28
i giảng Làm văn Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 1 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1. Sơ lược lịch sử hình thành môn học Làm văn Làm văn trong nhà trường Việt Nam là một trong những môn học có lịch sử lâu đời. 1.1.1. Nhà trường phong kiến Từ thời phong kiến, việc am hiểu văn chương nói chung và giỏi làm văn nói riêng đã trở thành một trong những tiêu chí để lựa chọn người hiền tài. Khoa cử mỗi triều đại có những qui định ít nhiều khác nhau nhưng nhìn chung, các học trò muốn đỗ đạt cao, được làm quan đều phải trải qua các kì thi (Thi Hương, Thi Hội, Thi Đình) và làm tốt một số văn bản theo qui định. Các loại văn bản được dạy và học trong nhà trường thời phong kiến chủ yếu là: - Câu đối: Bao gồm hai vế phải đối chọi nhau từng chữ cả nghĩa lẫn vần bằng trắc. Câu đối bốn năm chữ gọi là tiểu đối, bảy chữ gọi là đại đối, tám chữ trở lên được gọi là câu đối phú. - Thơ: bao gồm các thể thơ ngũ ngôn, thất ngôn, tứ tuyệt, bát cú, cổ thể, thơ Đường luật. - Phú: Phú có thể được làm bằng văn vần hoặc văn xuôi hoặc văn biền ngẫu nhằm miêu tả phong cảnh, kể sự việc, bàn chuyện đời. Phú gồm phú cổ thể phú cận thể. - Kinh nghĩa: Kinh nghĩa là lấy một vài câu chính văn trong kinh truyện ra đầu bài, rồi cứ suy diễn ý đầu bài, thay lời thánh hiền mà nói ra cho rộng và cho đúng nghĩa với kinh truyện [dẫn theo 9, tr.21] - Văn sách: Là một loại văn thuộc thể nghị luận, chủ yếu trong nhà trường, trong thi cử thời phong kiến, nhằm trình bày, biện luận, thuyết giải những câu hỏi trong đề ra [dẫn theo 9, tr21]. Đây là lối văn rất được trọng

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 1

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN

1.1. Sơ lược lịch sử hình thành môn học Làm văn

Làm văn trong nhà trường Việt Nam là một trong những môn học có

lịch sử lâu đời.

1.1.1. Nhà trường phong kiến

Từ thời phong kiến, việc am hiểu văn chương nói chung và giỏi làm

văn nói riêng đã trở thành một trong những tiêu chí để lựa chọn người hiền

tài. Khoa cử mỗi triều đại có những qui định ít nhiều khác nhau nhưng nhìn

chung, các học trò muốn đỗ đạt cao, được làm quan đều phải trải qua các kì

thi (Thi Hương, Thi Hội, Thi Đình) và làm tốt một số văn bản theo qui định.

Các loại văn bản được dạy và học trong nhà trường thời phong kiến chủ

yếu là:

- Câu đối: Bao gồm hai vế phải đối chọi nhau từng chữ cả nghĩa lẫn

vần bằng trắc. Câu đối bốn năm chữ gọi là tiểu đối, bảy chữ gọi là đại đối,

tám chữ trở lên được gọi là câu đối phú.

- Thơ: bao gồm các thể thơ ngũ ngôn, thất ngôn, tứ tuyệt, bát cú, cổ thể,

thơ Đường luật.

- Phú: Phú có thể được làm bằng văn vần hoặc văn xuôi hoặc văn biền

ngẫu nhằm miêu tả phong cảnh, kể sự việc, bàn chuyện đời. Phú gồm phú cổ

thể và phú cận thể.

- Kinh nghĩa: Kinh nghĩa là lấy một vài câu chính văn trong kinh

truyện ra đầu bài, rồi cứ suy diễn ý đầu bài, thay lời thánh hiền mà nói ra cho

rộng và cho đúng nghĩa với kinh truyện [dẫn theo 9, tr.21]

- Văn sách: Là một loại văn thuộc thể nghị luận, chủ yếu trong nhà

trường, trong thi cử thời phong kiến, nhằm trình bày, biện luận, thuyết giải

những câu hỏi trong đề ra [dẫn theo 9, tr21]. Đây là lối văn rất được trọng

Page 2: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 2

dụng thời phong kiến vì phải đọc sách, nhớ sách nhiều và phải có cao kiến

mới làm được.

- Chiếu, biểu: Chiếu là một thể văn thư (còn gọi là chiếu thư, chiếu

chỉ), ở đó nhà vua ban bố mệnh lệnh cho toàn dân. Chiếu có thể viết bằng văn

vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu. Biểu là một thể văn thư thường do quan lại

viết để dân lên nhà vua nhằm bày tỏ một điều gì với lời lẽ cung kính.

- Luận: là lời minh luận, lấy một câu gì hoặc một việc gì làm đầu bài,

rồi cứ suy diễn câu ấy mà bàn, tùy ý mình muốn khen chê miễn sao hợp lẽ là

được [dẫn theo 9, tr.22].

1.1.2. Nhà trường thời Pháp thuộc (trước 1945)

Bên cạnh việc kế thừa và tiếp tục dạy các loại văn bản trong nhà trường

phong kiến, nhà trường thời Pháp thuộc còn đưa vào một số loại văn bản mới:

Văn miêu tả, Văn trần thuật, Văn phát biểu cảm tưởng, Văn nghị luận. Mặc

dù lí thuyết của các loại văn bản mới này chưa được chú ý nhiều “trong giờ

luận Pháp và Việt văn, các giáo sư chỉ cho đầu bài, có khi làm một dàn ý sơ

lược rồi để mặc ta thao túng” (dẫn theo 9) nhưng đây chính là các loại văn

bản quan trọng, là nòng cốt cho việc dạy làm văn trong nhà trường Việt Nam

sau năm 1945.

1.1.3. Nhà trường từ sau Cách mạng tháng Tám - 1945 đến nay

Về sau này, ở mỗi thời kì khác nhau, do yêu cầu khác nhau trong việc

học, việc dạy nên các kiểu văn bản cũng được thay đổi. Nhà trường từ sau

Cách mạng tháng Tám ngoài việc dạy những kiểu văn bản đã được dạy từ thời

Pháp thuộc trước 1945 còn bổ sung thêm kiểu văn bản hành chính, công vụ.

Hiện nay, Làm văn trong nhà trường đã có những thay đổi, bổ sung về

nội dung nhưng vẫn kế thừa nhiều yếu tố hợp lí của các giai đoạn trước. Làm

văn dù được dạy ở giai đoạn nào cũng thực hiện tốt vai trò của mình trong

việc giúp cho người học nắm được nội dung các kiểu văn bản từ đó biết cách

tạo lập các văn bản.

Page 3: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 3

1.2. Cơ sở khoa học của môn học Làm văn

1.2.1. Một số tiền đề lí thuyết của môn học Làm văn

1.2.2. Lí thuyết về văn bản

1.2.2.1. Khái niệm văn bản

Văn bản vừa là phương tiện để giao tiếp đồng thời vừa là sản phẩm của

sự giao tiếp.

Lâu nay, khái niệm văn bản có nhiều cách định nghĩa khác nhau do xuất

phát từ mục đích nghiên cứu, nội dung nghiên cứu khác nhau. Nhưng nhìn

chung, khái niệm văn bản được hiểu chủ yếu theo hai bình diện: nghĩa rộng

và nghĩa hẹp.

