38
LUONG THE VINH UNIVERSITY  INTERNATIONAL ECONOMICS ĐỀ TÀI THO LUN: Phân bit hai loi hình đầu tư trc tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài. Ý nghĩa ca sphân bit đó trong vic hoch định chính sách TMQT ca Vit Nam.  Thành viên nhóm: 1. Ngô ThThu Phượng_TCNH 2. Vũ ThThu_ TCNH 3. Lâm ThThu Giang_ T CNH 4. Trn ThHuyn_ TCNH 5. Hoàng ThHiên_TCNH 6. Doãn ThTrang_TCNH 7. Trn ThThúy_TCNH 8. Nguyn ThNhung_TCNH Nhóm 5 Ging viên hướng dn: ThS _ Trn Huyn Trang

đề tài thảo luận1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 1/38

LUONG THE VINH UNIVERSITY 

INTERNATIONAL ECONOMICS

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:Phân biệt hai loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài. Ý nghĩa của sự phân biệt đó trong việc

hoạch định chính sách TMQT của Việt Nam.

  Thành viên nhóm:1. Ngô Thị Thu Phượng_TCNH

2. Vũ Thị Thuỷ_ TCNH3. Lâm Thị Thu Giang_ TCNH4. Trần Thị Huyền_ TCNH

5. Hoàng Thị Hiên_TCNH6. Doãn Thị Trang_TCNH7. Trần Thị Thúy_TCNH8. Nguyễn Thị Nhung_TCNH

Nhóm 5Giảng viên hướng dẫn: ThS _ Trần Huyền Trang

Page 2: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 2/38

I. LỜI MỞ ĐẦU

1.1Lý Do Chọn Đề Tài

1.2Mục Đích Nghiên Cứu

1.3Đối Tượng ,Phạm Vi

1.4Phương Pháp Nghiên Cứu

Page 3: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 3/38

 LỜI MỞ ĐẦU  trên thế giới ,nguồn vốn đâu tư ra nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọngđối với sự phát triển của mỗi quốc gia.nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp(FDI) và đàu tư gián tiếp(FPT). Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếpthúc đẩy sản suất , thì FPI lại có tác đọng kích thích thị trường tài chính pháttriển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động , mở rộng quy mô và tính minh

 bạch, tạo điêì kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồnvốn mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng doanh nghiệp , cótác động mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế

Sự hình thành và phát triển đầu tư Quốc tế đã được giải thích bởi nhiều CôngTrình nghiên cứu của nhiều tác giải khác nhau ,trong đó cần phải kể đến lýthuyết lợi ích cận biên ,lý thuyết về chu kì sống Quốc tế của sản phẩm ,lýthuyết Quyền lực thị trường ,lý thuyết chiết chung..........Mỗi lý thuyết đều cóthành công và hạn chế nhất định.Nhưng các lý thuyết này đều tập trung lý giảicho những động cơ thực sự của đầu tư quốc tế

1.1.1 Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước

Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên(số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được do dùng thêm một đơnvị của yếu tố sản xuất) của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năngsuất cận biên thấp hơn.

Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫnđến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợinhuận.

1.1.2 Chu kỳ sản phẩm

Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường nội địatăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu

Page 4: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 4/38

này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài.

Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầuxuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tuợng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình

thành FDI.Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một phẩm đạt tới giai đoạn chuẩnhóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiềunhà cung cấp.

Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫntới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây làlý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi

 phí sản xuất thấp hơn.

1.1.3 Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia

Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981), Rugman A.A. (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặcthù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phíở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện

(lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra cácnước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềmnăng...ta dễ dàng nhận ra lợi ích của việc này!

1.1.4 Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có

thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó.

Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đóxuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.

Page 5: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 5/38

1.1.5 Khai thác chuyên gia và công nghệ

Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triểnhơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu

tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ.Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy.

Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng cóchính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài,trong đó có đầu tư vào Mỹ.

Việc công ty đa quốc gia quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máytính xách tay của công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một

chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hayviệc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-ThompsonElectroincs, việc National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong ngành khaithác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy.

1.1.6 Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên

Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào nhữngnước có nguồn tài nguyên phong phú.

Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự.

Page 6: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 6/38

Căn cứ vào mức độ tham gia vào quản lý dự án của chủ đầu tư ,đầu tư quốc tế

được chia làm hai loại hình :Đầu Tư Trực Tiếp Và Gián Tiếp Nứoc Ngoài.Vận dụng trong thực tế hai loại hình đầu tư này có những đặc điểm hìnhthức ,những ưu thế và bất lợi khác nhau đối với cả bên tiếp nhận và bên chủđầu tư

* Đầu tư quốc tế có tác động hai mặt đối với nước nhận đầu tư:

Một mặt, nó làm tăng thêm nguồn vốn, phát triển công nghệ, nâng cao trình độquản lý tiên tiến, tạo việc làm, khai thác tài nguyên, chuyển đổi cơ cấu kinh tế…

Mặt khác, đối với nước kém phát triển, nó làm tăng sự phân hoá giữa các giai tầng trong xã hội, giữa các vùng lãnh thổ, làm cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm mộitrường, tăng tính lệ thuộc vào bên ngoài...

4.1. Hợp tác khoa học kỹ thuật 

Hợp tác khoa học kỹ thuật được thực hiện dưới nhiều hình thức như trao đổinhững tài liệu kỹ thuật và thiết kế; mua bán giấy phép; trao đổi kinh nghiệm; chuyển

 giao công nghệ; phối hợp nghiên cứu khoa học công nghệ; hợp tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ…

Tác dụng: đối với những nước lạc hậu về kỹ thuật việc tham gia hợp tác khoa học kỹ thuật với nước ngoài là điều kiện quan trọng để rút ngắn khoảng cách lạc hậu với cácnước tiên tiến.

4.2. Tín dụng quốc tế 

Đây là quan hệ tín dụng giữa nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội, các cánhân trong nước với các chính phủ, các tổ chức (kể cả tổ chức phi chính phủ) và cánhân ở nước ngoài, trong đó với các tổ chức ngân hàng thế giới và ngân hàng khuvực là chủ yếu.

Tín dụng quốc tế được thực hiện dưới nhiều hình thức như: vay nợ bằng tiền,vàng, hàng hoá hoặc có thể qua hình thức đầu tư trực tiếp.

4.3 Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ

a. Du lịch quốc tế 

Page 7: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 7/38

Du lịch là nhu cầu khách quan, vốn có của con người. Khi kinh tế càng phát triển thì nhu cầu du lịch - nhất là du lịch quốc tế càng tăng.

 Ngành kinh tế du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp bao gồm các hoạt động tổ chức, hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng các nhucầu đi lại, ăn uống nghỉ ngơi, tham quan, giải trí... của du khách.

b. Vận tải quốc tế 

Sự ra đời và phát triển của vận tải quốc tế gắn liền với sự phân công lao động  xã hội và quan hệ buôn bán giữa các nước với nhau.

Sự phát triển của vận tải quốc tế có tác dụng làm tăng nguồn thu ngoại tệ thông quavận tải và tiết kiệm chi ngoại tệ do phải thuê vận chuyển khi nhập khẩu hàng hóa.

c. Xuất khẩu lao động ra nước ngoài và tại chỗ Tác dụng : Giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.  .

