hệ công chúng, tiếp thị quảng cáo

Hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh doanh thông qua việc chuẩn bị và thực hiện

các mục tiêu, chính sách và chương trình tiếp thị

Lập kế hoạch và tổ chức các chiến dịch quảng cáo

Thẩm định và lựa chọn đầu vào cung cấp bởi nhà văn, nhiếp ảnh gia, họa sĩ và

những người khác nhằm xây dựng chiến dịch quảng cáo triển vọng

Thu thập và cập nhật kiến thức về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và đối thủ

cạnh tranh và điều kiện thị trường

Đánh giá nhu cầu của khách hàng và giải thích và giới thiệu/ trưng bày diễn hàng

hóa và dịch vụ cho khách hàng

Đến thăm các doanh nghiệp khách hàng tiềm năng thường xuyên để tạo dựng cơ

hội tiếp thị và tiếp thị

Báo giá, đàm phán giá cả và điều kiện tín dụngvà hoàn thiện hợp đồng

Chuyên gia mạng và dữ

liệu

Thiết kế và phát triển kiến trúc cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu, từ điển và quy ước

đặt tên cho các dự án hệ thống thông tin

Thiết kế, xây dựng, sửa đổi, tích hợp, triển khai thực hiện hệ thống quản lý cơ sở

dữ liệu thử nghiệm

Phát triển và triển khai các kế hoạch an ninh, chính sách quản lý dữ liệu, tài liệu

hướng dẫn và tiêu chuẩn

Bảo trì và quản lý mạng máy tính và môi trường tin học liên quan

Phân tích, phát triển, giải thích và đánh giá thiết kế hệ thống và chỉ số kỹ thuật

phức tạp, mô hình dữ liệu và biểu đồ phát triển, cấu hình và sự tích hợp các hệ

thống máy tính

Nhân viên phân tích và

phát triển ứng dụng và

phần mềm

Nghiên cứu việc áp dụng công nghệ thông tin trong các chức năng kinh doanh và

xác định các lĩnh vực có thể cải tiến nhằm mục đích tối đa hóa hiệu suất và hiệu

quả

Tiến hành nghiên cứu các khía cạnh lý thuyết và phương thức hoạt động cho việc

sử dụng máy tính

Đánh giá, lập kế hoạch và thiết kế cấu hình phần cứng hoặc phần mềm cho các ứng

dụng cụ thể

Thiết kế, viết, kiểm tra và bảo trì các chương trình máy tính theo các yêu cầu cụ thể

Đánh giá, lập kế hoạch và thiết kế Internet, mạng nội bộ và hệ thống đa phương

tiện

Page 117:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

112

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Thông tin và truyền

thông

Chuyên viên hỗ trợ và kỹ

thuật viên

Kỹ thuật viên hỗ trợ người

dùng và hoạt động công

nghệ truyền thông và

thông tin

Vận hành và kiểm soát thiết bị ngoại vi và thiết bị máy tính liên quan

Hệ thống giám sát hoạt động không đạt yêu cầu hoặc sai sót của các thiết bị trong

hoạt động tải thiết bị ngoại vi như máy in, với các vật liệu được lựa chọn cho hệ

điều hành, hoặc giám sát việc tải thiết bị ngoại vi của các nhà khai thác thiết bị

ngoại vi

Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu của người sử dụng về hoạt động của phần mềm

hoặc phần cứng để giải quyết vấn đề

Cài đặt và thực hiện sửa chữa nhỏ liên quan đến phần cứng, phần mềm, hoặc các

thiết bị ngoại vi, theo thông số kỹ thuật thiết kế hoặc thông số kỹ thuật lắp đặt

Giám sát hoạt động thường nhật của hệ thống

Lắp đặt thiết bị cho người lao động sử dụng, thực hiện hoặc bảo đảm cài đặt thích

hợp các loại cáp, hệ điều hành, hoặc phần mềm tương ứng

Thiết lập, vận hành và bảo trì mạng và các hệ thống truyền thông dữ liệu khác

Cài đặt, giám sát và hỗ trợ độ tin cậy và khả năng sử dụng của các trang thông tin

trực tuyến trên internet và mạng nội bộ hoặc phần mềm, phần cứng của máy chủ

Sửa đổi các trang thông tin trực tuyến

Thực hiện sao lưu và phục hồi hoạt động máy chủ

Kỹ thuật viên phát thanh

truyền hình và viễn thông

Kiểm soát thiết bị để ghi lại âm thanh, chỉnh sửa và ghép các bản ghi hình ảnh và

âm thanh

Kiểm soát và bảo trì các hệ thống truyền tải và phát sóng và hệ thống vệ tinh cho

chương trình phát thanh và truyền hình

Kiểm soát và bảo trì hệ thống vô tuyến thông tin liên lạc, các dịch vụ truyền hình

vệ tinhvà các hệ thống ghép kênh trên đất liền, trên biển hoặc trên máy bay

Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật kết nối với nghiên cứu và phát triển các thiết bị viễn

thông, hoặc nguyên mẫu thử nghiệm

Thiết kế và chuẩn bị kế thiết kế chi tiết kết cấu mạch điện theo thông số kỹ thuật

yêu cầu

Cung cấp giám sát kỹ thuật trong sản xuất, sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa hệ

thống viễn thông

Thư ký văn phòng

Ghi chép, chuẩn bị, sắp xếp, phân loại và điền thông tin

Phân loại, mở và gửi thư

Photocopy và fax tài liệu

Chuẩn bị báo cáo và thư từ có tính chất định kỳ

Ghi chép các vấn đề liên quan từ thiết bị tới nhân viên

Trả lời điện thoại, phiếu điều tra điện tử hoặc chuyển tiếp cho người thích hợp

Kiểm tra số liệu, chuẩn bị hoá đơn và ghi chép chi tiết các giao dịch tài chính được

Page 118:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

113

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Thông tin và truyền

thông

thực hiện

Sao chép thông tin vào máy tínhvà hiệu đính và sửa chữa bản sao

Thư ký số liệu (Kế toán

viên)

Trợ giúp với các tính toán kế toán và lưu giữ các ghi chép và sổ sách

Tính toán chi phí sản xuất đơn vị

Tính toán tiền lương và trong một số trường hợp chuẩn bị các khoản tiền lương và

trả lương

Chịu trách nhiệm giao dịch tiền mặt phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Thu thập, biên soạn và tính toán số liệu thống kê hoặc dữ liệu định phí bảo hiểm

Thực hiện nhiệm vụ văn thư liên quan đến các giao dịch tài chính của cơ sở bảo

hiểm, ngân hàng hoặc các cơ sở tương tự

Lao động thủ công và lao

động ngành nghề liên quan

Nhân viên sửa chữa và vận

hành thiết bị điện

Lắp đặt, bảo trì, đồng bộ và điều chỉnh hệ thống dây điện, máy móc thiết bị

Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ hệ thống dây điện và thông số kỹ thuật để xác định quy

trình và phương pháp hoạt động

Kiểm tra và thử nghiệm hệ thống điện, thiết bị, dây cáp và máy móc để xác định

các mối nguy hiểm, khuyết điểmvà các yêu cầu điều chỉnh hoặc sửa chữa

Cài đặt, bảo trì và sửa chữa đường dây tải điện

Nối dây cáp điện

Công nhân lắp đặt, sửa

chữa điện tử viễn thông

Kiểm tra và thử nghiệm máy móc, thiết bị, dụng cụ và hệ thống điều khiển để phán

đoán lỗi

Điều chỉnh, sửa chữavà thay thế các bộ phận bị mòn và bị lỗi và hệ thống dây

điệnvà bảo dưỡng máy móc, thiết bị, dụng cụ, lắp đặt thiết bị điện tử và hệ thống

điều khiển

Đồng bộ và điều chỉnh thiết bị điện tử, bảo trì, xử lý sự cố, đồng bộ, điều chỉnh,

kiểm tra và sửa chữa máy tính, thiết bị truyền tải dữ liệu và thiết bị ngoại vi máy

tính

Lắp đặt, bảo trì, sửa chữa và phán đoán trục trặc của sóng radio ngắn và dài, bộ

ghép kênh, truyền hình vệ tinh và các loại sóng vô tuyến khác và hệ thống thông tin

liên lạc sóng điện từ

Cung cấp tư vấn kỹ thuật và thông tinvà theo dõi hoạt động của các mạng và thiết

bị viễn thông phức tạp

Lắp đặt, nối và sửa chữa H.thống cáp cho máy tính, radio, điện thoại và truyền hình

Lắp đặt, bảo trì và sửa chữa ăng ten được sử dụng trong thông tin liên lạc

Công việc sơ cấp Công nhân vệ sinh

Thu gom, bốc xếp rác

Quét dọn đường phố, công viên và các khu vực công cộng khác

Phân loại và tái chế rác thải như giấy, thủy tinh, nhựa hoặc nhôm

Page 119:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

114

Hình 47: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Dịch vụ lưu trú

và ăn uống Quản lý

Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các chức năng chung của doanh nghiệp hoặc

tổ chức

Rà soát các hoạt động và kết quả của doanh nghiệp hoặc tổ chức và báo cáo Hội

đồng quản trị và cơ quan quản lý

Xác định mục tiêu, chiến lược, chính sách và các chương trình cho doanh nghiệp

hoặc tổ chức

Thực hiện công tác lãnh đạo và quản lý tổng thể tổ chức

Lập và quản lý ngân sách, kiểm soát chi phí và đảm bảo hiệu quả sử dụng các

nguồn lực

Phân bổ nguyên vật liệu, nguồn lực con người và tài chính để thực hiện các chính

sách và các chương trình của tổ chức

Giám sát và đánh giá hiệu quả của tổ chức, doanh nghiệp dựa trên các mục tiêu và

chính sách đã được thành lập

Tham vấn nhân viên cấp cao dưới quyền và xem xét các khuyến nghị và báo cáo

Đại diện tổ chức tới những sự kiên quan trọng, trong các cuộc đàm phán, tại các

hội nghị

Hội thảo, điều trần và diễn đàn công khai

Lựa chọn, hoặc phê duyệt lựa chọn nhân viên cao cấp

Đảm bảo tổ chức tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan

Quản lý phát triển,

marketing và bán hàng

Xây dựng và thực hiện chính sách, kế hoạch quảng cáo, quan hệ công chúng, phát

triển sản phẩm, bán hàng và tiếp thị có tham khảo ý kiến các nhà quản lý khác

Chỉ đạo phát triển sáng kiến cho sản phẩm mới hoặc nghiên cứu khoa học

Chiến dịch tiếp thị, quan hệ công chúng và quảng cáo

Xác định và chỉ đạo các hoạt động bán hàng, kết hợp sản phẩm, tiêu chuẩn dịch

vụ chăm sóc khách hàng, phương pháp bán hàng và chính sách phân phối

Quản lý

(tiếp)

Quản lý phát triển,

marketing và bán hàng

(tiếp)

Định giá và thoả thuận tín dụng

Lập và quản lý ngân sách và kiểm soát chi tiêu để đảm bảo sử dụng hiệu quả các

nguồn lực

Giám sát công tác tuyển dụng, đào tạo và hiệu suất làm việc của nhân viên, đại

diện cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức tại các hội nghị, triển lãm thương mại và

các diễn đàn khác

Page 120:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

115

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Dịch vụ lưu trú

và ăn uống Quản lý khách sạn và nhà

hàng

Lập kế hoạch và tổ chức các nhiệm vụ đặc biệt, thể thao, chơi trò chơi và giải trí

Chỉ đạo, giám sát công tác đặt phòng, tiếp tân, dịch vụ phòng và hoạt động quản

Giám sát các quy định về rượu, trò chơi, sức khỏe và các luật và quy định khác

Giám sát chất lượng ở tất cả các giai đoạn chuẩn bị và trình bày thực phẩm và

dịch vụ

Kiểm soát công tác tuyển dụng, đào tạo và giám sát nhân viên

Tuân thủ các quy định đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động

Chuyên gia

Chuyên gia quan hệ công

chúng, marketing và bán

hàng

Ủy quyền và tiến hành nghiên cứu thị trường, phân tích các kết quảvà lập kế

hoạch hoạt động quan hệ công chúng, tiếp thị quảng cáo

Hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh doanh thông qua việc chuẩn bị và thực hiện

các mục tiêu, chính sách và chương trình tiếp thị

Lập kế hoạch và tổ chức các chiến dịch quảng cáo

Thẩm định và lựa chọn đầu vào cung cấp bởi nhà văn, nhiếp ảnh gia, họa sĩ và

những người khác nhằm xây dựng chiến dịch quảng cáo triển vọng

Thu thập và cập nhật kiến thức về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và đối thủ

cạnh tranh và điều kiện thị trường

Đánh giá nhu cầu của khách hàng và giải thích và giới thiệu/ trưng bày hàng hóa

và dịch vụ cho khách hàng

Đến thăm các doanh nghiệp khách hàng tiềm năng thường xuyên để tạo dựng cơ

hội tiếp thị và tiếp thị

Báo giá, đàm phán giá cả và điều kiện tín dụngvà hoàn thiện hợp đồng

Chuyên viên hỗ trợ và kỹ

thuật viên

Chuyên viên hỗ trợ nghệ

thuật, văn hóa và ẩm thực

Sử dụng máy ảnh để chụp ảnh người, sự kiện, cảnh, vật liệu, sản phẩm và các đối

tượng khác

Áp dụng kỹ thuật nghệ thuật để thiết kế sản phẩm, trang trí nội thất và xúc tiến

bán hàng

Sắp xếp và chuẩn bị vật phẩm trưng bày

Thiết kế và sắp xếp đồ đạc trưng bày trong triển lãm, quầy trưng bày và các khu

vực trưng bày

Thiết kế menu và giám sát việc chuẩn bị thức ăn

Hỗ trợ giám đốc và diễn viên dàn dựng sân khấu, điện ảnh, truyền hình hoặc sản

xuất thương mại

Nhân viên hỗ trợ văn Thư ký văn phòng

Ghi chép, chuẩn bị, sắp xếp, phân loại và điền thông tin

Phân loại, mở và gửi thư

Photocopy và fax tài liệu

Page 121:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

116

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Dịch vụ lưu trú

và ăn uống

phòng Chuẩn bị báo cáo và thư từ có tính chất định kỳ

Ghi chép các vấn đề liên quan từ thiết bị tới nhân viên

Trả lời điện thoại hoặc phiếu điều tra điện tử hoặc chuyển tiếp cho người thích

hợp

Kiểm tra số liệu, chuẩn bị hoá đơn và ghi chép chi tiết các giao dịch tài chính

được thực hiện

Sao chép thông tin vào máy tính và hiệu đính và sửa chữa bản sao

Thư ký số liệu (Kế toán

viên)

Trợ giúp với các tính toán kế toán và lưu giữ các ghi chép và sổ sách

Tính toán chi phí sản xuất đơn vị

Tính toán tiền lương và trong một số trường hợp chuẩn bị các khoản tiền lương và

trả lương

Chịu trách nhiệm giao dịch tiền mặt phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Thu thập, biên soạn và tính toán số liệu thống kê hoặc dữ liệu định phí bảo hiểm

Thực hiện nhiệm vụ văn thư liên quan đến các giao dịch tài chính của cơ sở bảo

hiểm, ngân hàng hoặc các cơ sở tương tự.

Nhân viên hỗ trợ văn

phòng

(tiếp)

Nhân viên thông tin khách

hàng

Chuẩn bị hành trình và thực hiện đặt tour du lịch và đặt phòng khách sạn cho

khách hàng

Chào đón và tiếp nhận khách hàng và du khách

Đăng ký phòng nghỉ cho khách

Cung cấp thông tin liên quan đến hàng hoá, dịch vụ hoặc chính sách của một tổ

chức

Đặt lịch hẹn

Điều hành tổng đài điện thoại

Phỏng vấn các đối tượng trả lời khảo sát hoặc các ứng viên có đủ điều kiện

Nhân viên bán hàng và

dịch vụ

Giám sát buồng phòng và

tòa nhà

Giao nhiệm vụ và kiểm tra các khu vực xây dựng để đảm bảo công tác dọn dẹp,

quản lý và bảo trì công trình được thực hiện theo quy chuẩn

Xuất vật tư, thiết bị và hàng trong kho để đảm bảo rằng các nguồn cung có sẵn để

bán luôn đủ

Sàng lọc đơn xin việc và tuyển dụng

Đào tạo nhân viên mới và nhân viên đã có kinh nghiệm

Đề xuất thăng tiến, thuyên chuyển, sa thải

Thực hiện một số nhiệm vụ dọn dẹp, quản lý và bảo trì

Đầu bếp

Lên kế hoạch bữa ăn, chuẩn bị thực phẩm và nấu nướng

Lập kế hoạch, giám sát và điều phối công việc của người giúp việc bộ phận bếp

Page 122:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

117

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Dịch vụ lưu trú và

ăn uống

Kiểm tra chất lượng thực phẩm

Cân, đong, đo lường và trộn các nguyên liệu theo công thức nấu ăn và phương

thức nấu ăn cá nhân

Điều chỉnh nhiệt độ của lò vi sóng, lò nướng, máy nướng bánh mì và các thiết bị

nấu ăn khác

Kiểm tra và dọn dẹp nhà bếp, thiết bị nhà bếp, khu vực phục vụ, vv để đảm bảo

tuân thủ phương pháp bảo quản thực phẩm an toàn và vệ sinh

Sử dụng thiết bị nấu ăn khối lượng lớn như lò nướng, chảo chiên sâu lòng lớn,

hoặc vỉ nướng

Nhân viên bán hàng và

dịch vụ

(tiếp)

Hướng dẫn viên, nhân viên

bán vé, nhân viên phục vụ

du lịch

Đảm bảo hành khách thoải mái và an toàn

Phục vụ thức ăn và đồ uống

Cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi liên quan đến du lịch

Thu hoặc phát vé trên phương tiện vận tải công cộng

Tháp tùng cá nhân hoặc nhóm đi du lịch tham quan hoặc du ngoạn và giới thiệu,

thuyết minh các điểm tham quan.

Nhân viên pha chế và phục

vụ bàn

Hỗ trợ giúp quầy bar luôn có sẵn sản phẩm phục vụ khách

Rửa cốc, ly đã qua sử dụng và dọn dẹp khu vực quầy bar

Phục vụ đồ uống có cồn và không cồn tại một quán bar

Dọn bàn, trải khăn bàn, chuẩn bị dao dĩa, đồ sành sứ và thủy tinh

Phục vụ thức ăn và đồ uống

Tư vấn lựa chọn các loại rượu và phục vụ khách hàng

Nhận gọi món đồ ăn và / hoặc đồ uống và chuyển cho bộ phận bếp

Đưa hóa đơn cho khách hàng và nhận thanh toán.

Nhân viên lắp ráp và vận

hành nhà xưởng máy móc

Lái xe gắn máy, xe tải, xe

hơi

Lái và điều khiển xe gắn máy, xe ba bánh cơ giới, xe tải, xe hơi để vận chuyển

hành khách, vật liệu, hàng hoá.