1.2.2.2. Đặc trưng của văn bản

a) Tính trọn vẹn về hình thức

b) Tính trọn vẹn về nội dung

c) Tính liên kết

d) Mục đích sử dụng của văn bản:

1.2.2.3. Phương thức biểu đạt của văn bản và kiểu văn bản

a) Phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt được hiểu là cách thức phản ánh và tái hiện lại

đời sống (thiên nhiên, xã hội, con người) của người viết, người nói. Mỗi văn

bản có cách thức và phương pháp tổ chức, diễn đạt nội dung khác nhau tạo

nên phương thức biểu đạt của văn bản đó. Phương thức này chi phối toàn bộ

quá trình tạo lập văn bản.

Khái quát phương thức biểu đạt của các văn bản, có thể kể đến các

phương thức biểu đạt như: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,

điều hành. Mỗi phương thức biểu đạt phù hợp với một mục đích, ý đồ phản

ánh, tái hiện nhất định và được thực hiện bởi một thao tác chính nào đó.

Page 4: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 4

Tự sự là phương thức dùng hành động kể việc, trình bày một chuỗi sự

việc liên quan đến nhau hay tái hiện lại diễn biến của sự việc nhằm giải thích

sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.

Biểu cảm là phương thức dùng hành động thể hiện, bày tỏ tình cảm tư

tưởng, cảm xúc, thái độ, sự đánh giá của người viết (hoặc nói) với đối tượng

được nói tới.

Miêu tả là phương thức dùng hành động tả để phản ánh và tái hiện lại

đời sống, làm cho sự vật hiện tượng được miêu tả hiện lên trước mắt của

người đọc, giúp người đọc hình dung được đặc điểm, tính chất nổi bật của đối

tượng miêu tả.

Nghị luận là phương thức dùng lí lẽ và dẫn chứng để giải thích, chứng

minh phân tích, bình luận,… nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nào đó và để

thuyết phục người đọc người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó.

Thuyết minh là phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích… một cách

khách quan về đối tượng nào đó để làm rõ đặc điểm cơ bản của đối tượng

hoặc cung cấp tri thức về hiện tượng, sự vật trong tự nhiên và xã hội.

Điều hành là phương thức dùng các động tác hướng dẫn, chỉ đạo, sai

khiến, ra lệnh, điều khiển, đề đạt, kiến nghị… nhằm truyền đạt những nội

dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện

vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có thẩm quyền giải

quyết.

Mỗi phương thức biểu đạt trên có mục đích giao tiếp riêng và đều có

những đặc điểm riêng về nội dung tạo lập, về cấu trúc, về cách dùng từ, về

việc đặt câu, về cách liên kết, dựng đoạn, về lối hành văn,…và được thể hiện

thành các kiểu văn bản khác nhau.

b) Kiểu văn bản

Page 5: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 5

Theo tinh thần chung của môn Làm văn, căn cứ vào các phương thức

biểu đạt, dựa vào các thao tác, hành động ngôn ngữ chủ đạo để xây dựng văn

bản người ta chia ra các kiểu văn bản như sau:

- Văn bản tự sự

- Văn bản miêu tả

- Văn bản biểu cảm

- Văn bản thuyết minh

- Văn bản nghị luận

- Văn bản hành chính - công vụ

c) Phương thức biểu đạt chủ yếu và yếu tố biểu đạt trong văn bản

Đặc điểm tích hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản đòi hỏi

có sự phân biệt hai khái niệm: Phương thức biểu đạt chủ yếu và các yếu tố

biểu đạt trong một văn bản.

1.2.2.4. Bố cục và kết cấu của văn bản

a) Bố cục của văn bản

Bố cục là cách “tổ chức sắp xếp các phần trong một bài viết hoặc tác

phẩm” [14, tr.14]. Bố cục của văn bản có ba phần: mở bài, thân bài (bao gồm

nhiều đoạn), kết bài và được thể hiện qua mô hình sau:

b) Kết cấu của văn bản

Kết cấu được hiểu là “sự phân chia và bố trí các phần, các chương mục

theo một hệ thống nhất định để thể hiện nội dung của tác phẩm”.

1.3. Tạo lập văn bản

1.3.1. Tạo lập văn bản - hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Tạo lập văn bản (làm văn) đạt hiệu quả giao tiếp và thẩm mỹ cao là

mục đích của quá trình làm văn. Như đã trình bày ở phần Li thuyết giao tiếp

ngôn ngư, làm văn chính là một dạng hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

1.3.1.1. Hoạt động là bản chất của việc làm văn

Page 6: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 6

- Làm văn là một hoạt động tâm li, hoạt động bên trong, nên phải có

động cơ hoạt động phù hợp.

- Làm văn là hoạt động để tạo ra sản phẩm lời nói ở dạng âm thanh

hoặc chư viết.

1.1.3.2. Hoạt động làm văn là hoạt động sản sinh, tạo lập lời nói

Cơ chế của hoạt động làm văn này cũng chính là cơ chế của việc đi từ ý

đến lời trong hoạt động giao tiếp. Làm văn trong nhà trường là một hoạt động

giao tiếp bằng ngôn ngữ. Cho nên, để tìm hiểu, xem xét việc làm văn một

cách chính xác, đúng đắn, không nên chỉ nhìn nhận bài văn của học sinh như

một sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ thuộc dạng tĩnh, mà còn cần phải được

tìm hiểu và xem xét như một quá trình động. Đó là quá trình tạo lập lời nói,

quá trình mã hóa nội dung tư duy, nội dung suy nghĩ trong đầu thành những

lời văn, câu văn cụ thể trong bài làm văn. Vì vậy, xét ở góc độ tĩnh, bài làm

văn của học sinh phải đảm bảo đúng qui tắc ngữ pháp của một ngôn ngữ để

các câu văn, đoạn văn trong bài được mạch lạc, liên kết với nhau, tạo thành

một chỉnh thể thống nhất; nhưng mặt khác, xét ở góc độ động, bài làm văn

của học sinh phải được tạo ra phù hợp với nhân vật giao tiếp cần hướng tới để

đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.

1.3.2 Quá trình tạo lập văn bản

Quá trình tạo lập văn bản bao gồm một loạt hoạt động thuộc nhiều cấp

độ khác nhau, đó là quá trình thực hiện động cơ giao tiếp. Muốn vậy, người

viết phải xác định nội dung bài viết và diễn đạt nội dung ấy thành một văn

bản cụ thể.

Hoạt động chuyển từ ý đến lời của người viết trong việc tạo lập văn bản

đi theo một qui trình có sự tương ứng nhất định với qui trình bốn bước của

việc tạo lập lời nói: định hướng, lập chương trình, hiện thực hóa chương trình

và kiểm tra văn bản.

Page 7: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 7

1.3.3. Các yếu tố của hoạt động làm văn

Làm văn là một dạng hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Bất cứ hoạt

động làm văn nào cũng đều không thể thiếu ba yếu tố: chủ thể (người làm

văn), đối tượng (nội dung) và văn bản (sản phẩm của hoạt động làm văn),

- Chủ thể là người tạo lập văn bản, người phát thông tin. Đây là yếu tố

quan trọng trong hoạt động làm văn. Vì trình độ của người tạo lập văn bản tỉ

lệ thuận với chất lượng văn bản. Tùy thuộc vào các nhân tố chi phối hoạt

động giao tiếp bằng văn bản (nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, hoàn

cảnh giao tiếp,…) mà người viết lựa chọn phương tiện ngôn ngữ, cách nói,

cách viết thích hợp.