5Các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

Bảo đảm ổn định môi trường chính trị, kinh tế - xã hội

Môi trường chính trị, kinh tế - xã hội là nhân tố cơ bản, có tính quyết định đốivới hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Có chính sách thích hợp đối với từng hình thức kinh tế đối ngoại

Đây là giải pháp quan trọng nhằm phát triển đa dạng, hiệu quả kinh tế đốingoại. Một mặt cần mở rộng các hình thức kinh tế đối ngoại; mặt khác, phải sử dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể. Đặc biệt phải sử dụng chính sách thích hợpvới từng hình thức kinh tế đối ngoại

Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triểnkinh tế nói chung, kinh tế đối ngoại nói riêng. Trong đó đặc biệt chú ý kết cấu hạ tầng 

kinh tế - kỹ thuật, trước hết là hệ thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải

Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với kinh tế đối ngoại

Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước mới đảm bảo mục tiêu, phương hướng và giữ vững được những nguyên tắc cơ bản trong kinh tế đối ngoại, khắc phụctình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, đem lại hiệu quả cao.

Page 8: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 8/38

Xây dựng đối tác và tìm kiếm đối tác trong quan hệ kinh tế đối ngoại

Do hình thức kinh tế đối ngoại đa dạng nên đối tác cũng đa dạng. Vì vậy, xâydựng đối tác và tìm kiếm đối tác trong quan hệ kinh tế đối ngoại là quan trọng và cần

 xử lý linh hoạt.

Đối với việc xây dựng đối tác, cần từng bước xây dựng đối tác mạnh về vốn,công nghệ, có năng lực quản lý…

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là chủ thể chủ yếu hoạt động kinh tếđối ngoại nên cần phải xúc tiến xây dựng một số doanh nghiệp nhà nước thành tậpđoàn xuyên quốc gia. Các tập đoàn này sẽ là đầu tàu trong mở rộng quan hệ kinh tếđối ngoại và thông qua đó lôi cuốn các doanh nghiệp khác.

 

Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư)cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệtFDI với các công cụ tài chính khác.

Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở 

nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tưthường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con"hay "chi nhánh công ty".

Page 9: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 9/38

Mục lục:II. PHÂN BIỆT 2 LOẠI HÌNH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

♦ So Sánh Sự Giống Nhau Và khác Nhau Giữa 2 loại Hình

Đầu Tư 

Giống Nhau

 Khác Nhau

Khái niệm Nguồn vốn Đặc điểm Các hình thức đầu tư  Tính chất Lợi thế và bất lợi

III. Ý nghĩa đối với việc hoạch định chính sách TMQTViệt Nam

Page 10: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 10/38

2.1 PHÂN BIỆT 2 LOẠI HÌNH ĐTQT

KHÁI NIỆM

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

• Khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI)là hoạt động đầu tư nhằm

đạt lợi ích lâu dài của nhà đầu tư tại một doanh nghiệp ở nước khác với nước

của nhà đầu tư,trong đó nhà đết đầu tư phải có vai trò có ý nghĩa quyết địnhtronh quản lý doanh nghiệp.

Các hình thức đầu tư quốc tế trực tiếp :

Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng;

Xí nghiệp liên doanh do hai bên cùng góp vốn theo tỷ lệ nhấtđịnh và hình thành xí nghiệp mới;

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;

Hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao;

Thông qua các hình thức này mà các khu công nghiệp, khu chế xuất, khucông nghệ cao được hình thành và phát triển.

. Các hình thức FDI3.1. Phân theo bản chất đầu tư

Đầu tư phương tiện hoạt động: Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trongđó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nướcnhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.

Mua lại và sáp nhập: Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiềudoanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp

Page 11: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 11/38

này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanhnghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăngkhối lượng đầu tư vào.

3.2. Phân theo tính chất dòng vốnVốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanhnghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham giavào các quyết định quản lý của công ty.

Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạtđộng kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.

Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong

cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.

3.3. Phân theo động cơ của nhà đầu tưVốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiênnhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năngnhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại nàycòn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như cácđiểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp

nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiếnlược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.

Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinhdoanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tốsản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt  bằng sảnxuất kinh doan h rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v...

Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)

• Khái niệm: Đầu tư gián tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn giữa các

quốc gia, trong đó chủ sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành các

hoạt động sử dụng vốn. Nói cách khác, đầu tư gián tiếp nước ngoài là một loại

hình quốc tế mà quyền sở hữu tách rời với quyền sử dụng đối với tài sản đầu tư

Page 12: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 12/38

So sánh sự giống và khác nhau giữa FDI & FPI

• Giống nhau:

+ Cả FDI và FDI đơn thuần là hoạt động đầu tư vốn ra nước ngoài, lượng vốn được

luân chuyển từ nước của người đầu tư sang nước sử dụng vốn đầu tư, và làm tăng lượng

vốn và nguồn dự trữ ngoại tệ cho nước chủ nhà. FDI & FPI xuất hiên do nhu cầu hội

nhập quốc tế.

+ Cả 2 hình thức này đều nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Để tạo ra lợi

ích lơn nhất cho mình, nhà đầu tư có thể chọn cho mình cách thức đầu tư phù hợp nhất,

hoặc kết hợp cả 2 hình thức trên. Lợi nhuận của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh

doanh của doanh nghiệp và tỉ lệ thuận với số vốn đầu tư. Do đó, tình hình hoạt động của

doanh nghiệp là mối quan tâm chung của cả hai hoạt động đầu tư này.

+ Do đều là hoạt đông đầu tư quốc tế nên FDI & FPI chịu sự điều chỉnh của nhiều luật

lệ khác nhau. Mặc dù các hoạt động này chịu ảnh hưởng lớn từ luật pháp nước tiếp nhận

đầu tư, nhưng trên thực tế vẫn bị điều chỉnh bởi các điều ước, thông lệ quốc tế và luật

của bên tham gia đầu tư. Do đó để tạo môi trường đầu tư lành mạnh, thánh những xungđột và tranh chấp không đáng có, trong quá trình hội nhập và phát triển, các nước nên

co sự điều chỉnh luật lệ của mình gần và phù hợp với các điều ước, luật lệ quốc tế

• Khác nhau:

Đầu tư trực tiếp(FDI) Đầu tư gián tiếp(FPI)•   Nhà đầu tư vừa là người bỏ

vốn vừa là người trực tiếp

quản lý điều hành việc sử

• FPI chie đơn thuần là hoạt

động bỏ vốn, đầu tư vốn vào

doanh nghiệp thông qua việc

Page 13: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 13/38

dụng vốn của mình và có

quyền tham gia vào việc sử

dụng vốn của mình và có

quyền tham gia vào hoạt độngcủa doanh nghiệp nên nhà đầu

tư đặc biệt quan tâm đến hoạt

động của doanh nghiệp.

• Lợi ích thu được theo lợi

nhuận công ty và được phân

chia theo tỷ lệ góp vốn• FDI la nguồn vốn bổ sung dài

hạn cho nước chủ nhà, không

dễ bị rút đi trong thời gian

ngắn vì gắn liền với hoạt động

của dự án. FDI không chỉ gắn

liền với di chuyển vốn mà còn

đi kèm với hoạt động chuyển

giao công nghệ, chuyển giao

kiến thức và kinh nghiệm, tạo

thị trường mới cho cả bên đầu

tư và bên tiếp nhân đầu tư.