Nhân viên vận hành máy

móc chế biến thực phẩm

và sản phầm liên quan

Điều hành và giám sát máy móc được sử dụng để nhốt giữ, gây mê, giết mổ động

vật và cắt thịt động vật thành các miếng tiêu chuẩn hoặc cắt thịt cá thành lát

Thiết lập, vận hành, đứng máy và lò để pha trộn, nướng hoặc chuẩn bị bánh mì và

bột cho sản phẩm bánh kẹo

Vận hành máy móc để nghiền, trộn, ủ mạch nha, nấu và lên men các loại hạt và

trái cây để sản xuất bia, rượu vang, rượu mạch nha, giấm, nấm men và sản phẩm

liên quan

Đứng máy làm mứt, kẹo bơ cứng, pho mát tươi, pho mát qua chế biến, bơ thực

vật, xi-rô, nước đá, mì, kem, xúc xích, sô cô la, tinh bột ngô, chất béo ăn được và

Page 123:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

118

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Dịch vụ lưu trú và

ăn uống

Nhân viên vận hành máy

móc chế biến thực phẩm

và sản phầm liên quan

(tiếp)

dextrin

Vận hành thiết bị để làm mát, làm nóng, sấy khô, rang, làm trắng, khử trùng,hun

khói, diệt khuẩn, đông lạnh, làm bay hơi và tinh chế thực phẩm và các chất lỏng

được sử dụng trong chế biến thực phẩm

Trộn, nghiền, xay, pha chế và tách thực phẩm và chất lỏng bằng thiết bị khuấy,

ép, sàng, nghiền và lọc

Chế biến lá thuốc lá bằng máy để sản xuất thuốc lá, xì gà, thuốc lá tẩu và các sản

phẩm thuốc lá khác

Công việc sơ cấp

Nhân viên dọn dẹp, giặt là,

lau rửa cửa sổ, xe cộ

Làm sạch, rửa và đánh bóng xe ô tô

Lau rửa cửa sổ hoặc các bề mặt thủy tinh khác bằng nước hoặc các loại chất tẩy

rửa khác, sấy khô và đánh bóng chúng

Giặt là thủ công quần áo, vải và sản phẩm tương tự trong cửa hàng giặt là hoặc

các cơ sở khác

Làm sạch bằng tay và sử dụng các chất tẩy rửa để giặt quần áo, sản phẩm bằng

vải, da và các sản phẩm tương tự trong hiệu giặt khô hoặc các cơ sở khác.

Nhân viên trợ giúp và dọn

dẹp bên trong văn phòng,

khách sạn

Quét dọn, làm sạch chân không, lau và đánh bóng sàn nhà, đồ nội thất

Các đối tượng khác trong khách sạn, văn phòng và các cơ sở khác

Dọn giường, cung cấp khăn tắm, xà phòng và các vật dụng liên quan

Giúp đỡ công việc chuẩn bị các bữa ăn và rửa bát

Dọn dẹp, khử trùng và khử mùi nhà bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh.

Nhân viên trợ giúp chế

biến thực phẩm

Chuẩn bị thức ăn và đồ uống đơn giản hoặc sẵn có như bánh mì, pizza, cá và

khoai tây chiên, salad và cà phê

Rửa, thái, đo lường và trộn thực phẩm để nấu nướng

Vận hành dụng cụ nấu ăn như lò nướng, lò vi sóng và chảo sâu lòng

Dọn dẹp bếp, khu vực chuẩn bị thức ăn và khu vực phục vụ

Lau rửa D.cụ nấu nướng và các đồ dùng khác được S.dụng trong bếp và nhà hàng

Công nhân vệ sinh

Thu gom, bốc xếp rác

Quét dọn đường phố, công viên và các khu vực công cộng khác

Phân loại và tái chế rác thải như giấy, thủy tinh, nhựa hoặc nhôm.

Lao động vận tải và kho

bãi

Sử dụng xe đạp và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa,

điều khiển xe dùng sức kéo động vật để vận chuyển hành khách, hàng hoá, điều

khiển máy móc dùng sức kéo động vật, thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng tay

và dự trữ hàng trong kho và tại khu vực trưng bày trong các cửa hàng

Page 124:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

119

Hình 48: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Tài chính, ngân hàng

và bảo hiểm Quản lý

Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các chức năng chung của doanh nghiệp hoặc tổ chức

Rà soát các hoạt động và kết quả của doanh nghiệp hoặc tổ chức và báo cáo Hội đồng

quản trị và cơ quan quản lý

Xác định mục tiêu, chiến lược, chính sách và các chương trình cho doanh nghiệp hoặc tổ

chức

Thực hiện công tác lãnh đạo và quản lý tổng thể tổ chức

Lập và quản lý ngân sách, kiểm soát chi phí và đảm bảo hiệu quả sử dụng các nguồn lực

Phân bổ nguyên vật liệu, nguồn lực con người và tài chính để thực hiện các chính sách

và các chương trình của tổ chức

Giám sát và đánh giá hiệu quả của tổ chức, doanh nghiệp dựa trên các mục tiêu và chính

sách đã được thành lập

Tham vấn nhân viên cấp cao dưới quyền và xem xét các khuyến nghị và báo cáo

Đại diện tổ chức tới những sự kiên quan trọng, trong các cuộc đàm phán, tại các hội nghị

Hội thảo, điều trần và diễn đàn công khai

Lựa chọn, hoặc phê duyệt lựa chọn nhân viên cao cấp

Đảm bảo tổ chức tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan

Quản lý phát triển,

marketing và bán hàng

Xây dựng và thực hiện chính sách, kế hoạch quảng cáo, quan hệ công chúng, phát triển

sản phẩm, bán hàng và tiếp thị có tham khảo ý kiến các nhà quản lý khác

Chỉ đạo phát triển sáng kiến cho sản phẩm mới hoặc nghiên cứu khoa học

Chiến dịch tiếp thị, quan hệ công chúng và quảng cáo

Xác định và chỉ đạo các hoạt động bán hàng, kết hợp sản phẩm, tiêu chuẩn dịch vụ chăm

sóc khách hàng, phương pháp bán hàng và chính sách phân phối

Định giá và thoả thuận tín dụng

Lập và quản lý ngân sách và K.soát chi tiêu để đảm bảo S.dụng hiệu quả các nguồn lực

Giám sát công tác tuyển dụng, đào tạo và hiệu suất làm việc của nhân viên, đại diện cho

các D.nghiệp hoặc tổ chức tại các hội nghị, triển lãm thương mại và các diễn đàn khác

Q. lý dịch vụ chuyên môn

X.dựng C. sách và kế hoạch cung cấp dịch vụ và tổ chức hoạt động tại cơ sở kinh doanh

Xây dựng tiêu chuẩn và mục tiêu

Phát triển và triển khai các chương trình và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Chỉ đạo và điều phối công tác phân bổ nguồn lực

Liên lạc với công ty mẹ, ban ngành, đơn vị tài trợ, đại diện các nhóm cộng đồng và các

cơ quan liên quan để thảo luận về lĩnh vực hợp tác và kết hợp

Giám sát và kiểm soát chi tiêu

Page 125:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

120

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Giám sát tuyển dụng, phát triển và hiệu suất làm việc của nhân viên

Chuẩn bị, hoặc sắp xếp công tác chuẩn bị báo cáo, ngân sách và dự toán

Đại diện cho tổ chức tham gia đàm phán với các cơ quan khác và tại các hội nghị, hội

thảo, điều trần và diễn đàn công khai

Tài chính, ngân hàng

và bảo hiểm

Chuyên gia

Chuyên gia quản trị

Đánh giá cơ cấu của tổ chức, gợi ý các bộ phận cần cải thiện

Đảm bảo rằng các hoạt động tổ chức của một đơn vị phù hợp với các mục tiêu chính

sách đề ra

Tuyển dụng, đào tạo, phát triển và tư vấn cho nhân viên làm việc trong một tổ chức.

Chuyên gia quan hệ công

chúng, marketing và bán

hàng

Ủy quyền và tiến hành nghiên cứu thị trường, phân tích các kết quả và lập kế hoạch hoạt

động quan hệ công chúng, tiếp thị quảng cáo

Hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh doanh thông qua việc chuẩn bị và thực hiện các

mục tiêu, chính sách và chương trình tiếp thị

Lập kế hoạch và tổ chức các chiến dịch quảng cáo

Thẩm định và lựa chọn đầu vào cung cấp bởi nhà văn, nhiếp ảnh gia, họa sĩ và những

người khác nhằm xây dựng chiến dịch quảng cáo triển vọng

Thu thập và cập nhật kiến thức về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và đối thủ cạnh

tranh và điều kiện thị trường

Đánh giá nhu cầu của khách hàng và giải thích và giới thiệu/ trưng bày hàng hóa và dịch

vụ cho khách hàng

Đến thăm các doanh nghiệp khách hàng tiềm năng thường xuyên để tạo dựng cơ hội tiếp

thị và tiếp thị

Báo giá, đàm phán giá cả và điều kiện tín dụng và hoàn thiện hợp đồng

Chuyên gia tài chính

Chuẩn bị và lập báo cáo tài chính cho một tổ chức

Xem xét các dữ liệu tài chính của một tổ chức

Cung cấp tư vấn tài chính cho các cá nhân và tổ chức

Chuẩn bị báo cáo phân tích liên quan đến các phân khúc của một nền kinh tế và nền kinh

tế nói chung.

Chuyên viên hỗ trợ và kỹ

thuật viên

Chuyên viên hỗ trợ toán

học và tài chính

Ghi chép và chuyển lệnh mua bán chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu hoặc các công cụ tài

chính khác và ngoại hối trong tương lai hoặc thực hiện giao dịch ngay lập tức

Nộp đơn vay nợ và vay tín dụng cho Q.lý kèm theo khuyến nghị phê duyệt hoặc từ chối

Phê duyệt hoặc từ chối đơn từ trong giới hạn cho phép và đảm bảo rằng các tiêu chuẩn

tín dụng của tổ chức được tôn trọng

Lưu giữ hồ sơ đầy đủ của tất cả các giao dịch tài chính của một doanh nghiệp theo

nguyên tắc kế toán chung, theo hướng dẫn của các kế toán viên

Hỗ trợ lập kế hoạch và thực hiện tính toán toán học, thống kê, định phí bảo hiểm, kế toán

Page 126:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

121

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

và các tính toán liên quan

Tài chính, ngân hàng

và bảo hiểm

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

Thư ký văn phòng

Ghi chép, chuẩn bị, sắp xếp, phân loại và điền thông tin

Phân loại, mở và gửi thư

Photocopy và fax tài liệu

Chuẩn bị báo cáo và thư từ có tính chất định kỳ

Ghi chép các vấn đề liên quan từ thiết bị tới nhân viên

Trả lời Đ. thoại hoặc phiếu điều tra điện tử hoặc chuyển tiếp cho người thích hợp

Kiểm tra số liệu, chuẩn bị hoá đơn và ghi chép chi tiết các giao dịch tài chính

được thực hiện

Sao chép thông tin vào máy tính và hiệu đính và sửa chữa bản sao

Thư ký số liệu (Kế toán

viên)

Trợ giúp với các tính toán kế toán và lưu giữ các ghi chép và sổ sách

Tính toán chi phí sản xuất đơn vị

Tính toán tiền lương và trong một số trường hợp chuẩn bị các khoản tiền lương

và trả lương

Chịu trách nhiệm giao dịch tiền mặt phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Thu thập, biên soạn và tính toán số liệu thống kê hoặc dữ liệu định phí bảo hiểm

Thực hiện nhiệm vụ văn thư liên quan đến các giao dịch tài chính của cơ sở bảo

hiểm, ngân hàng hoặc các cơ sở tương tự

Nhân viên thông tin khách

hàng

Chuẩn bị hành trình và thực hiện đặt tour du lịch và đặt phòng khách sạn cho

khách hàng

Chào đón và tiếp nhận khách hàng và du khách

Đăng ký phòng nghỉ cho khách

C.cấp thông tin liên quan đến hàng hoá, dịch vụ hoặc chính sách của một tổ chức

Đặt lịch hẹn

Điều hành tổng đài điện thoại

Phỏng vấn các đối tượng trả lời khảo sát hoặc các ứng viên có đủ điều kiện

Giao dịch viên, thu ngân

và thư ký liên quan

Giao dịch với khách hàng của các ngân hàng hoặc bưu điện liên quan đến tiền

bạc hoặc dịch vụ bưu chính

Tiếp nhận và chi trả cá cược cho kết quả của các sự kiện thể thao

Quản lý các trò chơi cờ bạc

Cho vay tiền theo điều khoản tiền gửi hoặc chứng khoán khác

Thu các khoản nợ và các khoản thanh toán khác.

Công việc sơ cấp Công nhân vệ sinh

Thu gom, bốc xếp rác

Quét dọn đường phố, công viên và các khu vực công cộng khác

Phân loại và tái chế rác thải như giấy, thủy tinh, nhựa hoặc nhôm

Page 127:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

122

Hình 49: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Giáo dục và đào tạo

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Giáo dục và Đào tạo

Quản lý Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các chức năng chung của doanh nghiệp hoặc

tổ chức

Rà soát các hoạt động và kết quả của doanh nghiệp hoặc tổ chức và báo cáo Hội

đồng quản trị và cơ quan quản lý

Xác định mục tiêu, chiến lược, chính sách và các chương trình cho doanh nghiệp

hoặc tổ chức

Thực hiện công tác lãnh đạo và quản lý tổng thể tổ chức

Lập và quản lý ngân sách, kiểm soát chi phí và đảm bảo hiệu quả sử dụng các

nguồn lực

Phân bổ nguyên vật liệu, nguồn lực con người và tài chính để thực hiện các chính

sách và các chương trình của tổ chức

Giám sát và đánh giá hiệu quả của tổ chức, doanh nghiệp dựa trên các mục tiêu

và chính sách đã được thành lập

Đảm bảo tổ chức tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan

Tham vấn nhân viên cấp cao dưới quyền và xem xét các khuyến nghị và báo cáo

Đại diện tổ chức tới những sự kiên quan trọng, trong các cuộc đàm phán, tại các

hội nghị

Hội thảo, điều trần và diễn đàn công khai

Lựa chọn, hoặc phê duyệt lựa chọn nhân viên cao cấp

Chuyên gia

Chuyên gia giảng dạy khác

Tiến hành nghiên cứu và phát triển hoặc tư vấn về phương pháp giảng dạy, các

khóa học và trợ giúp

Giảng dạy cho trẻ em khuyết tật, thanh niên hay người lớn hoặc những người gặp

khó khăn trong học tập hoặc các đối tượng khác có nhu cầu đặc biệt, giảng dạy

ngôn ngữ không phải tiếng bản địa cho người di cư

Giảng dạy sinh viên lý thuyết, thực hành và biểu diễn âm nhạc, kịch, khiêu vũ,

các hình thức nghe nhìn và nghệ thuật khác

Phát triển, lập kế hoạch và tiến hành các chương trình đào tạo và các khóa học

cho người sử dụng công nghệ thông tin.

Giáo viên mẫu giáo và tiểu

học

Chuẩn bị chương trình học tập và đưa ra hướng dẫn một nhóm các môn học ở cấp

tiểu học, lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động thiết kế để tạo điều kiện phát

triển năng lực ngôn ngữ, kỹ năng thể chất và xã hội của trẻ

Chuẩn bị báo cáo. Có thể cần giám sát công việc của các nhân viên khác

Chuyên gia Giáo viên trung học

Thiết kế và sửa đổi chương trình giảng dạy và chuẩn bị các khóa học giáo dục

theo hướng dẫn chương trình giảng dạy

Page 128:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

123

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Giáo dục và Đào tạo (tiếp)

Xây dựng và thực hiện các quy tắc xử sự và quy trình cho việc duy trì trật tự

trong sinh viên

Soạn giáo án và giảng dạy, thảo luận và minh họa một hoặc nhiều môn học

Xây dựng mục tiêu rõ ràng cho tất cả các tiết học, bài giảng, dự án và truyền tải

những mục tiêu đó cho sinh viên

Chuẩn bị tài liệu và phòng học cho các hoạt động trong lớp

Điều chỉnh phương pháp giảng dạy và tài liệu hưỡng dẫn giảng dạy để phù hợp

với nhu cầu và lợi ích khác nhau của học sinh

Quan sát và đánh giá hiệu quả học tập và hành vi của học sinh

Chuẩn bị, quản lý và cho điểm bài kiểm tra, bài tập và tổ chức thi cử để đánh giá

sự tiến bộ của học sinh

Chuẩn bị báo cáo về quá trình học tập của học sinh và thảo luận với các giáo viên

khác và phụ huynh học sinh

Tham gia các cuộc họp liên quan đến chính sách giáo dục hoặc tổ chức của

trường

Lập kế hoạch, tổ chức và tham gia các hoạt động của trường như du ngoạn, các

sự kiện thể thao và các buổi hòa nhạc.

Giảng viên đại học và

giảng viên giáo dục sau

trung học

Thiết kế và sửa đổi chương trình giảng dạy và chuẩn bị các khóa học phù hợp với

yêu cầu

Soạn giáo án và giảng dạy, tổ chức hướng dẫn, hội thảo và các thí nghiệm trong

phòng thí nghiệm

Khuyến khích sinh viên thảo luận và suy nghĩ độc lập

Giám sát công việc thử nghiệm và thực hành của sinh viên khi thích hợp

Quản lý, đánh giá và chấm thi và các bài kiểm tra

Chỉ đạo nghiên cứu của sinh viên sau đại học hoặc các thành viên khác trong bộ

môn

Nghiên cứu, phát triển các khái niệm, lý thuyết và phương pháp hoạt động cho

các ứng dụng trong công nghiệp và các ngành nghề khác

Chuẩn bị giáo trình, giấy tờ hoặc các bài báo

Tham gia vào các cuộc họp bộ môn và khoa, các hội nghị, hội thảo

Chuyên gia

Giảng viên đào tạo nghề

Phát triển chương trình đào tạo và lập kế hoạch nội dung khóa học và phương

pháp giảng dạy

Xác định nhu cầu đào tạo của sinh viên hoặc người lao động và liên lạc với các

cá nhân, ngành nghề và khu vực giáo dục khác để đảm bảo cung cấp các chương

trình giáo dục đào tạo liên quan

Giảng dạy và tổ chức thảo luận để nâng cao kiến thức và năng lực của học viên

Page 129:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

124

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Giáo dục và Đào tạo (tiếp)

Hướng dẫn và giám sát học viên sử dụng các công cụ, thiết bị, vật liệu và công

tác phòng chống thương tích và thiệt hại

Quan sát và đánh giá quá trình học tập của học viên để xác định tiến bộ, cung cấp

thông tin phản hồi và góp ý để cải thiện

Thực hiện kiểm tra miệng, viết hoặc các bài kiểm tra khả năng để đo mức độ tiến

bộ, đánh giá hiệu quả đào tạo và đánh giá năng lực

Chuẩn bị báo cáo và lưu trữ hồ sơ như lớp học viên, số lượng học viên có mặt và

các thông tin của hoạt động đào tạo

Giám sát các dự án độc lập hoặc theo nhóm, mảng thực tập, hoạt động thí

nghiệm, hoặc đào tạo khác

Cung cấp hướng dẫn cá nhân và gia sư hoặc bồi dưỡng kiến thức cho học viên

yếu kém

Tổ chức các buổi tập huấn giảng dạy trực quan và minh họa các nguyên tắc, kỹ

thuật, quy trình, hoặc các phương pháp giảng dạy các môn học được thiết kế sẵn

Chuyên viên hỗ trợ và kỹ

thuật viên

Thư ký chuyên môn và

hành chính

Điều phối, phân công và rà soát công việc của nhân viên hỗ trợ văn phòng

Chế bản điện tử

Chuẩn bị và xử lý các văn bản và các giấy tờ quy phạm pháp luật, chẳng hạn như

chứng thư quyền sở hữu, di chúc, tuyên thệ và các bản tóm tắt

Triển khai và hỗ trợ các hoạt động truyền thông, dẫn chứng bằng tài liệu và điều

phối quản lý nội bộ của một đơn vị tổ chức, một số trường hợp cần sử dụng kiến

thức chuyên môn về các hoạt động kinh doanh của tổ chức

Lập kế hoạch và xác nhận các cuộc họp và các cuộc hẹn và thông báo thông tin

cho khách hàng

Biên soạn, ghi chép và xem xét hồ sơ pháp lý và y tế, báo cáo, tài liệu và thư từ.

