33
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HC VÀ KỸ THUT MÁY TÍNH HTHỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Đề tài : Hthng htrsn xut tại công ty thép tôn Phương Nam ------o0o------ Giảng viên : TS. Phm Trần Vũ Nhóm thực hin: Nguyn Quyết Thng 10070940 Nguyễn Bá Thu 12070548 Nguyễn Đông Phương 12070538 Nguyn Tn Bo 10070472 Nguyễn Văn Sang 12070541 Nguy n Hoàng Long 12070521 TMinh Tun 12070554 TP HChí Minh tháng 12 năm 2012

HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH

HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

Đề tài:

Hệ thống hỗ trợ sản xuất tại công ty thép tôn

Phương Nam

------o0o------

Giảng viên : TS. Phạm Trần Vũ

Nhóm thực hiện: Nguyễn Quyết Thắng 10070940

Nguyễn Bá Thu 12070548

Nguyễn Đông Phương 12070538

Nguyễn Tấn Bảo 10070472

Nguyễn Văn Sang 12070541

Nguyễn Hoàng Long 12070521

Tạ Minh Tuấn 12070554

TP Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2012

Page 2: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

Mục lục

1. Giới thiệu công ty thép tôn Phương Nam .......................................................................................... 4

2. Qui trình sản xuất ............................................................................................................................ 5

2.1. Quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ...................................................................................... 5

2.2. Các qui trình nghiệp vụ ............................................................................................................. 5

a. Quy trình nhập kho nguyên liệu ............................................................................................... 5

b. Quy trình sản xuất .................................................................................................................... 6

c. Nhập kho thành phẩm .............................................................................................................. 6

d. Xuất kho................................................................................................................................... 7

e. Quy trình xử lý lại ..................................................................................................................... 8

f. Kiểm kê kho ............................................................................................................................. 8

g. Lập kế hoạch sản xuất .............................................................................................................. 8

2.3. Đặc điểm của nguyên liệu và thành phẩm ................................................................................ 8

a. Nguyên liệu Tôn đen ................................................................................................................ 8

b. Nguyên liệu Sơn ....................................................................................................................... 9

c. Nguyên liệu Kẽm ...................................................................................................................... 9

d. Tôn mạ kẽm ........................................................................................................................... 10

e. Tôn mạ màu ........................................................................................................................... 10

3. Hệ thống quản lý ........................................................................................................................... 11

3.1. Tổng quan .............................................................................................................................. 11

3.2. Cấu trúc hệ thống ................................................................................................................... 12

a. Cấp Hiện trường – Field Level ................................................................................................. 13

b. Cấp Phân xưởng – Master Layers ........................................................................................... 14

c. Cấp giám sát/ điều hành - Supervisory Management/ Operator Level .................................... 14

3.3. Mô hình mạng quản lý sản xuất .............................................................................................. 14

a. Mạng LAN cho văn phòng ....................................................................................................... 15

b. Mạng LAN cho khu vực sản xuất ............................................................................................. 15

3.4. Tầng mạng công nghiệp – Field Layer ..................................................................................... 16

a. Mô hình ................................................................................................................................. 16

b. Mạch chuẩn hóa tín hiệu và cách ly – Signal Adaptor ( SA) ...................................................... 18

c. Thiết bị Ether – Concentrator (EC) .......................................................................................... 18

Page 3: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

3.5. Một số chức năng khác .......................................................................................................... 20

a. Mạng song song và cơ chế Replication ................................................................................... 20

b. Phân quyền và bảo mật .......................................................................................................... 20

4. Một số giao diện – biểu mẫu của hệ thống ..................................................................................... 21

4.1. Quản lý nhóm người dùng ...................................................................................................... 21

4.2. Quản lý hệ thống .................................................................................................................... 22

4.3. Quản lý danh mục .................................................................................................................. 25

4.4. Quản lý kho nguyên liệu ......................................................................................................... 25

4.5. Theo dõi – đồng bộ dữ liệu ..................................................................................................... 28

5. Kết luận và Đánh giá ...................................................................................................................... 30

5.1. Kết luận.................................................................................................................................. 30

5.2. Ưu điểm của hệ thống ............................................................................................................ 30

5.3. Những vấn đề cần khắc phục.................................................................................................. 31

5.4. Một số ý tưởng cải tiến hệ thống ........................................................................................... 31

a. Hỗ trợ cơ chế kiểm tra lỗi và thông báo cho người quản trị. ................................................... 31

6. Thông tin về quá trình thực hiện đề tài .......................................................................................... 32

6.1. Biên bản họp nhóm ................................................................................................................ 32

a. Họp lần thứ nhất .................................................................................................................... 32

b. Họp lần thứ 2 ......................................................................................................................... 32

c. Họp lần thứ 3 ......................................................................................................................... 32

d. Họp lần thứ 4 ......................................................................................................................... 32

e. Họp lần thứ 5 ......................................................................................................................... 32

6.2. Phân công công việc ............................................................................................................... 33

6.3. Đánh giá các đóng góp của thành viên .................................................................................... 33

Page 4: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

1. Giới thiệu công ty thép tôn Phương Nam Công ty Tôn Phương Nam là đơn vị liên doanh giữa Công ty Thép Miền Nam, nay là Tổng Công Ty Thép

Việt Nam với các Công ty: Sumitomo Corporation - Nhật Bản và Federal Iron Works Sdn.Bhd. - Malaysia.

Hình 2.1. Công ty Tôn Phương Nam

Công ty được thành lập theo giấy phép đầu tư số 1264/GP ngày 09/06/1995 của UBNN về Hợp Tác và

Đầu Tư, nay là Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.

Trụ sở Công ty:

- Địa chỉ: Đường số 9 Khu Công nghiệp Biên Hoà 1, Tỉnh Đồng Nai.

