13
1 Chuyên đề cp tỉnh: Phương pháp bồi dưỡng hc sinh yếu, kém môn Tiếng Anh lp 9 ôn thi THPT tại Trường THCS Trung Nguyên Thc hiện công văn số 323/GD&ĐT-THCS ngày 03/10/2019 của Phòng GD&ĐT Yên Lc vvic tchc sinh hoạt chuyên môn và chuyên đề cụm năm hc 2019-2020, nhóm chuyên môn Tiếng Anh trân trọng báo cáo chuyên đề cp tnh: Phương pháp bồi dưỡng hc sinh yếu, kém môn Tiếng Anh lp 9 ôn thi THPT tại Trường THCS Trung Nguyên” như sau: A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong công cuc ci cách giáo dc và thc hin chchương chính sách của Đảng và nhà nước vgiáo dục và đào tạo như: Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ chương của Đảng, Nhà nước vđịnh hướng chiến lược phát trin giáo dc- đào tạo thi kcông nghip hóa, hiện đại hóa; Nghquyết hi nghln th8, Ban Chp hành Trung ương khóa XI (Nghị Quyết s29-NQ/TW) vđổi mới căn bản, toàn din giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cu Công nghip hóa, hiện đại hóa trong điều kin kinh tế thtrường định hướng XHCN và hi nhp quc tế; Quyết định s1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 ca Thtướng chính phphê duyệt đề án: “Dạy và hc ngoi ngtrong hthng giáo dc quốc dân, giai đoạn 2008-2020”. Toàn ngành giáo dục đã đạt được nhiu thành tích đáng kể, tuy nhiên chất lượng và hiu qugiáo dục và đào tạo còn thp so vi yêu cu. Đối vi vic dy và hc ngoi ngcác trường các trường phthông nói chung và trường THCS Trung Nguyên huyn Yên Lc nói riêng còn gp những khó khăn nhất định, đặc bit là khi triển khai chương trình sách giáo khoa mới. Điều đó làm cho Ban Giám hiệu nhà trường và đội ngũ giáo viên Tiếng Anh trong trường luôn trăn trở làm thế nào để ci thin và nâng cao chất lượng hc sinh yếu kém, giúp hc sinh nắm được kiến thức cơ bản ngay tđầu cp học để to nn tng vng chc năm học cui cp, thi vào THPT. Vi mục tiêu đó, tôi mạnh dn chọn đề tài : “Phương pháp bồi dưỡng hc sinh yếu, kém môn Tiếng Anh lp 9 ôn thi THPT ti trường THCS Trung Nguyên.” B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ I. THC TRNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DC MÔN TING ANH CA TRƯỜNG THCS TRUNG NGUYÊN NĂM HỌC 2018-2019 1. Đặc điểm, tình hình. Trường THCS Trung Nguyên là mt trong những trường ln và có slượng hc sinh đông trong huyện. Toàn trường có 17 lp với hơn 700 học sinh. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên đạt chun và trên chun, nhit tình và có trách nhim trong công tác ging dạy, là điều kin thun li giúp nâng cao chất lượng ging dy. Vic dy và hc ngoi ngcũng được ban giám hiệu nhà trường, phòng giáo dc huyn Yên Lc, và sGD-ĐT đặc bit quan tâm. Nhà trường là mt trong những trường được đầu tư lắp đặt phòng Lap dành riêng cho môn Tiếng Anh với đầy đủ hthng máy tính, máy chiếu, tai nghe,... Vi squan tâm đó, đội ngũ giáo viên Tiếng Anh không ngng nlực để đạt được kết qutt nht trong ging dy. Chất lượng môn tiếng Anh dần được ci thin. Tuy nhiên bên cạnh đó, có một thc tế không thphnhn rng, tlhc sinh yếu, kém môn Tiếng Anh vn còn cao. Cthkết qukho sát chất lượng đầu năm học 2018-2019 môn tiếng Anh khối 9 như sau:

Chuyên đề cấp tỉnh: Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu ... · Thực hiện công văn số 323/GD&ĐT-THCS ngày 03/10/2019 của Phòng GD&ĐT Yên Lạc về

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chuyên đề cấp tỉnh: Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu ... · Thực hiện công văn số 323/GD&ĐT-THCS ngày 03/10/2019 của Phòng GD&ĐT Yên Lạc về

1

Chuyên đề cấp tỉnh: Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu, kém

môn Tiếng Anh lớp 9 ôn thi THPT tại Trường THCS Trung Nguyên

Thực hiện công văn số 323/GD&ĐT-THCS ngày 03/10/2019 của Phòng GD&ĐT

Yên Lạc về việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn và chuyên đề cụm năm học 2019-2020,

nhóm chuyên môn Tiếng Anh trân trọng báo cáo chuyên đề cấp tỉnh: “Phương pháp bồi

dưỡng học sinh yếu, kém môn Tiếng Anh lớp 9 ôn thi THPT tại Trường THCS Trung

Nguyên” như sau:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong công cuộc cải cách giáo dục và thực hiện chủ chương chính sách của Đảng

và nhà nước về giáo dục và đào tạo như: Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ

chương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nghị quyết hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung

ương khóa XI (Nghị Quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường

định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008

của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án: “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo

dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020”. Toàn ngành giáo dục đã đạt được nhiều thành tích

đáng kể, tuy nhiên chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu.

