105
1 ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN --------------------- Phùng Vũ Thắng NG DỤNG PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA CHỈ TIÊU VÀ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ V TRÍ KHÔNG GIAN CỦA CÁC ĐỐI TƢỢNG QUY HOCH SDỤNG ĐẤT CP HUYN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2012

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Phùng Vũ Thắng

ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA CHỈ TIÊU VÀ GIS

TRONG ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ VỊ TRÍ KHÔNG GIAN

CỦA CÁC ĐỐI TƢỢNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP HUYỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2012

Page 2: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Phùng Vũ Thắng

ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA CHỈ TIÊU VÀ GIS

TRONG ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ VỊ TRÍ KHÔNG GIAN

CỦA CÁC ĐỐI TƢỢNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP HUYỆN

Chuyên ngành: Địa chính

Mã số: 60.44.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. TRẦN QUỐC BÌNH

Hà Nội - 2012

Page 3: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

i

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1

Chƣơng 1. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ

VỀ KHÔNG GIAN CỦA CÁC ĐỐI TƢỢNG TRONG PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH

SỬ DỤNG ĐẤT .................................................................................................................... 4

1.1. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất ......................................................................... 4

1.2. Vấn đề đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tƣợng trong

quy hoạch sử dụng đất ....................................................................................................... 8

Chƣơng 2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ VỊ TRÍ KHÔNG GIAN

CỦA PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT BẰNG GIS VÀ PHƢƠNG

PHÁP PHÂN TÍCH ĐA CHỈ TIÊU .................................................................................... 26

2.1. Khái niệm về GIS ..................................................................................................... 26

2.2. Phƣơng pháp phân tích đa chỉ tiêu ............................................................................ 29

2.3. Quy trình đánh giá tính hợp lý về không gian của phƣơng án quy hoạch

sử dụng đất ....................................................................................................................... 35

Chƣơng 3 - THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ VỊ TRÍ KHÔNG GIAN

CỦA PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỊ XÃ PHÚC YÊN,

TỈNH VĨNH PHÚC ............................................................................................................. 41

3.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu ............................................................................. 41

3.2. Giới thiệu về phƣơng án quy hoạch sử dụng đất của thị xã Phúc Yên

đến năm 2020 ................................................................................................................... 48

3.3. Chuẩn bị dữ liệu đầu vào .......................................................................................... 51

3.4. Tính trọng số cho các chỉ tiêu ................................................................................... 53

3.5. Phân loại và tính điểm các lớp đầu vào .................................................................... 67

3.6. Tạo raster giá trị hợp lý ............................................................................................. 78

3.7. Tính điểm cho phƣơng án quy hoạch........................................................................ 79

3.8. Đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phƣơng án quy hoạch ....................... 81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 94

PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 97

Page 4: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Bảng tiêu chí đánh giá vị trí quy hoạch đất giáo dục bang California ............... 14

Bảng 1.2. Các chỉ tiêu lựa chọn vị trí quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa ...................... 16

Bảng 1.3. Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn nghĩa trang đô thị ..................................... 16

Bảng 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch bãi rác của Thổ Nhĩ Kỳ ................................... 18

Bảng 1.5. Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ............................... 19

Bảng 1.6. Các chỉ tiêu chính trong lựa chọn vị trí quy hoạch bãi rác ở Việt Nam ..................... 19

Bảng 1.7. Một số chỉ tiêu cụ thể trong đƣợc sử dụng đánh giá vị trí quy hoạch khu

công nghiệp ở Nam Phi ....................................................................................................... 22

Bảng 1.8. Chỉ tiêu lựa chọn vị trí trồng cây khuynh diệp ở Autralia .................................. 25 Bảng 2.1. Giá trị RI ứng với từng số lƣợng chỉ tiêu n ......................................................... 34 Bảng 3.1. Tăng trƣởng kinh tế của thị xã Phúc Yên qua các năm ............................................ 45

Bảng 3.2. Diện tích,cơ cấu các loại đất của thị xã Phúc Yên năm 2010 ............................. 47

Bảng 3.3. Diện tích, cơ cấu các loại đất của thị xã Phúc Yên năm 2020 ............................ 49

Bảng 3.4. Danh mục các khu công nghiệp đƣợc quy hoạch đến năm 2020 ........................ 51

Bảng 3.5. Các lớp dữ liệu đầu vào ....................................................................................... 53

Bảng 3.6. Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất ở đô thị .............................................. 54

Bảng 3.7. Trọng số các nhóm chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất ở đô thị .............................. 55

Bảng 3.8. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm kinh tế đánh giá quy hoạch đất ở đô thị ............. 55

Bảng 3.9. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm xã hội đánh giá quy hoạch đất ở đô thị ............ 55

Bảng 3.10. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm môi trƣờng đánh giá quy hoạch đất ở đô thị ........... 56

Bảng 3.11. Trọng số chung của các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất ở đô thị ..................... 56

Bảng 3.12. Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất giáo dục - đào tạo ........................... 57

Bảng 3.13. Trọng số các nhóm chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo ................ 57

Bảng 3.14. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm kinh tế đánh giá quy hoạch đất cơ sở

giáo dục - đào tạo ................................................................................................................. 58

Bảng 3.15. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm xã hội đánh giá quy hoạch đất cơ sở giáo

dục đào tạo ........................................................................................................................... 58

Page 5: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

iii

Bảng 3.16. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm môi trƣờng đánh giá quy hoạch đất cơ sở

giáo dục - đào tạo ................................................................................................................. 58

Bảng 3.17. Trọng số chung của các chỉ tiêu trong đánh giá quy hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo .. 58

Bảng 3.18. Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất khu công nghiệp ............................. 59

Bảng 3.19. Trọng số các nhóm chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất khu công nghiệp .............. 60

Bảng 3.20. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm kinh tế đánh giá quy hoạch đất khu công nghiệp . 60

Bảng 3.21. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm xã hội đánh giá quy hoạch đất khu công nghiệp .... 60

Bảng 3.22. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm môi trƣờng đánh giá quy hoạch đất khu

công nghiệp .......................................................................................................................... 60

Bảng 3.23. Trọng số chung của các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất khu công nghiệp ..... 61

Bảng 3.24. Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa ..................... 61

Bảng 3.25. Trọng số các nhóm chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa ........... 62

Bảng 3.26. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm kinh tế đánh giá quy hoạch đất nghĩa

trang, nghĩa địa .................................................................................................................... 62

Bảng 3.27. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm xã hội đánh giá quy hoạch đất nghĩa

trang, nghĩa địa .................................................................................................................... 63

Bảng 3.28. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm môi trƣờng đánh giá quy hoạch đất nghĩa

trang, nghĩa địa .................................................................................................................... 63

Bảng 3.29. Trọng số chung của các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa ..... 63

Bảng 3.30. Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải ................... 64

Bảng 3.31. Trọng số các nhóm chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải ........... 65

Bảng 3.32. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm kinh tế đánh giá quy hoạch đất bãi thải,

xử lý chất thải ...................................................................................................................... 65

Bảng 3.33. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm xã hội đánh giá quy hoạch đất bãi thải,

xử lý chất thải ...................................................................................................................... 65

Bảng 3.34. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm môi trƣờng đánh giá quy hoạch đất bãi

thải, xử lý chất thải............................................................................................................... 65

Bảng 3.35. Trọng số chung của các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải ....... 66

Bảng 3.36. Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất lâm nghiệp ...................................... 66

Bảng 3.37. Trọng số các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất lâm nghiệp ................................ 67

Bảng 3.38. Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất ở đô thị ................................ 67

Bảng 3.39. Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo .............. 69

Page 6: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

iv

Bảng 3.40. Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất khu công nghiệp ................. 71

Bảng 3.41. Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa ......... 74

Bảng 3.42. Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải .......... 76

Bảng 3.43. Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất lâm nghiệp .......................... 78

Bảng 3.44. Bảng giá trị hợp lý của các vị trí quy hoạch đất ở đô thị ................................... 80

Bảng 3.45. Giá trị hợp lý của các vị trí quy hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo ................. 80

Bảng 3.46. Giá trị hợp lý của các vị trí quy hoạch đất khu công nghiệp ............................. 80

Bảng 3.47. Giá trị hợp lý của các vị trí quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa ..................... 81

Bảng 3.48. Giá trị hợp lý của các vị trí quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải ................... 81

Page 7: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

v

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ đánh giá quy hoạch đất khu công nghiệp của MethodFinder .................... 21

Hình 1.2. Các yếu tố lựa chọn vị trí quy hoạch đất lâm nghiệp........................................... 24

Hình 1.3. Các lớp dữ liệu đầu vào đánh giá quy hoạch lâm nghiệp .................................... 24 Hình 2.1. Sơ đồ khái quát về GIS ........................................................................................ 26

Hình 2.2. Các dạng vùng đệm (buffer) ................................................................................ 28

Hình 2.3. Minh hoạ chồng xếp thông tin raster ................................................................... 29

Hình 2.4. Một số phép toán Boolean ................................................................................... 29

Hình 2.5. Thang điểm so sánh các chỉ tiêu .......................................................................... 32

Hình 2.6. Mức độ quan trọng của các chỉ tiêu và cách tính trọng số ................................... 33

Hình 2.7. Quy trình đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phƣơng án quy hoạch sử

dụng đất bằng GIS và phƣơng pháp phân tích đa chỉ tiêu ................................................... 35

Hình 2.8. Cách tính trọng số của các chỉ tiêu ...................................................................... 38

Hình 2.9. Phƣơng pháp tính điểm cho phƣơng án quy hoạch.............................................. 39 Hình 3.1. Vị trí của thị xã Phúc Yên trong tỉnh Vĩnh Phúc ................................................. 41

Hình 3.2. Lỗi topology của các đối tƣợng trong lớp dữ liệu đầu vào .................................. 52

Hình 3.3. Các bƣớc sửa lỗi Must not have gaps .................................................................. 52

Hình 3.4. Raster giá trị của các lớp đầu vào đánh giá quy hoạch đất ở đô thị ..................... 69

Hình 3.5. Raster giá trị của các lớp đầu vào đánh giá quy hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo ........ 71

Hình 3.6. Raster giá trị của các lớp đầu vào đánh giá quy hoạch đất khu công nghiệp ............... 73

Hình 3.7. Raster giá trị của các lớp đầu vào đánh giá quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa ..... 75

Hình 3.8. Raster giá trị của các lớp đầu vào đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải .... 77

Hình 3.9. Raster giá trị của các lớp đầu vào đánh giá quy hoạch đất lâm nghiệp ............... 78

Hình 3.10. Raster giá trị hợp lý cho các loại đất .................................................................. 79

Hình 3.11. Biểu đồ thống kê giá trị hợp lý của quy hoạch đất ở đô thị ............................... 82

Hình 3.12. Một số điểm quy hoạch đất ở đô thị chƣa hợp lý tại phƣờng Hùng Vƣơng ......... 82

Hình 3.13. Một số vị trí quy hoạch đất ở đô thị chƣa hợp lý tại xã Cao Minh và phƣờng Đồng Xuân . 83

Hình 3.14. Biểu đồ thống kê giá trị hợp lý của quy hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo .............. 83

Hình 3.15. Vị trí quy hoạch đất khu công nghiệp ................................................................ 84

Hình 3.16. Biểu đồ thống kê giá trị hợp lý của quy hoạch đất khu công nghiệp ................. 84

Page 8: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

vi

Hình 3.17. Vị trí quy hoạch đất khu công nghiệp chƣa hợp lý ............................................ 85

Hình 3.18. Biểu đồ thống kê giá trị hợp lý của quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa ........ 85

Hình 3.19. Vị trí quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa chƣa hợp lý .................................... 86

Hình 3.20. Một số hình ảnh thực tế về khu vực mai táng của ngƣời dân địa phƣơng ......... 87

Hình 3.21. Vị trí đề xuất xây dựng nghĩa trang tập trung cho thị xã Phúc Yên .................. 88

Hình 3.22. Một số hình ảnh về việc xả thải của ngƣời dân địa phƣơng .............................. 88

Hình 3.23. Vị trí quy hoạch bãi chôn lấp rác chƣa hợp lý ................................................... 89

Hình 3.24. Vị trí đề xuất quy hoạch bãi chôn lấp rác của luận văn ..................................... 90

Hình 3.25. Vị trí đề xuất quy hoạch đất lâm nghiệp của luận văn ...................................... 91

Page 9: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đối với công tác quản lý đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trƣớc mắt mà cả lâu dài, tạo cơ sở pháp lý để

bố trí sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan, môi trƣờng, đồng thời

đáp ứng đƣợc yêu cầu thống nhất quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Đặc biệt trong giai

đoạn thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc hiện nay, việc lập quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là yêu cầu cấp thiết đối với mọi cấp, địa bàn, lãnh

thổ nhằm phân bố đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm đất đai cho các mục đích, đối tƣợng sử

dụng, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Ở Việt Nam, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đƣợc lập cho cả 4 cấp

(quốc gia, tỉnh, huyện, xã). Từ khi Luật đất đai 2003 đƣợc áp dụng, nhìn chung

công tác quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) đã đƣợc cải tổ và có những chuyển biến

tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết: khá nhiều phƣơng án

QHSDĐ không có tính khả thi cao, việc lựa chọn vị trí quy hoạch chủ yếu thực hiện

theo cảm tính, theo sự chỉ đạo của một số cá nhân, chƣa thực sự là một sản phẩm trí

tuệ cao, phân bố không gian nhiều khi chƣa hợp lý, chƣa tính đến các yếu tố tác

động của môi trƣờng và xã hội.

Bên cạnh đó, việc đánh giá, thẩm định các dự án QHSDĐ cũng mang nặng

tính cảm quan. Các đánh giá, thẩm định hiện nay thƣờng chỉ xoay quanh vấn đề nhu

cầu sử dụng đất và tình hình thực hiện của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất, vì vậy

tính hợp lý của phƣơng án quy hoạch không đƣợc quan tâm đúng mức, gây nên tình

trạng quy hoạch treo, kém hiệu quả, thƣờng xuyên phải điều chỉnh, gây tốn kém về

kinh tế và ảnh hƣởng đến xã hội.

Đánh giá tính hợp lý của phƣơng án QHSDĐ là một vấn đề phức tạp, yêu cầu

ngƣời đánh giá phải am hiểu nhiều lĩnh vực, và phải có phƣơng pháp đánh giá đúng

đắn. Nó đòi hỏi phải đánh giá theo nhiều tiêu chí khác nhau về tự nhiên, kinh tế, xã

hội, môi trƣờng. Để giải quyết vấn đề này thì phƣơng pháp phân tích đa chỉ tiêu là

một trong những phƣơng pháp thích hợp nhất, hệ thống thông tin địa lý (GIS) là

công cụ hỗ trợ quyết định hiệu quả. GIS cho phép chúng ta phân tích, xử lý dữ liệu

Page 10: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

2

không gian, tính toán đến nhiều chỉ tiêu và tích hợp các lớp thông tin phục vụ cho

việc ra quyết định về quy hoạch sử dụng đất, cũng nhƣ đánh giá tính hợp lý về vị trí

không gian của các đối tƣợng QHSDĐ dựa trên việc tính toán các chỉ tiêu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng phƣơng pháp đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối

tƣợng trong phƣơng án QHSDĐ cấp huyện trên cơ sở ứng dụng GIS và phƣơng

pháp phân tích đa chỉ tiêu.

3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan về QHSDĐ và vấn đề đánh giá tính hợp lý về không

gian của phƣơng án QHSDĐ.

- Nghiên cứu quy trình ứng dụng GIS và phƣơng pháp phân tích đa chỉ tiêu

trong việc đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tƣợng trong phƣơng

án QHSDĐ cấp huyện.

- Ứng dụng quy trình trên để đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của

các đối tƣợng trong phƣơng án QHSDĐ của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó

đƣa ra một số kiến nghị nhằm điều chỉnh phƣơng án QHSDĐ cho hợp lý hơn.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp tài liệu: các nguồn tài liệu thu thập đƣợc

bao gồm giáo trình, sách tham khảo, báo chí, mạng Internet, các bài viết, báo cáo

trong và ngoài nƣớc,… đƣợc nghiên cứu, phân tích, và tổng hợp các vấn đề liên

quan đến đề tài.

- Phƣơng pháp đánh giá định lƣợng để đƣa ra những số liệu có tính khách

quan cao phục vụ trợ giúp quyết định.

- Phƣơng pháp phân tích đa chỉ tiêu để xác định mức độ ảnh hƣởng của các

yếu tố và tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá.

- Phƣơng pháp phân tích không gian bằng GIS để đánh giá các yếu tố ảnh

hƣởng đến việc đánh giá tính hợp lý của phƣơng án quy hoạch.

- Phƣơng pháp chuyên gia để đánh giá vai trò của các yếu tố ảnh hƣởng.

- Phƣơng pháp thử nghiệm thực tế để kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Page 11: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

3

5. Kết quả đạt đƣợc

- Quy trình ứng dụng GIS và phƣơng pháp phân tích đa chỉ tiêu trong đánh

giá tính hợp lý về vị trí không gian của một số đối tƣợng quy hoạch sử dụng đất: đất

ở; đất cơ sở giáo dục và đào tạo; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất khu công nghiệp;

đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất lâm nghiệp cùng với bộ chỉ tiêu đánh giá.

- Đƣa ra đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tƣợng trong

phƣơng án QHSDĐ thị xã Phúc Yên giai đoạn 2010-2020 và một số kiến nghị điều

chỉnh phƣơng án QHSDĐ của thị xã.

6. Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa khoa học của đề tài là đã đƣa ra đƣợc quy trình đánh giá tính hợp

lý về vị trí không gian của các đối tƣợng trong phƣơng án quy hoạch sử dụng đất

trên cơ sở ứng dụng GIS và phƣơng pháp phân tích đa chỉ tiêu.

- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là góp phần đánh giá tính hợp lý về phân bố

không gian của các loại đất chính trong phƣơng án QHSDĐ thị xã Phúc Yên đến

năm 2020.

Page 12: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

4

Chƣơng 1. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ

TÍNH HỢP LÝ VỀ KHÔNG GIAN CỦA CÁC ĐỐI TƢỢNG

TRONG PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1.1. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất

1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ cơ bản của Nhà nƣớc

nhằm quản lý quỹ đất đai của quốc gia: “Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các

biện pháp của nhà nước (thể hiện đồng thời 3 tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp

chế) về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả

cao nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất đai như tư liệu

sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội tạo điều kiện bảo vệ đất đai

và môi trường” [16].

Nhƣ vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành các

quyết định nhằm tạo điều kiện đƣa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích

cao nhất, thực hiện đồng thời 2 chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ

chức sử dụng đất nhƣ một tƣ liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả

sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất đai và môi trƣờng.

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

không chỉ trƣớc mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phƣơng

hƣớng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy

hoạch sử dụng đất đƣợc tiến hành nhằm định hƣớng cho các cấp, các ngành trên địa

bàn lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho mình; xác lập sự ổn định về mặt pháp lý

cho công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai; làm cơ sở để tiến hành giao đất và đầu tƣ

để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lƣơng thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh,

văn hóa - xã hội.

Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nƣớc

Page 13: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

5

nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai,

tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông

lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng); ngăn chặn

các hiện tƣợng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh

thái, gây ô nhiễm môi trƣờng dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát

triển kinh tế - xã hội và các hậu quả khó lƣờng về tình hình bất ổn định chính trị, an

ninh quốc phòng ở từng địa phƣơng, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển sang nền

kinh tế thị trƣờng.

1.1.2. Mục đích, nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất

Mục tiêu của việc lập quy hoạch sử dụng đất là nhằm lựa chọn phƣơng án sử

dụng đất đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, môi trƣờng - sinh thái, an ninh - quốc

phòng. Việc lập quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

1. Phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội, quốc phòng, an ninh;

2. Đƣợc lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của

cấp dƣới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của cấp trên; kế

hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc cơ quan nhà

nƣớc có thẩm quyền quyết định, xét duyệt;

3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử

dụng đất của cấp dƣới;

4. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;

5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng;

6. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;

7. Dân chủ và công khai;

8. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của mỗi kỳ phải đƣợc quyết định, xét

duyệt trong năm cuối của kỳ trƣớc đó.

1.1.3. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính

khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành

Page 14: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

6

quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Các đặc

điểm của quy hoạch sử dụng đất đƣợc thể hiện nhƣ sau:

- Tính lịch sử - xã hội

Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử

dụng đất. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phƣơng thức sản xuất của xã hội

thể hiện theo 2 mặt lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong quy hoạch sử

dụng đất, luôn nảy sinh quan hệ giữa ngƣời với đất đai - là sức tự nhiên, cũng nhƣ

quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đồng thời là yếu tố

thúc đẩy phát triển lực lƣợng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ xã

hội, vì vậy nó luôn là một bộ phận của phƣơng thức sản xuất của xã hội.

- Tính tổng hợp

Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ yếu ở hai mặt: đối

tƣợng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ... toàn bộ tài nguyên đất

đai cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Quy hoạch sử dụng đất đề cập

đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội nhƣ: khoa học tự nhiên, khoa học

xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông, công nghiệp, môi trƣờng sinh thái,...

- Tính dài hạn

Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã

hội quan trọng (nhƣ sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hóa, công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ...) từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn

về sử dụng đất đai, đề ra các phƣơng hƣớng, chính sách và biện pháp có tính chiến

lƣợc, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và

ngắn hạn.

- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô

Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất chỉ dự kiến trƣớc đƣợc

các xu thế thay đổi phƣơng hƣớng, mục tiêu, cơ cấu và phân bổ sử dụng đất. Vì vậy,

quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch mang tính chiến lƣợc, các chỉ tiêu của quy

hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phƣơng hƣớng và khái lƣợc về sử dụng đất của

các ngành. Do khoảng thời gian dự báo tƣơng đối dài, ảnh hƣởng của nhiều nhân tố

Page 15: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

7

kinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lƣợc hóa, quy hoạch

sẽ càng ổn định.

- Tính chính sách

Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã

hội. Khi xây dựng phƣơng án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên

quan đến đất đai của Đảng và Nhà nƣớc, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất

đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế

- xã hội. Tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi

trƣờng sinh thái [16].

1.1.4. Nội dung lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

Nội dung lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đƣợc quy định trong Thông

tƣ 19/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ngày 02 tháng 11 năm

2009 nhƣ sau[2, 5, 6]:

1. Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.

2. Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện

quy hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

3. Đánh giá tiềm năng đất đai và định hƣớng dài hạn về sử dụng đất.

4. Xây dựng phƣơng án quy hoạch sử dụng đất:

Tổng hợp, dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch của các đơn vị

hành chính cấp xã và của các ngành, lĩnh vực tại địa phƣơng;

Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn huyện đã đƣợc cấp tỉnh

phân bổ; xác định khả năng đáp ứng về đất đai cho nhu cầu sử dụng đất đã đƣợc xác

định;

Xác định diện tích đất để phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của

huyện, phƣơng án quy hoạch sử dụng đất cần xác định cụ thể diện tích đất nông

nghiệp;

Xác định diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng

sử dụng đất; diện tích đất từ các mục đích khác chuyển sang trong kỳ quy hoạch;

Page 16: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

8

Xác định diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà

nƣớc có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của huyện;

Xác định diện tích đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng cho mục đích nông

nghiệp, phi nông nghiệp; xác định diện tích phân bổ cụ thể cho từng đơn vị hành

chính cấp xã; xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

5. Đánh giá tác động của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội

và môi trƣờng.

6. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.

7. Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Có thể thấy nội dung QHSDĐ cấp huyện đƣợc lập rất chi tiết, có đầy đủ các

đánh giá về tính phù hợp với điều kiện tự nhiên, các tác động của phƣơng án quy

hoạch đến môi trƣờng và xã hội. Tuy nhiên việc thực hiện các bƣớc đánh giá chƣa

nêu ra những quy trình đánh giá cụ thể, chƣa có chỉ tiêu định tính hay định lƣợng cụ

thể nào cho việc đánh giá. Nội dung nhƣ trên còn cho thấy quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất đang tập trung vào tổng diện tích đất cần thiết bảo đảm nhu cầu sử dụng trong

kỳ quy hoạch, chƣa tính đến hiệu quả của phân bổ không gian sử dụng đất mà hiện nay

đƣợc coi nhƣ yếu tố quyết định trong địa kinh tế, quy hoạch không gian [19].

1.2. Vấn đề đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tƣợng

trong quy hoạch sử dụng đất

1.2.1. Nhu cầu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương án

quy hoạch sử dụng đất

Trên thế giới việc đánh giá quy hoạch sử dụng đất đƣợc đề cập đến khá

nhiều, đặc biệt là ở các nƣớc phát triển, nơi mà quy hoạch là một yếu tố rất quan

trọng. Việc đánh giá quy hoạch là một điều cần thiết trong một xã hội thực hiện

theo định hƣớng. Ngƣời ta luôn mong muốn làm thế nào để đánh giá đƣợc quy

hoạch sử dụng đất có đạt đƣợc mục tiêu của họ hay không và quy hoạch nhƣ thế

nào để có thể đạt đƣợc mục tiêu đó.

Ở Mỹ đã có nhiều cuộc hội thảo về việc đánh giá quy hoạch sử dụng đất. Ví

dụ nhƣ Hội nghị khoa học và giáo dục về sử dụng đất đai diễn ra năm 2007. Theo

những báo cáo tại hội nghị này, hàng năm có hàng trăm bản quy hoạch sử dụng đất

Page 17: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

9

đƣợc lập nhƣng hiếm khi họ đƣa ra đƣợc những phƣơng án tối ƣu nhất (theo tiêu

chuẩn thực hiện tốt nhất). Nguyên nhân là do sự phức tạp trong việc định hƣớng kế

hoạch trong tƣơng lai, các phƣơng án quy hoạch đƣợc lập rất nhiều và có những

khoảng cách rất khác nhau về chất lƣợng. Trong khi đó, có một lỗ hổng lớn về kiến

thức cũng nhƣ hệ thống đánh giá chất lƣợng quy hoạch vì thế cần thiết phải xây

dựng một hệ thống tiêu chuẩn, tìm kiếm những công cụ để đánh giá những quy

hoạch này nhằm đảm bảo nó là phƣơng án quy hoạch tốt nhất, khả thi nhất cho mục

tiêu phát triển và lợi ích của con ngƣời [24].

