29
BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DC PHTHÔNG MÔN TING HÀN – NGOI NG2 (Dtho ngày 19 tháng 01 năm 2018) Hà Ni, tháng 01 năm 2018

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – NGOẠI NGỮ 2

(Dự thảo ngày 19 tháng 01 năm 2018)

Hà Nội, tháng 01 năm 2018

Page 2: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

2

MỤC LỤC

trang

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC ...................................................................................................................................................... 3

II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ............................................................................................................... 3

III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ........................................................................................................................................ 5

IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ...................................................................................................................................................... 5

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ...................................................................................................................................... 13

VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ........................................................................................................................................ 22

VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC ............................................................................................................................ 24

VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH .......................................................................... 25

Page 3: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

3

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 1. Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể từ lớp 6 đến hết lớp 12, giúp học sinh hình

thành, phát triển năng lực ngoại ngữ đề sử dụng một cách tự tin, hiệu quả, phục vụ cho việc học tập và giao tiếp, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước. Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các chủ đề và kiến thức ngôn ngữ: ngữ âm, chữ Hàn, từ vựng, ngữ pháp được lựa chọn phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh và được tích hợp trong quá trình rèn luyện, phát triển các kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết cơ bản.

2. Chương trình môn Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 (sau gọi tắt là Chương trình tiếng Hàn) được xây dựng theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam1 với tổng thời lượng là 735 tiết (mỗi tiết là 45 phút) bao gồm cả các tiết ôn tập, kiểm tra và đánh giá. Chương trình được chia thành hai giai đoạn. Kết thúc giai đoạn 1, trình độ năng lực giao tiếp bằng tiếng Hàn của học sinh tương đương với Bậc 1; kết thúc giai đoạn 2, trình độ năng lực giao tiếp bằng tiếng Hàn của học sinh tương đương với Bậc 2; Thời lượng dành cho giai đoạn 1 là 420 tiết (tức 4 năm học), dành cho giai đoạn 2 là 315 tiết (trong 3 năm học). Nội dung chương trình được xây dựng theo hệ thống các chủ đề, chủ đề về các lĩnh vực gần gũi trong cuộc sống hằng ngày, phù hợp với lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, về đất nước, con người, văn hoá Hàn Quốc, Việt Nam và các nước khác trên thế giới nhằm cung cấp kiến thức ngôn ngữ, tri thức văn hoá, xã hội liên quan đến các chủ đề, chủ đề và rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn cơ bản, bồi dưỡng khả năng vận dụng ngôn ngữ toàn diện cho học sinh.

II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình tiếng Hàn tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, gồm:

a) Định hướng chung cho tất cả các môn học như: quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình;

b) Định hướng xây dựng chương trình môn Ngoại ngữ.

2. Chương trình tiếng Hàn được thiết kế dựa trên nền tảng các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lý học và phương pháp dạy học ngoại ngữ hiện đại; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngoại ngữ của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỷ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung và chương trình môn Ngoại ngữ nói riêng những năm gần đây, nhất là 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, 2014.

Page 4: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

4

của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, chú ý đến sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.

3. Đảm bảo tính hệ thống, tính khả thi, tính dân tộc của nội dung giảng dạy.

4. Đảm bảo hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Hàn Quốc cho học sinh. Thông qua việc vận dụng các kiến thức ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, cần chú trọng thiết kế hoạt động khẩu ngữ ở giai đoạn đầu, bút ngữ ở giai đoạn sau.

5. Đảm bảo xây dựng trên cơ sở hệ thống chủ điểm và chủ đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau, gần gũi và quen thuộc, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và môi trường sinh hoạt, học tập của học sinh. Nội dung dạy theo nhiều vòng tròn đồng tâm xoáy ốc – lặp lại và nâng cao, đảm bảo tính tích hợp giữa các chủ điểm và chủ đề, tích hợp 4 kỹ năng giao tiếp, tích hợp với nội dung có liên quan của các môn học khác trong chương trình Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

6. Đảm bảo tôn trọng và làm rõ những điểm khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá giữa hai dân tộc.

7. Đảm bảo việc coi học sinh là chủ thể của quá trình dạy học, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn. Người dạy cần kết hợp tổ chức linh hoạt các hoạt động cá nhân và hoạt động tương tác nhằm rèn ý thức tự giác và tích cực, tinh thần độc lập và kỹ năng làm việc nhóm cho người học.

8. Đảm bảo tính linh hoạt trong áp dụng Chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu và điều kiện dạy học khác nhau của các bậc học phổ thông, của các vùng miền, địa phương. Tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu của mình, các cơ sở đào tạo có thể căn cứ vào mục tiêu đào tạo, phân bổ thời lượng chương trình, xác định chuẩn đầu ra tương ứng để áp dụng.

9. Đảm bảo sau khi học xong Chương trình tiếng Hàn, học sinh đạt trình độ tiếng Hàn Bậc 2 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Page 5: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

5

III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

Chương trình tiếng Hàn cung cấp cho sinh kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, giúp học sinh bước đầu có khả năng giao tiếp bằng tiếng Hàn một cách tương đối độc lập trong những tình huống giao tiếp cơ bản của cuộc sống thường nhật, tạo hứng thú và hình thành thói quen học tập ngoại ngữ suốt đời.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Trang bị cho người học những kiến thức tiếng Hàn cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cơ bản phù hợp với tình huống trong giao tiếp hằng ngày ở trình độ Bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

b) Hình thành năng lực sử dụng tiếng Hàn như một ngoại ngữ ở trình độ sử dụng ngôn ngữ một cách độc lập, thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó chú trọng hai kỹ năng nghe và nói để từ đó giúp người học có khả năng giao tiếp bằng tiếng Hàn một cách tự tin trong những tình huống giao tiếp hằng ngày;

c) Trang bị cho người học những hiểu biết cần thiết về văn hoá, đất nước và con người Hàn Quốc phục vụ cho mục tiêu học tập của người học;

d) Tạo hứng thú và thói quen học tập ngoại ngữ suốt đời.

IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Giai đoạn 1

Sau khi kết thúc giai đoạn 1, học sinh cần đạt trình độ tiếng Hàn Bậc 1 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể là:

“Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/ bạn bè, v.v. Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ”.

Trình độ tiếng Hàn Bậc 1 được phân thành 4 bậc nhỏ, tương đương với 4 năm học:

Page 6: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

6

a) Bậc 1.1 – Năm học thứ 1

b) Bậc 1.2 – Năm học thứ 2

c) Bậc 1.3 – Năm học thứ 3

d) Bậc 1.4 – Năm học thứ 4

Giai đoạn 2

Sau khi kết thúc giai đoạn 2, học sinh cần đạt trình độ tiếng Hàn Bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể là:

“Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu”.

Trình độ tiếng Hàn Bậc 2 được phân thành 3 bậc nhỏ tương ứng với 3 năm học tiếp theo:

a) Bậc 2.1 – Năm học thứ 5

b) Bậc 2.2 – Năm học thứ 6

c) Bậc 2.3 – Năm học thứ 7

Page 7: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

7

1. Chuẩn kỹ năng ngôn ngữ 1.1. Bậc 1:

Kỹ năng ngôn ngữ

Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4

Nghe

Nghe và nhận biết được các phụ âm thường, âm căng, âm bật hơi, phụ âm cuối, hiện tượng biến đổi âm trong tiếng Hàn. Nghe hiểu được những từ và cụm từ thông dụng trong những hoạt động giao tiếp hằng ngày như chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi... Nghe hiểu và làm theo những chỉ dẫn rất đơn giản trong lớp học. Nghe hiểu được các hội thoại hết sức đơn giản với tốc độ nói chậm, rõ ràng

Nghe hiểu được các thông tin ngắn với tốc độ bình thường trong giao tiếp hằng ngày về các chủ đề đã học. Nghe và trả lời được các câu hỏi rất đơn giản về các chủ đề quen thuộc như: Gia đình, sở thích, món ăn.v.v...

Nghe hiểu được các thông tin ngắn và đơn giản với tốc độ bình thường trong giao tiếp hằng ngày về các chủ đề đã học với ngữ cảnh rõ ràng. Nghe hiểu được các hướng dẫn, chỉ lệnh ngắn, đơn giản, được diễn đạt rõ ràng như các thông báo ngắn, chỉ lệnh ngắn về giao thông,…

Nghe hiểu được những thông tin về địa điểm, thời gian trong các trao đổi hẹn hò,… Nghe hiểu được người bản ngữ hỏi đáp và trình bày về các thông tin có trong chương trình.

Nói

Phát âm chính xác các từ, cụm từ đã học. Nói được các câu chào hỏi đơn giản. Có thể tham gia các hội thoại đơn giản với nội dung giới thiệu bản thân, thời gian, sở thích,...

Nói được các câu chỉ dẫn và đề nghị đơn giản. Biết cách đặt câu hỏi và trả lời về thông tin cá nhân, thông tin sự vật, hoạt động. Trình bày và trao đổi được các vấn đề xã hội có liên quan tới bản thân, sử dụng lượng từ vựng và cấu trúc đơn giản.

Biết cách thông báo đơn giản, gọi tên và liệt kê những đặc trưng của sự vật, hiện tượng xung quanh một cách đơn giản. Trình bày và trao đổi được các vấn đề xã hội có liên quan tới bản thân, sử dụng lượng từ vựng và cấu trúc đơn giản.

Có thể miêu tả hoặc bày tỏ cảm xúc một cách đơn giản trong trao đổi với người khác về sự vật, hiện tượng liên quan đến bản thân.

Page 8: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

8

Kỹ năng ngôn ngữ

Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4

Đọc

Đọc và hiểu được những từ quen thuộc, câu đơn giản và nhận ra được từ ngữ đơn lẻ trong văn bản, trên cơ sở đó dự đoán được chủ đề của bài đọc.

Đọc và hiểu được những chỉ dẫn ngắn, đơn giản, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của hình hoạ, tranh ảnh. Đọc hiểu được nội dung chính các bài viết đơn giản về các chủ đề đã học với độ dài khoảng 80 từ.

Đọc hiểu và rút ra được những thông tin quan trọng từ các danh mục, các bảng thông báo. Đọc hiểu được nội dung chính các bài viết đơn giản về các chủ đề đã học với độ dài khoảng 120 từ.

Đọc hiểu được các bài viết đơn giản với ngữ cảnh mở rộng về các vấn đề xuất hiện trong chương trình với độ dài khoảng 150 từ.

Viết

Viết được đúng theo quy tắc viết chữ của tiếng Hàn. Điền thông tin cá nhân vào các mẫu rất đơn giản.

Viết được các câu trả lời rất đơn giản. Có khả năng sắp xếp các từ ngữ cho sẵn thành câu đơn giản; sắp xếp các câu ngắn thành đoạn văn theo các chủ đề quen thuộc.

Có thể viết câu, viết đoạn văn ngắn về các chủ đề quen thuộc (giới thiệu bản thân, gia đình, sở thích, hoạt động cuối tuần,…) Sử dụng được các cấu trúc đơn giản để trình bày ý kiến cá nhân về một chủ đề đã học dưới dạng bài viết.

Viết được thư cá nhân hoặc các bài luận đơn giản có nội dung liên quan tới chương trình đã học.