Đối với việc dạy và học ngoại ngữ ở các trường ở các trường phổ thông nói chung và ở

trường THCS Trung Nguyên huyện Yên Lạc nói riêng còn gặp những khó khăn nhất

định, đặc biệt là khi triển khai chương trình sách giáo khoa mới. Điều đó làm cho Ban

Giám hiệu nhà trường và đội ngũ giáo viên Tiếng Anh trong trường luôn trăn trở làm thế

nào để cải thiện và nâng cao chất lượng học sinh yếu kém, giúp học sinh nắm được kiến

thức cơ bản ngay từ đầu cấp học để tạo nền tảng vững chắc ở năm học cuối cấp, thi vào

THPT. Với mục tiêu đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Phương pháp bồi dưỡng học sinh

yếu, kém môn Tiếng Anh lớp 9 ôn thi THPT tại trường THCS Trung Nguyên.”

B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

I. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC MÔN TIẾNG ANH CỦA

TRƯỜNG THCS TRUNG NGUYÊN NĂM HỌC 2018-2019

1. Đặc điểm, tình hình.

Trường THCS Trung Nguyên là một trong những trường lớn và có số lượng học

sinh đông trong huyện. Toàn trường có 17 lớp với hơn 700 học sinh. Đội ngũ cán bộ

quản lí, giáo viên và nhân viên đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình và có trách nhiệm

trong công tác giảng dạy, là điều kiện thuận lợi giúp nâng cao chất lượng giảng dạy.

Việc dạy và học ngoại ngữ cũng được ban giám hiệu nhà trường, phòng giáo dục

huyện Yên Lạc, và sở GD-ĐT đặc biệt quan tâm. Nhà trường là một trong những trường

được đầu tư lắp đặt phòng Lap dành riêng cho môn Tiếng Anh với đầy đủ hệ thống máy

tính, máy chiếu, tai nghe,... Với sự quan tâm đó, đội ngũ giáo viên Tiếng Anh không

ngừng nỗ lực để đạt được kết quả tốt nhất trong giảng dạy. Chất lượng môn tiếng Anh

dần được cải thiện. Tuy nhiên bên cạnh đó, có một thực tế không thể phủ nhận rằng, tỷ lệ

học sinh yếu, kém môn Tiếng Anh vẫn còn cao. Cụ thể kết quả khảo sát chất lượng

đầu năm học 2018-2019 môn tiếng Anh khối 9 như sau:

Page 2: Chuyên đề cấp tỉnh: Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu ... · Thực hiện công văn số 323/GD&ĐT-THCS ngày 03/10/2019 của Phòng GD&ĐT Yên Lạc về

2

STT Loại Tông số Tỉ lê (%) Ghi chú

1 Giỏi 5 3,0%

2 Khá 17 12%

3 Trung bình 50 34%

4 Yếu 43 23%

5 Kém 30 28%

2. Nguyên nhân:

+ Về phía giáo viên:

- Mỗi giáo viên có một phương pháp giảng dạy khác nhau, có thể phù hợp với học

sinh này nhưng lại không phù hợp với học sinh khác.

- Giáo viên đôi khi chưa chú ý đúng mức và thường xuyên đến đối tượng học sinh

yếu kém, chưa theo dõi xát xao và xử lý kịp thời những biểu hiện sa sút của học sinh.

- Giáo viên chưa có biện pháp hiệu quả trong việc cảm hóa học sinh yếu, kém, dần

dần các em cam chịu, chấp nhận sự yếu kém của mình mà không có ý chí vươn lên.

+ Về phía học sinh:

- Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các em học

sinh yếu kém là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc

học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, không làm bài tập, cứ đến giờ học thì

cắp sách đến trường. Còn một bộ phận nhỏ thì các em không xác định được mục đích của

việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội

dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra “học vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên

điều gì. Chưa có phương pháp và động cơ học tập đúng đắn.

- Học sinh bị hổng kiến thức từ những lớp dưới: Đây là một điều không thể phủ

nhận với chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗi

của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh.

- Học sinh chưa có phương pháp tự học: Chưa biết chủ động sắp xếp thời gian,

chưa biết sử dụng tài liệu tham khảo hợp lí, chép giải để đối phó giáo viên, lười làm bài

tập về nhà, có thái độ thơ ơ với việc học.

- Học sinh có tư tưởng xem nhẹ môn học. Ví dụ: Tiếng Anh chỉ là 1 trong 3 môn tổ

hợp, chỉ chiếm 4 điểm trong bài thi nên không quan trọng, cùng lắm là khoanh bừa cũng

có thể ăn điểm. Hoặc là:Tiếng Anh là một môn khó nên học kém là chuyện bình thường,

tiếng mẹ đẻ bản thân còn học không nổi huống gì là tiếng nước ngoài,.v.v..Các em tự đặt

ra cho mình các quan niệm và cho chúng là đúng, là hiển nhiên để xóa mờ đi sự yếu kém

của mình. Chính vì vậy, quan niệm, tưởng sai dẫn đến sai phương pháp, sai định hướng

và kết quả là một loạt sự yếu kém kéo theo, không những về kết quả học tập mà còn về

tưởng đạo đức.

- Cá biệt có một số học sinh cam chịu với lực học yếu kém, không có tư tưởng,

mục tiêu tham gia kỳ thi vào 10, không có động cơ học tập nên phá bĩnh như gây mất trật

tự trong giờ học, làm việc riêng, bày trò nghịch ngợm, làm ảnh hưởng tới việc học của

những học sinh khác trong lớp.