Ở Việt Nam, quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc thực hiện trong một thời gian

khá dài. Tại khu vực nông thôn, quy hoạch sử dụng đất chủ yếu việc dựa trên những

đánh giá tính thích hợp của đất cho sản xuất nông nghiệp và thể hiện rất nhiều số

liệu thống kê. Tại khu vực đô thị, việc quy hoạch sử dụng đất đã có tính đến các yếu

tố cảnh quan và môi trƣờng nhƣng ở một mức thấp và trong đa số trƣờng hợp

phƣơng án quy hoạch chƣa phải là phƣơng án tối ƣu nhất. Nội dung chủ yếu thiên

về thống kê, phân bổ về số lƣợng, mang tính khoanh định các loại đất theo mục tiêu

quản lý hành chính; việc tính toán xây dựng phƣơng án quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất vẫn mang nặng tính tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh

vực, chƣa có tiêu chuẩn đầy đủ để tính hết các hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng

nhằm bảo đảm sử dụng đất lâu bền trên cơ sở các luận cứ khoa học, chƣa phát huy

cao nhất đƣợc tiềm năng đất đai nên chất lƣợng của phƣơng án quy hoạch sử dụng

đất chƣa cao, tính khả thi còn thấp.

Bên cạnh đó điều kiện đất đai của Việt Nam hạn chế, là nƣớc đất chật ngƣời

đông; dân số tiếp tục gia tăng. Theo Liên hiệp quốc, để cuộc sống thuận lợi, bình

quân trên 1km2 chỉ nên có từ 35 - 40 ngƣời [17]. Nhƣ vậy, mật độ dân số của Việt

Nam gấp khoảng 6-7 lần "mật độ chuẩn". So với mật độ dân số Trung Quốc (136

ngƣời/km2) thì mật độ dân số Việt Nam đã cao gần gấp đôi (254 ngƣời/km

2), còn so

với các nƣớc phát triển thì gấp trên 10 lần. Tại các thành phố lớn, mật độ dân số

đang tăng gấp 1 nghìn lần so với tiêu chuẩn. Cụ thể: Hà Nội: 3.490 ngƣời/km2 (gấp

gần 1000 lần mật độ chuẩn), TP. HCM: 2.909 ngƣời/km2... Mặc dù vậy, dân số VN

vẫn tăng mạnh hàng năm. Trong 3 năm gần đây, mỗi năm dân số tăng thêm khoảng

hơn 1 triệu ngƣời và theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2024, nƣớc ta sẽ

Page 18: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

10

vƣợt 100 triệu dân với mật độ dân số lên tới 335 ngƣời/km2. Cùng với đó, sự phân

bố các cơ sở kinh tế - xã hội tập trung ở vùng đồng bằng, ven biển đã tạo áp lực lớn

trong sử dụng đất.

Tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam đang diễn ra với tốc độ rất nhanh và cũng

làm tăng áp lực đối với tài nguyên đất đai, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

tiếp tục đòi hỏi phải bố trí diện tích đất để đáp ứng cho mục đích phi nông nghiệp,

nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm (đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long,

Đồng bằng Bắc Bộ), dẫn tới nhu cầu phải đánh giá các quy hoạch sử dụng đất đã và

đang đƣợc lập, nhằm sử dụng một cách có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên

đất của quốc gia, tránh hiện tƣợng quy hoạch không hợp lý gây tốn kém về kinh tế

và tổn hại đến sức khỏe và đời sống của ngƣời dân.

Quy hoạch sử dụng đất có những đặc điểm riêng biệt, khác với các chính

sách (bằng lời nói, văn bản). Quy hoạch sử dụng đất liên quan đến vị trí không gian,

các quy hoạch đều đƣợc thực hiện trong không gian mà ở đây là bề mặt Trái đất,

vùng lãnh thổ. Mọi sự bố trí sắp xếp, phân phối các hoạt động đều gắn với vị trí

không gian. Do đó phải dựa trên các bản đồ, bản vẽ mà phân định các mối quan hệ

không gian giữa các đối tƣợng sử dụng hay chiếm đóng trên bề mặt đất đai. Vì vậy

việc đánh giá tính hợp lý của vị trí không gian của các đối tƣợng quy hoạch sử dụng

đất là một vấn đề khó thực hiện nhƣng rất quan trọng trong việc đánh giá quy hoạch

sử dụng đất.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương án

quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất là cần thiết trên cơ sở các tiêu chí phù hợp cho các

hoạt động khác nhau. Để đánh giá đƣợc tính hợp lý về vị trí không gian của phƣơng

án quy hoạch sử dụng đất nhất thiết phải có những tiêu chí để đánh giá, đó là những

tiêu chí đƣợc sử dụng trong việc lựa chọn vị trí quy hoạch tối ƣu, tuy nhiên nó cũng

đƣợc sử dụng để đánh giá lại phƣơng án quy hoạch đó xem có hợp lý hay không.

Tiêu chí đƣợc hiểu là “tính chất, dấu hiệu đặc trƣng để nhận biết, xem xét,

phân loại một vật, sự vật” [10]. Mỗi một loại hình sử dụng đất đều có những nét đặc

trƣng riêng vì thế chúng có những tiêu chí riêng để đánh giá. Có thể thấy rằng các

tiêu chí đánh giá hoặc phân tích cho việc lựa chọn vị trí của các loại hình sử dụng

Page 19: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

11

đất có thể nhóm về 3 nhóm tiêu chí cơ bản: môi trƣờng; xã hội và kinh tế. Việc quy

hoạch một đối tƣợng sử dụng đất (loại hình sử dụng đất) nào đó đều liên quan chặt

chẽ đến 3 yếu tố cơ bản trên, quy hoạch đó phải đảm bảo đƣợc về mặt môi trƣờng

sống (không gây ô nhiễm hay hủy hoại môi trƣờng sống,...), phải mang lại lợi ích về

kinh tế (nhƣ tiết kiệm chi phí, hiệu quả kinh tế cao,...), phải tạo sự ổn định xã hội

(có sự đồng thuận xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng,...).

Tiêu chí đánh giá chính là cơ sở để xác định những chỉ tiêu cụ thể cần dùng

để đánh giá. Ví dụ, đánh giá quy hoạch đất ở, trong nhóm tiêu chí về môi trƣờng ta

có tiêu chí càng xa vị trí bãi chôn lấp rác thải càng tốt, từ đây ta thấy đƣợc chỉ tiêu

cần dùng để đánh giá quy hoạch đất ở là khoảng cách đến bãi chôn lấp rác thải. Nhƣ

vậy về cơ bản tiêu chí luôn đi kèm với nó là các chỉ tiêu, một tiêu chí có thể có một

hoặc nhiều chỉ tiêu đi kèm. Các tiêu chí cũng nhƣ chỉ tiêu đánh giá luôn luôn phụ

thuộc vào đặc điểm của từng loại đối tƣợng đánh giá cũng nhƣ điều kiện tự nhiên,

kinh tế - xã hội của khu vực cần đánh giá.

1.2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất ở đô thị

Đất ở đô thị là những đơn vị đất đai đƣợc sử dụng vào mục đích xây dựng

nhà ở và các công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong cùng một thửa đất có nhà

ở, thuộc khu dân cƣ đô thị.

Hiện nay trên thế giới có nhiều nghiên cứu, ứng dụng GIS trong việc lựa

chọn vị trí tối ƣu, cũng nhƣ đánh giá phƣơng án quy hoạch đất ở. Ở Ấn Độ, một

công trình nghiên cứu ứng dụng GIS và mô hình không gian để lựa chọn vị trí quy

hoạch đất ở đƣợc đề xuất bởi Indian Cartographer năm 2003 [30]. Trong quy trình

lựa chọn này ngƣời ta đƣa ra một số tiêu chí nhƣ sau:

1. Vị trí quy hoạch phải có địa hình tƣơng đối bằng phẳng;

2. Vị trí quy hoạch phải nằm cách xa đƣờng quốc lộ ít nhất 70 m;

3. Vị trí quy hoạch phải nằm cách xa đƣờng tỉnh lộ ít nhất 35 m;

4. Vị trí quy hoạch phải nằm cách bờ sông chính ít nhất 500 m;

5. Vị trí quy hoạch phải cách suối chính ít nhất 100 m;

6. Vị trí quy hoạch không đƣợc vào đất màu mỡ dùng để sản xuất nông nghiệp;

7. Vị trí quy hoạch không nằm trong vùng trũng, vùng ngập nƣớc;

Page 20: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

12

8. Vị trí quy hoạch phải thuận tiện giao thông.

Nhƣ vậy chỉ tiêu đánh giá sẽ đƣợc dùng trong nghiên cứu này là: loại đất; độ

dốc; khoảng cách đến nguồn nƣớc; khoảng cách đến đƣờng giao thông.

Ở Anh, cũng về vấn đề đánh giá và lựa chọn vị trí quy hoạch đất ở, năm 2001

Flintshire County Council đã đƣa ra một số tiêu chí nhƣ sau [37]:

1. Vị trí quy hoạch phải sẵn sàng để phát triển;

2. Vị trí quy hoạch phải thuận tiện giao thông, công việc, mua sắm và các

dịch vụ hỗ trợ khác;

3. Vị trí quy hoạch phải đáp ứng đƣợc các yếu tố hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội;

4. Có khả năng kết nối với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội mới;

5. Vị trí quy hoạch phải đảm bảo cảnh quan môi trƣờng, không bị ngập lụt

và có tính đến khả năng biến đổi khí hậu.

Các chỉ tiêu đƣợc đƣa ra để đánh giá là: loại vị trí; diện tích, hình thể; cơ sở

dịch vụ xã hội; cơ sở hạ tầng giao thông và vật chất; đảm bảo môi trƣờng; đảm bảo

lợi ích kinh tế.

Ở Việt Nam việc đề ra tiêu chí để đánh giá quy hoạch đất ở cũng đã có trong

một số quy định về quy hoạch điểm dân cƣ nông thôn, quy hoạch điểm dân cƣ xã,

hợp tác xã,… Các tiêu chí bao gồm [1]:

- Có đủ đất để xây dựng và phát triển theo quy mô tính toán;

- Không bị úng lụt;

- Thuận tiện cho giao thông, đi lại;

- Triệt để sử dụng đất thổ cƣ hiện có, tránh lấy đất canh tác để xây dựng;

- Đối với miền núi và trung du, những khoảng đất có độ dốc dƣới 150 cần

dành để trồng trọt, canh tác, không nên dùng làm đất xây dựng;

- Bảo đảm các yêu cầu kĩ thuật xây dựng và vệ sinh môi trƣờng;

- Bảo đảm các yêu cầu về quốc phòng.

Trong quy chuẩn xây dựng Việt Nam việc lựa chọn, đánh giá đơn vị đất ở đô

thị có những yêu cầu nhƣ sau [4]:

- Quy hoạch các đơn vị ở phải đảm bảo cung cấp nhà ở và các dịch vụ thiết

yếu hàng ngày (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông cơ sở, văn hoá thông tin,

Page 21: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

13

chợ, dịch vụ thƣơng mại, thể dục thể thao, không gian dạo chơi, thƣ giãn...) của

ngƣời dân trong bán kính đi bộ không lớn hơn 500m nhằm khuyến khích sử dụng

giao thông công cộng và đi bộ;

- Quy hoạch xây dựng mới các đơn vị ở cần đảm bảo đƣờng giao thông từ

cấp đƣờng chính đô thị trở lên không chia cắt đơn vị ở;

- Chỉ tiêu đất đơn vị ở trung bình của toàn đô thị phải đƣợc lựa chọn trên cơ

sở dự báo về nhu cầu đối với các loại hình ở khác nhau trong đô thị, đảm bảo đáp

ứng cho các đối tƣợng khác nhau trong đô thị và trên cơ sở giải pháp tổ chức không

gian theo các cấu trúc chiến lƣợc phát triển đô thị.

1.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cơ sở giáo dục và đào tạo

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công

trình phục vụ giáo dục - đào tạo bao gồm: nhà trẻ, trƣờng mẫu giáo, trƣờng phổ

thông, trƣờng trung học chuyên nghiệp, trƣờng cao đẳng, trƣờng đại học, học viện,

cơ sở dạy nghề và các cơ sở giáo dục - đào tạo khác; kể cả phần diện tích làm ký túc

xá cho học sinh, sinh viên, làm nơi bán đồ dùng học tập, nhà hàng, bãi đỗ xe và các

khu chức năng khác thuộc phạm vi cơ sở giáo dục - đào tạo.

Trong một xã hội ngày càng phát triển thì quỹ đất dành cho giáo dục - đào

tạo ngày càng cao. Việc bố trí đất đai dành cho giáo dục - đào tạo luôn đƣợc xã hội

và mọi tầng lớp ngƣời dân quan tâm bởi vì đó là tƣơng lai của đất nƣớc và dân tộc.

Trên thế giới, đất dành cho giáo dục rất đƣợc chú trọng, việc lựa chọn vị trí

quy hoạch cũng nhƣ việc đánh giá quy hoạch đất giáo dục rất đƣợc quan tâm. Ví dụ

nhƣ ở bang California, Mỹ ngành giáo dục đã đƣa ra một số tiêu chí đánh giá việc

quy hoạch đất giáo dục - đào tạo [34]. Những tiêu chí này đƣợc sắp xếp theo thứ tự

giảm dần của mức độ quan trọng, bao gồm: tính an toàn; vị trí (đƣợc hiểu là vị trí

đến các khu dân cƣ có thuận tiện hay không); môi trƣờng; địa chất; địa hình; diện

tích và hình thể; khả năng tiếp cận (đến các tuyến đƣờng giao thông); dịch vụ xã hội

(là những dịch vụ cần thiết nhƣ cảnh sát, phòng cháy chữa cháy, dịch vụ thu gom

rác,...); tiện ích khác (nhƣ hệ thống điện, ga, nƣớc sinh hoạt, cống rãnh); giá cả; tính

sẵn có (khu quy hoạch phải có sẵn để bán hoặc dễ giải phóng mặt bằng, di dời nhà

cửa,...); sự chấp thuận của cộng đồng. Trọng số (mức độ quan trọng) cho các chỉ

tiêu ở đây đƣợc thể hiện ở điểm cao nhất có thể có của chỉ tiêu đó, nếu chỉ tiêu nào

Page 22: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

14

có điểm cao nhất là lớn nhất thì chỉ tiêu đó có trọng số cao nhất và ngƣợc lại. Thang

điểm đánh giá ở đây đƣợc chia theo thang điểm 0 đến 5 cho các chỉ tiêu quan trọng

và thang điểm 0 đến 3 cho các chỉ tiêu ít quan trọng hơn. Ví dụ khi ta đánh giá tiêu

chí an toàn thì tổng điểm cao nhất của tiêu chí này là 20 điểm, là tiêu chí quan trọng

nhất và vị trí quy hoạch đó đƣợc tính điểm từ 0 (không an toàn) cho đến 5 (an toàn).

Chỉ tiêu dùng trong đánh giá quy hoạch đất giáo dục - đào tạo đƣợc sử dụng bao

gồm: khoảng cách đến sân bay; khoảng cách đến đƣờng dây điện cao thế; khoảng

cách đến khu vực độc hại hoặc mối nguy hiểm mang tính vật chất; khoảng cách đến

đƣờng sắt; khoảng cách đến đƣờng ống khí gas, trạm xăng,…; khoảng cách đến các

khu vực gây tiếng ồn; khoảng cách đến đƣờng giao thông chính; đặc điểm địa hình

và thổ nhƣỡng; điều kiện an toàn của giao thông đến trƣờng học.

Bảng 1.1. Bảng tiêu chí đánh giá vị trí quy hoạch đất giáo dục bang California [34]

Tiêu chí 0 1 2 3 4 5 Tổng điểm

An toàn (20 điểm) Không an toàn An toàn

x 4=

Vị trí (10 điểm) Xa cách Thuận tiện

x 2=

Môi trƣờng (10

điểm) Ô nhiễm

Không ô

nhiễm x 2=

Địa chất (15 điểm) Không ổn định Ổn định

x 3=

Địa hình (10 điểm) Không phù hợp Phù hợp

x 1=

Diện tích, hình thể (

10 điểm) Đủ điều kiện

Không đủ điều

kiện x 2=

Địa chất (10 điểm) Không ổn định ổn định x 2=

Địa hình(10 điểm) Không thích

hợp Thích hợp

x 2=

Dịch vụ công cộng

(3 điểm) Không tiện lợi

Dịch vụ tốt

x 1=

Tiện ích (3 điểm) Không sẵn

sàng

Sẵn sàng để

sử dụng x 1=

Chi phí (3 điểm) Đắt

Tính kinh tế

x 1=

Tính sẵn có (3 điểm) Khó

Dễ

x 1=

Chấp thuận của cộng

đồng (3 điểm)

Xung đột, phản

đối

Hài hòa lợi

ích, tán thành x 1=

Page 23: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

15

Ở Việt Nam các tiêu chuẩn xây dựng hiện tại đƣợc phân theo các cấp học

khác nhau: đại học, trung học, mầm non.

Theo TCVN 3907:1984 [12] về việc xây dựng nhà trẻ, trƣờng mẫu giáo thì

tiêu chí lựa chọn vị trí xây dựng bao gồm: cao ráo, thoáng mát; thuận tiện cho việc

cấp nƣớc; bán kính phục vụ tốt; môi trƣờng trong sạch; an toàn, thuận tiện.

Theo TCVN 3978:1984 [12] thì tiêu chí quy hoạch đất giáo dục bao gồm:

học sinh đi lại thuận tiện, an toàn; yên tĩnh cho việc giảng dạy vụ học tập; vệ sinh

(khô ráo , thoáng mát, sạch sẽ)...; bán kính phục vụ tốt; diện tích khu đất phù hợp.

Có thể thấy các tiêu chí của Việt Nam tuy có nhƣng chƣa đầy đủ và chỉ mang

tính chất tham khảo hơn là một sự quy định rõ ràng.

1.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa

Đất nghĩa trang, nghĩa địa là đất để làm nơi mai táng tập trung. Hiện nay, ở

Việt Nam cũng đã có tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất nghĩa trang đô thị,

các tiêu chí đánh giá nhƣ sau [15]:

1. Nghĩa trang đô thị phải đƣợc xây dựng ở vị trí phù hợp với quy hoạch xây

dựng đã đƣợc phê duyệt. Đối với các nghĩa trang có hình thức mai táng là

hung táng và chôn một lần tuyệt đối không đƣợc đặt trong nội thị. Đối với

nghĩa trang chỉ có hình thức mai táng là cát táng có thể đƣợc đặt trong nội

thị nhƣng phải đảm bảo tỷ lệ sử dụng đất dành cho chôn cất không vƣợt

quá 35% và cho cây xanh không nhỏ hơn 50% tổng diện tích nghĩa trang;

2. Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải ƣu tiên các vị trí có

khả năng phục vụ cho liên vùng, liên đô thị. Địa điểm xây dựng nghĩa

trang đô thị phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng và khai

thác, sử dụng lâu dài;

3. Diện tích khu đất phải bảo đảm đƣợc theo qui mô dự báo về mộ phần

trong thời gian tối thiểu 50 năm;

4. Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải đảm bảo khoảng

cách đến các khu vực lân cận theo qui định tại bảng 3;

5. Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải xem xét các điều

kiện tự nhiên nhƣ: khí hậu, địa hình, địa chất, thuỷ văn… Không bố trí

nghĩa trang tại khu vực thiên tai, úng ngập, sạt lở. Riêng nghĩa trang hung

táng cần ở nơi trũng, có độ ẩm cao.

Page 24: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

16

Bảng 1.2. Các chỉ tiêu lựa chọn vị trí quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa [15]

TT Chỉ tiêu Điểm

tối đa

Trọng

số

I Nhóm chỉ tiêu I: Vị trí địa lý 20 3,6

1.1 Khoảng cách đến khu đô thị (tính từ điểm dân cƣ gần nhất của đô thị)

1.2 Khoảng cách đến điểm dân cƣ nông thôn gần nhất

1.3 Khoảng cách gần nhất đến trục giao thông chính

1.4 Khoảng cách gần nhất đến nguồn nƣớc mặt

1.5 Hƣớng vào chính

1.6 Hình thể lô đất

II Nhóm chỉ tiêu II: Đất đai 10 1

2.1 Quy mô đất (ha)

2.2 Tình hình sử dụng đất (lúa, thổ cƣ, quốc phòng)

2.3 Thuộc khu vực đã có quy hoạch

III Nhóm chỉ tiêu III: Các điều kiện về địa hình; địa chất công trình;

thủy văn.

10 1,2

3.1 Cao độ trung bình

3.2 Độ dốc

3.3 Các yếu tố cảnh quan chủ thể (núi đồi, sông suối)

3.4 Mặt nƣớc, thuỷ văn (cả vùng phụ cận)

3.5 Mực nƣớc ngầm

IV Nhóm chỉ tiêu IV: Dân cƣ, xã hội, phong tục, văn hóa 10 1,4

4.1 Số hộ dân; công trình công cộng; công trình sản xuất cần giải toả

4.2 Diện tích canh tác lúa màu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thuỷ lợi cần đền bù

4.3 Các dự án kinh tế xã hội liên quan

Bảng 1.3. Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn nghĩa trang đô thị [15]

Đối tƣợng cần cách ly

Khoảng cách tới nghĩa trang đô thị

Nghĩa trang

hung táng

Nghĩa trang

chôn một lần

Nghĩa trang

cát táng

Từ hàng rào của hộ dân gần nhất ≥ 1.500 m ≥ 500 m ≥ 100 m

Công trình khai thác nƣớc sinh hoạt tập trung ≥ 5.000 m ≥ 5.000 m ≥ 3.000 m

Đƣờng sắt, đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ ≥ 300 m ≥ 300 m ≥ 300 m

Mép nƣớc của các thuỷ vực lớn ≥ 500 m ≥ 500 m ≥ 100 m

Page 25: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

17

Ở Australia ngƣời ta đƣa ra một số chỉ tiêu lựa chọn vị trí quy hoạch nghĩa

trang nghĩa địa nhƣ sau [29]: Phù hợp với quy hoạch vùng, lãnh thổ; khoảng cách

đến đƣờng giao thông chính; diện tích; địa hình; địa chất; thổ nhƣỡng; mực nƣớc

ngầm; giao thông đến vị trí quy hoạch (phải đủ lớn để có thể cho đám rƣớc long

trọng); tình trạng ngập lụt; khoảng cách đến nguồn nƣớc mặt; khoảng cách đến trạm

điện, gas.

1.2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải

Đất bãi thải, xử lý chất thải là đất sử dụng làm bãi để chất thải, rác thải, làm

khu xử lý chất thải, rác thải nằm ngoài các khu công nghiệp.

Đại học Suleyman Demirel, Thổ Nhĩ Kỳ đã ứng dụng GIS và phƣơng pháp

phân tích đa chỉ tiêu để đánh giá vị trí quy hoạch đất bãi rác [33]. Các chỉ tiêu đƣợc

sử dụng trong việc đánh giá bao gồm 8 chỉ tiêu cụ thể nhƣ sau: hƣớng gió; khoảng

cách đến đƣờng giao thông; độ dốc; hiện trạng sử dụng đất; khoảng cách đến nguồn

nƣớc mặt; khoảng cách đến khu dân cƣ; địa chất; khoảng cách đến khu vực đƣợc

bảo vệ.

Để từng bƣớc quy chuẩn hoá việc xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn (BCL

CTR) ở Việt Nam, Bộ Xây dựng và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng đã ban

hành văn bản TCXD 261:2001 - Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế, và

Thông tƣ liên tịch số 01/2001 “Hƣớng dẫn thực hiện các quy định bảo vệ môi

trƣờng đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải

rắn”. Các tiêu chí đƣợc đƣa ra để lựa chọn vị trí quy hoạch bãi chôn lấp chất thải

rắn nhƣ sau:

- Địa điểm BCL phải đƣợc xác định căn cứ theo quy hoạch xây dựng đã đƣợc

cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt.

- Khoảng cách xây dựng từ BCL tới các điểm dân cƣ, khu đô thị đƣợc quy

định trong bảng 1.6.

- Việc lựa chọn địa điểm phải căn cứ vào các yếu tố tự nhiên nhƣ khí hậu, địa

hình, địa chất, thủy văn,… nên chọn những khu vực đất hoang hóa hoặc những khu

vực đất hiệu quả kinh tế thấp, hiệu quả sử dụng đất thấp. Địa điểm xây dựng bãi rác

phải đảm bảo cách ly vệ sinh và khai thác lâu dài.

Page 26: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

18

Bảng 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch bãi rác của Thổ Nhĩ Kỳ

Chỉ tiêu chính Chỉ tiêu phụ Trọng số chính Trọng số phụ

Hƣớng gió

Hƣớng TN

0,05

1

Hƣớng ĐB 1

Hƣớng Bắc 2

Hƣớng TB 2

Hƣớng ĐN 2

Hƣớng Tây 3

Hƣớng Đông 4

Hƣớng Nam 5

Độ dốc

> 200

0,1

1

100 - 20

0 3

0 - 100 5

Khoảng cách đến đƣờng giao thông

> 1000 m

0,1

1

750 - 1000 m 2

500 - 750 m 4

250 - 500 m 5

< 250 m 6

Hiện trạng sử dụng đất

Núi đá

0,2

1

Rừng 1

Cây hàng năm 2

Chƣa sử dụng 3

Đồng cỏ 3

Thủy sản 4

Đất nông nghiệp 5

Địa chất

Alluvium

0,3

1

Limestone 2

Volcanic 4

Flysch 5

Ophiolitic 7

Metamorphic 8

Khoảng cách đến vùng bảo vệ

< 250

0,3

1

250 - 500 m 3

500 - 750 m 5

750 - 1000 m 7

> 1000 m 9

Khoảng cách đến nguồn nƣớc mặt

< 500 m

0,4

1

500 - 1000 m 2

1000 - 1500 m 4

1500 - 2000 m 6

> 2000 7

Khoảng cách đến khu dân cƣ

< 1000 m

0,4

1

1000 - 2000 m 3

2000 - 3000 m 5

3000 - 4000 m 7

> 4000 m 9

- Tổng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng phân khu chức năng rõ ràng, giải

quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng hiện tại và trong tƣơng lai.