Page 9: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

9

1.2. Bậc 2:

Kỹ năng ngôn ngữ

Năm thứ 5 Năm thứ 6 Năm thứ 7

Nghe

Nghe hiểu được các chỉ dẫn đơn giản gắn với các chủ đề đã học. Hiểu được những chi tiết quan trọng trong các hội thoại, câu chuyện liên quan đến những chủ đề quen thuộc, thường nhật như gia đình, trường học, sinh hoạt hằng ngày, sở thích,…

Hiểu được nội dung của những thông báo ngắn gọn, được diễn đạt rõ ràng, tường minh như thông báo ở sân bay, tàu điện ngầm, nhà ga,… - Hiểu được và theo dõi được những diễn biến trong những hội thoại, câu chuyện đơn giản, phù hợp với lứa tuổi như hướng dẫn trò chơi, lịch sinh hoạt hằng ngày,…

Nghe hiểu và rút ra được những thông tin cơ bản từ những đoạn nghe có sử dụng phương tiện nghe nhìn như chương trình dự báo thời tiết, quảng cáo, tin vắn,…

Nói

Nói chính xác các thông tin muốn diễn đạt liên quan tới cá nhân. Biết cách thể hiện phép tắc, thái độ lịch sự trong giao tiếp thông thường (chào hỏi khi gặp mặt chia tay, cách xưng hô với người lạ, đề nghị và cảm ơn, xin lỗi,…).

Hát được một số bài hát tiếng Hàn Quốc.

Xử lý được những tình huống thường nhật, quen thuộc với bản thân (ví dụ: hỏi đường, mua bán,...), biết cách đề nghị sự giúp đỡ một cách đơn giản.

Có thể kể về một sự kiện, hiện tượng một cách đơn giản, có thể trình bày tóm tắt về nội dung của một bài khoá một cách đơn giản. Biểu đạt được quan điểm, thái độ khi tham gia thảo luận về những chủ đề đơn giản.

Page 10: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

10

Kỹ năng

ngôn ngữ

Năm thứ 5 Năm thứ 6 Năm thứ 7

Đọc

Đọc lưu loát, trôi chảy các bài khóa đã học. Đọc và rút ra được những thông tin chính, quan trọng từ những đoạn văn, bài đọc có chủ đề quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống hằng ngày. Đọc hiểu được những chỉ dẫn, hướng dẫn có bố cục rõ ràng

Đọc văn bản ngắn có độ dài khoảng 250 từ về các chủ đề đã học và đưa ra được những dự đoán có căn cứ cho nội dung chính của văn bản.

Đọc hiểu tài liệu thuộc các thể loại đề tài thường gặp có độ dài khoảng 300 từ. Đọc và hiểu được những mẩu chuyện ngắn, phù hợp với lứa tuổi, mang tính phổ thông thường thức, được biên soạn dành riêng cho giờ học ngoại ngữ.

Viết

Viết được bài hội thoại hoặc bài luận đơn giản có nội dung gắn với chủ điểm trong chương trình đã học.

Có thể viết những đoạn văn đơn giản về chủ đề thường nhật và quen thuộc với trình tự thời gian và không gian nhất định, biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của bản thân một cách đơn giản. Có khả năng viết thư trao đổi ngắn gọn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong đời sống hằng ngày.

Có thể viết được đoạn văn, bài văn có độ dài khoảng 300 chữ về các chủ đề quen thuộc (miêu tả bạn bè, sở thích, ước mơ, dự định tương lai,…).

Page 11: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

11

2. Chuẩn kiến thức ngôn ngữ

2.1. Bậc 1: Kiến thức

ngôn ngữ Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4

Ngữ âm

- Hiểu được cấu tạo của chữ Hangeul và cách phát âm các hệ thống âm vị tiếng Hàn.

- Phát âm đúng các phụ âm và nguyên âm tiếng Hàn, đặc biệt là các phụ âm cuối.

- Phát âm đúng các âm bật hơi, âm mũi, âm thanh hầu, âm căng.

- Hiểu được hiện tượng luyến âm và bước đầu thực hiện được việc luyến âm trong những phát ngôn đơn giản.

Từ vựng

- Hiểu nghĩa và sử dụng được khoảng 200 từ cơ bản thuộc phạm vi sinh hoạt đời thường (về chào hỏi, giới thiệu bản thân.v.v...).

- Hiểu nghĩa và sử dụng được khoảng 400 từ cơ bản thuộc phạm vi sinh hoạt đời thường (về ăn mặc ở, thứ ngày tháng .v.v...).

- Hiểu nghĩa và sử dụng được khoảng 600 từ cơ bản thuộc phạm vi sinh hoạt đời thường (về khí hậu, giao thông .v.v...). - Hiểu nghĩa và phân biệt được hai loại số đếm trong tiếng Hàn (số thuần Hàn, số Hán Hàn), cùng một số danh từ chỉ đơn vị cơ bản, thông dụng.

- Hiểu nghĩa và sử dụng được khoảng 800 từ cơ bản thuộc phạm vi sinh hoạt đời thường (về mua sắm, trường học .v.v...). - Hiểu và sử dụng được một số từ kính ngữ thông dụng.

Ngữ pháp

- Nắm được quy tắc tạo mệnh đề/câu cơ bản trong tiếng Hàn (động từ làm vị ngữ luôn đứng ở cuối câu/mệnh đề, hiện tượng chắp dính). - Hiểu và vận dụng được khoảng 12 hiện tượng ngữ pháp cơ bản.

- Hiểu và vận dụng được khoảng 36 hiện tượng ngữ pháp cơ bản (bao gồm cả các hiện tượng ngữ pháp của năm thứ 1).