+ Về phía phụ huynh:

Page 3: Chuyên đề cấp tỉnh: Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu ... · Thực hiện công văn số 323/GD&ĐT-THCS ngày 03/10/2019 của Phòng GD&ĐT Yên Lạc về

3

- Nhiều gia đình, bố mẹ đi làm ăn xa, các em ở nhà với ông bà, chú bác,... Bố mẹ

có ít thời gian bên con cái, không có thời gian theo dõi, kèm cặp con học sinh., thậm chí

phó mặc con cái cho thầy cô, cho nhà trường. Một số phụ huynh không hợp tác với thầy

cô để giáo dục học sinh.

- Thiếu kĩ năng sư phạm để chuyền đạt ý của mình đến con, hoặc không đủ kiên

nhẫn và bình tĩnh khi ngồi trao đổi, chỉ bảo, hướng dẫn con học tập,...

- Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học sinh

lười học xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi, đi du lịch, giả bệnh,...) cha mẹ cũng

đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học, mất dần

căn bản...và rồi yếu kém!

- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến

trẻ không chú tâm vào học tập. Ví dụ cha mẹ li hôn hoặc mồ côi,...

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu:

Là những học sinh yếu kém môn Tiếng Anh ở khối lớp 9 trường THCS Trung

Nguyên: 30 học sinh chiếm 28% học sinh toàn khối.

2. Phạm vi nghiên cứu:

+ Kiến thức cơ bản môn Tiếng Anh bậc THCS

+ Các dạng bài tập thường gặp trong kì thi THPT những năm gần đây.

3. Phương pháp nghiên cứu:

Chuyên đề này được hoàn thành trên phương pháp thống kê tổng hợp, quan sát,

phân tích nguyên nhân và phương pháp thực nghiệm sư phạm.

- Thống kê tổng hợp kết quả khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh lớp 9

trường THCS Trung Nguyên.

- Quan sát, phân loại học sinh yếu kém môn Tiếng Anh.

- Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém môn Tiếng Anh của các em.

- Đề xuất một số biện pháp và tiến hành một số thực nghiệm sư phạm; rút ra một

số bài học kinh nghiệm cho bản thân.

III. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU KÉM

MÔN TIẾNG ANH LỚP 9.

1. Giải pháp chung.

1.1.Đối với học sinh:

- Bản thân học sinh phải có tư tưởng, mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn.

- Nhận thức đúng về bộ môn, tránh các quan niệm sai lầm về môn học. Thấy được

lợi ích của việc học Tiếng Anh và tạo được niềm yêu thích đối với môn học.

- Tự lập cho mình thời gian cụ thể để học tập, đối với môn tiếng Anh có đặc trưng

ngôn ngữ nên việc học cần phải đều đặn, thường xuyên. Phân chia thời gian và lượng

kiến thức một cách khoa học và bản thân phải thực hiện với sự quyết tâm và nghiêm túc.

- Có tinh thần ham học hỏi, học hỏi bạn bè, thầy cô, học qua mạng online,.. Tổ

chức các nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến. Hiện, nay với thời đại công nghệ thông tin

bùng nổ, thời đại 4.0, thời đại của mạng xã hội, nhiều nhóm học sinh của tôi có lập ra

một fanpage dành riêng cho việc trao đổi học tập, tôi thấy rất hiệu quả.

Page 4: Chuyên đề cấp tỉnh: Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu ... · Thực hiện công văn số 323/GD&ĐT-THCS ngày 03/10/2019 của Phòng GD&ĐT Yên Lạc về

4

1.2.Đối với giáo viên bộ môn:

Để phụ đạo học sinh yếu, kém trong lớp học đại trà giáo viên cần nội dung,

kỹ năng và phương pháp cụ thể:

- Theo tôi, một phương pháp mang tính chất quyết định, đặc biệt quan trọng đó là

nhiệt huyết, đó là tình yêu cho học sinh có trong bản thân mỗi giáo viên, có được những

điều quý giá ấy là nguồn cảm hứng để người thầy có thể bên cạnh học sinh quyết tâm

giúp các em vượt qua sự yếu kém của mình.

- Giáo viên phải biết được tâm lý học sinh yếu, kém, vì kiến thức bị hổng, bị

khuyết không theo kịp kiến thức của các bạn dẫn đến ngày càng chán nản,

buông thả. Từ nguyên nhân đó, giáo viên phải có một tâm lý nhẹ nhàng, phóng

khoáng, không gò bó, không áp đặt, mọi tình huống luôn gợi mở. Đồng thời, ưu

tiên các bài tập dễ hoặc câu hỏi dễ cho các em học sinh yếu, kém, luôn gợi mở,

nhắc lại kiến thức giúp các em làm được bài tập hoặc trả lời được các câu hỏi.

Đặc biệt, mỗi sự tiến bộ của các em cần được tuyên dương trước lớp, hoặc động viên

bằng nhiều hình thức; có thể cho điểm tốt, tặng sao khen thưởng và quy đổi ra quà,..vv.

- Tạo bầu không khí học tập sôi nổi trong lớp, không căng thẳng, bớt chỉ trích, phê

bình, tăng động viên, khích lệ. Với đặc trưng môn học, giaó viên có thể tạo không khí

học tập theo phương pháp đổi mới, học mà chơi, chơi mà học. Ví dụ giáo viên cần chuẩn

bị nhiều tranh ảnh, đồ dùng trực quan, làm cho giờ học thêm sinh động.