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

Thư ký văn phòng

Ghi chép, chuẩn bị, sắp xếp, phân loại và điền thông tin

Phân loại, mở và gửi thư

Photocopy và fax tài liệu

Chuẩn bị báo cáo và thư từ có tính chất định kỳ

Ghi chép các vấn đề liên quan từ thiết bị tới nhân viên

Trả lời điện thoại hoặc phiếu điều tra điện tử hoặc chuyển tiếp cho người thích

hợp

Kiểm tra số liệu, chuẩn bị hoá đơn và ghi chép chi tiết các giao dịch tài chính

được thực hiện

Sao chép thông tin vào máy tính và hiệu đính và sửa chữa bản sao

Trợ giúp với các tính toán kế toán và lưu giữ các ghi chép và sổ sách

Tính toán chi phí sản xuất đơn vị

Page 130:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

125

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Giáo dục và Đào tạo Thư ký số liệu (Kế toán

viên)

Tính toán tiền lương và trong một số trường hợp chuẩn bị các khoản tiền lương

và trả lương

Chịu trách nhiệm giao dịch tiền mặt phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Thu thập, biên soạn và tính toán số liệu thống kê hoặc dữ liệu định phí bảo hiểm

Thực hiện nhiệm vụ văn thư liên quan đến các giao dịch tài chính của cơ sở bảo

hiểm, ngân hàng hoặc các cơ sở tương tự

Nhân viên bán hàng và dịch

vụ

Nhân viên chăm sóc trẻ em

và trợ giảng

Hỗ trợ từng trẻ em học các kỹ năng xã hội

Minh họa, giám sát và tham gia vào các hoạt động tăng cường phát triển thể

chất,tính xã hội, tình cảm và trí tuệ của trẻ em trong các trường học và trường

mẫu giáo

Hỗ trợ chuẩn bị vật tư thiết bị cho các hoạt động giáo dục và giải trí cho trẻ em

trước giờ học, sau giờ học, trong kỳ nghỉ và tại các trung tâm bán trú.

Công việc sơ cấp Công nhân vệ sinh

Thu gom, bốc xếp rác

Quét dọn đường phố, công viên và các khu vực công cộng khác

Phân loại và tái chế rác thải như giấy, thủy tinh, nhựa hoặc nhôm.

Hình 50: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp theo ngành Y tế

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Y tế

Quản lý Tổng giám đốc và Giám

đốc điều hành

Lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các chức năng chung của doanh nghiệp hoặc

tổ chức

Rà soát các hoạt động và kết quả của doanh nghiệp hoặc tổ chức và báo cáo Hội

đồng quản trị và cơ quan quản lý

Xác định mục tiêu, chiến lược, chính sách và các chương trình cho doanh nghiệp

hoặc tổ chức

Thực hiện công tác lãnh đạo và quản lý tổng thể tổ chức

Lập và quản lý ngân sách, kiểm soát chi phí và đảm bảo hiệu quả sử dụng các

nguồn lực

Phân bổ nguyên vật liệu, nguồn lực con người và tài chính để thực hiện các chính

sách và các chương trình của tổ chức

Giám sát và đánh giá hiệu quả của tổ chức, doanh nghiệp dựa trên các mục tiêu

Page 131:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

126

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Y tế

và chính sách đã được thành lập

Tham vấn nhân viên cấp cao dưới quyền và xem xét các khuyến nghị và báo cáo

Đại diện tổ chức tới những sự kiên quan trọng, trong các cuộc đàm phán, tại các

hội nghị

Hội thảo, điều trần và diễn đàn công khai

Lựa chọn, hoặc phê duyệt lựa chọn nhân viên cao cấp

Đảm bảo tổ chức tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan

Chuyên gia bác sỹ

Tiến hành kiểm tra thể chất của bệnh nhân và phỏng vấn họ và gia đình để xác

định tình trạng sức khỏe

Yêu cầu xét nghiệm chẩn đoán và phân tích kết quả

Quy định và quản lý các biện pháp điều trị bệnh, chữa bệnh và phòng bệnh

Thực hiện phẫu thuật và các thủ tục lâm sàng khác

Theo dõi tiến độ và phản ứng của bệnh nhân với biện pháp điều trị

Chuyên gia

(tiếp)

bác sỹ

(tiếp)

Tư vấn về sức khỏe, dinh dưỡng và lối sống có tác dụng phòng chống hoặc điều

trị bệnh và các chứng rối loạn

Xác định và quản lý các biến chứng trước, trong và sau khi sinh con

Lập kế hoạch, quản lý và triển khai kế hoạch chuyển tuyến cho các bệnh nhân có

nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt, dài hạn hoặc các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

khác

Trao đổi thông tin y tế với các chuyên gia y tế khác để đảm bảo chăm sóc liên tục

và toàn diện

Báo cáo tỷ lệ sinh, tử và các bệnh phải khai báo với cơ quan chính phủ

Tiến hành nghiên cứu các chứng rối loạn và bệnh tật của con người và biện pháp

phòng ngừa hoặc chữa bệnh.

Điều dưỡng và nữ hộ sinh

Đánh giá, lập kế hoạch, cung cấp dịch vụ chăm sóc điều dưỡng và hộ sinh cho

bệnh nhân theo phương pháp và tiêu chuẩn của điều dưỡng và nữ hộ sinh hiện đại

Điều phối chăm sóc bệnh nhân, tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế và thành

viên các nhóm y tế khác

Phát triển và triển khai kế hoạch chăm sóc, điều trị và phương pháp điều trị, bao

gồm quản lý thuốc

Giám sát, giảm đau và khó chịu của bệnh nhân bằng cách sử dụng một loạt các

phương pháp điều trị, bao gồm cả việc sử dụng thuốc giảm đau

Theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bao gồm quá trình mang thai và đáp

ứng công tác điều trị chữa bệnh

Cung cấp thông tin cho bệnh nhân, gia đình và cộng đồng về các vấn đề sức

Page 132:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

127

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Y tế

khỏe, bao gồm phòng ngừa bệnh tật, điều trị và chăm sóc, mang thai và sinh đẻ

và các chủ đề khác

Giám sát và điều phối công việc của các nhân viên y tế khác

Tiến hành nghiên cứu về thực hành điều dưỡng hộ sinh và chuẩn bị bài báo và

báo cáo khoa học.

Chuyên gia

(tiếp)

Chuyên viên y tế khác

Đánh giá bệnh nhân hoặc khách hàng để xác định bản chất của chứng rối loạn,

bệnh tật hoặc vấn đề

Phát triển và thực hiện kế hoạch điều trị và đánh giá, ghi chép tiến bộ của bệnh

nhân

Chẩn đoán và điều trị các bệnh, chấn thương và dị tật của răng, miệng, hàm và

các mô liên kết

Lưu trữ, bảo quản, kết hợp thử nghiệm và phân phối các sản phẩm thuốc và tư

vấn việc sử dụng thích hợp và các tác dụng phụ

Đánh giá, lập kế hoạch và triển khai chương trình phát hiện, theo dõi và kiểm

soát các yếu tố môi trường có tiềm năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người, để

cải thiện hoặc phục hồi chức năng vận động của con người, tối đa hóa khả năng

vận động, giảm đau, hoặc tăng cường ảnh hưởng của thực phẩm và dinh dưỡng

lên sức khỏe con người

Chẩn đoán, quản lý và điều trị rối loạn thể chất ảnh hưởng đến thính giác, khả

năng giao tiếp hoặc nuốt, hoặc các rối loạn về mắt và hệ thống thị giác của con

người

Tư vấn cho khách hàng điều trị và chăm sóc liên tục và cung cấp hoặc sắp xếp

các dịch vụ phục hồi chức năng

Giới thiệu khách hàng hoặc trao đổi với các chuyên gia y tế hoặc các chuyên viên

hỗ trợ khác nếu cần thiết.

Bác sỹ phụ

Tiến hành kiểm tra thể chất của bệnh nhân và phỏng vấn họ và gia đình để xác

định tình trạng sức khỏe và ghi lại thông tin y tế của bệnh nhân

Thực hiện các thủ tục y tế và phẫu thuật cơ bản hoặc thường xuyên hơn, bao gồm

quy định và quản lý điều trị, thuốc men và các biện pháp phòng ngừa hoặc chữa

bệnh khác, đặc biệt đối với các bệnh thông thường và các chứng rối loạn

Bác sỹ phụ

(tiếp)

Quản lý hoặc yêu cầu xét nghiệm chẩn đoán, như kiểm tra X-quang, điện tâm đồ

và các xét nghiệm khác

Thực hiện phác đồ điều trị, chẳng hạn như tiêm, chích ngừa, khâu và chăm sóc

vết thương và quản lý nhiễm trùng

Hỗ trợ bác sĩ trong các quy trình phẫu thuật phức tạp

Page 133:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

128

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Y tế

Giám sát tiến độ và phản ứng của bệnh nhân với biện pháp điều trị và xác định

các dấu hiệu và triệu chứng cần được chuyển đến bác sĩ

Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình về chế độ ăn uống, tập luyện và các thói quen

để phòng ngừa hoặc điều trị bệnh và các chứng rối loạn

Xác định và chuyển tuyến các trường hợp bệnh phức tạp hoặc bất thường tới các

bác sĩ, bệnh viện và những nơi khác có thể cung cấp chăm sóc đặc biệt

Báo cáo sinh, tử và các bệnh phải khai báo với cơ quan chính phủ để tuân thủ yêu

cầu báo cáo pháp lý và chuyên môn.

Chuyên viên hỗ trợ và kỹ

thuật viên

Kỹ thuật viên y khoa và

dược phẩm

Thử nghiệm và thực hiện chụp X quang, siêu âm và thiết bị chuẩn đoán hình ảnh

y tế khác

Quản lý thuốc có phóng xạ hoặc bức xạ để phát hiện hoặc điều trị cho bệnh nhân

Thực hiện kiểm tra lâm sàng trên mẫu vật chất dịch và các mô cơ thể

Chuẩn bị thuốc và các hợp chất dược phẩm khác theo hướng dẫn của dược sĩ

Thiết kế, điều chỉnh, phục vụ và sửa chữa thiết bị và dụng cụ y tế và nha khoa

Chuyên viên hỗ trợ Điều

dưỡng và nữ hộ sinh

Cung cấp dịch vụ điều dưỡng và chăm sóc cá nhân, điều trị và tư vấn cho bệnh

nhân theo kế hoạch chăm sóc chỉ định bởi các chuyên gia y tế

Hỗ trợ y tá, nữ hộ sinh và bác sĩ chuyên nghiệp trong việc quản lý thuốc và

phương pháp điều trị

Làm sạch và băng bó vết thương

Cung cấp tư vấn cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng về các vấn đề liên quan

đến sức khỏe, ngừa thai, mang thai và sinh con

Đánh giá quá trình mang thai và sinh con, cung cấp hoặc hỗ trợ đỡ đẻ và ghi

nhận các dấu hiệu và triệu chứng cần chuyển tuyến đến chuyên gia y tế

Chăm sóc và hỗ trợ cho phụ nữ sau khi sinh và trẻ sơ sinh.

Chuyên viên hỗ trợ y tế

khác

Cung cấp dịch vụ chăm sóc cơ bản để phòng ngừa và điều trị các bệnh và các

chứng rối loạn răng miệng

Tư vấn cộng đồng và cá nhân về vệ sinh, chế độ ăn uống và các biện pháp phòng

ngừa khác để giảm rủi ro tiềm ẩn với sức khỏe

Giải thích và lưu trữ hồ sơ y tế của bệnh nhân để ghi lại điều kiện sức khẻ và điều

trị và cung cấp dữ liệu cho nghiên cứu, thanh toán, kiểm soát chi phí và cải thiện

chăm sóc

Hỗ trợ các gia đình phát triển các kỹ năng và nguồn lực cần thiết để cải thiện tình

trạng sức khỏe của họ

Cung cấp tư vấn và giáo dục về vệ sinh để hạn chế sự lây lan của các bệnh truyền

nhiễm

Page 134:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

129

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Y tế

Lắp đặt và phân phối ống kính quang học

Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc và quy định liên quan đến yếu tố môi trường

và nghề nghiệp có thể có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Xoa bóp các mô mềm của cơ thể

Chỉ đường cho bệnh nhân đến các phòng khám và chuẩn bị sẵn sàng cho bệnh

nhân để thực hiện các xét nghiệm

Tham gia trợ giúp y tế trong các tai nạn, trường hợp khẩn cấp và khi có

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

Thư ký văn phòng

Ghi chép, chuẩn bị, sắp xếp, phân loại và điền thông tin

Phân loại, mở và gửi thư

Photocopy và fax tài liệu

Chuẩn bị báo cáo và thư từ có tính chất định kỳ

Ghi chép các vấn đề liên quan từ thiết bị tới nhân viên

Trả lời điện thoại hoặc phiếu điều tra điện tử hoặc chuyển tiếp cho người thích

hợp

Kiểm tra số liệu, chuẩn bị hoá đơn và ghi chép chi tiết các giao dịch tài chính

được thực hiện

Sao chép thông tin vào máy tính và hiệu đính và sửa chữa bản sao

Thư ký số liệu (Kế toán

viên)

Trợ giúp với các tính toán kế toán và lưu giữ các ghi chép và sổ sách

Tính toán chi phí sản xuất đơn vị

Tính toán tiền lương và trong một số trường hợp chuẩn bị các khoản tiền lương

và trả lương

Chịu trách nhiệm giao dịch tiền mặt phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Thu thập, biên soạn và tính toán số liệu thống kê hoặc dữ liệu định phí bảo hiểm

Thực hiện nhiệm vụ văn thư liên quan đến các giao dịch tài chính của cơ sở bảo

hiểm, ngân hàng hoặc các cơ sở tương tự

Nhân viên bán hàng và dịch

vụ

Nhân viên chăm sóc sức

khỏe cá nhân theo dịch vụ

y tế

Hỗ trợ nhu cầu đi lại, chăm sóc cá nhân và thông tin liên lạc cho bệnh nhân

Khử trùng các dụng cụ và thiết bị phẫu thuật và các dụng cụ thiết bị khác

Quan sát và báo cáo quan ngại cho nhân viên dịch vụ y tế, xã hội phù hợp, trợ

giúp bệnh nhân sẵn sàng khám, điều trị và tham gia công tác lập kế hoạch chăm

sóc cá nhân

Công việc sơ cấp Công nhân vệ sinh

Thu gom, bốc xếp rác

Quét dọn đường phố, công viên và các khu vực công cộng khác

Phân loại và tái chế rác thải như giấy, thủy tinh, nhựa hoặc nhôm

Page 135:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

130

Hình 51: Tiêu chuẩn đánh giá nghề nghiệp của đội ngũ công chức

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Đội ngũ công chức Quản lý Giám đốc và Giám đốc

điều hành

Lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các chức năng chung của doanh nghiệp hoặc

tổ chức

Rà soát các hoạt động và kết quả của doanh nghiệp hoặc tổ chức và báo cáo Hội

đồng quản trị và cơ quan quản lý

Xác định mục tiêu, chiến lược, chính sách và các chương trình cho doanh nghiệp

hoặc tổ chức

Thực hiện công tác lãnh đạo và quản lý tổng thể tổ chức

Lập và quản lý ngân sách, kiểm soát chi phí và đảm bảo hiệu quả sử dụng các

nguồn lực

Phân bổ nguyên vật liệu, nguồn lực con người và tài chính để thực hiện các chính

sách và các chương trình của tổ chức

Giám sát và đánh giá hiệu quả của tổ chức, doanh nghiệp dựa trên các mục tiêu

và chính sách đã được thành lập

Tham vấn nhân viên cấp cao dưới quyền và xem xét các khuyến nghị và báo cáo

Đại diện tổ chức tới những sự kiên quan trọng, trong các cuộc đàm phán, tại các

hội nghị

Hội thảo, điều trần và diễn đàn công khai

Lựa chọn, hoặc phê duyệt lựa chọn nhân viên cao cấp

Đảm bảo tổ chức tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan

Nhà lập quy và quan chức

cấp cao

Chủ trì hoặc tham gia tố tụng của cơ quan lập pháp và H.đồng hành chính của

chính phủ, H.đồng lập pháp, cộng đồng Đ.phương và các tổ chức lợi ích đặc biệt

Làm việc trong hội đồng hành chính Nhà nước hoặc các ủy ban chính thức

Điều tra vấn đề quan ngại trong công chúng và thúc đẩy các lợi ích của các cử tri

X.dựng và tư vấn chính sách, ngân sách, pháp luật và các quy định của chính phủ

Xây dựng mục tiêu cho các tổ chức và xây dựng, phê duyệt và đánh giá các

chương trình, chính sách và thủ tục

Đề xuất, rà soát, Đ.giá và phê duyệt các văn bản, các tóm tắt và báo cáo nộp lên

Đ.bảo xây dựng và áp dụng H.thống và thủ tục thích hợp trong k.soát ngân sách

Phân bổ việc sử dụng đất đai của xã và các nguồn lực khác

Thực hiện nhiệm vụ nghi lễ và đại diện cho chính phủ, tổ chức, cộng đồng ở

những sự kiện chính thức và các cuộc họp, đàm phán, hội nghị và các buổi điều

trần công khai.

Chuyên gia Nhà toán học, chuyên gia

Nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển lý thuyết và kỹ thuật toán học, định phí bảo

hiểm và thống kê

Page 136:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

131

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

Đội ngũ công chức tính toán và thống kê

Tư vấn hoặc áp dụng các nguyên lý toán học, mô hình và kỹ thuật vào hoạt động

trong các lĩnh vực kỹ thuật, tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học đời sống

Tiến hành phân tích lô gic của các vấn đề quản lý, đặc biệt là về hiệu quả đầu

vào-đầu ra và xây dựng mô hình toán học của các vấn đề thường gặp để lập trình

và đưa ra giải pháp bằng máy tính

Nhà toán học, chuyên gia

tính toán và thống kê

(tiếp)

Thiết kế và đưa vào hoạt động các chương trình hưu trí và đời sống, sức khỏe, xã

hội và các hệ thống bảo hiểm

Áp dụng lý thuyết toán học, thống kê, xác suất và rủi ro để đánh giá tác động tài

chính tiềm ẩn của các sự kiện tương lai

Lập kế hoạch và tổ chức các K. sát và các thống kê khác và thiết kế bảng câu hỏi

Đánh giá, xử lý, phân tích và diễn giải dữ liệu thống kê và chuẩn bị công khai

thông tin

Tư vấn hoặc áp dụng các phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau và các phương

pháp và kỹ thuật thống kê và xác định độ tin cậy của kết quả, đặc biệt là trong

các lĩnh vực như kinh doanh, y học cũng như trong các lĩnh vực khác của khoa

học tự nhiên, xã hội và đời sống

Chuẩn bị bài báo và báo cáo khoa học

Giám sát công việc của trợ lý toán học, định phí bảo hiểm, thống kê và nhân viên

thống kê.

Chuyên gia pháp luật

Tư vấn pháp lý cho khách hàng, thay mặt Khàng thực hiện hoạt động kinh doanh

hợp pháp và tiến hành các vụ kiện tụng khi cần thiết, hoặc chủ trì thủ tục tố tụng

tư pháp và tuyên án tại các tòa án. Có thể bao gồm giám sát nhân viên khác

Chuyên viên hỗ trợ và kỹ

thuật viên

Thư ký chuyên môn và

hành chính

Điều phối, phân công và rà soát công việc của nhân viên hỗ trợ văn phòng

Chế bản điện tử

Chuẩn bị và xử lý các văn bản và các giấy tờ quy phạm pháp luật, chẳng hạn như

chứng thư quyền sở hữu, di chúc, tuyên thệ và các bản tóm tắt

Triển khai và hỗ trợ các hoạt động truyền thông, dẫn chứng bằng tài liệu và điều

phối quản lý nội bộ của một đơn vị tổ chức, một số trường hợp cần sử dụng kiến

thức chuyên môn về các hoạt động kinh doanh của tổ chức

Đội ngũ công chức

Chuyên viên hỗ trợ và kỹ

thuật viên

Lập kế hoạch và xác nhận các cuộc họp và các cuộc hẹn và thông bào thông tin

cho khách hàng

Biên soạn, ghi chép và xem xét hồ sơ pháp lý và y tế, báo cáo, tài liệu và thư từ.