- Hiểu và vận dụng được khoảng 60 hiện tượng ngữ pháp cơ bản (bao gồm cả các hiện tượng ngữ pháp của năm thứ 2). - Hiểu và vận dụng được cách dùng một số hiện tượng ngữ pháp ở trình độ đơn giản nhất: trợ từ thông dụng, thời thể (quá khứ, hiện tại, tương lai), một số đuôi kết thúc và một số đuôi liên kết thông dụng, một số cách chia động từ bất quy tắc đơn giản.

- Hiểu và vận dụng được khoảng 84 hiện tượng ngữ pháp cơ bản (bao gồm cả các hiện tượng ngữ pháp của năm thứ 3). - Bước đầu sử dụng phép kính ngữ trong tiếng Hàn.

Page 12: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

12

3.2. Bậc 2: Kiến thức

ngôn ngữ Năm thứ 5 Năm thứ 6 Năm thứ 7

Ngữ âm

- Phát âm chuẩn xác từ và cụm từ.

- Nhận biết và thể hiện đúng ngữ điệu của các kiểu câu (trần thuật, cầu khiến, nghi vấn).

- Hiểu và vận dụng một số quy tắc biến âm cơ bản trong tiếng Hàn.

Từ vựng

- Hiểu nghĩa và sử dụng được khoảng 1000 từ (bao gồm cả từ vựng ở Bậc 1). - Sử dụng thông thạo các phó từ chỉ tần suất, mức độ.

- Hiểu nghĩa và sử dụng được khoảng 1200 từ (bao gồm cả từ vựng ở Bậc 1). - Bước đầu biết sử dụng những từ đồng nghĩa một cách linh hoạt và biết liên tưởng đến từ trái nghĩa.

- Hiểu nghĩa và sử dụng được khoảng 1500 từ (bao gồm cả từ vựng ở Bậc 1). - Hiểu và sử dụng được một số câu thành ngữ thông dụng trong giao tiếp hằng ngày.

Ngữ pháp

- Hiểu và vận dụng được khoảng 108 hiện tượng ngữ pháp cơ bản (bao gồm cả các hiện tượng ngữ pháp của năm thứ 4).

- Hiểu và vận dụng được khoảng 132 hiện tượng ngữ pháp cơ bản (bao gồm cả các hiện tượng ngữ pháp của năm thứ 5). - Hiểu và vận dụng được một số hiện tượng ngữ pháp đã học như thời thể, trợ từ, đuôi từ,… ở mức độ đa dạng hơn.

- Hiểu và vận dụng được khoảng 144 hiện tượng ngữ pháp cơ bản (bao gồm cả các hiện tượng ngữ pháp của năm thứ 6). - Hiểu và sử dụng phép kính ngữ cơ bản trong tiếng Hàn.

Page 13: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

13

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Hệ thống chủ điểm, chủ đề

Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn bao gồm bốn chủ điểm sau:

- Cuộc sống thường nhật

- Nhà trường

- Môi trường - Thiên nhiên

- Văn hoá - Xã hội

Bốn chủ điểm trên được lặp lại qua các trình độ, nhằm giúp học sinh có thể củng cố và phát triển năng lực giao tiếp trong khuôn khổ một chương trình thống nhất. Thông qua hệ thống chủ điểm này, học sinh được làm quen, tiếp xúc và sử dụng tiếng Hàn để tham gia các hoạt động giao tiếp về các lĩnh vực quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống hàng ngày, tích luỹ những hiểu biết cần thiết về con người, văn hoá và đất nước Hàn Quốc.

Bốn chủ điểm trên được cụ thể hóa bằng hệ thống chủ đề. Chương trình đưa ra một danh mục các chủ đề tiêu biểu tương ứng với mỗi chủ điểm cho từng cấp lớp. Danh mục chủ đề được xây dựng dựa trên căn cứ vào yêu cầu thực tiễn về thời lượng chương trình, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh phổ thông và điều tra thực tế, đồng thời có sự tham khảo các tài liệu dạy - học tiếng nước ngoài tương tự khác tại Việt Nam. Đây là những chủ đề dễ gặp, gần gũi, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và gắn liền với thực tiễn cuộc sống tại Hàn Quốc và Việt Nam. Khi biên soạn sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, các chủ đề này có thể được sử dụng, hoặc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với các chủ điểm tùy theo nhu cầu, khả năng và hứng thú của người học.

Hệ thống chủ điểm của Chương trình được cụ thể hoá thành các chủ đề như sau: Chào hỏi thông thường; Giới thiệu bản thân; Thông tin cá nhân; Giới thiệu gia đình; Cảm ơn và xin lỗi; Điện thoại; Kế hoạch cuối tuần; Cuộc hẹn; Thời gian; Ngày tháng; Hoạt động trong ngày; Cuộc sống thường ngày; Vị trí; Tìm đường; Phương tiện giao thông; Số đếm; Tiền tệ; Nghề nghiệp; Mua sắm; Thời tiết; Gia đình; Bưu điện; Cách biểu hiện tình cảm; Thăm hỏi; Ngoại hình; Tính cách; Sinh hoạt ở trường; Hoạt động giải trí; Sở thích; Thể thao; Trao đổi, mua bán; Bệnh viện; Hiệu thuốc; Sức khoẻ; Ngày lễ, ngày nghỉ; Internet; Du lịch; Chuyển nhà; Ngân hàng; Hội họp; Ẩm thực ; Ước mơ; Quan hệ bạn bè; Ứng xử nơi công cộng; Văn hoá truyền thống; Văn hoá đại chúng; Du học; Môi trường; Phong tục; Thư từ; Nghề nghiệp.