- Giáo viên phân bố học sinh khá giỏi nhận nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ, giúp đỡ

dạy kèm thêm cho học sinh yếu, kém và ngồi gần để trong quá trình thảo luận

nhóm trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt, khi gọi một em trong

nhóm nên ưu tiên gọi những em học sinh yếu kém, đồng thời gợi mở những câu

hỏi nhẹ nhàng, khi học sinh đó trả lời được tuyên dương em đó và tuyên dương

cả nhóm nhằm gây được sự khích lệ học tập của các em đó. Đồng thời, thúc đẩy

được tính đoàn kết hỗ trợ giúp nhau trong học tập. VD. Thực tế khi ôn thi vào 10, tôi

phân chia lớp theo cặp, theo nhóm để hỗ trợ học tập lẫn nhau. cụ thể như sau: Theo cặp:

một học sinh khá sẽ kèm một học sinh yếu, trước khi giao nhiệm vụ tôi phải kiểm tra tất

cả các em học sinh khá và đảm bảo các em hiểu bài và biết cách làm kiến thức mà cô

giao kèm bạn, sau đó cuối buổi chiều học bồi dưỡng các cặp học sinh sẽ ở lại và học cùng

nhau, cùng với đó tôi cũng ở lại để bao quát chung. Buổi bồi dưỡng ngày hôm sau, tôi gọi

các em học sinh kém lên làm bài đúng dạng bài mà các em vừa được bạn kèm, nếu học

sinh đó làm tốt thì cả đôi bạn sẽ cùng được thưởng quà. Tôi thấy các em học rất hào

hứng, quyết tâm kèm cho bạn hiểu bằng được để cô giáo khen. Việc này hiệu quả lên cả

hai đối tượng học sinh, hs khá sẽ hiểu kiến thức sâu hơn, tự tin hơn, và cảm thấy bản thân

phải có trách nhiệm hiểu bằng được kiến thức trên lớp để có thể kèm được cho bạn. Học

sinh yếu sẽ cảm thấy an tâm, không sợ khó vì đã có bạn và cô hỗ trợ. Qua quan sát tôi

cảm thấy các em ham học hơn, trong giờ học chú ý hơn, giơ tay nhiều hơn, và rất hãnh

diện mỗi khi làm được bài.

- Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để khẳng định sự nhận thức, lĩnh hội kiến

thức của học sinh hoặc dưới dạng bài tập trắc nghiệm khách quan.

Page 5: Chuyên đề cấp tỉnh: Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu ... · Thực hiện công văn số 323/GD&ĐT-THCS ngày 03/10/2019 của Phòng GD&ĐT Yên Lạc về

5

Đây cũng là một mục tiêu quan trọng giúp học sinh định hướng được việc học ở

nhà và chuẩn bị bài trước ở nhà.

1.3. Đối với giáo viên chủ nhiệm:

- Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa phụ huynh học sinh và giáo viên bộ

môn nếu cần thiết, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với giáo viên bộ môn tìm

hiểu về việc học của học sinh ở các môn học khác ngoài môn Tiếng Anh hay

điều kiện học tập ở nhà để có hướng hỗ trợ phù hợp nhất. Giáo viên chủ nhiệm

phân công đôi bạn cùng tiến hay nhóm hỗ trợ các bạn học sinh yếu, kém. Có thể

thường xuyên kiểm tra bài các học sinh yếu trong giờ 15 phút đầu giờ.

1.4. Đối với lãnh đạo nhà trường:

- Thực hiện tốt phong trào thi đua: Xây dựng trường học thân thiện, học

sinh tích cực, lập kế hoạch và phân công giáo viên có kinh nghiệm, có tâm

huyết theo dạy những đối tượng học sinh yếu, kém.

- Tổ chức tốt các hoạt động dạy học và sinh hoạt chuyên môn, thực hiện tốt

việc đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

- Có những hình thức khen thưởng đối với học sinh tiến bộ, có nguồn bồi

dưỡng cho giáo viên phụ đạo.

- Thường xuyên phối hợp thật tốt đối với các tổ chức đoàn thể và Ban đại

diện cha mẹ học sinh, đặt biệt là những phụ huynh có con em phải học phụ đạo,

nếu gặp trường hợp học sinh yếu không chịu đi học, Ban giám hiệu, giáo viên

chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phải giải thích, thuyết phục cho con em mình đi

học đầy đủ, học sinh học phụ đạo được miễn phí hoàn toàn.

- Thường xuyên kiểm tra việc giáo viên phụ đạo để có kế hoạch điều chỉnh.

1.5. Đối với phụ huynh học sinh:

- Cần thường xuyên quan tâm việc học tập ở trường và bố trí thời gian học ở

nhà của con em mình.

- Đi họp phụ huynh theo định kỳ, theo dõi sổ liên lạc để trao đổi với giáo viên

và nắm bắt kịp thời việc học tập của con em mình.

- Trang bị đầy các dụng cụ sách vở và trang thiết bị đầy đủ để các em học tốt.

- Thường xuyên liên hện với giáo viên chủ nhiệm bằng điện thoại để nắm bắt

tình hình học tập của con em mình, từ đó tìm ra biện pháp tốt nhất cho con mình

học tập.

2.Giải pháp cụ thể đối với bộ môn Tiếng Anh.