Vốn FDI không chỉ là vốn đầu

tư ban đầu mà còn bao gồm

vốn vay doanh nghiệp ,vốn

đàu tư trích từ lợi nhuận thu

được trong quá trình hoạt động

DN.

mua bán chứng khoán hoặc

những tài sản có giá khác, nhà

đầu tư không có quyền tham

dự vào hoạt động của công ty.Tuy nhiên nếu nắm giữ một số

cổ phiếu nhất định thì FPI có

thể chuyển thành FDI.

• Lợi nhuận thu được từ việc

chia cổ tức hoặc việc bán

chứng khoán thu chênh lệch.• Điểm nổi bât nhất của FPI là

tính bất ổn định. Việc bán

chứng khoán diễn ra đơn giản

hơn nhiều so với việc hủy bỏ

một dư án đầu tư trong đầu tư

trực tiếp nước ngoái nên tốc độ

luân chuyển vốn cua FPI chậm

hơn so với FDI tạo điều kiện

giúp các nền kinh tế mới nổi

tăng tính linh hoạt, thúc đẩy

 phát triển kinh tế. Tuy nhiên

trong thời kỳ suy thoái kinh tế,

lượng vốn ra vào quá nhanh lại

khiến cho nền kinh tế mất tính

cân bằng, gây ảnh hưởng lớn

đến hoạt động sản xuất.

Page 14: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 14/38

• Vốn FDI đi kêm với 3 yếu tố:

hoạt động thương mại (xuất-

nhập khẩu), chuyển dao công

nghệ và di cư lao động quốctế.

• FDI có xu hướng chuyển từ

nước phát triển sang các nước

đang phát triển nhằm tim kiếm

thị trường, nguồn nhân công rẻ

và lợi nhuận cao.

• FPI chỉ đơn thuần là luân

chuyển vốn từ nước đầu tư

trực tiếp sang nước tiếp nhận

đầu tư.

• FPI cần có một hệ thống tài

chính hoạt động hiệu quả, mà

các nước kém phát triển lại có

hệ thống tài chính yếu nên FPI

có xu hướng luân chuyển từ

các nước phát triển với nhauhoặc đang phát triển hơn là

luân chuyển các nước kém

 phát triển.

Nguồn tài liệu tham khảo:

Giáo trình kinh tế quốc tế của GS. TS. Đỗ Đức Bình.

Giáo trình kinh tế quốc tế của Đỗ Đức Bìnhh-Nguyễn Thị Thúy

Hồng.

Page 15: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 15/38

NGUỒN VỐN

FDI-Nguồn vốn FDI chủ yếu từ các tổ chức kinh tế, công ty hoặc các cá nhân nước ngoài.FPI- Nguồn vốn FII chủ yếu từ các tổ chức quốc tế như FAO, UNDP, WHO,…; các chính

 phủ nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ chủ yếu thông qua ODA.

Page 16: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 16/38

ĐẶC ĐIỂM

FDI Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng

vốn. Quyền quản lý DN phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của các chủ đầu tư trong vốn

 pháp định của dự án. Các chủ đầu tư nước ngoài phải góp 1 số vốn tối thiểu vào vốn pháp định theo

luật đầu tư của nước sở tại

Lợi nhuận của chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạtđộng SXKD và tỉ lệ góp vốn trong vốn pháp định. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện thông qua việc thành lập

các DN mới hoặc mua lại hay sáp nhập với nước sở tại.

FPI Chủ đầu tư nước ngoài không trực tiếp quản lý, kiểm soát các hoạt động kinh

doanh. Nếu là nguồn vốn của chính phủ và tổ chức quốc tế thì thường kèm theo các

điều kiện ưu đãi và gắn chặt với thái độ của chính phủ. Nếu là vốn của tư nhânthì bị hạn chế bởi tỉ lệ góp vốn theo luật đầu tư của nước sở tại.

Chủ đầu tư nước ngoài kiếm lời qua lãi suất cho vay hay lợi tức cổ phần nên độrủi ro thấp.

Page 17: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 17/38

CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ 

FDI DN 100% vốn đầu tư nước ngoài. DN liên doanh. Hợp đồng hợp tác liên doanh. Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài.

FPI Đầu tư trái phiếu.

Đầu tư cổ phiếu. Viện trợ nước ngoài:• hoàn lại với lãi suất ưu đãi, thời gian dài• không hoàn lại (i=0).

TÍNH CHẤT

FDI Ít phụ thuộc vào quan hệ chính trị giữa các bên. Mức độ đầu tư nhiều hay ít phụ thuộc vào độ hấp dẫn của thị trường.

FPI Nếu là vốn của chính phủ thì phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ chính trị giữa

các bên. Nếu là vốn của tư nhân thì phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển và phạm vi

hoạt động của thị trường chứng khoán.

 

Page 18: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 18/38

LỢI THẾ VÀ BẤT LỢI

 LỢI THẾ 

FDI   Đối với nước chủ đầu tư:o Có khả năng kiểm soát hoạt động sử dụng vốn đầu tư và có thể đưa ra quyết

định có lợi nhất.o Giúp chủ đầu tư tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và chiếm lĩnh thị trường

nước sở tại.o Giúp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, khai thác được nguồn nguyên liệu

và lao động với giá cả thấp của nước sở tại.   Đối với nước tiếp nhận đầu tư:o Tạo ĐK cho nước sở tại có thể tiếp thu được KT-CN hiện đại, kinh nghiệm

quản lý và tác phong làm việc tiên tiến của nước ngoài.o Giúp khai thác có hiệu quả lao động, tài nguyên, nguồn vốn.

FPI   Đối với nước chủ đầu tư:o Ít chịu rủi ro vì lợi nhuận thu được luôn theo 1 tỉ lệ lãi suất cố định.o Giúp phân tán rủi ro trong KD qua hình thức đầu tư chứng khoán.   Đối với nước tiếp nhận đầu tư:o Huy động nguồn vốn với lãi suất thấp, giúp nước chủ nhà đầu tư vào các công

trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng.o Tạo điều kiện mở đường cho loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài.o Hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng vốn.

Page 19: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 19/38

 BẤT LỢI 

FDI

  Đối với nước chủ đầu tư:o Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro cao nếu không hiểu rõ về môi trường đầu tư củanước sở tại.

o Có thể xảy ra tình trạng chảy máu chất xám nếu chủ đầu tư nước ngoài để mất bản quyền sở hữu công nghệ, bí quyết sản xuất trong quá trình chuyển giao.

 Đối với nước tiếp nhận đầu tư:o Nước sở tại khó chủ động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành và theo

vùng lãnh thổ.o Nếu không thẩm định kỹ sẽ dẫn đến sự du nhập của các loại công nghệ lạc hậu,

gây ô nhiễm môi trường với giá đắt làm thiệt hại lợi ích của nước sở tại.FPI   Đối với nước chủ đầu tư:o Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thường không cao vì nước chủ nhà quản lý vốn

kém hiệu quả.   Đối với nước tiếp nhận đầu tư:o Dễ dẫn đến tình trạng nợ nước ngoài.o Hạn chế khả năng tiếp nhận KH-CN và khả năng tiên tiến của nước ngoài.o Hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tư nhân vì tỉ lệ

góp vốn bị hạn chế.o Các quốc gia tiếp nhận dễ bị các chủ nợ trói buộc vào vòng ảnh hưởng chính trị

của họ.

