52
1 MỤC LỤC Tt Nội dung Trang Mở đầu 4 Phần I Những căn cứ pháp lý và sự cần thiết 5 I Các căn cứ văn bản pháp lý 5 II Sự cần thiết 6 Phần II Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao tỉnh an giang giai đoạn 2001 – 2010 và năm 2011, năm 2012 7 I Điều kiện tự nhiên. 7 1 Vị trí địa lý 7 2 Địa hình, địa thế 7 3 Khí hậu 8 4 Thuỷ văn 8 5 Đất đai 9 6 Hệ thực vật 9 II Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội 9 1 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 9 2 Thực trạng kinh tế xã hội 10 3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 11 III Thực trạng bảo tồn và phát triển cây dược liệu tỉnh n Giang, năm 2013 11 1 Thực trạng điều tra 11 2 Tình hình tổ chức khai thác và bảo tồn cây dược liệu 12 3 Tình hình gây trồng và phát triển cây dược liệu 13 4 Đánh giá chung 14 Phần III Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế trong nước 15 I Bối cảnh quốc tế. 15 1 Tổng quát về việc sử dụng sản phẩm từ tự nhiên 15 2 Nhu cầu sử dụng dược liệu, thuốc từ dược liệu trên thế giới 16 II Bối cảnh trong nước. 16 1 Giới thiệu chung về tình hình sử dụng dược liệu. 16 2 Nhu cầu sử dụng dược liệu trong tỉnh 17 3 Tiềm năng nguồn dược liệu trong tỉnh. 17 III Dự báo các nhân tố tác động đến phát triển ngành dược liệu trong thời gian tới. 18 1 Dự báo về thị trường tiêu thụ. 18 2 Dự báo khả năng công nghệ. 18 3 Dự báo biến đổi khí hậu. 19 Phần IV Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2013 - 2020 và định hướng đến 19

“Dự thảo lần 1”

  • Upload
    lamkhue

  • View
    226

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: “Dự thảo lần 1”

1

MỤC LỤC

Tt Nội dung Trang

Mở đầu 4

Phần I Những căn cứ pháp lý và sự cần thiết 5

I Các căn cứ văn bản pháp lý 5

II Sự cần thiết 6

Phần II Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng bảo tồn

và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao tỉnh an

giang giai đoạn 2001 – 2010 và năm 2011, năm 2012

7

I Điều kiện tự nhiên. 7

1 Vị trí địa lý 7

2 Địa hình, địa thế 7

3 Khí hậu 8

4 Thuỷ văn 8

5 Đất đai 9

6 Hệ thực vật 9

II Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội 9

1 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 9

2 Thực trạng kinh tế xã hội 10

3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 11

III Thực trạng bảo tồn và phát triển cây dược liệu tỉnh n

Giang, năm 2013

11

1 Thực trạng điều tra 11

2 Tình hình tổ chức khai thác và bảo tồn cây dược liệu 12

3 Tình hình gây trồng và phát triển cây dược liệu 13

4 Đánh giá chung 14

Phần III Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế và trong nước 15

I Bối cảnh quốc tế. 15

1 Tổng quát về việc sử dụng sản phẩm từ tự nhiên 15

2 Nhu cầu sử dụng dược liệu, thuốc từ dược liệu trên thế giới 16

II Bối cảnh trong nước. 16

1 Giới thiệu chung về tình hình sử dụng dược liệu. 16

2 Nhu cầu sử dụng dược liệu trong tỉnh 17

3 Tiềm năng nguồn dược liệu trong tỉnh. 17

III Dự báo các nhân tố tác động đến phát triển ngành dược

liệu trong thời gian tới.

18

1 Dự báo về thị trường tiêu thụ. 18

2 Dự báo khả năng công nghệ. 18

3 Dự báo biến đổi khí hậu. 19

Phần IV Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng

công nghệ cao giai đoạn 2013 - 2020 và định hướng đến

19

Page 2: “Dự thảo lần 1”

2

năm 2030.

I Quan điểm, mục tiêu phát triển: 19

1 Quan điểm. 19

2 Mục tiêu. 20

3 Các chỉ tiêu chủ yếu 20

II Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng

công nghệ cao

21

1 Đối tượng và phạm vi quy hoạch 21

2 Các quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu Ứng

dụng công nghệ cao.

21

III Danh mục các dự án ưu tiên trong giai đoạn 2014 - 2030 24

1 Dự án ưu tiên trong giai đoạn 2015 - 2016 24

2 Dự án ưu tiên trong giai đoạn 2016 - 2020 24

3 Dự án giai đoạn 2021 - 2025 25

4 Dự án giai đoạn 2025 - 2030 26

Phần V Giải pháp thực hiện quy hoạch bảo tồn và phát triển cây

dược liệu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang

26

I Giải pháp huy động nguồn vốn dầu tư. 26

II Nhóm giải pháp về nghiên cứu, chuyển giao và khoa học

công nghệ.

27

III Nhóm giải pháp đào tạo nguồn nhân lực. 27

IV Giải pháp cung ứng dược liệu. 28

V Nhóm giải pháp về hợp tác. 28

VI Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách. 29

VII Đánh giá tác động môi trường 29

VIII Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch. 30

IX Hiệu quả kinh tế-xã hội 31

Phần VI Kết luận - Kiến nghị 32

CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 01 Bảng tổng hợp sử dụng lượng nhập cây dược

liệu tại khoa Đông Y, bệnh viên đa khoa tỉnh An Giang.

Phụ lục 02 Bảng tổng hợp tình hình sử dụng dược liệu tại

Trung tâm Đông Y – Châm cứu tỉnh An Giang.

Phụ lục 03: Dự kiến các loài dược liệu cấm khai thác trong

khu bảo tồn

Phụ lục 04: Dự kiến quy hoạch loài dược liệu trồng tại khu

quy hoạch.

Phụ lục 05: Danh lục cây thuốc cần bảo vệ

Phụ lục 06: Danh mục 40 dược liệu có tiềm năng phát triển

Page 3: “Dự thảo lần 1”

3

BẢN ĐỒ TỈNH AN GIANG

Quy hoạch vùng

nguyên liệu trồng

cây dược liệu

công nghệ cao

Page 4: “Dự thảo lần 1”

4

QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DƢỢC LIỆU

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ

ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2030.

Mở đầu

An Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 3.536,7

km², phía đông và phía bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía tây Bắc giáp Campuchia

với đường biên giới dài gần 100 km², phía nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên

Giang, phía đông nam giáp thành phố Cần Thơ.

Với vị trí đó, An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong

năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm

khoảng 270C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm. Độ ẩm trung bình

75 – 80%, khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển hệ thực vật rừng phong phú và

đa dạng, có nhiều loại gỗ và lâm đặc sản có giá trị cao, trong đó có các loài cây

dược liệu.

Tuy nhiên, nhiều năm qua người dân khai thác nguồn tài nguyên dược

liệu từ tự nhiên là chủ yếu, mà chưa quan tâm nhiều tới giải pháp bảo tồn và

phát triển nguồn gen để sử dụng bền vững, vấn đề ý thức khai thác kết hợp bảo

vệ chưa cao dẫn đến tài nguyên ngày một giảm, đồng thời cũng chưa định

hướng quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu cho cây dược liệu phát triển ổn

định lâu dài. Do đó, quy hoạch định hình vùng sản xuất nông - lâm nghiệp kết

hợp để tăng hệ số sử dụng đất, tạo việc làm, tăng thu nhập trước hết cho những

người giữ rừng và người dân trong vùng dự án để góp phần bảo vệ rừng bền

vững. Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, nguồn

dược liệu quý, đẩy mạnh phát triển những cây dược liệu tiềm năng đối với vùng

có điều kiện đất đai phù hợp với khoảng 5.000 ha tập trung ở hai huyện Tri Tôn

và Tịnh Biên, tạo thành vùng nguyên liệu tập trung thuận lợi cho thu hoạch, chế

biến…

Trên cơ sở kế thừa một số kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước

về cây dược liệu, cùng với việc điều tra nhanh để quy hoạch định hình vùng bảo

tồn và phát triển những cây dược liệu tiềm năng ứng dụng công nghệ cao sẻ định

hướng chiến lược phát triển lâu dài trên địa bàn tỉnh An Giang, mang lại hiệu

quả kinh tế - xã hội, góp phần vào công cuộc bảo vệ rừng bền vững và xây dựng

nông thôn mới tỉnh An Giang.

Page 5: “Dự thảo lần 1”

5

PHẦN I

NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT

I. CÁC CĂN CỨ VĂN BẢN PHÁP LÝ:

Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về việc

lập, thẩm định và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính

phủ về việc lập, thẩm định và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội.

Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 27/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về

phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm

2020.

Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

thuộc Chương trình quôc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.

Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Tỉnh ủy về phát triển nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 – 2020 và tầm

nhìn đến năm 2030.

Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh An

Giang về Ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

tỉnh An Giang giai đoạn 2012 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Quyết định số 396/QĐ-UBND ngày 01/3/2013 của UBND tỉnh An Giang

về Ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An

Giang từ nay đến năm 2015.

Căn cứ Quyết định số: 1852/QĐ.UB ngày 29/9/2003 của UBND tỉnh An

Giang V/v phê duyệt ranh giới và mốc, bảng 3 loại rừng tỉnh An Giang.

Quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.

Luật dược năm 2005 và trong Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày

08/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược.

Quyết định 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến

năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 4/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về

phát triển nền Đông Y Việt Nam và nền Đông Y Việt Nam trong tình hình mới.

Xây dựng quy hoạch tổng thể vùng chuyên môn nuôi trồng dược liệu; đẩy mạnh

nghiên cứu, điều tra, bảo tồn nguồn quỹ gen về dược liệu Việt Nam, xác định

Page 6: “Dự thảo lần 1”

6

nhu cầu sử dụng dược liệu phục vụ công tác khám, chữa bệnh và xuất khẩu. Kết

hợp chặt chẽ giữa việc khuyến khích “trồng cây thuốc thuốc tại vườn, tại nhà”

với việc hình thành các vùng chuyên nuôi trồng, chế biến cây, con làm thuốc

theo hướng công nghiệp;

Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ

về việc ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển Y, dược cổ

truyền Việt Nam đến năm 2020.

Quyết định số 529/QĐ-ƯBND ngày 06/4/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh

An Giang Phê duyệt Kế hoạch Phát triển y, dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh An

Giang đến năm 2020;

Thông tư số: 16/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011 của Bộ Y tế quy định

nguyên tắc sản xuất thuốc từ dược liệu và lộ trình áp dụng nguyên tắc, tiêu

chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc từ dược

liệu;

Thông Tư số 40/2013/TT-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2013 của Bộ Y tế

ban hành danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ được liệu lần VI.

II. SỰ CẦN THIẾT QUY HOẠCH.

Tỉnh An Giang vốn được xem là tỉnh có nguồn dược liệu tự nhiên phong

phú và đa dạng về chủng loại lẫn công dụng làm thuốc. Đất đai và khí hậu trên

các đồi núi phù hợp với nhiều loài cây trồng, trong đó có nhiều loài cây thuốc

quý mà trong dân gian dùng chữa trị được nhiều loại bệnh.

Tuy nhiên, nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên đã và đang ngày một cạn

kiệt, nhiều loài cây dược liệu đã bị tuyệt chủng và đang đứng trước nguy cơ

tuyệt chủng, trong khi sự tái sinh trong môi trường tự nhiên lại rất chậm và thậm

chí không có khả năng hồi phục trước sự khai thác vô ý thức của con người. Vì

vậy, bảo vệ và gây trồng nguồn dược liệu đang là một trong những vấn đề cấp

bách cần được xem xét nghiêm túc. Bảo tồn và gây trồng cây dược liệu là hệ

thống các hoạt động, các biện pháp nhằm duy trì, gìn giữ có hiệu quả sự tồn tại

nguồn gen của cây dược liệu một cách lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng

bền vững trước mắt cũng như trong tương lai. Trong đó hoạt động bảo tồn và

gây trồng cây dược liệu phải gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên rừng trên vùng

đồi núi chính là bảo vệ sinh cảnh chứa các quần thể sinh vật, bảo vệ sự cân bằng

sinh thái, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường ... phát triển dược liệu dưới

tán rừng là mở ra cơ hội rất lớn cho các chủ rừng có thêm nguồn thu nhập để an

tâm bảo vệ môi trường cho hiện tại và cả thế hệ tương lai, mở ra sự giao thương,

tham gia thị trường dược liệu có nguồn gốc tự nhiên, chú trọng tái sinh, phát

triển nhân giống các dược liệu quý, hiếm; Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, điều

tra, sưu tầm, thống kê các loại cây làm thuốc; sự phân bố, hệ sinh thái và trữ

lượng cây làm thuốc hiện có trên vùng đồi núi trong tỉnh An Giang, từ đó có kế

hoạch tổ chức bảo vệ, gây trồng, khai thác hợp lý và phát triển theo hướng bền

vững. Đặc biệt là xây dựng và phát triển vườn cây thuốc trong nhân dân.

Page 7: “Dự thảo lần 1”

7

Trước yêu cầu phát triển của đất nước, đồng thời để thực hiện được chủ

trương chính sách của Đảng và Nhà nước đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về số

lượng và chất lượng của nguồn nguyên liệu làm thuốc ở nước ta nói chung, đáp

ứng nhu cầu sử dụng của cộng đồng dân cư trong tỉnh An Giang nói riêng thì

cần thiết “Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dƣợc liệu ứng dụng công

nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030” như

một chương trình hành động có tính chiến lược, hướng dẫn cho nhân dân gây

trồng những cây dược liệu có hiệu quả kinh tế và bảo tồn và phát triển sự đa

dạng sinh học, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao tính bền vững

cho các khu rừng.

PHẦN II

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG BẢO

TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DƢỢC LIỆU ỨNG DỤNG CÔNG

NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG NĂM 2013

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:

1. Vị trí địa lý.

An Giang là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng song cửu long, nằm về phía tây

nam của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên là 353.676 ha. Trung tâm hành chính,

kinh tế, văn hóa của tỉnh là thành phố Long Xuyên cách thành phố Hồ Chí Minh

200 km, thành phố Cần Thơ 60 km.

1.1. Tọa độ địa lý:

Vĩ độ: từ 100 30’30” đến 100 37’50” vĩ độ Bắc

Kinh độ: từ 1040 47’20” đến 1050 35’10” kinh độ Đông.

1.2. Tiếp giáp ranh giới:

Phía Tây Bắc giáp Campuchia, với đường biên giới quốc gia dài 95 km

Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp (113 km)

Phía Đông nam giáp thành phố Cần Thơ (45 km)

Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang (62 km)

Lợi thế lớn nhất của tỉnh là có đường biên giới với Vương quốc

Campuchia dài khoảng 95 km được thông thương bằng các Cửu khẩu quốc tế và

quốc gia Vĩnh Xương, Xuân Tô và Long Biên. Đồng thời có các tuyến đường

giao thông thủy, bộ quan trọng đi qua như: quốc lộ 91, quốc lộ N1, đường thủy

là Sông Tiền và Sông Hậu.

2. Địa hình, địa thế.

Tỉnh An Giang có hai dạng địa hình:

Page 8: “Dự thảo lần 1”

8

Địa hình đồng bằng: Có độ cao thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với

độ chênh cao 0,5 - 1 cm/km, cao trình của toàn vùng đồng bằng biến thiên từ

0,8m đến 3m và được chia thành hai vùng - Vùng cù lao và Vùng hữu ngạn sông

Hậu thuộc tứ giác Long Xuyên.

Địa hình đồi núi: Tập trung và chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của 2

huyện Tri Tôn và Tịnh Biên với nhiều núi có độ cao từ 300m - 700m, cao nhất

là núi Cấm có độ cao 710m.

3. Khí hậu.

Tỉnh An Giang có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt

(mùa mưa và mùa khô) có nền nhiệt cao, ổn định, lượng mưa nhiều và phân bố

theo mùa.

3.1. Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình năm là 270C, nhiệt độ bình quân cao nhất là 28,3

0C,

nhiệt độ bình quân thấp nhất là 260C, khu vực đồi núi thường có nhiệt độ bình

quân thấp hơn vùng đồng bằng 20C.

3.2. Mƣa:

Lượng mưa phân hóa thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5

đến tháng 11 do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và lượng mưa tập trung chủ

yếu vào các tháng 7, 8, 9, 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau,

lượng mưa không vượt quá 100mm/năm.