2.1. Dự kiến số tiết dạy.

Để đạt được hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng học sinh yếu , kém, ngay từ đầu

năm học mỗi giáo viên đều lập chi tiết chương trình và kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu

có sự phê duyệt của Ban Giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn. Đối với môn Tiếng

Anh 9 dựa vào mục tiêu và giới hạn chương trình kiến thức cơ bản THCS, tôi lập kế

hoạch dự kiến số tiết dạy và nội dung dạy bồi dưỡng học sinh yếu, kém cụ thể như sau:

TUẦN NỘI DUNG SỐ TIẾT

1 Simple tenses

Structures: enough, so,such, too

3

Page 6: Chuyên đề cấp tỉnh: Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu ... · Thực hiện công văn số 323/GD&ĐT-THCS ngày 03/10/2019 của Phòng GD&ĐT Yên Lạc về

6

2 Be going to

Adverbs of place

3

3 Reflexive pronouns

Modal verbs

Why-because

4 Past simple

Used to

Prepositions of time

Adverbs of manner

3

5 Reported speech 3

6 Reported speech (cont.) 3

7 Exercises about reported speech

Gerunds ( V_ing)

3

8 Present perfect

Comparison with like, as…as, the same…as, different from

3

9 Present continuous :

+ To talk about the future

+ To show changes with get and become

Comparatives and superlatives

3

10 In order to, so as to, so that

Simple future to make requests, offers and promises

3

11 Passive forms 3

12 Exercises about passive forms 3

13 Ed and ing participles

Requests with:

+ Would/ Do you mind if…?

+ Would/ Do you mind + V_ing…?

3

14 Past progressive

Progressive tenses with always

3

15 Question words before to_ V

V to V

3

16 Review present perfect

Comparison of present perfect and past simple

3

17 Review passive forms

Sequence markers

3

18 Practise types of exercises 3

19 Practise types of exercises 3

20 Practise types of exercises 3

21 Practise types of exercises 3

22 Practise types of exercises 3

23 Practise types of exercises 3

24 Practise types of exercises 3

Page 7: Chuyên đề cấp tỉnh: Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu ... · Thực hiện công văn số 323/GD&ĐT-THCS ngày 03/10/2019 của Phòng GD&ĐT Yên Lạc về

7

Kế hoạch được tổ chuyên môn và nhà trường phê duyệt và tạo điều kiện về cơ sở

vật chất, thời gian và mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt trong việc bồi dưỡng học

sinh yếu. Mỗi tháng nhà trường đều tổ chức thi khảo sát học sinh yếu qua đó theo dõi sự

tiến bộ của học sinh và hiệu quả giảng dạy của giáo viên.

2.2. Các dạng bài tập thường gặp trong kỳ thi vào THPT môn Tiếng Anh

trong những năm gần đây.

Bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức cơ bản, giáo viên nên lồng ghép các dạng bài

tập thường gặp ở mỗi chuyên đề, bài học. Việc định hướng cho học sinh kĩ năng làm các

dạng bài tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, giúp học sinh tư duy đúng hướng, phân

tích đề và đưa ra đáp án dễ dàng hơn. Qua quá trình bồi dưỡng tôi nhận thấy sẽ thiết thực

hơn trong việc ôn thi vào 10 là cho các em luyện tập nhiều hơn với các dạng bài tập

thường gặp trong đề thi vào THPT thực tế qua các năm, cụ thể như sau:

- Trong bài thi môn Tổ hợp, Môn Tiếng Anh có 20 câu trắc nghiệm khách quan.

Trong đó thường gặp ở các dạng bài;

+ Trắc nghiệm khách quan dạng điền khuyết:

Ở dạng bài tập này, thường là các câu để khuyết từ , cụm từ,... yêu cầu chọn từ,

cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống.

Ví dụ:

1.Solar energy doesn’t cause………..

A.pollution B.polluted C.pollute D.pollutant

2. Tet is a festival………… occurs in late January or early February.

A. whom B. when C. where D. which

3. It’s raining. …………….., Mr. Nam has to go to work.

A. Although B. So C. Therefore D. However

4. If I ………….rich, I ……………………….around the world.

A. will be - travel B. am - will travel C. were - would travel D. would be

– traveled

5. The girl wishes she………………… in Hue for the festival next week.

A. had stayed B. was staying C. stay D. could stay

+ Trắc nghiệm khách quan dạng tìm lỗi sai

1. I look forward to have the resolution to the problem I have mentioned.

A B C D

2. They have moved nothing in your room while they sent you to the hospital.

A B C D

3. Aren’t you afraid that they will sack you if you didn’t start coming to work on time?

A B C D

4. I had to drive to the factory to pick up my brother, who’s car wouldn’t start. A

B C D

5. It was not easy for us getting tickets for the concert.

A B C D

+ Trắc nghiệm khách quan dạng tìm câu với nghĩa giống với câu đã cho

eg. She doesn’t go to china with us.

Page 8: Chuyên đề cấp tỉnh: Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu ... · Thực hiện công văn số 323/GD&ĐT-THCS ngày 03/10/2019 của Phòng GD&ĐT Yên Lạc về

8

A. We wish she goes to China with us. B. We wish she did went to China with us.

C. We wish she went to China with us. D. We wish she can go to China with us.

+ Trắc nghiệm khách quan dạng đọc hiểu điền khuyết.

Ở dạng bài tập này học sinh đọc 1 đoạn văn để khuyết từ và chọn đáp án đúng để

điền vào chỗ trống.

Rice is (42)______by Vietnamese people every day. It often (43)______in tropical

countries such as Vietnam, Thailand or Malaysia. The Chinese have also been growing

rice for (44)______years. The seeds are planted in special beds to grow into young rice

plants. Then they are taken to fields covered (45)______muddy water called paddies.

The fields of rice look very (46)_____. After 3 or 5 months, the rice is ready to be

picked. People often drain away water before collecting rice. Eating rice is a

special action in the world. They don’t use spoons or forks to enjoy bowls of rice.

(47)______, they use two short sticks known as chopsticks to put rice into their

mouths. China and Vietnam are the two countries in which people use chopsticks very

well.