- Đối tượng là các sự việc, hiện tượng, những vấn đề tình cảm, tư tưởng

cần được biểu đạt, những ý kiến cần trình bày, trao đổi. Những nội dung ấy

bắt nguồn từ chính trong đời sống của chúng ta, từ mối quan hệ của chúng ta

đối với xung quanh và đối với cả chính bản thân mình, với những điều đã học,

đã đọc được ở sách báo, đã quan sát, chiêm nghiệm trong cuộc sống.

- Văn bản là sản phẩm của hoạt động làm văn (viết hoặc trình bày, trao

đổi, thảo luận). Dù là ở dạng nói hay dạng viết, văn bản đều là kết quả biểu

đạt của một hành động ngôn ngữ chủ yếu nào đó. Văn bản đòi hỏi phải theo

đúng quy tắc về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng,…và phải có bố cục logic, hợp lí.

* CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1. Phân tích sự kế thừa và phát triển các kiểu văn bản được dạy trong

nhà trường từ trước tới nay?

2. Trình bày những tiền đề lí thuyết của môn học Làm văn?

3. Phân tích lí thuyết về văn bản – một trong những cơ sở khoa học

quan trọng của môn học Làm văn?

4. Bản chất của việc làm văn trong hoạt động giao tiếp?

Page 8: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 8

Page 9: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 9

CHƯƠNG 2.

CÁC KIỂU VĂN BẢN THÔNG DỤNG

2.1. Văn bản tự sự

2.1.1. Khái quát về văn bản tự sự

2.1.1.1. Khái niệm phương thức tự sự

Tự sự và văn tự sự xuất hiện từ thuở xa xưa trong lịch sử nhân loại. Dù

trong đời sống hay trong văn học, con người đều cần sử dụng đến phương

thức tự sự và văn bản tự sự. Văn bản tự sự trước đây còn được gọi là văn kể

chuyện.

Như vậy, dù hiểu theo nghĩa nào thì tiêu chí quan trọng nói lên bản chất

của tự sự và văn bản tự sự chính là “miêu tả sự kiện” hay “kể chuyện”. Tự sự

được hiểu là phương thức dùng hành động kể việc, trình bày một chuỗi sự

việc liên quan đến nhau hay tái hiện lại diễn biến của sự việc nhằm giải thich

sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.

2.1.1.2. Vai trò của các yếu tố biểu đạt khác trong văn bản tự sự

Tự sự là một trong những phương thức chủ đạo chính yếu mà các nhà

văn thường vận dụng để phản ánh, tái hiện hiện thực. Trong văn bản tự sự, rất

ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường

đan xen vào các yếu tố miêu tả, biểu cảm…Các yếu tố biểu đạt này cũng đóng

một vai trò nhất định trong văn bản tự sự.

2.1.2. Đặc điểm của văn bản tự sự

2.1.2.1. Có câu chuyện với ý nghĩa sâu sắc

Câu chuyện là sự việc có diễn biến, được đem ra kể nhằm nói lên một

điều gì đó. Hai yếu tố tạo nên câu chuyện là sự việc có diễn biến mà phần cốt

lõi tạo nên cốt truyện và ý nghĩa, điều muốn nói qua sự việc được kể lại.

Sự việc có diễn biến là các sự kiện, tình tiết, chi tiết, nhân vật có quan

hệ với nhau, tạo nên sự phát triển liên tục từ khi bắt đầu câu chuyện cho đến

khi kết thúc câu chuyện. Do đó, các câu chuyện có khả năng phản ánh đời

Page 10: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 10

sống xã hội từ những khung cảnh rộng đến các chi tiết cụ thể, nhỏ bé. Trong

văn bản tự sự, sự việc là phương tiện để tác giả kể chuyện. Giữa các sự việc

bình thường, mỗi tác phẩm có một vài sự việc tiêu biểu, đặc sắc để kết nối các

sự việc khác, khắc họa tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn,..., nhằm làm nổi bật

chủ đề, ý nghĩa của câu chuyện. Sự việc trong câu chuyện có thể có thật

nhưng cũng có thể mang tính hư cấu; có thể là sự việc mới xảy ra hay cũng có

thể là sự việc thuộc về quá khứ hoặc của tương lai.

Sự việc có diễn biến chỉ là phương tiện, tạo nên phần xác của câu

chuyện. Muốn cho câu chuyện sống được trong lòng người đọc, nó phải có

phần hồn, tức là phải chứa đựng một ý nghĩa nào đó, gửi gắm tới người đọc

nhưng thông điệp về một li tưởng xã hội, thẩm mĩ.

Như vậy, sự việc có diễn biến chỉ là phương tiện, còn ý nghĩa, điều

muốn nói mới là mục đich của câu chuyện.

2.1.2.2. Có nhân vật, tình huống, chi tiết

a) Nhân vật

Tạo nên sự việc có diễn biến trong câu chuyện là các nhân vật và hành

động của nhân vật. Nhân vật là trung tâm của sự kiện, sự việc, của biến cố,

của cốt truyện. Nhân vật trong tác phẩm tự sự phải có đầy đủ ý nghĩa của nó,

như đời sống, số phận, hoạt động, phải gửi gắm một tư tưởng,... Nhân vật

trong câu chuyện thường được miêu tả từ hình dáng bên ngoài tới nội tâm bên

trong.

b) Tình huống và chi tiết

Tình huống và chi tiết là da và thịt đắp lên bộ xương là cốt truyện. Tình

huống và chi tiết là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn, sinh động cho câu chuyện.

- Chi tiết trong các câu chuyện thường gồm nhiều loại:

+ Chi tiết về chân dung, ngoại hình nhân vật;

+ Chi tiết về nội tâm, tâm lí nhân vật;

+ Chi tiết về phong cảnh thiên nhiên;

Page 11: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 11

+ Chi tiết về phong tục tập quán;

+ Chi tiết về đồ dùng sinh hoạt; vv...

- Các câu chuyện cũng thường bao gồm nhiều tình huống. Có tình

huống tạo sự xung đột gay gắt, có tình huống tạo sự tương phản nhằm làm nổi

bật tính cách nhân vật hoặc hoàn cảnh xã hội. Có cốt truyện, có nhân vật

nhưng thiếu các chi tiết, tình huống hay thì câu chuyện cũng rất dễ bị nhạt

nhẽo, vô vị.

2.1.2.3. Ngôi kể, lời kể trong văn bản tự sự

a) Ngôi kể

Có nhiều quan điểm khác nhau về ngôi kể. Theo quan điểm của các tài

liệu lí luận văn học, văn bản tự sự chỉ có hai ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi

thứ ba.

b) Lời kể trong văn bản tự sự

Lời kể trong văn bản tự sự bao gồm các kiểu lời nói (lời kể nhân vật,

lời kể việc, lời miêu tả, bình luận, đối thoại,...). Lời kể về nhân vật, sự việc

chính là yếu tố giới thiệu về nhân vật, sự việc đó và thường được làm rõ bởi

phương thức thuyết minh. Có hai cách để giới thiệu nhân vật, sự việc:

+ Giới thiệu, thuyết minh trực tiếp nhân vật, sự việc. Ví dụ:

“Có nhà viên ngoại họ Vương

Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung

Một trai con thứ rốt lòng,

Vương Quan là chư nối dòng Nho gia

Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Page 12: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 12

+ Giới thiệu, thuyết minh gián tiếp nhân vật, sự việc.Cách này thường

làm cho câu chuyện sinh động và tạo hiệu quả nghệ thuật cao hơn nhưng

thường phải diễn đạt dài. Người viết cần khéo léo trong việc lựa chọn các chi

tiết, hình ảnh còn người đọc thường phải tinh tế mới nhận ra được điều người

viết muốn truyền đạt.