- Điện thoại : 061.3836457 - 3836614 - 3836754 -3835694 - 3834376

- Fax : 061.3836698

- Website : www.tonphuongnam.com.vn

- Email: [email protected]

Công ty đã và đang là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực SXKD tôn mạ kẽm và tôn mạ màu dạng

cuộn tại Việt Nam. Doanh thu năm 2009 là 1500 tỷ VND.

Page 5: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

2. Qui trình sản xuất

2.1. Quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Qui trình sản xuất được hoàn thiện từ khâu thu mua nguyên vật liệu tới dây chuyền sản xuất và

phân phối.

Nguyên liệu sau khi được nhập về từ nhà cung cấp, gồm tôn đen, kẽm và sơn được chuyển vào

nhập kho nguyên liệu. Từ kho, nguyên liệu sẽ được chuyển tới 2 phân xưởng mạ kẽm và mạ

màu để thu được sản phẩm là tôn mạ kẽm và tôn mạ màu. Sản phẩm của quá trình sản xuất của

hai phân xưởng được chuyển tới kho thành phẩm. Từ đây các mặt hàng tôn được xuất bán cho

các đại lý và khách hàng.

Hình 2.2. Sơ đồ sản xuất

2.2. Các qui trình nghiệp vụ

a. Quy trình nhập kho nguyên liệu

Phòng Kế hoạch – Vật tư dựa vào kế hoạch sản xuất và tồn kho của kho nguyên liệu, đưa ra

danh sách các nguyên liệu cần nhập. Đơn hàng sau đó được gửi cho nhà cung cấp.

Page 6: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

Khi nguyên liệu được nhập về công ty, trên mỗi cuộn tôn, thùng sơn đã có các thông số về

cuộn, thùng cùng với mã số và mã vạch của nhà sản xuất được dán bên ngoài và bên trong

sản phẩm.

Nhân viên thủ kho sẽ lập phiếu nhập trong đó có các thông tin về nhà cung cấp, thông tin về

các cuộn tôn (chiều dài, khối lượng), thùng sơn (màu sắc, dung tích).

Mỗi cuộn tôn, thùng sơn sẽ được đánh mã vạch theo quy định. Sau đó thủ kho sẽ in mã vạch

dán vào cuộn tôn, thùng sơn. Mã vạch này sẽ được gán duy nhất 1 lần và đi theo cuộn tôn,

thùng sơn này trong suốt quá trình sản xuất.

b. Quy trình sản xuất

Bắt đầu ca sản xuất, công nhân sẽ khai báo thông tin về ca sản xuất.

Ở đầu vào, nhân viên chọn các cuộn tôn nguyên liệu trong kho đưa vào sản xuất theo đúng kế

hoạch sản xuất mà bộ phận kinh doanh đã lập.

Công nhân sử dụng máy đọc mã vạch hoặc tìm trực tiếp mã cuộn tôn trong cơ sở dữ liệu để

đưa các cuộn tôn nguyên liệu vào hàng đợi, chờ sản xuất.

Trong quá trình sản xuất, tại 1 thời điểm chỉ có duy nhất 1 cuộn tôn trên dây chuyền ở trạng

thái chạy. Công nhân có thể cho chuyển trạng thái cuộn tôn từ đang chạy sang dừng, chờ sản

xuất hoặc đã chạy xong tùy theo trạng thái thực tế của cuộn tôn. Các thông số cuộn tôn

nguyên liệu như chiều dài, khối lượng đã được nhập trong quá trình nhập kho sẽ hiển thị để

công nhân theo dõi.

Ở đầu ra, hệ thống sẽ thu thập số liệu từ các thiết bị đo chiều dài, khối lượng của cuộn thành

phẩm. Công nhân đầu ra nhập các thông tin khác như phân loại, chiều dài, khối lượng các

loại trong cuộn, độ dày,...

Hệ thống tự động gán mã cho cuộn thành phẩm. Bộ phận KCS thực hiện công tác lấy mẫu,

đánh giá chất lượng cho từng cuộn thành phẩm đã được gán mã này và cập nhật vào hệ

thống. Cuộn thành phẩm sau đó được đóng gói, dán mã vạch và chuyển sang kho thành

phẩm.

Kết thúc ca sản xuất, trưởng ca hoặc quản đốc sẽ lập biên bản ghi nhận trong đó chứa thông

tin các cuộn nguyên liệu đầu vào và các cuộn thành phẩm tương ứng đã sản xuất trong ca.

Biên bản này sau đó được gửi cho bộ phận kinh doanh để nhập kho thành phẩm.

c. Nhập kho thành phẩm

Bộ phận kinh doanh tiếp nhận biên bản giao nhận từ bộ phận sản xuất và sử dụng máy đọc

mã vạch để đối chiếu. Chỉ có các cuộn tôn đã được lập biên bản giao nhận mới được nhập

kho thành phẩm.

Nhân viên kho lập phiếu nhập kho thành phẩm . Các cuộn tôn thành phẩm trong biên bản

giao nhận sẽ được đưa vào trong phiếu nhập.

Page 7: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

d. Xuất kho

Xuất kho có thể là xuất kho cho sản xuất hoặc xuất bán cho khách hàng.

Trong trường hợp xuất kho sản xuất, các cuôn tôn nguyên liệu đã được công nhân đầu vào

phân xưởng chọn đưa vào sản xuất. Nhân viên quản lý kho sẽ lập phiếu xuất cho các cuộn

nguyên liệu này.