Page 27: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

19

Bảng 1.5. Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt [11]

Loại đô thị, khu công nghiệp Dân số

(100 ngƣời)

Khối lƣợng chất thải

(1000 tấn/năm)

Thời gian sử

dụng (năm) Quy mô bãi

Đô thị cấp 4,5, cụm CN nhỏ

Đô thị cấp 3,4, khu CN, cụm

CN vừa

Đô thị cấp 1,2,3, khu CN, khu

chế xuất

Đô thị cấp 1,2, khu CN lớn,

khu chế xuất

Dƣới 100

100-500

500-1000

Trên 1000

Dƣới 20

20-65

65-200

Trên 200

Dƣới 5

Từ 5-10

Từ 10-15

Từ 15-30

Nhỏ

Vừa

Lớn

Rất lớn

Bảng 1.6. Các chỉ tiêu chính trong lựa chọn vị trí quy hoạch bãi rác ở Việt Nam [11]

Đối tƣợng cần cách ly Đặc điểm và quy mô

các công trình

Khoảng cách tới bãi chôn lấp (m)

Bãi chôn lấp

nhỏ và vừa

Bãi chôn lấp

lớn

Bãi chôn

lấp rất lớn

Đô thị

Sân bay, các khu công

nghiệp, hải cảng

Thị trấn, thị tứ, cụm dân cƣ

ở đồng bằng và trung du

Cụm dân cƣ miền núi

Công trình khai thác nƣớc

ngầm

Khoảng cách từ đƣờng

giao thông tới bãi chôn lấp

Các thành phố, thị xã

Quy mô nhỏ đến lớn

≥15 hộ

Cuối hƣớng gió chính

Các hƣớng khác

≥15 hộ, cùng khe núi

(có dòng chảy xuống)

CS<1000 m³/ng

CS 100-10000 m³/ng

CS≥10000 m³/ng

Quốc lộ, tỉnh lộ

≥3000

≥1000

≥3000

≥50

≥100

≥5000

≥100

≥5000

≥2000

≥1000

≥3000

≥5000

≥100

≥500

≥1000

≥300

≥15000

≥3000

≥5000

≥500

≥1000

≥5000

≥500

1.2.2.5. Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất khu công nghiệp

Đất khu công nghiệp là đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp,

khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử

Page 28: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

20

dụng đất.

Trên diễn đàn MethodFinder (http://methodfinder.de) một nhóm các nhà

khoa học đã nghiên cứu ứng dụng GIS để đánh giá lựa chọn vị trí quy hoạch khu

công nghiệp vừa và nhỏ cho một quận, có 6 tiêu chí đánh giá đƣợc đƣa ra bao gồm:

1. Phải đảm bảo cung cấp đủ lao động cho khu công nghiệp;

2. Sự chấp thuận của cộng đồng;

3. Dễ dàng tiếp cận giao thông chính;

4. Phải đảm bảo yếu tố môi trƣờng cho khu dân cƣ và đô thị;

5. Khu vực quy hoạch cần đáp ứng tốt các yếu tố điện, nƣớc, gas,...;

6. Khu vực quy hoạch phài đảm bảo các yếu tố xây dựng thông thƣờng. Ví

dụ, giá cả hợp lý, địa chất ổn định,…

Các chỉ tiêu dùng để đánh giá là: mật độ dân số; khoảng cách đến đƣờng giao

thông chính; khoảng cách đến khu dân cƣ; khoảng cách đến khu vực nông nghiệp;

khoảng cách đến nguồn nƣớc (lớn hơn 500 m đến nƣớc mặt, lớn hơn 1 km dọc theo

các kênh dẫn nƣớc) điều này để đảm bảo nguồn nƣớc không bị ô nhiễm bởi các hoạt

động công nghiệp tại vị trí quy hoạch; khoảng cách đến đƣờng ống dẫn dầu; khoảng

cách đến đƣờng ống nƣớc sinh hoạt; khoảng cách đến trạm cấp gas; khoảng cách

đến trạm cấp điện; khoảng cách đến bến bãi, nhà kho.

Gần đây, trong một công trình đánh giá quy hoạch đất khu công nghiệp ở

Nam Phi, Gecko và Saiea đã sử dụng bộ chỉ tiêu gồm 4 nhóm chỉ tiêu [26]: chỉ tiêu

đa dạng sinh học (gồm 6 chỉ tiêu phụ); chỉ tiêu xã hội (gồm 4 chỉ tiêu phụ); chỉ tiêu

cơ sở hạ tầng (gồm 10 chỉ tiêu phụ); chỉ tiêu kinh tế (gồm 20 chỉ tiêu phụ). Các chỉ

tiêu này đƣợc dùng để so sánh giữa 5 vị trí cần đánh giá để xây dựng khu công

nghiệp. Các chỉ tiêu trong 3 nhóm đầu đƣợc cho điểm từ 0 (ít ảnh hƣởng) đến 5

(ảnh hƣởng rất lớn). Cuối cùng trong mỗi nhóm đƣợc tính tổng điểm và phân cấp

cho các vị trí xem xét quy hoạch. Các chỉ tiêu trong nhóm kinh tế không đƣợc tính

điểm nhƣ ở các nhóm chỉ tiêu trƣớc. Ở đây bài toán chi phí và lợi ích đƣợc đƣa ra

và vị trí quy hoạch có 5 nhƣng lại đánh giá cho 6 phƣơng án vì có một phƣơng án

đƣợc chia thành 2 phƣơng án phụ.

Page 29: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

21

Hình 1.1. Sơ đồ đánh giá quy hoạch đất khu công nghiệp của MethodFinder.

Dân số Giao

thông

Vùng dân

V nông

nghiệp

Nguồn

nƣớc

Yếu tố

cần thiết

Tổng dân

số

Diện tích

khu vực

Mật độ

dân số

Mức độ phù hợp

về dân số

Mức độ phù hợp

về giao thông

Giới hạn đến vùng

dân cƣ

Giới hạn

đến vùng

nông nghiệp

Giới hạn

đến đƣờng

ống nƣớc

Giới hạn đến hồ,

sông, suối,

nƣớc ngầm

Giới hạn

đến, điện,

gas, bến bãi

Đánh giá khu vực quy

hoạch

Đƣờng

phụ Đƣờng

chính

Ga tàu Dân cƣ

Nông

nghiệp

Đƣờng

ống nƣớc Suối Sông

Hồ, đập Đƣờng

ống gas Trạm

gas

Lƣới

điện

Bến bãi vận

chuyển

<5km <0,5km <1km

>1km >1km

<2km

<0,5km <1km

<0,5km <1km

<0,5km <1km <10km

Page 30: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

22

Bảng 1.7. Một số chỉ tiêu cụ thể trong được sử dụng đánh giá

vị trí quy hoạch khu công nghiệp ở Nam Phi [26]

Site 3 1 2 5 4

Site name Weight Swk Mile

10

Mile

16 Wlotz Dune 7

A Biodiveraity and heritage

1

Loss of terrestrial

biodiversity in VIP footprint

and surrounds (i.e. VIP 'erf',

roads, rail line).

2 3 3 3 1

Weighted scores 3 6 9 9 9 3

2

Loss of archaeological

heritage in the VIP physical

footprint

0 0 0 0 0

Weighted scores 1 0 0 0 0 0

3

Impacts on birds from new

powerlines 4 3 3 2 3

Weighted scores 4 16 12 12 8 12

… … … … … … … …

Total scores for A criteria 16 17 17 16 11

Weighted scores 66 69 69 65 48

B Health and social

7

Visual impact of the VIP

itself 2 4 4 4 4

Weighted scores 2 6 8 8 8 6

8

Visual impact of supporting

infrastructure (powerlines,

pipelines, roads, rail, jetty)

3 4 4 4 3

Weighted scores 2 6 8 8 8 6

9

Traffic inconvenience to

public - especially during

construction, but also

operation phase

2 3 3 3 4

Weighted scores 1 2 3 3 3 4

… … … … … … … …

Total score for B criteria 33 35 35 39 34

Weighted scores 116 117 117 135 113

C Infrastructure

17 Impact on freshwater

availability 2 2 2 2 3

Page 31: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

23

Weighted score 1 2 2 2 2 3

18 Impact on electricity supply 2 2 2 2 3

Weighted score 1 2 2 2 2 3

Total scores for C criteria 11 11 11 11 13

Weighted scores 29 29 29 29 31

… … … … … … … …

D Economic and logistical

issues

Capital costs (million N$)

21 Port 4,189.2 4,661.0 4,137.4 4,015.4 2,308.8 2,308.8

22 Tunnel 0 0 0 0 1,088.5 1,550.5

Total capital costs 5,928.9 6,153.3 5,595.2 5,516.3 5,585.4 5,623.5

Operating costs (mill N$)

30 Salt transport 354.2 225.4 32.2 - 1,340.0 1,005.0

31 Limestone transport 265.7 169.1 24.2 - 1,005.0 1,005.0

32 Electrical pumping 1,820.9 1,365.7 1,105.5 1,170.6 4,760.3 5,950.4

… … … … … … … …

Total operating costs 5,097.6 4,236.2 3,543.0 3,620.3 11,855.8 15,206.0

Life cycle costs

(mill N$) 11,026.5 10,389.5 9,138.2 9,136.3 17,441.2 20,829.5

Ở nƣớc ta, các tiêu chí để đánh giá lựa chọn vị trí quy hoạch khu công

nghiệp cũng đã đƣợc thể hiện trong Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Với việc phân

loại các loại hình sản xuất công nghiệp và khoảng cách an toàn tùy theo loại hình

sản xuất và mức độ độc hại.

1.2.2.5. Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu

chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đất đang

khoanh nuôi để phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm

phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao,

cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chƣa đạt tiêu chuẩn rừng).

Trung tâm Quy hoạch thuộc Đại học Bonn của Đức đã nghiên cứu ứng dụng

GIS để tìm ra vị trí thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp [36]. Họ đã sử dụng

Page 32: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

24

một số chỉ tiêu cụ thể nhƣ sau: điều kiện bức xạ; đa dạng sinh học; quy hoạch trong

tƣơng lai; lợi nhuận; xói mòn, rửa trôi; lƣợng carbon; lƣợng nƣớc; hiện trạng sử

dụng đất; sự chấp thuận của cộng đồng.

Hình 1.2. Các yếu tố lựa chọn vị trí quy hoạch đất lâm nghiệp [36]

Hình 1.3. Các lớp dữ liệu đầu vào đánh giá quy hoạch lâm nghiệp [36]

Tại Autralia, trong một nghiên cứu phát triển cây Khuynh diệp tại một khu

vực, ngƣời ta đã sử dụng GIS để phân tích cùng với các chỉ tiêu đánh giá cụ thể nhƣ

sau:

Page 33: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

25

Bảng 1.8. Chỉ tiêu lựa chọn vị trí trồng cây khuynh diệp ở Autralia [31]

Chỉ tiêu Thông tin

Lƣợng mƣa Lƣợng mƣa trung bình năm phải lớn hơn 600 mm

Lƣợng bốc hơi Lƣợng bốc hơi trung bình hàng năm phải nhỏ hơn 1500 mm

Địa chất Phải tránh những vực có đá gốc, đá vôi, đất cát

Địa hình Độ dốc < 150, tránh những khu vực ngập lụt, úng ngập, ẩm ƣớt

Thủy văn Cách mặt nƣớc 5 m vào mùa nƣớc cạn

Hiện trạng sử dụng đất Nên chọn khu vực đất nông nghiệp mà không phải đất trồng cây hàng

năm

Giao thông Lựa chọn những vị trí thuận tiện giao thông, gần bến cảng, khoảng

cách đến các cảng xuất khẩu < 200 km

Các công trình nghiên cứu phát triển rừng ở Việt Nam hiện nay tuy nhiều

nhƣng chủ yếu là đánh giá thích nghi và phân loại rừng. Việc ứng dụng GIS vào

việc quy hoạch rừng vẫn chƣa có thực sự phổ biến. Các chỉ tiêu đánh giá và lựa

chọn vị trí quy hoạch rừng vẫn chƣa đƣợc cụ thể hóa.

Page 34: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

26

Chƣơng 2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ VỊ TRÍ

KHÔNG GIAN CỦA PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG

ĐẤT BẰNG GIS VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA CHỈ TIÊU

2.1. Khái niệm về GIS

Hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographic Information System) đƣợc hình

thành từ những năm 1960 và phát triển rất nhanh trong 20 năm lại đây. GIS ngày

nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc

phòng ở nhiều nơi trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ,

các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân,... đánh giá đƣợc hiện trạng của các

quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập,

quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin đƣợc gắn với một nền hình

học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào.

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi định nghĩa GIS. Nếu xét dƣới góc độ

hệ thống, thì GIS có thể đƣợc hiểu nhƣ một hệ thống gồm các thành phần: con

ngƣời, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và quy trình - kiến thức chuyên gia, nơi

tập hợp các quy định, quy phạm, tiêu chuẩn, định hƣớng, chủ trƣơng ứng dụng của

nhà quản lý, các kiến thức chuyên ngành và các kiến thức về công nghệ thông tin

[8, 9].

Hình 2.1. Sơ đồ khái quát về GIS.

Từ định nghĩa trên, ta có thể thấy các thành phần của GIS bao gồm: phần

cứng, phần mềm, con ngƣời và cơ sở dữ liệu. Chúng đều có vai trò nhất định và có

THIẾT BỊ PHẦN MỀM SỐ LIỆU

CHUYÊN VIÊN CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ

Page 35: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

27

mối quan hệ với nhau chặt chẽ. Khi làm việc với hệ thống GIS có thể tiếp cận dƣới

các cách nhìn nhận nhƣ sau [9]:

Cơ sở dữ liệu địa lý (Geodatabase - theo cách gọi của hãng ESRI): GIS là

một cơ sở dữ liệu không gian chuyển tải thông tin địa lý theo quan điểm gốc của mô

hình dữ liệu GIS (phần tử, topology, mạng lƣới, raster,...).

Hình tƣợng hoá (Geovisualization): GIS là tập các bản đồ thông minh thể

hiện các yếu tố và quan hệ giữa các yếu tố trên mặt đất. Dựa trên thông tin địa lý có

thể tạo nhiều loại bản đồ và sử dụng chúng nhƣ là một cửa sổ vào trong cơ sở dữ

liệu để hỗ trợ tra cứu, phân tích và biên tập thông tin.

Xử lý (Geoprocessing): GIS là các công cụ xử lý thông tin cho phép tạo ra

các thông tin mới từ thông tin đã có. Các chức năng xử lý thông tin địa lý lấy thông

tin từ các tập dữ liệu đã có, áp dụng các chức năng phân tích và ghi kết quả vào một

tập mới.

Xét dƣới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nƣớc, GIS có thể đƣợc hiểu nhƣ

là một công nghệ xử lý các dữ liệu có toạ độ (bản đồ) để biến chúng thành các

thông tin trợ giúp quyết định cho các nhà quản lý. Do các ứng dụng GIS trong thực

tế quản lý nhà nƣớc có tính đa dạng và phức tạp xét cả về khía cạnh tự nhiên, xã hội

lẫn khía cạnh quản lý, những năm gần đây GIS thƣờng đƣợc hiểu nhƣ một hệ thống

thông tin đa quy mô và đa tỷ lệ. Tùy thuộc vào nhu cầu của ngƣời sử dụng mà hệ

thống có thể phải tích hợp thông tin ở nhiều mức khác nhau, nói đúng hơn là ở các

tỷ lệ khác nhau, tuỳ thuộc vào các định hƣớng do cơ sở tri thức đƣa ra [9].

Các thành phần trên của GIS có nhiệm vụ thực thi các chức năng chính của

hệ thống là: thu thập dữ liệu; quản lý cơ sở dữ liệu; tìm kiếm và phân tích không

gian; hiển thị đồ họa và tƣơng tác. Mỗi chức năng là một khâu trong cả một hệ

thống xử lý GIS. Trong số các chức năng trên thì tìm kiếm và phân tích không gian

đƣợc coi là một thế mạnh của GIS. Một số phép phân tích không gian đƣợc sử dụng

trong luận văn là:

- Buffering

Đây là nhóm thao tác không gian tạo vùng đệm nhằm khoanh các vùng cách

đều một điểm, một con đƣờng hoặc một vùng trên những khoảng cách đã định trƣớc

(hình 2.2).

Page 36: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

28

Hình 2.2. Các dạng vùng đệm (buffer).

Chức năng vùng đệm dùng với mục đích gì? Một vùng ô nhiễm cần đƣợc

vạch ra vùng cách ly, một hồ chứa nƣớc cần vạch ra một hành lang bảo vệ,… Nói

chung những vùng đệm thƣờng xuyên đƣợc vận dụng cho sự lựa chọn khu vực.

- Chồng xếp các lớp thông tin (Overlay)

Trong các hệ thống GIS hiện đại có nhiều công cụ phân tích hiệu quả, trong

đó có công cụ quan trọng đặc biệt là phân tích chồng xếp. Nhóm này tạo nên ứng

dụng quan trọng đối với nhiều ứng dụng mang tính phân tích. Quá trình chồng xếp

sử dụng một số bản đồ để sinh ra thông tin mới và các đối tƣợng mới. Trong nhiều

trƣờng hợp topology mới sẽ đƣợc tạo lại. Phân tích chồng xếp khá tốn thời gian và

thuộc vào nhóm các ứng dụng có tính chất sâu, khi hệ thống đƣợc khai thác sử dụng

ở mức độ cao hơn là đƣợc sử dụng cho từng vùng cụ thể hoặc cả nƣớc với tỷ lệ bản

đồ phù hợp. Chồng xếp là quá trình tích hợp các lớp thông tin khác nhau. Các thao

tác phân tích đòi hỏi một hoặc nhiều lớp dữ liệu phải đƣợc liên kết vật lý. Sự chồng

xếp này, hay liên kết không gian, có thể là sự kết hợp dữ liệu về đất và độ dốc; đất

và ô nhiễm không khí;...

Hai lớp đƣa vào overlay phải có sự thống nhất với nhau về hệ quy chiếu và

về tỷ lệ, có đƣợc điều kiện này ta mới tiến hành chồng xếp đƣợc. Quá trình chồng

xếp thƣờng đƣợc tiến hành qua 2 bƣớc: Xác định tọa độ các giao điểm và tiến hành

chồng khít hai lớp bản đồ tại giao điểm này và kết hợp dữ liệu không gian, thuộc

tính của hai lớp bản đồ. Các phép toán overlay bao gồm: phép hợp (Union), phép

giao (Intersect) và phép đồng nhất (Identity). Có 2 dạng là chồng xếp lớp thông tin

raster và chồng xếp lớp thông tin vector.

- Chồng xếp lớp thông tin raster: mỗi lớp raster là một ma trận các pixel có

kích thƣớc nhƣ nhau tạo sự dễ dàng so sánh giữa chúng. Giá trị tại mỗi vị trí trên

Điểm Đƣờng Vùng

Page 37: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

29

một ma trận đƣợc tổ hợp với giá trị của vị trí tƣơng ứng trên ma trận khác để rút ra

giá trị mới. Các phép tính toán có thể là số học (cộng, trừ, nhân, chia,…) hoặc

Boolean (And, Or, Xor, Not), hoặc phép toán quan hệ (=, >, <, < >) (hình 2.3).

- Chồng xếp lớp thông tin vector: thao tác phân tích trên dữ liệu vector dựa

trên việc đánh giá mối quan hệ topology của các đối tƣợng. Ví dụ nhƣ Intersect (tìm

kiếm và tạo ra vùng giao nhau của 2 lớp đối tƣợng), union (tìm kiếm và tạo ra vùng

hợp của 2 lớp đối tƣợng),… Về bản chất đó chính là các phép toán Boolean (hình 2.4).

Hình 2.3. Minh hoạ chồng xếp thông tin raster

Hình 2.4. Một số phép toán Boolean.

Ngoài ra còn có một số phép phân tích không gian khác trong GIS là:

- Phân tích địa hình: Mô hình số độ cao (DEM), độ dốc,…

- Nội suy: nội suy tuyến tính, nội suy IDW, Kriging,…

- Phân tích mạng;

- Phân tích dòng;

- …

2.2. Phƣơng pháp phân tích đa chỉ tiêu

Phƣơng pháp phân tích đa chỉ tiêu (MCA - Multi-Criteria Analysis) là một

phép phân tích tổ hợp các chỉ tiêu khác nhau để cho ra một kết quả cuối cùng. Các

ứng dụng của MCA chủ yếu là đánh giá tác động của một quá trình đến môi trƣờng,

Page 38: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

30

hỗ trợ bài toán quy hoạch để lựa chọn vị trí phù hợp nhất cho một mục đích xác

định,… Các bƣớc cơ bản của MCA nhƣ sau [27]:

2.2.1. Định chỉ tiêu

Bƣớc đầu tiên trong phân tích đa chỉ tiêu là định ra các chỉ tiêu khác nhau

đƣợc tính đến. Đa số các trƣờng hợp một chỉ tiêu không phải là một biến đơn giản

mà là tổ hợp của các dữ liệu thuộc tính và hình học khác nhau.

Ví dụ địa điểm thích hợp cho bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có 3 chỉ tiêu

sau: chỉ tiêu về kinh tế (BCL nên xây dựng ở những khu vực đất chƣa sử dụng, đất

nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp; giảm thiểu khoảng cách vận chuyển rác từ thành

phố đến bãi), chỉ tiêu về môi trƣờng (tăng khoảng cách đến hệ thống thuỷ văn), chỉ

tiêu xã hội (tăng khoảng cách đến khu dân cƣ).

Các chỉ tiêu này phục vụ cho việc thu thập các dữ liệu đầu vào hay chính là

các bản đồ xuất phát đầu tiên. Qua các chức năng phân tích không gian của GIS,

chúng ta sẽ có các thông tin cần thiết hay là bản đồ chiết xuất.

2.2.2. Phân khoảng các chỉ tiêu

Các chỉ tiêu có tầm quan trọng khác nhau đối với một mục đích nhất định và

trong từng chỉ tiêu, mức độ thích hợp cũng khác nhau. Vì vậy mà chúng phải đƣợc

xếp theo thứ tự cho một mục đích riêng biệt. Có 2 cách tiếp cận để thực hiện sự

phân hạng này là cách tiếp cận kiểu Boolean và cách tiếp cận kiểu nhân tố phân loại

hoặc liên tục [17].

a. Cách tiếp cận kiểu Boolean

Cách tiếp cận này dựa trên việc phân vùng ra thành 2 nhóm: vùng thích hợp

(giá trị 1) và vùng không thích hợp (giá trị 0). Ví dụ với chỉ tiêu là BCL CTR phải

nằm cách khu dân cƣ đô thị 3 km. Điều đó có nghĩa là những vùng nằm ngoài

khoảng cách 3 km từ ranh giới đô thị là thích hợp, các vùng khác không thích hợp.

Trong cách tiếp cận này, các chỉ tiêu đều cần đƣợc chuyển sang kiểu giới hạn

Boolean. Cuối cùng chúng đƣợc giải mã thành những bản đồ và chồng ghép để cho

ra các vùng thoả mãn tất cả các giới hạn (các giới hạn còn đƣợc gọi là constraint

criteria). Cách tiếp cận này rất có ích khi chúng ta biết đƣợc mức độ thích hợp trong

một vài mục đích nhất định và thƣờng là đơn giản. Trong trƣờng hợp các chỉ tiêu

phức tạp và có mức độ quan trọng khác nhau thì phƣơng pháp Boolean không thích

hợp vì nhƣợc điểm của nó là xem xét các nhân tố với mức độ quan trọng nhƣ nhau.

b. Cách tiếp cận nhân tố phân loại hoặc liên tục

Khi các chỉ tiêu có mức độ ảnh hƣởng khác nhau về vấn đề nghiên cứu thì

phƣơng pháp nên sử dụng là theo cách tiếp cận nhân tố phân loại hoặc liên tục.

Nếu các giá trị của các chỉ tiêu thể hiện mức độ biến thiên liên tục và có sự

Page 39: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

31

tƣơng quan rõ ràng với nhau thì một thang tỷ lệ liên tục đƣợc xác lập. Để tạo thang

tỷ lệ này thì dữ liệu giá trị cần đƣợc lập lại tỷ lệ. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng là phép

định lại tỷ lệ kiểu tuyến tính:

)/()( minmaxmin iiiii xxxxX (2.1)

Xi: Định lại điểm số của nhân tố i;

xi: Điểm gốc;

ixmin : Điểm nhỏ nhất;

ixmax : Điểm lớn nhất.

Khi điểm số có giá trị tỷ lệ nghịch với mức độ thích hợp tức là giá trị càng

thấp thì càng có điểm cao khi đó công thức sẽ đƣợc chuyển thành:

)/()( minmaxmax iiiii xxxxX (2.2)

Ví dụ nhƣ khoảng cách từ bãi chôn lấp đến ranh giới thành phố càng gần

càng tốt thì điểm càng cao để giảm thiểu tuyến đƣờng vận chuyển rác.

Nếu các giá trị của các chỉ tiêu là giá trị số liên tục nhƣng không có tƣơng

quan rõ ràng với mức độ thích hợp hoặc khi các giá trị không đƣợc thể hiện dƣới

dạng số thì các giá trị đó có thể đƣợc xếp hạng theo thang tỷ lệ phân loại. Ví dụ nhƣ

chỉ tiêu về hiện trạng sử dụng đất cho mục đích bố trí BCL CTR có thể phân loại

nhƣ sau: 3 điểm: đất chƣa sử dụng (rất thích hợp), 2 điểm: đất nông nghiệp hiệu quả

thấp (thích hợp), 1 điểm: đất nhà tạm, đất nghĩa địa (ít thích hợp), 0 điểm: các mục

đích sử dụng khác (không thích hợp).

Phân loại nhƣ vậy có thể thực hiện cho bất kỳ nhân tố nào để làm cho chúng

có thể so sánh đƣợc với nhau.

2.2.3. Xác định trọng số

Xác định trọng số cho các chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá tính hợp

lý về vị trí không gian của phƣơng án quy hoạch. Một phƣơng án đánh giá cần có

rất nhiều chỉ tiêu, nhƣng không phải mức độ quan trọng của chỉ tiêu nào cũng giống

nhau. Đại đa số các trƣờng hợp là khác nhau và cần phải xác định mức độ quan

trọng tƣơng đối của chúng. Trọng số của các chỉ tiêu có thể tính thông qua thuật

toán thống kê, phép đo, hoặc dựa trên kinh nghiệm, hiểu biết chủ quan của chuyên

gia. Quá trình phân tích phân cấp (Analytical Hierarchy Process - AHP) đƣợc phát

triển bởi Thomas L. Saaty là một kỹ thuật đƣa ra quyết định mà ở đó có một số hữu

hạn các lựa chọn, nhƣng mỗi lựa chọn lại có những đặc tính khác nhau, khó khăn

trong việc quyết định.

Mô hình này đặc biệt hữu dụng khi phải đƣa ra quyết định trong một nhóm

Page 40: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

32

làm việc. AHP có thể giúp xác định và đánh giá lƣợng hóa các tiêu chí, phân tích

các dữ liệu thu thập đƣợc theo các tiêu chí đó, và thúc đẩy việc ra quyết định nhanh

hơn, chính xác hơn. Nó giúp cân nhắc và đo lƣờng các yếu tố cả về chủ quan và

khách quan, tạo nên một cơ chế hữu dụng để đảm bảo tính nhất quán trong việc

đánh giá, đo lƣờng các giải pháp và các đề xuất đƣợc đƣa ra trong nhóm làm việc.