2.2. Văn bản miêu tả

2.2.1. Khái quát về văn bản miêu tả

Dưới góc độ của môn học Làm văn, miêu tả được hiểu là phương thức

dùng hành động tả để phản ánh và tái hiện đời sống, làm cho sự vật, hiện

tượng được miêu tả hiện lên trước mắt của người đọc, giúp người đọc hình

dung được đặc điểm, tinh chất nổi bật của đối tượng miêu tả.

2.2.1.1. Vai trò của văn miêu tả

Tóm lại, văn miêu tả như một hình thức sáng tạo ra “thế giới thứ hai”

từ thê giới hiện thực thông qua cái nhìn mơi mẻ và cách cảm nhận riêng của

người viết. Văn miêu tả là cách thức tiếp xúc, đón nhận cuộc sống để trình

bày vẻ đẹp kì diệu tiềm ẩn của cuộc sống và là cách bày tỏ xúc động thẩm mĩ

và năng lực chữ nghĩa của người viết.

2.2.1.2. Vai trò của các phương thức biểu đạt khác trong văn bản miêu tả

Trong nhà trường phổ thông, văn tự sự, văn miêu tả, văn biểu cảm được

giới thiệu tách rời như là những phương thức biểu đạt độc lập. Việc giới thiệu

tách rời như vậy nhằm mục đích giúp học sinh nắm chắc đặc trưng của từng

phương thức để dễ nhận diện các thao tác và luyện tập nhuần nhuyễn từng

thao tác.

2.2.2. Đặc điểm của văn bản miêu tả

2.2.2.1. Tinh thông báo thẩm mĩ chứa đựng tình cảm của người viết

Miêu tả trong văn bản nghệ thuật là một trong những phương thức quan

trọng để nhận thức, phản ánh và thể hiện thế giới. Đây là một quá trình tái

hiện lại đối tượng mang tính thẩm mĩ và thể hiện cá tính sáng tạo, quan điểm,

Page 13: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 13

tâm hồn, trí tuệ, nhân cách... của người viết. Do vậy, từng chi tiết trong bài

văn miêu tả đều mang đậm dấu ấn cá nhân và thể hiện cảm xúc chủ quan của

người viết.

2.2.2.2. Tinh sinh động và tạo hình

Tính sinh động và tạo hình là những phẩm chất phải có của một bài văn

hay. Để có tính sinh động và tạo hình, các chi tiết miêu tả cần phải có đủ hai

yếu tố là cái mới, cái riêng và sự hàm súc.

2.2.2.3. Ngôn ngư giàu cảm xúc và hình ảnh

Ngôn ngữ miêu tả có giàu cảm xúc và hình ảnh thì mới có khả năng thể

hiện một cách sinh động, tạo hình đối tượng được miêu tả và bộc lộ cảm xúc

của người viết. Ngôn ngữ trong văn miêu tả thường giàu các tính từ, động từ,

từ tượng thanh, từ tượng hình, từ láy và thường hay sử dụng các biện pháp

nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.

2.3. Văn bản biểu cảm

2.3.1. Khái quát về văn bản biểu cảm

Dưới góc nhìn của môn Làm văn, biểu cảm là phương thức dùng hành

động thể hiện, bày tỏ tình cảm tư tưởng, cảm xúc, thái độ, sự đánh giá của

người viết (hoặc nói) với đối tượng được nói tới.

2.3.1.1. Vai trò của văn biểu cảm

Mục đích của bài văn biểu cảm là khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc,

làm cho người đọc cảm nhận được cảm xúc của người viết. Chính vì vậy mà

tình cảm là nội dung thông tin chủ yếu của văn bản biểu cảm. Các hình ảnh,

sự việc chỉ là phương tiện để biểu cảm.

Trong văn biểu cảm, người ta có thể biểu cảm về một tác phẩm văn

học, một nhân vật văn học hay biểu cảm về con người, sự việc, hiện tượng

trong đời sống.

2.3.1.2. Vai trò của các phương thức biểu đạt khác trong văn bản biểu cảm

2.3.2. Đặc điểm của văn bản biểu cảm

Page 14: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 14

2.3.2.1. Đối tượng biểu cảm

Đối tượng biểu cảm là những con người, những sự việc, hiện tượng,

những vấn đề vẫn thường gặp trong đời sống hoặc nhân vật văn học hay tác

phẩm văn chương có thể gợi ra cho chủ thể những tình cảm, suy tư, cảm

xúc,...Đối tượng biểu cảm thường có những đặc điểm sau:

- Có những nét tương đồng, phù hợp với tâm hồn chủ thể biểu cảm;

- Là nguyên cớ và phương tiện để bộc lộ nội tâm;

- Chi phối cảm hứng chủ đạo của văn bản.

2.3.2.2. Chủ thể biểu cảm

Chủ thể biểu cảm là một hiện tượng rất đa dạng; đó là cá nhân, là tập

thể, trực tiếp hoặc gián tiếp bộc lộ tình cảm hay tư tưởng của mình. Trong các

tác phẩm văn học, chủ thể biểu cảm chính là chủ thể trữ tình. Chủ thể biểu

cảm thường có các đặc điểm sau:

a) Chủ thể biểu cảm thường bộc lộ cái tôi một cách có ý thức

Cái tôi là thuộc tính cá tính cá nhân, riêng biệt, độc đáo của chủ thể,

cần phải được làm nổi bật lên. Bởi vậy, mục đích của văn bản biểu cảm luôn

coi trọng việc bộc lộ cái tôi của chủ thể.

b) Cái tôi chủ thể mang được ý nghĩa xã hội, nhân văn nhất định

Những nỗi niềm riêng tư, kín đáo không phải bao giờ cũng được đem ra

để thổ lộ, nhất là trong văn bản nghệ thuật. Cái tôi biểu cảm vừa rất riêng, rất

cá tính, nhưng đồng thời phải có tính khái quát tính chung. Cái tôi chủ thể

phải vượt ra được khỏi cái riêng, cái cá biệt tầm thường thì mới mang được

những ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân văn nhất định.

c) Chủ thể biểu cảm thể hiện điểm nhìn trong văn bản biểu cảm

Trong văn bản biểu cảm, điểm nhìn cũng có ý nghĩa như một nhân tố

xuất phát, có ý nghĩa quyết định toàn bộ việc phản ánh, thể hiện và luôn gắn

bó với chủ thể. Có các loại điểm nhìn sau:

Page 15: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 15

- Điểm nhìn cá nhân: Điểm nhìn cá nhân xuất phát từ một cá nhân nhất

định, với những đặc điểm về tuổi tác, tính cách, trình độ, nghề nghiệp,...; và

sẽ quyết định toàn bộ kết quả quan sát, nhận thức, thái độ,... đối với đối tượng

biểu cảm.

- Điểm nhìn liên cá nhân: Là hiện tượng “đồng chủ thể”. Nó cũng có

những đặc điểm riêng: một cá nhân phát ngôn nhưng nội dung lại thống nhất

với ý kiến một cá nhân khác (chẳng hạn, trường hợp Nguyễn Trãi viết Bình

Ngô đại cáo). Vì thế mà, trong văn bản biểu cảm, điểm nhìn cá nhân có cả đặc

điểm của một số chủ thể và đặc điểm cá tính của người viết ít được bộc lộ.