3.3. Lƣợng bốc hơi và độ ẩm không khí:

Lượng bốc hơi hàng năm từ 1.200mm đến 1.300mm, tháng 3 và tháng 4

có lượng bốc hơi nhỏ nhất và tháng 9 có lượng bốc hơi cao nhất. Độ ẩm không

khí thay đổi theo mùa với mùa khô có độ ẩm bình quân đạt 80%, thấp nhất đạt

72% và mùa mưa có độ ẩm bình quân đạt 85%.

3.4. Nắng:

Tổng số giờ nắng trung bình năm 2.521 giờ, tháng thấp nhất là 153 giờ

(tháng 9), tháng cao nhất 282 giờ (tháng 3). Số giờ nắng mỗi ngày ở các tháng

mùa khô thường cao hơn khoảng 2 giờ so với các tháng mùa mưa.

3.5. Gió:

Chế độ gió khá thuần nhất với 2 chế độ gió mùa rõ rệt, từ tháng 5 tới

tháng 10 là gió Tây Nam mang hơi nước về tạo mưa, từ tháng 11 đến tháng 4

năm sau là gió Đông Bắc có đặc điểm lạnh và khô, tốc độ gió trung bình trong

năm vào khoảng 3m/giây.

4. Thuỷ văn.

Tỉnh An Giang có hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt, với hai con

sông chính (sông Tiền và sông Hậu) là phần hạ lưu của sông Mê Kông, chi phối

nguồn nước của tỉnh, ngoài ra sông Vàm Nao nối liền sông Tiền sang sông Hậu.

Page 9: “Dự thảo lần 1”

9

Thủy văn vùng đồi núi là rất quan trọng, liên quan và quện chặt vào sự

phát triển kinh tế-xã hội và vật nuôi, cây trồng. Thủy văn trên vùng đồi núi

chính là hệ thống hồ, đập nước và không thể thiếu vai trò của các con suối.

5. Đất đai.

Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ đất của Trường Đại học Cần Thơ,

tỉnh An Giang có 6 nhóm đất chính, nhưng chỉ đề cặp đến 2 dạng như sau:

Diện tích 25.667 ha (chiếm 7,26% tổng diện tích tự nhiên). Nhóm đất

phong hoá từ Granit có thành phần chủ yếu là cát, nghèo dinh dưỡng, giữ màu

kém, phân bố quanh chân núi với độ cao và độ dốc lớn, do đó bị rửa trôi mạnh.

Nhóm đất này phân bố tập trung ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.

6. Hệ thực vật rừng.

Tài nguyên thực vật rừng tương đối phong phú và đa dạng. Rừng cây gỗ

lớn phân bố ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần nhỏ ở thị xã Châu

Đốc, huyện Thoại Sơn. Theo kết quả điều tra xây dựng danh lục thực vật rừng

vùng núi tỉnh An Giang năm 2002 nghi nhận có 815 loài thực vật rừng bậc cao

thuộc 84 bộ, 145 họ chính và 2 họ phụ, 501 chi thuộc 5 ngành thực vật như sau:

- Ngành Thạch tùng (Lycopodiophyta) có 1 loài;

- Ngành Dương xỉ (Polydiophyta) có 31 loài thuộc 6 bộ, 13 họ và 22 chi;

- Ngành Thông (Pinophyta) có 4 loài thuộc 2 bộ, 2 họ và 3 chi;

- Ngành Tuế (Cyadophyta) có 2 loài thuộc 1 bộ, 1 họ và 1 chi;

- Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) có 777 loài thuộc 74 bộ, 128 họ và

474 chi.

Quần hệ thực vật rừng tỉnh An Giang có 2 hệ sinh thái chính là hệ sinh

thái thực vật rừng vùng đồi núi và hệ sinh thái thực vật ngập nước úng phèn.

II. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI:

1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.

1.1. Về dân số.

Theo niên giám thống kê năm 2013 của Cục thống kê tỉnh An Giang thì

mật độ dân số của tỉnh khá cao với 609 người/km2, dân số phân bố không đều.

Trong những năm qua, tỉnh An Giang đã quán triệt và thực hiện tốt chương trình

dân số kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số giảm (năm 2012 là

9,50%, đến năm 2013 là 9,40%).

1.2. Về lao động và việc làm.

Dân số trong độ tuổi lao động là 1.245.713 người (chiếm 57,80% tổng dân

số của tỉnh), số lao động đang làm việc cho Nhà nước là 95.860 người (chiếm

04,45% tổng dân số của tỉnh), làm việc ngoài Nhà nước là 1.148.370 người

chiếm 53,28%, số lao động làm việc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 1.483

người chiếm 0,07%.

Page 10: “Dự thảo lần 1”

10

2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2001

– 2010, năm 2011, năm 2012 và năm 2013.

- Giai đoạn 2001 – 2010, GDP bình quân của tỉnh An Giang đạt tốc độ

tăng bình quân hàng năm là 9,63%/năm, trong đó giai đoạn 2006-2010 tăng

10,34%/năm và giai đoạn 2001-2005 tăng 8,93%/năm. Ðây là mức tăng truởng

khá ấn tuợng khi so sánh với mặt bằng chung của cả nuớc (tốc độ tăng trưởng

của các giai đoạn tương ứng là 7,26%, 7,01% và 7,51%). Do GDP tăng với nhịp

độ nhanh nên mức GDP bình quân đầu nguời đã được cải thiện rõ rệt. Nếu tính

theo giá so sánh năm 1994 thì GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt

7,837 triệu đồng, so năm 2000 là 3,26 triệu đồng tăng hơn 2,4 lần. Giá trị gia

tăng bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2013 là 31,2 triệu đồng.

Trong trồng trọt, dẫn đầu là nhóm cây lương thực có hạt (chiếm 75 – 80%

tổng GTSX của ngành), tiếp đến là nhóm rau đậu các loại (chiếm 15 – 20%) và

sau cùng là nhóm cây công nghiệp hàng năm và lâu năm (chiếm dưới 10%).

Trong chăn nuôi, nhóm gia súc (chủ yếu là bò, heo) luôn chiếm tỷ trọng lớn,

chiếm trên 65%; nhóm gia cầm (gà, vịt) tăng nhanh trong năm 2012 và hiện

chiếm 30% (so với 11%, 12% các năm 2010, 2011).

GDP ngành nông nghiệp năm 2010 là 13,6 ngàn tỷ đồng, năm 2012 là

17,9 ngàn tỷ, chỉ chiếm 27,4% tổng GDP nền kinh tế nhưng chiếm đến 88%

GDP Khu vực I. Điều đó chứng tỏ, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính

trong Khu vực I cũng như trong toàn nền kinh tế tỉnh An Giang. Xét về hiệu quả

kinh tế: tỷ lệ GDP/GTSX (hay tỷ lệ VA/GO) của ngành nông nghiệp đang có xu

hướng giảm, từ gần 55% năm 2000 xuống mức 51% năm 2012.

Theo niên giám thống kê năm 2013, xuất bản tháng 7/2014 của Cục

Thống kê tỉnh An Giang thì giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá hiện hành

là 35,5 ngàn tỷ đồng, tăng 1,37% so với năm 2012.

3. Tài nguyên du lịch

An Giang có thế mạnh về du lịch tín ngưỡng và du lịch văn hoá do có

nhiều di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh nổi tiếng được gắn liền với truyền

thống văn hóa, lịch sử và đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia hay cấp tỉnh.

Các điểm du lịch nổi tiếng như Khu du lịch Lâm Viên, Núi Cấm, Miếu Bà Chúa

Xứ Núi Sam, Miếu Bà Bào Mướp, hệ thống hang động: Núi Két, Núi Nước,…

và nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật khác hàng năm thu hút hàng nghìn

lượt khách tham quan. Ngoài ra, An Giang còn nổi tiếng với các làng nghề thủ

công như tơ lụa Tân Châu, mắm Châu Đốc,…và đặc biệt là nghề dệt vải thủ

công lâu đời của đồng bào Chăm, nghề nuôi cá bè đặc trưng của vùng sông nước

ĐBSCL.

4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.

Page 11: “Dự thảo lần 1”

11

4.1. Thuận lợi.

Tỉnh An Giang có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Nằm tiếp giáp với Campuchia, có cửa khẩu Quốc tế, Quốc gia, nhiều tuyến

đường thủy, đường bộ có ý nghĩa chiến lược đối với Đồng bằng song cửu long

và quốc gia chạy qua, là cầu nối giữa vùng Đồng bằng song cửu long, vùng

Đông Nam Bộ với các nước trong khu vực, đây là lợi thế so sánh đặc biệt để

tỉnh phát triển toàn diện kinh tế - xã hội.

Nằm trong vùng trọng điểm về nông nghiệp, có điều kiện khí hậu, tài

nguyên đất, nước thuận lợi, khá phong phú và có tiềm năng lớn có thể khai thác

để phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện. Vùng đồi núi của tỉnh

An Giang trong những năm qua đã được Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư

cho lĩnh vực lâm nghiệp, do đó có điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch

sinh thái, văn hóa lịch sử, bảo tồn và phát triển cây dược liệu.

Nguồn lao động trẻ và dồi dào, đặc biệt với lợi thế có trường đại học và hệ

thống trường chuyên nghiệp dạy nghề sẽ góp phần đào tạo tri thức và tay nghề

cho số lao động này.

4.2. Hạn chế

Do điều kiện tự nhiên, mùa nước nổi hàng năm đã làm gián đoạn một số

hoạt động kinh tế, hư hỏng cơ sở hạ tầng, gia tăng chi phí đầu tư cho việc phục

hồi, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp;

số lao động có kỹ thuật đang làm việc có năng lực trình độ chuyên môn không

theo kịp yêu cầu phát triển, năng lực cạnh tranh còn thấp.

III. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DƢỢC LIỆU

TỈNH AN GIANG, NĂM 2013.

1. Thực trạng điều tra.

Từ sau khi hòa bình lập lại cho đến nay, qua các giai đoạn điều tra của

Nhà nước thì chưa tiến hành điều tra các quần thể loài dược liệu tại vùng đồi núi

An Giang. Mặt khác, về mặt chuyên ngành Dược liệu của tỉnh cũng chưa tổ

chức điều tra thực trạng, đánh giá sản lượng và tính dược của các loài dược liệu

hiện có trên các vùng đồi núi trong tỉnh. Vì vậy, để có số liệu điều tra thực trạng

các quần thể cây dược liệu trên các đồi núi thì cần phải đầu tư và hợp tác với

chuyên gia đầu ngành về cây dược liệu để tiến hành điều tra thực trạng nhận

dạng, đánh giá sản lượng các quần thể và phân tích tính dược của các loài dược

liệu.

Gần đây, năm 2002, năm 2013 có triển khai hai đợt điều tra. Năm 2002

tiến hành điều tra lập danh lục thực vật và năm 2013 thực hiện điều tra nhanh về

cây dược liệu trên vùng đồi núi trong tỉnh An Giang. Kết quả có 815 loài thực

vật rừng bậc cao thuộc 84 bộ, 145 họ chính và 2 họ phụ, 501 chi thuộc 5 ngành

thực vật. Riêng đối với những cây dược liệu thì cho thấy suy giảm nghiêm trọng

mà nguyên nhân chính là do cấu trúc hệ sinh thái rừng thay đổi. Cây dược liệu

phân bố rải rác, mọc xen trong vườn cây ăn quả, rừng trồng và không tập trung

Page 12: “Dự thảo lần 1”

12

thành quần thể lớn, do đó không thực hiện đánh sản lượng của từng loài. Các

loại dây leo có đường kín từ 5 - 10 cm thì gần như biến mất.

2. Tình hình tổ chức khai thác và bảo tồn cây dƣợc liệu.

Rừng là một tài nguyên rừng vô giá, bao gồm: Đất, các loài động vật, thực

vật là cây rừng, cây dược liệu, côn trùng và cả các loài vi sinh vật . . .). Do đó có

thể nói, rừng mất đi thì các thành phần của rừng cũng mất đi.

Rừng An Giang trước đây, gồm rừng tràm phát triển trên vùng đồng bằng

đất chua phèn và rừng cây lá rộng trên vùng đồi núi (gọi là vùng Bảy Núi). Sau

khi thống nhất đất nước (30/4/1975), diện tích rừng tự nhiên còn lại 23.800 ha,

trong đó rừng tràm là 16.000 ha, rừng cây lá rộng là 7.800 ha, với hệ thực động

vật quý hiếm tiêu biểu của rừng ẩm nhiệt đới như: Cẩm lai, Dáng hương, Căm

xe, Sao đen … Các vị thuốc quý như: Trầm hương, Hoài sơn, Hà thủ ô … các

loại động vật như: Nhím, Tê tê, Heo rừng …

Mặc dù với nguồn tài nguyên quý giá như vậy nhưng do nhiều nguyên

nhân khách quan, chủ quan, diện tích rừng ở An Giang đến cuối năm 1983 đã bị

khai thác, chặt, phá rừng làm nông nghiệp, cháy rừng thì diện tích rừng và trữ

lượng gỗ gần như còn lại không đáng kể, các loài thú rừng gần như bị tiêu diệt.

Đứng trước thực trạng tài nguyên rừng An Giang ngày càng cạn kiệt, Ủy

ban nhân dân tỉnh An Giang đã tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách

của Trung ương và địa phương như: Chính sách 275 của Ủy ban nhân dân tỉnh

An Giang về phủ xanh đất trống đồi núi trọc; Chương trình 327 phủ xanh đất

trống đồi núi trọc ngày 15/9/1992 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định 02/CP

ngày 15/01/1994 của Chính phủ về giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân,

hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Quyết định

661/1998/QĐ ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu nhiệm vụ,

chính sách và tổ chức thực hiện dự án 5 triệu ha rừng …

Mặc dù thời gian khôi phục lại rừng từ năm 1992-2010 tuy không dài,

nhưng diện tích rừng cơ bản được khôi phục, cây rừng được gây trồng, được bảo

vệ nghiêm, không còn xảy ra tệ nạn cháy rừng, chặt phá rừng như trước, góp

phần quan trọng trong việc phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy du

lịch và góp phần bảo vệ an ninh, quốc phòng biên giới.

Tuy nhiên, hiện nay số lượng loài cây dược liệu khai thác từ tự nhiên gần

như không còn, nếu có thì rất ít và số lượng không nhiều. Do đó, những năm gần

đây rất ít đoàn đến vùng núi để khai thác cây dược liệu, chủ yếu khai thác từ

vùng rừng miền trung mang về.

Theo số liệu điều tra sơ bộ, do tình trạng khai thác tràn lan và ồ ạt, mang

tính tận diệt trước đây, đồng thời do thay đổi cấu trúc các hệ sinh thái rừng trên

vùng đồi núi đã gây suy giảm nhanh chống số lượng loài, kích thước quần thể

các loài cây dược liệu. Có nhiều loài bị tuyệt chủng và đang có nguy cơ tuyệt

chủng cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên là

do việc khai thác chưa đi đôi với bảo tồn.

Page 13: “Dự thảo lần 1”

13

Theo Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 16/4/2014, tổng diện tích đất

quy hoạch cho lâm nghiệp, trong đó có cây dược liệu toàn tỉnh là 14.716 ha. Ban

quản lý dự án trồng rừng phòng hộ-đặc dụng tỉnh đã tổ chức giao khoán cho các

tổ chức, hộ gia đình thực hiện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và bảo vệ các loài

lâm sản phụ ngoài gỗ trong đó có cây dược liệu.

Công tác bảo tồn cây dược liệu: Từ trước đến nay (2013) lực lượng Kiểm

lâm thực hiện nhiệm vụ chính là bảo vệ cây rừng và khôi phục lại rừng trên các

đồi núi, các hoạt động bảo vệ rừng đã mang lại hiệu quả nhiều mặt, tác động

trực tiếp đến đời sống nhân dân trong vùng và đã tạo sinh cảnh cho các loài thực

vật, trong đó có cây dược liệu tái sinh và mở rộng kích thước quần thể.

3. Tình hình gây trồng và phát triển cây dƣợc liệu.

3.1. Những thuận lợi và khó khăn.

3.1.1. Những thuận lợi:

- An Giang có một vùng đồi núi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió

mùa nóng ẩm nên có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng, thuận lợi

cho việc gây trồng và phát triển cây dược liệu. Có tiềm năng và khả năng phát

triển nuôi trồng nhiều loại cây thuốc bản địa và nhiều cây thuốc di thực. Môi

trường thiên nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cho nuôi trồng, phát triển nhiều loại

dược quý hiếm.

- Thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu

rất lớn do thói quen và truyền thống phòng và chữa bệnh bằng Y học cổ truyền

của nhân dân. Có đường biên giới với Campuchia rất thuận lợi cho giao thương

trao đổi, mua bán các loài cây dược liệu.

- Xu hướng của người dân trong và ngoài nước vẫn có niềm tin trong việc

sử dụng các sản phầm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên.

- Công tác phát triển dược liệu đang được Đảng, nhà nước, các tổ chức

đoàn thể quan tâm ủng hộ.

3.1.2. Những khó khăn:

- Việc gây trồng, thu hoạch còn manh mún, mang tính tự phát, Nhà nước

chưa có cơ chế chính sách đồng bộ và phù hợp để đẩy mạnh và khuyến khích

các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực gây trồng, sơ chế, chế biến và bảo

quản dược liệu trong tỉnh.

- Công tác xây dựng danh mục các loài dược liệu, phân tích, đánh giá tính

dược các loài dược liệu có giá trị để khuyến khích đầu tư phát triển và khoanh

khu bảo tồn thì vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được hết thế mạnh tiềm

năng vốn có về tài nguyên rừng do thiên nhiên ưu đãi để biến sản phẩm các loài

cây dược liệu tham gia thị trường; chưa xây dựng được thương hiệu các loài cây

dược liệu vùng Thất Sơn.

- Chưa được đầu tư điều tra, đánh giá, nghiên cứu đầy đủ về hiện trạng

cây dược liệu.

Page 14: “Dự thảo lần 1”

14

3.2. Tình hình gây trồng.

Từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh một số tổ chức, cá nhân hộ gia đình tự

trồng một số loài cây dược liệu như: Xuyên tâm liên, Đinh lăng, nghệ, Ngũ gia

bì .... phục vụ hoạt động điều chế thuốc trị bệnh gia truyền cho người và sử dụng

trong điều trị bệnh cho gia súc, nhưng mang tính nhỏ lẻ, chưa mang tính sản

xuất hàng hóa.

Năm 2011 đến nay, việc phát triển cây dược liệu mới bắt đầu triển khai

dưới dạng thí điểm trên hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Đây là chương trình

hợp tác với Domexco Đồng Tháp gây trồng như: Gấc, Chùm ngây, Nghệ, Trinh

nữ hoàng cung, Bạc hà, Xuyên tâm liên, Đinh Lăng, Râu mèo, Hoắc hương ….

Nhưng thực tế đang gây trồng thăm dò, diện tích gây trồng chưa đạt đến 50 ha.

4. Đánh giá chung.

4.1. Những tồn tại và hạn chế:

- Chính sách: chính sách vĩ mô về phát triển dược liệu chưa được triển

khai đồng bộ và triệt để.

- Quản lý : Còn thiếu phối hợp giữa các Sở, ngành trong tỉnh, chưa có Sở,

ngành nào đóng vai trò đầu mối để điều phối chung.

- Khai thác tiềm năng: Chưa điều tra, đánh giá phân loại thực trạng danh

mục cây dược liệu để đưa vào danh mục phát triển tiềm năng trên điều kiện tự

nhiên tài nguyên rừng sẵn có để phát triển cây dược liệu.

- Quy hoạch phát triển: Chưa có quy hoạch tổng thể và chưa có đầu tư để

bảo tồn, phát triển bền vững cây dược liệu dưới tán rừng trên các đồi núi.

- Gây trồng, khai thác, sản xuất: Còn manh mún, tự phát và không mở

rộng, có nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

4.2. Nguyên nhân:

- Chưa tìm được đối tác hợp tác để đầu tư phát triển vùng trồng nguyên

liệu dược liệu ổn định, gắn với xây dựng nhà máy chế biến, đặc biệt là các dược

liệu trọng tâm có tính cạnh tranh và giá trị kinh tế.

- Trong thời gian trước đây, các Sở, ngành và địa phương chưa thực sự

quan tâm đến công tác bảo tồn và duy trì phát triển các cây thuốc tự nhiên ở

trong tỉnh; đồng thời người dân, cộng đồng dân cư cũng chưa nhận thức được

giá trị của các loài cây dược liệu trong phòng và chữa bệnh.

- Việc thu hái dược liệu từ tự nhiên theo kiểu tận thu, không chú ý đến

bảo tồn đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên dược liệu trong tỉnh. Đặc biệt là chưa

có sự liên kết giữa ngành Nông nghiệp với ngành Y tế để gây trồng cây dược

liệu làm thuốc dưới tán rừng, vừa tạo thu nhập cho các chủ rừng trên các vùng

núi, vừa cung cấp nguyên liệu cây thuốc cho các cở sở chữa bệnh bằng Đông y

trong tỉnh.

Page 15: “Dự thảo lần 1”

15

- Chưa có chính sách phù hợp khuyến khích về bảo tồn nguồn gen, phát

triển dược liệu, nhất là đối với các nguồn gen quý, nghiên cứu di thực và phát

triển các dược liệu trong tỉnh.

- Chưa thu hút được sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong

lĩnh vực dược liệu.

Tóm lại, do chưa điều tra đánh giá thực trạng các quần thể cây dược liệu

trên các đồi núi, việc gây trồng cây dược liệu còn manh mún, tự phát theo hướng

tự cung tự cấp cho nên việc gây trồng và bảo tồn cây dược liệu cũng chưa được

quan tâm đầu tư phát triển trong khi điều kiện tự nhiên và tài nguyên đất rừng là

nguồn tiềm năng để phát triển một số loài cây dược liệu dưới tán rừng, nhằm tạo

thu nhập cho các chủ rừng để bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bền vững.

PHẦN III

DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƢỚC

I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ.

1. Tổng quát về việc sử dụng sản phẩm từ tự nhiên.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc

chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến Y học cổ truyền hoặc thuốc từ

dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước

trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm

có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh.

Theo thống kê của WHO, ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu

đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD

(2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), Châu

Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004), ... Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu

thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD.

Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là

những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt

Nam, Thái Lan, Bangladesh ... ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ... ở Châu

Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay ...

Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên

minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới. Trung bình hàng năm

các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị.

Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc,

Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức.

Về xuất khẩu, nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000

tấn/năm bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn,

Hòe,... và một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt

chất được chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Berberin,

Page 16: “Dự thảo lần 1”

16

Palmatin, Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác

sang Đông Âu và Liên bang Nga.

2. Nhu cầu sử dụng dƣợc liệu, thuốc từ dƣợc liệu trên thế giới.

Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất

từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có

xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế

giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức

khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại

hơn và ít tác dụng phụ hơn. Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng Y

học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như

Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước Châu phi, ...Ở Trung Quốc chi phí cho sử

dụng Y học cổ truyền khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí cho y tế, Nhật

Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD.

Theo thống kê của WHO, những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đã có

hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,

hương liệu… Chính vì vậy, sản xuất dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi

lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.

Biểu đồ 01: Tỉ lệ dân số dùng dược liệu một số nước trên thế giới

90,0% 90,0%

60,0%

80,0%

48,5% 50,0%45,1%

50,0%

0,0%

10,0%

20,0%

30,0%

40,0%

50,0%

60,0%

70,0%

80,0%

90,0%

100,0%

Trung

Quốc

Hàn Quốc Nhật Bản Các nước

Châu Phi

Australia Singapore Indonesia

.

Việt Nam

Tỉ lệ dân số (Nguồn: Báo cáo hội thảo dược liệu-Đà Lạt)

II. BỐI CẢNH TRONG NƢỚC.

1. Giới thiệu chung về tình hình sử dụng dƣợc liệu.

Dược phẩm là sản phẩm đặc biệt, do vậy sự cạnh tranh trên thị trường

cũng luôn quyết liệt và được sự quan tâm của toàn xã hội. Theo thống kê của

Cục Quản lý dược, năm 2011 giá trị thuốc sản xuất trong nước ước tính đạt

khoảng 1.140 triệu USD, tăng 24,04% so với năm 2010; tổng giá trị tiền thuốc

ước sử dụng năm 2011 là 2.432,5 triệu USD tăng 27,45% so với năm 2010;

nhập khẩu thuốc cả năm 2011 là: 1.337 triệu USD tăng 22,33% so với năm 2010

(1.038,46 triệu USD); Trị giá nguyên liệu nhập khẩu: 190 triệu USD giảm

11,26% so với năm 2010 (214,110 triệu USD).

Bảng 01: Thống kê sản xuất, nhập khẩu thuốc từ năm 2007- 2011

Page 17: “Dự thảo lần 1”

17

Năm

Tổng trị giá tiền

thuốc sử dụng

(1.000USD)

Trị giá SX

trong nƣớc

(1.000USD)

Trị giá thuốc

nhập khẩu

(1.000USD)

Bình quân tiền

thuốc đầu ngƣời

(USD)

2007 1.136.353 600.630 810.711 13,39

2008 1.425.657 715.435 923.288 16,45

2009 1.696.135 831.205 1.170.828 19,77

2010 1.913.661 919.039 1.252.572 22,25

2011 2.432.500 1.140.000 1.527.000 27,6

(Cục quản lý dược)

2. Nhu cầu tiêu thụ dƣợc liệu trong tỉnh.

Theo số liệu thống kê nhanh thì hàng năm cây dược liệu được nhập vào

tỉnh khoảng 6-7 tấn, như khoa Đông Y thuộc bệnh viện Đa khoa của tỉnh bình

quân nhập từ 4 - 5 tấn/năm cây dược liệu để trị bệnh, với 56 loài cây thuốc (xem

phụ lục 02 danh sách các loài cây dược liệu được sử dụng tại An Giang). Trong

đó, tại An Giang có khoảng 20 loài.

Đối với Trung tâm Đông Y- Châm cứu thì bình quân mỗi năm nhập

khoảng 01 tấn với khoảng 50 loài có tại An Giang (xem thêm phụ lục 03).

Đối với Cty Dược Hậu Giang thì có nhu cầu nhập bình quân 171 tấn/năm

chủ yếu 03 loài như Nghệ vàng, Kim tiên thảo và Húng chanh tươi.

Đây chính là cơ hội dành cho cây thuốc An Giang hồi sinh, là điều kiện

để các chủ rừng có thêm thu nhập nếu có sự chỉ đạo phối kết hợp bền vững giữa

ngành Nông nghiệp với ngành Y Tế thì mang lại hiệu quả lớn trong công tác bảo

vệ rừng theo hướng phát triển bền vững.

3. Tiềm năng nguồn dƣợc liệu trong tỉnh.

3.1. Tiềm năng dƣợc liệu tự nhiên.

Điều kiện tự nhiên ưu đãi cho cho tỉnh An Giang ngoài hệ thống sông

ngòi, đất canh tác lúa còn có cả một dãy núi liên hoàn tạo thành một hệ sinh thái

phong phú và đa dạng với nhiều loài cây dược liệu, đã được nhiều người biết

đến, thể hiện thông qua:

Có 06 loài thuộc qui định trong danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam năm

2006 gồm các loài như: Kim Giao (Nageia wallichiana (Presl) O. Kuntze); Ba

gạc Châu Đốc (Raucolfia chaudocensis Pierr.ex Pitard); Trầm hương (Aquilaria

crassna Pierr.ex Lecomte); Ba gạc lá nhỏ (Raucolfia. Hook.f); Ngũ gia bì gai

(Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss); Bình vôi lá nhỏ (Stepphania pierrei

Gagnep) (nguồn: Báo cáo đề tài khoa học Sưu tập và bảo tồn cây dược liệu quí

vung bảy núi tỉnh An Giang của Ks. Nguyễn Đức Thắng). Báo cáo chỉ nêu tên

mà chưa đánh giá kích thước quần thể, chưa đánh giá sản lượng, chưa có hie

dẫn địa lý và càng chưa khẳng định tính dược của 06 loài.

3.2. Về hợp tác xây dựng nguồn nguyên liệu.

Page 18: “Dự thảo lần 1”

18

Cho đến nay vẫn chưa có chương trình họp tác đầu tư gây trồng tạo nguồn

nguyên liệu bền vững trong lĩnh vực này. Bước đầu đang hợp tác với Cty

Domexco Đồng Tháp để gây trồng một số loài cây như: Nghệ xà cừ; Gừng; Gấc

đang trong giai đoạn thử nghiệm và chưa có sự hợp tác chính thức với Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn (là đơn vị chủ quản lý diện tích đất rừng trên các

đồi núi trong tỉnh) để xây dựng dự án lập vùng nguyên liệu cây dược liệu trồng

dưới tán rừng phòng hộ.

3.3. Những hạn chế, khó khăn, thách thức, cơ hội:

- Với nhu cầu sử dụng các loài dược liệu làm thuốc ngày càng tăng, dẫn

đến khai thác liên tục trong tự nhiên qua nhiều năm đã làm cho nguồn tài

nguyên dược liệu An Giang bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều loài đang đứng

trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo người dân vùng núi Cấm thì loài cây Đảng

sâm, Mây rừng … đã mất trong tự nhiên cùng với một số loài khác như: Hàn

Thủ ô trắng, Mật nhân, Sa nhân, Cam thảo dây, Tô mộc …. cũng bị thu hẹp kích

thước quần thể do nạn phá rừng và mất rừng trước đây.

- Việc gây trồng và bảo tồn cây dược liệu cũng chưa được quan tâm đầu

tư phát triển chủ yếu mang tính tự phát, qui mô nhỏ dưới dạng tự cung tự cấp,

chưa trở thành hàng hóa trong khi điều kiện tự nhiên và tài nguyên đất rừng là

nguồn tiềm năng để phát triển một số loài cây dược liệu dưới tán rừng, nhằm tạo

thu nhập cho các chủ rừng để bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bền vững.

- Chưa có định hướng và quy hoạch cụ thể vùng nguyên liệu cho cây

dược liệu tiềm năng, trong khi quỷ đất đai để hình thành vùng nguyên liệu thì rất

lớn, lao động sẵn có thì vẫn chưa được khai thác sử dụng, dẫn đến người bảo vệ

rừng gìn giữ môi trường cho xã hội thì nghèo, cho nên rừng luôn có nguy cơ

không bền vững.

- Có được vườn ươm có quy mô lớn với lực lượng công nhân có tay nghề

cao sản xuất cây giống Lâm nghiệp thì chưa kết hợp sản xuất cây dược liệu.

- Chưa có hệ thống chính sách ưu đãi, chưa có sự phối kết hợp giữa các

bệnh viện có sử dụng cây dược liệu để phát triển gây trồng cây dược liệu.

III. DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY

DƢỢC LIỆU TRONG THỜI GIAN TỚI.

1. Dự báo về thị trƣờng tiêu thụ.

Dự báo thị trường dược phẩm tỉnh An Giang và khả năng cung ứng thuốc

có nguồn gốc từ thiên nhiên đến năm 2020 với trên 86 triệu dân Việt Nam nói

chung và 2,2 triệu dân của tỉnh An Giang hứa hẹn cho dược liệu một thị trường

tiêu thụ đầy tiềm năng khi nhu cầu sử dụng mặt hàng này ngày càng nhiều.

Với 14.000 ha rừng và đất rừng đồi núi tiềm năng, kết hợp với quy hoạch

gây trồng cây dược liệu tiềm năng, đồng thời mở rộng liên kết với các Cty trong

và ngoài nước chế biến và chiết xuất thì khả năng cung ứng và xuất khẩu dược

liệu và thuốc từ dược liệu trong giai đoạn tới là rất khả thi.

2. Dự báo khả năng công nghệ.

Page 19: “Dự thảo lần 1”

19

- Dự báo về khả năng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong gây trồng cây

dược liệu tiềm năng; giống cây thuốc chất lượng cao, biện pháp, kỹ thuật canh

tác mới và trong thu hoạch dược liệu để tăng khả năng cạnh tranh về giá cả, đầu

tư công nghệ chọn lọc giống cây thuốc chất lượng cao.

- Dự báo về công nghệ và thiết bị nhằm phục vụ quá trình sơ chế, chế biến

dược liệu sau thu hoạch trong thời gian tới. Giai đoạn tới nếu quy hoạch được

duyệt thì cần tập trung đầu tư thiết bị sấy khô dược liệu để có sản phẩm đạt chất

lượng tốt; đầu tư cho chưng cất các loại tinh dầu; công nghệ sản xuất bao bì;

công nghệ cao hơn như chiết xuất dược liệu ....