Trường hợp xuất bán cho khách hàng, khi xuất kho, công nhân xuất sẽ dùng máy đọc mã

vạch di động để đọc các thông số trên thành phẩm rồi nhập về máy tính để in hóa đơn, phiếu

xuất... hoặc gửi lên phòng Kế hoạch/Kinh doanh để làm thủ tục bán hàng.

Các thông tin này sẽ được lưu trong CSDL để tổ chức các báo cáo.

Nhân viên bảo vệ sẽ dùng máy đọc mã vạch kiểm tra từng cuộn trước khi xe chở hàng ra

cổng, so sánh với hóa đơn đã lập trong hệ thống. Khi phù hợp mới cho xuất ra ngoài.

Hình 2.4. Sơ đồ các luồng xuất nhập

Giải thích các bước trong sơ đồ:

1: Nhập từ nhà sản xuất/ Nhập khách hàng trả lại/ Nhập gia công

2: Xuất trả lại nhà sản xuất/ Xuất bán cho khách hàng/ Xuất gia

công

3: Xuất cho phân xưởng sản xuất

4: Xuất cuộn lại

Page 8: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

5: Nhập sản xuất

6: Nhập trả kho từ phân xưởng

Chú ý : Riêng tôn màu không có Nhập từ nhà sản xuất và Xuất trả lại nhà sản xuất.

e. Quy trình xử lý lại

Trong trường hợp sản phẩm không đạt chất lượng hay khách hàng trả lại, các thủ tục tiến

hành nhập kho đầu vào và xử lý trong quá trình sản xuất tương tự nhưng thông tin đầu vào

thể hiện là hàng xử lý lại. Hệ thống sẽ tự động cập nhập các thông tin tương ứng.

f. Kiểm kê kho

Định kỳ 6 tháng một lần, nhân viên tổ kho sẽ thực hiện công tác kiểm kê trong kho. Nhân

viên sử dụng máy đọc mã vạch di động đọc toàn bộ tôn, sơn nguyên liệu tồn trong kho. Sau

đó, tạo phiếu kiểm kê, kết nối máy đọc với hệ thống để so sánh số liệu thực tế và số liệu

trong cơ sở dữ liệu. Hệ thống sẽ tạo báo cáo kiểm kê, liệt kê bảng đối chiếu, hiển thị những

dữ liệu không khớp giữa trong cơ sở dữ liệu và trong thực tế.

g. Lập kế hoạch sản xuất

Đơn đặt hàng do phía khách hàng gửi đến (fax, mail) hoặc do thỏa thuận qua điện thoại với

nhân viên bán hàng.

Thông tin trên đơn đặt hàng cho biết số lượng (mét, kg) của từng chủng loại, có thể có thêm

thông tin về màu sắc nếu là tôn mạ màu, thời gian giao hàng ...

Nhân viên kinh doanh sẽ căn cứ vào tình hình tồn kho nguyên liệu ,thành phẩm, năng lực sản

xuất để xác nhận lại số lượng cho khách hàng, thời gian, địa điểm giao hàng...

Bộ phận kế hoạch sẽ lên kế hoạch sản xuất gửi xuống cho phân xưởng sản xuất.

Thông báo giao hàng sẽ được gửi đi cho khách hàng sau khi đã có sản phẩm đáp ứng được

yêu cầu theo đơn đặt hàng của khách hàng. Thông báo sẽ chỉ định cụ thể bán những cuộn tôn

nào cho khách. Các cuộn tôn được chọn từ kho tôn để đáp ứng theo phiếu xác nhận đã gửi

trước đó.

2.3. Đặc điểm của nguyên liệu và thành phẩm

a. Nguyên liệu Tôn đen

i. Đặc điểm

Tôn đen là các cuộn thép tấm, được phân thành nhiều chủng loại, mỗi chủng loại được xác

định thông qua 2 giá trị: chiều rộng tấm và độ dày.

Ví dụ: TD 0,92X1200: chiều rộng là 1200 mm và có độ dày 0,92mm.

Các thông số của cuộn tôn: Cuộn tôn có thể có độ dày thực tế và chiều rộng thực tế chênh

lệch so với chủng loại của cuộn tôn đó.

Page 9: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

+ Độ dày từ 0.25 đến 0.70mm

+ Độ rộng 700 đến 1.200 mm

+ Dài từ 2.000 đến 7.000 m

+ Khối lượng từ 5 đến 25 tấn mỗi cuộn

ii. Quản lý

Mỗi cuộn tôn được đánh một mã số riêng và dán một mã vạch chứa các thông tin (Loại

cuộn, số phiếu nhập, ngày nhập, nhà sản xuất, mã cuộn).

b. Nguyên liệu Sơn

i. Đặc điểm

Sơn được chứa trong các thùng phuy dung tích 190 – 200 lit.

Các thông số của thùng sơn:

+ Loại sơn

+ Mầu sơn

+ Thời gian sản xuất, thời gian nhập hàng.

+ Thời hạn sử dụng.

+ Nhà cung cấp: công ty Á Đông, ICI...

ii. Quản lý

Khi nhập sơn về kho nguyên liệu, nhập theo một lô gồm nhiều thùng sơn thuộc cùng một

chủng loại. Khi xuất cho sản xuất: chỉ xuất cho phân xưởng sơn, xuất theo chủng loại với

khối lượng yêu cầu. Do sơn để lâu sẽ bị hỏng, nên khi xuất phải xuất theo hạn sử dụng gần

nhất, tránh để bị hỏng sơn. Sau khi sản xuất xong, còn thừa sơn thì sẽ nhập lại kho theo

dung tích.

c. Nguyên liệu Kẽm

i. Đặc điểm

Kẽm thỏi có hình dáng yên ngựa, trọng lượng từ 1.000 kg đến 1.100 kg. Các thuộc tính của

kẽm:

+ Chủng loại kẽm.