- Điểm nhìn tập thể: tức là xuất phát từ quan điểm của một tập thể,

trước một vấn đề lớn liên quan đến tập thể, người viết đại diện cho tập thể ấy

phát biểu chính kiến của mình. Nhưng thực ra, ý kiến đó mang ý nghĩa đại

diện cho tập thể.

Điểm nhìn tập thể có ưu thế là có thể nhận thấy được những ý nghĩa xã

hội rộng lớn của các sự kiện, thấy được giá trị xã hội của chúng; và trên

phương diện khái quát hóa nghệ thuật, tư tưởng, tình cảm của chủ thể dễ có

được một tầm khái quát cao. Bên cạnh đó, do xuất phát từ điểm nhìn tập thể,

tính khách quan của hình tượng biểu cảm được gia tăng, cho nên sự thuyết

phục của nó được nâng lên; tuy nhiên, việc bộc lộ cá tính của chủ thể sẽ bị

hạn chế.

- Điểm nhìn nhân vật: Trong một số trường hợp, chủ thể biểu cảm phải

dựng lên các nhân vật trữ trình để nhờ đó mà phát ngôn một cách hợp lí. Lúc

đó, điểm nhìn cá nhân được thay đổi, biến hóa đi, gọi là điểm nhìn nhân vật.

Khi đó, điểm nhìn được chuyển sang góc độ nhân vật. Điểm nhìn nhân vật là

một cách thay đổi, biến hóa linh hoạt của điểm nhìn cá nhân của chủ thể.

Chẳng hạn, điểm nhìn nhân vật của Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)

phần lớn được thể hiện qua nhân vật Kiên; nói chính xác hơn, tác phẩm được

dệt bằng tâm trạng Kiên trên đường tìm về quá khứ. Hay, điểm nhìn nhân vật

Page 16: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 16

của Nhớ rừng (Thế Lữ) lại được chủ thể gửi gắm qua lời một con hổ sa cơ,

nhớ về thời oanh liệt.

Tóm lại, điểm nhìn trong văn biểu cảm có ý nghĩa rất quan trọng trong

việc khám phá những đặc điểm của nội tâm cũng như của đối tượng khách

thể. Tất cả các điểm nhìn ấy đều liên quan đến chủ thể.

2.3.2.3. Nội dung biểu cảm

Nội dung biểu cảm luôn phong phú sinh động và linh hoạt như tâm hồn

con người. Nội dung biểu cảm có thể là cảm xúc trước thiên nhiên, con người;

tình cảm gia đình, đôi lứa; cảm hoài trước nhân tình, thế thái, số phận con

người; hoài niệm và ước mơ, hoài bão; ...Như vậy, tựu chung lại, văn bản biểu

cảm cho dù nói về vấn đề nào, đối tượng nào thì cảm xúc, suy nghĩ là nhân tố

chủ yếu; bởi cái đích của văn bản biểu cảm là khêu gợi sự đồng cảm ở người

đọc.

Và, văn bản biểu cảm không chỉ bộc lộ những suy nghĩ của người viết

về một nhân vật, một tác phẩm văn học hay một sự vật, hiện tượng, vấn đề

nào đó mà còn giãi bày (trực tiếp hoặc gián tiếp) những tình cảm của người

viết về đối tượng đó. Cho nên, văn biểu cảm thiên về miêu tả, tự sự trạng thái,

các diễn biến nội tâm của người viết.

2.4. Văn bản thuyết minh

2.4.1. Khái quát về văn bản thuyết minh

Thuyết minh theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê là:

“Nói hoặc chú thich cho người ta hiểu rõ hơn về nhưng sự vật, sự việc hoặc

hình ảnh được đưa ra” [13, tr.969].

Theo quan điểm của môn Làm văn, thuyết minh là phương thức trình

bày, giới thiệu, giải thich… một cách khách quan về đối tượng nào đó để làm

rõ đặc điểm cơ bản của đối tượng hoặc cung cấp tri thức về hiện tượng, sự

vật trong tự nhiên và xã hội. Thuyết minh là phương thức biểu đạt cơ bản của

văn bản thuyết minh.

Page 17: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 17

2.4.1.1. Vai trò của văn thuyết minh

2.4.1.2. Vai trò của các phương thức biểu đạt khác trong văn bản thuyết minh

2.4.2. Đặc điểm của văn bản thuyết minh

2.4.2.1. Tinh khách quan, chuẩn xác

2.4.2.2. Tinh mạch lạc, rõ ràng

2.4.2.3. Tinh hấp dẫn

2.5. Văn bản nghị luận

2.5.1. Khái quát về văn bản nghị luận

Dưới góc nhìn của môn Làm văn, nghị luận được hiểu là phương thức

dùng li lẽ và dẫn chứng để giải thich, chứng minh, phân tich, bình luận…

nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nào đó và để thuyết phục người đọc người nghe

về một tư tưởng, quan điểm nào đó. Khi cần trình bày một cách trực tiếp,

mạch lạc, sâu sắc một tư tưởng, quan điểm, quan niệm nào đó trước cuộc

sống, người ta thường dùng nghị luận làm phương thức biểu đạt chính.

SGK Ngữ văn 7 tập 2 giải thích: “Văn nghị luận là văn được viết ra

nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào

đó.Muốn như thê, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có li lẽ, dẫn

chứng thuyết phục. Nhưng tư tưởng, quan điểm bài văn nghị luận xác lập

phải hướng tới giải quyết nhưng vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có

nghĩa.

Như vậy, trong bài văn nghị luận, tư tưởng quan điểm cần được xác lập

chiếm vị trí trung tâm, quan trọng. Trong cả bài văn, mọi chi tiết, mọi ý kiến

đều phải hướng vào đó để khẳng định, chứng mnh, bàn luận… Nói cách khác,

chinh tư tưởng và quan điểm cần xác lập sẽ tạo ra cơ sở lí thuyết cho sự liên

kết mọi ý trong bài thành một thể thống nhất.

2.5.1.1. Vai trò của văn nghị luận

2.5.1.2. Vai trò của các phương thức biểu đạt khác trong văn bản nghị luận

Page 18: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 18

So với các kiểu văn bản như tự sự, miêu tả, biểu cảm,...thì văn nghị

luận có những điểm khác biệt. Nếu như văn miêu tả, tự sự chỉ thông qua một

số từ ngữ mà lột tả và làm sống dậy trước mắt người đọc thần thái của sự vật,

sự việc...thì văn nghị luận lại tiêu biểu cho cách nói chặt chẽ, hùng hồn và

giàu sức thuyết phục. Bởi vì văn nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết phục

người đọc chủ yếu bằng lí lẽ và lập luận.

2.5.2. Đặc điểm của văn bản nghị luận

Văn nghị luận là sản phẩm của tư duy logic, của lí trí sắc bén và tỉnh

táo. Yêu cầu của văn nghị luận là ý tứ cần chặt chẽ, sáng sủa, lập luận phải

chắc chắn, đảm bảo độ chính xác cao, giàu sức thuyết phục. Bởi vậy, tính

thuyết phục lớn lao, tinh triết li sâu sắc, tinh biện luận mạnh mẽ chính là

những đặc điểm chủ yếu của văn bản nghị luận.

2.5.3. Lập luận và các yếu tố của lập luận

2.5.3.1. Lập luận

2.5.3.2. Các yếu tố của lập luận

2.5.4. Những thao tác chính của văn nghị luận

2.5.4.1. Phân tich và tổng hợp

Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường

dùng phép phân tích và tổng hợp.