Page 14: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

14

2. Kỹ năng ngôn ngữ

Kỹ năng ngôn ngữ thể hiện năng lực giao tiếp của người học thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Kỹ năng ngôn ngữ của của người học trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn được xác định như sau:

2.1. Nghe Trình độ Mô tả

Bậc 1

1. Nghe và phân biệt được các âm. 2. Nghe hiểu được những từ quen thuộc (từ vựng về lớp học, địa điểm,...) và hiểu về đối tượng đó. 3. Nghe hiểu được những mẫu câu điển hình (cách chào hỏi, cách giới thiệu bản thân,…). 4. Nghe hiểu và làm theo được những chỉ lệnh đơn giản (trong lớp học, ở quán ăn,…) 5. Nghe hiểu hội thoại ngắn, đơn giản và chắt lọc được thông tin thời gian, địa điểm diễn ra của cuộc hội thoại đó. 6. Nghe hiểu được những đoạn hội thoại đơn giản và cơ bản về cuộc sống thường nhật của cá nhân (sinh hoạt ở trường, mua sắm,…) 7. Nghe hiểu được những nội dung công việc đơn giản liên quan đến thời gian (hiện tại, quá khứ, tương lai).

Bậc 2

1. Nghe hiểu được bài hát ngắn, đơn giản, dễ thuộc. 2. Nghe hiểu được những đoạn hội thoại đơn giản về cuộc sống cá nhân và giải trí. 3. Nghe hiểu được những đoạn hội thoại với độ dài khoảng trên dưới 10 câu và chắt lọc được thông tin về thời gian, địa điểm. 4. Nghe hiểu được nội dung mô tả một cách đơn giản về ước mơ, dự định, tương lai. 5. Nghe hiểu được đoạn hội thoại không quá phức tạp và hiểu được trình tự sự việc, lý do và mục đích,… 6. Nghe hiểu được cách hướng dẫn chơi trò chơi đơn giản và làm theo được.

Bảng 1 – Kỹ năng Nghe trong Chương trình tiếng Hàn

Page 15: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

15

2.2. Nói Trình độ Mô tả

Bậc 1

1. Có thể giới thiệu bản thân. 2. Có thể giới thiệu người khác. 3. Có thể nói về đối tượng, sự vật quen thuộc xung quanh. 4. Có thể sử dụng được các mẫu câu thông dụng (các câu chào hỏi, các câu giới thiệu). 5. Có thể nhìn sự vật hoặc tranh vẽ biểu đạt bằng từ hoặc một câu. 6. Có thể hỏi đáp ngắn về chủ đề sinh hoạt hàng ngày. 7. Có thể nói được các câu chỉ lệnh đơn giản. 8. Có thể nói được nội dung công việc đơn giản liên quan đến thời gian (hiện tại, quá khứ, tương lai) bằng các câu ngắn. 9. Có thể sử dụng các biểu hiện kính ngữ trong các mẫu câu thông dụng.

Bậc 2

1. Có thể hát được những bài hát đơn giản, ngắn, dễ thuộc. 2. Có thể tham gia được những trò chơi khá đơn giản và sử dụng lời nói, hành động thích hợp trong trò chơi đó. 3. Có thể nhìn sự vật hoặc tranh vẽ và mô tả tình huống một cách đơn giản. 4. Có thể sử dụng các biểu hiện kính ngữ một cách đơn giản. 5. Có thể sử dụng được thành ngữ đơn giản.

Bảng 2 – Kỹ năng Nói trong Chương trình tiếng Hàn

2.3. Đọc Trình độ Mô tả

Bậc 1 1. Đọc hiểu được ý nghĩa của các từ, câu đơn giản qua tranh vẽ, sự vật, động tác,… 2. Đọc hiểu đoạn văn ngắn với độ dài 5 - 6 câu.

Bậc 2 1. Đọc hiểu được những văn bản ngắn, khoảng 150~200 từ về các chủ đề quen thuộc, thông dụng. 2. Đọc đoạn văn và hiểu được trình tự diễn ra sự việc. 3. Đọc và nhận biết được chủ đề và nội dung trọng tâm của bài đọc ngắn.

Bảng 3 – Kỹ năng Đọc trong Chương trình tiếng Hàn

Page 16: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

16

2.4. Viết Trình độ Mô tả

Bậc 1 1. Viết đúng quy tắc của chữ cái Hangeul. 2. Viết chính tả đúng các từ, ngữ quen thuộc. 3. Nghe và viết lại được các câu ngắn.

Bậc 2

1. Có thể đoán biết tình huống qua tranh và viết câu để mô tả tình huống đó. 2. Có thể viết một đoạn ngắn, đơn giản để trình bày về kinh nghiệm của bản thân. 3. Có thể viết một đoạn ngắn, đơn giản để giới thiệu về nhân vật, sự vật, địa điểm quen thuộc,… 4. Có thể viết về kế hoạch của bản thân một cách đơn giản. 5. Có thể viết được đoạn văn liên quan đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày. 6. Có thể viết một đoạn văn biểu hiện trình tự về thời gian.