Page 20: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 20/38

  Lợi ích của thu hút FDI 

2.1. Bổ sung cho nguồn vốn trong nước

Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập.Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơnnữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từnước ngoài, trong đó có vốn fdi.

2.2. Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý

Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huyđộng được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên,công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó.

Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếpthu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tíchlũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn.

Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nướcthu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.

2.3. Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu

Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốnđầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trongnước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phâncông lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hộitham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.

Page 21: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 21/38

2.4. Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công

Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phísản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao độngđịa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góptích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiềutrường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí

nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hútFDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phươngcũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài.

2.5. Nguồn thu ngân sách lớn

Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xínghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn,

ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nộiđịa trên địa bàn tỉnh năm 2006.

Page 22: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 22/38

II. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TMQT CỦA VIỆTNAM1.TÌNH HÌNH ĐTQT VÀO VIỆT NAM2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐTQT ĐỐI VỚI VIỆT NAM3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM

TRONG VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ 4. CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM

TÌNH HÌNH ĐTQT VÀO VIỆT NAM  Những kết quả đạt được:o  Các dự án đầu tư đã và đang hướng vào 1 số ngành công nghiệp và dịch vụ

quan trọng, góp phần CNH-HĐH đất nước

Page 23: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 23/38

o Quy mô bình quân của 1 dự án đầu tư ngày càng tăngVD: Theo các báo cáo nhận được, trong 5 tháng đầu năm 2009 thì 40 dự án tăng

vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,96 tỷ USD (tăng 27,8% so với cùng kỳ 2008)o  Nhiều công ty hàng đầu trên thế giới đến đầu tư tại Việt Nam chứng tỏ môi

trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng hấp dẫn và đáp ứng được các yêu cầu cơ  bản của hoạt động ĐTQT

o Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến đã thâmnhập vào quá trình SX-KD ở nước ta. Các ngành như là: Dầu khí, Điện tử, Lắpráp ô tô- xe máy, Viễn thông…

o Các dự án FDI đã có những đóng góp đáng kể vào tạo việc làm, tăng thu nhậpvà nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động Việt Nam

Page 24: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 24/38

Page 25: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 25/38

 

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO NGÀNH

Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/11/2010

TT Chuyên ngànhSố

dự án

Tổng vốn đầutư đăng ký

(USD)

Vốn điều lệ(USD)

1 CN chế biến,chế tạo 7,153 93,600,623,306 31,415,630,096

2 KD bất động sản 341 43,261,259,278 10,805,836,797

3 Dvụ lưu trú và ăn uống 298 16,063,742,002 3,099,420,256

4 Xây dựng 650 10,483,964,104 3,561,429,024

5SX, pp điện, khí, nước,

đ.hòa 63 4,857,841,811 1,110,206,841

6 Thông tin và truyền thông 627 4,726,980,676 2,930,933,304

7 Nghệ thuật và giải trí 122 3,461,002,314 1,014,711,935

8 Vận tải kho bãi 295 3,170,931,079 996,363,157

9 Nông,lâm nghiệp; thủy sản 477 3,069,996,071 1,492,649,045

10 Khai khoáng 68 2,939,845,083 2,347,143,692

11Bán buôn, bán lẻ; sửa

chữa 444 1,545,597,053 778,695,007

12Tài chính, n.hàng, bảo

hiểm 73 1,321,475,673 1,171,710,673

13 Y tế và trợ giúp XH 71 891,726,437 211,996,506

14 HĐ chuyên môn, KHCN 934 694,527,211 338,489,233

15 Dịch vụ khác 105 642,237,056 148,728,042

16 Giáo dục và đào tạo 133 380,357,322 117,406,481

17 Hành chính và dvụ hỗ trợ 99 183,818,048 95,243,638

18 Cấp nước;xử lý chất thải 23 63,773,000 37,458,000

Tổng số 11,976 191,359,697,524 61,674,051,727

Page 26: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 26/38

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO HÌNHTHỨC

Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/11/2010

TT Hình thức đầu tưSố

dự án

Tổng vốn đầutư đăng ký

(USD)

Vốn điều lệ(USD)

1100% vốn nướcngoài 9,370 118,784,142,135 37,933,700,509

2 Liên doanh 2,179 59,030,632,295 16,775,835,9323 Hợp đồng hợp tác KD 222 5,052,619,145 4,573,856,8044 Công ty cổ phần 193 4,795,486,036 1,404,604,613

5Hợp đồngBOT,BT,BTO 11 3,598,809,913 903,095,869

6 Công ty mẹ con 1 98,008,000 82,958,000Tổng số 11,976 191,359,697,524 61,674,051,727

 Những mặt tồn tại:o Còn có nhiều dự án bị rút giấy phép trước thời hạn dẫn đến thua thiệt về

lợi ích cho cả bên nước ngoài và bên Việt Nam.o FDI vào Việt Nam trong những năm qua đã tạo ra sự phát triển mất cân

đối, không đồng bộ giữa các vùng, ngành, địa phương trong cả nước.o Tỉ lệ góp vốn trong nhiều dự án liên doanh của bên Việt Nam chỉ xấp xỉ

30% đã gây khó khăn cho việc tổ chức, quản lý. Do đó dẫn đến sự thiệtthòi cho bên việt Nam.

o Một số văn bản chính sách liên quan đến đầu tư trong quá trình thực hiệnvẫn đang còn không ít bất cập cần phải tiếp tục tháo gỡ.

o Một số hợp đồng liên doanh ở tình trạng bất hợp lý như: tiếp nhận côngnghệ lạc hậu với giá cao hơn giá thị trường.

o Một số doanh nghiệp làm ăn còn thua lỗ, kém hiệu quả.

Page 27: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 27/38

2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐTQT VÀO VIỆT NAM

Tác động tích cực:o Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Đặc biệt. Thông qua FDI

đã thu hút được công nghệ cao của nước ngoài, góp phần khai thác và nâng caohiệu quả các nguồn lực trong nước, tạo thế và lực phát triển mới, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế.

o ĐTQT, đặc biệt là FDI tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trườngquốc tế, thúc đẩy và nâng cao năng lực xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt

 Nam, góp phần cải thiện cán cân tài khoản vãng lai và cán cân thanh toán QT.o ĐT nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.o ĐT nước ngoài giúp phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm công ăn việc làm.o ĐT nước ngoài giúp tăng thu và do vậy, góp phần làm giảm bội chi ngân sách

nhà nước. Tác động tiêu cực:o  Gây ra sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổo Tranh chấp lao động trong khu vực ĐTQT chưa được giải quyết kịp thời.o Yếu kém trong chuyển giao công nghệ.o Việc bị lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn nước ngoài gây ra sự mất quyền quyết

định, mất chủ quyền kinh tế cũng như chính trị.

Page 28: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 28/38

Trích dẫn:Theo ADB, Việt Nam cần cảnh giác với nguồn vốn đầu tư gián tiếp: Việt Nam cần cẩn trọng và sẵn sàng hành động nếu những dòng vốn đầu tư

gián tiếp làm bất ổn định các thị trường tài chính khu vực.