Chuyên viên hỗ trợ pháp lý

và xã hội

Trợ giúp và hỗ trợ các chuyên gia pháp luật và xã hội

Thu thập và phân tích bằng chứng, chuẩn bị văn bản pháp luật và thực hiện lệnh

của tòa án

Page 137:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

132

Ngành Nhóm công việc Vị trí công việc Điều kiện đánh giá

(tiếp) Quản lý và triển khai các chương trình hỗ trợ xã hội và các dịch vụ cộng đồng; hỗ

trợ khách hàng giải quyết các vấn đề cá nhân và xã hội

Cung cấp hỗ trợ, hướng dẫn thiết thực và hỗ trợ tinh thần cho các cá nhân và

cộng đồng

Chuyên viên hỗ trợ pháp

định chính phủ

Tuần tra biên giới quốc gia và kiểm tra người và phương tiện

Chứng từ vận tải và hàng hóa vận chuyển qua biên giới để đảm bảo thực thi các

quy tắc và quy định của chính phủ

K.tra tờ khai thuế để X.định mức thuế phải nộp của cá nhân và các doanh nghiệp

Kiểm tra và đưa ra quyết định cho đơn xin trợ cấp xã hội, kiểm tra, đưa ra quyết

định về các giấy tờ do chính phủ ủy quyền và cấp phép cần thiết cho hàng hóa

xuất khẩu, nhập khẩu, du lịch, xây dựng các tòa nhà, thành lập doanh nghiệp

hoặc thực hiện các hoạt động khác theo quy định của chính phủ

Giám sát việc áp dụng các quy định giá cả, tiền lương hoặc tải trọng và đo lường.

Họ có thể nhận được hướng dẫn từ các quan chức hoặc quản lý chính phủ cao cấp

có thể bao gồm giám sát lao động khác

Đội ngũ công chức

Nhân viên hỗ trợ văn phòng

Thư ký văn phòng

Ghi chép, chuẩn bị, sắp xếp, phân loại và điền thông tin

Phân loại, mở và gửi thư

Photocopy và fax tài liệu

Chuẩn bị báo cáo và thư từ có tính chất định kỳ

Ghi chép các vấn đề liên quan từ thiết bị tới nhân viên

Trả lời Đ.thoại hoặc phiếu điều tra điện tử hoặc chuyển tiếp cho người thích hợp

Kiểm tra số liệu, chuẩn bị hoá đơn và ghi chép chi tiết các giao dịch tài chính

được thực hiện

Sao chép thông tin vào máy tính và hiệu đính và sửa chữa bản sao

Thư ký số liệu (Kế toán

viên)

Trợ giúp với các tính toán kế toán và lưu giữ các ghi chép và sổ sách

Tính toán chi phí sản xuất đơn vị

Tính toán tiền lương và trong một số trường hợp chuẩn bị các khoản tiền lương

và trả lương

Chịu trách nhiệm giao dịch tiền mặt phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Thu thập, biên soạn và tính toán số liệu thống kê hoặc dữ liệu định phí bảo hiểm

Thực hiện nhiệm vụ văn thư liên quan đến các giao dịch tài chính của cơ sở bảo

hiểm, ngân hàng hoặc các cơ sở tương tự

Công việc sơ cấp Công nhân vệ sinh

Thu gom, bốc xếp rác

Quét dọn đường phố, công viên và các khu vực công cộng khác

Phân loại và tái chế rác thải như giấy, thủy tinh, nhựa hoặc nhôm

Page 138:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

133

I. Danh sách các đối tác giáo dục tiềm năng

Như đã trình bày trong mục 7.2, tỉnh Quảng Ninh cần xem xét hợp tác với

các học viện đào tạo quốc tế để xây dựng các chương trình đào tạo được quốc tế

công nhận và phù hợp với mục đích đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trên

địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Dưới đây là một danh sách những học viện giáo dục

được quốc tế công nhận để tỉnh Quảng Ninh xem xét đánh giá cơ hội hợp tác.

Page 139:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

134

Học viện đào tạo kỹ thuật, Singapore

(Institute of Technical Education, Singapore)

Tổng quan

Đơn vị cung ứng đào tạo nghề giáo dục kỹ thuật của Singapore được

thành lập từ năm 1992

Được Chính phủ chứng thực và bảo trợ

Cung cấp các dịch vụ tư vấn thành lập cơ sở đào tạo nghề kỹ thuật

Cung ứng các khoá đào tạo toàn thời gian và bán thời gian (không cấp

bằng)

Chỉ tính riêng ở Singapore đã có đến 27.000 học viên

Các ngành đào tạo chính

Khoa học ứng dụng và y tế (bao gồm Đào tạo y tá và EC)

Du lịch, khách sạn, thực phẩm và đồ uống, điện ảnh

Dịch vụ kinh doanh, điện tử và CNTT, kỹ thuật, kho vận, tự động, truyền

thông di động, công nghệ mạng

Thành tựu

Giải sáng kiến của năm 2012

Sáu giải HR của Singapore 2012

Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008

Quốc gia hoạt động

Page 140:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

135

Trường cao đẳng Raffles, Singapore

(Raffles College of Higher Education, Singapore)

Tổng quan

Thành lập năm 1990 ở Singapore

Mạng lưới bao gồm 34 trường cao đẳng

Cung cấp loại hình đào tạo cấp chứng chỉ, chứng chỉ cao cấp, bằng đại

học, cao học

Đội ngũ gần 2.300 chuyên viên hành chính và giảng viên

Các ngành đào tạo chính

Truyền thông tương tác (truyền thông đa phương tiện, thiết kế trò chơi và

hoạt hình), truyền tin hình ảnh hình ảnh thiết kế sản phẩm (thiết kế đồ

hoạ),

Thông tin và truyền thông và báo chí, kinh doanh

Du lịch và quản lý khách sạn

Thành tựu

Giải thưởng Crowbar 2010

Vô địch giải thiết kế Caddy dành cho nữ giới của HSBC năm 2010

Giải đạo diễn trẻ Saatchi & Saatchi’s

Quốc gia hoạt động

Page 141:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

136

Học viện PSB, Singapore

(PSB Academy, Singapore)

Tổng quan

Thành lập năm 1964

Đào tạo toàn thời gian và bán thời gian; cấp bằng đại học, chứng chỉ dài

hạn và ngắn hạn

Cơ sở đào tạo giáo dục tư nhận 4 năm được chứng nhận bởi EduTrust

Các ngành đào tạo chính

Du lịch và khách sạn

Marketing & quản lý bán hàng

Kinh doanh và thông tin và truyền thông

Thiết kế cơ sở dữ liệu, kỹ thuật và công nghệ

Thành tựu

Giải thưởng bình chọn Asiaone: Được bình chọn là một trong ba trường

tư thục tốt nhất ở Singapore do độc giả Asiaone bình chọn năm 2011

Cơ sở đào tạo tư thục nhận xếp hạng thứ 3 về mức độ được ưng chọn ở

Singapore

Quốc gia hoạt động

Page 142:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

137

Đại học USCI, Malaysia

(USCI University, Malaysia)

Tổng quan

Thành lập năm 1986, với ba cơ sở ở Malaysia

10.000 học viên đến từ 80 quốc gia khác nhau

Đào tạo toàn thời gian và bán thời gian, cấp bằng đại học, chứng chỉ ngắn

hạn và dài hạn

Các ngành đào tạo chính

Du lịch và khách sạn

Y tế

Giáo dục

Dầu và khí đốt

Thành tựu

Giải thưởng World Sense of Place cho khuôn viên trường của năm 2013

Giải thưởng Brand Laureate SMEs Chapter cho thương hiệu giáo dục đại

học tốt nhất năm 2008/09

Giải lãnh đạo trung tâm giáo dục du lịch và khách sạn của Malaysia.

Quốc gia hoạt động

Page 143:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

138

Tập đoàn giáo dục của Taylor, Malaysia

(Taylor's Education Group, Malaysia)

Tổng quan

Thành lập năm 1969

Hơn 70.000 học viên đã từng theo học

Cấp bằng đại học tại cao đẳng Taylor và cấp bằng đại học tại Đại học

Taylor’s

Các ngành đào tạo chính

Du lịch và khách sạn

Kiến trúc, xây dựng và thiết kế

Kỹ thuật

Thành tựu

Giải thưởng trường cao đẳng tư thục và/hoặc đại học được ưa chuộng nhất

của Malaysia năm 2008/09

Bậc 5: Trường xuất sắc do Bộ Giáo dục đại học công nhận cho các năm

2009/12

Giải Putra Brand (Giải vàng) 2010/11/12

Quốc gia hoạt động

Page 144:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

139

Các học viện TAFE New South Wales, Australia

(TAFE New South Wales, Australia)

Tổng quan

Hình thành dưới tên gọi Sydney Technical College năm 1883

10 học viện với 130 khu vực đào tạo ở Úc

Nhiều dự án quốc tế bao gồm đào tạo cho Olympics ở Sydney (2000),

Athens (2004), Bắc Kinh (2008), và Luân Đôn (2012)

Các ngành đào tạo chính

1,200 bằng cấp đào tạo nghề TEVT từ chứng chỉ sơ cấp 1 đến cao cấp dài

hạn trên nhiều ngành nghề dưới hình thức toàn thời gian và bán thời gian

Đào tạo khoảng 400.000 học viên một năm

Thành tựu

Giải thưởng nhà cung cấp đào tạo lớn của năm 2013

Giải thưởng nhà cung cấp đào tạo quốc tế của năm 2012

Chứng chỉ ISO 9001 về công tác quản lý và tài chính

Quốc gia hoạt động

Page 145:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

140

Học viện Box Hill, Australia

(Box Hill Institute, Australia)

Tổng quan

Nhà cung ứng đào tạo nghề kỹ thuật của Úc được thành lập từ năm 1924

Do Chính phủ sở hữu

Cung cấp các chương trình thực tập, bằng đào tạo, khoá học ngắn hạn,

chứng chỉ dài hạn, toàn thời gian, bán thời gian và từ xa

Các ngành đào tạo chính

Thiết kế đồ hoạ, hệ thống an toàn thực phẩm, đào tạo y tá, tổ chức và

quảng bá du lịch, khách sạn, TV và truyền thông

Hậu cần, chế biến, quản lý và nhiều ngành khác

Thành tựu

Giải thưởng đào tạo trực tuyến được công nhận

Giải thưởng nhà cung cấp đào tạo lớn của bang Victoria

Giải thưởng chứng chỉ thành tựu đào tạo ứng dụng của bang Victoria

Quốc gia hoạt động

Page 146:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

141

Học viện William Angliss, Australia

(William Angliss Institute, Australia)

Tổng quan

Nhà cung cấp đào tạo nghề kỹ thuật đặt tại Úc được thành lập từ năm

1940

Được Nhà nước chứng nhận và hỗ trợ phi lợi nhuận

Cung cấp các khoá học ngắn hạn, thực tập, chứng chỉ ngắn hạn, dài hạn,

cao cấp và bằng cử nhân.

Các ngành đào tạo chính

Khách sạn, thực phẩm và đồ uống, du lịch và sự kiện

Thành tựu

Giải thưởng nhà cung cấp đào tạo tốt nhất của ngành quản lý sự kiện năm

2012 & 2013

Giải thưởng của ngành du lịch quốc gia năm 2008 (NTIA)

Được công nhận bởi khung đào tạo chất lượng của Úc

Quốc gia hoạt động

Page 147:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

142

Học viện công nghệ Challenger, Australia

(Challenger Institute of Technology, Australia)

Tổng quan

Được thành lập như một trường Mỏ từ năm 1898 gần thành phố Perth

Tiếp tục hoạt động dưới hình thức đào tạo nghề nhưng từ năm 2009 đổi

tên để tăng quy mô linh hoạt và sáng kiến

Cung cấp 450 khoá học với khoảng 400 đối tác

Các ngành đào tạo chính

Y tế và dịch vụ công cộng

Khách sạn và du lịch

Kỹ thuật, xây dựng, tự động và hàng hải

Kinh doanh và CNTT

Thành tựu

Giải thưởng nhà cung cấp đào tạo lớn tốt nhất của Úc năm 2012

Giải thưởng sáng kiến công ty xuất sắc của phòng khoáng sản và năng

lượng 2013 (thuộc về các nữ học viên của chương trình kỹ thuật).

Quốc gia hoạt động

Page 148:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

143

Học viện Công nghệ Canberra, Australia

(Canberra Institute of Technology, Australia)

Tổng quan

Học viện liên kết với Chính phủ của Úc được thành lập từ năm 1988

Cung cấp hơn 600 khoá học ngắn hạn về nghệ thuật sáng tạo, ngôn ngữ,

vv

Các ngành đào tạo chính

Các khoá học đa dạng: Nghệ thuật, tự động, trang điểm, xây dựng, thông

tin và truyền thông, ẩm thực, điện, kỹ thuật, sản xuất kim loại y tế, CNTT,

sư phạm

Thành tựu

Giải đồng Du lịch QANTAS AUS (2013)

Giải thưởng học viên đào tạo nghề của năm tại Úc 2012

Giải thưởng Tổ chức đào tạo được đăng ký lớn đào tạo xuất sắc ACT năm

2010.

Quốc gia hoạt động

Page 149:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

144

Nghề nghiệp Australia, Australia

(Careers Australia, Australia)

Tổng quan

Đào tạo và cung cấp kỹ năng cho hơn 10.000 học viên Úc trong các ngành

Xây dựng, Y tế và nguồn lực

Cung cấp 150 khoá học ngắn hạn được công nhận trên cả nước, các

chương trình thực tập, học việc, cung cấp chứng chỉ ngắn hạn và dài hạn

Các ngành đào tạo chính

Đào tạo điều dưỡng và y tế

Tài chính và kinh doanh

Thương mại và mỏ

Thành tựu

Giải thưởng tổ chức đào tạo tư nhân của năm CSQ – ACPET năm 2008

Giải thưởng doanh nghiệp nhỏ Telstra 2004

Giải thưởng nhà cung cấp đào tạo nhỏ của năm ACPET 2002 và 2003.

Quốc gia hoạt động

Page 150:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

145

J. Kết quả khảo sát các cơ sở đào tạo

Để chuẩn bị cho quy hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng

Ninh, phiếu kháo sát đã được gửi tới 46 cơ sở giáo dục đại học và cơ sở dạy

nghề trên địa bàn Quảng Ninh trong tháng 3 năm 2014 để thu thập thông tin về

các chỉ số tài chính và hoạt động. Phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi liên quan

đến những vấn đề sau :

Số lượng học viên nhập học và tốt nghiệp

Thông tin cá nhân của học viên (VD: Trình độ giáo dục cao nhất trước khi

nhập học, quê quán, độ tuổi)

Số lượng và trình độ học vấn của giảng viên

Phân chia giờ làm việc của giảng viên qua các hoạt động khác nhau

Số lượng lớp học và trang thiết bị giáo dục

Chi phí tổ chức và nguồn thu

Quan hệ đối tác với các doanh nghiệp

Các chương trình và khóa học mới

Năng lực của học viên đang theo học và học viên trong tương lai

Trong thời gian 10 tuần,4 cơ sở giáo dục đại học và 12 cơ sở dạy nghề đã

gửi phiếu trả lời khảo sát. Cần phải lưu ý rằng các phiếu trả lời khảo sát rất đa

dạng về mặt chất lượng và mức độ hoàn thiện của câu trả lời. Vì vậy,chỉ một tập

hợp con của các phiếu trả lời khảo sát thu thập được lựa chọn để trình bày tại

đây,và trong một số trường hợp,câu trả lời được để trống với các cơ sở không

cung cấp câu trả lời tập trung vào vấn đề mà câu hỏi đặt ra.

Trong tương lai, Quy hoạch đề xuất rằng Sở Lao Động,Thương binh và

Xã hội và Sở Giáo dục - Đào tạo nên căn cứ vào quan điểm hoạt động của Ban

Quy hoạch nhân lực để cùng phối kết hợp tổ chức những cuộc khảo sát hàng

năm các cơ sở đào tạo tương tự như cuộc khảo sát này và thu thập đầy đủ các

kết quả khảo sát phục vụ công tác theo dõi các chỉ số tài chính và hoạt động.