Bảng 4 – Kỹ năng Viết trong Chương trình tiếng Hàn

3. Kiến thức ngôn ngữ

3.1. Ngữ âm Trình độ Mô tả

Bậc 1

1. Phân biệt được nguyên âm, phụ âm. 2. Hiểu được nguyên lý kết hợp của nguyên âm, phụ âm, hiện tượng chắp dính trong tiếng Hàn và phát âm một cách có ý thức về điều đó. 3. Hiểu được sự khác biệt giữa nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. 4. Hiểu được nguyên lý phát âm của phụ âm cuối kép và phát âm một cách ý thức sự hiểu biết đó. 5. Hiểu và phát âm đúng được một số âm khó như [ㅎ] tùy theo các bối cảnh ngữ âm. 6. Hiểu về các trường hợp biến âm của phụ âm. 7. Hiểu về vị trí và phương pháp cấu âm của phụ âm. 8. Nắm được hiện tượng luyến âm cuối với phụ âm đầu của các âm tiết. 9. Nắm được nguyên lí phát âm của âm cuối. 10. Hiểu và phát âm chuẩn xác các âm thường, âm bật hơi, âm căng ở đơn vị từ. 11. Nhận biết được điều kiện xảy ra hiện tượng âm căng hoá, âm bật hơi hoá và phát âm thể hiện rõ sự phân biệt âm căng, âm bật hơi.

Page 17: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

17

Bậc 2

1. Hiểu về nguyên tắc phát âm và phát âm chính xác các phụ âm cuối là âm đôi. 2. Nhận biết được điều kiện xảy ra và phát âm được âm trơn hoá. 3. Phát âm chính xác [h] tuỳ theo theo các bối cảnh ngữ âm. 4. Phát âm từ một cách chuẩn xác khi có hiện tượng [ㅅ] đính sau. 5. Phát âm thể hiện sự phân biệt các loại câu. 6. Phát âm thể hiện sự khác biệt giữa các âm: âm thường, âm căng, âm bật hơi,… ở đơn vị câu.

Bảng 5 – Kiến thức Ngữ âm trong Chương trình tiếng Hàn

3.2. Từ vựng Trình độ Mô tả

Bậc 1

1. Hiểu nghĩa và sử dụng đúng các từ chỉ sự vật xung quanh và cuộc sống sinh hoạt của bản thân. 2. Hiểu nghĩa và sử dụng đúng các từ cơ bản cần thiết ở bậc 1 như miêu tả vị trí, giới thiệu bản thân.v.v... 3. Hiểu cơ bản và sử dụng đúng các từ phục vụ cho giao tiếp thông thường (chào hỏi, giới thiệu,...) 4. Hiểu và sử dụng đúng các từ cơ bản liên quan đến biểu đạt cảm xúc (vui, buồn,...)

Bậc 2 1. Hiểu và sử dụng đúng các từ cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. 2. Hiểu và sử dụng đúng các từ liên quan đến tình huống công cộng.

Bảng 6 – Kiến thức Từ vựng trong Chương trình tiếng Hàn

Page 18: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

18

3.3. Ngữ pháp Trình độ Mô tả

Bậc 1

1. Hiểu và sử dụng đúng cấu trúc câu (Chủ ngữ - Bổ ngữ - Vị ngữ). 2. Hiểu và sử dụng đúng các kiểu câu (câu trần thuật, câu nghi vấn, câu thỉnh cầu, câu mệnh lệnh,...). 3. Hiểu và sự dụng đúng các câu hỏi có từ nghi vấn (누가, 언제, 무엇, 왜,... - Ai, khi nào, cái gì, tại sao,...)

4. Sử dụng đúng các liên từ thông dụng (그리고, 그러나,…)

5. Hiểu và sử dụng đúng các tiểu từ cơ bản (이/가, 은/는, 을/를,에/에서,…)

6. Hiểu và sử dụng đúng các hình thái phủ định (‘안’, ‘못’, ‘-지 않다’) 7. Hiểu và sử dụng đúng các danh từ chỉ đơn vị, số đếm,… 8. Hiểu căn bản về các cách biểu hiện thời thể. 9. Hiểu và sử dụng đúng các biểu hiện về thời gian, địa điểm, phương hướng,… 10. Bước đầu hiểu và sử dụng đúng một số biểu hiện kính ngữ.

Bậc 2

1. Hiểu và sử dụng đúng các đuôi từ liên kết thông dụng (-고, -아/어서, - 지만,...) 2. Hiểu và sử dụng đúng các biểu hiện thời thể căn bản.

3. Hiểu và sử dụng đúng các động từ bất quy tắc (-, ㅂ, ㄹ, ㄷ...).

4. Hiểu và sử dụng đúng một số tiểu từ thông dụng (‘보다’, ‘(이)나’,...)

5. Hiểu và sử dụng đúng các đuôi từ liên kết thông dụng (‘-는데’, ‘-(으)면서’)

6. Hiểu và sử dụng đúng các đại từ chỉ thị (이, 그, 저). 7. Hiểu ý nghĩa thời gian của định ngữ và sử dụng đúng tình huống. 8. Sử dụng định ngữ để miêu tả sự vật một cách cụ thể.

Bảng 7 – Kiến thức Ngữ pháp trong Chương trình tiếng Hàn

Page 19: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

19

4. Kiến thức văn hoá

Kiến thức văn hoá là những hiểu biết về nền văn hoá của Hàn Quốc, trong sự liên hệ so sánh với văn hoá Việt Nam. Chương trình tập trung vào những nét văn hoá cơ bản, đặc sắc và thích hợp với độ tuổi tâm lí của lứa tuổi học sinh phổ thông nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết căn bản về văn hoá Hàn Quốc, đồng thời khơi gợi sự hứng thú của học sinh khi học tiếng Hàn. Trong phần này, nhóm biên soạn không chia nội dung văn hoá theo các trình độ mà liệt kê các kiến thức văn hoá từ căn bản đến phức tạp. Đây là những nội dung mang tính chất gợi ý và có thể được sửa đổi, bổ sung trong khi biên soạn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo sau này. 1. Cách chào hỏi của người Hàn Quốc 2. Cách xưng hô trong gia đình người Hàn Quốc 3. Cách biểu hiện thái độ khi cảm ơn, xin lỗi và khi tiếp nhận lời cảm ơn, xin lỗi của người Hàn Quốc 4. Văn hóa ẩm thực của người Hàn Quốc 5. Bốn mùa ở Hàn Quốc 6. Đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc 7. Hoạt động cuối tuần của người Hàn Quốc 8. Cách diễn đạt về số trong tiếng Hàn 9. Cách diễn đạt thời gian, ngày tháng của người Hàn Quốc 10. Cách viết địa chỉ của người Hàn Quốc 11. Hoạt động người Hàn Quốc ưa thích 12. Ngày lễ, ngày kỷ niệm ở Hàn Quốc 13. Phương tiện giao thông ở Hàn Quốc 14. Hiệu thuốc ở Hàn Quốc