42. A. used B. taken C. eaten D. boiled

43. A. grows B. keeps C. plants D. stays

44. A. thousands B. thousand C. thousand of D. thousands of

45. A. in B. by C. with D. of

46. A. beauty B. beautiful C. beautifully D. the beauty

47. A. However B. Moreover C. Besides D. Instead

+ Trắc nghiệm khách quan dạng đọc đoạn văn và chọn đáp án trả lời đúng.

Ở dạng bài này học sinh đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi bên dưới bằng cách chọn

đáp án đúng trong những đáp án cho sẵn.

My village is generally called Langde which consists of Upper Langde and Lower

Lane. My own village is Upper Langde, 32 kilometers away from Kaili city and 17

kilometers away from Leishan Country. My hometown is located at the foot of a scenic

mountain with a murmuring crystal clear river in front.Groups of waterwheels by the

river side produce beautiful folk songs day and night.

My father said that we have this festival runs for three consecutive years. People

do not kill fattened pigs during the first and second years but only in the final year. So

the most special year is the last one, namely the 13th year. As you can imagine, it is not

easy to see many in one lifetime. I can’t remember what the last one, 13 years ago, was

like. Fortunately my village held the festival from 22nd February to 2nd March this year

(2004) and the one this year was a very spectacular.

15. The writer’s village is...........................................................

A. in Upper Langde B. 32 km away from Leishan County

C. in Lower Lane D. 17km away from Kaili city planned

16.What is NOT mentioned in the description of the author’s hometown?

A. It produced beautiful folk songs B. It is near a river

C. You can go there on foot D. It is near a mountain.

17. When are the fattened pigs killed?

Page 9: Chuyên đề cấp tỉnh: Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu ... · Thực hiện công văn số 323/GD&ĐT-THCS ngày 03/10/2019 của Phòng GD&ĐT Yên Lạc về

9

A. Every thirteen years of the festival. B. During the first year of the festival.

C. During the second year of the festival D. In the final year of the festival.

18. The word “ namely “ can be replaced by.................................................

A. such as B. that is C. like D. for example

19. When will the next festival be held?

A. In 2005 B. In 2006 C. In 2007 D. In 2017

2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP

2.3.1. Phương pháp hướng dẫn học sinh yếu kém một số kiến thức cơ bản bậc

THCS.

A. DẠY PHÁT ÂM

- Để học sinh yếu kém có thể làm được những bài tập phát âm, ngay từ các tiết

dạy, ở phần dạy từ vựng, sau khi hướng dẫn cả lớp đọc đồng thanh nhiều lần, khi gọi cá

nhân đọc giáo viên nên ưu tiên gọi các em học sinh yếu đọc từ và đồng thời chỉnh phát

âm cho các em ngay lúc đó, và khi đưa ra bài tập thực hành giáo viên nên sử dụng ngay

những từ vựng các em vừa học, khi từ vựng được đề cập đến nhiều lần thì tự bản thân các

em sẽ nhớ nghĩa và nhớ phát âm của từ dễ dàng hơn. Tiết dạy sau, giáo viên yêu cầu học

sinh đọc lại và cho điểm tốt nếu các em nhớ từ và đọc đúng phát âm của từ và sửa lại nếu

các em phát âm sai.

- Giáo viên nên đưa ra một số các quy tắc phát âm thường gặp để các em có thể

nhận dạng và suy đoán cách phát âm với những từ lạ.

Quy tắc phát âm:

a. Cách phát âm của một số nguyên âm và phụ âm

- Hầu hết các chữ được viết dưới dạng ee (meet), ea (meat), e-e (scene) đều được

phát âm thành /i:/. Trường hợp e (me), ie (piece) cũng được phát âm như trên nhưng

không nhiều.

- Chữ e (men) hay ea (death), ie (friend), a (many), ai (said) được phát âm là /e/.

- Hầu hết các chữ được viết là ar, al thì được phát âm là /a:/. Chữ a trong ask,

path, aunt cũng được phát âm là /a:/. Các chữ viết là ear, ere, are, air, thì được phát âm

là /eə/ (ngoài heart được phát âm là /ha: t/).

- Các chữ được viết là a-e (mate) ay (say), ey (grey), ei (eight), ai (wait), ea

(great) thì khi phát âm sẽ là /ei/.

- Các chữ được viết là a thì phát âm sẽ là /æ/ (Trừ trường hợp sau a có r – sau r

không phải là một nguyên âm). Tuy nhiên chữ a trong ask, path, aunt lại được phát âm là

/a:/.

- Hầu hết các chữ được viết là er hoặc nguyên âm trong các âm tiết không có

trọng âm thì được phát âm thành /ə/: teacher, owner…

- Chữ u trong tiếng Anh có 3 cách phát âm: Phát âm là /u:/ (u dài) khi đứng sau /j/

(June); phát âm là /ʊ/ hoặc /ʌ/ trong các cách viết khác như full, sun. Khi từ có 2 chữ oo

viết cạnh nhau thì hầu hết sẽ được phát âm thành /u:/ trừ các trường hợp âm cuối là k:

book, look, cook…

- Dùng mẹo nhớ để dạy phát âm cho học sinh, làm cho bài tập phát âm trở nên dễ

dàng hơn.

Page 10: Chuyên đề cấp tỉnh: Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu ... · Thực hiện công văn số 323/GD&ĐT-THCS ngày 03/10/2019 của Phòng GD&ĐT Yên Lạc về

10

Ví dụ:

Khi dạy phát âm đuôi S thay vì dạy theo hình thức thông thường là:

- Nếu từ kết thúc bằng -s, -ss, -ch, -sh, – x, -z (hoặc -ze), -o, -ge, -ce thì ta phát âm

là /iz/.