+ Khối lượng thanh kẽm

+ Nhà cung cấp.

ii. Quản lý

Mỗi thanh kẽm nhập về sẽ được đánh mã riêng biệt và gán mã vạch chứa các thông tin liên

quan. Chúng cũng được nhập theo lô tương tự như sơn. Khi xuất cho sản xuất, kẽm chỉ

được xuất cho phân xưởng mạ, mỗi lần xuất sẽ xuất một thỏi kẽm, sau khi sản xuất còn

thừa thì nhập lại kho nguyên liệu.

Page 10: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

d. Tôn mạ kẽm

i. Đặc điểm

Tôn mạ kẽm là kết quả phân xưởng mạ sau khi mạ cuộn tôn đen. Cuộn tôn được đem đi

cân, trích mẫu để kiểm tra chất lượng và sẽ được quyết định về loại. Tôn mạ kẽm có thể

được nhập vào kho thành phẩm để bán hoặc có thể là nguyên liệu đầu vào cho phân xưởng

sơn.

Các thông tin của cuộn tôn mạ kẽm:

+ Chủng loại

+ Chiều dài

+ Khối lượng

+ Phân loại

+ Ca sản xuất

+ Các thuộc tính chất lượng

ii. Quản lý

Tôn mạ kẽm sau quá trình sản xuất sẽ được gán mã vạch cho từng cuộn. Các thông tin về

khối lượng, chiều dài, các chỉ tiêu chất lượng được nhập trong quá trình sản xuất sẽ gắn với

mã vạch được dán trên mỗi cuộn.

e. Tôn mạ màu

i. Đặc điểm

Tôn mạ màu là kết quả của phân xưởng sơn. Tôn đen hoặc tôn mạ kẽm là đầu vào của phân

xưởng sơn.

Các thông tin của cuộn tôn màu:

+ Chủng loại cuộn tôn: dựa vào màu sắc, chiều rộng, độ dày. Chiều rộng của tôn màu là

chiều rộng của cuộn tôn nguyên liệu. Độ dày của tôn màu lớn hơn so với cuộn tôn

nguyên liệu khoảng vài chục micromet.

+ Chiều dài

+ Khối lượng

+ Phân loại

+ Ca sản xuất

+ Các thuộc tính chất lượng

ii. Quản lý

Mỗi cuộn tôn mạ màu sau khi sản xuất sẽ được gán mã vạch. Các thông tin về cuộn tôn

được nhập trong quá trình sản xuất cuộn tôn sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu gắn với mã

vạch trên mỗi cuộn tôn, dễ dàng tra cứu.

Page 11: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

3. Hệ thống quản lý

3.1. Tổng quan

Hệ thống hỗ trợ sản xuất của công ty thép tôn Phương Nam là BK-MIS, được phát triển bởi

Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin và Truyền thông Bách Khoa BK-ICT.

Tiền thân của BK-MIS là dự án BK-Steel, một dự án phần mềm quản lý sản xuất thép cho các

công ty, nhà máy thép trên khắp đất nước như: Cty Thép Miền Nam, Cty LDSX Thép Việt Úc,

Cty Gang Thép Thái Nguyên, Cty CP Thép Nhà Bè...

Hệ quản lý trực tuyến BK-MIS là giải pháp công nghệ thông tin tổng thể quản lý sản xuất trực

tuyến bằng cách lấy thông tin trực tiếp từ quá trình sản xuất và áp dụng công nghệ nhận dạng

tự động bằng mã vạch, kết xuất các báo cáo phong phú với giao diện đẹp, thân thiện và dễ sử

dụng. Hệ thống quản lý sản xuất sử dụng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL, ngôn ngữ lập trình

C# với nền tảng công nghệ .NET 3.5.

Figure 1 Giao diện màn hình chương trình quản lý

Hệ thống sử dụng mô hình dữ liệu tập trung dựa trên kiến trúc Client – Server.

Các máy tính chức năng ở các phòng ban trong công ty đóng vai trò là các máy Client, thực

hiện các thao tác với dữ liệu.

Các máy Server (hệ thống bao gồm 3 máy server) đặt tại nhiều vị trí trong nhà máy, giữ vai trò

lưu trữ dữ liệu cho hệ thống.

Page 12: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

Ở phân xưởng, các thiết bị đo lường được kết nối trong hệ thống mạng công nghiệp, ghép nối

và chuyển dữ liệu về Server thông qua các thiết bị chuyển đổi tín hiệu.

Figure 2 Mô hình hệ thống

3.2. Cấu trúc hệ thống

Cấu trúc hệ thống được phân thành 3 tầng (layer): hiện trường, phân xưởng và giám sát/điều

hành. Ở mỗi tầng, quyền truy cập vào các gói tin và các báo cáo nhận được khác nhau.

Hình sau mô tả sơ đồ mạng tổng quát của hệ thống:

Page 13: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

Figure 3 Sơ đồ mạng tổng quát

Hệ thống được thiết kế chạy song hành gồm 3 máy chủ với cơ chế replication. Khi đường

truyền hoặc máy chủ nào đó gặp sự cố vẫn đảm bảo hệ thống hoạt động bình thường

Chi tiết của từng cấp như sau:

a. Cấp Hiện trường – Field Level

Gồm các thiết bị đo lường, thiết bị phân tích, thiết bị điều khiển, cảnh báo, … cần thu thập

thông tin.

Tại nhà máy Tôn Phương Nam, các thiết bị này bao gồm:

- Các cân điện tử

- Các Encoder đo chiều dài

Page 14: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

- Các công tơ điện điện tử,

- Các đồng hồ đo lưu lượng.