Quy trình AHP dựa trên một loạt các cặp so sánh các tiêu chí với nhau, sau đó các

cặp so sánh đó đƣợc kết hợp lại. Một quy trình AHP có thể đƣợc tóm tắt thành các

bƣớc sau [23]:

1. Xác định các phƣơng án có thể có, và xác định các tiêu chí quan trọng trong

việc quyết định;

2. Với mỗi tiêu chí của mỗi cặp phƣơng án, ngƣời ra quyết định sẽ thể hiện ý

kiến của mình về tầm quan trọng của chúng so với nhau (Ví dụ địa điểm của

phƣơng án A tốt hơn địa điểm của phƣơng án B) dƣới dạng một phân số có giá trị từ

1/9 - 9;

3. Ngƣời ra quyết định sẽ xác định tầm quan trọng tƣơng đối của các tiêu chí.

Ví dụ, nếu đang cân nhắc phƣơng án mua một căn nhà, nhà đầu tƣ có thể nói rằng

với tôi địa điểm là quan trọng nhất, sau đó đến giá cả và cuối cùng là thời gian;

4. Mỗi ma trận về tầm quan trọng này sẽ đƣợc đánh giá bằng cách sử dụng các

giá trị số để đảm bảo tính thống nhất của câu trả lời. Bƣớc này sẽ sinh ra một "hệ số

nhất quán" và giá trị bằng "1" nghĩa là các tiêu chí và tầm quan trọng của chúng đã

thực sự nhất quán. Tuy nhiên, giá trị này sẽ nhỏ hơn một nếu ngƣời ra quyết định

nói rằng: X quan trọng hơn Y, Y quan trọng hơn Z và Z lại quan trọng hơn X (vị trí

nhƣ vậy sẽ không nhất quán với nhau) Chính đây là bƣớc tạo nên làm cho mọi

ngƣời tin rằng AHP là một mô hình, mà trên lý thuyết, nó đƣợc xây dựng có căn cứ

vững chắc;

5. Sau đó, mỗi phƣơng án sẽ đƣợc tính toán và cho điểm. Dựa trên số điểm có

đƣợc, quyết định cuối cùng sẽ đƣợc lựa chọn.

Hình 2.5. Thang điểm so sánh các chỉ tiêu

1 3 5 7 9 1/5 1/7 1/9

Quan

trọng

nhƣ

nhau

Quan

trọng

hơn

Quan

trọng

nhiều

hơn

Rất

quan

trọng

hơn

Ít

quan

trọng

hơn

Rất ít

quan

trọng

cùng ít

quan

trọng

1/3

Ít

quan

trọng

nhiều

hơn

cùng

quan

trọng

hơn

Page 41: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

33

Xét một ví dụ về mức độ quan trọng của các chỉ tiêu X1; X2; X3:

X1 so với X2 = 1/3 (X2 quan trọng hơn X1)

X1 so vơi X3 = 5 (X1 quan trọng hơn nhiều X3)

X2 so với X3 = 7 (X2 quan trọng hơn rất nhiều X3)

a. Mức độ quan trọng của

các chỉ tiêu

X1 X2 X3

X1 1 1/3 5

X2 3 1 7

X3 1/5 1/7 1

Tổng 21/5 31/21 13

b. Chuẩn hoá ma trận

X1 X2 X3

X1 5/21 7/31 5/3

X2 5/7 21/31 7/13

X3 1/21 3/3 1/3

Tổng 1 1 1

c. Trọng số

của các chỉ

tiêu

WX1 0,2828

WX2 0,643

WX3 0,0738

Hình 2.6. Mức độ quan trọng của các chỉ tiêu và cách tính trọng số

Ma trận mức độ quan trọng của các chỉ tiêu thƣờng đƣợc xây dựng dựa trên ý

kiến chuyên gia. Đối với ma trận này cần chú ý các vấn đề sau:

- Thứ nhất: Đây là ma trận phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của ngƣời ra quyết

định. Ví dụ chỉ tiêu X1 quan trọng hơn chỉ tiêu X2 nhƣng giá trị quan trọng gấp bao

nhiêu lần thì có thể tuỳ từng ngƣời.

- Thứ hai: Cần phải xem xét đến tính nhất quán của đánh giá. Tức là nếu chỉ

tiêu X2 quan trọng gấp 3 lần chỉ tiêu X1, chỉ tiêu X1 quan trọng gấp 5 lần chỉ tiêu

X3 thì về toán học, chỉ tiêu X2 sẽ quan trọng gấp 15 lần chỉ tiêu X3. Tuy nhiên, ý

kiến chuyên gia trong thực tế sẽ không phải nhƣ vậy do họ không bao quát đƣợc

tính logic của ma trận so sánh (và cũng không nên cố gắng bao quát nhằm đảm bảo

tính khách quan của đánh giá).

Vậy có phƣơng pháp nào đánh giá tính hợp lý của các giá trị mức độ quan

trọng của các chỉ tiêu? Theo Thomas L. Saaty, ta có thể sử dụng tỷ số nhất quán của

dữ liệu (Consistency Ratio - CR). Tỷ số này so sánh mức độ nhất quán với tính

khách quan (ngẫu nhiên) của dữ liệu [22]:

(2.3)

CI: Chỉ số nhất quán (Consistency Index)

RI: Chỉ số ngẫu nhiên (Random Index) RI

CICR

Page 42: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

34

1

max

n

nCI

(2.4)

nn

n

i

nn

n

i

n

n

i

n

n

i

n

w

w

w

w

w

w

w

w

n

1

33

1

3

22

1

2

11

1

1

...1

max (2.5)

Đối với mỗi một ma trận so sánh cấp n, T.L. Saaty đã thử nghiệm tạo ra các

ma trận ngẫu nhiên và tính chỉ số CI trung bình của chúng và gọi là RI - chỉ số ngẫu

nhiên (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Giá trị RI ứng với từng số lượng chỉ tiêu n [22]

n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

RI 0 0 0,58 0,90 1,12 1,24 1,32 1,41 1,45 1,49

Nếu giá trị tỷ số nhất quán CR < 0.1 là chấp nhận đƣợc, nếu lớn hơn đòi hỏi

ngƣời ra quyết định thu giảm sự không đồng nhất bằng cách thay đổi giá trị mức độ

quan trọng giữa các cặp chỉ tiêu.

Theo ví dụ ở hình 2.6, ta có các giá trị tính toán kiểm tra tính nhất quán của dữ

liệu là:

n = 3 RI = 0.58

max = 3.0967 CR = 0.0834 (< 0.1 thoả mãn)

CI = 0.0484

2.2.4. Tích hợp các chỉ tiêu

Sau khi đã phân khoảng và tính trọng số của các chỉ tiêu thì việc tích hợp

chúng cho ta tính đƣợc chỉ số thích hợp hay kết quả cuối cùng của các chỉ tiêu. Đây

thực chất là một tổ hợp của các chỉ tiêu khác nhau. Công thức tính chỉ số cuối cùng là:

)(1

i i

n

i

XWS

(2.6)

S: Chỉ số thích hợp; Wi: Trọng số của chỉ tiêu i;

n: Tổng số chỉ tiêu; Xi: Điểm của chỉ tiêu i.

Kết quả cuối cùng của phân tích đa chỉ tiêu là bản đồ với chỉ số thích hợp

cho từng vị trí. Trên cơ sở đó, ngƣời ra quyết định sẽ lựa chọn phƣơng án thích hợp

nhất là một trong số các phƣơng án có chỉ số cao nhất.

λmax: Giá trị đặc trƣng của ma trận

n: số chỉ tiêu (trong ví dụ trên n = 4)

Page 43: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

35

2.3. Quy trình đánh giá tính hợp lý về không gian của phƣơng án quy

hoạch sử dụng đất

Qua những nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu trên đề tài xin đƣa ra một quy

trình đánh giá nhƣ sau (hình 2.7):

Hình 2.7. Quy trình đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương án quy

hoạch sử dụng đất bằng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu.

Thu thập tài liệu, số liệu khu vực nghiên cứu và tài liệu chuyên môn

Chuẩn bị dữ liệu đầu vào

Xác định các yêu cầu đánh giá tính hợp lý của phương án quy hoạch

Tính điểm kết hợp của các lớp (Raster giá trị hợp lý)

Phân loại và tính điểm các lớp đầu vào

Phân tích tính hợp lý của phương án quy hoạch

Tính trọng số của từng chỉ tiêu (AHP)

Tính điểm phương án quy hoạch

Lựa chọn loại đất cần đánh giá

Lựa chọn loại đất khác

Page 44: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

36

Bước 1: Thu thập tài liệu, số liệu khu vực nghiên cứu và tài liệu chuyên môn

Đây là bƣớc đầu tiên trong quy trình lựa chọn địa điểm. Mục đích là tìm hiểu

về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu. Đồng thời thu thập các tài

liệu bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa chất, các số liệu

thống kê, báo cáo quy hoạch,… của khu vực. Các tài liệu chuyên môn cần thu thập

là các quy định của pháp luật, quy phạm kỹ thuật về lựa chọn vị trí quy hoạch của

một số loại đất, các báo cáo và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Bước 2: Chuẩn bị dữ liệu đầu vào

Từ các nguồn bản đồ thu thập đƣợc, tiến hành chuyển sang định dạng

Geodatabase trong phần mềm ArcGIS và tách các lớp cần thiết, giữ và tạo thêm các

trƣờng thuộc tính quan trọng liên quan đến vấn đề đánh giá. Nhiệm vụ quan trọng

của bƣớc này là cung cấp dữ liệu đầu vào và đảm bảo mối quan hệ topology giữa

các đối tƣợng. Muốn vậy, cần thiết lập quy tắc topology và tiến hành kiểm tra, sửa

lỗi để tạo ra dữ liệu có chất lƣợng.

Bước 3: Lựa chọn loại đất cần đánh giá, xác định các yêu cầu đánh giá

Có nhiều loại đất đƣợc quy hoạch trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Để

đánh giá quy hoạch sử dụng đất của một khu vực ta cần đánh giá tất cả các loại đất

đƣợc quy hoạch trong khu vực đó xem có phù hợp không. Tuy nhiên ta cũng có thể

xem xét đánh giá một số loại đất mang tính phổ biến ở khu vực đó và có tính quyết

định lớn đến kinh tế, xã hội, môi trƣờng ở khu vực đó để đánh giá.

Quy hoạch sử dụng đất là một quy hoạch mang tính tổng thể vì vậy việc xác

định các yêu cầu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phƣơng án quy hoạch

đòi hỏi phải có những kiến thức chuyên môn về nhiều lĩnh vực. Các yêu cầu này

liên quan chặt chẽ với mục đích (loại đất đƣợc quy hoạch) và các yếu tố tự nhiên,

kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Bước 4: Phân loại tính điểm các lớp đầu vào, tính trọng số cho các chỉ tiêu,

tính giá trị hợp lý

a. Phân loại và tính điểm các lớp đầu vào

Trong quá trình xác định yêu cầu đánh giá thì các yếu tố cần để đánh giá sẽ

đƣợc đặt ra. Có rất nhiều các yếu tố dùng để đánh giá tính hợp lý về vị trí không

gian của phƣơng án quy hoạch, chẳng hạn nhƣ yếu tố về hiện trạng sử dụng đất, thổ

nhƣỡng, địa chất, thủy văn, giao thông,... Những yếu tố này sẽ đƣợc phân loại và

Page 45: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

37

cho điểm theo từng trƣờng hợp cụ thể. Ví dụ, trong việc đánh giá tính hợp lý về vị

trí không gian của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất ở thì khoảng cách đến trƣờng

học càng gần càng tốt, nhƣng phƣơng án quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa thì

càng xa càng tốt. Để phân loại và tính điểm cho các yếu tố đầu vào theo các chỉ tiêu

trên ta sử dụng GIS để tạo ra các raster khoảng cách đến các đối tƣợng đầu vào nhƣ

giao thông, dân cƣ, trƣờng học,... và tính điểm cho các yếu tố liên quan đến tính

chất nhƣ hiện trạng sử dụng đất, thổ nhƣỡng, địa hình,... Các dữ liệu đầu vào đều

phải dựa theo phƣơng án quy hoạch, tức là lấy ở thời điểm cuối kỳ quy hoạch chứ

không phải ở thời điểm hiện tại.

b. Tính trọng số cho các chỉ tiêu

Các chỉ tiêu đƣợc dùng để đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của

phƣơng án quy hoạch sử dụng đất là tƣơng đối nhiều và không đồng nhất về mức độ

ảnh hƣởng của nó đến việc đánh giá phƣơng án quy hoạch. Để đánh giá nhanh đƣợc

mức độ ảnh hƣởng của các chỉ tiêu trên thì có rất nhiều phƣơng pháp để xác định

nhƣ: phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp kinh nghiệm, phƣơng pháp chuyên gia,...

Với những ƣu điểm của quá trình phân tích phân cấp (AHP) nhƣ đã trình bày ở trên,

đề tài đã sử dụng AHP để xác định mức độ ảnh hƣởng của các chỉ tiêu bằng phƣơng

pháp chuyên gia.

- Tính trọng số của nhóm: ở bƣớc trên ta đã thành lập đƣợc các nhóm chỉ tiêu

nhờ vào việc phân loại các chỉ tiêu. Các nhóm chỉ tiêu gồm một số các chỉ tiêu cùng

loại hay có tính đồng nhất về giá trị cần đánh giá hoặc có những ảnh hƣởng giống

nhau lên đối tƣợng quy hoạch. Đây chính là quá trình phân cấp đánh giá, nhóm

đƣợc coi là chỉ tiêu cấp 1, các chỉ tiêu trong nhóm đó đƣợc coi là chỉ tiêu cấp 2.

Việc đầu tiên là xác định trọng số của chỉ tiêu cấp 1 (trọng số của các nhóm chỉ

tiêu). Chúng ta lập một ma trận vuông (gọi là ma trận ƣu tiên) của các nhóm gồm n

dòng và n cột (n là số nhóm). Các giá trị trong ma trận là mức độ ƣu tiên của nhóm

hàng i so với nhóm cột j. Chúng đƣợc lập dựa trên căn cứ vào tình hình thực tế của

khu vực, ý kiến của các chuyên gia, của ngƣời ra quyết định. Các bƣớc tính toán

trọng số đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp AHP đã trình bày ở trên.

- Tính trọng số của các chỉ tiêu trong từng nhóm: sau khi tính trọng số của

các nhóm chỉ tiêu, ta tiến hành lập ma trận ƣu tiên cho các chỉ tiêu trong từng nhóm

và tính trọng số cho các chỉ tiêu.

Page 46: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

38

- Tính trọng số chung của các chỉ tiêu: trọng số cuối cùng của các chỉ tiêu

đƣợc tính bằng cách tích hợp trọng số của nhóm với trọng số của chỉ tiêu đó trong

từng nhóm. Hình 2.8 thể hiện kết quả tổng hợp của việc tính trọng số cho các chỉ tiêu.

Hình 2.8. Cách tính trọng số của các chỉ tiêu (TS: trọng số).

c. Tính giá trị hợp lý

Raster giá trị hợp lý đƣợc tính toán từ việc kết hợp các raster giá trị đầu vào

đã đƣợc phân loại và tính điểm ở trên với các trọng số tƣơng ứng của từng lớp chỉ

tiêu cụ thể. Với ví dụ nhƣ sơ đồ trên thì lớp raster giá trị hợp lý sẽ đƣợc tính toán nhƣ sau:

Raster giá trị hợp lý = (Raster a1 x mm1) + (Raster a2 x mm2) + (Raster a3 x

mm3) + (Raster b1 x ll1) + (Raster b2 x ll2) +(Raster c1 x kk1) + (Raster c2 x kk2)

(Raster là các raster điểm đã đƣợc thực hiện ở bƣớc phân loại và tính điểm

các lớp đầu vào; mm1 = m x m1 là trọng số cuối cùng của chỉ tiêu a1, tƣơng tự là

trọng số cuối cùng của các chỉ tiêu tƣơng ứng).

Bước 5. Tính điểm cho phương án quy hoạch

Trong quy hoạch sử dụng đất, nhƣ đã nói ở trên nó là một quy hoạch mang

tính bao quát lớn cho nên việc quy hoạch một loại đất sẽ có nhiều vị trí quy hoạch

khác nhau nên đòi hỏi phải tính điểm cho tất cả các vị trí quy hoạch đó. Việc tính

điểm trung bình cho các đối tƣợng quy hoạch đƣợc dựa trên việc thống kê, tính toán

các pixel điểm trong vùng đƣợc quy hoạch, nghĩa là mỗi thửa đất quy hoạch (vị trí

quy hoạch) sẽ đƣợc tính điểm trung bình dựa trên việc lấy tổng giá trị của tất cả các

pixel trên raster giá trị hợp lý nằm trong vùng thửa quy đất quy hoạch chiếm dụng

chia cho số lƣợng pixel.

Cấp 1

Cấp 2

Trọng

số

chung m x m1 m x m2 m x m3 l x l1 l x l2 k x k1 k x k2

Vị trí hợp lý nhất

Nhóm chỉ tiêu

A

TS: m

Nhóm chỉ tiêu

B

TS: l

Nhóm chỉ tiêu

C

TS: k

Chỉ

tiêu

a1

TS: m1

Chỉ

tiêu

a2

TS: m2

Chỉ

tiêu

a3

TS: m3

Chỉ

tiêu

b1

TS: l1

Chỉ

tiêu

b2

TS: l2

Chỉ

tiêu

c1

TS: k1

Chỉ

tiêu

c2

TS: k2

Page 47: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

39

Hình 2.9. Phương pháp tính điểm cho phương án quy hoạch

Sau khi đánh giá xong cho loại đất này ta tiến hành đánh giá cho loại đất tiếp

theo trong quy hoạch sử dụng đất. Khi tất cả các loại đất cần đánh giá đã đƣợc tính

điểm ta chuyển sang bƣớc tiếp theo là đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của

các đối tƣợng trong phƣơng án quy hoạch.

Bước 6. Đánh giá tính hợp lý của các phương án quy hoạch, hiển thị và trình

bày kết quả đánh giá

Mỗi một loại đất quy hoạch trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất sẽ có nhiều

vị trí quy hoạch khác nhau do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa

phƣơng khác nhau mà sự bố trí của chúng cũng khác nhau. Việc đánh giá đƣợc

những vị trí quy hoạch đó có hợp lý hay không hợp lý về mặt không gian là một vấn

đề cần giải quyết. Nó không giống nhƣ một bài toán lựa chọn là chúng ta có một

khu vực hoặc một vài vị trí đã định để khảo sát đặt một địa điểm tối ƣu nhất nhƣng

đánh giá thì ngƣợc lại chúng ta có một vài địa điểm đã đƣợc bố trí và xem sự bố trí

đó đã hợp lý chƣa, nghĩa là chấm điểm cho tất cả các vị trí và đƣa ra một mức điểm

sàn để làm chuẩn mực xét. Nhƣ vậy nếu vị trí nào qua điểm sàn thì có nghĩa là đã

đạt đƣợc tính hợp lý nhất định. Tuy nhiên việc xác định giá trị chuẩn này là một vấn

đề khó bởi nó còn liên quan đến các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực

quy hoạch. Chẳng hạn tại khu vực nghiên cứu A thì các yếu tố ảnh hƣởng đến quy

hoạch X là rất thuận lợi cho nên điểm giá trị hợp lý cho việc lựa chọn hay đánh giá

Page 48: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

40

các vị trí quy hoạch X trong khu vực A là rất cao, còn khu vực B các yếu tố này lại

có nhiều bất lợi cho việc quy hoạch X nên điểm đánh giá cho các vị trí quy hoạch X

sẽ ở mức thấp.

Sau khi đã có điểm chuẩn để đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của

phƣơng án quy hoạch ta tiến hành phân loại, đánh giá dựa trên điểm chuẩn đó. Việc

phân loại này có thể phân làm nhiều mức nhƣ hợp lý cao, hợp lý, không hợp lý và

rất không hợp lý.

Việc trình bày kết quả là một khâu quan trọng giúp ngƣời xem hiểu đƣợc

những điều mà ngƣời phân tích muốn chỉ ra hay những thông tin mà ngƣời xem

quan tâm, tìm hiểu. GIS có những công cụ hiển thị rất mạnh giúp hiển thị và thiết

lập hiển thị nhiều cách thức khác nhau giúp truyền đạt thông tin nhanh chóng dễ

hiểu đến ngƣời xem.

Page 49: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

41

Chƣơng 3 - THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ VỊ TRÍ

KHÔNG GIAN CỦA PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG

ĐẤT THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Thị xã Phúc Yên nằm ở phía Đông của tỉnh Vĩnh Phúc, có tổng diện tích tự

nhiên 12.010,35 ha; chiếm 10,28% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Có vị trí địa lý

từ 105022’ đến 105

041’ độ kinh Đông và 21

022’ đến 21

035’ độ vĩ Bắc.

Hình 3.1. Vị trí của thị xã Phúc Yên trong tỉnh Vĩnh Phúc

- Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên;

- Phía Đông giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội;

- Phía Nam giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội;

- Phía Tây giáp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Thị xã Phúc Yên có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 phƣờng (Xuân

Hòa, Đồng Xuân, Trƣng Trắc, Trƣng Nhị, Hùng Vƣơng, Phúc Thắng) và 4 xã (Cao

Minh, Nam Viên, Tiền Châu, Ngọc Thanh).

Page 50: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

42

b. Địa hình, địa mạo

Thị xã Phúc Yên thuộc vùng trung du tiếp giáp núi cao của tỉnh Vĩnh Phúc,

địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và mang tính đa dạng, đƣợc chia làm 2 vùng

chính:

- Vùng đồi núi bán sơn địa: Vùng này gồm có các xã Ngọc Thanh, Cao Minh

và phƣờng Xuân Hòa, với diện tích khoảng 9.300 ha.

- Vùng đồng bằng: Vùng này gồm các xã Nam Viên, Tiền Châu và các

phƣờng Phúc Thắng, Hùng Vƣơng, Trƣng Trắc, Trƣng Nhị, với diện tích khoảng

2.700 ha.

c. Khí hậu

Thị xã Phúc Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng bắt

đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC - 23,5

oC; Tổng số giờ nắng trung

bình năm là 1.646 giờ.

- Tổng lƣợng mƣa trung bình năm 1.650 mm; lƣợng mƣa không đồng đều

trong năm, thƣờng tập trung từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Độ ẩm không khí

trung bình năm từ 84-86%.

- Gió có 2 hƣớng chủ yếu là gió Đông - Nam (từ tháng 4 đến 9); gió Đông

Bắc (trong các tháng còn lại) thƣờng kéo theo không khí lạnh và sƣơng muối gây

ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp vụ Đông xuân.

Nhìn chung khí hậu của thị xã khá thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt; tuy

nhiên do địa hình của thị xã có đồi núi cao nên khí hậu cũng có sự chi phối của khí

hậu vùng cao (chủ yếu ở khu vực xã Ngọc Thanh).

d. Thuỷ văn

Hệ thống thuỷ văn của thị xã Phúc Yên chịu ảnh hƣởng trực tiếp chế độ nƣớc

của hệ thống sông Cà Lồ, hồ Đại Lải, sông Bá Hanh. Chỉ tính riêng khu vực thị xã

thì việc điều tiết nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt luôn đảm bảo trong năm.

Sông Cà Lồ là nguồn cung cấp nƣớc tƣới chủ yếu cho thị xã thông qua các

trạm bơm là nguồn cung cấp nƣớc và tiêu thoát nƣớc quan trọng cho sản xuất nông

nghiệp.

Page 51: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

43

Sông Bá Hanh bắt nguồn suối Nhảy Nhót giữa xã Trung Mỹ huyện Bình

Xuyên và xã Ngọc Thanh thị xã Phúc Yên sau đó nhập vào sông Cánh và đổ vào

sông Cà Lồ.

Hồ Đại Lải của thị xã có diện tích khá lớn, nằm ở vùng đồi núi thuộc xã

Ngọc Thanh và Cao Minh. Do vậy, ngoài tác dụng điều tiết khí hậu, nguồn nƣớc

cho sinh hoạt và sản xuất, hồ Đại Lải cùng với các điều kiện môi trƣờng và sinh thái

xung quanh góp phần tạo nên điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch nghỉ

dƣỡng.

Ngoài ra trên địa bàn thị xã còn có các đầm nhƣ Đầm Rƣợu và các hồ nhỏ, vừa có

tác dụng cung cấp nƣớc và điều hòa môi trƣờng sinh thái trong khu vực.

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

- Về tính chất thổ những của đất, được chia làm các loại đất chủ yếu sau:

+ Đất Feralitic có màu nâu vàng, đƣợc hình thành trên nền phù sa cổ; đất

thƣờng chua, cấu tƣợng viên tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình,

thuận lợi cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâm nghiệp và trồng hoa màu.

+ Đất Feralitic có màu vàng hoặc đỏ đƣợc hình thành trên phiến thạch sét;

loại đất này thích hợp với trồng rừng, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.

+ Đất Feralitic có màu vàng đỏ hoặc vàng xám đƣợc hình thành trên đá

Macma, nằm ở tầng đất mặt mỏng, đất chua, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.

+ Đất Feralitic có màu vàng đỏ hoặc vàng xám đƣợc hình thành trên đá thạch

quăczit cuội kết, dăm kết. Đất thƣờng ở dạng trơ sỏi đá, tính chất dinh dƣỡng

nghèo.

+ Đất Feralitic xói mòn mạnh, trơ sỏi đá nằm trên địa hình dốc thoải, đƣợc

phân bố dọc theo quốc lộ 2 từ Phúc Yên đi Vĩnh Yên.

- Về phân bố địa hình: nhóm đất phù sa có diện tích khoảng 1/3 diện tích của

thị xã và phân bổ ở các xã Cao Minh, Nam Viêm, Tiền Châu. Nhóm đất đồi núi

chiếm khoảng 2/3 diện tích của thị xã, phân bố khá tập trung ở xã Ngọc Thanh,

phƣờng Xuân Hoà.

Page 52: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

44

Do đất đai của thị xã khá đa dạng, điều kiện khí hậu, môi trƣờng ít ô nhiễm,

cùng với vị trí địa lý thuận lợi (gần thủ đô Hà Nội và thành phố Vĩnh Yên) đã tạo

điều kiện cho đất đai của thị xã trở thành nguồn tài nguyên có giá trị khai thác cao.

b. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: nguồn nƣớc mặt của thị xã rất dồi dào không chỉ do

lƣợng nƣớc mƣa mà còn do trên địa bàn có các sông, hồ, đập có trữ lƣợng nƣớc lớn.