- Phân tích trong văn nghị luận chính là đem một ý kiến, một vấn đề

lớn chia ra thành những ý kiến, những vấn đề nhỏ, xem xét theo từng khía

cạnh, từng bộ phận của vấn đề. Có phân tích thì mới mở rộng được vấn đề và

làm cho văn nghị luận được phong phú và sâu sắc. Như vậy, phân tích là phép

lập luận trình bày từng bộ phận của một vấn đề, nhằm chỉ ra nội dung của sự

vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể

vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu.

- Tổng hợp là phương pháp tư duy ngược lại với phân tích, là rút ra cái

chung từ những điều đã phân tích, không có phân tích thì không có tổng hợp.

Page 19: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 19

Lập luận tổng hợp thường đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật đã

được phân tích mà liên hệ lại với nhau, nêu ra các nhận định chung về sự vật

ấy. Sự nhận thức của con người đối với sự vật nói chung là tản mạn, từng mặt,

chỉ khi nào đem đến các nhận định riêng lẻ ấy tổng hợp với nhau mới có được

một tư tưởng toàn diện. Trong tập làm văn cũng vậy, sau khi phân tích từng ý,

từng phần, người viết phải tổng hợp thì mới có bài văn hoàn chỉnh. Lập luận

tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn, hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần

hoặc toàn bộ văn bản.

Phương pháp phân tích và tổng hợp tuy đối lập nhau nhưng không tách

rời nhau. Phân tích rồi thì phải tổng hợp mới có ý nghĩa, mặt khác, trên cơ sở

phân tích rồi mới có sự tổng hợp.

2.5.4.2. Giải thich, chứng minh và bình luận

- Giải thich một vấn đề chính là mở rộng nội dung của vấn đề đó vốn

được thâu tóm gọn lại thành một luận đề súc tích, khái quát nhằm làm sáng tỏ

vấn đề hơn. Dùng cách nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu

với các hiện tượng khác, chỉ ra nguyên nhân hâu quả… để làm rõ vấn đề cần

được giải thích. Qua đó người đọc hiểu được vấn đề giải thích về nhiều mặt:

đặc điểm, phẩm chất, quan hệ… Nhờ vậy mà trình độ nhận thức, tư tưởng

tình cảm của họ được nâng cao.

- Chứng minh là đưa thêm sự kiện, dẫn chứng, lí lẽ mới để làm cho sự

giải thích càng thêm vững chắc. Chứng minh một vấn đề có thể là một sự

khẳng định, tức là xác nhận tính đúng đắn của nó hoặc có thể là sự phủ định,

tức là chứng tỏ nó là sai lầm. Chứng minh cũng có khi vừa khẳng định vừa

phủ định, tức là xác nhận vấn đề vừa đúng ở mặt này mà sai ở mặt khác, trong

trường hợp này thì sai còn trong hoàn cảnh kia thì đúng. Khi sử dụng các lí lẽ

dẫn chứng để đưa vào bài chưng minh cần có sự lựa chọn và phân tích các lí

lẽ và dẫn chứng để tạo nên sức thuyết phục với người đọc.

Page 20: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 20

- Bình luận là bàn bạc, bày tỏ ý kiến của người viết đối với vấn đề. Khi

bình luận người viết có thể nêu ra những ý kiến, phán đoán, nhận xét, suy

luận có tính chủ quan. Người viết cũng có thể liên hệ hoàn cảnh, kinh nghiệm,

cảm xúc tình cảm của mình làm cho vấn đề thêm sinh động, phong phú.

Giải thích, chứng minh, bình luận là ba thao tác thường gặp trong văn

nghị luận. Trong thực tế, nhiều khi ba thao tác này không tách rời nhau mà

kết hợp nhuần nhuyễn trong quá trình nghị luận.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2

1. Khái niệm các kiểu văn bản? Đặc điểm của từng loại văn bản?

2. Xác định kiểu loại văn bản, phân tích nội dung, mục đích giao tiếp, bố cục,

kết cấu, cách hành văn của các văn bản sau:

a) Bà lái đò (Nguyễn Công Hoan)

b) Dòng sông mặc áo (Nguyễn Trọng Tạo)

c) Thói quen (Băng Sơn)

d)Một ngày Kim Lân (Trần Ninh Hồ)

e) Trở lại phố Hoài (Quỳnh Như)

f) Đọc “Hồi kí Nguyễn Hiến Lê” (Hồ Tấn Nguyên Minh)

g) Bàn về thị hiếu (Hà Ngọc Doãn)

h) Thắng cảnh Bà Nà

i) Thu Bồn viết về nghề văn, nhà văn và chuyện làm thơ (Nguyễn Kim

Huy)

k) Tết Nguyên Đán và những phong tục cổ truyền của người Việt (Bùi

Như Hải)

l) Khép lại lễ hội sắc màu Đà Nẵng (Nguyễn Hùng)

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KĨ NĂNG LÀM VĂN

3.1. Hệ thống kĩ năng và quy trình luyện tập kĩ năng

Page 21: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 21

3.1.1. Hệ thống kĩ năng làm văn

Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức được trang bị vào thực

tế. Kĩ năng được hiểu như là “khả năng của con người có thể hoàn thành các

nhiệm vụ trong những điều kiện mới dựa trên cơ sở những tri thức và những

kinh nghiệm đã được tích lũy” [1, tr.19].

Quá trình lĩnh hội và tiếp nhận văn bản, ở mỗi kiểu văn bản khác nhau

lại đòi hỏi những kiểu kĩ năng khác nhau. Song, để tạo lập một văn bản bất kì

(qui trình tạo lập cho bất kì kiểu văn bản nào) cũng đều cần phải thực hiện các

nhóm kĩ năng sau:

- Kĩ năng tìm hiểu, phân tích đề

- Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý

- Kĩ năng diễn đạt

- Kĩ năng trình bày

Trong mỗi nhóm kĩ năng ấy có thể hình thành các kĩ năng bộ phận (tiểu

kĩ năng) khác nhau. Mỗi nhóm kĩ năng lại hướng tới một nhiệm vụ cụ thể và

có quan hệ mật thiết với nhau. Chúng tạo thành một quy trình thống nhất theo

trật tự: từ phân tích, tìm hiểu đề đến tìm ý, lập dàn ý, sau đó đến diễn đạt và

cuối cùng là trình bày. Tuy nhiên, khi vận dụng các kĩ năng trên vào thực tế

để thực hành viết văn, cần luôn luôn lưu ý đến đặc điểm, đặc trưng của từng

kiểu văn bản để đạt được đích giao tiếp đối với mỗi kiểu văn bản khác nhau

và tránh được sự áp đặt không phù hợp.

31.2. Quy trình luyện tập kĩ năng

3.2.2.1. Tìm hiểu, phân tich đề

Xây dựng văn bản là một hoạt động, vì vậy, cũng giống như tất cả các

hoạt động khác, việc xây dựng văn bản cần phải có định hướng. Có thể coi

đây là những đường hướng, những dự kiến được tính toán trước khi người xây

Page 22: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 22

dựng chính thức bắt tay vào việc thể hiện văn bản thành những câu chữ cụ

thể.

Việc định hướng thường được tập trung vào việc trả lời sáng rõ cho

một số câu hỏi sau đây:

- Nói (viết) nhằm đạt kết quả gì? (mục đích giao tiếp?)

- Nói (viết) về những vấn đề gì? (nội dung giao tiếp?)

- Nói (viết) với đối tượng nào? (nhân vật giao tiếp?)

- Nói (viết) như thế nào? (cách thức giao tiếp?)