- Dự báo khả năng đầu tư xây dựng mới các xưởng chế biến, chiết xuất

dược liệu trong vùng nguyên liệu.

3. Dự báo biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu là biến đổi được quy trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt

động của con người làm thay đổi nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, làm

tăng hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi hệ thống khí hậu trái đất.

Thay đổi khí hậu do phát thải khí nhà kính qua hoạt động của con người

ngày càng tăng và sẽ làm thay đổi cấu trúc của các hệ sinh thái, các sinh cảnh

rừng cần thiết và ảnh hưởng đến các loài động thực vật.

Như vậy, rừng không chỉ có tác dụng về mặt bảo tồn đa dạng sinh học,

bảo vệ các nguồn gen sống của các loài động thực vật rừng trong đó có cây dược

liệu , cảnh quan mà còn đáp ứng được nhiều mục tiêu như phát triển kinh tế - xã

hội, hạn chế ảnh hưởng của thay đổi khí hậu v.v… góp phần đáp ứng ngày càng

tốt hơn nhu cầu cuộc sống của con người.

PHẦN IV

QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DƢỢC LIỆU

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ

ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2030.

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:

1. Quan điểm.

Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, là một trong những phương tiện chủ

yếu để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người. Không lúc nào con người không

cần dùng đến thuốc và ngày càng có xu hướng sử dụng dược thảo có nguồn gốc

từ thiên nhiên để làm thuốc. Do đó, cần xây dựng thành một vùng bảo tồn và

phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao đáp ứng tiêu chuẩn tiên tiến,

trở thành thương hiệu “dược liệu vùng Thất Sơn”.

Page 20: “Dự thảo lần 1”

20

Đa dạng hóa các hình thức đầu tư phát triển hợp tác gây trồng, bao tiêu

sản phẩm, khuyến khích xã hội hóa đầu tư kể cả việc thu hút đầu tư nước ngoài

và tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước.

Xác định cây dược liệu là sản phẩm tiềm năng của tỉnh để quy hoạch, bảo

tồn và phát triển, từng bước khuyến cáo nhân dân gây trồng. Có chính sách hỗ

trợ thích đáng để phát triển những vùng gây trồng cây dược liệu. Đảm bảo ưu

tiên chính sách hổ trợ cho các hộ gia đình là những chủ rừng trên các đồi núi.

2. Mục tiêu.

2.1. Mục tiêu tổng quát.

Quy hoạch vùng bảo tồn và gây trồng cây dược liệu tiềm năng. Từng

bước định hướng khoanh vùng, bảo vệ, nghiên cứu và hướng dẫn cho nhân dân

gây trồng phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng, với nhu cầu thị trường, với khả năng

áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật tạo sản phẩm có nguồn gốc của tỉnh An

Giang mang thương hiệu “Thất Sơn” được quảng bá rộng rãi trên thị trường

trong nước, đủ sức cung cấp và cạnh tranh trên thị trường.

Hướng dẫn nhân dân gây trồng cây dược liệu tiềm năng trên cơ sở gắn kết

chặt chẻ giữa ba đối tượng: cơ sở nghiên cứu khoa học về dược liệu, người gây

trồng dược liệu và doanh nghiệp sử dụng dược liệu làm nguyên liệu sản xuất

thuốc cùng với các bệnh viện có sử dụng cây dược liệu trị bệnh, tạo mối quan hệ

chặt chẽ trong môi trường bền vững, nhằm sử dụng bền vững nguồn tài nguyên

rừng, cây dược liệu và tạo thu nhập cho chủ rừng trên các đồi núi.

2.2. Mục tiêu cụ thể.

- Đến năm 2020, tổng diện tích vùng nguyên liệu gây trồng cây dược liệu

khoảng 2.000 thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn và đến năm 2030 có thể mở

rộng thêm 3.000 ha đạt tổng diện tích quy hoạch ổn định là 5.000 ha.

- Quy hoạch vùng bảo tồn cấm khai thác cây dược liệu từ năm 2016 đến

năm 2020 là 500 ha trên các núi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Xây

dựng vườn cây dược liệu gia đình từ 50 ha để bảo tồn và phát triển những loại

gen, giống cây dược liệu.

- Đầu tư xây dựng nhà gieo ươm công nghệ cao với diện tích 10.000 m2

cung cấp giống đủ chuẩn tại vị trí vườn ươm của Hạt Kiểm lâm Tịnh Biên và

Hạt Kiểm lâm Tri Tôn từ năm 2013 đến năm 2020.

3. Các chỉ tiêu chủ yếu.

Nội dung Đơn vị tính Tổng cộng Năm 2020 Năm 2030

1. Trồng cây dược liệu ha 5.000 2.000 3.000

2. Bảo tồn cấm khai thác ha 500 500 -

3. Vườn cây dược liệu ha 50 50 -

4. Nhà lưới tạo giống m2 02 10.000 -

Page 21: “Dự thảo lần 1”

21

II. QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DƢỢC LIỆU ỨNG

DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH

HƢỚNG ĐẾN NĂM 2030.

1. Đối tƣợng và phạm vi quy hoạch.

1.1. Đối tƣợng.

Là các vùng dược liệu tự nhiên. Vùng dược liệu tự nhiên là nơi có nhiều

loài cây dược liệu sinh trưởng và phát triển mọc tự nhiên trong các quần xã

rừng. Vùng dược liệu tự nhiên phân bổ theo loại rừng: Vùng rừng đặc dụng có

1.586 ha, vùng rừng phòng hộ 8.300 ha.

1.2. Phạm vi quy hoạch.

Phạm vi quy hoạch: Trong phạm vi ranh giới bảng mốc 03 loại rừng và

những vùng đất ven chân các đồi núi trong tỉnh; Vùng đồi núi: Tất cả rừng

phòng hộ và rừng đặc dụng trên các đồi núi trong tỉnh.

2. Các quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dƣợc liệu.

2.1. Quy hoạch vùng gây trồng và khai thác bền vững cây dƣợc liệu.

Quy hoạch và phát triển các vùng gây trồng và khai thác bền vững cây

dược liệu tại huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên. Tập trung ưu tiên phát triển các

nhóm dược liệu đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất thuốc theo đơn đặt hàng của

các công ty, các bệnh viện trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của thị trường

và dùng cho nhu cầu khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền trong và ngoài tỉnh.

Tổng diện tích quy hoạch ổn định cho vùng nguyên liệu gây trồng cây

dược liệu xen dưới tán rừng là 5.000 ha trong phạm vi ranh giới bảng, mốc 3

loại rừng) trên vùng đồi núi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, trong đó giai

đoạn đến năm 2020 khoảng 2.000 ha và đến năm 2030 mở rộng thêm 3.000 ha.

- Huyện Tịnh Biên: năm 2020 là 1.000 ha, đến năm 2030 là 2.500 ha.

Tt

Địa điểm

Diện tích quy

hoạch trồng đến

năm 2020 (ha)

Diện tích quy hoạch

trồng đến năm 2030

(ha)

1 Cụm núi đất thuộc xã An Phú 200 400

2 Cụm núi Phú Cường 100 200

3 Cụm núi Dài nhỏ 100 300

4 Núi Cấm, Núi Bà đội Om 600 1.600

Cộng 1.000 2.500

Tập trung trồng các loài dược liệu bao gồm các loài bản địa như: Đinh

lăng; Hương nhu trắng; Ích mẫu; Nghệ vàng; Ba kích; Gừng; Trinh nữ hoàng

cung; Hà thủ ô đỏ; Huyết rồng; Thần xạ hương; Kỳ hương; Sâm đại hành; Sâm

bố chính; Bồ công anh; Sâm đất; Sâm hồng; Sâm thổ cao ly; Dây Thuốc cá;

Diệp hạ châu đắng; Củ mài; Hòe; Kim tiền thảo, Sa nhân tím. Ưu tiên phát triển

trồng 09 loài: Đinh lăng, Nghệ vàng, Ba kích, Gừng, Trinh nữ hoàng cung, Hà

Page 22: “Dự thảo lần 1”

22

thủ ô đỏ, Sa Nhân tím; Bồ công anh; Cà gai leo và một số loài khác, phụ thuộc

vào đơn đặt hàng gây trồng của đối tác.

- Huyện Tri Tôn: năm 2020 là 1.000 ha, đến năm 2030 là 2.500 ha.

Tt

Địa điểm

Diện tích quy hoạch

trồng đến năm 2020

(ha)

Diện tích quy

hoạch trồng đến

năm 2030 (ha)

1 Núi Dài 500 1.300

2 Núi Tượng 50 100

3 Núi Cô Tô 400 1.000

4 Cụm núi Ba thê, núi Sập 50 100

Cộng 1.000 2.500

Tập trung trồng các loài dược liệu bao gồm các loài bản địa như: Trầm

hương, Đinh lăng; Hương nhu trắng; Ích mẫu; Nghệ vàng; Nghệ xà cừ; Ba kích;

Gừng; Trinh nữ hoàng cung; Hà thủ ô đỏ; Quỉ kiếm sầu; Cam thảo; Chân chim;

Đổ trọng nam; Huyết rồng; Thần xạ hương; Kỳ hương; Sâm đại hành; Sâm đất;

Sâm hồng; Đinh Lăng; Ngũ Gia Bì; Dây Thuốc cá; Diệp hạ châu đắng; Củ mài;

Hòe; Quế; Ngải cứu; Xuyên tâm liên; Râu mèo và Kim tiền thảo. Ưu tiên phát

triển trồng 16 loài: Trầm hương, Đinh lăng, Hương nhu trắng, Ích mẫu, Nghệ

vàng, Nghệ xà cừ, Ba kích, Gừng, Trinh nữ hoàng cung, Hà thủ ô đỏ, Đẳng sâm,

Xuyên tâm liên, Thổ phục linh, Sa nhân tím, Quế, Cà gai leo và một số loài

khác, phụ thuộc vào đơn đặt hàng gây trồng của đối tác.

Chú trọng đầu tư phát triển bền vững các vùng gây trồng dược liệu có nhu

cầu sử dụng lớn và có giá trị kinh tế cao theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Trồng

và thu hái tốt dược liệu”. Tuy nhiên, diện tích trồng dược liệu công nghệ cao

còn phụ thuộc nguồn đối tác hợp tác để gây trồng loài dược liệu nào và khả năng

tiêu thụ, lúc đó sẽ tiến hành xây dựng các đề án và quy hoạch chi tiết, cụ thể.

2.2. Quy hoạch vùng bảo tồn cấm khai thác cây dƣợc liệu thiên nhiên.

Là vùng được quy hoạch cấm khai thác với tổng diện tích khoanh vùng

bảo vệ nghiêm ngặt các quần thể cây dược liệu trong thiên nhiên, được quy

hoạch ổn định đến năm 2030 với diện tích là 500 ha bao gồm:

- Huyện Tri Tôn với 200 ha: Núi Nam Quy xã Châu Lăng: 50 ha, Núi Cô

Tô xã núi Tô 100 ha, Núi Dài 50 ha. Nơi đây xuất hiện nhiều quần thể cây dược

liệu có giá trị kinh tế đang từng bước tái sinh mở rộng kích thước quần thể của

chúng như : Thổ Phục Linh, Dây Chiều, Mật Nhân, Hà Thủ Ô Trắng, Củ Chi,

các loài Ngải, Hương Nhu, Sâm rừng, Cò Sen, Trầm hương, Đinh lăng; Ích mẫu;

Trinh nữ hoàng cung; Quỉ kiếm sầu; Cam thảo; Chân chim; Đổ trọng nam;

Huyết rồng; Thần xạ hương; Kỳ hương; Sâm đại hành; Sâm đất; Sâm hồng; Sâm

thổ cao ly; Ngũ Gia Bì; Dây Thuốc cá, Thần thông, Bí kỳ nam, Cây bá bệnh,

Hồng đảng sâm, . . .

- Huyện Tịnh Biên với 300 ha : Cụm núi đất xã An phú 50 ha và Núi cấm

thuộc xã An Cư 250 ha, đã xuất hiện những loài dược liệu như : Cỏ cứt lợn, cỏ

Page 23: “Dự thảo lần 1”

23

hôi, Cỏ lá tre, Cỏ mần trầu, Cỏ mực, Cỏ ống, Cỏ may, Dây chại, Lá lốt, Cỏ bạc

đầu, Trầm hương, Ngải cứu, Thổ phục linh . . .

Các Khu bảo tồn cấm khai thác được thể hiện trên sơ đồ và bản đồ, có bản

thông báo cấm khai thác để các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư cùng có trách

nhiệm tham gia bảo vệ.

2.3. Quy hoạch vƣờn ƣơm tạo giống cây dƣợc liệu.

Đầu tư xây dựng 02 nhà gieo ươm công nghệ cao tại vị trí vườn ươm của

Hạt Kiểm lâm Tịnh Biên và Hạt Kiểm lâm Tri Tôn. Năm 2013 xây dựng với

diện tích 5.000 m2 tại Hạt Kiểm lâm Tịnh Biên đến năm 2020 mở rộng thêm 01

nhà lưới với diện tích 5.000 m2 tại Hạt Kiểm lâm Tri Tôn.

Thực hiện tạo giống bằng kỹ thuật dâm hom cho một số loài và sau đó

chuyển qua kỹ thuật chăm sóc cây con cấy mô do Trung tâm Công nghệ Sinh

học của tỉnh cung cấp để sản xuất đại trà phù hợp với điều kiện của từng loài cây

dược liệu, nhằm tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần

cung cấp đủ giống cây thuốc có chất lượng phục vụ công tác gây trồng và phát

triển dược liệu ở quy mô công nghiệp.

Triển khai nghiên cứu các biện pháp phục tráng, thuần hóa và nhập nội

giống dược liệu. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

để chọn, tạo ra các loại giống dược liệu có năng suất, chất lượng cao đáp ứng

yêu cầu sản xuất dược liệu. Chú trọng phát triển sản xuất 31 loại giống dược liệu

cây bản địa và nhập nội, bao gồm: Trầm hương, Lạc tiên, Hồng Đảng sâm, Địa

liền, Diệp hạ châu đắng, Đinh lăng, Gấc, Gừng, Hoa hòe, Củ mài, Hương nhu

trắng, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Mã đề, Nghệ vàng, Quế, Sa nhân tím, Trinh nữ

hoàng cung, Sâm đại hành; Sâm đất; Sâm hồng; Ngũ Gia Bì; Dây Thuốc cá,

Thần thông, Bí kỳ nam, Cây bá bệnh, Cỏ bấc, Cà gai leo . . . Loại giống nhập

nội bao gồm: Ba kích, Hà thủ ô đỏ, Xuyên khung . . .

2.4. Xây dựng vƣờn cây dƣợc liệu gia đình.

Mở rộng và xây dựng vườn cây dược liệu gia đình với qui mô 50 ha để

bảo tồn và phát triển những loại gen, giống cây dược liệu đến năm 2020 nhằm

xã hội hóa công tác bảo tồn nguồn gen, phục vụ nghiên cứu khoa học và phát

triển dược liệu, cụ thể như sau;

- Huyện Thoại Sơn: tại Ba Thê, huyện Thoại Sơn với diện tích 05 ha.

- Huyên Tri Tôn: tại núi Cô Tô với diện tích 10 ha, tại núi Dài với diện

tích 10 ha.

- Huyện Tịnh Biên: tại núi Cấm với diện tích 10 ha, tại núi Dài nhỏ và

cụm núi đất 15 ha.

Xây dựng vườn cây dược liệu gia đình trên cơ sở vườn dược liệu sẵn có

của các hộ mà để Quy hoạch hệ thống các vườn bảo tồn cây thuốc nhằm bảo tồn

vững chắc nguồn gen dược liệu. Triển khai các hoạt động, bảo tồn và đánh giá

giá trị nguồn gen, tập trung vào các nguồn gen đặc hữu, bản địa, có giá trị và có

nguy cơ bị tuyệt chủng.

Page 24: “Dự thảo lần 1”

24

III. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƢU TIÊN GIAI ĐOẠN 2014 - 2030:

1. Dự án ƣu tiên giai đoạn 2015 - 2016: Tổng vốn: 1.400 triệu đồng

1.1. Thực hiện dự án vƣờn ƣơm.

Năm 2014, nhân rộng vườn ươm ứng dụng công nghệ cao tạo cây giống

dược liệu tại Hạt Kiểm lâm Tri Tôn thuộc xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn. Công

xuất: sản xuất trên 50.000 cây/năm, trước mắt sản xuất 15.000 cây Đinh Lăng và

Ba Kích cung cấp cho 10 - 15 hộ trồng rừng để trồng xen dưới tán rừng.