- Nguồn nước ngầm: nguồn nƣớc ngầm của thị xã đã đƣợc thăm dò nhƣng

đánh giá chƣa đƣợc đầy đủ, qua một số công trình nghiên cứu cho thấy trữ lƣợng

tƣơng đối phong phú và phân bố rộng. Độ sâu khai thác không chênh lệch lớn giữa

các vùng, chất lƣợng nƣớc ngầm tƣơng đối tốt, phù hợp với sản xuất, công nghiệp

và sinh hoạt của nhân dân.

c. Tài nguyên rừng

- Hiện trạng đất lâm nghiệp: thị xã hiện có 4.613,12 ha đất rừng, chiếm

38,40% diện tích tự nhiên. Trong đó rừng sản xuất có 2.718,02 ha; rừng phòng hộ

có 1.360,60 ha và rừng đặc dụng có 534,50 ha. Phần lớn diện tích rừng thuộc địa

phận xã Ngọc Thanh (4.381,97 ha).

- Trữ lượng rừng: trữ lƣợng rừng của thị xã kể cả động thực vật đều nghèo;

chủ yếu rừng phục vụ phòng hộ và kết hợp tạo cảnh quan môi trƣờng, du lịch sinh

thái, chống xói mòn.

3.1.2. Điều kinh tế - xã hội

a. Thực trạng phát triển kinh tế

Năm 2010 tổng giá trị sản xuất của thị xã đạt khoảng 31.026 tỷ đồng, trong đó:

ngành công nghiệp xây dựng đạt 29.180 tỷ đồng (gấp khoảng 2,4 lần so với năm 2005);

khối ngành dịch vụ đạt khoảng 1.739 tỷ đồng (gấp 1,7 lần) và khối ngành nông, lâm

nghiệp, thủy sản đạt khoảng 107 tỷ đồng (gấp hơn 1,3 lần).

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của thị xã có sự chuyển dịch khá mạnh,

tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp -

thủy sản. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 92,43% năm 2005 lên 94,82%

năm 2010, trung bình mỗi năm tăng lên 0,6%/năm. Tỷ trọng ngành thƣơng mại - dịch vụ

lên xuống thất thƣờng và ổn định ở mức 4-6% cho cả giai đoạn. Tỷ trọng ngành nông -

Page 53: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

45

lâm nghiệp - thủy sản giảm từ 0,78% năm 2005 xuống 0,45% năm 2009 và 0,41% năm

2010.

Bảng 3.1. Tăng trưởng kinh tế của thị xã Phúc Yên qua các năm [5]

2005 2008 2009 2010 2005-2010

Tổng giá trị sản xuất 11.533,80 27.678 27.933,00 31.026,00 23,05

- Công nghiệp, xây dựng 10.894,50 26.622 26.289,00 29.180,00 21,78

- Dịch vụ 557,00 945,00 1.539,00 1.739,00 25,57

- Nông, lâm nghiệp, thủy

sản

82,30 102,00 105,00 107,00 5,37

Tổng giá trị gia tăng 2.561,40 5.482,20 5.895,10 6.607,30 20,87

- Công nghiệp xây dựng 2.097,10 4.711,90 4.694,40 5.257,70 20,18

- Dịch vụ 412,50 704,90 1.137,20 1.284,90 25,51

- Nông, lâm nghiệp, thủy

sản

51,80 63,40 63,50 64,70 4,59

b. Dân số, lao động

Theo số liệu thống kê năm 2010, thị xã Phúc Yên có 94.181 ngƣời; trong đó

nam chiếm 43,30%, nữ 56,70%. Dân số thành thị chiếm 59,11%, dân số nông thôn

40,89%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,4%. Số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm

62,22% dân số, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm khoảng

84,69% nguồn lao động; trong đó lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây

dựng chiếm 55,4% [5].

c. Cơ sở hạ tầng xã hội

Đến năm 2009 cơ sở văn hóa của thị xã có 05 thƣ viện (cấp xã); có 07 đài,

trạm truyền thanh xã và 01 đài truyền thanh thị xã; có 26/60 di tích lịch sử đƣợc xếp

hạng. Trên địa bàn thị xã có 3 bệnh viện lớn, 02 phòng khám khu vực, 01 trung tâm

kế hoạch hóa gia đình, 35 phòng khám tƣ nhân, 10 trạm y tế xã phƣờng; có 830

giƣờng bệnh. Toàn thị xã có 12 trƣờng mẫu giáo, 15 trƣờng tiểu học, 12 trƣờng

trung học cơ sở và 5 trƣờng trung học phổ thông. Tổng số học sinh từ bậc tiểu học

trở lên là 15200, số giáo viên là 1010 ngƣời. Cơ sở thể dục thể thao hiện có trên địa

bàn gồm nhà thi đấu thể thao khu trung tâm, sân vận động; có 14 sân tennis; có 11 câu

lạc bộ thể dục thể thao.

Page 54: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

46

d. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai, đoạn đi qua thị xã 3,4 km, chiếm diện tích 6,6 ha,

có ga Phúc Yên là ga hành khách và hàng hóa dài 400 m, rộng 50 m, diện tích 2,0 ha.

- Đƣờng bộ có Quốc lộ 2 đoạn đi qua thị xã với chiều dài 5,92 km, Quốc lộ

23 đoạn đi qua thị xã dài 2,3 km, đƣờng Quốc lộ 2 đi Làng Mới và đƣờng Xuyên Á

đi qua thị xã đang đƣợc triển khai thực hiện.

- Các tuyến đƣờng đô thị quan trọng trong thị xã đã đƣợc xây dựng nhƣ

Đƣờng Lê Quang Đạo, đƣờng Phạm Văn Đồng, đƣờng Nguyễn Văn Linh, đƣờng

Đại Lải - Lập Đinh đi Sóc Sơn và đi Thái Nguyên, đƣờng từ đập tràn UBND xã

Ngọc Thanh đi Thanh Cao, đƣờng đèo Nhe đi đèo Khế và đƣờng Lập Đinh đi An

Thịnh ở xã Ngọc Thanh. Ngoài ra còn có gần 100 km đƣờng giao thông nội thị và

giao thông nông thôn.

- Bến, bãi đỗ xe có diện tích 0,2 ha ở trung tâm thị xã, cạnh Quốc lộ 2; do

diện tích hẹp nên cần nghiên cứu mở rộng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách

trong tƣơng lai.

Thị xã Phúc Yên đang sử dụng nguồn từ điện lƣới quốc gia 110 KV khu vực miền

Bắc trực tiếp từ trạm 110 KV Vĩnh Yên - Đông Anh thông qua trạm 35/10 KV Phúc Yên.

Ngoài ra trong khu vực còn có các cơ sở công nghiệp lớn nhƣ Toyota và Honda đƣợc cấp

điện trực tiếp từ trạm 110 KV Vĩnh Yên bằng tuyến đƣờng dây 35KV. Lƣới điện thị xã

Phúc Yên gồm có đƣờng dây 35 KV, 10 KV và 0,6 KV. Toàn bộ thị xã đều có điện lƣới

phục vụ dân sinh và chiếu sáng công cộng, mức tiêu thụ bình quân 350 KV/h/ngƣời/năm.

e. Tình hình sử dụng đất

Tính đến ngày 31/12/2010, tổng diện tích tự nhiên của thị xã là 12.013,05 ha; cơ

cấu các loại đất, nhƣ sau:

+ Đất nông nghiệp : 8.295,42 ha; chiếm 69,05% diện tích tự nhiên

+ Đất phi nông nghiệp : 3.536,11 ha; chiếm 29,44% diện tích tự nhiên

+ Đất chƣa sử dụng : 182,65 ha; chiếm 1,52% diện tích tự nhiên

Số liệu cơ cấu các loại đất trên địa bàn thị xã Phúc Yên cho thấy diện tích đất

nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao 69,05%. Đây là đặc trƣng của thị xã với nền kinh

tế đang chuyển dần sang công nghiệp và du lịch.

Page 55: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

47

Bảng 3.2. Diện tích,cơ cấu các loại đất của thị xã Phúc Yên năm 2010 [19]

STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Mã Diện tích (ha) Cơ cấu ( % )

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 12.013,05 100,00

1 NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 8.295,42 69,05

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 3.556,68 29,61

1.1.1 * Đất trồng cây hàng năm CHN 2.747,31 22,87

1.1.1.1 - Đất trồng lúa LUA 2.211,42 18,41

1.1.1.2 - Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC(a) 535,89 4,46

1.1.2 * Đất trồng cây lâu năm CLN 809,37 6,74

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 4.586,33 38,18

1.2.1 * Đất rừng sản xuất RSX 2.691,23 22,40

1.2.2 * Đất rừng phòng hộ RPH 1.360,60 11,33

1.2.3 * Đất rừng đặc dụng RDD 534,50 4,45

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 149,22 1,24

1.4 Đất làm muối LMU 0 0

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 3,19 0,03

2 NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 3.534,98 29,43

2.1 * Đất ở OTC 847,33 7,05

2.1.1 - Đất ở tại nông thôn ONT 446,20 3,71

2.1.2 - Đất ở tại đô thị ODT 401,13 3,34

2.2 * Đất chuyên dùng CDG 1.985,61 16,53

2.2.1 - Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp CTS 30,78 0,26

2.2.2 - Đất quốc phòng CQP 118,76 0,99

2.2.3 - Đất an ninh CAN 1,76 0,01

2.2.4 - Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 955,63 7,95

2.2.4.1 + Đất khu công nghiệp SKK 68,61 0,57

2.2.4.2 + Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 840,95 7,00

2.2.4.3 + Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0 0

2.2.4.4 + Đất sản xuất vật liệu xây dựng SKX 46,07 0,38

2.2.5 - Đất có mục đích công cộng CCC 878,68 7,31

2.2.5.1 + Đất giao thông DGT 504,52 4,20

2.2.5.2 + Đất thuỷ lợi DTL 199,30 1,66

2.2.5.3 + Đất công trình năng lợng DNL 2,24 0,02

2.2.5.4 + Đất công trình bu chính viễn thông DBV 1,46 0,01

2.2.5.5 + Đất cơ sở văn hóa DVH 3,70 0,03

2.2.5.6 + Đất cơ sở y tế DYT 11,52 0,10

2.2.5.7 + Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 92,13 0,77

2.2.5.8 + Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 59,15 0,49

2.2.5.9 + Đất cơ sở nghiên cứu khoa học DKH 0 0

2.2.5.10 + Đất cơ sở dịch vụ về xã hội DXH 0 0

2.2.5.11 + Đất chợ DCH 2,09 0,02

2.2.5.12 + Đất có di tích, danh thắng LDT 1,58 0,01

Page 56: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

48

2.2.5.13 + Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC 0,99 0,01

2.3 * Đất tôn giáo, tín ngƣỡng TTN 14,08 0,12

2.4 * Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 51,50 0,43

2.5 * Đất sông suối và mặt nƣớc CD SMN 636,46 5,30

2.6 * Đất phi nông nghiệp khác PNK 0 0

3 NHÓM ĐẤT CHA SỬ DỤNG CSD 182,65 1,52

3.2. Giới thiệu về phƣơng án quy hoạch sử dụng đất của thị xã Phúc Yên

đến năm 2020

Phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thị xã Phúc Yên đang

đƣợc lập theo quy định của Luật Đất đai. Hiện nay phƣơng án quy hoạch đang trong

quá trình hội thảo, chỉnh sửa để thông qua Hội đồng nhân dân thị xã. Dự kiến đến

đầu năm 2012 phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thị xã Phúc Yên

sẽ đƣợc hoàn thành. Hiện tại đề tài sử dụng số liệu trong Dự thảo Báo cáo thuyết

minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 2011-2015 của

thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy đây chƣa phải là số liệu chính thức nhƣng số

liệu trong Dự thảo đã đƣợc chỉnh sửa khá kỹ và là số liệu cập nhật mới nhất, có tính

tin cậy cao.

Mục tiêu chung trong quy hoạch sử dụng đất của thị xã Phúc Yên là xây

dựng thị xã trở thành thị xã công nghiệp, dịch vụ, là một trong những trung tâm

công nghiệp, dịch vụ của tỉnh Vĩnh Phúc và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là đô

thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân, đảm bảo vững

chắc về quốc phòng, an ninh. Với mục tiêu trên thì phƣơng án quy hoạch sử dụng

đất của thị xã rất quan trọng trong việc định hƣớng phát triển cho thị xã đến năm

2020 và những năm tiếp theo.

Các quy hoạch của thị xã đa phần là quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp

với những công trình trọng điểm không chỉ ở thị xã mà cả vùng, nhƣ các khu công

nghiệp tập trung, khu đô thị mới, khu du lịch sinh thái,... Một số nội dung quy

hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thị xã Phúc Yên cơ bản nhƣ sau:

- Đất nông nghiệp: Năm 2010, đất nông nghiệp của thị xã có 8.295,42 ha,

chiếm 69,05% tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã. Căn cứ vào quy hoạch xây

dựng chung của tỉnh và quy hoạch phát triển không gian của thị xã trong giai đoạn

2011-2020 thì có khoảng 15-20% đất nông nghiệp sẽ đƣợc thu hồi để chuyển sang

đất phi nông nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị.

Page 57: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

49

Bảng 3.3. Diện tích, cơ cấu các loại đất của thị xã Phúc Yên năm 2020 [20]

STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 12.013,05 100,00

1 Đất nông nghiệp NNP 6.877,46 57,25

1.1 Đất lúa nƣớc DLN 1.517,72 12,63

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 817,54 6,81

1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 1.241,26 10,33

1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 534,50 4,45

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 2.189,79 18,23

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 123,94 1,03

1.7 Đất làm muối LMU 0 0

1.8 Đất nông nghiệp còn lại (*) 452,71 3,77

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.967,74 41,35

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình

sự nghiệp CTS 32,93 0,27

2.2 Đất quốc phòng CQP 325,58 2,71

2.3 Đất an ninh CAN 2,61 0,02

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 280,33 2,33

2.5 Đất cơ sở SX kinh doanh SKC 1.260,51 10,49

2.6 Đất sản xuất VLXDgốm sứ SKX 46,07 0,38

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0 0

2.8 Đất di tích danh thắng DDT 68,03 0,57

2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRA 15,14 0,13

2.10 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng TTN 15,18 0,13

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 64,46 0,54

2.12 Đất có mặt nƣớc chuyên dùng SMN 679,76 5,66

2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 1.120,04 9,32

2.13.1 Đất giao thông DGT 542,83 4,52

2.13.2 Đất thủy lợi DTL 198,38 1,65

2.13.3 Đất công trình năng lƣợng DNL 3,27 0,03

2.13.4 Đất CT bƣu chính viễn thông DBV 1,46 0,01

2.13.5 Đất cơ sở văn hóa DVH 63,94 0,53

2.13.6 Đất cơ sở y tế DYT 22,08 0,18

2.13.7 Đất cơ sở giáo dục -đào tạo DGD 150,96 1,26

2.13.8 Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 124,41 1,04

2.13.9 Đất cơ sở NC khoa học DKH 3,10 0,03

2.13.10 Đất cơ sở dịch vụ xã hội DXH 0 0

2.13.11 Đất chợ DCH 9,61 0,08

2.14 Đất phi nông nghiệp còn lại (*) 1.057,10 8,80

2.14.1 Đất ở nông thôn ONT 500,29 4,16

2.14.2 Đất ở đô thị ODT 484,66 4,03

3 Đất chƣa sử dụng CSD 167,85 1,40

Page 58: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

50

Trong kỳ quy hoạch, đất nông nghiệp giảm 1.417,96 ha để chuyển sang sử

dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Đồng thời thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử

dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 17,40 ha, cụ thể là mở rộng diện tích đất

trồng cây lâu năm 17,40 ha. Quy hoạch đến năm 2020 đất nông nghiệp có 6.877,46

ha, chiếm 57,25% diện tích tự nhiên.

- Đất lâm nghiệp: Năm 2010, đất lâm nghiệp ở thị xã Phúc Yên có diện tích

4.586,33 ha. Trong kỳ quy hoạch, đất lâm nghiệp giảm đi 620,78 ha để chuyển sang:

đất quốc phòng; đất cơ sở sản xuất kinh doanh; đất ở; đất bãi thải, xử lý chất thải.

Quy hoạch đến năm 2020 đất lâm nghiệp có 3.965,55 ha, chiếm 33,01%

diện tích tự nhiên và có cơ cấu nhƣ sau:

- Đất rừng sản xuất: 2.189,79 ha, chiếm 18,23% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất rừng phòng hộ: 1.241,26 ha, chiếm 10,33% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất rừng đặc dụng: 534,50 ha, chiếm 4,45% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp trên địa bàn thị xã có xu hƣớng

tăng nhanh đáp ứng nhu cầu sử dụng để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp, kinh doanh dịch vụ thƣơng mại, giao thông, an ninh quốc phòng, đất ở,...

làm cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo số liệu thống kê năm 2010, diện tích đất phi nông nghiệp của thị xã là

3.534,98 ha, chiếm 29,43% diện tích tự nhiên. Trong kỳ quy hoạch, đất phi nông

nghiệp chu chuyển trong nội bộ là 30,29 ha và tăng thêm 1.432,76 ha, từ các loại

đất nông nghiệp và đất chƣa sử dụng.

Quy hoạch đến năm 2020, đất phi nông nghiệp có 4.967,74 ha, chiếm

41,35% diện tích tự nhiên, tăng 1.432,76 ha so với năm 2010.

- Đất ở đô thị: Hiện trạng năm 2010 đất ở đô thị của thị xã Phúc Yên có

401,13 ha, chiếm 3,34% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong kỳ quy hoạch đất ở đô

thị giảm 2,70 ha, đồng thời đất ở đô thị cũng tăng 86,23 ha để phát triển các khu đô

thị mới và mở rộng khu dân cƣ đô thị cũ.

Quy hoạch đến năm 2020, đất ở đô thị có 484,66 ha chiếm 4,03% tổng diện

tích đất tự nhiên, tăng 83,53 ha so với năm 2010.

- Đất cở sở giáo dục và đào tạo: Năm 2010, đất cơ sở giáo dục và đào tạo có

Page 59: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

51

92,13 ha, chiếm 0,77% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong kỳ quy hoạch, để đáp ứng

nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo và theo quy hoạch chung xây dựng đô thị,

diện tích đất cơ sở giáo dục tăng thêm 59,57 ha.

Quy hoạch đến năm 2020, đất cơ sở giáo dục - đào tạo có 150,96 ha, chiếm

1,26% tổng diện tích đất tự nhiên, tăng 58,83 ha so với năm 2010.

- Đất khu công nghiệp: Hiện trạng năm 2010 đất khu công nghiệp của thị xã

có 68,61 ha. Trong kỳ quy hoạch, diện tích đất công nghiệp của thị xã tăng thêm

211,72 ha. Quy hoạch đến năm 2020, đất công nghiệp có 280,33 ha, chiếm 2,33%

tổng diện tích đất tự nhiên.

Bảng 3.4. Danh mục các khu công nghiệp được quy hoạch đến năm 2020

STT Tên công trình Vị trí (địa danh)

Diện tích

tăng thêm

(ha)

1 QH mở rộng Khu công nghiệp

Kim Hoa Chuông Tiêu, Đồng Bùn P. Phúc Thắng 11,72

2 QH Khu công nghiệp Phúc Yên Xuân Phƣơng P. Phúc Thắng 140,68

3 QH khu CN Phúc Yên Thôn Khả Do, Đồng Nhề Xã Nam Viêm 9,32

4 Cụm CN Nam Viêm Thôn Đồng Cờ 50,00

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Năm 2010, đất nghĩa trang, nghĩa địa có 51,50

ha. Đến năm 2020, đất nghĩa trang, nghĩa địa đƣợc quy hoạch thêm 17,48 ha, đồng

thời có 4,52 ha đƣợc chuyển đổi sang mục đích khác. Nhƣ vậy, cuối kỳ quy hoạch,

đất nghĩa trang, nghĩa địa của thị xã có 64,46 ha, chiếm 0,54% tổng diện tích đất tự

nhiên, tăng 12,96 ha so với năm 2010.

- Đất bãi thải, xử lý chất thải: Năm 2010, đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy

hại có 0,99 ha. Trong kỳ quy hoạch, đất bãi thải, xử lý chất thải tăng 14,15 ha, đến

năm 2020 diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải có diện tích 15,14 ha, chiếm 0,13%

tổng diện tích đất tự nhiên.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thị xã Phúc Yên đƣợc trình

bày trong phần phụ lục.

3.3. Chuẩn bị dữ liệu đầu vào

Lớp dữ liệu đầu vào đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau vì vậy cần phải

chuẩn hóa để đƣa về thống nhất trong cơ sở dữ liệu của ArcGIS. Dữ liệu từ các bản

đồ tài liệu dạng số trong Microstation, MapInfo và AutoCAD sẽ đƣợc chuyển sang

Page 60: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

52

phần mềm ArcGIS để phục vụ cho việc phân tích, xử lý. Tuy nhiên các đối tƣợng

địa lý khi xây dựng trong Microstation, MapInfo, AutoCAD không có mối quan hệ

không gian topology. Do vậy, khi chuyển sang định dạng chuẩn của ArcGIS cần

phải thiết lập topology cho tất cả các lớp đầu vào để đảm bảo việc phân tích đánh

giá đƣợc thực hiện chính xác. Việc tìm lỗi topology đƣợc thực hiện bằng công cụ

Topology trong ArcCatalog.

Hình 3.2. Lỗi topology của các đối tượng trong lớp dữ liệu đầu vào

Có rất nhiều loại lỗi topology, tuy nhiên những lỗi thƣờng gặp là lỗi chồng

đè (Must not overlap), lỗi khoảng trống (Must not have gaps). Việc sửa lỗi topology

đƣợc tiến hành bằng nhiều công cụ khác nhau. Đối với những lỗi topology mang

tính chất hệ thống tức là những loại lỗi hay xảy ra thƣờng xuyên do công việc biên

vẽ nhƣ chẳng hạn lỗi tạo khoảng trống nhỏ là do khi biên vẽ đối tƣợng bản đồ, sự di

chuyển hoặc bắt điểm (snap) không chính xác khiến tạo ra các lỗi nhỏ mà mắt

thƣờng không nhìn hoặc để ý thấy đƣợc. Những lỗi này sẽ đƣợc khắc phục tự động

bằng việc tạo một đối tƣợng mới vào vùng trống đó bằng công cụ create feature.

Sau đó sử dụng công cụ Eliminate để hợp những đối tƣợng có diện tích nhỏ này vào

đối tƣợng lớn bên cạnh nó.

Hình 3.3. Các bước sửa lỗi Must not have gaps

Lỗi

Create Feature Chạy Topology Eliminate

Page 61: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

53

Những lỗi tạo khoảng trống lớn thì không thể dùng công cụ Eliminate mà

phải chỉnh sửa bằng tay để lấy lại giá trị thuộc tính cho thửa đó. Đó là những lỗi hy

hữu và thƣờng do sai sót và sơ xuất trong quá trình số hóa. Những lỗi overlay

thƣờng đƣợc chỉnh sửa bằng công cụ Clip hoặc Modify và Merge hoặc xóa đối

tƣợng. Sau khi dữ liệu các lớp đầu vào đã đƣợc chỉnh sửa topology, lúc này dữ liệu

đã có thể đƣợc sử dụng để đánh giá, phân tích. Các lớp dữ liệu đầu vào của đề tài

đƣợc trình bày trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Các lớp dữ liệu đầu vào

(lấy theo thời điểm cuối kỳ quy hoạch - năm 2020)

Stt Tên lớp Mô tả Định dạng

1 Hientrangsdd Thể hiện hiện trạng mục đích sử dụng đất

trên địa bàn

Polygon

2 Diahinh Thể hiện độ cao của khu vực nghiên cứu Point

3 Bando_thonhuong Thể hiện khoanh vi các loại đất chính trên

địa bàn

Polygon

4 Phuongan_QH Thể hiện phƣơng án quy hoạch sử dụng đất

của các loại đất cần đánh giá

Polygon

5 Giao_thong Thể hiện các tuyến đƣờng giao thông không

phải là chính

Polygon

6 Duong_sat Đƣờng sắt Line

7 Mat_nuoc Sông, hồ chính Polygon

8 Dan_cu Khu dân cƣ nông thôn và đô thị Polygon

9 Giaothong_chinh Thể hiện các tuyến đƣờng giao thông chính Line

10 Hientrang_2020 Thể hiện hiện trạng mục đích sử dụng đất

trên địa bàn

Polygon

11 Khu_CNghiep Khu công nghiệp Polygon

12 Truong_hoc Trƣờng học Point

13 Bai_rac Bãi rác Polygon

14 Nghia_dia Nghĩa trang, nghĩa địa Polygon

15 Diem_y_te Cơ sở y tế Point

16 Diem_di_tich Các điểm di tích Point

17 Tram_dien Trạm biến thế Point

3.4. Tính trọng số cho các chỉ tiêu

3.4.1. Trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất ở đô thị

Dựa trên những căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học về việc đánh giá và lựa chọn địa

Page 62: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

54

điểm xây dựng khu ở và tổng hợp các tài liệu, nghiên cứu đặc điểm khu vực Phúc Yên

cũng nhƣ tham khảo ý kiến chuyên gia, luận văn đã đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá tính

hợp lý về vị trí không gian của phƣơng án quy hoạch đất ở đô thị nhƣ trong bảng 3.6.

Bảng 3.6. Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất ở đô thị

Nhóm Chỉ tiêu Giới hạn

A

Kinh tế

(Giảm

thiểu chi

phí xây

dựng và

hoạt

động)

1. Khoảng cách tới trạm cung cấp

điện

Giảm thiểu chi phí xây dựng mạng lƣới cấp điện

càng gần càng tốt

2. Khoảng cách tới đƣờng giao

thông thƣờng (không phải đƣờng

quốc lộ, đừờng cao tốc, tỉnh lộ)

Thuận tiện đi lại, chuyên chở vật liệu xây

dựng,...

3. Hiện trạng sử dụng đất (thể hiện

sự phân bố của các loại hình sử

dụng đất tại 1 thời điểm nhất định

của khu vực. Ví dụ đất trồng lúa,

đất ở đô thị, đất trụ sở cơ quan,...)

Giảm chi phí đến bù, giải phóng mặt bằng cho

xây dựng Ƣu tiên đất chƣa sử dụng, đất nông

nghiệp hiệu quả kinh tế thấp.