Các thiết bị này có chuẩn tín hiệu đầu ra khác nhau: RS-485 (đồng hồ đo điện PM710), RS-

232 (Encoder, Cân điện tử), xung (đồng hồ đo lưu lượng).

Một Mạch chuẩn hóa tín hiệu và cách ly Signal Adapter (SA) do công ty nghiên cứu chế

tạo được sử dụng để chuyển đổi thành tín hiệu dạng công nghiệp chung RS-485 để đưa về bộ

tập trung tín hiệu.

b. Cấp Phân xưởng – Master Layers

Kết nối, tập trung hóa các nhóm công nghệ thông qua các module truyền tin, có CSDL.

Một mạch Ethernet-Concentrator (EC) được sử dụng để tập trung hóa các thông tin từ các

SA, lưu giữ và chuyển lên mạng LAN.

Thiết bị EC có chức năng giống như các PLC nhưng thiên về về truyền tin, mạng và chuyển

đổi các giao thức công nghiệp khác nhau như MODBus, Profibus, IEC-60870-5-xxx… thành

giao thức theo chuẩn riêng trong mạng máy tính TCP-IP.

c. Cấp giám sát/ điều hành - Supervisory Management/ Operator Level

Có thể chia thành 2 khu vực :

- Supervisory Management: bao gồm khu vực Văn phòng TGĐ và các phòng ban chức

năng như kế hoạch – kinh doanh, Vật tư, Kỹ thuật…

- Operator Level: khu vực phân xưởng sản xuất gồm các kỹ sư, quản đốc phân xưởng

theo dõi các thông tin thuộc phân xưởng mình quản lý. Các thông tin này bao gồm về vật

tư, nguyên liệu, năng lượng, nhiên liệu… đầu vào và thành phầm đầu ra. Tại đây các máy

tính được nối mạng cục bộ với máy chủ phía dưới.

Chi tiết của từng cấp được mô tả kỹ hơn trong các phần sau.

3.3. Mô hình mạng quản lý sản xuất

Mạng quản lý sản xuất có chức năng giao tiếp vận hành, điều khiển từ xa, in hóa đơn, báo cáo,

...

Dựa theo khảo sát về tình hình địa lý và phân bố về chức năng nhiệm vụ, hệ thống mạng được

chia tách làm 2 phần: Mạng LAN cho khu vực văn phòng và mạng LAN cho khu vực sản xuất.

Page 15: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

Figure 4 Mô hình mạng

a. Mạng LAN cho văn phòng

Sử dụng các máy tính và hệ thống trang thiết bị mạng sẵn có, bao gồm các máy tính của giám

đốc, nhân viên các phòng ban: phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch vật tư,

nhân viên bán hàng ...

Một máy chủ Master Database Server được sử dụng để sao lưu toàn bộ các thông tin sản

xuất, đề phòng máy chủ ở phân xưởng bị sự cố, đồng thời lưu trữ CSDL quản lý bán hàng.

Bên cạnh mạng nội bộ, kết nối Internet được trang bị cho các máy khu vực văn phòng. Việc

sử dụng Internet giúp dễ dàng hơn cho việc bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, đào tạo, hướng

dẫn,… từ xa, giảm thiểu chi phí và thời gian mỗi khi có sự cố - không làm gián đoạn hoạt

động sản xuất.

b. Mạng LAN cho khu vực sản xuất

Các máy tính trong phân xưởng và khu vực kho được kết nối với nhau theo mô hình BUS.

Bao gồm:

- Các máy tính đầu vào, đầu ra trong phân xưởng

- Các máy tính của trưởng ca, quản đốc, các máy tính phòng kiểm tra chất lượng

- Các máy tính khu vực kho nguyên liệu, thành phẩm.

Page 16: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

- Các máy in mã vạch được trang bị tại kho nguyên liệu và đầu ra của mỗi phân xưởng

phục vụ công tác dán nhãn nguyên liệu nhập kho và thành phẩm.

- Các máy đọc mã vạch cầm tay phục vụ các công tác xuất nhập, kiểm kê được trang bị tại

kho và đầu vào mỗi phân xưởng có trang bị

Tại mỗi phân xưởng, một Server được trang bị dùng để lưu giữ cơ sở dữ liệu và các giao diện

vận hành. Máy chủ này cài đặt hệ điều hành Windows Server2003, vận hành trên nền .NET

Framework 2008.

Tủ mạng và UPS online được trang bị nhằm đảm bảo an toàn thông tin và thiết bị. Các máy

trạm tại các công đoạn được nối với server thông qua mạng Ethernet.

Mạng khu vực sản xuất và khu vực văn phòng được kết nối bằng cáp quang đảm bảo truyền

dẫn trong khoảng cách xa. Ở mỗi đầu kết nối có các bộ chuyển đổi quang điện: hợp bộ để

truyền thông tin, đảm bảo tin cậy với khoảng cách xa. Có cách ly đảm bảo tránh sét.

3.4. Tầng mạng công nghiệp – Field Layer

Do là tầng trực tiếp tham gia vào quá trình quản ly sản xuất, tầng mạng công nghiệp được mô

tả chi tiết hơn cách nó được xây dựng và hoạt động.

a. Mô hình

Tầng mạng công nghiệp - Field Layer có chức năng thu thập số liệu trực tiếp từ dây chuyền

sản xuất như khối lượng, chiều dài sản phẩm, chỉ số tiêu thụ dầu, điện, … thông qua encoder,

cân điện tử và các thiết bị đo để lấy khối lượng các cuộn tôn thành phẩm và thông tin sản

xuất khác.