- Diện tích 5.000 m2.

- Vốn đầu tư: 200 triệu đồng.

- Nguồn: Ngân sách

1.2. Dự án điều tra, phân tích tính dƣợc và lập danh lục cây dƣợc liệu.

Điều tra, phân tích tính dược, lập danh lục và đánh giá tiềm năng hiện

trạng nguồn dược liệu hiện có gắn với chỉ dẫn địa lý và giải pháp bảo vệ vùng

cấm khai thác cây dược liệu, kết hợp xây dựng bản đồ số, phần mềm quản lý cây

dược liệu tích hợp lên trang Website của Chi cục Kiểm lâm để tuyên truyền

chung tay bảo vệ.

- Tổng diện tích: 14.000 ha

- Địa điểm: các đồi núi trong tỉnh An Giang.

- Tổng vốn: 1.000 triệu đồng.

- Nguồn vốn: Ngân sách.

1.3. Xây dựng đề án hợp tác với Bệnh việnh đa khoa An Giang.

Xây dựng đề án hợp tác với Bệnh việnh đa khoa, Công ty Dược An

Giang, Hội Đông y trong và ngoài tỉnh và nhà khoa học xác định loài cây dược

liệu trồng trên vùng quy hoạch Ứng dụng công nghệ cao.

- Tổng diện tích: 1.000 ha

- Địa điểm: Các đồi núi huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên.

- Tổng vốn: 200 triệu đồng.

- Nguồn vốn: Ngân sách.

2. Dự án giai đoạn 2016 - 2020: Tổng vốn: 15.100 triệu đồng

2.1. Dự án hợp tác trồng mới cây dƣợc liệu.

- Tổng diện tích: 2.000 ha

- Địa điểm: Các đồi núi huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên.

- Tổng vốn: 14.000 triệu đồng.

- Nguồn vốn: Ngân sách: 0 triệu đồng; Tín dụng: 4.200 triệu đồng; Gia

đình 5.600 triệu đồng; Hợp tác 4.200 triệu đồng.

Page 25: “Dự thảo lần 1”

25

2.2. Xây dựng đề án hợp tác với Trung tâm Đông Y-Châm cứu An Giang.

Xây dựng đề án hợp tác với Trung tâm Đông Y-Châm cứu An Giang và

hợp tác với các Công ty sản xuất dược trong và ngoài tỉnh xác định loài cây

dược liệu trồng trên vùng quy hoạch Ứng dụng công nghệ cao.

- Tổng diện tích: 2.000 ha

- Địa điểm: Các đồi núi huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên.

- Tổng vốn: 200 triệu đồng.

- Nguồn vốn: Ngân sách.

2.3. Xây dựng mô hình.

Xây dựng 10 mô hình trồng tốt, thu hái và bảo quản dược liệu đạt chuẩn

cho ít nhất 20 cây dược liệu đặc hữu của tỉnh, có tiềm năng phát triển thị trường.

- Tổng diện tích: 20 ha

- Địa điểm: Các đồi núi huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên.

- Tổng vốn: 400 triệu đồng.

- Nguồn vốn: Ngân sách 30%, Vốn hộ gia đình 70%.

2.4. Dự án xây dựng khu bảo tồn cây dƣợc liệu.

- Tổng diện tích: 500 ha

- Địa điểm: Các đồi núi huyện Tri Tôn (tổng diện tích là 300 ha) và huyện

Tịnh Biên (tổng diện tích là 200 ha).

- Tổng vốn: 500 triệu đồng.

- Nguồn vốn: Ngân sách 100%.

3. Dự án giai đoạn 2021 - 2025: Tổng vốn: 7.400 triệu đồng.

3.1. Dự án hợp tác trồng mới cây dƣợc liệu.

- Tổng diện tích:1.000 ha

- Địa điểm: Các đồi núi huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên.

- Tổng vốn: 7.000 triệu đồng.

- Nguồn vốn: Tín dụng: 2.100 triệu đồng; Gia đình 2.800 triệu đồng; Hợp

tác 2.100 triệu đồng.

3.2. Xây dựng vƣờn cây dƣợc liệu.

Dự án quy hoạch địa điểm xây dựng các vườn cây dược liệu gia đình có

chỉ dẫn địa lý.

- Tổng diện tích: 50 ha

- Địa điểm: Các đồi núi huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên và Thoại Sơn.

- Tổng vốn: 200 triệu đồng.

Page 26: “Dự thảo lần 1”

26

- Nguồn vốn: 30%, Vốn hộ gia đình 70%.

3.3. Xây dựng mô hình trồng cây thuốc Bắc.

Dự án gây trồng thử nghiệm cây thuốc Bắc, xây dựng quy trình khai thác

cây dược liệu.

- Tổng quy mô: 10 mô hình.

- Địa điểm: Các đồi núi huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên và Thoại Sơn.

- Tổng vốn: 200 triệu đồng .

- Nguồn vốn: 50%, Vốn hộ gia đình 50%.

4. Dự án giai đoạn 2026 - 2030:

Dự án hợp tác trồng mới cây dƣợc liệu. Tổng vốn: 14.000 triệu đồng.

- Tổng diện tích: 2.000 ha

- Địa điểm: Các đồi núi huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên.

- Tổng vốn: 14.000 triệu đồng.

- Nguồn vốn: Tín dụng: 4.200 triệu đồng; Gia đình 5.600 triệu đồng; Hợp

tác 4.200 triệu đồng.

PHẦN V

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

CÂY DƢỢC LIỆU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG.

I. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN DẦU TƢ.

Vốn được coi là một nhu cầu lớn và khó giải quyết đối với việc đầu tư,

phát triển, chính vì vậy, giải pháp chung là huy động mọi nguồn vốn đầu tư để

thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của quy hoạch, khuyến khích

và tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển theo khả năng

có thể, kể cả đầu tư nước ngoài. Tổng nhu cầu vốn 37.900 triệu đồng.

1. Vốn ngân sách.

Tập trung chủ yếu cho các dự án điều tra hiện trạng. lập danh lục các loài

cây dược liệu, khoanh vùng bảo vệ cấm khai thác; lập dự án bảo tồn và phát

triển cây dược liệu; xây dựng vườn ươm tạo giống, xây dựng các mô hình .... .

Tổng nhu cầu: 2.380 triệu đồng.

2. Vốn tín dụng.

Tập trung cho các chủ rừng vay để gây trồng cây dược liệu khi có hợp tác

với các Cty. Tổng nhu cầu 10.500 triệu đồng.

3. Vốn Dân.

Page 27: “Dự thảo lần 1”

27

Ước tính nếu triển khai thực hiện gây trồng trên diện tích 5.000 ha và xây

dựng vườn thuốc gia đình thì người dân đầu tư khoảng 14.520 triệu đồng.

4. Vốn huy động từ doanh nghiệp và vốn khác.

Xây dựng cơ chế với các chính sách đầu tư, hỗ trợ thích đáng, thu hút,

huy động mọi nguồn lực trong xã hội và ngoài nước cùng tham gia thông qua

các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi, khuyến khích các thành phần kinh

tế tham gia đầu tư các dự án hoặc hợp tác gây trồng và bao tiêu sản phẩm. Tổng

vốn nhu cầu 10.500 triệu đồng. (Kèm phụ biểu 07: Dự kiến vốn đầu tư)

II. NHÓM GIẢI PHÁP NGHIÊN CỨU, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ.

1. Xây dựng chương trình hợp tác với Ngành y tế để có sự gắn kết giữa

các cơ sở khám chữa bệnh bằng cây thuốc với quá trình nghiên cứu với thực tiễn

trồng cây dược liệu.

2. Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chủ động họp tác với Trung

tâm Công nghệ Sinh học của tỉnh để chuyển giao các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật

tiên tiến để gieo ươm, khai tác và bảo quản dược liệu theo tiêu chuẩn.

3. Đề xuất với cấp có thẩm quyền để xem xét, ban hành các cơ chế, chính

sách khuyến khích tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư

vào hoạt động chuyển giao, tiếp nhận, làm chủ và ứng dụng công nghệ để sản

xuất nguyên liệu dược liệu làm thuốc cũng như các hoạt động tiếp thị, xúc tiến

thương mại và quảng bá thương hiệu các sản phẩm dược liệu.

III. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.

Khoa học ngày càng phát triển, ứng dụng tốt công nghệ gieo ươm, khai

thác, bảo quản dược liệu, xây dựng được thương hiệu dược liệu không chỉ ở An

Giang mà còn mở rộng ra các tỉnh bạn và một số nước lân cận là điều rất cần

thiết. Với định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản phẩm dược liệu, chính

sách ưu tiên hàng đầu là chiến lược phát triển nguồn lực cho dược liệu.

1. Về phát triển nhân lực.

- Phối hợp với Trường Đại học An Giang, Trường Trung cấp y tế An

Giang, Viện sinh thái nhiệt đới, Trung tâm sam và dược liệu Thành phố Hồ Chí

Minh, ... là nơi tập trung nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đạt

trình độ tiến bộ cao. Tăng cường giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạng phát

triển nguồn nhân lực phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu và quản lý tài

nguyên rừng, tài nguyên dược liệu.

- Mở các lớp đào tạo ngắn hạn đối với các hộ tham gia quá trình kinh

doanh cây dược liệu, đào tạo nâng cao tay nghề điều trị bệnh bằng cây dược liệu

để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ bền vững.

- Tạo sự liên kết của 4 nhà thông qua các chương trình về đào tạo chuyển

giao công nghệ; tập huấn kỹ thuật canh tác, thu hái, bảo quản ... về dược liệu.

2.Về phát triển vật lực.

Page 28: “Dự thảo lần 1”

28

- Xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học và tập trung cho phát triển

khoa học công nghệ trong tương lai;

- Xây dựng chiến lược phát triển cây dược liệu đặc thù có dược tính cao;

- Xây dựng dự án bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu trong tỉnh.

- Tập trung các nguồn lực để phục tráng, nhập nội, di thực, thuần hóa và

phát triển các giống cây dược liệu có nguồn gốc là vị thuốc bắc sử dụng nhiều

trong Y học cổ truyền gắn với chỉ dẫn địa lý, đảm bảo thích nghi với điều kiện

tự nhiên của các đồi núi trong tỉnh, đảm bảo cung cấp đủ giống cây thuốc cho

nhu cầu gây trồng và phát triển dược liệu ở quy mô lớn, cung ứng được 60 %

giống cây thuốc sạch bệnh, có chất lượng cao được sản xuất tại hai vườn ươm

công nghệ cao của Chi cục Kiểm lâm đến năm 2020 và 80% đến năm 2030.

IV. GIẢI PHÁP CUNG ỨNG DƢỢC LIỆU.

1. Đánh giá chung.

Vấn đề tiêu thụ sản phẩm là một trong những vấn đề quan trọng, do vậy

chỉ khuyến cáo, hướng dẫn cho nhân dân trồng những cây dược liệu khi đảm

bảo đã có bao tiêu sản phẩm.

Mặt khác, cần xây dựng quy chế bổ sung vào quy chế hoạt động của các

Tổ hợp tác Bảo vệ rừng để tổ chức tập trung thu gom nguồn nguyên liệu cung

ứng kịp thời, đúng thời gian.

2. Giải pháp.

- Triển khai mạnh các giải pháp mời gọi đầu tư đối với các Công ty, Nhà

máy sản xuất dược để xúc tiến hợp tác xây dựng nguồn nguyên liệu phục vụ

theo đơn đặt hàng ổn định, lâu dài và mang tính bền vững;

- Củng cố các Tổ hợp tác Bảo vệ rừng thực hiện chức năng dịch vụ cung cứng;

- Phối hợp với ngành y tế mở lớp tập huấn cho các hộ kinh doanh cây

dược liệu;

V. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ HỢP TÁC.

1. Thực hiện các đề tài, dự án hợp tác với các tổ chức, cá nhân khoa học

trong và nước ngoài, để nghiên cứu bảo tồn nguồn gen, giống cây dược liệu, xây

dựng các vườn cây thuốc gia đình;

2. Tăng cường đào tạo nhân lực, nhất là những hộ kinh doanh cây dược

liệu nhằm sớm nâng cao để tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả cao các thành quả

tiến bộ khoa học trên thế giới trong gây trồng, chăm sóc, bảo quản và chế biến.

3. Mở rộng liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và

nước ngoài tham gia đầu tư phát triển dược liệu, sơ chế và chế biến sản phẩm

chiết suất từ dược liệu, hướng tới xuất khẩu một số nguyên liệu và thuốc từ dược

liệu. Chú trọng trong hợp tác 4 Nhà:

Page 29: “Dự thảo lần 1”

29

a) Về phía Nhà nƣớc:

Các chính sách của Đảng và Nhà nước cần được thể chế hóa theo hướng

ưu đãi các doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân xây dựng các vùng gây

trồng, khai thác dược liệu. Cần chọn một số doanh nghiệp có năng lực để đầu tư

mạnh mẽ, hỗ trợ, đảm bảo xây dựng mô hình phối hợp bốn nhà: Nhà nước,

doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông nhằm xây dựng vùng sản xuất dược

liệu, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, cung cấp dược liệu tốt và ổn định cho

công nghiệp dược, y học cổ truyền và xuất khẩu.

b) Về doanh nghiệp dƣợc, các bệnh viện:

Doanh nghiệp và các bệnh viện có trách nhiệm mua các sản phẩm của

nông dân nuôi trồng cây thuốc có chất lượng tốt, đúng theo tiêu chuẩn qui định,

không mua các dược liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc và chất lượng. Đồng thời,

có hướng dẫn, theo dõi đánh giá quá trình thực hiện quy trình kỹ thuật trồng,

chăm sóc, khai khác và bảo quản cho các chủ rừng, nhằm hạn chế rủi ro.

c) Nhà khoa học.

Mời gọi các nhà khoa học về dược trong và ngoài tỉnh thực hiện đề tài

nghiên cứu tính dược của một số loài cây đặc hữu, có giá trị kinh tế của tỉnh và

xây dựng quy trình gây trồng. Những công trình nghiên cứu phải gắn với chủ

rừng để thực hiện bàn giao kết quả nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng, chăm sóc,

khai thác và bảo quản loài dược liệu nghiên cứu thành công.

Đối với những loài cây dược liệu hợp tác gây trồng xen dưới tán rừng làm

nguồn nguyên liệu cũng cần những nhà dược học theo dõi, đánh giá tính dược,

năng suất và bàn giao quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai khác và bảo quản

cho các chủ rừng, nhằm hạn chế rủi ro.

d) Đối với nhà nông:

- Tổ chức sản xuất gây trồng tạo sản phẩm chất lượng cao, đạt chuẩn.

- Tổ chức sản xuất theo nhu cầu thị trường, theo năng lực về diện tích, lao

động, hình thành sản xuất các hộ dân trên cơ sở các tổ “Hợp tác bảo vệ rừng“

sẵn có để có sản lượng lớn tập trung.

- Về lâu dài, khi có liên kết hợp tác gây trồng ổn định thì những Tổ hợp

tác bảo vệ rừng sẻ chuyển thành những hợp tác xã trong Lâm nghiệp. Các chủ

rừng thực hiện đúng theo yêu cầu chất lượng dược liệu của doanh nghiệp.

VI. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH.

Đề xuất các cơ chế chính sách và các chương trình hành động cụ thể để

khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư nghiên cứu, sản

xuất giống cây dược liệu, tham gia phát triển gây trồng dược liệu, đầu tư cơ sở

sơ chế, chế biến, chiết xuất cao, bảo quản dược liệu ứng dụng công nghệ cao,

tiên tiến. Xây dựng cơ chế hợp tác bền vững với Bệnh viện Y học cổ truyền,

bệnh viện đa khoa sử dụng nguồn nguyên liệu tại chổ dưới hình thức đơn đặt

hàng với 41 Tổ hợp tác bảo vệ rừng tại hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.

Page 30: “Dự thảo lần 1”

30

Đặc biệt là đề xuất cơ chế chính sách cho các chủ rừng phòng hộ trên núi,

những hộ gia đình ven chân núi có thể tham gia gây trồng cây dược liệu. Tạo ra

môi trường nghiên cứu cho các trường đại học và tạo điều kiện phát triển gắn

với du lịch sinh thái.