15. Tiệc tân gia ở Hàn Quốc 16. Ngày nghỉ lễ của Hàn Quốc 17. Chế độ gia đình của người Hàn Quốc (gia đình đa thế hệ, gia đình hạt nhân,…) 18. Phương thức thăm hỏi của người Hàn Quốc 19. Phép tắc trong cuộc sống Hàn Quốc 20. Phép tắc nơi công cộng của người Hàn Quốc 21. Phép ứng xử trong nhờ vả và từ chối 22. Cách thể hiện khi mắc lỗi 23. Điểm hẹn của người Hàn Quốc 24. Điểm du lịch tiêu biểu của Hàn Quốc 25. Đô thị của Hàn Quốc 26. Nghề nghiệp người Hàn Quốc yêu thích 27. Mua sắm ở Hàn Quốc 28. Ẩm thực của Hàn Quốc

29. Văn hoá ứng xử trong giao tiếp của người Hàn Quốc 30. Văn hoá email và tin nhắn điện thoại của người Hàn Quốc 31. Hoạt động giữ gìn sức khoẻ của người Hàn Quốc 32. Dịch vụ bệnh viện ở Hàn Quốc 33. Dịch vụ ngân hàng ở Hàn Quốc 34. Đặc điểm về tính cách của người Hàn Quốc 35. Làn sóng văn hoá Hàn Quốc – Hallyu 36. Du lịch Hàn Quốc 37. Văn hoá Internet ở Hàn Quốc 38. Phim truyền hình và phim điện ảnh Hàn Quốc 39. Chế độ giáo dục ở Hàn Quốc 40. Bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc

Page 20: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

20

5. Định hướng nội dung dạy học cho từng năm học

Bậc 1.1 – Năm thứ 1: Chủ điểm Chủ đề Mục tiêu cần đạt về hoạt động lời nói

Cuộc sống thường nhật

Chào hỏi - Biết cách chào hỏi trong ngày; - Biết cách cám ơn xin lỗi, cách mời khi ăn uống.

Giới thiệu Biết cách nói về quốc tịch và bản thân Đồ vật Biết cách nói về vị trí các đồ vật

Bậc 1.2 – Năm thứ 2: Chủ điểm Chủ đề Mục tiêu cần đạt về hoạt động lời nói

Nhà trường Nhà trường Biết cách nói về các đồ vật quen thuộc xuất hiện trong nhà trường.

Cuộc sống

thường nhật

Món ăn Biết tên gọi các món ăn, cách gọi đồ ăn, đồ uống trong nhà hàng, hỏi giá cả.

Sở thích Biết cách nói về các hoạt động theo sở thích.

Gia đình Biết cách giới thiệu về các thành viên trong gia đình.

Cuộc hẹn Biết cách nói về thời gian, địa điểm hẹn. Kì nghỉ Biết cách nói về kế hoạch cho kì nghỉ.

Bậc 1.3 – Năm thứ 3: Chủ điểm Chủ đề Mục tiêu cần đạt về hoạt động lời nói Cuộc sống

thường nhật Cuộc sống thường ngày Biết cách nói về các hoạt động trong ngày. Mua sắm Biết cách hỏi và trả giá các mặt hàng.

Môi trường và thiên nhiên

Thời tiết Biết cách nói về đặc trưng cơ bản về thời tiết, các mùa.

Cuộc sống

Kế hoạch cuối tuần Biết cách nói về kế hoạch cuối tuần. Phương tiện giao thông Biết cách nói về các phương tiện giao thông phổ biến, nói về cách đi đến trường.

Page 21: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

21

thường nhật Điện thoại Biết cách nói chuyện qua điện thoại.

Bậc 1.4 – Năm thứ 4: Chủ điểm Chủ đề Mục tiêu cần đạt về hoạt động lời nói

Cuộc sống thường nhật

Thời gian Biết cách nói về thời gian trong ngày. Ngày tháng Biết cách nói về thứ ngày tháng. Hoạt động trong ngày Biết cách nói về các hoạt động trong ngày. Số đếm Biết cách nói theo hai hệ đếm (hệ đếm Hán – Hàn và hệ đếm thuần Hàn). Tiền tệ Biết cách trao đổi, mặc cả khi mua hàng.

Nhà trường Nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp

Biết cách nói về nghề nghiệp trong tương lai.

Bậc 2.1 – Năm thứ 5:

Chủ điểm Chủ đề Mục tiêu cần đạt về hoạt động lời nói

Cuộc sống thường

nhật

Sở thích Biết cách nói về sở thích của mình và người khác. Bưu điện Biết cách hội thoại trong tình huống xảy ra tại bưu điện. Ngân hàng Biết cách hội thoại trong tình huống xảy ra tại ngân hàng. Hiệu thuốc Biết cách hội thoại trong tình huống xảy ra tại hiệu thuốc.

Môi trường và thiên nhiên

Hoạt động ngoài trời Biết cách nói về các hoạt động ngoài trời. Du lịch Biết cách nói về các địa danh du lịch, hoạt động du lịch.