Page 151:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

146

Trường CĐ Công nghiệp và Xây dựng

Địa chỉ: Khu Liên Phương, Phương Đông, Tp. Uông Bí

Loại hình cơ sở đào tạo: Trường cao đẳng

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng), Sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng), Trung cấp nghề,

Cao đẳng nghề, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng

Thông tin về số lượng cán bộ, nhân viên nhà trường

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số cán bộ 340 341 348 340 340

Cán bộ giảng dạy 242 249 265 279 279

Cán bộ giảng dạy có trình độ Tiến sĩ trở lên 3 3

Cán bộ giảng dạy có trình độ Thạc sĩ 64 79 86 93 98

Cán bộ giảng dạy có trình độ Đại học 136 130 147 154 215

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng 3 2 4 7 7

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp 2 1 1 1 1

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng nghề 37 37 27 21 16

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ sơ cấp nghề

Các cán bộ không giảng dạy 98 92 83 61 61

Thông tin về số lượng học viên theo học

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số học viên 8911 9480 9207 8550 5799

Học viên sơ cấp nghề thường xuyên dưới 3 tháng

Học viên sơ cấp nghề từ 3 đến 12 tháng 3672 3814 3791 3530 2859

Học viên Trung cấp nghề 924 885 506 446 200

Học viên cao đẳng nghề 871 468 273 166 95

Học viên Trung cấp chuyên nghiệp 836 1208 1325 1230 552

Học viên cao đẳng 2608 3105 3312 3178 2093

Học viên đại học

Thông tin về trang thiết bị đào tạo

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số máy tính (cho học viên sử dụng) 374 450 527 630 650

Tổng số phòng học cho đào tạo 65 119 119 122 122

Tổng số xưởng (cho thực hành) 54 54 54 54 54

Tổng số phương tiện phục vụ đào tạo 2950 3050 3975 4025 5750

Các trang thiết bị khác:

Trang thiết bị Phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng 1 1 1 1 1

Trang thiết bị Phòng thí nghiệm Vật lý 1 1 1 1 1

Page 152:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

147

2009 2010 2011 2012 2013

Thiết bị phòng Thí nghiệm hóa học 1 1 1 1 1

Thư viện điện tử 1 1 1 1 1

Trang thiết bị phòng học Ngoại ngữ 1 1 1 1 1

Kinh phí hoạt động

nội

dung

kinh

tế

Nội dung chi

Năm 2013

Tổng số

Nguồn kinh phí

Phân bổ từ

ngân sách

Nhà nước

Học phí của

học viên

Thu từ hoạt

động gây quỹ

của nhà

trường

Những nguồn

thu khác

Tổng số

36.076.526.757

18.066.000.000

14.746.379.757

2.109.020.000

1.155.127.000

6000 Tiền lương

16.210.817.774

6.735.290.175

9.268.271.963

207.255.636

6050

Tiền công trả

lại cho lao động

thường xuyên

theo hợp đồng

6100 Phụ cấp lương

3.388.185.124

2.207.871.338

1.180.313.786

6150

Học bổng học

sinh, sinh viên

324.225.000

200.000.000

124.225.000

6200 Tiền thưởng

6250 Phúc lợi tập thể

6300

Các khoản

đóng góp

4.164.057.169

2.870.205.360

1.293.851.809

6500

Thanh toán

dịch vụ công

cộng

883.697.564

754.916.499

128.781.065

6550

Vật tư văn

phòng

187.016.132

187.016.132

6600

Thông tin,

tuyên truyền,

liên lạc

283.064.752

100.970.853

182.093.899

6650 Hội nghị

6700 Công tác phí

261.578.971

261.578.971

6750

Chi phí thuê

mướn

163.408.733

163.408.733

6900

Sửa chữa tài

sản phục vụ

công tác

chuyên môn

1.651.008.232

1.302.295.000

96.026.198

252.687.034

7000

Chi phí nghiệp

vụ chuyên môn

của từng ngành

3.232.062.169

1.575.330.775

1.273.595.201

383.136.193

7850

Chi cho công

tác Đảng ở tổ

chức Đảng cơ

sở và các đơn

vị

7950

Chi lập quỹ của

đơn vị thực

hiện khoản chi

451.753.663

244.398.638

207.355.025

Page 153:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

148

nội

dung

kinh

tế

Nội dung chi

Năm 2013

Tổng số

Nguồn kinh phí

Phân bổ từ

ngân sách

Nhà nước

Học phí của

học viên

Thu từ hoạt

động gây quỹ

của nhà

trường

Những nguồn

thu khác

9000

Mua đầu tư tài

sản vô hình

9050

Mua tài sản

dùng cho công

tác chuyên môn

4.591.883.281

2.119.120.000

259.050.169

2.109.020.000

104.693.112

6400

Các khoản

thanh toán khác

cho cá nhân

7750

Chi khác (trợ

cấp của tỉnh,

Hỗ trợ học sinh

bán trú, Bồi

dưỡng đào tạo,

Nghiên cứu

khoa học)

283.768.193

200.000.000

83.768.193

Thông tin về số học viên, khả năng đào tạo và số lượng học viên tốt nghiệp từ 2011 tới 2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên

Trình độ

đào tạo

Các khóa học (dưới đây chỉ

là các ví dụ)

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số

học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Cao

đẳng

Kế toán 336 920 334 216 900 312 51 850 306

Tin học ứng dụng 12 80 39 27 80 23 100 12

Công nghệ KT ô tô 73 200 79 55 200 53 31 250 53

Công nghệ KT điện, điện tử 179 450 132 199 500 126 97 450 146

Công nghệ KT cơ khí 44 240 103 46 240 52 18 250 33

Công nghệ hàn 100 8 100 6 150 2

Công nghệ KT công trình XD 452 900 185 267 920 196 118 850 306

Quản lý XD 62 180 22 55 180 60 17 200 42

Công nghệ KT mỏ 139 400 143 118 400 99 18 400 105

Quản trị kinh doanh 32 100 29 100 28 3 100 41

Việt nam học 10 40 40 11 4 50 10

Công nghệ KT cơ điện tử 18 11

Trung

cấp

chuyên

nghiệp

Điện CN và dân dụng 236 500 63 114 500 93 49 400 111

Hệ thống điện 38 70 11 35 70 24 80 28

Kế toán 171 370 130 75 300 109 17 250 99

Tin học ứng dụng 70 4 70 3 80

Khai khoáng 4 50 12 10 50 12 80 4

Page 154:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

149

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên

Trình độ

đào tạo

Các khóa học (dưới đây chỉ

là các ví dụ)

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số

học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Xây dựng 124 190 46 40 150 59 7 100 87

Công nghệ KT Vật liệu XD 2 4 40

Cơ khí chế tạo máy 18 80 15 24 80 11 6 120 16

Sửa chữa ô tô-Máy kéo 40 100 29 62 120 40 33 120 29

Cơ điện mỏ 61 90 21 71 150 15 24 100 32

Công nghệ hàn 16 80

Cao

đẳng

nghề

Điện công nghiệp 32 90 78 21 90 23 9 70 31

Điện tử CN 14 30 40

KT máy lạnh và ĐHKK 13 30 40

Cắt gọt kim loại 40 24 30 9 40

Kế toán 24 40 89 30 30

Công nghệ ô tô 13 80 32 29 70 39 3 80 18

Hàn 50 34 10 40 1

KT Xây dựng 70 70 11 30 30

Gia công và Thiết kế SP mộc 30 2 30

Cơ điện mỏ 40

Trung

cấp nghề

VH máy thi công nền 124 180 121 99 180 133 41 120 85

Hàn 36 70 80 35 80 37 19 80 21

KT xây dựng 25 8 25 3 30

Cơ điện mỏ hầm lò 25 18 25 7 30

Khai thác mỏ hầm lò 80 4 40 74 30

Cắt gọt kim loại 9 40 18 11 40 7 6 40 14

Công nghệ ô tô 21 60 37 32 70 25 8 70 12

Điện công nghiệp 40 37 35 40 13 10 70

KT máy lạnh và ĐHKK 23 40 10 16 40 8 13 30 19

Cấp thoát nước 6 30 9 10 30 8 5 30 5

Mộc XD và trang trí nội thất 4 30 2 30 2 4 30 2

VH cần trục 19 50 19 11 50 1 6 40 25

Lắp đặt TB cơ khí

Sơ cấp

nghề

Khai thác mỏ hầm lò 197 200 197 285 300 285 271 280 271

KT Xây dựng 32 40 32 40 40 40 19 20 19

Hàn hơi 30 30 30 9 30 9

Hàn điện 8 20 8 59 60 59 61 70 61

Page 155:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

150

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên

Trình độ

đào tạo

Các khóa học (dưới đây chỉ

là các ví dụ)

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số

học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

VH máy nâng 61 80 61 117 120 117 70 70 70

VH máy xúc lật 12 25 12 24 30 24 27 30 27

VH cần trục 3 30 3 37 40 37 6 20 6

Mộc XD 1 20 1

VH máy ủi 2 25 2 6 20 6

VH máy xúc đào 3 20 3

Điện mỏ hầm lò 5 20 5

VH cổng trục 10 20 10

Điện CN 7 20 7

Nguội 9 20 9

Điện dân dụng 5 20 5

VH quạt gió 10 20 10

VH máy nén khí 5 20 5

VH máy tuyển rửa

Lái xe ô tô 3.448 1.200 3.448 2.956 1.200 2.956 2.345 1.200 2.345

Năng lực đào tạo hiện tại và dự kiến

2013 2015 2020

Tổng số học viên 12.000 14.100 16.600

Học viên hệ sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng)

Học viên hệ sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng) 4.000 4.000 4.000

Học viên hệ Trung cấp nghề 1.000 1.200 1.500

Học viên hệ cao đẳng nghề 900 900 1.200

Học viên hệ Trung cấp chuyên nghiệp 1.600 2.000 2.400

Học viên hệ cao đẳng 4.500 6.000 7.500

Học viên hệ đại học

Page 156:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

151

Trường CĐ Công nghiệp và Xây dựng

Địa chỉ: Minh Thành, Quảng Yên

Loại hình cơ sở đào tạo: Trường cao đẳng

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng), Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề, Trung cấp chuyên nghiệp,

Cao đẳng

Thông tin về số lượng cán bộ, nhân viên nhà trường

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số cán bộ 148 144 138 140 133

Cán bộ giảng dạy 90 87 88 90 84

Cán bộ giảng dạy có trình độ Tiến sĩ trở lên

Cán bộ giảng dạy có trình độ Thạc sĩ 12 11 18 23 33

Cán bộ giảng dạy có trình độ Đại học 78 76 70 67 51

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp chuyên

nghiệp

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ sơ cấp nghề

Các cán bộ không giảng dạy

Thông tin về số lượng học viên theo học

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số học viên 2.619 2.480 2.409 2.612 2.681

Học viên sơ cấp nghề thường xuyên dưới 3 tháng

Học viên sơ cấp nghề từ 3 đến 12 tháng 470 230 202 420 725

Học viên Trung cấp nghề 537 505 523 573 614

Học viên cao đẳng nghề 306 454 342 276 125

Học viên Trung cấp chuyên nghiệp 792 684 707 629 540

Học viên cao đẳng 514 607 635 714 677

Học viên đại học

Thông tin về trang thiết bị đào tạo

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số máy tính (cho học viên sử dụng) 110 110 110 110 135

Tổng số phòng học cho đào tạo 19 19 19 19 31

Tổng số xưởng (cho thực hành), phòng thực hành 12 12 12 12 12

Tổng số phương tiện phục vụ đào tạo

Page 157:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

152

Kinh phí hoạt động

Mã nội

dung

kinh tế

Nội dung chi

Năm 2013

Tổng số

Nguồn kinh phí

Phân bổ từ ngân

sách Nhà nước

Học phí của

học viên

Những nguồn

thu khác

Tổng số 21.147.348.889 16.849.497.000 2.827.697.000 1.470.154.889

6000 Tiền lương 5.261.554.150 5.261.554.150

6050

Tiền công trả lại cho

lao động thường

xuyên theo hợp đồng

169.616.000 169.616.000

6100 Phụ cấp lương 2.030.134.138 1.622.432.328 273.979.485 133.722.325

6150

Học bổng học sinh,

sinh viên 438.490.000 262.640.000 175.850.000

6200 Tiền thưởng 123.390.000 45.690.000 16.100.000 61.600.000

6250 Phúc lợi tập thể 32.590.600 30.790.600

1.800.000

6300 Các khoản đóng góp 1.254.139.162 1.254.139.162

6500

Thanh toán dịch vụ

công cộng 467.378.007 467.378.007

6550 Vật tư văn phòng 191.652.000 190.112.000 1.540.000

6600

Thông tin, tuyên

truyền, liên lạc 213.490.653 153.242.153 60.248.500

6650 Hội nghị 610.000.000 610.000.000

6700 Công tác phí 582.832.000 582.832.000

6750 Chi phí thuê mướn 237.144.100 233.894.100

3.250.000

6900

Sửa chữa tài sản phục

vụ công tác chuyên

môn

3.538.357.180 3.166.795.180 371.562.000

7000

Chi phí nghiệp vụ

chuyên môn của từng

ngành

1.478.964.550 1.421.294.550 56.670.000 1.000.000

7850

Chi cho công tác

Đảng ở tổ chức Đảng

cơ sở và các đơn vị

43.560.000 43.560.000

7950

Chi lập quỹ của đơn

vị thực hiện khoản

chi

1.380.674.717 605.129.579 334.719.574 440.825.564

9000

Mua đầu tư tài sản vô

hình 0

9050

Mua tài sản dùng cho

công tác chuyên môn 514.570.000 307.480.000 207.090.000

6400

Các khoản thanh toán

khác cho cá nhân 2.271.728.290 225.126.441 1.285.841.849 760.760.000

7750 Chi khác 231.083.342 119.790.750 44.095.592 67.197.000

9300 76.000.000 76.000.000

Page 158:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

153

Thông tin về số học viên, khả năng đào tạo và số lượng học viên tốt nghiệp từ 2011 tới 2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên

Trình

độ đào

tạo

Các khóa học (dưới đây

chỉ là các ví dụ)

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Cao

đẳng

Tài chính - Ngân hàng 50 30 5 30

Kế toán 171 200 134 105 150 102 28 150 105

Khoa học cây trồng 30 14 30 30

Lâm nghiệp 83 100 106 13 100 34 6 100 69

Dịch vụ thú y 13 30 17 30 8 26 30

Quản lý đất đai 80 100 20 75 100 14 65 100 54

Quản lý tài nguyên rừng 119 150 100 150

Phát triển nông thôn 30 18 30

Khuyến nông 30 30 9 30 8

Trung

cấp

chuyên

nghiệp

Kế toán 209 200 118 109 150 121 43 100 152

Trồng trọt và BV TV 30 30 30

Chăn nuôi - Thú y 30 5 15 30 30 11 30

Lâm sinh 50 10 50 30

Quản lý đất đai 45 50 20 53 100 18 42 100 30

Khuyến nông lâm 30 6 30 76 100

Quản lý tài nguyên rừng 157 150 92 129 150 70 73 150 105

Kinh doanh TM và DV 30 30 30 0 30 14

Cao

đẳng

nghề

Kế toán 176 230 112 38 230 109 0 150 106

Trung

cấp

nghề

Kế toán doanh nghiệp 246 250 21 34 170 35 160 150 110

Quản trị cơ sở dữ liệu 50 100 25 217 150 65 132 150 35

Quản trị doanh nghiệp vừa

và nhỏ 41

Lâm sinh 0 107 80 182 150

Gia công và thiết kế sản

phẩm mộc 34

Chăn nuôi gia súc, gia cầm 21

Thú y 34 41 50

Sơ cấp

nghề

Kỹ thuật nuôi ong mật 35 35 35 35 70 70

Chăn nuôi gia súc, gia cầm 67 67 35 35 210 210

Kỹ thuật trồng hoa thời vụ 35 35 70 70

Kỹ thuật nuôi lợn rừng 35 35

Kỹ thuật trồng cây ăn quả 70 70

Page 159:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

154

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên

Trình

độ đào

tạo

Các khóa học (dưới đây

chỉ là các ví dụ)

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Kỹ thuật lâm sinh 30 30 35 35

Kỹ thuật trông nấm 35 35 70 70 35 35

Trồng và chăm sóc sinh

vật cảnh 35 35 65 65

Tạo dáng và chăm sóc cây

cảnh 35 35

Nuôi cá nước ngọt thương

phẩm 60 60

SX, kinh doanh cây giống

lâm nghiệp 35 35

Nuôi nhuyễn thể thương

phẩm 35 35

Nuôi giáp xác thương

phẩm 35 35

Trồng rau an toàn 75 75 70 70

Sử dụng thuốc thú y trong

chăn nuôi 35 35

Năng lực đào tạo hiện tại và dự kiến

2013 2015 2020

Tổng số học viên 1.950 2.050 2.550

Học viên hệ sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng)

Học viên hệ sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng) 250 250 300

Học viên hệ Trung cấp nghề 400 400 500

Học viên hệ cao đẳng nghề 100 100 150

Học viên hệ Trung cấp chuyên nghiệp 550 550 600

Học viên hệ cao đẳng 650 750 1.000

Học viên hệ đại học

Page 160:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

155

Trường CĐ Sư Phạm Quảng Ninh

Địa chỉ: Bạch Đằng, Nam Khê, Uông Bí

Loại hình cơ sở đào tạo: Trường cao đẳng

Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng

Thông tin về số lượng cán bộ, nhân viên nhà trường

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số cán bộ 181 176 182 190 191

Cán bộ giảng dạy 117 115 120 125 123

Cán bộ giảng dạy có trình độ Tiến sĩ trở lên 1 1 3 3 2

Cán bộ giảng dạy có trình độ Thạc sĩ 58 66 67 68 75

Cán bộ giảng dạy có trình độ Đại học 58 48 50 54 46

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ sơ cấp nghề

Các cán bộ không giảng dạy

Thông tin về số lượng học viên theo học

2009

2010 2011 2012 2013

Tổng số học viên

Học viên sơ cấp nghề thường xuyên dưới 3 tháng

Học viên sơ cấp nghề từ 3 đến 12 tháng

Học viên Trung cấp nghề

Học viên cao đẳng nghề

Học viên Trung cấp chuyên nghiệp 1.813 1.586 1.215 1.192 1.328

Học viên cao đẳng 1.777 1.814 2.047 1.707 1.288

Học viên đại học

Thông tin về trang thiết bị đào tạo

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số máy tính (cho học viên sử dụng) 40 55 80 170 170

Tổng số phòng học cho đào tạo

Tổng số xưởng (cho thực hành)

Tổng số phương tiện phục vụ đào tạo 1 1 1 1 1

Các trang thiết bị khác (ghi rõ)

- Máy chiếu đa năng Projecter 14 14 24 38 38

Page 161:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

156

Kinh phí hoạt động

Mã nội

dung

kinh tế

Nội dung chi

Năm 2013

Tổng số

Nguồn kinh phí

Phân bổ từ ngân

sách tỉnh

Học phí của

học viên

Những nguồn thu

khác (Đào tạo bồi

dưỡng, CP phục vụ)

Tổng số 29.178.902.526 27.102.696.876 865.985.100 1.210.220.550

6000 Tiền lương 8.124.482.400 8.124.482.400

6050

Tiền công trả lại

cho lao động

thường xuyên

theo hợp đồng 143.656.200

143.656.200

6100 Phụ cấp lương 6.425.319.500 6.425.319.500

6150

Học bổng học

sinh, sinh viên 630.540.000 630.540.000

6200 Tiền thưởng 150.000.000 150.000.000

6250 Phúc lợi tập thể 152.532.000 150.000.000 2.532.000

6300

Các khoản đóng

góp 2.729.469.992 2.729.469.992

6500

Thanh toán dịch

vụ công cộng 2.131.891.883 2.131.891.883

6550 Vật tư văn phòng 693.922.125 693.922.125

6600

Thông tin, tuyên

truyền, liên lạc 550.378.500 504.168.000 5.184.000 41.026.500

6650 Hội nghị 254.525.000 250.000.000 2.025.000 2.500.000

6700 Công tác phí 32.219.000 32.219.000

6750

Chi phí thuê

mướn 500.000.000 500.000.000

6900

Sửa chữa tài sản

phục vụ công tác

chuyên môn 1.074.319.076 1.070.319.076

4.000.000

7000

Chi phí nghiệp vụ

chuyên môn của

từng ngành 2.345.456.650 1.757.038.300 169.062.100 419.356.250

7850

Chi cho công tác

Đảng ở tổ chức

Đảng cơ sở và các

đơn vị 24.227.700 24.227.700

7950

Chi lập quỹ của

đơn vị thực hiện

khoản chi 1.518.678.600 705.494.000 642.704.000 170.480.600

9000

Mua đầu tư tài

sản vô hình

9050

Mua tài sản dùng

cho công tác

chuyên môn 360.250.000 360.250.000

6400

Các khoản thanh

toán khác cho cá

nhân

7750 Chi khác 1.337.033.900 863.354.900 44.478.000 429.201.000

Page 162:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

157

Thông tin về số học viên, khả năng đào tạo và số lượng học viên tốt nghiệp từ 2011 tới 2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên

Trình

độ đào

tạo

Các khóa học (dưới đây

chỉ là các ví dụ)

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Cao

đẳng

SP Toán- Lý 45 45 33 40 45 38 52 45 45

SP Văn - Sử 48 45 42 0 0 0 0 0 0

SP Văn GDCD 0 0 0 50 45 44 46 45 43

SP Tiếng Anh 0 0 0 46 60 37 42 60 36

Giáo dục tiểu học CQ+

Liên thông 450 400 448 470 500 459 385 400 375

GD Tiểu học - VHVL 270 250 266 90 100 80 30 45 28

SP Sinh- thể dục 0 0 0 0 0 0 45 45 40

SP Sinh- KTNN 0 0 0 50 45 47 0 0 0

SP Hóa - KTNN 45 45 41 0 0 0 40 45 38

Tin học ứng dụng 60 80 50 47 90 39 35 80 30

GD mầm non (Chính qui) 40 45 37 40 45 36 42 45 39

GD mầm non ( VHVL) 220 200 215 0 0 0 36 45 35

SP Công nghệ 48 45 44 25 45 22 0 0 0

Công tác xã hội 35 60 31 36 60 32 50 60 45

Tiếng Anh ( thương mại-

du lịch) 60 80 58 56 60 51 42 80 36

Trung

cấp

GD Tiểu học 510 500 505 220 250 214 110 150 108

GD mầm non 460 450 457 500 500 498 395 500 390

Thiết bị trường học 45 60 39 0 60 0 0 50 0

Năng lực đào tạo hiện tại và dự kiến

2013 2015 2020

Tổng số học viên 1.350 1.600 3.000

Học viên hệ sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng)