VII. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG.

1. Đánh giá chung về tác động môi trƣờng.

Về môi trường vùng nguyên liệu gây trồng cây dược liệu có tính thân

thiện môi trường cao vì các nguyên liệu và sản phẩm đều có nguồn gốc thiên

nhiên, chính việc tạo vùng nguyên liệu sẽ góp phần cải thiện môi trường xanh.

Với dược liệu, yếu tố bản địa được thể hiện rõ nét hơn các loại rau quả vì

nó ảnh hưởng nhiều đến tác dụng phòng chữa bệnh của dược liệu. Là sản phẩm

của nông nghiệp hữu cơ, việc sản xuất dược liệu sạch luôn có những đặc trưng

chủ yếu sau: Bảo vệ độ phì nhiêu lâu dài của đất; Cung cấp dinh dưỡng cần thiết

cho cây trồng bằng cách dùng các loại dinh dưỡng không tan được biến đổi nhờ

các vi sinh vật ở đất và những dinh dưỡng ở đất do tưới tiêu đem lại; Quản lý

sâu, bệnh, cỏ chủ yếu dựa vào luân canh cây trồng, đa dạng sinh học, các chất

diệt sâu bệnh sinh học và sử dụng những giống cây trồng, có độ kháng cao. Tất

cả các yếu tố trên đều thuận lợi cho phát triển môi trường sống.

2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.

Một số ít loài cây thuốc trong quá trình gây trồng có thể gây ảnh hưởng

trực tiếp tới môi trường đất, nước, không khí, ... Chính vì thế, quá trình đi vào

gây trồng cụ thể cần nghiên cứu kỹ về đặc điểm các loài cây trồng, địa hình, để

giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng đến môi trường sống.

VIII. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH.

1. Trách nhiệm của ngành Y tế An Giang:

- Chủ trì, tham mưu các cơ chế, chính sách nhằm xã hội hoá công tác phát

triển dược liệu, kêu gọi sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế, gây trồng

và chế biến dược liệu.

- Chỉ đạo các bệnh viện phối hợp chặt chẽ với Chi cục Kiểm lâm để đặt

hàng các tổ Hợp tác bảo vệ rừng gây trồng và bao tiêu sản phẩm. Chỉ sử dụng

sản phẩm các loài cây dược liệu không gây trồng tại tỉnh.

- Chủ trì xây dựng các giải pháp kiểm tra, quản lý kinh doanh cây dược

liệu tại các chợ trên địa bàn tỉnh.

2. Trách nhiệm của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang:

- Chủ động phối hợp với Sở Y tế xây dựng xây dựng quy trình trồng cây

dược liệu đạt chuẩn. Xây dựng danh mục gây trồng cây dược liệu theo yêu cầu

số lượng và chất lượng của các Bệnh viện đa khoa trong và ngoài tỉnh.

- Phối hợp với Sở Khoa học công nghệ trong việc xây dựng và giới thiệu

thương hiệu cây dược liệu “Thất Sơn”. Tìm đối tác gây trồng và xây dựng nhà

Page 31: “Dự thảo lần 1”

31

máy chế biến cây dược liệu thành thuốc, thực phẩm chức năng, chiết xuất tinh

dầu, chất thơm . . .

- Chỉ đạo triển khai thực hiện các bước công việc quy hoạch vùng nguyên

liệu ứng dụng công nghệ cao trồng và bảo tồn cây dược liệu.

- Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm thực hiện:

+ Tiếp tực duy trì hoạt động 41 Tổ Bảo vệ rừng, sẵn sàng liên kết, hợp tác

thực hiện trồng và thu gom, cung ứng cây dược liệu dưới tán rừng nhưng không

gây hại đến rừng phòng hộ, để tạo nguồn thu cho các chủ rừng thực hiện bảo vệ

rừng bền vững.

+ Hợp tác với các cơ quan tiến hành điều tra lâp danh mục cây dược liệu.

+ Chủ động tìm liên kết với các đối tác có bao tiêu sản phẩm để triển khai

cho các chủ rừng trồng dược liệu dưới tán rừng và khu vùng đệm của những khu

rừng đặc dụng.

3. Trách nhiệm của ngành Tài nguyên và Môi trƣờng An Giang:

Xem xét việc, thẩm định và kiểm tra đánh giá tác động môi trường đối với

đất, nước tại những vùng trồng cây dược liệu.

4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện:

- Ủy ban nhân dân các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn và Thành

Phố Châu Đốc chủ động tìm đối tác trong và ngoài tỉnh gây trồng cây dược liệu

trên diện tích quy hoạch Ứng dụng công nghệ cao và bao tiêu sản phẩm.

- Tạo điều kiện thuận lợi với các đối tác trong việc gây trồng, chế biến

trên địa bàn quản lý.

- Phối hợp chặt chẻ với các ngành khi triển khai các dự án trên diện tích

quy hoạch Ứng dụng công nghệ cao trồng cây dược liệu.

5. Tổ chức thực hiện.

Giai đoạn đến 2015

- Huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tiếp tục triển khai thực hiện các chương

trình hợp tác với Công ty để gây trồng một số cây dược liệu như: Gừng, Đinh

Lăng và Nghệ, Sa Nhân. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành, các đơn vị

triển khai thực hiện các bước công việc trên vùng quy hoạch vùng nguyên liệu

Ứng dụng công nghệ cao trồng và bảo tồn cây dược liệu.

- Giao Chi cục Kiểm lâm triển khai xây dựng vườn ươm công nghệ cao,

gieo và tạo 22.000 cây giống sa nhân tím để cấp cho chủ rừng trên núi gây

trồng. Đồng thời, xây dựng các dự án điều tra hiện trạng, quy hoạch khoanh

vùng bảo vệ, bảo tồn cây dược liệu tự nhiên.

- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ động phối hợp với huyện Tri Tôn, huyện

Tịnh Biên và các ngành triển khai các dự án trong giai đoạn 2015.

Giai đoạn đến năm 2020

Page 32: “Dự thảo lần 1”

32

- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ động phối hợp với huyện Tri Tôn và Tịnh

biên và các ngành triển khai các dự án trong giai đoạn đến năm 2020. Đề xuất

chính sách hỗ trợ cho chủ rừng vay vốn.

Giai đoạn đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và PTNT kết hợp Sở Công thương xây dựng, quảng bá

thương hiệu cây dược liệu An Giang và kêu gọi đầu tư xây dụng nhà máy sơ chế

cây dược liệu, chế biến cây dược liệu thành thuốc dùng trong chữa trị bệnh.

IX. HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI.

1. Hiệu quả về mặt kinh tế.

- Tạo việc làm để sử dụng nguồn lao động nông nhàng có thêm thu nhập

tại hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.

- Tạo nguồn thu nhập bền vững cho chủ rừng phòng hộ trên các đồi núi

trong tỉnh.

2. Hiệu quả về mặt xã hội.

- Thực hiện trồng xen cây dược liệu dưới tán rừng sẻ làm tăng hệ số sử

dụng đất, tăng thêm tính đa dạng của hệ sinh thái. Tạo thành nhiều tầng tán, làm

tăng độ che phủ, tăng tính phòng hộ chống xói mòn, rửa trôi, bảo vệ nguồn nước

ngọt và cải tạo đất tốt hơn.

- Tạo việc làm cho một lực lượng lớn lao động, nhất là lao động phổ

thông ở những vùng nông thôn. Chủ rừng có thêm thu nhập thì rừng được bảo

vệ tốt hơn, bền vững hơn cho xã hội hiện tại và cả tương lai, góp phần mang lại

cảnh quan cho phát triển du lịch, sinh thái, văn hoá lịch sử.

- Có thêm làng nghề mới, làng nghề trồng cây dược liệu, có chợ dược liệu

là cơ hội xóa nghèo có thêm nguồn thu mới, góp phần ổn định an ninh, trật tự xã

hội tại địa phương.

PHẦN VI

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao

tỉnh An Giang giai đoạn 2014 - 2020 và định hướng đến năm 2030 là Quy hoạch

định hướng gây trồng những cây dược liệu tiềm năng, làm cơ sở định hướng cho

các hoạt động gây trồng, khai thác, bảo quản, chế biến và bảo tồn cây dược liệu.

Quy hoạch này sau khi được phê duyệt sẽ trở thành văn bản quan trọng để triển

khai các dự án cho từng giai đoạn phát triển. Đặc biệt là xúc tiến ngay điều tra

hiện trạng, lập danh lục cây dược liệu có giá trị kinh tế, phân tích tính dược để

khuyến cáo cho các chủ rừng gây trồng.

Page 33: “Dự thảo lần 1”

33

Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao

được xây dựng trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu điều tra lập danh lục thực

vật năm 2002 và điều tra nhanh về cây dược liệu năm 2013 trên vùng đồi núi

trong tỉnh An Giang; quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020,

và tiếp thu ý kiến của chính quyền huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, các Sở, ngành tỉnh

và các Công ty dược, Bệnh viện, Trung tâm đông y.

Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao đã

vạch ra những mục tiêu, dự án ưu tiên cần thực hiên theo hướng đầu tư xã hội

hóa, sử dụng được nguồn nhân lực tại địa phương, giải quyết một phần việc làm

cho người dân trong vùng quy hoạch, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, góp

phần vào việc ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh.

Quá trình triển khai các dự án là đóng góp thiết thực vào việc thực hiện

các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng

bền vững, giúp đỡ nông dân nông thôn; ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển

dâng; phát triển các tiêu chí xây dựng nông nghiệp, nông thôn An Giang.

2. Kiến nghị.

Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành Y tế phối hợp chặt chẽ với ngành

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để gây trồng và tiêu thụ những cây dược

liệu trong danh mục sử dụng chữa bệnh. Hạn chế tối đa việc nhập các cây dược

liệu từ bên ngoài tỉnh. Cần triển khai ngay các dự án ưu tiên giai đoạn 2015 -

2020 trên cơ sở của quy hoạch này./.

__________________

Page 34: “Dự thảo lần 1”

34

Phụ lục 01

Sở Y Tế An Giang Bảng tổng hợp sử dụng lƣợng nhập

Bệnh viện ĐKTT AG cây dƣợc liệu tháng 8/ 2012

STT Tên thuốc - hàm lƣợng ĐVT Dự trù Duyệt

1 Bạc hà gram 2,000

2 Bạch chỉ gram 2,000

3 Bạch Phục linh (Phục linh) gram 15,000

4 Bạch Thược gram 6,000

5 Bạch Truật gram 5,000

6 Bán Chi liên gram 2,000

7 Bồ Công Anh gram 2,000

8 Cam Thảo gram 12,000

9 Cẩu tích gram 5,000

10 Đại táo gram 7,000

11 Đan Sâm gram 8,000

12 Đảng Sâm gram 20,000

13 Đào nhân gram 1,000

14 Địa long gram 2,000

15 Đỗ trọng gram 20,000

16 Độc hoạt gram 20,000

17 Đơn Quy (Quy đầu) gram 15,000

18 Hà thủ ô đỏ gram 7,000

19 Hoài Sơn gram 5,000

20 Hương phụ gram 5,000

21 Huyền sâm gram 5,000

22 Huỳnh Kỳ gram 5,000

23 Kê Huyết đằng gram 5,000

24 Khiếm thực gram 1,000

25 Khương hoạt gram 10,000

26 Kinh giới gram 2,000

27 Liên Kiều gram 5,000

28 Liên Nhục gram 4,000

29 Mạn Kinh Tử gram 2,000

30 Nghệ (Khương hoàng) gram 2,000

31 Ngũ Vị Tử gram 2,000

32 Ngưu Bàng tử gram 1,000

33 Ngưu Tất gram 15,000

34 Nhân Trần gram 7,000

35 Phòng phong gram 10,000

Page 35: “Dự thảo lần 1”

35

36 Quế Chi gram 5,000

37 Quy Vĩ (Đương quy) gram 5,000

38 Sa nhân gram 5,000

39 Sa Sâm gram 3,000

40 Sài Hồ Bắc gram 5,000

41 Sinh Địa gram 15,000

42 Sơn Thù gram 2,000

43 Táo nhân gram 10,000

44 Thăng ma gram 2,000

45 Thiên hoa phấn gram 2,000

46 Thiên ma gram 4,000

47 Thổ phục linh gram 10,000

48 Thục địa gram 20,000

49 Trắc Bá Diệp gram 2,000

50 Trạch Tả gram 5,000

51 Trần Bì gram 2,000

52 Tục Đoạn gram 4,000

53 Viễn Chí gram 2,000

54 Xa Tiền Tử gram 3,000

55 Xuyên Khung gram 10,000

56 Ý Dĩ gram 2,000

Tổng cộng 355,000 355 kg

Phụ lục 02

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DƢỢC LIỆU TẠI TRUNG TÂM ĐÔNG Y

– CHÂM CỨU AN GIANG TỪ THÁNG 01/2010 ĐẾN THÁNG 4/2013.

STT TÊN DƯỢC LIỆU ĐVT NĂM TỔNG CỘNG 2010 2011 2012 2013

1 A Dao Kg 1 0,5 0,5 2

2 Ba kích nt 3 1 4

3 Bạc hà nt 4 1 5

4 Bạch biển đậu nt 0 1,5 1,5

5 Bạch cập nt 0,5 0,5

6 Bạch chỉ nt 21 20 19 4 64

7 Bạch cương tằm nt 3 1,5 0,5 5

8 Bạch cúc nt 12 5 3 20

9 Bạch thược nt 8 7 7 3 25

10 Bạch truật nt 43 36 38 117

11 Bá tử nhân nt 6 2,5 3 11,5

12 Bách bộ nt 0 0,02 0,02

Page 36: “Dự thảo lần 1”

36

13 Bách hợp nt 2 0,5 2,5 STT TÊN DƯỢC LIỆU ĐVT NĂM TỔNG

CỘNG 2010 2011 2012 2013

14 Bồ công anh nt 12 4 4 1 21

15 Bồ hoàng nt 1 1

16 Câu đằng nt 14 7 3 1 25

17 Cam thảo nt 25 23,5 19,12 5 72,62

18 Cát căn nt 2 1 2 5

19 Chỉ xác nt 2,5 4 5 2 13,5

20 Chi tử nt 3 1 1 5

21 Dâm dương hoát nt 0,5 1 1,5

22 Đăng tâm thảo nt 0,2 0,2

23 Đại hoàng nt 1 1 2

24 Đại táo nt 17 12 10 5 44

25 Đào nhân nt 1,5 0 1 1,5 4

26 Đàng sâm (phòng) nt 22 19 26 8 75

27 Địa cốt bì nt 3 3

28 Địa long nt 0,5 1 1,5

29 Đỗ trọng (B) nt 35 22 22 5 84

30 Đan sâm nt 3 0,5 1 2 6,5

31 Độc hoạt nt 29 26 20 5 80

32 Đơn bì nt 6 1 3 2 12

33 Hậu phát nt 3 0 1 2 6

34 Hặc phụ tử nt 0,5 1 1,5

35 Hạ khô thảo nt 1,5 1,5

36 Hà thủ ô (đỏ) nt 11 6 11 2 30

37 Hoắc hương nt 1 1

38 Hoạt thạch (bột) nt 2 5,5 7,5

39 Hồng hoa nt 4,5 1 3,2 2 10,7

40 Hoài sơn nt 11 8 7 1 27

41 Hòe hoa nt 4 5 10 19

42 Hương phụ nt 7 4 18 29

43 Huyền hồ nt 0,5 1 1,5

44 Huyền sâm nt 7 13 6 1 27

45 Huỳnh bá nt 3 3 6 12

46 Huỳnh cầm nt 8,5 12 6 26,5

47 Huỳnh kỳ nt 16 9 14 5 44

48 Huỳnh liên nt 0,5 1 1,5

49 Ích mẫu nt 2,5 7 6 1 16,5

50 Kha tử nt 1 1

51 Khiếm thực nt 2 0,5 1,5 4

52 Khương hoạt nt 11 12 8 6 37

53 Kiết cánh nt 11 6 3 1 21

54 Kim anh tử nt 0,5 0,5

Page 37: “Dự thảo lần 1”