4. Độ dốc của địa hình Địa hình càng dốc thì chi phí về san lấp sẽ nhiều

hơn Lựa chọn khu vực có độ dốc vừa phải

B

Xã hội

(Đảm bảo

ổn định

xã hội)

1. Khoảng cách đến trung tâm y tế Thuận tiện việc khám chữa bệnh đồng thời có

khoảng cách nhất định tránh ô nhiễm không khí,

lây lan dịch bệnh và không bị tác động bởi các

hoạt động xung quanh bệnh viện.

2. Khoảng cách đến trƣờng học Thuận tiện cho trẻ đến trƣờng. Khoảng cách đến

trƣờng cấp 1,2 ≤ 500 m và tối đa không quá

1500 m. Vùng miền núi cấp 1 ≤ 2000 m, cấp 2

≤ 3000 m (theo quy định của TCXDVN

3978:1984)

3. Chấp thuận của cộng đồng Tăng tối đa sự chấp thuận của cộng đồng

4. Chấp thuận của chính quyền địa

phƣơng

Tăng tối đa sự chấp thuận của chính quyền địa

phƣơng

C

Môi

trƣờng

(Giảm

thiểu tác

đếng tới

môi

trƣờng)

1. Khoảng cách đến bãi rác Tăng tối đa khoảng cách đến bãi rác. Khoảng

cách đến bãi rác ≥ 1000 m (QCXDVN:2008)

2. Khoảng cách đến nghĩa trang,

nghĩa địa

Tăng tối đa khoảng cách đến nghĩa trang, nghĩa

địa. Khoảng cách đến nghĩa địa ≥ 1500 m (theo

TCXDVN về xây dựng nghĩa trang đô thị)

3. Khoảng cách đến khu công

nghiệp

Tạo khoảng cách an toàn đến khu công nghiệp,

đếng thời phải thuận tiện đi làm tại các khu

công nghiệp

4. Khoảng cách tới đƣờng giao

thông chính (cao tốc, quốc lộ, tỉnh

lộ, đƣờng sắt)

Tránh ô nhiễm tiếng ồn và khói bụi cho khu dân

cƣ, đảm bảo an toàn cần thiết.

Page 63: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

55

Lập bảng ma trận mức độ ƣu tiên của 3 nhóm là môi trƣờng, kinh tế và xã

hội rồi tiến hành chuẩn hóa ma trận, tính trọng số của các nhóm (bảng 3.7).

Để kiểm tra tính nhất quán của dữ liệu, thực hiện tính tỷ số CR (Consistency

Ratio). Nếu CR < 0.1 là chấp nhận đƣợc.

Bảng 3.7. Trọng số các nhóm chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất ở đô thị

Kinh tế Xã hội Môi

trường Trọng số

Kinh tế 1 1 1 0,328

Xã hội 1 1 1/2 0,261

Môi trường 1 2 1 0,411

CR= 0,048 Thỏa mãn

Kết quả so sánh mức độ ƣu tiên và tính toán trọng số cho các chỉ tiêu theo

từng nhóm và chung cuộc của đất ở đƣợc thể hiện trong các bảng 3.8 - 3.11.

Bảng 3.8. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm kinh tế đánh giá quy hoạch đất ở đô thị

Trạm điện

HTSDĐ Độ dốc GT

thường Trọng

số

Trạm điện 1 1/4 1/3 1/3 0,086

HTSDĐ 4 1 2 3 0,460

Độ dốc 3 1/2 1 1/2 0,201

GT thường 3 1/3 2 1 0,254

CR= 0,073 Thỏa mãn

Giải thích:

Trạm điện: Khoảng cách từ vị trí quy hoạch đất ở đến trạm điện

GT thường: Khoảng cách đến đường giao thông thông thường

Bảng 3.9. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm xã hội đánh giá quy hoạch đất ở đô thị

Trường

học Y tế

Cộng đồng

Chính quyền

Trọng số

Trường học 1 2 2 2 0,392

Y tế 1/2 1 2 2 0,279

Cộng đồng 1/2 1/2 1 1 0,165

Chính quyền 1/2 1/2 1 1 0,165

CR= 0,026 Thỏa mãn

Giải thích:

Trường học: Khoảng cách từ vị trí quy hoạch đất ở đến trường học

Y tế: Khoảng cách từ vị trí quy hoạch đất ở đến cơ sở y tế

Page 64: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

56

Bảng 3.10. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm môi trường đánh giá quy hoạch đất ở đô thị

KC Bãi

rác Nghĩa

địa GT chính KCN

Trọng số

Bãi rác 1 3 3 2 0,457

Nghĩa địa 1/3 1 2 1 0,202

GT chính 1/3 1/2 1 1/2 0,120

KCN 1/2 1 2 1 0,221

CR= 0,021 Thỏa mãn

Giải thích:

GT chính: Khoảng cách đến đường giao thông chính (quốc lộ, tỉnh lộ, cao tốc)

Nghĩa địa: Khoảng cách từ vị trí quy hoạch đất ở đến nghĩa trang, nghịa địa

Bãi rác: Khoảng cách từ vị trí quy hoạch đất ở đến bãi rác

KCN: Khoảng cách từ vị trí quy hoạch đất ở đến khu công nghiệp

Bảng 3.11. Trọng số chung của các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất ở đô thị

STT Nhóm Chỉ tiêu Trọng số của nhóm

Trọng số trong nhóm

Trọng số chung

1

Kinh tế

Trạm điện 0,086 0,028

2 HTSDĐ 0,460 0,151

3 Độ dốc 0,328 0,201 0,066

4 Gt thường 0,254 0,083

5

Xã hội

Trường học 0,392 0,102

6 Y tế 0,279 0,073

7 Cộng đồng 0,261 0,165 0,043

8 Chính quyền 0,165 0,043

9

Môi trường

Bãi rác 0,457 0,188

10 Nghĩa địa 0,202 0,083

11 GT chính 0,411 0,120 0,049

12 KCN 0,221 0,091

Tổng 1,000 1,000

3.4.2. Trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất giáo dục - đào tạo

Dựa trên những căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học về việc đánh giá và lựa chọn

địa điểm xây dựng trƣờng học và tổng hợp các tài liệu, nghiên cứu đặc điểm khu

vực Phúc Yên cũng nhƣ tham khảo ý kiến chuyên gia, luận văn đã đƣa ra các chỉ

tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phƣơng án quy hoạch đất cơ sở

giáo dục và đào tạo nhƣ trong bảng 3.12.

Page 65: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

57

Bảng 3.12. Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất giáo dục - đào tạo

Nhóm Chỉ tiêu Giới hạn

A

Kinh tế

(Giảm

thiểu chi

phí xây

dựng và

hoạt động)

1. Khoảng cách tới đƣờng giao thông

thƣờng (không phải đƣờng quốc lộ,

đƣờng cao tốc, tỉnh lộ)

Thuận tiện đi lại, chuyên chở vật liệu xây

dựng,...

2. Hiện trạng sử dụng đất (thể hiện sự

phân bố của các loại hình sử dụng đất

tại 1 thời điểm nhất định của khu vực.

Ví dụ đất trồng lúa, đất ở đô thị, đất

trụ sở cơ quan,...)

Giảm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng

cho xây dựng Ƣu tiên đất chƣa sử dụng,

đất nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp.

3. Độ dốc của địa hình Địa hình càng dốc thì chi phí về san lấp sẽ

nhiều hơn Lựa chọn khu vực có độ dốc

vừa phải

4. Khoảng cách tới trạm cung cấp

điện

Giảm thiểu chi phí xây dựng mạng lƣới cấp

điện càng gần càng tốt

B

Xã hội

(Đảm bảo

ổn định xã

hội)

1. Khoảng cách đến khu dân cƣ đô thị Thuận tiện cho trẻ đến trƣờng. Khoảng cách

đến trƣờng cấp 1,2 ≤ 500 m (theo quy định

của TCXDVN 3978:1984)

2. Khoảng cách đến điểm dân cƣ

nông thôn

Thuận tiện cho trẻ đến trƣờng, cấp 1 ≤ 2000

m, cấp 2 ≤ 3000 m (theo quy định của

TCXDVN 3978:1984)

C

Môi

trƣờng

(Giảm

thiểu tác

động tới

môi

trƣờng)

1. Khoảng cách đến bãi rác Tăng tối đa khoảng cách đến bãi rác

2. Khoảng cách đến nghĩa trang,

nghĩa địa

Tăng tối đa khoảng cách đến nghĩa trang,

nghĩa địa. Khoảng cách đến nghĩa địa ≥ 1000

m

3. Khoảng cách đến khu công nghiệp Tăng tối đa khoảng cách đến khu công

nghiệp

4. Khoảng cách tới đƣờng giao thông

chính (cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đƣờng

sắt)

Tránh tiếng ồn xe cộ, ô nhiễm không khí từ

khí thải của động cơ và an toàn giao thông.

Kết quả so sánh mức độ ƣu tiên và tính toán trọng số cho các chỉ tiêu theo

từng nhóm và chung cuộc của đất giáo dục - đào tạo đƣợc thể hiện trong các bảng

3.13 - 3.17.

Bảng 3.13. Trọng số các nhóm chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo

Kinh tế Xã hội Môi trường Trọng số

Kinh tế 1 1/2 1/3 0,170

Xã hội 2 1 1 0,387

Môi trường 3 1 1 0,443

CR= 0,018 Thỏa mãn

Page 66: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

58

Bảng 3.14. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm kinh tế đánh giá

quy hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo

GT thường HTSDĐ Độ dốc Trạm điện Trọng số

GT thường 1 1 2 3 0,356

HTSDĐ 1 1 2 2 0,325

Độ dốc 1/2 1/2 1 2 0,194

Trạm điện 1/3 1/2 1/2 1 0,125

CR= 0,019 Thỏa mãn

Bảng 3.15. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm xã hội đánh giá

quy hoạch đất cơ sở giáo dục đào tạo

Dân cư ĐT Dân cư NT Trọng số

Dân cư ĐT 1 2 0,667

Dân cư NT 1/2 1 0,333

Bảng 3.16. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm môi trường đánh giá

quy hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo

Bãi rác Nghĩa trang Khu CN GT chính Trọng số

Bãi rác 1 2 2 3 0,423

Nghĩa trang 1/2 1 2 2 0,271

Khu CN 1/2 1/2 1 1 0,162

GT chính 1/3 1/2 1 1 0,144

CR= 0,020 Thỏa mãn

Bảng 3.17. Trọng số chung của các chỉ tiêu trong đánh giá

quy hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo

STT Nhóm Chỉ tiêu Trọng số của

nhóm Trọng số

trong nhóm Trọng số

chung

1

Kinh tế

GT thường 0,356 0,061

2 HTSDĐ 0,325 0,055

3 Độ dốc 0,170 0,194 0,033

4 Trạm điện 0,125 0,021

5 Xã hội

Dân cư ĐT 0,667 0,258

6 Dân cư NT 0,387 0,333 0,129

7

Môi trường

Bãi rác 0,423 0,187

8 Nghĩa trang 0,271 0,120

9 Khu CN 0,443 0,162 0,072

10 GT chính 0,144 0,064

Tổng 1,000 1,000

Giải thích: Trạm điện: Khoảng cách từ vị trí quy hoạch đến trạm điện

Dân cư ĐT: Khoảng cách từ vị trí quy hoạch đến khu dân cư đô thị

Dân cư NT: Khoảng cách từ vị trí quy hoạch đến khu dân cư nông thôn

Page 67: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

59

3.4.3. Trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất khu công nghiệp

Dựa trên những căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học về việc đánh giá và lựa chọn

địa điểm xây dựng khu công nghiệp và tổng hợp các tài liệu, nghiên cứu đặc điểm

khu vực Phúc Yên cũng nhƣ tham khảo ý kiến chuyên gia, luận văn đã đƣa ra các

chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phƣơng án quy hoạch đất khu

công nghiệp nhƣ trong bảng 3.18.

Bảng 3.18. Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất khu công nghiệp

Nhóm Chỉ tiêu Giới hạn

A

Kinh tế

(Giảm thiểu

chi phí xây

dựng và

hoạt động)

1. Khoảng cách tới trạm cung cấp

điện

Giảm thiểu chi phí xây dựng mạng lƣới cấp

điện cho khu công nghiệp càng gần càng tốt

2. Hiện trạng sử dụng đất (thể hiện

sự phân bố của các loại hình sử

dụng đất tại 1 thời điểm nhất định

của khu vực. Ví dụ đất trồng lúa,

đất ở đô thị, đất trụ sở cơ quan,...)

Giảm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng cho

xây dựng Ƣu tiên đất chƣa sử dụng, đất

nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp.

3. Khoảng cách đến khu, cụm công

nghiệp cũ

Tận dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và các

dịch vụ sinh hoạt đi kèm từ khu, cụm công

nghiệp cũ đã phát triển

4. Độ dốc của địa hình Địa hình càng dốc thì chi phí về san lấp sẽ

nhiều hơn Lựa chọn khu vực có độ dốc vừa

phải

5. Khoảng cách tới đƣờng giao

thông chính (cao tốc, quốc lộ, tỉnh

lộ, đƣờng sắt)

Thuận tiện đi lại, chuyên chở vật liệu xây

dựng, hàng hóa,...

B

Xã hội

(Đảm bảo

ổn định xã

hội)

1. Khoảng cách đến khu dân cƣ đô

thị

Đảm bảo môi trƣờng sống cho khu dân cƣ đô

thị và thuận tiện để cung cấp các dịch vụ và lao

động cho khu công nghiệp

2. Khoảng cách đến dân cƣ nông

thôn

Đảm bảo môi trƣờng sống cho điểm dân cƣ

nông thôn

3. Chấp thuận của cộng đồng Tăng tối đa sự chấp thuận của cộng đồng

4. Chấp thuận của chính quyền Tăng tối đa sự chấp thuận của chính quyền

C

Môi trƣờng

(Giảm thiểu

tác động tới

môi trƣờng)

1. Khoảng cách đến mặt nƣớc Tạo khoảng cách an toàn về môi trƣờng đến

mặt nƣớc đồng thời thuận tiện để lấy nƣớc cho

sản xuất và phòng hỏa.

2. Khoảng cách đến bãi rác Tăng tối đa khoảng cách đến bãi rác

3. Khoảng cách đến khu di tích lịch

sử, văn hóa

Tăng tối đa khoảng cách đến khu di tích lịch

sử, văn hóa

Page 68: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

60

Kết quả so sánh mức độ ƣu tiên và tính toán trọng số cho các chỉ tiêu theo

từng nhóm và chung cuộc của đất khu công nghiệp đƣợc thể hiện trong các bảng

3.19 - 3.23.

Bảng 3.19. Trọng số các nhóm chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất khu công nghiệp

Kinh tế Xã hội Môi trường Trọng số

Kinh tế 1 1 2 0,411

Xã hội 1 1 1 0,328

Môi trường 1/2 1 1 0,261

CR= 0,048 Thỏa mãn

Bảng 3.20. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm kinh tế đánh giá

quy hoạch đất khu công nghiệp

Trạm điện

HTSDĐ KCN cũ Độ dốc GT chính Trọng số

Trạm điện 1 1/3 1/2 1/2 1/4 0,079

HTSDĐ 3 1 2 3 1 0,298

KCN cũ 2 1/2 1 2 1/3 0,155

Độ dốc 2 1/3 1/2 1 1/4 0,105

GT chính 4 1 3 4 1 0,362

CR= 0,025 Thỏa mãn

Bảng 3.21. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm xã hội đánh giá

quy hoạch đất khu công nghiệp

Đô thị Dân cư Cộng đồng Chính quyền

Trọng số

Dân cư ĐT 1 2 1/2 1/2 0,187

Dân cư NT 1/2 1 1/3 1/3 0,108

Cộng đồng 2 3 1 1/2 0,293

Chính quyền 2 3 2 1 0,412

CR= 0,032 Thỏa mãn

Bảng 3.22. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm môi trường đánh giá

quy hoạch đất khu công nghiệp

Mặt nước Bãi rác Di tích Trọng số

Mặt nước 1 1/2 1 0,241

Bãi rác 2 1 3 0,548

Di tích 1 1/3 1 0,211

CR= 0,019 Thỏa mãn

Page 69: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

61

Bảng 3.23. Trọng số chung của các chỉ tiêu đánh giá

quy hoạch đất khu công nghiệp

STT Nhóm Chỉ tiêu Trọng số của

nhóm

Trọng số trong nhóm

Trọng số chung

1

Kinh tế

Trạm điện 0,079 0,033

2 HTSDĐ 0,298 0,123

3 KCN cũ 0,155 0,064

4 Độ dốc 0,411 0,105 0,043

5 GT chính 0,362 0,149

6

Xã hội

Dân cư ĐT 0,187 0,061

7 Dân cư NT 0,108 0,035

8 Cộng đồng 0,328 0,293 0,096

9 Chính quyền 0,412 0,135

10 Môi

trường

Mặt nước 0,241 0,063

11 Bãi rác 0,548 0,143

12 Di tích 0,261 0,211 0,055

Tổng 1,000 1,000

Giải thích: Mặt nước: Khoảng cách từ vị trí quy hoạch đến mặt nước

KCN cũ: Khoảng cách từ vị trí quy hoạch đến các khu, cụm công nghiệp đã có

3.4.4. Trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa

Dựa trên những căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học về việc đánh giá và lựa chọn địa

điểm xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa và tổng hợp các tài liệu, nghiên cứu đặc điểm

khu vực Phúc Yên cũng nhƣ tham khảo ý kiến chuyên gia, luận văn đã đƣa ra các chỉ

tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phƣơng án quy hoạch nghĩa trang,

nghĩa địa nhƣ trong bảng 3.24.

Bảng 3.24. Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa

Nhóm Chỉ tiêu Giới hạn

A

Kinh tế

(Giảm

thiểu chi

phí xây

dựng và

vận

hành)

1. Khoảng cách tới đƣờng giao thông

thƣờng (không phải đƣờng quốc lộ,

đƣờng cao tốc, tỉnh lộ)

Thuận tiện cho việc vận chuyển, xây dựng

2. Hiện trạng sử dụng đất (thể hiện sự

phân bố của các loại hình sử dụng đất

tại một thời điểm nhất định của khu

vực. Ví dụ đất trồng lúa, đất ở đô thị,

đất trụ sở cơ quan,...)

Giảm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng

cho xây dựng Ƣu tiên đất chƣa sử dụng,

đất nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp.

3. Độ dốc của địa hình Địa hình càng dốc thì chi phí về san lấp sẽ

nhiều hơn Lựa chọn khu vực có độ dốc

vừa phải

Page 70: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

62

B

Xã hội

(giảm

thiểu tác

động tới

xã hội)

3. Chấp thuận của cộng đồng Tăng tối đa sự chấp thuận của cộng đồng

4. Chấp thuận của chính quyền địa

phƣơng

Tăng tối đa sự chấp thuận của chính quyền

địa phƣơng

C

Môi

trƣờng

(Giảm

thiểu tác

động tới

môi

trƣờng)

1. Khoảng cách đến khu dân cƣ đô thị Đảm bảo môi trƣờng sống cho khu dân cƣ đô

thị

2. Khoảng cách đến điểm dân cƣ

nông thôn

Đảm bảo môi trƣờng sống cho điểm dân cƣ

nông thôn

3. Khoảng cách đến nguồn nƣớc mặt

(sông, hồ, đầm,...)

Tăng tối đa khoảng cách đến các nguồn nƣớc

mặt. Khoảng cách đến mép nƣớc lớn ≥ 500 m

(theo TCXDVN về xây dựng nghĩa trang đô

thị)

4. Thổ nhƣỡng (tính chất của đất ở

khu vực nhƣ loại đất, hệ số thẩm

thấu,...)

Xây dựng những khu vực đất có tính cơ giới

tốt, không bị glay hóa, đảm bảo vệ sinh môi

trƣờng

5. Khoảng cách tới đƣờng giao thông

chính (cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đƣờng

sắt)

Khoảng cách đến đƣờng giao thông chính ≥

300 m (theo TCXDVN về xây dựng nghĩa

trang đô thị)

6. Khoảng cách đến di tích lịch sử,

văn hóa

Tăng tối đa khoảng cách đến khu di tích lịch

sử, văn hóa

Kết quả so sánh mức độ ƣu tiên và tính toán trọng số cho các chỉ tiêu theo

từng nhóm và chung cuộc của đất nghĩa trang, nghĩa địa đƣợc thể hiện trong các

bảng 3.25 - 3.28.

Bảng 3.25. Trọng số các nhóm chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa

Kinh tế Xã hội Môi trường Trọng số

Kinh tế 1 1/2 1/3 0,170

Xã hội 2 1 1 0,387

Môi trường 3 1 1 0,443

CR= 0,018 Thỏa mãn

Bảng 3.26. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm kinh tế đánh giá

quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa

GT thường HT SDĐ Địa chất Trọng số

GT thường 1 1/2 2 0,297 0,297

HT SDĐ 2 1 3 0,539 0,539

Địa chất 1/2 1/3 1 0,164 0,164

CR= 0,010 Thỏa mãn

Page 71: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

63

Bảng 3.27. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm xã hội đánh giá

quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa

Cộng đồng Chính quyền Trọng số

Cộng đồng 1 1 0,500

Chính quyền 1 1 0,500

Bảng 3.28. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm môi trường đánh giá

quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa

Dân cư

ĐT Dân cư

NT Mặt

nước Thổ

nhưỡng GT

chính Di tích Trọng số

Dân cư ĐT 1 2 3 2 3 2 0,309

Dân Cư NT 1/2 1 2 1 2 1 0,170

Mặt nước 1/3 1/2 1 1 2 1/2 0,116

Thổ nhưỡng 1/2 1 1 1 2 1 0,153

GT chính 1/3 1/2 1/2 1/2 1 1/2 0,081

Di tích 1/2 1 2 1 2 1 0,170

CR= 0,015 Thỏa mãn

Bảng 3.29. Trọng số chung của các chỉ tiêu đánh giá

quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa

STT Nhóm Chỉ tiêu Trọng số của nhóm

Trọng số trong nhóm

Trọng số chung

1

Kinh tế

GT thường 0,211 0,036

2 HTSDĐ 0,548 0,093

3 Độ dốc 0,170 0,241 0,041

4 Xã hội

Cộng đồng 0,500 0,194

5 Chính quyền 0,500 0,194

6

Môi trường

Dân cư ĐT 0,309 0,137

7 Dân Cư NT 0,170 0,075

8 Mặt nước 0,443 0,116 0,051

9 Thổ nhưỡng 0,153 0,068

10 GT chính 0,081 0,036

11 Di tích 0,170 0,075

Tổng 1,000 1,000

3.4.5. Trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải

Qua nghiên cứu tài liệu liên quan đến việc quy hoạch và xây dựng bãi chôn lấp chất

thải sinh hoạt và tham khảo luận văn thạc sĩ về vấn đề lựa chọn vị trí quy hoạch bãi chôn

lấp chất thải rắn ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, cũng nhƣ tham khảo ý kiến chuyên

gia trong vấn đề này, luận văn đã đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý

chất thải nhƣ bảng 3.30.

Page 72: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

64

Bảng 3.30. Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải

Nhóm chỉ

tiêu Tên chỉ tiêu Giới hạn

A

Kinh tế

(Giảm

thiểu chi

phí xây

dựng và

vận hành

bãi chôn

lấp)

1. Khoảng cách tới trạm cung

cấp điện

Giảm thiểu chi phí xây dựng mạng lƣới cấp

điện cho bãi càng gần càng tốt (tham khảo

từ dự án WASTE - ECON của Canada với Việt

Nam)

2. Khoảng cách tới đƣờng giao

thông thƣờng (không phải

đƣờng quốc lộ, đƣờng cao tốc,

tỉnh lộ)

Thuận tiện cho việc vận chuyển, thu gom rác

càng gần càng tốt

3. Hiện trạng sử dụng đất

Giảm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng cho

xây dựng bãi Ƣu tiên đất chƣa sử dụng, đất

nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp, các bãi rác

đang sử dụng để nâng cấp phục vụ cho chôn lấp

và xử lý rác trên địa bàn huyện

4. Độ dốc Địa hình càng dốc thì chi phí về san lấp sẽ nhiều

hơn Lựa chọn khu vực có độ dốc vừa phải

B

Xã hội

(giảm thiểu

tác động tới

xã hội)

1. Chấp thuận của cộng đồng Tăng tối đa sự chấp thuận của cộng đồng

2. Chấp thuận của chính quyền

địa phƣơng

Tăng tối đa sự chấp thuận của chính quyền địa

phƣơng

C

Môi trƣờng

(Giảm

thiểu tác

động tới

môi

trƣờng)

1. Khoảng cách đến các khu dân

cƣ đô thị

Tăng tối đa khoảng cách đến các khu đô thị.

Khoảng cách đến khu đô thị > 3000 m

(theo quy định của TCXDVN 261:2001)

2. Khoảng cách đến cụm dân cƣ

thƣờng

Tăng tối đa khoảng cách đến cụm dân cƣ.

Khoảng cách đến cụm dân cƣ > 1000 m (hƣớng

gió chính)

Khoảng cách đến cụm dân cƣ > 300 m (hƣớng

khác)

(theo quy định của TCXDVN 261:2001)

3. Khoảng cách đến nguồn nƣớc

mặt (sông, hồ, đầm,...)

Không xây dựng bãi chôn lấp gần các nguồn

nƣớc, ven sông, các vùng đƣợc bảo vệ (hồ, suối,

đầm lầy,...) hoặc những nơi có khả năng bão lụt

thƣờng xuyên nhƣng cũng không nên xa quá để

thuận tiện cho thoát nƣớc thảI (tham khảo từ dự

án WASTE - ECON của Canada với Việt Nam)

4. Hƣớng gió Hạn chế ô nhiễm do mùi Càng cuối hƣớng

gió càng tốt

5. Thổ nhƣỡng (tính chất của đất

ở khu vực nhƣ loại đất, hệ số

thẩm thấu,...)

Hạn chế tối đa sự thẩm thấu nƣớc rác từ bãi vào

môi trƣờng đất

6. Khoảng cách tới các khu di

tích, văn hoá

Khoảng cách từ bãi đến khu di tích, văn hoá >

1000 m (tham khảo từ dự án WASTE - ECON

của Canada với Việt Nam)

7. Khoảng cách đến khu công

nghiệp

Khoảng cách từ bãi đến khu công nghiệp >

1000 m (theo quy định của TCXDVN

261:2001)

8. Khoảng cách tới đƣờng giao

thông chính (cao tốc, quốc lộ,

tỉnh lộ, đƣờng sắt)

Khoảng cách từ bãi đến đƣờng giao thông

chính > 100 m (theo quy định của TCXDVN

261:2001)

Page 73: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

65

Kết quả so sánh mức độ ƣu tiên và tính toán trọng số cho các chỉ tiêu theo

từng nhóm và chung cuộc của đất bãi thải, xử lý chất thải đƣợc thể hiện trong các

bảng 3.31 - 3.35.