VD: changes; practices (cách viết khác là: practise – phát âm tương tự); buzzes;

recognizes

- Nếu từ kết thúc bằng -p,-k,- t,- f thì phát âm là /s/

VD: cooks; stops…

- Những từ còn lại phát âm là /z/

VD: plays; stands

thì giáo viên đưa ra cách nhớ dễ dàng hơn bằng cách đọc các câu “thần chú” tiếng Việt,

ví dụ như:

Chữ S phát âm là

/s/ nếu từ có đuôi là K, P, T, TH, GH = F nhớ bằng câu:

( Không Phải Tìm Thước Ghỗ)

/iz/ nếu từ có đuôi là S,Z,CH,X,SH,CE,GE nhớ bằng câu:

( Ông Sáu Zà Chạy Xe SH) trừ bỏ chữ Ông. Vì O thêm es đọc là /z/.

vd: goes

Còn lại đọc là /z/.

Khi dạy phát âm đuôi ed

Phát âm /id/ nếu từ tận cùng bằng /t/ hoặc /d/: thần chú tôi đi

Phát âm /t/ nếu từ kết thúc bằng “s” hoặc có phát âm kết thúc bằng /s/, /ʃ/, /tʃ/, /k/, /f/,

/p/: thần chú sáng sớm chạy khắp phố phường

Phát âm là /d/ đối với các âm còn lại

B. DẠY NGỮ PHÁP CƠ BẢN.

- Đối với dạy ngữ pháp cho học sinh yếu kém đòi hỏi sự kiên trì của giáo viên vì

đa số các em tiếp thu bài chậm. Trong thực tế dạy học, tôi nhận thấy dạy ngữ pháp cho

học sinh yếu kém không chỉ là dạy ngữ pháp đơn thuần mà đòi hỏi giáo viên phải tinh tế,

nghĩ ra nhiều cách, mẹo hay giúp học sinh nhớ ngữ pháp một cách tự nhiên chứ không

phải học thuộc khô khan, sáo rỗng.

Ví dụ: Khi dạy về thì của động từ, để giúp học sinh nhớ cách dùng của thì hiện tại

tiếp diễn, tôi quy đổi công thức ra nghĩa.

Am/is/are + Ving = ĐANG

Và hỏi học sinh: Vậy với nghĩa là ĐANG thì hiện tại tiếp diễn diễn tả hành động như thế

nào?_ Diễn tả hành động ĐANG diễn ra ở hiện tại ( thời điểm nói)

Câu hỏi trên giúp học sinh tự mình tư duy được một hoàn cảnh phải dùng thì

HTTD. Tương tự, giáo viên quy đổi những cách dùng khác sang nghĩa nếu có thể và áp

dụng với các thì khác.

2.3.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh yếu kém làm một số dạng bài tập thi

vào THPT thường gặp.

Dạng 1: Trắc nghiệm khách quan dạng điền khuyết:

Page 11: Chuyên đề cấp tỉnh: Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu ... · Thực hiện công văn số 323/GD&ĐT-THCS ngày 03/10/2019 của Phòng GD&ĐT Yên Lạc về

11

Ở dạng bài tập này, thường là các câu để khuyết từ , cụm từ,... yêu cầu chọn từ,

cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống.

Phương pháp làm:

-Học sinh phải chú ý đến các câu thuần cấu trúc ngữ pháp để điền vào trước.

Sau đó mới làm các câu dạng điền từ vựng. Trước khi điền từ , tìm các từ liên đới

xung quanh chỗ trống cần điền để chọn từ cho đúng, xác định từ cần điền lthuộc

loại từ nào : danh từ, động từ hay tính từ….

Ví dụ:

1.Solar energy doesn’t cause………..

A.pollution B.polluted C.pollute D.pollutant

Các phương án đưa ra thuộc về các dạng từ loại của từ pollute. Đọc đề bài sau động từ

cause đoán cần điền một danh từ. Vậy chọn danh từ có đuôi đặc trưng _tion.

Suy ra đáp đúng là A. pollution

Dạng 2: Trắc nghiệm khách quan dạng tìm lỗi sai:

Phương pháp làm:

- Ở dạng bài tập này, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nhanh từng câu để tìm lỗi

sai dễ nhận thấy

- Tuyệt đối không chọn đáp án khi chưa đọc hết cả câu

- Những lỗi sai thường gặp trong đề thi

Thông thường, với dạng bài tìm lỗi sai, các câu sai nằm ở ngữ pháp (Tập trung

ở: Sai đại từ quan hệ, động từ, câu điều kiện, giới từ, hình thức so sánh, từ loại ) hoặc từ

vựng (Viết sai chính tả, dùng từ không hợp nghĩa với cả câu).

Đôi khi lỗi sai nằm ở ngữ cảnh toàn câu nên nhiều học sinh khi đọc chỉ tập trung

vào từ hay cụm từ gạch dưới mà quên phần câu còn lại nên không tìm ra được đáp án.

Khi gặp câu hỏi dễ, học sinh có thể khoanh đáp án ngay để tiết kiệm thời gian. Với câu

hỏi khó hơn, cần đọc lại cả câu vì đề thi rất hay ra bẫy.

Ví dụ:

1. I look forward to have the resolution to the problem I have mentioned.

A B C D

Học sinh đọc toàn bộ cả câu, xác định cụm động từ trong câu là “ look forward to” sau

cụm động từ này động từ thêm_ ing

Vậy đáp án là B.