37

55 Kim ngân h oa nt 0,01 0,9 1,5 2,41 STT TÊN DƯỢC LIỆU ĐVT NĂM TỔNG

CỘNG 2010 2011 2012 2013

56 Kim tiền thảo nt 1,5 0,5 1,5 3,5

57 Kinh giới nt 4 1,5 2 1 8,5

58 Ký sanh nt 16 9 2 2 29

59 Kỹ tử nt 5 2,5 2 1 10,5

60 La bạc tử nt 1 1

61 Liên kiều nt 10 4 5 19

62 Liên nhục nt 1,5 3,08 4,58

63 Long não nt 0,5 0,5

64 Long đởm thảo nt 5 0,5 1 0,5 7

65 Ma hoàng nt 1,5 2 0,5 4

66 Mẫu lệ nt 2 3 3 1 9

67 Mạch môn nt 18 14 11 1 44

68 Mạn kinh tử nt 5,5 2 1 8,5

69 Mộc dược nt 1 0,5 1 2,5

70 Mộc hoa nt 6 6 3 15

71 Mộc hương nt 20 9 13 42

72 Mộc thông nt 5 0,5 1 6,5

73 Nghệ nt 7,5 0,75 8,25

74 Nhục thung dung nt 0,1 1,2 0,15 1,45

75 Ngọc trúc nt 0,2 0,4 0,6

76 Ngưu tất nt 51 26 35 6 118

77 Ngũ gia bì nt 4 2 2 8

78 Ngũ vị tử nt 0,5 0,5

79 Nhân trần nt 6 3 1 10

80 Nhủ hương nt 0,5 0,5

81 Ô dước nt 2 0,5 0,5 3

82 Oai linh tiên nt 8,5 7 9 1 25,5

83 Phá cốt chỉ nt 0,5 0,5 1

84 Phòng kỹ nt 7 1 1 9

85 Phòng phong nt 34 33 24 7 98

86 Phục linh (bạch) nt 37 19 26 5 87

87 Phục linh (xích) nt 5 4 2 1 12

88 Quế chi nt 4 5 5 1 15

89 Quế khâu nt 1,5 1 2 0,5 5

90 Qui điều nt 44,9 41 41 10 136,9

91 Sa nhân nt 4 3 10 17

92 Sa sâm nt 4 2 1 1 8

93 Sanh địa nt 26 13 19 4 62

94 Sà sàng tử nt 2 1 3

95 Sài hồ nt 29,5 19,3 11 2 61,8

96 Sơn tra nt 1 1

Page 38: “Dự thảo lần 1”

38

97 Tân di hoa nt 7 15 3 1 26 STT TÊN DƯỢC LIỆU ĐVT NĂM TỔNG

CỘNG 2010 2011 2012 2013

98 Tần giao nt 24 24 26 4 78

99 Tật lê nt 1 4 0,5 5,5

100 Tạo giác nt 1,5 1,5

101 Tạo giác (thích) nt 3 1,5 1 0,5 6

102 Tang diệp nt 1 0,5 0,5 2

103 Táo nhân nt 25 7 30 62

104 Táo nhục nt 0,05 1,3 3,5 1,5 6,35

105 Tế tân nt 2,7 3,5 1 1 8,2

106 Thăng ma nt 4 3 3 10

107 Thạch hộc nt 8,5 0,5 9

108 Thanh bì nt 2 2

109 Thảo quyết minh nt 4 2,6 6,6

110 Thiên hoa phấn nt 14 10 9 1 34

111 Thiên ma nt 5 6 2,5 1 14,5

112 Thiên môn nt 3,5 0,5 0,5 0,5 5

113 Thiên niên kiện nt 0,5 3 6 9,5

114 Thổ ty tử nt 0,5 1 1 2,5

115 Thương trực nt 4 5 7 16

116 Thục địa nt 29,8 14,8 12 7 63,6

117 Thuyền thoái nt 4 1 0,5 5,5

118 Tiền hồ nt 2,5 1 1 4,5

119 Tô mộc nt 1 0,5 0,5 2

120 Tử uyễn nt 1 1

121 Trần bì nt 7 7

122 Trạch tả nt 4 3 5 2 14

123 Tri mẫu nt 1 0,5 2,5 0,5 4,5

124 Tục đoan nt 18 17 20 2 57

125 Uất kim nt 1,5 2,5 4

126 Viễn chí nt 15 7 13 35

127 Xích thược nt 2 1 2 3 8

128 Xuyên khung nt 50,5 43 29 9 131,5

129 Xuyên sơn giáp nt 0,22 0,22

130 Ý dĩ nt 5 4 9 18

CỘNG CHUNG 1016,25 719,01 723,09 152,65 2611

Page 39: “Dự thảo lần 1”

39

Phụ lục 03: Dự kiến các loài dƣợc liệu cấm khai thác trong khu bảo tồn

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Ghi chú

1 Bách bộ Stemona tuberosa Lour.

Cần tiếp tục điều

tra bổ sung

2 Bình vôi Stephania spp.

3 Bồ công anh Lactuca indica L.

4 Cà gai leo Solanum procumbens Lour.

5 Chân chim Schefflera spp.

6 Củ chóc Typhonium trilotatum (L.) Schott

7 Dây đau xương Tinospora sinensis Lour.

8 Dừa cạn Catharanthus roseus (L.) G. Don

9 Hà thủ ô trắng Streptocaulon juventa. (Lour.) Merr.

10 Hoàng đằng Fibraurea tinctoria Lour.

11 Hương phụ biển Cyperus stoloniferus Retz.

12 Thạch – Thủy

xương bồ Acorus spp.

13 Quế rừng Cinnamomum spp.

14 Sa nhân Amonum spp.

15 Thảo quyết minh Senna tora (L.) Roxb.

16 Thiên niên kiện Homalomena spp.

17 Thổ phục linh và

Kim cang Smilax glabra Roxb. và Smilax spp.

Page 40: “Dự thảo lần 1”

40

Phụ lục 04: Dự kiến quy hoạch loài dƣợc liệu trồng tại khu quy hoạch

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Tổng cộng

Cây bản địa

1 Gấc Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.

2 Gừng Zingiber officinale Roscoe

3 Hương nhu trắng Ocimum gratissium L.

4 Nghệ vàng Curcuma longa L.

5 Sa nhân tím Amomum longiligulare T. L. Wu

6 Sả Cymbopogon winterianus Stapf.

7 Trinh nữ hoàng cung Crinum latifolium L.

8 Ý dĩ Coix lachryma - jobi L.

9 Hoài Sơn Dioscorea persimlis Prain et Burkill

10 Nhàu Morinda citrifolia L.

11 Rau đắng biển Bacopa monnieri L. Pennell

12 Sen Nelumbo nucifera Gaertn

13 Tràm Melaleuca leucadendra L.

14 Xuyên tâm liên Andrographis paniculatus (Burm. f.) Nees.

15 Diệp hạ châu Phylanthus amarus Schum. et Thonn.

16 Bụp giấm Hibiscus subdariffla L.

17 Ba kích Morinda officinalis How

18 Đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms

19 Hương nhu trắng Ocimum gratissmum L.

20 Ích mẫu Leonurus heterophyllus Sweet.

21 Kim tiền thảo Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.

22 Đảng sâm Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.

23 Hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson

24 Sâm bố chính Abelmoschus sagittifolius Gagnep.

Page 41: “Dự thảo lần 1”

41

Phụ lục 05: Danh lục cây thuốc cần bảo

STT Tên khoa học Họ thực vật Tên Việt

Nam

Danh lục đỏ cây

thuốc Việt Nam

2006

(1) (2) (3) (4) (5)

1 Abelmoschus sagittifolius Kurz

var. septentrionalis Gagnep. Malvaceae

Sâm Phú

Yên, sâm báo EN.A3c,d

2 Acanthopanax gracilistylus W.

W. Smith Araliaceae

Ngũ gia bì

hương CR.B2a,b(ii,iii,v)

3 Acanthopanax trifoliatus (L.)

Voss. Araliaceae

Ngũ gia bì

gai

VU.A1c,d.B2(ii,iii,

v)

4 Achillea millefolium L. Asteraceae Cỏ thi VU.B2a,b(ii,iii,v)

5 Acorus macrospadiceus (Yam.)

F. N. Wei et K. K. Li Acoraceae

Thủy xương

bồ lá to EN.B2a,b(ii,iii,iv,v)

6* Adenia parviflora (Blanco)

Cusset Passifloraceae

Thƣ diệp

tim VU.B2a,b(ii,iii)

7 Aeginetia indica (L.) Roxb. Orobanchaceae Lệ dương VU.B2a,b(ii,iii)

8 Ainsliaea petelotii Merr. Asteraceae Ánh lệ VU.B2a,b(ii,iii,v)

9 Amentotaxus yunnanensis H. L.

Li Taxaceae

Sam bông

Vân Nam EN.B1a,b(i-v)

10 Angelica decursiva (Mig.)

Franch. et Savat Apiaceae Tiền hồ

VU.A1c,d.B1a,b(ii,

iii,v)

11 Anoectochilus roxburghii (Wall.)

Wall. ex Lindl. Orchidaceae Cỏ nhung EN.A1a,c,d

12* Aquilaria crassna Pierre ex

Lecomte Thymelaeaceae Trầm hƣơng EN.A1c,d

13 Ardisia gigantifolia Stafp. Myrsinaceae Khôi tía lá to VU.A1c,d

14 Aristolochia indica L. Aristolochiaceae Sơn dịch VU.B2a,b(ii,iii)

15 Aristolochia kaempferia Willd. Aristolochiaceae Phòng kỷ lá

tròn VU.B2a,b(ii,iii)

16 Aristolochia kwangsiensis Chun

et How Aristolochiaceae

Phòng kỷ

Quảng Tây ENB2a,b(ii,iii,v)

17 Aristolochia tuberosa Liang et

Hwang Aristolochiaceae

Thanh mộc

hương CR.B2a,b(ii,iii,iv,v)

18 Aristolochia westlandii Hemsl. Aristolochiaceae Quảng phòng

kỷ VU.B2a,b(ii,iii)

19 Asarum balansae Franch. Aristolochiaceae Biến hóa núi

cao CR.B2a,b(ii,iii)

20 Asarum caudigerum Hance (?) Aristolochiaceae Thổ tế tân EN.B2a,b(ii,iii,iv,v)

21 Asarum petelotii O. C. Schmidt Aristolochiaceae Hoa tiên EN.A2c,d.B2(ii,iii,i

v,v)

22 Asarum wulingense F. Liang Aristolochiaceae Vũ Linh tế

tân VU.B2a,b(ii,iii)

23 Asparagus filicinus Buch.-Ham.

ex D. Don Asparagaceae

Thiên môn

ráng EN.B2a,b(ii,iii,v)

STT Tên khoa học Họ thực vật Tên Việt Danh lục đỏ cây

Page 42: “Dự thảo lần 1”

42

Nam thuốc Việt Nam

2006

(1) (2) (3) (4) (5)

24 Balanophora laxiflora Hemsl. Balanophoraceae Tỏa dương VU.B2a,b(ii,iii,v)

25 Berberis julianae Schneid. Berberidaceae Hoàng liên

gai

EN.A1c,d.B2a,b(i-

v)

26 Berberis kawakamii Hayata Berberidaceae Hoàng liên

gai núi cao CR.B2a,b(ii,iii)

27 Berberis sargentiana Schneid. Berberidaceae Hoàng liên

gai lá dài

EN.A1c,d.B2a,b(i-

v)

28 Boenninghausenia albiflora

(Hook.) Reichb. ex Meisn. Rutaceae Tiết thảo EN.B2a,b(ii,iii,v)

29 Calocedrum macrolepis Kurz Cupressaceae Bách xanh EN.A2a,c,d.A3c,d,

B2a,b(i-v).C2a(i)

30 Cephalotaxus mannii Hook.f. Cephalotaxaceae Đỉnh tùng VU.A2c,d.B1a,b(i-

v).B2a,b(i-v).C1

31 Christisonia hookeri Cl. ex Hook. Orobanchaceae Kiết sơn EN.B2a,b(ii,iii)

32 Cirsium japonicum Fish. ex DC. Asteraceae Đại kế VU.B2a,b(ii,iii,v)

33 Cirsium lineare (Thunb.) Schult.

Bip. Asteraceae Tiểu kế

VU.A4c,d.B2a,b(ii,

iii,iv,v)

34 Codonopsis celebica (Blume)

Thuan Campanulaceae Ngân đằng

VU.B2a,b(ii,iii,iv,v

)

35 Codonopsis javanica (Blume)

Hook.f. Campanulaceae Đảng sâm EN.A3c,d

36 Coptis chinensis Franch. Ranunculaceae Hoàng liên

bắc CR.A1a,c,d

37 Coptis quinquesecta W. T. Wang Ranunculaceae Hoàng liên

chân gà

CE.A1a,c,d.B2a,b(i

i,iii,v)

38 Cunninghamia konishii Hayata Cupressaceae Sa mộc dầu EN.A2c.B2a,b(i-v)

39* Cupressus torulosa D.Don (?) Cupressaceae Hoàng đàn CR.A1c,d.B2a,b(ii,

iii,v)

40 Curculigo orchioides Gaertn. Hypoxidaceae Sâm cau VU.A1a,c,d

41 Cycas micholitzii Dyer Cycadaceae Tuế lá xẻ VU.B2a,b(ii,iii,v)

42 Dacrycarpus imbricatus (Blume)

de Laub. Podocarpaceae Thông nàng VU.A2c,d

43 Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. Podocarpaceae Hoàng đàn

giả VU.A2c,d

44* Dendrobium nobile Lindl. Orchidaceae Thạch hộc VU.A1c,d

45 Didissandra petelotii Pelleger Gesneriaceae Sí sẻn VU.B2a,b(ii,iii)

46 Dioscorea collettii Hook.f. Dioscoreaceae Nần nghệ VU.B2a,b(ii,iii)

47 Dioscorea dissmulans Prain et

Burk. Dioscoreaceae Nần gừng VU.B2a,b(ii,iii)

48 Dioscorea membranacea Craib Dioscoreaceae Từ mỏng VU.B2a,b(ii,iii)

49 Dioscorea zingiberensis C. H.

Wight Dioscoreaceae Mài gừng EN.A2c,d

STT Tên khoa học Họ thực vật Tên Việt Danh lục đỏ cây

Page 43: “Dự thảo lần 1”

43

Nam thuốc Việt Nam

2006

(1) (2) (3) (4) (5)

50 Dipsacus aspera Wall. Dipsaceae Tục đoạn EN.A4c,d

51 Disporopsis longifolia Craib Convallariaceae Hoàng tinh

cách EN.A2a,c,d

52* Drynaria bonii C. Christ Polypodiaceae Tắc kè đá VU.A1c,d

53* Drynaria fortunei (Kuntze ex

Mett.) J. Sm. Polypodiaceae Cốt toái bổ EN.A1c,d

54 Elsholtzia penduliflora W. W.

Smith Lamiaceae Chùa dù

VU.A4c,d.B2a,b(ii,

iii,iv,v)

55 Embelia parviflora Wall. ex A.

DC. Myrsinaceae

Thiên lý

hương VU.A1c,d

56 Evodiopanax evodiifolius

(Franch.) Nakai Araliaceae

Thù du ngũ

gia bì EN.B2a,b(ii,iii)

57 Fallopia multiflora (Thunb.)

Haraldson Polygonaceae Hà thủ ô đỏ EN.A3a,c,d

58 Fokienia hodginsii (Dunn) A.

Henry et H. H. Thomas Cupressaceae Pơ mu EN.A2c,d

59 Gaultheria fragrantissima Wall. Ericaceae Châu thụ VU.B2a,b(ii,iii,iv,v

)

60 Glyptostrobus pensilis (Staunt.)

K. Koch Cupressaceae Thông nước

CR.A2c.B1a,b(i-

v).B2a,b(i-v).C1

61 Gynostemma pentaphyllum

(Thunb.) Makino Cucurbitaceae Dền toòng

VU.A1c,d.B2a,b(ii,

iii,v)

62 Helwingia himalaica Hook.f. et

Thoms. ex C. B. Clark Helwingiaceae Thanh giáp VU.B2a,b(ii,iii)

63 Helwingia japonica (Thunb.) F.

G. Dietr. Helwingiaceae

Lá dâng hoa

nhật VU.B2a,b(ii,iii)

64 Homalomena cochinchinensis

Engl. Araceae

Thiên niên

kiện tía

EN.A1c,d.B2a,b(ii,i

ii,iv,v)

65 Homalomena gigantea Engl. Araceae Thiên niên

kiện lá to

EN.A1c,d.B2a,b(ii,i

ii,v)

66* Homalomena pierrei Engl. Araceae Thần phục VU.A1c,d.B2a,b(ii,

iii,v)