Học viên hệ sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng)

Học viên hệ Trung cấp nghề

Học viên hệ cao đẳng nghề

Học viên hệ Trung cấp chuyên nghiệp 505 300 0

Học viên hệ cao đẳng 845 1.000 1.000

Học viên hệ đại học 0 300 2.000

Page 163:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

158

Trường CĐ Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Hạ Long

Địa chỉ: Cơ sở 1: 58, Nguyễn Văn Cừ, Phường Hồng Hải, Tp. Hạ Long; Cơ sở 2: Nguyễn Văn Cừ/Phố Hải

Long, Phường Hồng Hải, Tp. Hạ Long

Loại hình cơ sở đào tạo: Trường cao đẳng

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng), Sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng), Trung cấp

chuyên nghiệp, Cao đẳng

Thông tin về số lượng cán bộ, nhân viên nhà trường

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số cán bộ 209 183 172 175 174

Cán bộ giảng dạy 140 127 113 115 115

Cán bộ giảng dạy có trình độ Tiến sĩ trở lên 01 01 02 04

Cán bộ giảng dạy có trình độ Thạc sĩ 56 58 59 58 59

Cán bộ giảng dạy có trình độ Đại học 110 80 50 25 25

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng 6 3

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp 12

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ sơ cấp nghề

Các cán bộ không giảng dạy

Thông tin về số lượng học viên theo học

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số học viên 2.212 1.947 1.927 1.627 1.135

Học viên sơ cấp nghề thường xuyên dưới 3 tháng 36 42 45 51 52

Học viên sơ cấp nghề từ 3 đến 12 tháng 162 139 141 161 68

Học viên Trung cấp nghề 0 0 0 0 0

Học viên cao đẳng nghề 0 0 0 0 0

Học viên Trung cấp chuyên nghiệp 258 265 258 375 372

Học viên cao đẳng 1.756 1.501 1.483 1.038 643

Học viên đại học 0 0 0 0 0

Thông tin về trang thiết bị đào tạo

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số máy tính (cho học viên sử dụng) 30 30 50 50 50

Tổng số phòng học cho đào tạo 28 28 50 50 50

Tổng số xưởng (cho thực hành) 20 20 28 28 28

Tổng số phương tiện phục vụ đào tạo

Page 164:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

159

Kinh phí hoạt động

Mã nội

dung

kinh tế

Nội dung chi

Năm 2013

Tổng số

Nguồn kinh phí

Phân bổ từ ngân

sách Nhà nước

Học phí của học

viên

Những nguồn

thu khác (Đào

tạo bồi dưỡng,

CP phục vụ)

Tổng số 18.756.069.360 14.298.680.000 2.427.683.000 2.029.706.360

6000 Tiền lương 6.154.046.100 4.668.946.748 1.203.439.652 281.659.700

6050

Tiền công trả lại cho

lao động thường

xuyên theo hợp đồng 325.450.000

243.500.000 81.950.000

6100 Phụ cấp lương 3.211.515.447 2.905.807.718 200.704.497 105.003.232

6150

Học bổng học sinh,

sinh viên 350.580.000 350.000.000 580.000

6200 Tiền thưởng 98.725.000 73.395.000 11.070.000 14.260.000

6250 Phúc lợi tập thể 18.240.000 18.070.000 170.000

6300 Các khoản đóng góp 1.641.754.100 1.275.109.526 331.425.479 35.219.095

6500

Thanh toán dịch vụ

công cộng 585.059.472 414.937.561 17.912.594 152.209.317

6550 Vật tư văn phòng 159.138.305 133.936.160 19.902.145 5.300.000

6600

Thông tin, tuyên

truyền, liên lạc 187.248.679 173.712.904 13.535.775

6650 Hội nghị -

6700 Công tác phí 293.745.000 231.362.000 35.080.000 27.303.000

6750 Chi phí thuê mướn

6900

Sửa chữa tài sản

phục vụ công tác

chuyên môn 267.816.000 235.876.000 25.610.000 6.330.000

7000

Chi phí nghiệp vụ

chuyên môn của

từng ngành 4.004.431.427 2.745.094.783 202.748.250 1.056.588.394

7850

Chi cho công tác

Đảng ở tổ chức

Đảng cơ sở và các

đơn vị 24.924.000 24.924.000

7950

Chi lập quỹ của đơn

vị thực hiện khoản

chi -

9000

Mua đầu tư tài sản

vô hình 50.000.000 50.000.000

9050

Mua tài sản dùng

cho công tác chuyên

môn 456.820.720 406.226.000

50.594.720

6400

Các khoản thanh

toán khác cho cá

nhân 183.000.000 183.000.000

7750

Chi khác (trợ cấp

của tỉnh, Hỗ trợ học

sinh bán trú, Bồi

dưỡng đào tạo,

Nghiên cứu khoa

học) 743.575.110 408.281.600 122.004.608 213.288.902

Page 165:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

160

Năng lực đào tạo hiện tại và dự kiến

2013 2015 2020

Tổng số học viên 1.135 1.570 2.600

Học viên hệ sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng) 52 120 200

Học viên hệ sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng) 68 150 300

Học viên hệ Trung cấp nghề 0 0 0

Học viên hệ cao đẳng nghề 0 0 0

Học viên hệ Trung cấp chuyên nghiệp 372 500 600

Học viên hệ cao đẳng 643 800 1.500

Học viên hệ đại học 0 0 0

Trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm – Vinacomin

Địa chỉ:

- Trụ sở: Ngõ 2 – Bạch Long, Phường Bạch Đằng, Tp. Hạ Long

- Phân hiệu Đào tạo Hoàng bồ: Thị Trấn Trới, Huyện Hoành Bồ

- Phân hiệu HTĐTBDCB Hòn Gai: Phường Hà Lầm, Tp. Hạ Long

- Trung tâm HTĐTBDCB Cẩm Tây: Phường Cẩm Tây, Thị Xã Cẩm Phả

- Trung tâm đào tạo Tiên Yên: Thị Trấn Tiên Yên, Tiên Yên

- Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ hạng 2: Phường Quang Hanh, Cẩm Phả

- Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề Quốc gia – Vinacomin: Phường Quang Hanh, Cẩm Phả

Loại hình cơ sở đào tạo: Cao đẳng nghề

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng); Sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng); Trung cấp nghề;

Cao đẳng nghề

Thông tin về số lượng cán bộ, nhân viên nhà trường

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số cán bộ 556 535 503 521 516

Cán bộ giảng dạy 275 235 251 237 260

Cán bộ giảng dạy có trình độ Tiến sĩ trở lên 01 01

Cán bộ giảng dạy có trình độ Thạc sĩ 05 07 28 20 37

Cán bộ giảng dạy có trình độ Đại học 133 145 115 143 167

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng 27 25 29 12 07

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp 26 13 12 08 08

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng nghề 84 45 67 53 40

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ sơ cấp nghề

Các cán bộ không giảng dạy

Thông tin về số lượng học viên theo học

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số học viên 26.167 22.472 22.496 25.244 20.466

Học viên sơ cấp nghề + DN thường xuyên 9.400 7.685 10.362 8.857 8.179

Học viên Trung cấp nghề 2.974 3.552 4.376 4.006 2.318

Page 166:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

161

Học viên cao đẳng nghề 525 383 333 336 148

Học viên Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên cao đẳng

Học viên đại học hệ VHHL 13.268 10.862 7.425 12.045 9.821

Thông tin về trang thiết bị đào tạo

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số máy tính (cho học viên sử dụng) 140 160 160 160 180

Tổng số phòng học cho đào tạo 120 124 124 132 150

Tổng số xưởng (cho thực hành) 40 40 45 45 45

Tổng số phương tiện phục vụ đào tạo 1 2 2 2

Các trang thiết bị khác (ghi rõ) 846 808 995 1144 1293

Kinh phí hoạt động (triệu đồng)

Mã nội

dung kinh

tế

Nội dung chi

Năm 2013

Tổng số

(tr VNĐ)

Nguồn kinh phí

Học phí của

học viên

(tr VNĐ)

Những nguồn

thu khác (ghi rõ)

(tr VNĐ)

Tổng số 130.760,6 70.978,8 59.781,7

6000 Tiền lương 38.324 27.383 10.940

6050

Tiền công trả lại cho lao động thường

xuyên theo hợp đồng 30,4 30,4

6100 Phụ cấp lương 6.238 5.696 541

6150 Học bổng học sinh, sinh viên 374,5 99,3 275

6200 Tiền thưởng 18

18

6250 Phúc lợi tập thể 165,4 50,7 114,7

6300 Các khoản đóng góp 4.440,9 2.961,8 1.479

6500 Thanh toán dịch vụ công cộng 11,8 9,5 196

6550 Vật tư văn phòng 1.614,3 599,2 1.015

6600 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc 1.533,7 196,4 1.337,2

6650 Hội nghị 840,2 21,5 782,7

6700 Công tác phí 7.06,4 162,5 543,9

6750 Chi phí thuê mướn 5.074,8 4.108,3 966,5

6900

Sửa chữa tài sản phục vụ công tác

chuyên môn 2.411,2 1.229,9 1.181,2

7000

Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của

từng ngành 35.726,6 21699 181,2

7850

Chi cho công tác Đảng ở tổ chức Đảng

cơ sở và các đơn vị

7950

Chi lập quỹ của đơn vị thực hiện khoản

chi

9000 Mua đầu tư tài sản vô hình

9050

Mua tài sản dùng cho công tác chuyên

môn 23.500 23.500

6400 Các khoản thanh toán khác cho cá nhân

7750 Chi khác ( trợ cấp của tỉnh, Hỗ trợ học 7.746,7 4.885,5 2.861,2

Page 167:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

162

Mã nội

dung kinh

tế

Nội dung chi

Năm 2013

Tổng số

(tr VNĐ)

Nguồn kinh phí

Học phí của

học viên

(tr VNĐ)

Những nguồn

thu khác (ghi rõ)

(tr VNĐ)

sinh bán trú)

Thông tin về số học viên, khả năng đào tạo và số lượng học viên tốt nghiệp từ 2011 tới 2013

Trình

độ

đào

tạo

Các khóa học

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên

Tổng

số

học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số

học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số

học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Cao

đẳng

nghề

Kế toán doanh nghiệp 85 105 297 133 105 269 105 111

Điện công nghiệp 63 70 242 120 70 122 133 70 103

KT cơ điện mỏ hầm lò 70 0 70 0 70

KT xây dựng mỏ 70 18 70 0 70

GĐKL và chất lượng than 70 0 32 70 0 15 70 17

VH thiết bị sàng tuyển 60 70 0 51 70 0 70 13

Công nghệ ô tô 35 0 35 0 35

Công nghệ thông tin 25 35 35 35

Trung

cấp

nghề

KT K.thác mỏ hầm lò 2.519 4.500 638 2.513 4.500 1.275 1.401 4.500 1.555

KT xây dựng mỏ 195 1.200 171 186 1.200 208 130 1.200 113

KT cơ điện mỏ hầm lò 957 1.000 441 762 1.000 491 531 1.000 686

Vận hành xúc 205 300 0 64 300 84 63 300 51

KT chế biến món ăn 76 150 92 80 150 73 91 150 71

Vận hành gạt 102 150 130 125 150 0 150 100

VH thiết bị sàng tuyển 118 300 0 105 300 126 50 300 93

Công nghệ ô tô 36 300 35 42 300 33 300

Giám định khối lượng

và chất lượng than 107 300 41 129 300 60 52 300 78

Điện công nghiệp - 300 74 300 33 300

Khoan nổ mìn 61 300 61 300 56 300

Sơ cấp

nghề

Sư phạm dạy nghề 361 500 357 422 500 385 483 500 483

KT KT mỏ hầm lò 700 0 700 0 270 700

KTXD mỏ hầm lò 700 0 700 0 39 700

Lái xe 6.972 6.8 7.255 5.385 6.8 4.892 3.854 6.8 3.765

Dạy

nghề

thường

xuyên

Hàn 95 105 86 64 105 56 78 105 73

Thợ nổ mìn 778 700 754 398 700 374 511 700 397

Kỹ thuật xây dựng 105 0 105 0 22 105

Page 168:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

163

Trình

độ

đào

tạo

Các khóa học

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên

Tổng

số

học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số

học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số

học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

(dưới

03

tháng)

VVTB sàng tuyển than 250 0 250 0 250

Giám định KL và CL than 250 0 40 250 37 93 250 89

VH máy ủi cạp san 105 0 105 0 29 105

VH máy xúc thủy lực 41 105 40 105 0 11 105

KT chế biến món ăn 184 250 184 60 250 59 29 250

Vận hành thiết bị mỏ 265 250 251 791 250 771 258 250 244

Đo mớn nước 65 100 61 100 0 126 100 121

DN LĐ nông thôn 457 350 416 328 350 315 45 350

BDCB CHSX 253 350 234 376 350 361 340 350 336

Bổ túc cơ điện lò 236 280 214 131 280 126 309 280 305

Tin học 70 0 91 70 87 70

SXVL nổ 119 200 101 200 0 200

Khác 536 1.625 528 771 1.625 768 1682 1.625 1.625

Năng lực đào tạo hiện tại và dự kiến

2013 2015 2020

Tổng số học viên 23.120 26.120 27.120

Học viên hệ sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng) 5.095 8.095 9.095

Học viên hệ sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng) 8.700 8.700 8.700

Học viên hệ Trung cấp nghề 8.800 8.800 8.800

Học viên hệ cao đẳng nghề 525 525 525

Học viên hệ Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên hệ cao đẳng

Học viên hệ đại học

Page 169:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

164

Trường TCN Xây dựng và Công nghiệp Quảng Ninh

Địa chỉ: Số 767 Nguyễn văn Cừ, Phường Hồng Hải, Tp. Hạ Long

Loại hình cơ sở đào tạo: Trường Trung cấp nghề

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng), Sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng), Trung cấp nghề

Thông tin về số lượng cán bộ, nhân viên nhà trường

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số cán bộ 29 29 31 33 33

Cán bộ giảng dạy 20 20 22 22 22

Cán bộ giảng dạy có trình độ Tiến sĩ trở lên 0 0 0 0 0

Cán bộ giảng dạy có trình độ Thạc sĩ 0 0 1 1 0

Cán bộ giảng dạy có trình độ Đại học 12 14 12 15 13

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng 6 3 6 5 5

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp 2 3 1 2 2

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ sơ cấp nghề

Các cán bộ không giảng dạy 9 9 9 11 11

Thông tin về số lượng học viên theo học

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số học viên 850 1.194 877 900 1.347

Học viên sơ cấp nghề thường xuyên dưới 3 tháng 422 833 484 491 941

Học viên sơ cấp nghề từ 3 đến 12 tháng 296 240 350 330 329

Học viên Trung cấp nghề 132 121 43 79 77

Học viên cao đẳng nghề

Học viên Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên cao đẳng

Học viên đại học

Thông tin về trang thiết bị đào tạo

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số máy tính (cho học viên sử dụng) 5 5 15 26 26

Tổng số phòng học cho đào tạo 12 12 12 12 12

Tổng số xưởng (cho thực hành) 4 4 4 4 4

Tổng số phương tiện phục vụ đào tạo 11 2 2 7 8

Máy cắt khí bán tự động 3

Máy hàn ván tự động co2max 3

Máy hàn TIG xung 3

Ca bin hàn 3

Máy uốn ống KL = tay 5

Máy uốn ống KL thủy lực 1

Bộ dụng cụ uốn ống đồng 5

Máy kiểm định Đ. hồ nước 4

Page 170:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

165

2009 2010 2011 2012 2013

Máy đo độ PH 4

Máy ren ống chạy điện 2

Máy khoan bàn 4

Máy mài 2 đá D200 4

Máy nén khí thổi rửa ống 5

Bàn ren ống nước = tay 11

Bộ dụng cụ uốn ống nhựa D21 4

Bộ dụng cụ dao, kìm 4

Thiết bị kiểm tra áp lực đường ống 4

Bàn cung cấp nguồn 3

Bộ thực hành PLC S7-200 1

Bộ thực hành PLCZEN 1

Bộ thực hành PLC LOGO 1

Bộ thực hành điện khí nén 1

Đồng hồ vạn năng chỉ thị kim 2

Ampe kìm 2

Máy trộn bê tông thực hành 1

Giàn giáo chống đổ tổ hợp 100m2

1

Giàn giáo hoàn thiện 100m2

1

Các phụ kiện giàn giáo 1

Cốt pha các loại 1

Xe rùa một bánh (Tlý T5/2010) 1

Bộ dụng cụ phụ trợ 1

Máy súc đào móng 1

Máy đầm dùi 1

Máy đầm cóc 1

Máy đầm bàn 1

Máy xoa nền 1

Máy cắt thép 1

Máy uốn thép 1

Máy cắt bê tông 1

Búa phá bê tông 1

Máy bơm vữa 2

Máy khoan búa 13 mm 1

Máy khoan búa 16 mm 1

Máy khoan động lực 20 mm 1

Máy khoan động lực 22 mm 1

Máy khoan động lực 24 mm 1

Máy khoan động lực 40 mm 1

Máy đục bê tông mũi 17 mm 1

Máy đục bê tông mũi 21 mm 1

Máy đục bê tông mũi 30 mm 1

Máy cắt đá 110 mm 1

Máy mài góc 100 mm 1

Máy mài góc 125 mm 1

Cẩu tự hành 1

Page 171:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

166

2009 2010 2011 2012 2013

Máy ép cọc bê tông 1

Máy ép cọc tre = thuỷ lực 1

Palăng xích kéo tay 1

Máy mài cầm tay 1

Máy cưa gỗ cầm tay 1

Máy uốn thép 1

Máy cắt thép liên hợp 1

Máy cắt thép cầm tay 1

Máy ren ống cầm tay 1

Máy tiện ren ống chạy điện 2

Bàn vẽ kỹ thuật+ dụng cụ vẽ 35

Máy chiếu đa năng Hitachi 1

Máy tính 1

Máy hàn nhiệt 1

Thang nhôm 2

Mô hình trạm trộn bê tông 1

Máy phun sơn 2

Máy đầm cát 1

Palăng xích kéo tay 1

Tới điện 1

Máy trộn vữa 1

Máy cắt bê tông 1

Máy cắt gạch cầm tay 1

Máy mài gạch 1

Máy khoan gỗ cầm tay 2

Máy bắt vít 2

Máy khoan điện cầm tay 13mm 1

Máy khoan điện cầm tay 16mm 1

Máy cưa gỗ cầm tay 1

Máy cưa đĩa (10-1/4") 1

Máy bào cầm tay (5-3/8") 1

Máy bào cầm tay (6-1/8") 1

Máy bào cầm tay (3-1/4") 1

Máy uốn nắn cốt thép 1

Máy mài 2 đá 1

Máy hàn hồ quang 1

Máy bơm bê tông 1

Máy đầm cạnh 1

Máy đầm cóc 1

Máy đầm dùi 1

Máy vận thăng 1

Page 172:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

167

Kinh phí hoạt động

nội

dung

kinh

tế

Nội dung chi

Năm 2013

Tổng số

Nguồn kinh phí

Phân bổ từ

ngân sách

tỉnh

Học phí của

học viên

Những nguồn

thu khác (Đào

tạo bồi dưỡng,

CP phục vụ)