Bảng 3.31. Trọng số các nhóm chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải

Kinh tế Xã hội Môi trường Trọng số

Kinh tế 1 1/2 1/4 0,143

Xã hội 2 1 1/2 0,286

Môi trường 4 2 1 0,571

CR= 0,000 Thỏa mãn

Bảng 3.32. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm kinh tế đánh giá

quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải

Trạm điện

GT thường

HTSDĐ Độ dốc Trọng số

Trạm điện 1 1/3 1/5 1/5 0,069

GT thường 3 1 1/3 1/3 0,153

HTSDĐ 5 3 1 1 0,389

Độ dốc 5 3 1 1 0,389

CR= 0,021 Thỏa mãn

Bảng 3.33. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm xã hội đánh giá

quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải

Cộng đồng Chính quyền Trọng số

Cộng đồng 1 1 0,500

Chính quyền 1 1 0,500

Bảng 3.34. Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm môi trường đánh giá

quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải

Dân

cư ĐT Dân

cư NT Nước mặt

Hướng gió

Thổ nhưỡng

Di tích

KCN GT

chính Trọng

số

Dân cư NT 1 1/2 2 2 2 1/2 2 3 0,151

Dân cư ĐT 2 1 2 2 3 1 3 4 0,222

Mặt nước 1/2 1/2 1 2 1 1/2 2 3 0,118

Hướng gió 1/2 1/2 1/2 1 1 1/2 1 2 0,086

Thổ nhưỡng 1/2 1/3 1 1 1 1/2 2 3 0,102

Di tích 2 1 2 2 2 1 3 3 0,204

KCN 1/2 1/3 1/2 1 1/2 1/3 1 2 0,071

GT chính 1/3 1/4 1/2 1/2 1/3 1/3 1/2 1 0,048

CR= 0,027 Thỏa mãn

Page 74: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

66

Bảng 3.35. Trọng số chung của các chỉ tiêu đánh giá

quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải

STT Nhóm Chỉ tiêu Trọng số của nhóm

Trọng số trong nhóm

Trọng số chung

1

Kinh tế

Trạm điện 0,069 0,010

2 GT thường 0,153 0,022

3 HTSDĐ 0,143 0,389 0,056

4 Độ dốc 0,389 0,056

5 Xã hội

Cộng đồng 0,286

0,500 0,143

6 Chính quyền 0,500 0,143

7

Môi trường

Dân cư NT 0,151 0,086

8 Dân cư ĐT 0,222 0,127

9 Mặt nước 0,118 0,067

10 Hướng gió 0,086 0,049

11 Thổ nhưỡng 0,571 0,102 0,058

12 Di tích 0,204 0,117

13 KCN 0,071 0,040

14 GT chính 0,048 0,027

Tổng 1,000 1,000

3.4.6. Trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất lâm nghiệp

Bảng 3.36. Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất lâm nghiệp

Chỉ tiêu Giới hạn

1. Khoảng cách tới đƣờng giao thông Thuận tiện đi lại, chuyên chở

2. Hiện trạng sử dụng đất (thể hiện sự phân

bố của các loại hình sử dụng đất tại 1 thời

điểm nhất định của khu vực. Ví dụ đất trồng

lúa, đất ở đô thị, đất trụ sở cơ quan,...)

Ƣu tiên đất chƣa sử dụng, đất nông nghiệp hiệu

quả kinh tế thấp để chuyển sang trồng rừng

3. Độ dốc của địa hình Địa hình càng dốc thì chi phí vận chuyển, gieo

trồng, chăm sóc sẽ nhiều hơn, tuy nhiên không

nên trồng tại những khu vực có độ dốc nhỏ để

dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển

sản xuất nông nghiệp Lựa chọn khu vực có

độ dốc trung bình lớn làm vùng chắn nƣớc lũ,

chống xói mòn.

4. Thổ nhƣỡng Lựa chọn vị trí có chất đất phù hợp để phát triển

lâm nghiệp, phục hồi cải tạo đất.

Kết quả so sánh mức độ ƣu tiên và tính toán trọng số cho các chỉ tiêu theo

từng nhóm và chung cuộc của đất lâm nghiệp đƣợc thể hiện trong bảng 3.37.

Page 75: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

67

Bảng 3.37. Trọng số các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất lâm nghiệp

Địa hình Thổ nhưỡng Giao thông HTSDĐ Trọng số

Địa hình 1 2 3 1 0,342

Thổ nhưỡng 1/2 1 2 1/3 0,169

Gia`thông 1/3 1/2 1 1/3 0,108

HTSDĐ 1 3 3 1 0,381

CR= 0,020 Thỏa mãn

3.5. Phân loại và tính điểm các lớp đầu vào

Bƣớc này đòi hỏi phải xử lý một số lƣợng khá lớn các dữ liệu đầu vào và liên

hệ chúng lại với nhau qua những bƣớc xử lý, phân tích không gian trong ArcGIS.

Mỗi một loại đất chúng ta có một phân loại đánh giá riêng và các lớp đầu vào cũng

có sự khác nhau, do vậy raster giá trị điểm của lớp đầu vào cũng sẽ khác nhau. Kết

quả đạt đƣợc ở bƣớc này sẽ là nhiều bộ raster giá trị điểm đầu vào của các loại đất

cần đánh giá khác nhau.

3.5.1. Phân loại và tính điểm các lớp đầu vào đánh giá quy hoạch đất ở đô thị

Bảng 3.38. Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất ở đô thị

STT Tên chỉ tiêu Giá trị Điểm

1 Khoảng cách đến trạm điện

0 - 200 m 4

200 - 600 m 3

600 - 1500 m 2

> 1500 m 1

2 Hiện trạng sử dụng đất

Đất chƣa sử dụng 4

Đất lâm nghiệp 3

Đất nông nghiệp 2

Đất phi nông nghiệp 1

Tôn giáo, anh ninh, quốc

phòng, sông, hồ chính 0

3 Độ dốc

0 - 30 4

30 - 5

0 3

50 - 8

0 2

80 - 15

0 1

> 150 0

4 Khoảng cách đến đƣờng giao thông

thƣờng

0 - 50 m 4

50 - 200 m 3

200 - 500 m 2

> 500 m 1

5 Khoảng cách đến trƣờng học cấp

1,2

0 - 500 m 4

500 - 1000 m 3

1000 - 3000 m 2

> 3000 m 1

Page 76: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

68

STT Tên chỉ tiêu Giá trị Điểm

6 Khoảng cách đến trung tâm y tế

0 - 50 m 1

50 - 100 m 2

100 - 300 m 3

300 - 1000 m

1000 - 3000 m

4

2

> 3000 m 1

7 Khoảng cách đến bãi rác

0 - 1500 m 0

1500 - 2000 m 1

2000 - 3000 m 2

3000 - 5000 m 3

> 5000 m 4

8 Khoảng cách đến nghĩa trang,

nghĩa địa

0 - 50 m 0

50 - 150 m 1

150 - 300 m 2

300 - 1000 m 3

> 1000 m 4

9 Khoảng cách đến đƣờng giao thông

chính

0 - 30 m 0

30 - 50 m 1

50 - 100 m 2

100 - 300 m 4

300 - 500 m 3

> 500 m 2

10 Khoảng cách đến khu công nghiệp

0 - 50 m 0

50 - 100 m 1

100 - 300 m 2

300 - 1000 m 3

1000 - 2000 m 4

> 2000 m 3

Để thực hiện phân tích khoảng cách theo các chỉ tiêu trên, các lớp dữ liệu đầu

vào đƣợc phân tích bằng công cụ Distance/Straight Line của Spatial Analyst. Sau đó

tiến hành phân khoảng, gán điểm cho các lớp kết quả bằng công cụ Reclassify.

Riêng các lớp hiện trạng và thổ nhƣỡng thì đƣợc chuyển đổi định dạng từ vector

sang raster và tiến hành phân loại lại rồi gán điểm.

Tƣơng tự việc phân loại và tính điểm cho các lớp đầu vào phục vụ việc đánh

giá tính hợp lý về vị trí không gian của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đô thị, ta

tiến hành phân loại và tính điểm cho tất cả các lớp đầu vào của các phƣơng án sử

dụng đất khác cần đánh giá trong luận văn.

Page 77: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

69

Trạm điện Hiện trạng SDĐ Độ dốc Giao thông thƣờng

Trƣờng học Trung tâm y tế Bãi chôn lấp rác Nghĩa địa

0 điểm

1 điểm

2 điểm

3 điểm

4 điểm

Giao thông chính Khu công nghiệp

Hình 3.4. Raster giá trị của các lớp đầu vào đánh giá quy hoạch đất ở đô thị

3.5.2. Phân loại và tính điểm các lớp đầu vào đánh giá tính hợp lý về vị trí

không gian của quy hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo

Bảng 3.39. Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo

STT Tên chỉ tiêu Giá trị Điểm

1 Khoảng cách đến đƣờng giao

thông thƣờng

0 - 30 m 3

30 -100 m 4

100 - 200 m 3

200 - 500 m 2

> 500 m 1

Page 78: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

70

STT Tên chỉ tiêu Giá trị Điểm

2 Hiện trạng sử dụng đất

Đất chƣa sử dụng 4

Đất lâm nghiệp 3

Đất nông nghiệp 2

Đất phi nông nghiệp 1

Tôn giáo, anh ninh, quốc

phòng, sông, hồ chính 0

3 Độ dốc

0 - 30 4

30 - 5

0 3

50 - 8

0 2

80 - 15

0 1

> 150 0

4 Khoảng cách đến trạm cung

cấp điện

0 - 30 m 0

30 - 100 m 2

100 - 300 m 4

300 - 500 m 3

500 - 1000 m 2

> 1000 m 1

5 Khoảng cách đến khu dân cƣ

đô thị

0 - 500 m 4

500 - 1000 m 3

1000 - 3000 m 2

> 3000 m 1

6 Khoảng cách đến điểm dân cƣ

nông thôn

0 - 1500 m 4

1500 - 3000 m 3

3000 - 5000 m 2

> 5000 m 1

7 Khoảng cách đến bãi rác

0 - 800 m 0

800 - 1200 m 1

1200 - 2000 m 2

2000 - 3000 m 3

> 3000 m 4

8 Khoảng cách nghĩa trang,

nghĩa địa

0 - 100 m 0

100 - 300 m 1

300 - 500 m 2

500 - 1000 m 3

> 1000 m 4

9 Khoảng cách đến cụm, khu

công nghiệp

0 - 100 m 0

100 - 300 m 1

300 - 1000 m 2

1000 - 2000 m 3

> 2000 m 4

10 Khoảng cách đến đƣờng giao

thông chính

0 - 30 m 0

30 - 50 m 1

50 - 100 m 2

100 - 200 m 4

200 - 300 m 3

500 - 500 m 2

> 500 m 1

Page 79: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

71

Giao thông thƣờng Hiện trạng SDĐ Độ dốc Trạm điện

Dân cƣ đô thị Dân cƣ nông thôn Bãi chôn lấp rác Nghĩa địa

0 điểm

1 điểm

2 điểm

3 điểm

4 điểm

Khu, cụm công nghiệp Giao thông chính

Hình 3.5. Raster giá trị của các lớp đầu vào đánh giá

quy hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo

3.5.3. Phân loại và tính điểm các lớp đầu vào đánh giá tính hợp lý về vị trí

không gian của quy hoạch đất khu công nghiệp

Bảng 3.40. Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất khu công nghiệp

STT Tên chỉ tiêu Giá trị Điểm

1 Khoảng cách đến trạm cung

cấp điện

0 - 200 m 4

200 - 600 m 3

600 - 1500 m 2

> 1500 m 1

Page 80: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

72

STT Tên chỉ tiêu Giá trị Điểm

2 Hiện trạng sử dụng đất

Đất chƣa sử dụng 4

Đất lâm nghiệp 3

Đất nông nghiệp 2

Đất phi nông nghiệp 1

Tôn giáo, anh ninh, quốc phòng,

sông, hồ chính 0

3 Khoảng cách đến cơ sở, khu

công nghiệp cũ

0 - 200 m 4

200 - 500 m 3

500 - 2000 m 2

> 2000 m 1

4 Địa hình (Độ dốc)

0 - 30 4

30 - 5

0 3

50 - 8

0 2

80 - 15

0 1

> 150 0

5 Khoảng cách đến đƣờng giao

thông chính

0 - 100 m 4

100 - 300 m 3

300 - 1000 2

> 1000 m 1

6 Khoảng cách đến khu dân cƣ

đô thị

0 - 50 m 0

50 - 100 m 1

100 - 300 m 2

300 - 1000 m 3

1000 - 2000 m 4

> 2000 m 3

7 Khoảng cách đến điểm dân cƣ

nông thôn

0 - 50 m 0

50 - 100 m 1

100 - 300 m 2

300 - 1000 m 3

1000 - 2000 m 4

> 2000 m 3

8 Khoảng cách đến nguồn nƣớc

mặt

0 - 50 m 0

50 - 100 m 1

100 - 300 m 2

300 - 1000 m 3

> 1000 m 4

9 Khoảng cách đến bãi rác

0 - 300 m 0

300 - 500 m 1

500 - 1000 m 2

1000 - 2000 m 3

> 2000 m 4

10 Khoảng cách đến di tích lịch

sử, văn hóa

0 - 50 m 0

50 - 100 m 1

100 - 300 m 2

300 - 500 m 3

> 500 m 4

Page 81: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

73

Trạm điện Hiện trạng SDĐ Khu công nghiệp cũ Độ dốc

Giao thông chính Dân cƣ đô thị Dân cƣ nông thôn Nguồn nƣớc mặt

0 điểm

1 điểm

2 điểm

3 điểm

4 điểm

Bãi chôn lấp rác Di tích

Hình 3.6. Raster giá trị của các lớp đầu vào đánh giá quy hoạch đất khu công nghiệp

Page 82: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

74

3.5.4. Phân loại và tính điểm các lớp đầu vào đánh giá tính hợp lý về vị trí

không gian của quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa

Bảng 3.41. Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa

STT Tên chỉ tiêu Giá trị Điểm

1

Khoảng cách đến đƣờng giao

thông thƣờng

0 - 30 m 1

30 - 50 m 2

50 - 100 m 3

100 - 300 m 4

300 - 500 m 3

500 - 1000 m 2

> 1000 m 1

2

Hiện trạng sử dụng đất

Đất chƣa sử dụng 4

Đất lâm nghiệp 3

Đất nông nghiệp 2

Đất phi nông nghiệp 1

Tôn giáo, anh ninh, quốc

phòng, sông, hồ chính 0

3

Địa hình (Độ dốc)

0 - 30 2

30 - 5

0 3

50 - 8

0 4

80 - 10

0 3

100 - 15

0 2

> 150 1

4

Khoảng cách đến dân cƣ đô thị

0 - 300 m 0

300 - 1000 m 1

1000 - 2000 m 2

2000 - 3000 m 3

> 3000 m 4

5

Khoảng cách đến điểm dân cƣ

nông thôn

0 - 200 m 0

200 - 500 m 1

500 - 1000 m 2

1000 - 2000 m 3

> 2000 m 4

6

Khoảng cách đến nguồn nƣớc

mặt

0 - 300 m 0

300 - 500 m 1

500 - 1000 m 2

1000 - 2000 m 3

> 2000 m 4

7

Thổ nhƣỡng

- Đất glay, đất cát 1

- Đất phù sa chua 2

- Đất phù sa 3

- Đất xám điển hình 4

8

Khoảng cách đến đƣờng giao

thông chính

0 - 200 m 0

200 - 300 m 1

300 - 500 m 2

500 - 1000 m 3

> 1000 m 4

9

Khoảng cách đến di tích lịch

sử, văn hóa

0 - 50 m 0

50 - 100 m 1

100 - 200 m 2

Page 83: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

75

STT Tên chỉ tiêu Giá trị Điểm

200 - 500 m 3

> 500 m 4

10

Khoảng cách đến khu công

nghiệp

0 - 50 m 0

50 - 100 m 1

100 - 300 m 2

300 - 500 m 3

> 500 m 4

Giao thông thƣờng Hiện trạng sdđ Độ dốc Dân cƣ đô thị

Dân cƣ nông thôn Nguồn nƣớc mặt Thổ nhƣỡng Giao thông chính

0 điểm

1 điểm

2 điểm

3 điểm

4 điểm

Di tích Khu công nghiệp

Hình 3.7. Raster giá trị của các lớp đầu vào đánh giá

quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa

Page 84: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

76

3.5.5. Phân loại và tính điểm các lớp đầu vào đánh giá tính hợp lý về vị trí

không gian của quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải

Bảng 3.42. Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải

STT Tên chỉ tiêu Giá trị Điểm

1 Khoảng cách đến trạm điện

0 - 1000 m 3

1000 - 3000 m 2

> 3000 m 1

2 Khoảng cách đến đƣờng giao thông

thƣờng

0 - 50 m 0

50 - 200 m 2

200 - 500 m 4

500 - 1000 m 2

> 1000 m 1

3 Hiện trạng sử dụng đất

Đất chƣa sử dụng 4

Đất lâm nghiệp 3

Đất nông nghiệp 2

Đất phi nông nghiệp 1

Tôn giáo, AN, QP, sông, hồ chính 0

4 Độ dốc

0 - 30 4

30 - 5

0 3

50 - 8

0 2

80 - 15

0 1

> 150 0

5 Khoảng cách đến khu dân cƣ nông

thôn

0 - 800 m 0

800 - 1200 m 1

1200 - 2000 m 2

2000 - 3000 m 3

> 3000 m 4

6 Khoảng cách đến khu dân cƣ đô thị

0 - 1500 m 0

1500 - 2000 m 1

2000 - 3000 m 2

3000 - 5000 m 3

> 5000 m 4

7 Khoảng cách đến nguồn nƣớc mặt

0 - 100 m 0

100 - 300 m 1

300 - 500 m 2

500 - 1000 m 3

> 1000 m 4

8 Thổ nhƣỡng

- Đất Glay, đất cát 1

- Đất phù sa chua 2

- Đất phù sa 3

- Đất xám điển hình 4

9 Khoảng cách đến khu di tích lịch sử,

văn hoá, trƣờng học

0 - 800 m 0

800 - 1200 m 1

1200 - 2000 m 2

2000 - 3000 m 3

> 3000 m 4

10

Khoảng cách đến khu công nghiệp

0 - 300 m 0

300 - 500 m 1

500 - 1000 m 2

1000 - 2000 m 3

> 2000 m 4

Page 85: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

77

STT Tên chỉ tiêu Giá trị Điểm

11

Khoảng cách đến đƣờng giao thông

chính

0 - 50 m 0

50 - 150 m 1

150 - 300 m 2

300 - 1000 m 3

> 1000 m 4

Trạm điện Giao thông thƣờng Hiện trạng sdđ Độ dốc

Dân cƣ nông thôn Dân cƣ đô thị Nguồn nƣớc mặt Thổ nhƣỡng

0 điểm

1 điểm

2 điểm

3 điểm

4 điểm

Di tích, trƣờng học Khu công nghiệp Giao thông chính

Hình 3.8. Raster giá trị của các lớp đầu vào đánh giá

quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải

Page 86: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

78

3.5.6. Phân loại và tính điểm các lớp đầu vào đánh giá tính hợp lý về vị trí

không gian của quy hoạch đất lâm nghiệp

Bảng 3.43. Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất lâm nghiệp

STT Tên chỉ tiêu Giá trị Điểm

1. Địa hình (Độ dốc)

0 - 30 1

30 - 5

0 2

50 - 10

0 3

> 100 4

3 Thổ nhƣỡng

- Đất Glay, đất cát 3

- Đất phù sa chua 2

- Đất phù sa 1

- Đất xám điển hình 2

4 Khoảng cách đến

đƣờng giao thông

0 - 500 m 4

500 - 1000 m 3

1000 - 3000 m 2

> 3000 m 1

5 Hiện trạng sử dụng đất

- Đất chƣa sử dụng 4

- Đất nông nghiệp hiệu quả thấp 3

- Đất nông nghiệp khác 2

- Các mục đích sử dụng khác 0

Độ dốc Thổ nhƣỡng Giao thông Hiện trạng sdđ

Hình 3.9. Raster giá trị của các lớp đầu vào đánh giá quy hoạch đất lâm nghiệp

3.6. Tạo raster giá trị hợp lý

Raster giá trị hợp lý là raster đƣợc tổng hợp từ các raster điểm của các lớp

đầu vào đã tạo ra ở bƣớc trƣớc. Mỗi lớp đầu vào (chỉ tiêu đánh giá) có một mức ảnh

hƣởng đã đƣợc tính toán bằng AHP ở trên, do đó khi cộng tổng các giá trị của các

raster đầu vào cần phải nhân với trọng số tƣơng ứng của chúng. Kết quả cho chúng

ta một raster tổng hợp các giá trị cần đánh giá đã tính đến mức độ quan trọng của

chúng.

Page 87: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

79

Raster giá trị hợp lý của

đất ở đô thị

Raster giá trị hợp lý của đất

cơ sở giáo dục - đào tạo

Raster giá trị hợp lý của

đất khu công nghiệp

Raster giá trị hợp lý của

đất nghĩa trang, nghĩa địa

Raster giá trị hợp lý của đất

bãi thải, xử lý chất thải

Raster giá trị hợp lý của

đất lâm nghiệp

Hình 3.10. Raster giá trị hợp lý cho các loại đất

(màu càng đậm tính hợp lý càng cao)

3.7. Tính điểm cho phƣơng án quy hoạch

Khác với việc lựa chọn vị trí tối ƣu, việc đánh giá phƣơng án quy hoạch sử

dụng công cụ Zonal Statistic trong Spatial Analyst hoặc 3D Analyst để tính điểm cho

các phƣơng án quy hoạch của một loại đất. Điểm của mỗi một thửa đất quy hoạch là

giá trị điểm trung bình của thửa đất đó. Sau khi đƣợc tính điểm mỗi một thửa đất sẽ

có một giá trị trung bình riêng khác nhau, giá trị này chính là giá trị hợp lý về vị trí

không gian của các thửa đất đó. Luận văn đã thực hiện tính điểm hợp lý về vị trí

không gian lần lƣợt cho từng loại đất (kết quả tính điểm tại các bảng 3.44 - 3.48).

0 2,32

0 3,25

0 2,36 0 3,83

0 3,91 0 2,75

Page 88: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

80

Bảng 3.44. Bảng giá trị hợp lý của các vị trí quy hoạch đất ở đô thị

STT Vị trí Giá trị

hợp lý STT Vị trí

Giá trị

hợp lý

1 Xuân Phƣơng 1, Phƣờng

Phúc Thắng 2,058 8

Tổ 5,6, Phƣờng Đồng

Xuân 0,000

2 Thôn Xuân Hòa 1, Xã

Cao Minh 0,276 9

Tổ Đồng Quỳ 2, Phƣờng

Đồng Xuân 1,587

3 Thôn Đức Cung, Xã Cao

Minh 2,094 10

Đồng Phu, tổ 5, Phƣờng

Trƣng Nhị 2,393

4 Tổ Yên Mỹ, Phƣờng

Xuân Hòa 2,571 11

Tổ 8, Phƣờng Trƣng

Nhị 2,581

5 Tổ 5, Phƣờng Xuân Hòa 2,531 12 Đầm Âu, tổ 15, Phƣờng

Hùng Vƣơng 0,628

6 Đầm Rƣợu, Xã Tiền

Châu 1,665 23

Xứ Đồng Hoa, Phƣờng

Hùng Vƣơng 3,145

7 Đồng phấn, Xã Tiền

Châu 2,519 14

Xuân Phƣơng 2, Phƣờng

Phúc Thắng 2,131

Bảng 3.45. Giá trị hợp lý của các vị trí quy hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo

STT Tên công trình Vị trí quy hoạch Giá trị hợp lý

1 Mở rộng trƣờng cấp 1, 2 Phƣờng Trƣng Nhị 3,255

2 Quy hoạch trƣờng THCS Phƣờng Phúc Thắng 2,980

3 Mở rộng trƣờng cấp 1,2 Phƣờng Xuân Hòa 3,338

4 Quy hoạch trƣờng mầm non Phƣờng Hùng Vƣơng 3,233

5 Quy hoạch trƣờng PTTH Phong Châu Phƣờng Xuân Hòa 3,455

6 Quy hoạch trƣờng mầm non Phƣờng Phúc Thắng 2,320

7 Mở rộng trƣờng mầm non Phƣờng Hùng Vƣơng 2,757

8 Quy hoạch trƣờng mầm non Phƣờng Trƣng Nhị 3,397

9 Quy hoạch trƣờng THCS Xã Tiền Châu 3,1649

10 Quy hoạch trƣờng THPT Phƣờng Phúc Thắng 2,7166

Bảng 3.46. Giá trị hợp lý của các vị trí quy hoạch đất khu công nghiệp

STT Tên khu công nghiệp Vị trí Giá trị hợp lý

1 Khu công nghiệp Kim Hoa Phƣờng Phúc Thắng 2,095

2 Khu công nghiệp Phúc Yên Phƣờng Phúc Thắng 1,601

3 Cụm công nghiệp Nam Viêm Phƣờng Trƣng Nhị 2,278

4 Khu công nghiệp Kim Hoa Phƣờng Phúc Thắng 2,309

5 Khu công nghiệp Phúc Yên Phƣờng Phúc Thắng 2,213

6 Khu công nghiệp Phúc Yên Phƣờng Phúc Thắng 2,070

7 Khu công nghiệp Phúc Yên Phƣờng Phúc Thắng 2,066

8 Khu công nghiệp Phúc Yên Phƣờng Phúc Thắng 2,256

9 Khu công nghiệp Phúc Yên Phƣờng Phúc Thắng 2,025

Page 89: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

81

STT Tên khu công nghiệp Vị trí Giá trị hợp lý

10 Cụm công nghiệp Nam Viêm Xã Tiền Châu 2,181

11 Cụm công nghiệp Nam Viêm Xã Nam Viêm 2,226

12 Cụm công nghiệp Nam Viêm Xã Tiền Châu 2,256

13 Cụm công nghiệp Nam Viêm Phƣờng Trƣng Nhị 2,121

14 Cụm công nghiệp Nam Viêm Phƣờng Trƣng Nhị 2,280

15 Khu công nghiệp Kim Hoa Phƣờng Phúc Thắng 2,214

16 Khu công nghiệp Kim Hoa Phƣờng Hùng Vƣơng 2,088

17 Khu công nghiệp Kim Hoa Phƣờng Hùng Vƣơng 2,184

18 Khu công nghiệp Phúc Yên Phƣờng Phúc Thắng 2,237

19 Khu công nghiệp Phúc Yên Xã Nam Viêm 1,980

Bảng 3.47. Giá trị hợp lý của các vị trí quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa

STT Vị trí Giá trị

hợp lý STT Vị trí

Giá trị

hợp lý

1 Xã Ngọc Thanh 1,719 5 Phƣờng Hùng Vƣơng 0

2 Xã Ngọc Thanh 0,893 6 Phƣờng Phúc Thắng 0

3 Xã Nam Viêm 0,503 7 Xã Nam Viêm 1,584

4 Xã Tiền Châu 1,651

Bảng 3.48. Giá trị hợp lý của các vị trí quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải

STT Tên công trình Vị trí Giá trị hợp lý

1 Bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt Xã Ngọc Thanh 0

2 Bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt Xã Cao Minh 0

3 Nhà máy xử lý rác Xã Ngọc Thanh 1,372

3.8. Đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phƣơng án quy hoạch

3.8.1. Đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương án quy hoạch

sử dụng đất ở đô thị

Trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh

Phúc, quy hoạch sử dụng đất ở đô thị là một trong những quy hoạch quan trọng của

thị xã. Diện tích quy hoạch loại đất này lớn và phân bố rộng. Từ bảng giá trị hợp lý

của từng thửa đất trong phƣơng án quy hoạch đất ở đô thị ta thấy số lƣợng những

thửa (vị trí) có giá trị hợp lý bằng 0 là tƣơng đối lớn với 10/198 vị trí, còn lại phần

lớn các vị trí đều có giá trị hợp lý từ 1,5 trở lên (xem hình 3.11). Nhƣ vậy có thể lấy

điểm phân loại tính hợp lý và chƣa hợp lý là ở mức 1,5.