Page 17: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

Figure 5

Các thông tin được hệ thống thu thập ở đây bao gồm các số liệu về khối lượng từ các cân

điện tử, chiều dài cuộn tôn từ các encoder đo chiều dài, thông tin về tiêu hao điện năng (kwh)

từ các đồng hồ đo điện, lượng dầu FO (Fuel Oil – dầu mazut), DO (Diesel Oil), từ các đồng

hồ đo lưu lượng bố trí rải rác trong khắp nhà máy.

Cụ thể các thiết bị đo cần thu thập số liệu:

- Số liệu từ 05 bộ Energymeters (công tơ điện tử) Schneider PM710, qua mạng RS485 theo

giao thức MODBUS của hãng đo điện năng tiêu thụ tổng, điện năng tiêu thụ ở khu vực

văn phòng, phân xưởng mạ, phân xưởng sơn và cho các thiết bị phụ (cần trục, trạm

bơm,...).

- Số liệu từ 2 cân điện tử đầu ra ở mỗi phân xưởng để đo khối lượng tôn thành phẩm. Tín

hiệu đầu ra theo chuẩn RS-232.

- Số liệu từ 2 Encoder đo chiều dài tôn ở 2 phân xưởng. Tín hiệu đầu ra theo chuẩn RS-

232.

- Số liệu từ các đồng hồ đo lưu lượng dầu FO, DO, PLG vào các phân xưởng. Tín hiệu đưa

về dưới dạng xung ứng với lưu lượng

Tất cả các điểm đo với các loại tín hiệu với các kiểu biển diễn thông tin khác nhau, cần được

chuyển đổi tại chỗ bởi một thiết bị chuyển đổi, tạo thành tín hiệu dạng công nghiệp RS-485

để đưa về bộ Concentrator gần nhất. Phương án đưa ra ở đây là sử dụng các thiết bị ghép nối

Page 18: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

do công ty BK-ICT chế tạo : Mạch chuẩn hóa tín hiệu và cách ly – Signal Adaptor (SA) và

Thiết bị Ether – Concentrator (EC).

b. Mạch chuẩn hóa tín hiệu và cách ly – Signal Adaptor ( SA)

SA là thiết bị thông minh, được điều khiển bởi vi xử lý ATmega8, công nghệ RISC, lập trình

bằng ngôn ngữ C và ASM.

Figure 6 Mẫu thiết bị Signal Adaptor

Đặc tính của SA :

- Input: RS-232 thậm chí RS-485 nhưng định dạng khác với quy định chung, 4-20mA,

xung đếm với các biên độ khác nhau,…

- Output: RS-485 theo giao thức công nghiệp MODBus, có cách ly để tránh bị cảm ứng sét

đánh, dò điện thế cao trên đường dẫn dài… mà vẫn đảm bảo an toàn cho người vận hành

và các thiết bị. Tất cả các SA đều có định dạng gói tin ra là: 19200/ 8/n/1, có thể dẫn xa

đến 1km bằng đôi dây dẫn thường, đi trong ống thép hoặc ống nhựa đê rbaor vệ về mặt

cơ nhiệt.

- Có các DIP Switches để đặt cấu hình như tốc độ, số bit dữ liệu, số bit parity và Stop.

- Lắp đặt và nguồn điện: các thiết bị SA được thiết kế để có nguồn 230V AC, cấp nguồn ra

12V DC và 24V DC để cấp cho các transducers. Chúng được lắp theo kiểu gắn trên

tường (wall mounted).

c. Thiết bị Ether – Concentrator (EC)

Là thiết bị dùng để tập trung hóa các thông tin từ các SA, lưu giữ và chuyển lên mạng LAN.

Để nối vào mạng LAN, cần thiết phải có cách ly quang học để tránh nhiễu, sét và dò điện áp

cao.

Thiết bị EC có chức năng giống như các PLC nhưng thiên về về truyền tin, mạng và chuyển

đổi các giao thức công nghiệp khác nhau như MODBus, Profibus, IEC-60870-5-xxx, …

thành giao thức theo chuẩn riêng trong mạng VKC trong mạng máy tính TCP-IP

Page 19: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

Figure 7 Mẫu thiết bị Ether-Concentrator

EC do các kỹ sư của công ty BK-ICT thiết kế, lắp ráp và lập trình sử dụng chip ATmega64,

hệ điều hành thời gian thực RTOS. EC đã được thử nghiệm trong thời gian dài trong môi

trường công nghiêp, đạt độ tin cậy cao. Chúng có các thông số và tính năng:

- Nguồn cấp: 150 đến 260Vac, 50/60Hz, switching mode, 20Watt max

- Các cổng ghép nối phía hiện trường (Field Site): (các TÙY CHỌN – Option là các mạch

ghép cùng, nếu không cần thì không lắp).

+ (Tùy chọn) 8/16 đường Digital Inputs, có cách ly quang học, để thăm dò trạng thái

các thiết bị: CHẠY – DỪNG

+ (Tùy chọn) 4/8 rơle Digital Output, 250dc/ac, 1Amp max

+ (Tùy chọn) 4/8 kênh vào Analog, dải tín hiệu vào có thể là 0-5V, 0-10V hoặc 4-

20mA. Độ phân dải là 10bit, giả lập 12 bit.

+ (Tùy chọn) Counting Input: để đếm các sự kiện từ các thiết bị hiện trường.

- Đặc biệt, cổng nối tín hiệu RS-485 cách ly cho phép nối đến 31 thiết bị SA đã chuẩn hóa.