Việc định hướng càng rõ rệt bao nhiêu, nghĩa là việc trả lời những câu

hỏi trên càng cụ thể, càng rõ ràng bao nhiêu thì bài viết, bài nói càng chặt chẽ,

càng tập trung, vì thế càng đạt hiệu quả giao tiếp bấy nhiêu.

Dù viết loại văn nào (văn nghệ thuật, văn nghị luận, văn hành

chính,…), muốn đạt hiệu quả giao tiếp và có giá trị thẩm mĩ cao, người viết

cũng cần lưu ý và xác định rõ một số vấn đề có tính nguyên tắc chi phối cách

viết và nội dung viết.

Viết một văn bản, người viết bao giờ cũng hướng tới những mục đích

nhất định nhằm thỏa mãn động cơ giao tiếp của mình. Mục đích xác định việc

lựa chọn nội dung và cách viết. Nếu xác định mục đích không rõ ràng, người

viết sẽ thiếu định hướng, bỏ quên những nội dung quan trọng, dẫn đến bài viết

lan man, thiếu trọng tâm. Như vậy, trước hết phải nhận thức đề cho đúng và

cho trúng. Có một thực tế, những học sinh chưa có nhiều kinh nghiệm Làm

văn khi mới đọc qua đề, chưa cần tìm hiểu gì đã vội vã viết ngay, làm ngay,

gặp gì viết nấy. Ví dụ cứ thấy đề về Nam Cao là viết tất cả những gì mình biết

về tác giả này. Thực ra thì hoàn toàn không phải như thế. Mỗi đề văn, nhất là

đề văn hay, người ra đề ngoài những yêu cầu bình thường, luôn luôn “cài đặt”

Page 23: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 23

trong đó một ẩn ý mà chỉ có ai chịu khó tìm hiểu, suy nghĩ mới có thể phát

hiện và đáp ứng được.

3.2.2.2. Tìm ý, lập dàn ý

Một vấn đề của cuộc sống xã hội hoặc văn chương có nhiều cách tiếp

cận, cách tìm hiểu. Trước một đề văn hay, phân tích, tìm hiểu cho kĩ càng, sâu

sắc đã khó, xây dựng cho được một dàn ý cho tương đối hoàn chỉnh và đúng

đắn lại càng khó hơn. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là trước một đề

văn, ai thích nói gì thì nói, ngay cả với việc phân tích, bình giảng một tác

phẩm văn học cũng thế. Cách hiểu, cách trình bày và diễn đạt của người viết

có thể khác nhau, nhưng tất cả đều phải có lí, phải có sức thuyết phục. Vì thế

trước một đề văn dù muốn hay không người ra đề cũng như người viết bài

cũng phải nêu lên được cách hiểu (nhận thức đề) và những ý cơ bản cần phải

đạt được trong bài viết. Tức là phải hình thành được hệ thống ý đáp ứng được

yêu cầu của đề.

a) Tìm ý

Sau khi đã xác định được yêu cầu của đề bài, chúng ta cần tìm ý và lựa

chọn ý cho bài viết. Trước hết cần nhấn mạnh ý ở đây là ý của đề bài đặt ra

chứ không phải ý của tác phẩm hay đối tượng được phân tích. Ý tạo nên nội

dung cụ thể của đối tượng. Trả lời cho câu hỏi: Viết những gì? Tuy nhiên, tùy

theo các kiểu bài khác nhau thì việc triển khai ý cũng khác nhau. Ý của văn

bản tự sự chính là những chi tiết, sự việc tiêu biểu để thuật lại cho tinh thần và

ý nghĩa sự việc được sáng rõ. Ý của bài văn miêu tả chính là các bộ phận cấu

tạo nên đối tượng là quan hệ của nó với những đối tượng xung quanh, là cảm

xúc của người miêu tả. Ý trong bài văn nghị luận là hệ thống luận điểm, luận

cứ. Hệ thống luận điểm chính là cơ sở của nội dung, có thể ví như cấu tạo cốt

lõi, là bộ xương của nội dung. Các luận điểm trong bài cần được làm sáng tỏ

bằng các luận cứ.

b) Lập dàn ý

Page 24: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 24

Lập dàn ý (còn gọi là lập đề cương, lập bố cục, lập dàn bài) là viết ra

trên giấy (trong những trường hợp nào đó có thể là sự hình dung trong óc)

những nội dung cơ bản dự định triển khai trong văn bản, là sự sắp xếp các ý

theo sự thống nhất của từng tiểu chủ đề, phản ánh cơ sở lôgich của hiện thực

và thể hiện được cách trình bày, cách lập luận riêng của tác giả về nội dung và

vấn đề được đề cập tới.

Như trên đã trình bày, có ý rồi, người viết cần biết tổ chức, sắp xếp các

ý ấy thành một hệ thống nhằm làm nổi bật đối tượng, vấn đề. Công việc này

gọi là lập dàn ý hoặc xây dựng bố cục, kết cấu cho bài viết. Có một dàn ý tốt

là điều kiện đảm bảo chắc chắn cho sự thành công của toàn bộ bài văn. Dàn ý

giúp cho người viết sắp xếp, tổ chức các ý một cách chặt chẽ, hợp lí và chủ

động về mặt thời gian, dung lượng triển khai dành cho mỗi phần.

Một bài văn hoàn chỉnh thường có ba phần (mở bài, thân bài, kết bài),

mỗi phần có nhiệm vụ cụ thể, trong đó phần thân bài là phần được lưu ý nhất.

Dù là dàn ý cho kiểu văn bản nào thì các ý lớn, nhỏ của bài viết cũng được

diễn đạt dưới hình thức các tiêu đề ngắn gọn và được đánh dấu bằng hệ thống

kí hiệu để ghi lại cấp độ lớn nhỏ của hệ thống tiêu đề đó.

- Yêu cầu của việc sắp xếp các ý:

+ Các ý lớn phải ngang nhau và làm sáng tỏ cho vấn đề trọng tâm.

+ Các ý nhỏ phải nằm trong các ý lớn và làm sáng tỏ cho ý lớn, trình

bày theo thứ tự để tránh sự trùng lặp ý, có những ý bắt buộc phải trình bày

trước rồi mới trình bày các ý khác.

+ Cần xác định mức độ các ý cho hợp lý.

- Một số lỗi thường mắc khi tìm ý và lập dàn ý:

+ Lạc ý: các ý lớn không tập trung làm sáng tỏ vấn đề trọng tâm của đề

bài (luận điểm bộ phận không phù hợp với luận điểm trung tâm); các ý nhỏ

không tập trung làm sáng tỏ cho ý lớn; các dẫn chứng không liên quan gì đến

ý cần sáng tỏ.

Page 25: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 25

+ Thiếu ý: bài viết không đú ý lớn để làm sáng tỏ các vấn đề trọng tâm,

không đủ các ý nhỏ để làm sáng tỏ ý lớn, không có hoặc không đủ các dẫn

chứng để làm sáng tỏ ý nhỏ.

+ Lặp ý: Bài viết được coi là lặp ý khi các ý sau (ý nhỏ hoặc ý lớn) lặp

lại hoàn toàn hoặc một phần của ý trước.

+ Ý lộn xộn: Đó là các bài viết không theo một thứ tự nào cả; không

phân biệt được ý lớn với ý nhỏ, ý phải trình bày trước với ý phải trình bày

sau; hoặc trình bày chưa hết ý một đã chuyển sang ý hai và sau đó quay trở lại

trình bày ý 1.