Page 90: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

82

Hình 3.11. Biểu đồ thống kê giá trị hợp lý của quy hoạch đất ở đô thị

Nhìn chung các vị trí quy hoạch đất ở đô thị của thị xã Phúc Yên tƣơng đối

hợp lý, tuy nhiên vẫn còn một số vị trí quy hoạch còn chƣa hợp lý về mặt vị trí

không gian. Tại khu vực phƣờng Hùng Vƣơng, một số vị trí quy hoạch quá sát với

đƣờng Quốc lộ 2 và một nghĩa địa của khu vực dân cƣ tại phƣờng nên không đƣợc

đảm bảo về môi trƣờng và không an toàn.

Hình 3.12. Một số điểm quy hoạch đất ở đô thị chưa hợp lý tại phường Hùng Vương

Tại khu vực xã Cao Minh một số vị trí quy hoạch đất ở nằm tƣơng đối gần so

với vị trí bãi chôn lấp rác của thị xã ở phía Tây, đây là nguyên nhân chính làm giảm

tính hợp lý của các vị trí quy hoạch đất ở tại khu vực này. Bên cạnh đó có một số vị

trí lại nằm trên đất quốc phòng và an ninh, đây là hai loại đất rất khó giải phóng mặt

bằng cho nên những phƣơng án này cũng nằm trong nhóm kém hợp lý và cần phải

xem xét điều chỉnh.

Những vị trí

không hợp lý

VT1 : 1,46

VT2: 0,67

VT3: 0,00 Nghĩa địa

Page 91: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

83

Hình 3.13. Một số vị trí quy hoạch đất ở đô thị chưa hợp lý

tại xã Cao Minh và phường Đồng Xuân

3.8.2. Đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương án quy hoạch

đất cơ sở giáo dục và đào tạo

Các vị trí quy hoạch đất cở sở giáo dục - đào tạo trong quy hoạch sử dụng đất

của thị xã đƣợc đánh giá là hợp lý tất cả các vị trí quy hoạch đều có giá trị hợp lý

lớn hơn 2,0 và có nhiều vị trí có giá trị hợp lý trên 3,0.

Hình 3.14. Biểu đồ thống kê giá trị hợp lý của quy hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo

Nhƣ vậy các vị trí quy hoạch đất cơ sở giáo dục đều đạt mức hợp lý tốt trong

quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

3.8.3. Đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của quy hoạch đất khu

công nghiệp

Đến năm 2020 thị xã Phúc Yên sẽ hình thành thêm 2 khu công nghiệp mới

và mở rộng diện tích tại khu công nghiệp cũ, với 19 khoanh định vị trí quy hoạch

đất khu công nghiệp nhƣ hình 3.15.

Bãi rác

Vị trí đất ở đô thị

quy hoạch trên

đất quốc phòng

Page 92: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

84

Hình 3.15. Vị trí quy hoạch đất khu công nghiệp

Các vị trí quy hoạch đất khu công nghiệp tập trung chủ yếu tại khu vực phía

nam của thị xã, nơi có giao thông thuận tiện và địa hình tƣơng đối bằng phẳng, gần

các khu vực đông lao động. Qua bảng giá trị hợp lý của vị trí quy hoạch đất khu

công nghiệp có một số vị trí quy hoạch có giá trị thấp hơn 2,0 còn lại là đều có giá

trị hợp lý trên 2,0 và không có giá trị nào dƣới 1,5.

Hình 3.16. Biểu đồ thống kê giá trị hợp lý của quy hoạch đất khu công nghiệp

Nhƣ vậy các vị trí quy hoạch đất khu công nghiệp của thị xã là khá hợp lý,

tuy nhiên những vị trí có giá trị dƣới 2,0 cần phải xem xét lại để có điều chỉnh cho

hợp lý hơn. Hai vị trí có giá trị hợp lý dƣới 2,0 là tại khu công nghiệp Phúc Yên tại

phƣờng Phúc Thắng và xã Nam Viêm (hình 3.17). Hai vị trí này nằm sát khu dân cƣ

độ thị dự kiến quy hoạch tại phƣờng Trƣng Nhị. Để phƣơng án quy hoạch đƣợc hợp

lý hơn, luận văn đề xuất phải có khoảng không gian trống giữa đất ở đô thị mới và

đất khu công nghiệp, nhằm cách ly khu công nghiệp với khu ở, đảm bảo các hoạt

Màu đất

KCN

Page 93: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

85

động công nghiệp không ảnh hƣởng nhiều đến khu dân cƣ đô thị đƣợc quy hoạch.

Khoảng không gian trống này nên đƣợc trồng cây xanh để chắn khói bụi và tiếng ồn

từ khu công nghiệp ra ngoài và tạo cảnh quan cho khu vực.

Hình 3.17. Vị trí quy hoạch đất khu công nghiệp chưa hợp lý

3.8.4. Đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của quy hoạch đất nghĩa

trang, nghĩa địa

Các vị trí quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa của thị xã nói chung chƣa có

tính hợp lý cao, các giá trị hợp lý đều dƣới 2,0, có một số vị trí giá trị hợp lý bằng 0

(vị trí quy hoạch nằm trong vùng ảnh hƣởng lớn tới môi trƣờng và xã hội).

Hình 3.18. Biểu đồ thống kê giá trị hợp lý của quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa

Đó là do các vị trí quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa đều nằm gần khu vực

đô thị hoặc khu dân cƣ nông thôn, một số lại nằm sát khu vực có nguồn nƣớc mặt

gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống cho khu dân cƣ và có thể gây ô nhiễm nguồn

nƣớc mặt (xem hình 3.19).

Giá trị: 1,9

Giá trị: 1,6

Nghĩa địa

ODT

Page 94: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

86

Nghĩa địa nằm giữa khu dân cƣ đô thị

phƣờng Phúc Thắng

Nghĩa địa gần khu dân cƣ và sông Cà Lồ

xã Nam Viêm

Nghĩa địa quá gần khu dân cƣ thôn

Thanh Lộc xã Ngọc Thanh

Nghĩa địa gần hồ chứa nƣớc phƣờng

Hùng Vƣơng

Hình 3.19. Vị trí quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa chưa hợp lý

Giải thích cho điều bất hợp lý này, qua khảo sát thực tế tại địa phƣơng cho

thấy các khu vực mai táng của ngƣời dân địa phƣơng là loại hình hung táng nhỏ lẻ

và ít tập trung, phục vụ chủ yếu cho các khu vực dân cƣ làng xã, thôn xóm là chính.

Hiện nay quy hoạch chung của thị xã chƣa có quy hoạch cho khu mai táng tập

trung, ít nhất là những khu mai táng cho một cụm xã, phƣờng gần nhau.

Trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thị xã chỉ mở rộng thêm các

nghĩa trang, nghĩa địa làng xã hiện có chứ chƣa quy hoạch mới mà hầu hết những

khu này đều nằm trên những khu canh tác gần dân cƣ. Hiện tại các khu mai táng

này có diện tích chỉ vài nghìn mét vuông, và các khu dân cƣ đô thị chƣa phát triển

quá gần nhƣng theo phƣơng án quy hoạch thì các khu đô thị sẽ đƣợc mở rộng rất

nhiều sẽ chiếm hết hoặc tiến sát các khu mai táng này.

Do đó, nếu chính quyền tiếp tục mở rộng các khu mai táng này thì dần dần

các khu mai táng nhỏ lẻ ít ảnh hƣởng môi trƣờng sẽ trở thành các khu mai táng lớn

có quy mô một vài hecta trở lên và mức độ tập trung mai táng cao, thêm vào đó sự

200 m

Page 95: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

87

phát triển đô thị, dân cƣ tiến gần đến các khu mai táng sẽ để lại hậu quả môi trƣờng

và xã hội cho thị xã.

Hình 3.20. Một số hình ảnh thực tế về khu vực mai táng của người dân địa phương

Để phƣơng án quy hoạch sử dụng đất của thị xã đƣợc hợp lý hơn, luận văn

xin đƣa ra một số vị trí để xem xét quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa nhƣ sau:

- Xây dựng một nghĩa trang quy mô lớn trên địa bàn thị xã thì vị trí quy

hoạch nghĩa trang này ít nhất phải có điểm hợp lý là trên 2,1 (giá trị hợp lý lớn nhất

là 2,3), nhƣ vậy vị trí thích hợp nhất ở đây là khu vực vùng bán sơ địa thuộc xã

Ngọc Thanh. Nơi đây cách xa khu đô thị, khu dân cƣ và tƣơng đối xa các nguồn

nƣớc mặt lớn, hiện trạng sử dụng đất dễ giải phóng đền bù hơn. Tuy nhiên địa hình

có phức tạp hơn nhƣng có thể tận dụng để tạo cảnh quan cho khu mai táng, hạn chế

ảnh hƣởng môi trƣờng (xem hình 3.21).

- Đối với những nghĩa trang nhỏ phục vụ cho những khu dân cƣ, trong

trƣờng hợp chƣa có điều kiện để xây dựng nghĩa trang tập trung lớn thì luận văn

đƣa ra giá trị hợp lý đối với những nghĩa trang này phải đạt từ 1,5 trở lên. Trong

phƣơng án quy hoạch thì có 3 vị trí quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa đạt đƣợc

giá trị hợp lý này, đó là nghĩa trang tại thôn Thanh Cao xã Ngọc Thanh, tại phía

Nam sông Cà Lồ xã Nam Viêm và phía Nam xã Tiền Châu.

Page 96: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

88

Hình 3.21. Vị trí đề xuất xây dựng nghĩa trang tập trung cho thị xã Phúc Yên

3.8.5. Đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của quy hoạch đất bãi thải,

xử lý chất thải

Là một thị xã có dân số đông và có nhiều các xí nghiệp công nghiệp, dịch vụ

nhƣng đến nay Phúc Yên vẫn chƣa có bãi chôn lấp rác theo đúng nghĩa. Hiện tại rác

thải của các khu dân cƣ đô thị đƣợc thu gom và chôn lấp tại nhiều vị trí khác nhau

trên địa bàn thị xã, đây là những vị trí chôn lấp tạm thời và không đƣợc thiết kế và

quy hoạch cẩn thận nên việc chôn lấp gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh.

Phần còn lại của thị xã là những khu vực dân cƣ nông thôn tại các xã thì việc xả thải

hầu nhƣ không đƣợc kiểm soát. Ngƣời dân địa phƣơng thƣờng mang rác ra những

khu vực ven làng, ven đê, sông và xả ra môi trƣờng, khi có quá nhiều rác ngƣời dân

tự mình đốt bỏ. Hậu quả làm mất cảnh quan khu dân cƣ và những khu vực xung

quanh, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trƣờng không khí, môi trƣờng nƣớc tại các

khu vực xả thải.

Hình 3.22. Một số hình ảnh về việc xả thải của người dân địa phương

Vùng đồi chƣa

sử dụng diện

tích lớn > 10 ha

Vùng đồi rừng diện

tích khoảng 4-5 ha

Page 97: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

89

Trong quy hoạch sử dụng đất của thị xã đến năm 2020 có 2 vị trí quy hoạch

bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt và 1 vị trí quy hoạch nhà máy xử lý rác thải. Theo

đánh giá của luận văn thì 2 vị trí quy hoạch bãi chôn lấp rác của thị xã là chƣa hợp

lý. Đối với bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt của thị xã ở xã Cao Minh, vị trí này có giá

trị hợp lý bằng 0. Do vị trí quy hoạch quá gần khu dân cƣ thôn Cao Quang của xã

Cao Minh bên cạnh đó vị trí quy hoạch cũng nằm cạnh sông Cà Lồ gây ảnh hƣởng

rất lớn cho môi trƣờng của khu dân cƣ và dễ gây ô nhiễm nƣớc sông Cà Lồ. Hơn

nữa khu vực cánh đồng xã Cao Minh đƣợc quy hoạch là khu đô thị mới Xuân Hòa

dọc theo tuyến đƣờng Nguyễn Tất Thành. Do vậy, vị trí quy hoạch bãi rác nếu có sẽ

gây ảnh hƣởng rất lớn đến khu đô thị dự kiến hình thành trong nay mai.

Vị trí quy hoạch bãi chôn lấp rác xã Cao Minh Vị trí quy hoạch bãi chôn lấp rác (màu xanh) và

nhà máy xử lý rác (màu tím) xã Ngọc Thanh

Hình 3.23. Vị trí quy hoạch bãi chôn lấp rác chưa hợp lý

Vị trí quy hoạch bãi chôn lấp tại xã Ngọc Thanh có giá trị hợp lý bằng

0, do gần với khu dân cƣ Đèo Bụt, thôn Thanh Cao. Tại đây cũng quy hoạch

nhà máy xử lý rác có diện tích lên đến 10 ha, giá trị hợp lý về vị trí không

gian của vị trí này là 1,37, tƣơng đối thấp so với giá trị hợp lý cao nhất có thể

có trên địa bàn là 2,36. Vị trí này có thể tạm chấp nhận đƣợc do là nhà máy

xử lý rác thải rắn nên có thể trang bị hệ thống lọc khí đảm bảo an toàn vệ sinh

môi trƣờng cho các khu dân cƣ xung quanh.

Cả 2 vị trí quy hoạch bãi chôn lấp rác đều chƣa hợp lý vì vậy luận văn

đề nghị điều chỉnh lại vị trí quy hoạch bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho thị

xã tại khu vực phía Bắc của xã Ngọc Thanh (nhƣ hình 3.24), khu vực này có

giá trị hợp lý cao nhất và diện tích khá lớn. Tại khu vực phía Tây Bắc có một

số vị trí có giá trị hợp lý cao nhƣng diện tích khá nhỏ và lại gần khu du lịch và

sân golf của hồ Đại Lải nên luận văn không lựa chọn.

Khu dân cƣ

Khu dân cƣ Khu dân cƣ

Khu đô thị

500 m

1300 m

750 m

1300 m

600 m

dân cƣ

Page 98: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

90

Hình 3.24. Vị trí đề xuất quy hoạch bãi chôn lấp rác của luận văn

3.5.6. Đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của quy hoạch đất lâm

nghiệp

Thị xã Phúc Yên thuộc vùng trung du miền núi phía bắc, khu vực phía

Bắc của thị xã là vùng đồi núi bán sơn địa. Vì vậy diện tích rừng của thị xã

tƣơng đối lớn, tuy không tạo thành một ngành thế mạnh nhƣng nó cũng đảm

bảo đƣợc công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho một bộ phận ngƣời dân địa

phƣơng và tạo cảnh quan cũng nhƣ phòng hộ đầu nguồn cho thị xã và các

vùng lân cận. Trong quy hoạch sử dụng đất của thị xã đến năm 2020 không có

quy hoạch đất lâm nghiệp mới, do các khu vực trồng rừng đã tƣơng đối ổn

định và không có xu thế mở rộng diện tích. Tuy nhiên theo đánh giá của đề tài

hiện tại trên địa bàn thị xã vẫn còn một số vị trí đất trống có thể quy hoạch

lâm nghiệp đảm bảo phủ xanh đồi núi trọc tạo cảnh quan sinh thái. Đó là các

khu vực phía Bắc của thị xã, thuộc địa bàn xã Ngọc Thanh, đây là xã vùng

bán sơn địa, nghề chính của nông dân là lâm nghiệp. Hiện tại trên địa bàn xã

còn một diện tích đất đồi chƣa sử dụng (hình 3.25) và những diện tích đất

trồng cây lâu năm nhƣng có độ dốc lớn, hiệu quả thấp có thể phát triển lâm

nghiệp.

Vị trí quy hoạch

Khu vực đề xuất

Giá trị > 2,1

Page 99: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

91

Hình 3.25. Vị trí đề xuất quy hoạch đất lâm nghiệp của luận văn (màu đỏ là vị trí có

tiềm năng để phát triển lâm nghiệp, màu xanh dương là vị trí rừng cũ)

Page 100: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Việc đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phƣơng án quy hoạch sử

dụng đất là một vấn đề quan trọng vì nó có tác động trực tiếp đến các yếu tố kinh tế,

xã hội, môi trƣờng. Đây là một bài toán phân tích không gian phức tạp, đòi hỏi phải

đánh giá rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau. Để giải quyết đƣợc vấn đề này, hệ thống

thông tin địa lý (GIS) và phƣơng pháp phân tích đa chỉ tiêu (MCA) là những công

cụ rất có hiệu quả. GIS có thế mạnh về các chức năng xử lý dữ liệu không gian. Còn

MCA thì cho phép so sánh, đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hƣởng.

Luận văn đã xây dựng đƣợc bộ chỉ tiêu đánh giá và trên cơ sở đó thực hiện

đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian cho 6 loại đất trong phƣơng án quy hoạch

sử dụng đất đang đƣợc xây dựng của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm

2020, tạo cơ sở cho việc góp ý, chỉnh sửa phƣơng án quy hoạch sử dụng đất cho

hợp lý trƣớc khi trình phê duyệt.

Kết quả đánh giá của luận văn cho thấy những vị trí quy hoạch sử dụng đất

đến năm 2020 của thị xã Phúc Yên là tƣơng đối hợp lý tuy nhiên vẫn còn một số vị

trí quy hoạch cần phải xem xét lại, đặc biệt là: 2 vị trí quy hoạch bãi chôn lấp rác

thải sinh hoạt của thị xã ở xã Cao Minh và xã Ngọc Thanh; vị trí quy hoạch đất

nghĩa trang, nghĩa địa tại thôn Thanh Lộc, xã Ngọc Thanh, thôn Khả Do, xã Nam

Viêm, xứ đồng sau Viện K74, phƣờng Hùng Vƣơng, tổ Xuân Mới phƣờng Phúc

Thắng; vị trí quy hoạch đất ở đô thị tại phía tây xã Cao Minh.

Từ những kinh nghiệm thực tế có đƣợc trong quá trình thực hiện luận văn,

tác giả kiến nghị tới các cơ quan, đơn vị lập quy hoạch sử dụng đất cần phải xây

dựng các tiêu chí cụ thể để lựa chọn vị trí quy hoạch. Thay vì sử dụng các phƣơng

pháp đánh giá nặng về định tính, các cơ quan thẩm định nên cân nhắc lựa chọn một

phƣơng pháp đánh giá tính hợp lý của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất có tính

khoa học hơn, dựa trên sự kết hợp giữa các phƣơng pháp định tính và định lƣợng, ví

dụ nhƣ phƣơng pháp sử dụng GIS và MCA đã sử dụng trong luận văn này.

Mặc dù việc ứng dụng GIS và MCA để đánh giá tính hợp lý về vị trí không

gian của phƣơng án quy hoạch có nhiều ƣu điểm song cũng có những vấn đề cần

Page 101: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

93

giải quyết. Ví dụ nhƣ việc chuẩn hóa dữ liệu đầu vào còn gặp nhiều trở ngại do các

dữ liệu bản đồ ở nƣớc ta chƣa đƣợc thống nhất, việc thành lập bản đồ còn mang tính

hiển thị là chính nên tính nhất quán của dữ liệu chƣa đƣợc tốt. Bên cạnh đó, việc áp

dụng các phƣơng pháp này đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật tốt, và

phải xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng loại đất.

Page 102: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2006). Hƣớng dẫn áp dụng định mức sử dụng

đất trong công tác lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2009). Thông tƣ số 19/2009/TT-BTNMT Quy định

chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3. Bộ Xây dựng (2009), Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn, NXB Xây

dựng, Hà Nội.

4. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam số 01/2008/BXD.

5. Chính phủ CHXHCNVN (2004). Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành

Luật đất đai.

6. Chính phủ CHXHCNVN (2009). Nghị định 69/2009/NĐ-CP Quy định bổ sung

về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng và hỗ trợ tái định cƣ.

7. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2010,

Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Đức (2001), Giáo trình hệ thông tin địa lý, Nhà xuất bản Khoa học

và Kỹ thuật, Hà Nội.

9. Hệ thống thông tin địa lý.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Hệ_thống_Thông_tin_Địa_lý

10. Khoa Ngôn ngữ học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN. http://www.ngonnguhoc.org

11. TCXDVN 261 - 2001 (2002), Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế,

NXB Xây dựng, Hà Nội.

12. TCXDVN 3978 - 1984 (1984), Trường học phổ thông - Tiêu chuẩn thiết kế,

NXB Xây dựng, Hà Nội.

13. TCXDVN 4616 - 1987 (1987), Nhóm quy chuẩn khảo sát xây dựng, Bộ Xây

dựng.

14. TCXDVN 4449 - 1987 (1988), Quy hoạch đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế, NXB

Xây dựng, Hà Nội.

Page 103: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

95

15. TCXDVN 7956 - 2008 (2008), Nghĩa trang đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế, NXB

Xây dựng, Hà Nội.

16. Chu Văn Thỉnh (2010), Vị trí, vai trò của quy hoạch sử dụng đất đai trong hệ

thống quy hoạch chung, Địa chính Việt Nam.

17. Nguyễn Thị Thiềng (2009), “Ảnh hƣởng của quy mô và cơ cấu đến chất lƣợng

dân số” Tạp chí dân số & phát triển. Website: dansogiadinh.net.vn.

18. Lê Phƣơng Thúy (2009), Ứng dụng GIS và phƣơng pháp phân tích đa chỉ tiêu

lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phục vụ quy hoạch

sử dụng đất (Lấy ví dụ huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội). Luận văn Thạc sỹ

khoa học, Trƣờng ĐH KHTN, ĐHQGHN.

19. Ủy ban nhân dân thị xã Phúc Yên (2010). Báo cáo thuyết minh kiểm kê đất đai năm 2010.

20. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2011). Dự thảo Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử

dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 2011-2015 thị xã Phúc Yên, tỉnh

Vĩnh Phúc.

21. Đặng Hùng Võ (2011), Đổi mới hệ thống quy hoạch sử dụng đất, Địa chính

Việt Nam.

Tiếng Anh

22. Analytic Hierachy Process Tutorial.

http://people.revoledu.com/kardi/tutorial/AHP

23. Analytic Hierachy Process.

http://en.wikipedia.org/wiki/Analytic_Hierarchy_Process

24. Dr. Philip Berke, Professor, Dr. David Godschalk, Professor Emeritus,

Evalutating Land Use Plant Quality, Conference on the Science and Education

of Land Use, September 2007, Washington, D.C

25. FAO, UNDP, UNEP and World Bank (1998), Land quality indicators and thier

use in subtainable agriculture and rual development.

26. Gecko (2011), Vision Industrial ParkInterim Scoping Report.

27. Mendoza and Phil Macoun (1999), Guidelines for applying Multi- Criteria

Analysis to the assessment of criteria and indicators, Center for International

Forestry Research (CIFOR), Jakarta 10065, Indonesia.

Page 104: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

96

28. L.M. Fletcher-Paul Integrated Natural Resources Management Officer, FAO,

SLAC, Land Use Planning in the OECS using the Automated Land Evaluation

System (ALES).

29. Purdon Associates Pty Ltd (2009), Southern Cemetery Tuggeranong, Site

Assessment and Selection, ACT Cemeteries Authority.

30. R. D. Gupta, Y. K. Gupta (2004), A Spatial Modelling Approach For Selection

Of Residential Sites Using GIS: A Case Study For Chail Block Of Kaushambi

District, Department of Civil Engineering, Motilal Nehru National Institute of

Technology, Allahabad- 211 004, U.P. India.

31. RJ Harper, TH Booth, PJ Ryan, RJ Gilkes, NJ MKenzie and MF Lewis (2008),

Site Selection for Farm Forestry in Australia, Autralia.

32. Sakhwat Hossain, Sr. Land Use Planner, Land use planning indicators for Land

zoning.

33. Suleyman Demirel University, Department of Geological Engineering (2011),

Selection of Landfill Site using GIS and Multicriteria Decision Analysis for

Beysehir Lake Catchment area (Konya, Turkey), Isparta, Turkey.

34. The California Department of Education (2000), School Site Analysis and

Development, 1430 N Street, Suite 1201, Sacramento, CA 95814.

35. The Council of Education Facility Planners International (1995), The Guide for

Planning Educational Facilities, Desert Cove Drive, Suite 104, Scottsdale, AZ

85260.

36. Tobias Wünscher (2005), Modeling Spatial Diversity - a Forest-Site Selection

Tool for the Costa Rican program of Payments for Environmental Services

(PES), Center for Development Research (ZEF), University of Bonn, Germany.

37. UNDP/BGP2 PLANING POLICY, Flintshire unitary development plan -

Housing supply background paper.

38. Wood Buffalo Urban and Rural Cemeteries Project (2010), Site Selection of

Cemetery, Regional Municipality of Wood Buffalo, Canada.

Page 105: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN · 2016-05-09 · Bảng lựa chọn quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ..... 19 Bảng 1.6. Các chỉ tiêu

97

PHỤ LỤC