- Các chức năng HMI – GIAO TIẾP NGƯỜI-MÁY:

+ Bàn phím: 4 phím kiểu Navigation, UP, DOWN, ESC và OK

+ Màn hình Text LCD: hiện các thông tin quan trọng như cấu hình, số đo…

+ Speaker: báo hiệu ALARM, sự cố hay NORMAL

+ LEDs: báo trạng thái các tín hiệu phía hiện trường và đường truyền

- Các cổng nối phía mạng LAN:

Page 20: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

+ Mạng EtherNet, 10/100Mbps, chuẩn IEEE 802.3, có cách ly biến áp, giao thức

TCP/IP

- Giao thức 2 phía:

+ Tầng dưới kết nối với hệ thống mạng Fieldbus theo giao thức ModBus

+ Tầng trên kết nối với mạng LAN/Internet, tầng dưới sử dụng giao thức ModBus để

giao tiếp .

3.5. Một số chức năng khác

a. Mạng song song và cơ chế Replication

Sử dụng mạng song song đảm bảo an toàn dữ liệu khi có sự cố với một máy chủ (gần như

không thể xảy ra tình trạng cùng lúc hỏng tất cả các máy chủ). Định kỳ hệ thống tự động

đồng bộ dữ liệu giữa các máy chủ.

Cho phép các máy chủ có thể tạm thời mất kết nối với nhau, đến khi kết nối trở lại sẽ tiến

hành quá trình đồng bộ. Đảm bảo kết nối khi máy chủ chính không thể kết nối (trong trường

hợp mất kết nối với máy chủ chính phần mềm sẽ thực hiện kết nối tạm thời tới máy chủ dự

phòng trong thời gian khắc phục).

Quản trị hệ thống sẽ kiểm tra định kỳ tình trạng cả 3 máy chủ trong nhà máy, thực hiện công

tác sao lưu dữ liệu trên các máy chủ đặc biệt là máy chủ chính.

b. Phân quyền và bảo mật

Các máy tính chức năng trong hệ thống đều được cài đặt phần mềm BK-MIS.

Hệ thống đòi hỏi đăng nhập để sử dụng, nếu không có tài khoản sử dụng sẽ không thể làm

việc trên hệ thống.

Danh sách người dùng được phân quyền theo nhóm sử dụng, các chức năng sử dụng sẽ có

trong hệ thống tùy vào tài khoản đăng nhập được phân quyền.

Người dùng có quyền cao nhất là nhóm quản trị hệ thống, có thể phân quyền cho mọi đối

tượng sử dụng và cả cả chính mình.

Page 21: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

4. Một số giao diện – biểu mẫu của hệ thống

4.1. Quản lý nhóm người dùng

Biểu mẫu này hỗ trợ tạo các nhóm người dùng và các thao tác thêm/bớt người dùng trên các

nhóm người dùng.

Mỗi nhóm người dùng sẽ có các quyền truy cập khác nhau vào hệ thống. Biểu mẫu bên dưới hỗ

trợ việc quản lý quyền truy cập cho các nhóm.

Page 22: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

4.2. Quản lý hệ thống

Để quản lý hệ thống, admin trước tiên phải đăng nhập vào hệ thống

Sau đó, lựa chọn cơ sở dữ liệu để truy cập thông tin về hệ thống:

Page 23: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

Biểu mẫu chính để quản lý người dùng và phân quyền sử dụng:

Biểu mẫu bên dưới giúp quản lý các thông số mặc định về các yêu cầu của sản phẩm. Các sản

phẩm không thỏa mãn các thông số yêu cầu này sẽ bị trả về để sản xuất lại.

Page 24: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

Để quản lý vết trong quá trình sửa đổi thông tin về sản phẩm, biểu mẫu sau được sử dụng:

Page 25: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

4.3. Quản lý danh mục

4.4. Quản lý kho nguyên liệu

Hai biểu mẫu bên dưới hỗ trợ việc quản lý kho nguyên liệu.

Đầu tiên là biểu mẫu quản lý nhập kho:

Page 26: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

Và biểu mẫu sau hỗ trợ kiểm kê hàng hóa trong kho:

Page 27: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG
Page 28: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

4.5. Theo dõi – đồng bộ dữ liệu

Trong quá trình hoạt động, dữ liệu được đồng bộ giữa các server nhằm khắc phục tình trạng lỗi

xảy ra trên hệ thống. Biểu mẫu sau giúp người quản trị giám sát quá trình sao lưu dự phòng hệ

thống:

Page 29: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG
Page 30: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

5. Kết luận và Đánh giá

5.1. Kết luận

Hệ thống đã thực hiện tốt những yêu cầu cơ bản như quản lý xuất nhập kho, quản lý đối tác,

quản lý các hóa đơn, quản lý quá trình sản xuất….. Giúp cho công ty có thể dễ dàng vận hành 3

ca trong một ngày, giảm thiểu sai số, giảm thiểu hóa đơn dư thừa, tránh chồng chéo quyền….

Với hệ mạng phân tầng:

- Cấp hiện trường có nhiệm vụ thu thập, đo đạc những thông số kỹ thuật của các thiết bị

sản xuất, các thành phẩm, tự động gởi về server.

- Cấp phân xưởng tổng hợp dữ liệu và tự động đưa vào database.

- Cấp giám sát giúp cho các nhà quản lý tương tác từ xa với hệ thống thông qua mạng

online.

Đã tự động hóa gần phần lớn quá trình thu thập và kiểm tra các thông số kỹ thuật tại phân

xưởng, giảm thiểu lỗi phải dừng hệ thống và cắt giảm một lượng nhân công đáng kể.

Hệ thống thực sự hiệu quả với những mô hình sản xuất cố định trên một dậy chuyền đã định

sẵn và không có nhu cầu thay đổi mô hình sản xuất.

Với cơ chế song hành và thay thế đảm bảo tính ổn định cho hệ thống và tăng hiệu suất làm

việc. Thực tế là gần 3 năm vận hành thì hệ thống chỉ bị gián đoạn 1 lần do hệ thống điện tổng

gặp sự cố, đã khắc phục bảo dưỡng 1 lần server phụ và 2 lần server chính.