Báo cáo Asia Capital Markets Monitor (theo dõi các Thị trường Vốn Châu Á,đánh giá hàng năm của ADB về tình hình hoạt động và triển vọng của các thịtrường tiền tệ, cổ phiếu và trái phiếu của khu vực), cho rằng việc quản lý cácdòng vốn lớn vào các thị trường khu vực là một thách thức chủ yếu.

o Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ ĐTQT. Chỉtrong vòng hơn 1 năm trở thành vien của WTO, giờ đây chúng ta đã đứng trướcnguy co đánh mắ chủ quyền kinh tế có lẽ chưa từng có trong lịch sử phát triểnđất nước.

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO ĐỊA

PHƯƠNGLũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/11/2010

TT Địa phươngSốdựán

Tổng vốn đầutư đăng ký

(USD)

Vốn điều lệ(USD)

1 TP Hồ Chí Minh 3,475 29,116,523,829 10,480,882,3672 Bà Rịa-Vũng Tàu 250 26,206,321,500 7,082,483,2313 Hà Nội 1,909 20,233,242,545 7,800,995,424

4 Đồng Nai 1,045 16,350,377,127 7,112,661,5325 Bình Dương 2,032 13,815,990,827 4,871,305,7126 Ninh Thuận 25 10,089,132,816 854,728,6787 Hà Tĩnh 25 8,354,029,000 2,787,557,630

Page 29: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 29/38

3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAMTRONG VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ 

• THUẬN LƠI  Giá nhân công rất thấp so với giá nhân công đang tăng lên ở các nước trong khu

vực. Các nguồn tài nguyên đang trở nên khan hiếm ở các nước đang phát triển lạisẵn có và chưa được khai thác ở Việt Nam.

Việt Nam có tiềm năng trở thành thị trường tiêu thụ rộng lớn các loại sản phẩmđược sx trong nước và trong khu vực.

Có vị trí địa lý thuận tiện (nằm trên con đường giao thông quan trọng giữa ẤnĐộ Dương và Thái Bình Dương, là bộ phận của con đường xuyên Á).

Việt Nam có môi trường chính trị ổn định.•  KHÓ KHĂN 

Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật yếu kém so với các nước, kể cả các nước trongkhu vực. Pháp lý còn nhiều bất cập. Chậm ban hành 1 số thông tư hướng dẫn thực hiện

nghị định của Chính phủ khiến cho việc triển khai 1 số chính sách mới 1 cáchkhó khăn. Thủ tục hành chính còn rườm rà.

Vấn đề về thuế còn là 1 bức xúc lớn với các nhà đầu tư. Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. CN phụ trợ là ngành cung cấp sản phẩm đầu vào cho các ngành CN khác còn

nhiều yếu kém.

Page 30: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 30/38

CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM• CHÍNH SÁCH CHUNG 

Đảm bảo sự ổn định vĩ mô nền kinh tế, phát huy lợi thế, tạo thế và lực trong xuthế hội nhập quốc tế.

Chủ động hội nhập, đa dạng hoá đa phương hóa các quan hệ KTQT. Ngoài cácchương trình hợp tác đa phương, Chính phủ Việt Nam dã ký hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với hơn 50 nước và vùng lãnh thổtrên thế giới. Các cam kết QT của Việt Nam đều hướng tới mục tiêu chung lànhằm mở cửa thị trường, tự do hóa hoạt động ĐTNN.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp the hướng đầy đủ hơn,đồng bộ hơn, nhất quán hơn và minh bạch hơn. Chính phủ Việt Nam đã thôngqua Luật đầu tư chung cho các loại hình DN, đối xử bình đẳng QG, không phân

 biệt giữa đầu tư trong nước và ĐTNN, hoàn toàn xóa bỏ phân biệt về giá và lệ phí đối với nhà ĐTNN.

Cải cách cơ chế quản lý theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, tránh lãng phí NSNNvà không sách nhiễu, tạo thuận lợi nhất, thông thoáng nhất cho các hoạt độngkinh tế.

Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo mọị điều kiện thuân lợi đểcác thành phần kinh tế phát huy sức mạnh đầu tư SX-KD.

Đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ cán bộhoạt động trên lĩnh vực hợp tác và ĐTQT.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch tổng thể về đầu tư, công tác này phải kết hợpchặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, giải quyết việc

làm phải dược chú trọng giải quyết kịp thời, thỏa đáng hạn chế các tiêu cực phátsinh.

Tiếp tục thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, đồngthời đẩy mạnh cổ phần hóa các DN nhà nước với phạm vi rộng lớn hơn, baogồm cả 1 số tổng công ty, DN lớn làm ăn có hiệu quả, kể cả các ngành trướcnay nhà nước giữ độc quyền: như điện lực, bưu chính viễn thông, ngân hàng….Các nhà đầu tư nước ngoài đều được mua cổ phiếu của các DN trong nước.

Chính phủ đã cho phép chuyển đổi 1 số DN ĐTNN sang hoạt động theo hìnhthức công ty cổ phần và đang có chủ trương mở rộng tỉ lệ mua cổ phiếu của các

nhà ĐTNN trong DN.

Page 31: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 31/38

• CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI Chính phủ Việt Nam cần chuyển từ đường lối “kiểm soát và chỉ đạo” sang

“điều tiết theo dõi, và cưỡng chế tuân thủ ”. Một số biện pháp cần thực hiệnngay như cụ thể hóa danh sách các hạn chế tiếp nhận đầu tư xóa bỏ giới hạn về

thời gian trong giấy chứng nhận đầu tư. Thực hiện đầu tư vào 1 số lĩnh vực quan trọng, khuyến khích các dòng đầu tưmới nhằm đa dạng hóa các lĩnh vực chứ không chỉ vào xuất khẩu.

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thu các kỹ năng cần thiết cho nền kinh tế.Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa chính sách phát triển kỹ năng dựatrên giáo dục.

Phân biệt rõ ràng sở hữu và chức năng điều tiết của Nhà nước. Đơn giản hóa hệ thống thuế và hợp lý hóa cơ cấu ưu đãi thuế nhằm giúp cơ 

quan quản lý thuế dễ dàng thực thi.

Hấp thu và thực hiện các thay đổi của luật pháp 1 cách lành mạnh. Cần cónhiều nỗ lực để trang bị thông tin, GD-ĐT các thẩm phán và các nhà quản lý.• CHÍNH SÁCH THU HÚT FPI

Quan tâm nhiều hơn nữa, đánh giá đúng mức về tầm quan trọng của luồng vốnFII. Cần có những chính sách mới đặt trọng tâm hướng đến việc thu hút cácluồng vốn FII thông qua các kênh hoạt động của thị trường vốn thị trườngchứng khoán trong nước.

Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn thi hành Luậtchứng khoán để tạo môi trường thông thoáng và pháp lý ổn định cho các hoạtđộng của thị trường vốn, tạo ĐK thuận lợi cho kênh ĐTGTNN tham gia góp

 phần cho sự phát triển của các DN Việt Nam. Coi trọng và chủ động hơn nữa trong việc tiếp thị, quảng bá hình ảnh đất nước

và môi trường đầu tư của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt nhưhiện nay.