Tổng số 8.588.228.358 8.225.698.000 114.821.900 247.708.458

6000 Tiền lương 1.346.102.791 1.346.102.791

6050

Tiền công trả lại cho lao động

thường xuyên theo hợp đồng 67.700.000 58.200.000 7.900.000 1.600.000

6100 Phụ cấp lương 483.865.970 479.668.670 4.197.300

6150 Học bổng học sinh. sinh viên 23.400.000 23.400.000

6200 Tiền thưởng 22.235.000 21.635.000 600.000

6250 Phúc lợi tập thể 35.953.000 3.883.000 164.000 31.906.000

6300 Các khoản đóng góp 360.960.878 360.960.878

6500 Thanh toán dịch vụ công cộng 89.554.560 86.194.160 3.360.400

6550 Vật tư văn phòng 18.755.000 18.339.000 339.000 77.000

6600 Thông tin. tuyên truyền. liên lạc 40.699.699 33.599.699 5.720.000 1.380.000

6650 Hội nghị 3.600.000

3.600.000

6700 Công tác phí 93.084.000 87.074.000 1.435.000 4.575.000

6750 Chi phí thuê mướn 15.415.000 4.115.000 4.400.000 6.900.000

6900

Sửa chữa tài sản phục vụ công

tác chuyên môn 133.420.000 133.420.000

7000

Chi phí nghiệp vụ chuyên môn

của từng ngành 419.499.000 309.965.000 19.570.000 89.964.000

7850

Chi cho công tác Đảng ở tổ chức

Đảng cơ sở và các đơn vị 5.670.000 5.670.000

7950

Chi lập quỹ của đơn vị thực hiện

khoản chi 40.074.240 40.074.240

9000 Mua đầu tư tài sản vô hình

9050

Mua tài sản dùng cho công tác

chuyên môn 4.977.698.000 4.977.698.000

6400

Các khoản thanh toán khác cho

cá nhân 351.633.060 202.353.402 73.993.900 75.285.758

7750

Chi khác ( trợ cấp của tỉnh. Hỗ

trợ học sinh bán trú) 58.908.160 33.345.160 700.000 24.863.000

Page 173:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

168

Thông tin về số học viên, khả năng đào tạo và số lượng học viên tốt nghiệp từ 2011 tới 2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đơn vị: số học viên Đơn vị: số học viên Đơn vị: số học viên

Trình

độ Các khóa học

Tổng

số

học

viên

nhập

học

Năng

lực của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Trung

cấp

nghề

Cấp thoát nước 25 40 0 38 40 20 39 40 25

Kỹ thuật xây dựng 24 60 0 24 60 20 60

Điện dân dụng 0 30 0 38 30 0 35 30 0

Sản xuất gốm thô 30 30 30

Bê tông 30 30 30

Cốt thép - hàn 30 30 30

Điện công nghiệp 30 30 30

Sản xuất xi măng 30 30 30

Sơ cấp

nghề

Sản xuất gốm thô 172 120 170 205 120 151 124 120 120

Điện dân dụng 50 90 50 90 35 50 28

Điện nước nông

thôn 35 50 27 50 35 50 29

Nề hoàn thiện 35 100 35 35 100 35 132 100 125

Hàn 70 60 70 60 60

Điện công nghiệp 50 50 50

Bê tông 60 60 60

Cấp thoát nước 50 50 50

Sản xuất xi măng 50 50 50

Dạy

nghề

thường

xuyên

dưới 3

tháng

Kỹ thuật viên xây

dựng 192 192 194 194 136 136

Nghiệp vụ quản lý

xây dựng 292 292 297 297 805 805

Năng lực đào tạo hiện tại và dự kiến

2013 2015 2020

Tổng số học viên 850 950 1200

Học viên hệ sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng) 400 450 450

Học viên hệ sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng) 350 350 450

Học viên hệ Trung cấp nghề 100 150 300

Học viên hệ cao đẳng nghề

Học viên hệ Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên hệ cao đẳng

Học viên hệ đại học

Page 174:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

169

Trung tâm dạy nghề Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh

Địa chỉ: 147 Nguyễn văn Cừ, Phường Hồng Hà, Tp. Hạ Long

Loại hình cơ sở đào tạo: Trung tâm dạy nghề

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng)

Thông tin về số lượng cán bộ, nhân viên nhà trường

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số cán bộ 5 5 5 5 6

Cán bộ giảng dạy 2 2 3 3 4

Cán bộ giảng dạy có trình độ Tiến sĩ trở lên

Cán bộ giảng dạy có trình độ Thạc sĩ

Cán bộ giảng dạy có trình độ Đại học 1 1 2 2 3

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp 1 1 1 1 1

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ sơ cấp nghề

Các cán bộ không giảng dạy 3 3 2 2 2

Thông tin về số lượng học viên theo học

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số học viên 350 436 105 875 746

Học viên sơ cấp nghề thường xuyên dưới 3 tháng

Học viên sơ cấp nghề từ 3 đến 12 tháng 350 436 105 875 746

Học viên Trung cấp nghề

Học viên cao đẳng nghề

Học viên Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên cao đẳng

Học viên đại học

Thông tin về trang thiết bị đào tạo

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số máy tính (cho học viên sử dụng) 10 10 0 0 0

Tổng số phòng học cho đào tạo 04 04 04 04 04

Tổng số xưởng (cho thực hành) 0 0 0 0 0

Tổng số phương tiện phục vụ đào tạo 0 0 0 0 0

Các trang thiết bị khác (máy may công nghiệp) 52 52 52 52 52

Các trang thiết bị khác (thiết bị nấu ăn) 10 bộ 10 bộ 10 bộ 10 bộ 10 bộ

Page 175:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

170

Kinh phí hoạt động

Mã nội

dung

kinh tế

Nội dung chi

Năm 2013

Tổng số

Nguồn kinh phí

Phân bổ từ

ngân sách Nhà

nước

Tổng số 488.200.000 488.200.000

6000 Tiền lương 134.991.500 134.991.500

6050 Tiền công trả lại cho lao động thường xuyên theo hợp đồng 48.000.000 48.000.000

6100 Phụ cấp lương 3.730.000 3.730.000

6150 Học bổng học sinh, sinh viên

6200 Tiền thưởng

6250 Phúc lợi tập thể 905.000 905.000

6300 Các khoản đóng góp 30.658.799 30.658.799

6500 Thanh toán dịch vụ công cộng 12.929.906 12.929.906

6550 Vật tư văn phòng 24.741.613 24.741.613

6600 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc 10.665.872 10.665.872

6650 Hội nghị

6700 Công tác phí 106.593.160 106.593.160

6900 Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn 28.290.000 28.290.000

7000 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành 10.280.000 10.280.000

7850 Chi cho công tác Đảng ở tổ chức Đảng cơ sở và các đơn vị

7950 Chi lập quỹ của đơn vị thực hiện khoản chi

9000 Mua đầu tư tài sản vô hình

9050 Mua tài sản dùng cho công tác chuyên môn 54.000.000 54.000.000

6400 Các khoản thanh toán khác cho cá nhân

7750 Chi khác ( trợ cấp của tỉnh, Hỗ trợ học sinh bán trú) 22.414.150 22.414.150

Thông tin về số học viên, khả năng đào tạo và số lượng học viên tốt nghiệp từ 2011 tới 2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên

Trình

độ đào

tạo

Các khóa học

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Sơ cấp

nghề

May công nghiệp

150

35 150 35

150

KT nuôi cá nước ngọt

120

120

35 120 35

KT chăn nuôi trồng trọt

120

35 120 35 70 120 70

Chế biến món ăn 35 120 35 210 120 210 280 120 280

KT chăn nuôi gia súc, gia cầm

150

210 150 210 140 150 140

KT trồng nấm 35 150 35 315 150 315 131 150 131

KT trồng rau và hoa cao cấp 35 60 35 35 60 35

60

KT cắm hoa và cắt tỉa củ quả

35 140 35 90 140 90

Page 176:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

171

Năng lực đào tạo hiện tại và dự kiến

2013 2015 2020

Tổng số học viên 746 400 700

Học viên hệ sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng)

Học viên hệ sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng) 746 400 700

Học viên hệ Trung cấp nghề

Học viên hệ cao đẳng nghề

Học viên hệ Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên hệ cao đẳng

Học viên hệ đại học

Trung tâm Giới thiệu việc làm Quảng Ninh

Địa chỉ: Trụ sở chính: Số nhà 44, Trần Hưng Đạo, TP. Hạ Long; Cơ sở 2: Số nhà 78, Trần Hưng Đạo, TP. Hạ

Long; Cơ sở 3: Số 1 –Vân Đồn, Trần Phú, Tp. Móng Cái

Loại hình cơ sở đào tạo: Các cơ sở khác tham gia dạy nghề

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng); Sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng)

Thông tin về số lượng cán bộ, nhân viên nhà trường

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số cán bộ 33 43 46 49 52

Cán bộ giảng dạy 1 3

Cán bộ giảng dạy có trình độ Tiến sĩ trở lên

Cán bộ giảng dạy có trình độ Thạc sĩ

Cán bộ giảng dạy có trình độ Đại học 1

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng 1 1

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp 1

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng nghề 1 1

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ sơ cấp nghề

Các cán bộ không giảng dạy 33 43 46 48 49

Thông tin về số lượng học viên theo học

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số học viên 895 106 674 360 272

Học viên sơ cấp nghề thường xuyên dưới 3 tháng 56

Học viên sơ cấp nghề từ 3 đến 12 tháng 839 106 674 360 272

Học viên Trung cấp nghề

Học viên cao đẳng nghề

Học viên Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên cao đẳng

Học viên đại học

Page 177:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

172

Thông tin về trang thiết bị đào tạo

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số máy tính (cho học viên sử dụng) 1 1 1 1 1

Tổng số phòng học cho đào tạo 6 6 7 7 7

Tổng số xưởng (cho thực hành) 2 2 2 2 2

Tổng số phương tiện phục vụ đào tạo

Các trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề giám định khối

lượng và chất lượng than:

Cân phân tích 1 1 1 1 1

Tủ sấy 1 1 1 1 1

Lò nung 1 1 1 1 1

Tấm đệm nhiệt 2 2 2 2 2

Chén đốt mẫu chịu nhiệt độ cao 2 2 2 2 2

Cốc đốt mẫu chịu nhiệt độ cao 1 1 1 1 1

Ống xông mẫu than 2 2 2 2 2

Bay trộn mẫu 5 5 5 5 5

Thìa xúc mẫu 5 5 5 5 5

Kìm gắp mẫu 5 5 5 5 5

Con lăn nghiền mẫu 1 1 1 1 1

Ổn áp 1 1 1 1 1

Bàn để thiết bị 2 2 2 2 2

Bàn nghiền mẫu.... 1 1 1 1 1

Các trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề chế biến món ăn

và phục vụ; nghề buồng, bàn, bar:

Máy xay sinh tố - cái 3 3 3 3 3

Dao dĩa các loại - bộ 2 2 2 2 2

Xoong nồi, chảo các loại – cái 1 1 1 1 1

Cốc, ly, ấm chén các loại – bộ 9 9 9 9 9

Âu đựng canh, bát đĩa các loại – cái 1 1 1 1 1

Khăn ăn, khăn trải bàn các loại – cái 3 3 3 3 3

Bếp ga đôi – bộ 3 3 3 3 3

Bếp ga đơn - bộ 2 2 2 2 2

Bếp ga công nghiệp - bộ 1 1 1 1 1

Tủ lạnh - cái 1 1 1 1 1

Phích đá - cái 2 2 2 2 2

Nồi cơm điện - cái 2 2 2 2 2

Siêu điện - cái 2 2 2 2 2

Tủ đựng đồ dùng, dụng cụ học tập – cái 1 1 1 1 1

Tủ bảo ôn - cái 1 1 1 1 1

Page 178:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

173

Kinh phí hoạt động

Mã nội

dung kinh

tế

Nội dung chi

Năm 2013

Tổng số

Nguồn kinh phí

Những nguồn thu

khác (ghi rõ)

Tổng số 484.567.600 484.567.600

6000 Tiền lương

6050

Tiền công trả lại cho lao động thường xuyên theo

hợp đồng

6100 Phụ cấp lương

6150 Học bổng học sinh, sinh viên

6200 Tiền thưởng

6250 Phúc lợi tập thể

6300 Các khoản đóng góp

6500 Thanh toán dịch vụ công cộng

6550 Vật tư văn phòng

6600 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc 12.250.000 12.250.000

6650 Hội nghị

6700 Công tác phí

6750 Chi phí thuê mướn

6900 Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn

7000 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành 367.817.600 367.817.600

7850

Chi cho công tác Đảng ở tổ chức Đảng cơ sở và các

đơn vị

7950 Chi lập quỹ của đơn vị thực hiện khoản chi

9000 Mua đầu tư tài sản vô hình

9050 Mua tài sản dùng cho công tác chuyên môn

6400 Các khoản thanh toán khác cho cá nhân

7750 Chi khác ( trợ cấp của tỉnh, Hỗ trợ học sinh bán trú) 104.500.000 104.500.000

Thông tin về số học viên, khả năng đào tạo và số lượng học viên tốt nghiệp từ 2011 tới 2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên

Trình

độ đào

tạo

Các khóa học

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Sơ cấp

nghề

Giám định KL&CL than 44 44 44 45 45 45

Chế biến món ăn &PV 257 257 254 105 105 105 272 272 268

Trồng rau 105 105 104 175 175 175

Trồng hoa 35 35 35

Chăn nuôi gia súc gia

cầm 210 210 206 35 35 35

Page 179:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

174

Năng lực đào tạo hiện tại và dự kiến

2013 2015 2020

Tổng số học viên 272 650 (2 năm) 1.500 (5 năm)

Học viên hệ sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng)

Học viên hệ sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng) 272 650 1.500

Học viên hệ Trung cấp nghề

Học viên hệ cao đẳng nghề

Học viên hệ Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên hệ cao đẳng

Học viên hệ đại học

Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục Thường xuyên tỉnh

Địa chỉ: Số 68, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường Hồng Hải, TP Hạ Long

Loại hình cơ sở đào tạo: Giáo dục Thường xuyên

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng)

Thông tin về số lượng cán bộ, nhân viên nhà trường

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số cán bộ 51 51 52 53 52

Cán bộ giảng dạy 41 41 41 42 42

Cán bộ giảng dạy có trình độ Tiến sĩ trở lên 0 0 0 0 0

Cán bộ giảng dạy có trình độ Thạc sĩ 3 4 4 6 7

Cán bộ giảng dạy có trình độ Đại học 34 34

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng 01 01

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp 01 0

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ sơ cấp nghề

Các cán bộ không giảng dạy

Thông tin về số lượng học viên theo học

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số học viên 645

Học viên sơ cấp nghề thường xuyên dưới 3 tháng

Học viên sơ cấp nghề từ 3 đến 12 tháng 195

Học viên Trung cấp nghề

Học viên cao đẳng nghề

Học viên Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên cao đẳng

Học viên đại học

Page 180:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

175

Thông tin về trang thiết bị đào tạo

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số máy tính (cho học viên sử dụng) 75 75 80 85 91

Tổng số phòng học cho đào tạo 6 6 6 10 10

Tổng số xưởng (cho thực hành)

Tổng số phương tiện phục vụ đào tạo

Các trang thiết bị khác

Kinh phí hoạt động (triệu đồng)

Mã nội

dung

kinh tế

Nội dung chi

Năm 2013

Tổng số

(Chú ý:

Không

chỉ rõ

đơn vị)

Nguồn kinh phí

Phân bổ từ

ngân sách tỉnh

(Chú ý: Không

chỉ rõ đơn vị)

Học phí của

học viên

(Chú ý:

Không chỉ rõ

đơn vị)

Tổng số 6.494 5.325 1.169

6000 Tiền lương 2.150 2.150

6050

Tiền công trả lại cho lao động thường xuyên theo

hợp đồng 320

320

6100 Phụ cấp lương 1.014 927 87

6150 Học bổng học sinh, sinh viên

6200 Tiền thưởng 45

45

6250 Phúc lợi tập thể

6300 Các khoản đóng góp 759 713 46

6500 Thanh toán dịch vụ công cộng 71

71

6550 Vật tư văn phòng 60

60

6600 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc 33 14 19

6650 Hội nghị

6700 Công tác phí 77

77

6900 Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn 690 526 164

7000 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành 52

52

7850

Chi cho công tác Đảng ở tổ chức Đảng cơ sở và các

đơn vị 11 11

7950 Chi lập quỹ của đơn vị thực hiện khoản chi 458 458

9000 Mua đầu tư tài sản vô hình

9050 Mua tài sản dùng cho công tác chuyên môn 318 318

6400 Các khoản thanh toán khác cho cá nhân 173 173

7750 Chi khác 263 35 228

Page 181:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

176

Thông tin về số học viên, khả năng đào tạo và số lượng học viên tốt nghiệp từ 2011 tới 2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên

Trình

độ đào

tạo

Các khóa học

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Sơ cấp

nghề

Điện DD, Nấu ăn, Sửa xe

máy 202 198

Năng lực đào tạo hiện tại và dự kiến

2013 2015 2020

Tổng số học viên 645 600 600

Học viên hệ sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng)

Học viên hệ sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng) 202 200 200

Học viên hệ Trung cấp nghề

Học viên hệ cao đẳng nghề

Học viên hệ Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên hệ cao đẳng

Học viên hệ đại học

Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục Thường xuyên Tiên Yên

Địa chỉ: Long Tiên, Tiên Yên, Tiên Yên

Loại hình cơ sở đào tạo: Giáo dục Thường xuyên

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng)

Thông tin về số lượng cán bộ, nhân viên nhà trường

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số cán bộ 6 6 6 9 9

Cán bộ giảng dạy 3 3 3 6 6

Cán bộ giảng dạy có trình độ Tiến sĩ trở lên

Cán bộ giảng dạy có trình độ Thạc sĩ

Cán bộ giảng dạy có trình độ Đại học 3 3 3 6 6

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ sơ cấp nghề

Các cán bộ không giảng dạy

Page 182:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

177

Thông tin về số lượng học viên theo học

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số học viên

Học viên sơ cấp nghề thường xuyên dưới 3 tháng

Học viên sơ cấp nghề từ 3 đến 12 tháng 60 100 35

Học viên Trung cấp nghề

Học viên cao đẳng nghề

Học viên Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên cao đẳng

Học viên đại học

Thông tin về trang thiết bị đào tạo

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số máy tính (cho học viên sử dụng) 35 35

Tổng số phòng học cho đào tạo 2 4 5 6 6

Tổng số xưởng (cho thực hành) 1 2 2

Tổng số phương tiện phục vụ đào tạo

Các trang thiết bị khác (ghi rõ) 3 nghề 4 nghề 6 nghề

Kinh phí hoạt động

Mã nội

dung

kinh tế

Nội dung chi

Năm 2013

Tổng số

Nguồn kinh phí

Phân bổ

từ ngân

sách tỉnh

(Chú ý:

Không

chỉ rõ

đơn vị)

Ngân sách

huyện

(Chú ý:

Không chỉ

rõ đơn vị)

Học phí

của học

viên

(Chú ý:

Không chỉ

rõ đơn vị)

Những

nguồn thu

khác (ghi rõ)

(Chú ý:

Không chỉ rõ

đơn vị)

Tổng số 737.437 647.427 1.506 21.999 66.505

6000 Tiền lương 87.411 84.306

3.105

6050

Tiền công trả lại cho lao động

thường xuyên theo hợp đồng 162.862 152.098

10.764

6100 Phụ cấp lương 138.093 129.963

8.130

6150 Học bổng học sinh, sinh viên

6200 Tiền thưởng 4.025 4.025

6250 Phúc lợi tập thể 4.990 4.990

6300 Các khoản đóng góp 68.831 67.315

1.516

6500 Thanh toán dịch vụ công cộng 28.245 28.245

6550 Vật tư văn phòng 39.660 22.952

16.708

6600

Thông tin, tuyên truyền, liên

lạc 18.769 18.769

6650 Hội nghị

6700 Công tác phí 26.150 26.150

6900 Sửa chữa tài sản phục vụ công 42.500 42.500

Page 183:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

178

Thông tin về số học viên, khả năng đào tạo và số lượng học viên tốt nghiệp từ 2011 tới 2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên

Trình

độ đào

tạo

Các khóa học

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Sơ cấp

nghề

Năng lực đào tạo hiện tại và dự kiến

2013 2015 2020

Tổng số học viên 115 120 220

Học viên hệ sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng)

Học viên hệ sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng) 35 70 100

Học viên hệ Trung cấp nghề 80 50 120

Học viên hệ cao đẳng nghề

Học viên hệ Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên hệ cao đẳng

Học viên hệ đại học

tác chuyên môn

7000

Chi phí nghiệp vụ chuyên môn

của từng ngành 21.780 17.514 1.506

2.760

7850

Chi cho công tác Đảng ở tổ

chức Đảng cơ sở và các đơn vị

7950

Chi lập quỹ của đơn vị thực

hiện khoản chi

9000 Mua đầu tư tài sản vô hình

9050

Mua tài sản dùng cho công tác

chuyên môn

6400

Các khoản thanh toán khác

cho cá nhân 42.000 42.000

7750 Chi khác 52.121 6.600

45.521

Page 184:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

179

Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục Thường xuyên Ba Chẽ

Địa chỉ: Hải Chi, thị trấn Ba Chẽ, Ba Chẽ

Loại hình cơ sở đào tạo: Giáo dục Thường xuyên

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng); Sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng); Trung cấp nghề;

Cao đẳng nghề; Trung cấp chuyên nghiệp

Thông tin về số lượng cán bộ, nhân viên nhà trường

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số cán bộ 3 6 6 8 8

Cán bộ giảng dạy 3 3 5 5

Cán bộ giảng dạy có trình độ Tiến sĩ trở lên

Cán bộ giảng dạy có trình độ Thạc sĩ

Cán bộ giảng dạy có trình độ Đại học 3 3 4 4

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng 1 1

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp nghề 1 1

Cán bộ giảng dạy có trình độ sơ cấp nghề 1 1

Các cán bộ không giảng dạy

Thông tin về số lượng học viên theo học

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số học viên 106 129 192 114 164

Học viên sơ cấp nghề thường xuyên dưới 3 tháng

Học viên sơ cấp nghề từ 3 đến 12 tháng

Học viên Trung cấp nghề 30 73 113

Học viên cao đẳng nghề

Học viên Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên cao đẳng

Học viên đại học

Thông tin về trang thiết bị đào tạo

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số máy tính (cho học viên sử dụng)

Tổng số phòng học cho đào tạo 3 3 3 3 3

Tổng số xưởng (cho thực hành)

Tổng số phương tiện phục vụ đào tạo 3 3 3 3 3

Page 185:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

180

Kinh phí hoạt động

Thông tin về số học viên, khả năng đào tạo và số lượng học viên tốt nghiệp từ 2011 tới 2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên

Trình

độ đào

tạo

Các khóa học (dưới đây

chỉ là các ví dụ)

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Trung

cấp

chuyên

nghiệp

Kế Toán DN 55 30

TC Thú Y 43

TC Lâm Sinh 40

TC Điện dân dụng 46

Mã nội

dung

kinh tế

Nội dung chi

Năm 2013

Tổng số

Nguồn kinh phí

Phân bổ từ

ngân sách

tỉnh

Học phí

của học

viên

Những

nguồn thu

khác (ghi

rõ)

Tổng số 58.060.000 265.062.000 34.290.000 23.770.000

6000 Tiền lương 217.518.592 192.942.689

24.575.903

6050 Tiền công trả lại cho lao động thường xuyên

theo hợp đồng 73.756.200 73.756.200

6100 Phụ cấp lương 178.054.078 161.500.978

16.553.100

6150 Học bổng học sinh, sinh viên

6200 Tiền thưởng 2.205.000 2.205.000

6250 Phúc lợi tập thể 3.050.000 3.050.000

6300 Các khoản đóng góp 82.231473 82.231473

6500 Thanh toán dịch vụ công cộng 14.865.964 14.865.964

6550 Vật tư văn phòng 153.603.924 153.603..924

6600 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc 6.788.772 6.788.772

6650 Hội nghị 300.000 300.000

6700 Công tác phí 29.650.000 20.380.000

9.270.000

6750 Chi phí thuê mướn 58.060.000

34.290.000 23.770.000

6900 Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn 307.662.000 265.062.000.0

42.600.000

7000 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành 52.933.000 28.713.000

24.220.000

7850 Chi cho công tác Đảng ở tổ chức Đảng cơ sở

và các đơn vị

7950 Chi lập quỹ của đơn vị thực hiện khoản chi

9000 Mua đầu tư tài sản vô hình

9050 Mua tài sản dùng cho công tác chuyên môn

6400 Các khoản thanh toán khác cho cá nhân

7750 Chi khác (trợ cấp của tỉnh, Hỗ trợ học sinh bán

trú) 262.640.000 258.340.000

4.300.000

Page 186:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

181

Năng lực đào tạo hiện tại và dự kiến

2013 2015 2020

Tổng số học viên 113 120 160

Học viên hệ sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng)

Học viên hệ sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng) 50

Học viên hệ Trung cấp nghề 113 80 70

Học viên hệ cao đẳng nghề 40 40

Học viên hệ Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên hệ cao đẳng

Học viên hệ đại học

Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục Thường xuyên Bình Liêu

Địa chỉ: Khu Bình Dân, Huyện Bình Liêu

Loại hình cơ sở đào tạo: Giáo dục Thường xuyên

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng); Trung cấp nghề

Thông tin về số lượng cán bộ, nhân viên nhà trường

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số cán bộ 2 2

Cán bộ giảng dạy 2 2

Cán bộ giảng dạy có trình độ Tiến sĩ trở lên

Cán bộ giảng dạy có trình độ Thạc sĩ

Cán bộ giảng dạy có trình độ Đại học 2 2

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ sơ cấp nghề 2 2

Các cán bộ không giảng dạy

Thông tin về số lượng học viên theo học

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số học viên 93 74 141 94

Học viên sơ cấp nghề thường xuyên dưới 3 tháng

Học viên sơ cấp nghề từ 3 đến 12 tháng

Học viên Trung cấp nghề

Học viên cao đẳng nghề

Học viên Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên cao đẳng

Học viên đại học

Page 187:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

182

Thông tin về trang thiết bị đào tạo

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số máy tính (cho học viên sử dụng) 20

Tổng số phòng học cho đào tạo 1

Tổng số xưởng (cho thực hành)

Tổng số phương tiện phục vụ đào tạo

Các trang thiết bị khác:

1. Thiết bị nghề điện dân dụng 18 18

2. Thiết bị nghề Trồng và Khai thác rừng 74 74

3. Thiết bị nghề Chế biến miến dong 19 19

4. Thiết bị nghề Trồng nấm rơm 208 208

Kinh phí hoạt động

Mã nội

dung

kinh tế

Nội dung chi

Năm 2013

Tổng số

Nguồn kinh phí

Phân bổ từ

ngân sách Nhà

nước

Tổng số 58,520,000 58,520,000

6000 Tiền lương 58,520,000 58,520,000

6050 Tiền công trả lại cho lao động thường xuyên theo hợp đồng

6100 Phụ cấp lương 41,377,400 41,377,400

6150 Học bổng học sinh, sinh viên

6200 Tiền thưởng

6250 Phúc lợi tập thể

6300 Các khoản đóng góp 4,997,000 4,997,000

6500 Thanh toán dịch vụ công cộng

6550 Vật tư văn phòng

6600 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc

6650 Hội nghị

6700 Công tác phí 18,240,000 18,240,000

6900 Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn

7000 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành

7850 Chi cho công tác Đảng ở tổ chức Đảng cơ sở và các đơn vị

7950 Chi lập quỹ của đơn vị thực hiện khoản chi

9000 Mua đầu tư tài sản vô hình

9050 Mua tài sản dùng cho công tác chuyên môn 25,000,000 25,000,000

6400 Các khoản thanh toán khác cho cá nhân

7750 Chi khác, ghi rõ

Page 188:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

183

Thông tin về số học viên, khả năng đào tạo và số lượng học viên tốt nghiệp từ 2011 tới 2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên

Trình

độ đào

tạo

Các khóa học

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Trung

cấp

nghề

Kế toán doanh nghiệp 51

39

34

24

Quản Trị CSDL

50

49

Lâm sinh

26

Năng lực đào tạo hiện tại và dự kiến

2013 2015 2020

Tổng số học viên 145 150 150

Học viên hệ sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng) 0 0 0

Học viên hệ sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng) 70 70 70

Học viên hệ Trung cấp nghề 75 80 80

Học viên hệ cao đẳng nghề 0 0 0

Học viên hệ Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên hệ cao đẳng

Học viên hệ đại học

Trung tâm Khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh - Sở NN và PTNT QN

Địa chỉ: Km11, Đông Mai, Quảng Yên

Loại hình cơ sở đào tạo: Các cơ sở khác tham gia dạy nghề

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng)

Thông tin về số lượng cán bộ, nhân viên nhà trường

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số cán bộ 70 70 70 68 68

Cán bộ giảng dạy 14 14 12 12 12

Cán bộ giảng dạy có trình độ Tiến sĩ trở lên

Cán bộ giảng dạy có trình độ Thạc sĩ

Cán bộ giảng dạy có trình độ Đại học 14 14 12 12 12

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ sơ cấp nghề

Các cán bộ không giảng dạy

Page 189:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

184

Thông tin về số lượng học viên theo học

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số học viên 227 227 210 105 160

Học viên sơ cấp nghề thường xuyên dưới 3 tháng

Học viên sơ cấp nghề từ 3 đến 12 tháng 227 227 210 105 160

Học viên Trung cấp nghề

Học viên cao đẳng nghề

Học viên Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên cao đẳng

Học viên đại học

Thông tin về trang thiết bị đào tạo

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số máy tính (cho học viên sử dụng)

Tổng số phòng học cho đào tạo 8 8 6 3 5

Tổng số xưởng (cho thực hành) 24 24 30 15 15

Tổng số phương tiện phục vụ đào tạo

Kinh phí hoạt động

Mã nội dung

kinh tế Nội dung chi

Năm 2013

Tổng số

Nguồn kinh phí

Phân bổ từ

ngân sách tỉnh

Tổng số 378.253.000 378.253.000

6000 Tiền lương 112.258.000 112.258.000

6050

Tiền công trả lại cho lao động thường xuyên theo

hợp đồng

6100 Phụ cấp lương

6150 Học bổng học sinh, sinh viên

6200 Tiền thưởng

6250 Phúc lợi tập thể

6300 Các khoản đóng góp

6500 Thanh toán dịch vụ công cộng

6550 Vật tư văn phòng 11.595.000 11.595.000

6600 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc

6650 Hội nghị

6700 Công tác phí

6900 Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn

7000 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành 117.565.000 117.565.000

7850

Chi cho công tác Đảng ở tổ chức Đảng cơ sở và

các đơn vị

7950 Chi lập quỹ của đơn vị thực hiện khoản chi

Page 190:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

185

Mã nội dung

kinh tế Nội dung chi

Năm 2013

Tổng số

Nguồn kinh phí

Phân bổ từ

ngân sách tỉnh

9000 Mua đầu tư tài sản vô hình

9050 Mua tài sản dùng cho công tác chuyên môn

6400 Các khoản thanh toán khác cho cá nhân

7750 Chi khác, ghi rõ 136.835.000 136.835.000

Thông tin về số học viên, khả năng đào tạo và số lượng học viên tốt nghiệp từ 2011 tới 2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên

Trình

độ đào

tạo

Các khóa học

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Sơ cấp

nghề Thủy sản 210 400 210 105 400 105 160 400 160

Năng lực đào tạo hiện tại và dự kiến

2013 2015 2020

Tổng số học viên 160 200 300

Học viên hệ sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng)

Học viên hệ sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng) 160 200 300

Học viên hệ Trung cấp nghề

Học viên hệ cao đẳng nghề

Học viên hệ Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên hệ cao đẳng

Học viên hệ đại học

Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục Thường xuyên Uông Bí

Địa chỉ: Trần Phú, Quang Trung, Uông Bí

Loại hình cơ sở đào tạo: Giáo dục Thường xuyên

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng)

Thông tin về số lượng cán bộ, nhân viên nhà trường

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số cán bộ 3 4 6

Cán bộ giảng dạy

Cán bộ giảng dạy có trình độ Tiến sĩ trở lên

Cán bộ giảng dạy có trình độ Thạc sĩ

Cán bộ giảng dạy có trình độ Đại học 1 1

Page 191:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

186

2009 2010 2011 2012 2013

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp 2

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp nghề 2

Cán bộ giảng dạy có trình độ sơ cấp nghề

Các cán bộ không giảng dạy 3 3 3

Thông tin về số lượng học viên theo học

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số học viên 76 56 25 143 321

Học viên sơ cấp nghề thường xuyên dưới 3 tháng 26

Học viên sơ cấp nghề từ 3 đến 12 tháng 206

Học viên Trung cấp nghề 76 30 25 143 115

Học viên cao đẳng nghề

Học viên Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên cao đẳng

Học viên đại học

Thông tin về trang thiết bị đào tạo

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số máy tính (cho học viên sử dụng) 26 25 26 24 26

Tổng số phòng học cho đào tạo 2 2

Tổng số xưởng (cho thực hành)

Tổng số phương tiện phục vụ đào tạo

Kinh phí hoạt động

Mã nội

dung

kinh tế

Nội dung chi

Năm 2013

Tổng số

Nguồn kinh phí

Phân bổ từ

ngân sách

Nhà nước

Học phí

của học

viên

Tổng số

33.316 4.2

6000 Tiền lương 22.977 22.977

6050 Tiền công trả lại cho lao động thường xuyên theo hợp

đồng 4.2 4.2

6100 Phụ cấp lương 10.339 10.339

6150 Học bổng học sinh, sinh viên

6200 Tiền thưởng

6250 Phúc lợi tập thể

6300 Các khoản đóng góp

6500 Thanh toán dịch vụ công cộng

6550 Vật tư văn phòng

Page 192:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

187

Thông tin về số học viên, khả năng đào tạo và số lượng học viên tốt nghiệp từ 2011 tới 2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên

Trình độ

đào tạo Các khóa học

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Sơ cấp nghề

Năng lực đào tạo hiện tại và dự kiến

2013 2015 2020

Tổng số học viên 321 180 200

Học viên hệ sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng) 206 180 200

Học viên hệ sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng)

Học viên hệ Trung cấp nghề 115

Học viên hệ cao đẳng nghề

Học viên hệ Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên hệ cao đẳng

Học viên hệ đại học

6600 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc

6650 Hội nghị

6700 Công tác phí

6750 Chi phí thuê mướn

6900 Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn

7000 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành

7850 Chi cho công tác Đảng ở tổ chức Đảng cơ sở và các đơn

vị

7950 Chi lập quỹ của đơn vị thực hiện khoản chi

9000 Mua đầu tư tài sản vô hình

9050 Mua tài sản dùng cho công tác chuyên môn

6400 Các khoản thanh toán khác cho cá nhân

7750 Chi khác (trợ cấp của tỉnh, Hỗ trợ học sinh bán trú)

Page 193:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

188

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ninh

Địa chỉ: Cơ sở 1: Cột 8, phường Hồng Hà, TP Hạ Long; Cở sở 2: Phường Minh Thành, Thị xã Quảng Yên

Loại hình cơ sở đào tạo: Các cơ sở khác tham gia dạy nghề

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng)

Thông tin về số lượng cán bộ, nhân viên nhà trường

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số cán bộ 26

Cán bộ giảng dạy 17

Cán bộ giảng dạy có trình độ Tiến sĩ trở lên 0

Cán bộ giảng dạy có trình độ Thạc sĩ 3

Cán bộ giảng dạy có trình độ Đại học 14

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ sơ cấp nghề

Các cán bộ không giảng dạy 9

Thông tin về số lượng học viên theo học

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số học viên

Học viên sơ cấp nghề thường xuyên dưới 3 tháng

Học viên sơ cấp nghề từ 3 đến 12 tháng 245

Học viên Trung cấp nghề

Học viên cao đẳng nghề

Học viên Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên cao đẳng

Học viên đại học

Thông tin về trang thiết bị đào tạo

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số máy tính (cho học viên sử dụng)

Tổng số phòng học cho đào tạo

Tổng số xưởng (cho thực hành) 1

Tổng số phương tiện phục vụ đào tạo

Các trang thiết bị khác

Bàn ghế, máy

tính, máy

chiếu, ao

đầm, vật tư

thực hành

Page 194:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

189

Thông tin về số học viên, khả năng đào tạo và số lượng học viên tốt nghiệp từ 2011 tới 2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên Đơn vị: Số học viên

Trình

độ đào

tạo

Các khóa học

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Tổng

số học

viên

nhập

học

Năng

lực

của

trường

Học

viên

tốt

nghiệp

Sơ cấp

nghề

Nghề nông nghiệp cho

lao động nông thôn 245 1.085 243

Năng lực đào tạo hiện tại và dự kiến

2013 2015 2020

Tổng số học viên 1.085 1.250 2.000

Học viên hệ sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng)

Học viên hệ sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng) 1.085 1.250 2.000

Học viên hệ Trung cấp nghề

Học viên hệ cao đẳng nghề

Học viên hệ Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên hệ cao đẳng

Học viên hệ đại học

Công Ty TNHH May Ngọc Bích

Địa chỉ: Số 9 tổ 85 khu 5 P. Bạch Đằng TP. Hạ Long

Loại hình cơ sở đào tạo: Các cơ sở khác tham gia dạy nghề

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng)

Thông tin về số lượng cán bộ, nhân viên nhà trường

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số cán bộ 3

Cán bộ giảng dạy 3

Cán bộ giảng dạy có trình độ Tiến sĩ trở lên

Cán bộ giảng dạy có trình độ Thạc sĩ

Cán bộ giảng dạy có trình độ Đại học

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp

Cán bộ giảng dạy có trình độ cao đẳng nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ Trung cấp nghề

Cán bộ giảng dạy có trình độ sơ cấp nghề 1

Các cán bộ không giảng dạy

Page 195:  · i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. i DANH MỤC HÌNH

190

Thông tin về số lượng học viên theo học

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số học viên 70

Học viên sơ cấp nghề thường xuyên dưới 3 tháng

Học viên sơ cấp nghề từ 3 đến 12 tháng 70

Học viên Trung cấp nghề

Học viên cao đẳng nghề

Học viên Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên cao đẳng

Học viên đại học

Thông tin về trang thiết bị đào tạo

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số máy tính (cho học viên sử dụng)

Tổng số phòng học cho đào tạo 2

Tổng số xưởng (cho thực hành) 2

Tổng số phương tiện phục vụ đào tạo

Các trang thiết bị khác (ghi rõ)

Năng lực đào tạo hiện tại và dự kiến

2013 2015 2020

Tổng số học viên 70 70 70

Học viên hệ sơ cấp nghề thường xuyên (dưới 3 tháng)

Học viên hệ sơ cấp nghề (từ 3 đến 12 tháng) 70 70 70

Học viên hệ Trung cấp nghề

Học viên hệ cao đẳng nghề

Học viên hệ Trung cấp chuyên nghiệp

Học viên hệ cao đẳng

Học viên hệ đại học

K. Tiến độ triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực đến 2016