Rất hiệu quả và tiết kiệm nếu muốn mở rộng theo chiều ngang nhưng lại khá tốn kém nếu phát

triển theo chiều sâu. Bằng chứng là vào đúng năm 2012, Cty đã khởi công phân xưởng 2 với

chi phí 1.400 tỷ VND đặt tại KCN Nhơn Trạch II, Đồng Nai, với quy mô và hiệu suất dự tính

gấp 2 lần cơ sở hiện tại khoảng 230.000 tấn/năm chủ yếu vẫn là cung cấp sản phẩm mạ kẽm,

nhôm kẽm và sản phẩm mạ màu

5.2. Ưu điểm của hệ thống - Thiết kế và xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu cho nhà máy.

- Tự động hóa quá trình thu thập dữ liệu.

- Quản lý được toàn bộ quá trình sản xuất của công ty, từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất rồi đến

phân phối.

- Hỗ trợ cơ chế replication để bảo vệ dự liệu khi lỗi xảy ra trên các server.

- Hỗ trợ đồng bộ hóa dữ liệu ngay cả sau khi gián đoạn xảy ra trên đường truyền.

- Hệ thống mạng quản lý sản xuất, mạng công nghiệp được triển khai hoàn thiện và đi vào hoạt

động ổn định.

- Hỗ trợ nhà quản lý kiểm tra thông tin về hệ thống qua các client và tin nhắn SMS.

Page 31: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

5.3. Những vấn đề cần khắc phục - Chưa hỗ trợ khả năng tự kiểm tra lỗi xảy ra trên hệ thống

- Chưa tối ưu hóa thuật toán, đường truyền dữ liệu.

- Cần nâng cao bảo mật cho hệ thống.

5.4. Một số ý tưởng cải tiến hệ thống

a. Hỗ trợ cơ chế kiểm tra lỗi và thông báo cho người quản trị.

Do việc xảy ra lỗi trong hệ thống hiếm khi xảy ra, nên việc người quản trị kiểm tra quá

thường xuyên khó có thể thực hiện được. Hệ thống nên có khả năng tự kiểm tra các lỗi xảy ra

trong hệ thống và gửi thông báo đến người quản trị hệ thống (qua tin nhắn, email,…). Điều

này giúp giảm các sự gián đoạn trong quá trình vận hành hệ thống do các lỗi và hỏng hóc xảy

ra.

Page 32: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

6. Thông tin về quá trình thực hiện đề tài

6.1. Biên bản họp nhóm

a. Họp lần thứ nhất

- Thời gian: 12/09/2012

- Địa điểm: lớp học

- Nội dung:

+ Thảo luận về đề tài cần thực hiện.

+ Thống nhất tên đề tài.

b. Họp lần thứ 2

- Thời gian: 06/10/2012

- Địa điểm: căn tin B4 ĐH BK.

- Nội dung:

+ Thảo luận về các thông tin cần thu thập (Phương).

+ Phân công các thành viên theo dõi về các thông tin lấy được từ Phương.

c. Họp lần thứ 3

- Thời gian: 20/10/2012

- Địa điểm: căn tin B4 ĐH BK.

- Nội dung:

+ Tổng hợp các thông tin đã thu thập được.

+ Phân công Phương chụp hình một số biểu mẫu của chương trình quản lý.

+ Phân chia công việc soạn slide trình bày và báo cáo (chi tiết được trình bày trong

phần kế tiếp của báo cáo này).

d. Họp lần thứ 4

- Thời gian: 10/11/2012

- Địa điểm: căn tin B4 ĐH BK.

- Nội dung:

+ Xem xét tiến độ thực hiện.

+ Đánh giá các hình vẽ.

+ Trình bày thử slide, nội dung đề tài và góp ý.

e. Họp lần thứ 5

- Thời gian: 17/11/2012

- Địa điểm: căn tin B4 ĐH BK.

- Nội dung:

Page 33: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ - cse.hcmut.edu.vnptvu/mis/Nhom7_r.pdf · TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH HỆ THỐNG THÔNG

+ Trình bày lại slide và chỉnh sửa lần cuối trước khi trình bày.

+ Xem lại nội dung của báo cáo và đóng góp ý kiến để chỉnh sửa.

+ Đánh giá hệ thống về các điểm mạnh, điểm yếu, hướng phát triển,…

6.2. Phân công công việc

Bảng sau liệt kê các nhiệm vụ và việc đóng góp của từng thành viên trong việc thực hiện đề tài

này:

# Nhiệm vụ Người thực hiện

1 Thu thập thông tin cần thiết cho đề tài + đảm bảo

nội dung của đề tài

Nguyễn Đông Phương

2 Vẽ hình Cả nhóm

3 Soạn tài liệu báo cáo đề tài (tài liệu này) Nguyễn Quyết Thắng (giới thiệu + chương 3)

Tạ Minh Tuấn (chương 2)

Nguyễn Tấn Bảo (chương 4)

4 Soạn slide báo cáo Nguyễn Bá Thu (Qui trình nghiệp vụ + hệ

thống quản lý)

Nguyễn Văn Sang (Giới thiệu + giao diện phần

mềm quản lý)

5 Đánh giá đề tài Cả nhóm

6 Thực hiện báo cáo trước lớp Nguyễn Đông Phương

6.3. Đánh giá các đóng góp của thành viên

# Tên thành viên Đánh giá (%)

1 Nguyễn Quyết Thắng (trưởng nhóm) 16

2 Nguyễn Đông Phương 20

3 Nguyễn Bá Thu 16

4 Tạ Minh Tuấn 16

5 Nguyễn Tấn Bảo 16

6 Nguyễn Văn Sang 16