Tăng cường an ninh tài chính, thực hiện các chính sách kiểm soát các dòng vốnkhi cần thiết. Phối hợp tực hiện giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa vàchính sách thu hút vốn FII, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa NH-TC-CK trong việc quản lý các dòng vốn.

Xây dựng được trung tâm tài chính lớn mang tầm cỡ khu vực. Đề án xây dựng

“ Trung tâm tài chính- ngân hàng Hà Nội” thành 1 trung tâm TC-NH hàng đầukhu vực, là nơi hội tụ các tổ chức TCNH và phi Ngân hàng có tầm cỡ quốc giavà quốc tế.

Page 32: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 32/38

TỔNG KẾT:

Sau một thời gian thực hiện ,đầu tư nước ngoài đã đóng góp những đáng kể cho sự phát triển Kinh Tế _Xã Hội của Việt Nam ,trong đó phải kể những đóng góp về tăngxuất khẩu ,tạo việc làm tăng thu nhập ,nâng cao trình độ sản xuất ,phát triển cơ sở hạtầng .Cho đến nay ,môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã có nhiều bước cảithiện ,tuy nhiên vẫn có những mặt tồn tại cần phải khắc phục bằng những biện phápcụ thể ,để phù hợp trong thời gian tới .Nếu làm tốt những điều đó ,Việt Nam có thểtăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tiến hành ra nước ngoài một cách cóhiệu quả.Nhằm đưa nền kinh tế của Đất Nước phát triển và sánh vai với các Quốc Giatrong khu vực

Một số tài liệu bổ sung:

II/. Việt Nam năm 2010 – Sự cải thiện dòng FDI cùng với niềm tin đang trở lại Nhiều tổ chức tài chính, chuyên gia kinh tế nước ngoài nhận định, năm 2010 nguồnvốn FDI vào Việt Nam có nhiều triển vọng sáng sủa, gắn với sự gia tăng lòng tin vàcơ hội kinh doanh mới của các dự án FDI.Đứng ở vị trí thứ 12 trong xếp hạng chung Chỉ số niềm tin FDI, Việt Nam được báocáo của A.T. Kearney xếp ở vị trí thứ 93 về mức độ thông thoáng của môi trường kinhdoanh (Ease of Doing Business Ranking). Trong số các nước Đông Nam Á lọt vàoTop 25 của xếp hạng Chỉ số niềm tin FDI 2010, Việt Nam đứng trên Indonesia (vị trí21), Malaysia (vị trí 20) và Singapore (vị trí 24).Mới đây, Tập đoàn tài chính đầu tư Goldman Sachs (Hoa Kỳ) đã xếp Việt Nam nằmtrong nhóm 11 nước (N-11) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong năm2010, mở ra những cơ hội cho các nhà đầu tư và là địa chỉ đầu tư tốt cho các nhà đầutư thế giới trong các năm tiếp theo, do gắn với các lợi thế về số dân lớn và đang tăngnhanh (Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới với 86 triệu dân và 65% dânsố ở độ tuổi dưới 35); khả năng sản xuất hàng tiêu dùng và tiềm lực tiêu dùng củangười dân; nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như dầu mỏ và các nguyên liệu

quý, cùng với tiềm lực lớn về tăng trưởng kinh doanh và tăng trưởng tiêu dùng khác…Cơ quan Thương mại và đầu tư Vương quốc Anh dựa trên khảo sát hơn 500 quanchức cao cấp của các công ty từ gần 20 ngành kinh doanh khác nhau, cũng khẳngđịnh, nếu không tính tới nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc), thì Việt Namhấp dẫn nhất trong hai năm liên tục trong số 15 nước đang trỗi dậy, được xếp theo thứtự gồm có: Việt Nam, Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, Mexico, Nam Phi,

Page 33: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 33/38

Malaysia, Indonesia, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Saudi Arabia, Ukraine vàBa Lan.Ông Horst F.Geicke, Chủ tịch Hội đồng quản trị VinaCapital Group, nói: “Năm 2010và những năm tiếp theo, Việt Nam vẫn rất hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.

Việc FDI vào Việt Nam trong năm 2009 giảm không phản ánh thái độ của nhà đầu tưnước ngoài vào thị trường này, vì bản thân các tập đoàn trên thế giới cũng gặp rấtnhiều khó khăn trong cơn bão tài chính vừa qua. Trong khi đó, Chính phủ Việt Namrất ưu ái, tạo nhiều điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là yếu tố quan trọnggiúp Việt Nam thu hút đầu tư trong những năm tới”. Theo ông Geicke, các lĩnh vựcthu hút FDI vào Việt Nam phát triển mạnh trong năm tới gồm: dịch vụ y tế, sản xuấthàng tiêu dùng, dịch vụ tài chính, ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng sạch thanthiện với môi trường, ngành công nghệ cao.Ông Yip Hoong Mun, Trưởng đại diện Capital Land Holding tại Việt Nam, đánh giámôi trường kinh doanh Việt Nam cao hơn các nước khác. Nếu xét theo thang điểm 10,

Việt Nam đạt điểm 7-8, và khẳng định “Chúng tôi đã quyết định đầu tư thêm vào Việt Nam trong năm 2010. Chúng tôi cũng nhìn nhận dòng vốn FDI vào Việt Nam trongnăm 2010 sẽ cao hơn nhiều so với năm 2009”.

 Những tháng đầu năm 2010, Văn phòng Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản(Jetro) tại TP.HCM đón tiếp số lượng các nhà đầu tư nước này đến tìm hiểu cơ hộikinh doanh ở Việt Nam tăng đột biến. Năm 2009, Nhật Bản xếp thứ 9 trong 10 nướccó vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với 77 dự án cấp mới, tổng vốn hơn 138 triệuUSD; riêng vốn đầu tư tăng thêm lên tới 234 triệu USD.Trên thực tế, FDI vào Việt Nam năm 2010 đang có những động thái tích cực mới, với

 sự cải thiện khá rõ về quy mô vốn đăng ký/dự án, cơ cấu vốn đăng ký và mức giảingân thực tế…Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giải ngân vốn FDI đạt khoảng 900 triệu USDtrong tháng 4, nâng tổng số vốn FDI giải ngân trong 4 tháng đầu năm 2010 lên 3,4 tỷUSD, tăng tới 36% so với cùng kỳ năm 2009. Trung bình, giải ngân vốn FDI đạtkhoảng 850 triệu USD/tháng. Đây là mức khá cao và tương đương giải ngân vốn FDIgiai đoạn trước suy thoái kinh tế (năm 2009 Việt Nam thu hút FDI đạt 21,48 tỷ USD,

 bằng 24,6% so với năm 2008, nhưng trong 2 năm 2008-2009, vốn FDI đăng ký vàtăng thêm khoảng 85,5 tỷ USD, vượt mức 83,1 tỷ USD của cả 20 năm trước đó. Trongnăm 2009, có 839 dự án FDI đăng ký cấp mới với số vốn đạt 16,3 tỷ USD – tương