67 Hydnophytum formicarum Jack. Rubiaceae Ổ kiến EN.B2a,b(ii,iii,v)

68 Illicium difengpi B. N. Chang Illiciaceae Hồi đá vôi VU.B2a,b(ii,iii,v)

69 Illicium macranthum A. C. Smith Illiciaceae

70 Illicium parvifolium Merr. Illiciaceae Hồi lá nhỏ VU.B2a,b(ii,iii)

71 Kadsura angustifolia A. C. Smith Schisandraceae Na rừng lá

hẹp EN.B2a,b(ii,iii,v)

72 Keteleeria evelyniana Mast. Pinaceae Du sam lá

ngắn VU.A2c,d

73 Ligusticum chinense Lour. Apiaceae Cảo bản EN.B2a,b(ii,iii)

Page 44: “Dự thảo lần 1”

44

STT Tên khoa học Họ thực vật Tên Việt

Nam

Danh lục đỏ cây

thuốc Việt Nam

2006

(1) (2) (3) (4) (5)

74 Lilium brownii Brown var.

viridulum Baker Liliaceae Bách hợp

EN.A1a,c,d.B2a,b(i

i,iii,iv,v)

75 Limnophila rugosa (Roth) Merr. Scrophulariaceae Hồi nước VU.A3c

76 Lonicera bournei Hemsl. ex

Forb. Caprifoliaceae

Kim ngân

rừng CR.B2a,b(ii,iii,iv,v)

77 Lonicera hildebrandiana Coll. et

Hemsl. Caprifoliaceae

Kim ngân lá

to EN.B2a,b(ii,iii,iv,v)

78 Ludisia concolor (Ker.-Gawl.) A.

Rich. Orchidaceae Thạch tầm VU.A1c,d

79 Lysimachia congestifolia Hemsl. Primulaceae Cỏ thơm lá

nhỏ EN.A3c,d

80 Mahonia bealei (Fort.) Pinaert. Berberidaceae Hoàng liên ô

rô núi cao CR.B2a,b(ii,iii)

81 Mahonia nepalensis DC. Berberidaceae Hoàng liên ô

rô EN.A2c,d

82 Malus doumeri (Bois.) A. Chev. Rosaceae Chua chát EN.B2a,b(ii,iii)

83 Morinda officinalis How Rubiaceae Ba kích EN.A1a,c,d

84 Murraya glabra (Guillaum.)

Guillaum. Rutaceae Vương tùng

VU.A3c,d.B2a,b(ii,

iii,v)

85 Myrmecodia tuberosa Jack. Rubiaceae Ổ kiến gai VU.B2a,b(ii,iii,v)

86 Nageia wallichiana (C. Presl.)

Kuntze Podocarpaceae

Kim giao núi

đất

VU.A2,c.B1a,b(iii,

v).B2a,b(iii,v).C1.C

2a(i)

87 Nervilia aragoana Gaudich Orchidaceae Một lá xanh EN.A1a,c,d

88 Nervilia crociformis (Zoll. et

Mor.) Seidenf. Orchidaceae Một lá tím EN.A1c,d

89 Nervilia fordii (Hance) Schlecter Orchidaceae Một lá EN.A1c,d

90 Nervilia plicata (Andr.) Chlecter Orchidaceae Một lá gấp

nếp EN.A1c,d

91 Panax bipinnatifidus Seem. Araliaceae Sâm vũ diệp CR.A1c,d

92 Panax stipuleanatus H. T. Tsai et

K. M. Feng Araliaceae

Tam thất

hoang CR.A1c,d

93 Panax vietnamensis Ha et

Grushv. Araliaceae

Sâm Ngọc

Linh CR.A1c,d

94 Paris chinensis Franch. Trilliaceae Trọng lâu tàu VU.B2a,b(ii,iii,v)

95 Paris fargesii Franch. Trilliaceae Củ rắn cắn EN.A1c,d

96 Paris hainanensis Merr. Trilliaceae Trọng lâu

Hải Nam VU.B2a,b(ii,iii,v)

97 Paris polyphylla Smith Trilliaceae Bảy lá một

hoa EN.B2a,b(ii,iii,v)

98 Paris yunnanensis Franch. Trilliaceae Trọng lâu

Vân Nam EN.B2a,b(ii,iii,v)

Page 45: “Dự thảo lần 1”

45

STT Tên khoa học Họ thực vật Tên Việt

Nam

Danh lục đỏ cây

thuốc Việt Nam

2006

(1) (2) (3) (4) (5)

99 Phaeanthus vietnamensis Ban Annonaceae Thuốc

thượng VU.B2a,b(ii,iii,v)

100 Podocarpus neriifolius D.Don Podocarpaceae

101 Podocarpus pilgeri Foxw. Podocarpaceae Thông tre lá

ngắn VU.A2c,d

102 Podophyllum tonkinense Gagnep. Berberidaceae Bát giác liên EN.B2a,b(ii,iii,iv,v)

103 Polygonatum kingianum Coll. ex

Hemsl. Convallariaceae

Hoàng tinh

vòng

EN.A1a,c,d.B2a,b(i

i,iii,iv,v)

104 Polygonatum punctatum Royle Convallariaceae Hoàng tinh

đốm EN.A2c,d

105 Pratia montana Hassk. Campanulaceae EN.B2a,b(ii,iii,v)

106 Psilotum ludum (L.) Griseb. Psilotaceae Lá thông EN.B2a,b(ii,iii,iv)

107

*

Rauvolfia cambodiana Pierre ex

Pitard Apocynaceae Ba gạc lá to VU.A4c

108

*

Rauvolfia chaudocensis Pierre

ex Pitard Apocynaceae

Ba gạc Châu

Đốc VU.B2a,b(ii,iii,v)

109

* Rauvolfia micrantha Hook.f. Apocynaceae

Ba gạc lá

nhỏ

VU.B2a,b(ii,iii,iv,v

)

110 Rauvolfia serpentina (L.) Benth.

ex Kurz Apocynaceae

Ba gạc hoa

đỏ CR.B2a,b(ii,iii,iv,v)

111 Rauvolfia verticillata (Lour.)

Baill. Apocynaceae Ba gạc

VU.B2a,b(ii,iii,iv,v

)

112 Rauvolifia yunnanensis Tsiang Apocynaceae Ba gạc vân

nam VU.A1a,c

113 Rhopalocnemis phalloides

Junguhn Balanophoraceae Dương đầu VU.B2a,b(ii,iii,v)

114 Rosa laevigata Michx Rosaceae Kim anh VU.A1c,d.B2a,b(ii,

iii,v)

115 Schisandra chinensis (Turcz.) K.

Koch Schisandraceae Ngũ vị tử bắc VU.B2a,b(ii,iii,v)

116 Schisandra sphenanthera Rehder

et Wills. ? Schisandraceae Ngũ vị tử EN.B2a,b(ii,iii,v)

117 Sedum sarmentosum Bunge Crassulaceae Thủy bồn

thảo

VU.B2a,b(ii,iii,iv,v

)

118 Selaginella tamariscima (Beauv.)

Spring Selaginellaceae

Quyển bá

trường sinh VU.B2a,b(ii,iii,iv)

119 Sophora subprostrata Chun et T.

Chen Fabaceae Sơn đậu căn EN.A3c,d

120 Sphathoglottis pubescens Lindl. Orchidaceae Thổ bạch cập EN.A3c.B2a,b(ii,iii,

iv,v)

121 Stemona pierrei Gagnep. Stemonaceae Bách bộ lá

nhỏ

VU.B2a,b(ii,iii,iv,v

)

Page 46: “Dự thảo lần 1”

46

STT Tên khoa học Họ thực vật Tên Việt

Nam

Danh lục đỏ cây

thuốc Việt Nam

2006

(1) (2) (3) (4) (5)

122 Stephania brachyandra Diels Menispermaceae Bình vôi núi

cao EN.A2c,d

123 Stephania cambodica Gagnep. Menispermaceae Bình vôi

Cambod VU.A3c,d

124 Stephania cepharantha Hayata Menispermaceae Bình vôi hoa

đầu CR.B2a,b(ii,iii,iv,v)

125 Stephania dielsiana C. Y. Wu Menispermaceae Củ dòm EN.A3c,d

126 Stephania kwangsiensis H. S. Lo Menispermaceae Bình vôi

Quảng Tây VU.A1c,d

127 Stephania pierrei Gagnep. Menispermaceae Bình vôi lá

nhỏ

VU.B2a,b(ii,iii,iv,v

)

128 Tacca integrifolia Ker.-Gawl. Taccaceae Ngải rợm VU.B2a,b(ii,iii,v)

129 Tacca subflabellata P. P. Ling et

C. T. Ting – Phá lủa Taccaceae Phá lủa

VU.A1c,d.B2a,b(ii,

iii,v)

130

*

Talinum paniculatum (Jacq.)

Gaertn. Portulacaceae

Thổ nhân

sâm VU.A1a,c,d

131 Taxus chinensis Pilger Taxaceae Thông đỏ lá

ngắn

VU.A2a,c.B2a,b(i-

v)

132 Taxus wallichiana Zucc. Taxaceae Thông đỏ lá

dài EN.C1

133 Telosma procumbens (Blanco)

Merr. Asclepiadaceae

Cam thảo đá

bia CR.B2a,b(ii,iii,v)

134 Tetrapanax papyriferus (Hook.)

K. Koch Araliaceae Thông thảo EN.B2a,b(ii,iii,v)

135 Thalictrum foliolosum DC. Ranunculaceae Thổ hoàng

liên

EN.A1.a,c,d.B2a,b(

ii,iii,iv,v)

136 Thalictrum ichangense Lecoyer

ex Oliv. Ranunculaceae

Thổ hoàng

liên lùn CR.B2a,b(ii,iii,v)

137 Tribulus terrestris L. Zygophyllaceae Tật lê VU.B2a,b(ii,iii,v)

138 Trichosanthes kirilowii Maxim. Cucurbitaceae Qua lâu VU.A1c,d

139 Vaccinium impressinerve C. Y.

Wu Ericaceae

Sơn trâm gân

lõm VU.B2a,b(ii,iii,v)

140 Vaccinium tonkinense Dop. Ericaceae Sắn rừng VU.A2c,d.B2a,b(ii,

iii,v)

141 Valeriana hardwickii Wall. Valerianaceae Nữ lang VU.B2a,b(ii,iii,iv,v

)

142 Valeriana jatamansi Jones Valerianaceae Sì to EN.A2c,d

143 Viscum album L. var.

meridianum Dans Viscaceae Ghi trắng VU.B2a,b(ii,iii)

144 Xanthocyparis vietnamensis

Farjon et Hiep Cupressaceae Thông vàng

CR.B1a,b(ii-

v).B2a,b(ii-v)

* Là tại An Giang có loài đó.

Page 47: “Dự thảo lần 1”

47

Phụ lục 06: Danh mục 24 dƣợc liệu trong tự nhiên có tiềm năng phát

triển thị trƣờng

Tt Tên cây/dƣợc liệu Tên khoa học

1 Quế Cinnamomum cassia Presl.;Cinnamomum spp., Lauraceae

2 Tràm Melaleuca cajuputi Powell, Myrtaceae

3 Kim tiền thảo Desmodium styracifolium (Osb.) Merr., Fabaceae

4 Cúc hoa vàng Chrysanthemum indicum L., Asteraceae

5 Diệp hạ châu

Phyllanthus urinaria L.; P. amarus Schum. et Thomn.,

Euphorbiaceae

6 Xuyên khung Ligusticum wallichii Franch., Apiaceae

7 Đảng sâm

Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf.; C. javanica (Blume)

Hook.f., Campanulaceae

8

Bạch chỉ

Angelica dahurica (Fisch. ex Hoffm.) Benth. et Hook.f.; A.

dahurica (Fisch. ex Hoffm.) Benth. et Hook. f. var. formosana

(Boiss.) Shan et Yuan, Apiaceae

9 Đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms, Araliaceae

10 Ích mẫu Leonurus japonicus Houtt., Lamiaceae

11 Kim ngân

Lonicera japonica Thunb.; L. dasystyla Rehd.; L. confusa DC.;

L. cambodiana Pierre, Caprifoliaceae

12 Mạch môn Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker-Gawl, Asparagaceae

13 Sen

Nelumbo nucifera Gaertn., Nelumbonaceae

14 Ý dĩ Coix lachryma-Jobi L., Poaceae

15 Linh chi

Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr.) Karst., Ganodermataceae

16 Bách bộ Stemona tuberosa Lour., Stemonaceae

17 Bình vôi Stephania glabra (Roxb.) Miers, Menispermaceae

18 Thiên niên kiện Homalomena occulata (Lour.) Schott, Araceae

19 Thiên môn Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr., Asparagaceae

20 Bạc hà Mentha arvensis L., Lamiaceae

21

Sa nhân

Amomum villosum Lour.

Amomum longiligulare T.L.Wu

Zingiberaceae

22 Nghệ Curcuma longa L., Zingiberaceae

23 Hương phụ Cyperus rotundus L.; Cyperus stoloniferus Retz., Cyperaceae

24 Đỗ trọng Eucommia ulmoides Oliv. Eucommiaceae

Page 48: “Dự thảo lần 1”

48

Phụ lục 07: Dự kiến nguồn vốn đầu tƣ cho thực hiện các dự án trong kỳ quy hoạch.

Thời gian

thực hiện Các dự án, mô hình, chƣơng trình cần đầu tƣ

Tổng vốn

đầu tƣ

(triệu

đồng)

Phân theo nguồn vốn

Ngân

sách

Tín

dụng

Hộ gia

đình

Hợp tác

khác

Giai đoạn

2015 - 2016

Xây dựng mô hình UDCNC tạo cây giống tại Hạt Kiểm lâm

Tri Tôn, trồng cây dược liệu.

200 200

Dự án điều tra hiện trạng, lập danh lục cây dược liệu có giá trị

kinh tế, phân tích tính dược cây dược liệu và khoanh vùng bảo

vệ cấm khai thác có chỉ dẫn địa lý.

1.000 1.000

Xây dựng dự án hợp tác với Bệnh viện đa khoa quy hoạch địa

điểm, loài cây dược liệu trồng trên vùng quy hoạch UDCNC. 200 200

CỘNG 1.400 1.400

Giai đoạn

2016 - 2020

Xây dựng kế hoạch hợp tác với Trung tâm Đông y-Châm cứu,

Cty Dược Hậu Giang, Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh quy

hoạch địa điểm, trồng loài cây dược liệu do các Cty co nhu cầu

thu muavới diện tích 2.000 ha

200 200

Xây dựng 10 mô hình phục tráng trồng, thu hái và bảo quản

dược liệu đặc hữu của tỉnh, có tiềm năng phát triển thị

trường.

400

120

0

280

0

Xây dựng dự án bảo tồn cây dược liệu với diện tích 500 ha 500 500

Ước tính vốn đầu tư của chủ rừng và bên hợp tác thực hiện

hợp tác gây trồng 2.000 ha cây dược liệu. 14.000 0 4.200 5.600 4.200

CỘNG 15.100 820 4.200 5.880 4.200

Giai đoạn

2021 - 2025

Xây dựng vườn cây dược liệu 200 60 0 140 0

Xây dựng 10 mô hình trồng cây thuốc Bắc 200 100 0 100 0

Ước tính vốn đầu tư của chủ rừng và bên hợp tác thực hiện

hợp tác gây trồng 1.000 ha cây dược liệu. 7.000 0 2.100 2.800 2.100

CỘNG 7.400 160 2.100 3.040 2.100

Page 49: “Dự thảo lần 1”

49

Giai đoạn

2026 - 2030

Ước tính vốn đầu tư của chủ rừng và bên hợp tác thực hiện

hợp tác gây trồng 2.000 ha cây dược liệu. 14.000 0 4.200 5.600 4.200

CỘNG 14.000 0 4.200 5.600 4.200

TỔNG CỘNG 37.900 2.380 10.500 14.520 10.500

Page 50: “Dự thảo lần 1”

50

BẢN ĐỒ HIỆN TRANG VÀ QUY HOẠCH TRỒNG CÂY DƢỢC LIỆU

HUYỆN TRI TÔN NĂM 2013 - 2020

Page 51: “Dự thảo lần 1”

51

BẢN ĐỒ HIỆN TRANG VÀ QUY HOẠCH TRỒNG CÂY DƢỢC LIỆU

HUYỆN TỊNH BIÊN NĂM 2013 – 2020

Page 52: “Dự thảo lần 1”

52