Dạng 2: Trắc nghiệm khách quan dạng đọc hiểu.

Giáo viên hướng dẫn học sinh các kĩ năng cơ bản. Đầu đầu tiên cần nhớ là ĐỪNG

BAO GIỜ CỐ DỊCH HẾT CẢ BÀI, thay vào đó hãy đọc lướt, đọc các câu đầu và cuối

đoạn, và các câu có từ in đậm.

Giáo viên chỉ rõ các bước làm:

Bước 1: Đọc lướt nắm nội dung

Bước 2: Đọc câu hỏi, tìm từ khóa trong câu hỏi, là từ chứa nội dung chính của câu

hỏi

Bước 3: Quét từ khóa trên đoạn văn xem từ đó nằm chỗ nào của đoạn.

Page 12: Chuyên đề cấp tỉnh: Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu ... · Thực hiện công văn số 323/GD&ĐT-THCS ngày 03/10/2019 của Phòng GD&ĐT Yên Lạc về

12

Bước 4: Đọc câu chứa từ khóa để tìm ra đáp án. Trường hợp đáp án không có

trong câu chứa từ khóa thì đọc các câu xung quanh câu chứa từ khóa.

Ví dụ:

My village is generally called Langde which consists of Upper Langde and Lower

Lane. My own village is Upper Langde, 32 kilometers away from Kaili city and 17

kilometers away from Leishan Country. My hometown is located at the foot of a scenic

mountain with a murmuring crystal clear river in front.Groups of waterwheels by the

river side produce beautiful folk songs day and night.

My father said that we have this festival runs for three consecutive years. People

do not kill fattened pigs during the first and second years but only in the final year. So

the most special year is the last one, namely the 13th year. As you can imagine, it is not

easy to see many in one lifetime. I can’t remember what the last one, 13 years ago, was

like. Fortunately my village held the festival from 22nd February to 2nd March this year

(2004) and the one this year was a very spectacular.

15. The writer’s village is...........................................................

A. in Upper Langde B. 32 km away from Leishan County

C. in Lower Lane D. 17km away from Kaili city planned

16.What is NOT mentioned in the description of the author’s hometown?

A. It produced beautiful folk songs B. It is near a river

C. You can go there on foot D. It is near a mountain.

17. When are the fattened pigs killed?

A. Every thirteen years of the festival. B. During the first year of the festival.

C. During the second year of the festival D. In the final year of the festival.

18. The word “ namely “ can be replaced by.................................................

A. such as B. that is C. like D. for example

19. When will the next festival be held?

A. In 2005 B. In 2006 C. In 2007 D. In 2017

Đọc câu hỏi số 15, xác định được từ khóa là “Writer’s village”, đọc qua các đáp

án ta thấy tất cả đều nói về vị trí. Rò trên đoạn văn ta thấy câu 1, và 2 chứa thông tin, dịch

câu và chọn được đáp án là. A vì My own village is Upper Langde, 32 kilometers away

from Kaili city and 17 kilometers away from Leishan Country

C. KẾT LUẬN

Qua vận dụng thực tế chuyên đề này trong việc bồi dưỡng học sinh yếu kém môn

Tiếng Anh khối 9 trường tôi trong năm học 2018-2019 vừa qua, tôi đã đạt được sự

chuyển biến đáng khích lệ:

+ Tỷ lệ học sinh điểm yếu, điểm liệt giảm đi rõ rệt

+ Các em thích thú vơi môn học hơn, ham học hỏi hơn, và đặc biệt các em tập

trung trong giờ hơn, không còn hiện tượng phá bĩnh, gây rối trong lớp.

+ Các em tiến bộ, tình cảm cô trò trở nên gắn bó hơn, không còn những giờ học

căng thẳng, áp lực.

Kết quả cụ thể như sau:

Page 13: Chuyên đề cấp tỉnh: Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu ... · Thực hiện công văn số 323/GD&ĐT-THCS ngày 03/10/2019 của Phòng GD&ĐT Yên Lạc về

13

Kỳ thi vào THPT môn Tiếng Anh lớp 9 năm học 2018-2019 Trường THCS

Trung Nguyên đứng thứ 6/18 trường Trong huyện với điểm trung bình toàn khối là 5.0

STT Loại Tông số dự thi

137(93%) Tỉ lê (%) Ghi chú

1 Giỏi 17 12%

2 Khá 50 36%

3 Trung bình 43 31%

4 Yếu 15 11%

5 Kém 12 8%

Để có được kết quả trên phần lớn là do sự quan tâm, phối hợp, giúp đỡ của giáo

viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh và đặc biệt là Ban Giám Hiệu nhà trường THCS

Trung Nguyên tạo điều kiện tốt nhất cho tôi để tôi thực hiện chuyên đề này. Tuy nhiên

qua chuyên đề này, tôi cũng nhận thấy rằng những biện pháp mà tôi đưa ra dù ít hay

nhiều vẫn mang tính chủ quan, có thể còn nhiều nội dung chưa phù hợp. Tôi rất mong

được sự giúp đỡ, trao đổi và sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện

hơn.

Đã duyệt ngày 25 tháng 4 năm 2020

Đề nghị đăng lên Website của

Phòng GD&ĐT Yên Lạc

HIỆU TRƯỞNG

(đã kí)

Phạm Kiều Hưng

Tácgiả: Nguyễn Thị Hồng Minh/

Giáo viên Trường THCS Trung Nguyên