ứng giảm 46,1% số dự án và 75,4% về vốn so với năm 2008 – và số lượt dự án tăngvốn đạt 215 lượt, với số vốn đạt 5,1 tỷ USD, giảm không đáng kể so với năm 2008;còn số vốn thực hiện đạt ở mức khoảng 10 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2008. Theođó, khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện đã giảm hơn so với năm trước. Tỷlệ giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện năm 2007 là 37,56%, năm 2008 giảm xuống còn16%, thì năm 2009 đã tăng lên 46,55%). Trong tổng số vốn đăng ký mới tính từ1/1/2010 – 20/4/2010 là 5,9 tỷ USD (tương đương 74,3% so với cùng kỳ năm 2009),

Page 34: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 34/38

thì có 5,6 tỷ USD vốn của 263 dự án đăng ký mới, tuy giảm 19,6% về số dự án, nhưngtăng 58,5% về vốn cấp mới so với cùng kỳ năm 2009. Ngoài ra, có tới 92 lượt dự ánđang triển khai xin tăng vốn 325 triệu USD. Nhiều dự án chậm trễ triển khai vì tácđộng của khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng được các nhà đầu tư cam kết khởi động

ngay đầu năm nay, như: dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam (TP.HCM) có tổng vốnlên tới 930 triệu USD này do Berjaya Việt Nam làm chủ đầu tư; dự án du lịch SaigonAtlantis Hotel 4,1 tỉ USD (Bà Rịa – Vũng Tàu) của Mỹ; Lĩnh vực bán lẻ ở thị trườngViệt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đặc biệt. Ông Tham Tuck Choy,Tổng giám đốc Parkson Việt Nam cho hay, kết quả kinh doanh của hệ thống Parksontại Việt Nam trong năm 2009 là tốt nhất trong số những nước mà tập đoàn này đầu tư,với tăng trưởng doanh thu đạt 30%/năm, so với con số đó chỉ từ 10 – 15% mà công tynày thu được ở Malaysia, Trung Quốc… “Kết quả đó khiến chúng tôi tự tin hơn khiquyết định đầu tư thêm những dự án mới. Trung tâm Thương mại (TTTM) Parksonthứ tư mới khai trương tại TP.HCM hồi cuối tháng 12/2009 và là TTTM thứ 6 ở Việt

 Nam chỉ trong vòng 5 năm. Năm 2010, Parkson sẽ tiếp tục đầu tư hai TTTM tại Hà Nội và một ở Đà Nẵng, để đến năm 2015 sẽ có khoảng 15 – 16 TTTM Parkson tại thịtrường Việt Nam. Trên thực tế, nếu thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm mặt bằng, consố sẽ không dừng lại ở đó”… Trong 4 tháng, cả nước có 31/ 63 tỉnh, thành thu hútđược vốn FDI, trong đó dẫn đầu là Quảng Ninh với hơn 2,1 tỷ USD (38,3% tổng vốnđăng ký), tiếp theo là Nghệ An, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. HCM, Quảng Ngãi và HàTĩnh. Trong 31 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam 4 tháng đầu năm nay,các vị trí đầu bảng đã có sự thay đổi cả về đối tác đầu tư và lượng vốn đăng ký. Từchỗ không có đối tác nào đạt tổng vốn đăng ký đầu tư quá 1 tỷ USD tại báo cáo tháng

trước, đến nay đã có 3 đối tác vượt chỉ tiêu này: Hà Lan chỉ thêm 1 dự án cấp mớitrong tháng đã thế chỗ Hoa Kỳ giành vị trí “quán quân”, với trên 2,15 tỷ USD vốnđăng ký. Nhật Bản từ vị trí thứ 8 đã lên thứ nhì, với 1,1 tỷ USD vốn đăng ký, Hoa Kỳđứng thứ 3 với 1,02 tỷ USD… (Hoa Kỳ từng là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam vớisố vốn đăng ký 9,8 tỷ USD, chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam năm 2009),Hàn Quốc, Quần đảo Virgin (Anh), Singapore…Trong năm 2008, đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu vào ngành côngnghiệp, đạt 912 dự án cấp mới với 35,6 tỷ USD (chiếm 58,6% và 53,4% tổng số dự ánvà vốn cấp mới), trong đó ngành công nghiệp chế biến đạt mức cao nhất với 764 dựán cấp mới và 35 tỷ USD (chiếm 49% tổng số dự án và 52,7% tổng số vốn cấp mới).

Bước sang năm 2009, dòng vốn tập trung vào các ngành dịch vụ, đặc biệt là kinhdoanh bất động sản và lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống. Số dự án cấp mới ngànhdịch vụ năm 2009 đạt 498 dự án với 13,2 tỷ USD (tương ứng chiếm 59,3% và 81,2%tổng số dự án cấp mới và vốn FDI), trong khi ngành công nghiệp chỉ đạt 325 dự ánvới 3,0 tỷ USD (tương ứng chiếm 38,7% và 18,3%). Còn trong năm 2010, theo Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Việt Nam sẽ chọn lọc để hướng dòng vốn FDI vào những lĩnh vựcquan trọng, ưu tiên, như công nghiệp phụ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển

Page 35: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 35/38

nguồn nhân lực, chế biến nông sản, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, ngành sản xuất tiếtkiệm năng lượng và các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn… Theo Tổng cục Thống kê,tính chung quý I/2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 14 tỷ đô la Mỹ, giảm1,6% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp

FDI đạt hơn 8 tỷ đô la Mỹ, tăng 29,3%, nhập khẩu khoảng 7,1 tỷ đô la Mỹ. Còn nếukhông kể dầu thô, trong 4 tháng đầu năm 2010, khối các doanh nghiệp FDI xuất khẩu4,13 tỷ USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ 2009 và nhập siêu khoảng 60 triệu USD…Về triển vọng, có nhiều cơ sở thực tế thế giới và trong nước để tin rằng thu hút FDI năm 2010 sẽ cao hơn mức tăng 10% so với năm 2009 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt ra. Nhưng cả trước mắt và trung hạn, Việt Nam vẫn cần chủ động có những giải phápđồng bộ và hiệu quả thích ứng nhằm khắc phục những tồn tại và hệ lụy như: sự mấtcân đối trong đầu tư ở các ngành nghề, vùng lãnh thổ; tình trạng ô nhiễm môi trường,

 phá vỡ quy hoạch ngành, đe dọa an ninh năng lượng, gia tăng đầu cơ trên thị trường bất động sản và sự bất ổn trên thị trường vốn; việc chuyển giao và sử dụng công nghệ

lạc hậu; lạm dụng những ưu đãi về thuế, đất đai… Đặc biệt, Việt Nam cần khắc phụccăn bản những nút thắt gây nghẽn mạch và lệch hướng dòng vốn FDI thu hút, nổi bậtlà tình trạng thủ tục hành chính rườm rà, quan liêu; hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lựcyếu kém, chi phí đầu vào cao; công tác xúc tiến đầu tư thiếu tính chuyên nghiệp.SOURCE: TẠP CHÍ NGÂN HÀNG SỐ 11 – 2010

Page 36: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 36/38

Các nhà đầu tư trong nước vì thế đã bắt đầu lo ngại và đặt câu hỏi về khả năng dòngvốn gián tiếp (FII) có rút hàng loạt ra khỏi Việt Nam. Để tìm hiểu vấn đề này phóngviên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thành Long – Vụ trưởng, Vụ quảnlý các công ty Quản lý quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhànước về vấn đề trên.