3.2.2.3. Diễn đạt

Có đề cương tốt mới là bản thiết kế. Bản thiết kế cần phải được người

thợ khéo tay sử dụng các vật liệu tốt để có một công trình hoàn hảo và chắc

chắn. Vật liệu đó chính là các phương tiện ngôn ngữ. Người viết phải huy

động, lựa chọn từ ngữ, các mô hình câu, mô hình đoạn phù hợp để tạo nên lời

văn hợp chuẩn mực, giàu cảm xúc và hấp dẫn, độc đáo. Bài văn còn là một

chỉnh thể thống nhất chặt chẽ nên người viết cũng phải sử dụng các phương

tiện để liên kết các câu thành đoạn, các đoạn thành bài. Việc sử dụng các

phương tiện ngôn ngữ cần phải phù hợp với các đặc điểm của phong cách văn

bản, tức là phù hợp với từng kiểu loại của bài viết.

Như vậy, sau khi đã có ý rồi, thì vấn đề quan trọng hơn cả là biết diễn

đạt hay. Tức là biết diễn đạt một cách khéo léo những ý của bài viết thành lời

văn cụ thể. Nhiều khi cùng một ý nhưng do cách diễn đạt khác nhau mà hiệu

quả của bài văn không cao. Diễn ý hay phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết: Trong một bài văn

người viết bao giờ cũng thể hiện thái độ tình cảm, tư tưởng của mình trước

một vấn đề mà mình đang thảo luận. Giọng văn là sự thể hiện màu sắc biểu

cảm đó. Qua bài viết ta có thể nhận ra người viết tán thành hay phản đối, ngợi

ca hay châm biếm,… Hơn nữa, để tránh nhàm chán, để bài viết sinh động,

Page 26: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 26

phong phú, người viết cần linh hoạt trong việc hành văn; tránh kiểu viết một

giọng đều đều từ đầu đến cuối, tạo cảm giác đơn điệu.

- Dùng từ độc đáo: Trong làm văn, phải dùng được những từ hay, đoạn

hay thì mới có bài văn hay. Để vận dụng từ ngữ cho “trúng”, độc đáo, cho hay

thì người viết cần phải tích lũy cho mình vốn từ ngữ phong phú và có ý thức

sử dụng khi viết. Có ý thức sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để có đoạn văn, bài

văn hay và tránh rơi vào tình trạng sáo rỗng, khoe chữ.

- Viết câu linh hoạt: Tính linh hoạt trong việc sử dụng câu thể hiện ở

chỗ: tùy từng lúc, từng nơi, tùy vào giọng văn của từng đoạn mà có những

loại câu tương ứng để diễn đạt cho phù hợp.

- Viết văn có hình ảnh: Các bài văn mang tính nghệ thuật cần phải giàu

hình ảnh, bởi chỉ có hình ảnh mới tái tạo được trong tưởng tượng của người

đọc những bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống, con người và cảnh vật.

Lời văn giàu hình ảnh tạo nên sức hấp dẫn, cái hay và vẻ đẹp của bài viết.

Lời văn giàu hình ảnh thể hiện ở cách lựa chọn hình ảnh, chi tiết đặc

sắc, có hồn và được diễn tả bằng ngôn ngữ gợi tả. Để tạo nên sức gợi tả đó,

cần đặc biệt chú ý đến cách dung các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán

dụ, cách sử dụng nhịp điệu, cách kết hợp sử dụng các kiểu câu một cách linh

hoạt.

- Lập luận sắc sảo, chặt chẽ: Lập luận là dùng những lí lẽ và dẫn chứng

để làm sáng tỏ vấn đề, để người đọc hiểu, tin và đồng tình với mình. Lập luận

cần có cho mọi kiểu văn bản và được thể hiện rõ nhất trong văn nghị luận -

một kiểu văn bản chủ yếu sử dụng lí lẽ và dẫn chứng nhằm thuyết phục người

đọc.

- Dẫn chứng phải chinh xác, đa dạng: dẫn chứng cần chính xác, đa

dạng và khi chọn dẫn chứng cần chú ý đến những dẫn chứng mà người viết có

khả năng phân tích được một cách sắc sảo và hay. Việc phân tích dẫn chứng

còn quan trọng hơn cả bản thân dẫn chứng. Dẫn chứng phải được phân tích

Page 27: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 27

cho hay và gắn nó với lí lẽ mà nó cần làm sáng tỏ. Đôi khi, có trường hợp

người viết không phân tích dẫn chứng thì người đọc sẽ không hiểu được dẫn

chứng ấy nhằm phục vụ cho lí lẽ gì, có ý nghĩa gì.

3.2.2.4. Trình bày

Trình bày là sự thể hiện nội dung, câu chữ, bố cục thành hình thức cụ

thể của bài viết trên trang giấy. Hai yêu cầu của trình bày là: trình bày đúng

và trình bày đẹp. Biểu hiện:

- Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả.

- Lề và bố cục các phần rõ rệt

- Trích dẫn và trình bày dẫn chứng đúng quy cách

3.3. Thực hành kĩ năng làm văn

Áp dụng các kiến thức về hệ thống kĩ năng và qui trình luyện tập kĩ

năng để thực hành các kĩ năng làm văn. Lưu ý: đối với các kiểu văn bản khác

nhau (các phương thức biểu đạt khác nhau) việc vận dụng các kĩ năng làm

văn để thực hành, phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý và viết bài hoàn chỉnh cũng

khác nhau.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 3

1. Những kĩ năng cơ bản của việc làm văn là gì?

2. Phân tích nội dung, yêu cầu và mối quan hệ của các kĩ năng làm văn.

3. Chọn (đề xuất) 5 đề văn tiêu biểu cho 5 kiểu văn bản (tự sự, miêu tả,

thuyết minh, biểu cảm, nghị luận), sau đó thực hành phân tích đề, tìm ý,

lập dàn ý.

4. Từ 5 dàn ý đã có ở bài tập 3, viết bài văn hoàn chỉnh.

Page 28: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔN HỌC LÀM VĂN 1.1

Bài giảng Làm văn

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A (Chủ biên, 2001), Làm văn, NXB Giáo dục.

2. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2007), Phương pháp dạy

học Tiếng Việt, NXB Giáo dục.

3. Vũ Minh An (2008), Bài giảng Làm văn, ĐHSP - Đại học Đà Nẵng.

4. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản,

NXB Giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức,

kĩ năng môn Ngư văn lớp 10, 11, 12, NXB Giáo dục.

6. Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương Ngôn ngư học, tập 2, Ngư dụng học,

NXB Giáo dục.

7. Nguyễn Thị Ly Kha (2008), Ngư pháp văn bản và luyện tập văn bản,

NXB Giáo dục.

8. I.R.Galperin (1987), Văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu ngôn

ngư học, NXB Khoa học Xã hội.

9. Hoàng Phê (Chủ biên, 2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

10. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên, 2007), Làm văn, NXB Đại học Sư phạm.

11. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên, 2010), Dạy và học Nghị luận xã hội, NXB

Giáo dục.

12. Nguyễn Trí (2006), Dạy học Tập làm văn ở Trung học cơ sở, NXB

Giáo dục.

13. Trần Đình Sử, Đỗ Ngọc Thống (2007) Tài liệu bồi dưỡng giảng viên

đại học và cao đẳng sư phạm ngành Ngư văn, Hà Nội.

14. Vụ Giáo dục Trung học (2010), Tài liệu tập huấn giáo viên môn Ngư

văn cấp Trung học phổ thông, Hà Nội.