Thưa ông, một số chuyên gia trong nước cho rằng từ đầu 2011 đến nay các “tay

chơi” lớn (nhà đầu tư tổ chức) gần như muốn rút khỏi thị trường niêm yết, điều nàycó ảnh hưởng tới dòng vốn FII tại Việt Nam?

Ông Nguyễn Thành Long: Trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy khó khăn, thì việclường trước khả năng rút vốn từ khối nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết. Song, với cơ sở dữ liệu có được, thì dòng vốn gián tiếp nước ngoài vẫn ổn định và duy trì vào thuần(dòng vào lớn hơn dòng ra), điều đó cho thấy xu hướng chung là Việt Nam vẫn đangthu hút dòng vốn đầu tư FII.

Còn nói đến hiện tượng rút vốn của một quỹ, giả sử như là có, thì cũng chưa đáng phải lo ngại, vì đó chỉ là những quyết định riêng lẻ không thể tránh được. Các nhà đầutư (quỹ hay nhà đầu tư cá nhân) đều có những chiến lược, chiến thuật đầu tư và tùyvào từng thời điểm có thể đưa ra những quyết định đầu tư của mình.

 Nói cho đúng hơn, nguyên tắc của ngành quỹ khi thực hiện xong mục tiêu đầu tưhoặc đạt tới một tiêu chí đầu tư nào đó (có thể lợi nhuận hoặc có thể là thiệt hại) thìquỹ đó sẽ được rút ra hoặc thanh lý vị thế. Nhưng thường mỗi khi vốn cũ rút đi thì lạicó dòng vốn mới thay vào. Tâm lý của nhà quản lý tài sản là khi họ vừa đáo hạn mộtquỹ này thì lập tức phải nghĩ ngay đến chuyện phải lập ra quỹ khác, có thể với mục

tiêu và chiến lược đầu tư khác, để tham gia thị trường.

Chính vì thế, không nên vì hiện tượng một vài quỹ rút khỏi thị trường mà khái quáthóa toàn thị trường, phải nhìn tổng thể chung với hàng chục nghìn tài khoản nhà đầutư nước ngoài và vài trăm quỹ đang hoạt động trên thị trường. Việc đưa ra những ýkiến bình luận phải dựa trên số liệu cụ thể của thị trường, không nên khi vừa nhìn thấyhiện tượng một số quỹ rút ra là vội nhận định về xu hướng, như thế là không đúng với

Page 37: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 37/38

 bản chất của vấn đề. Nói đúng hơn, khi nhận định về xu hướng, thì ngoài dữ liệu liênquan tới dòng vốn chảy ra (từ các quỹ rút ra), còn phải tính tới dữ liệu của dòng vốnmới chảy vào (quỹ mới tham gia thị trường).

Có lẽ cần phải bổ sung thêm thông tin liên quan tới hiện tượng nhà đầu tư nước ngoài bán cổ phiếu. Với xu hướng dòng vốn FII vẫn đang là chảy vào, cộng với động tháimua mạnh trái phiếu của khối các nhà đầu tư này trong cùng thời gian vừa qua, thìcũng có thể lý giải hiện tượng này như kết quả về nhận định và dự báo của các nhàđầu tư nước ngoài đối với diễn biến lãi suất trong thời gian tới. Thường thì khi lãi suấtcó xu hướng giảm, thì giá trái phiếu tăng, vì vậy, động thái tái cấu trúc danh mụctrong giai đoạn này nhằm đón đầu xu hướng thị trường trái phiếu cũng là điều dễ hiểucủa các tổ chức đầu tư lớn.

Vậy dòng vốn đầu tư nước ngoài hiện đang vận động như thế nào trên thị trường 

chứng khoán Việt Nam?

Ông Nguyễn Thành Long: Thực ra tại cuộc khủng hoảng lần một (cuối năm 2008,đầu năm 2009) hầu như “dòng vốn nóng”, dòng vốn được coi là bất ổn nhất đã đượcrút ra.

Và phần lớn lượng vốn ở lại với thị trường chủ yếu là dòng vốn đã đầu tư vào Việt Năm từ rất lâu, thậm chí có quỹ hoạt động đến cả chục năm rồi. Mục tiêu hướng tớicủa dòng vốn này là đầu tư giá trị tại những cổ phiếu không có tính thanh khoản cao

với mục tiêu là đầu tư chiến lược.Trên thực tế, dòng vốn bất ổn nhất về cơ bản đã không còn chiếm tỷ trọng lớn trên thịtrường Việt Nam. Hai năm gần đây, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô Việt Nam phải đốimặt với nhiều thách thức ngắn hạn, thì việc dòng tài chính mới chảy vào cho thấy đâycũng có thể là dòng vốn dài hạn, có khả năng chịu đựng rủi ro cao.

Quan sát đồ thị biến động, sáu tháng đầu năm dòng vốn FII có xu hướng đi lên rấtmạnh mẽ. Dòng vốn vào trong các tháng 7, 8 tuy có giảm nhẹ so với các tháng trướcđó, nhưng vẫn duy trì xu hướng vào thuần, dòng vào vẫn ở trạng thái vào ròng (mức

dương). Hiện vốn FII ròng vào Việt Nam cũng tương đương với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng giá trị tài sản của dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại đạt

Thị trường chứng khoán gần đây có sôi động, tuy nhiên các thông tin về kinh tế vĩ môtrong và ngoài nước cho thấy sẽ còn rất nhiều thách thức, theo ông nhà đầu tư nước

Page 38: đề tài thảo luận1

5/10/2018 t i th o lu n1 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/de-tai-thao-luan1 38/38

ngoài đang có cái nhìn như thế nào về thị trường chứng khoán Việt Nam?

Ông Nguyễn Thành Long: Cả thế giới đều có khả năng phải đối mặt với nhiều khókhăn hơn nữa, vì vậy nhìn chung thì các dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ được cân nhắc

thận trọng hơn. Tuy nhiên khi đầu tư, người ta đã lường trước những khó khăn và rủiro, đồng thời tin tưởng đấy chỉ là những yếu tố ngắn hạn, nên họ vẫn tiếp tục đặt kỳvọng vào các quyết định đầu tư mang tính dài hạn trên thị trường Việt Nam.

Tùy vào mục tiêu đầu tư, đối với dòng vốn gián tiếp trung và dài hạn, yếu tố quantrọng nhất là triển vọng tăng trưởng, nhưng yếu tố cũng không kém phần quan trọng làtình hình kinh tế vĩ mô. Đối với dòng vốn ngắn hạn thì có thể yếu tố quan trọng nhấtlà tình hình vĩ mô hiện tại. Do đó trong bối cảnh xu hướng tài chính chung của thếgiới còn bất ổn như thế này thì người ta vẫn phải rất thận trọng.

 Nhưng theo đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài, so sánh thị trường chứng khoán Việt Nam với các thị trường chứng khoán mới nổi khác thì rõ ràng là rủi ro thị trường thấphơn. Hầu hết các tổ chức đầu tư đều công nhận, hầu hết các chỉ tiêu cơ bản của thịtrường đều tốt và có thể đầu tư được, đó cũng là nguyên nhân lý giải cho việc dòngvốn nước ngoàiViệt Nam vẫn được duy trì./.

Mong thầy cô các bạn xem và cho nhận xét

Chân thành cảm ơn sự theo dõi của các bạn và thầy cô