Page 22: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

22

Bậc 2.2 – Năm thứ 6:

Chủ điểm Chủ đề Mục tiêu cần đạt về hoạt động lời nói

Cuộc sống thường nhật

Ngoại hình Biết cách miêu tả ngoại hình của mình và người khác. Tính cách Biết cách miêu tả tính cách của mình và người khác. Cách biểu hiện tình cảm

Biết cách biểu hiện tình cảm của bản thân.

Nhà trường Sinh hoạt ở trường Biết cách nói về các hoạt động tại trường học.

Văn hóa – Xã hội Hoạt động giải trí Biết cách nói về các hoạt động giải trí. Văn hóa đại chúng Biết cách nói về các hoạt động, đặc trưng của văn hóa đại chúng.

Bậc 2.3 – Năm thứ 7: Chủ điểm Chủ đề Mục tiêu cần đạt về hoạt động lời nói

Cuộc sống thường nhật

Sức khỏe Biết cách nói về tình trạng sức khỏe của bản thân và hỏi về tình hình sức khỏe của người khác.

Văn hóa – Xã hội Thể thao Biết cách nói về các hoạt động thể thao.

Nhà trường Du học Biết cách nói về mong muốn, kế hoạch học tập, kế hoạch du học.

VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

1. Yêu cầu chung về tổ chức các hoạt động dạy - học

a) Quan điểm giao tiếp là đường hướng chủ đạo của phương pháp dạy - học tiếng Hàn Quốc ở trường phổ thông. Người học mang theo niềm hứng thú, say mê học tập, nhu cầu học tập, thái độ, quan điểm, kiến thức và kinh nghiệm sẵn có vào giờ học tiếng Hàn và tự tổ chức việc học của mình. Để học sinh nắm được các kiến thức ngôn ngữ - văn hoá Hàn Quốc theo yêu cầu của mục tiêu chương trình, các yếu tố như đặc điểm tâm lý lứa tuổi, môi trường giao tiếp của người học cần được chú ý trong suốt quá trình thiết kế, thực hiện và đánh giá, điều chỉnh chương trình.

Page 23: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

23

b) Trong quá trình dạy - học, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều chỉnh và hỗ trợ hoạt động học tập của người học; học sinh là chủ thể tích cực tham gia các hoạt động thực hành giao tiếp ngôn ngữ. Cần chú trọng nguyên tắc lặp lại và nâng cao (ở mức độ vừa sức) áp dụng với từng giờ học, kỳ học và chương trình từng khối lớp nhằm giúp người học củng cố, nắm chắc kiến thức, đồng thời luôn có cơ hội để học tập và phát triển, nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành tiếng Hàn.

c) Tuỳ theo đặc điểm và điều kiện của từng cơ sở đào tạo, các trường phổ thông có thể linh hoạt điều chỉnh thời điểm bắt đầu và kết thúc Chương trình sớm hay muộn, điều chỉnh, phân bổ số tiết/tuần (ví dụ: có thể tăng số tiết cho những lớp giữa cấp học và giảm số tiết cho những lớp cuối cấp). Thời lượng 35 tuần/năm là số tuần thực học, bao gồm cả kiểm tra, đánh giá, không tính ngày nghỉ lễ. Trong trường hợp giờ học trùng với nhiều ngày nghỉ lễ hoặc hoạt động ngoại khoá, cần bố trí dạy bù để đảm bảo tiến độ và truyền đạt đủ kiến thức cho người học.

2. Phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động dạy - học

a) Chương trình Giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn là chỗ dựa cơ bản, là các nội dung và qui định mang tính chất chủ đạo cho việc tổ chức thực hiện hoạt động dạy - học, xây dựng nội dung dạy - học. Hoạt động dạy - học cần tạo ra môi trường giao tiếp giả định với các tình huống giao tiếp đa dạng, phong phú, gần gũi với thực tế. Bên cạnh các hoạt động cá nhân mang tính độc lập, các hoạt động tương tác ngôn ngữ sẽ tạo nhiều cơ hội cho người học vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã tích luỹ vào thực hành giao tiếp ngôn ngữ.

b) Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, người dạy cần tổ chức nhiều hoạt động với quy mô đa dạng trên lớp như: luyện tập cá nhân, luyện tập theo cặp/ nhóm/ cả lớp. Tổ chức các hoạt động học tương tác đa dạng: Tương tác giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh, giữa các cá nhân/ nhóm học sinh với nhau. Người dạy cần kết hợp sử dụng sách giáo khoa với các nguồn học liệu khác, khuyến khích sử dụng đồ dùng dạy - học trực quan và phương tiện nghe nhìn khác. Các hoạt động luyện tập, thực hành ngôn ngữ có thể được thiết kế với các hình thức khác nhau, mang tính thi đua, cạnh tranh tích cực như: trò chơi, đố vui, thi viết chữ đẹp, học các bài hát đơn giản có ý nghĩa giáo dục, vẽ tranh, phân vai kể chuyện, đóng kịch, phân nhóm tranh luận về những chủ đề đơn giản,…

Page 24: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

24

c) Các hoạt động dạy - học có thể được tổ chức và thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với tất cả các kỹ năng thực hành tiếng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, kỹ năng nghe, nói được chú trọng nhiều hơn ở giai đoạn đầu, kỹ năng đọc hiểu và viết chú trọng khi lên trình độ cao hơn.

d) Mọi hoạt động dạy - học đều phải xoay quanh các chủ điểm, chủ đề, tình huống giao tiếp đã được xác định trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn nhằm giúp học sinh ghi nhớ ngữ nghĩa, cách dùng các từ ngữ, các cấu trúc ngữ pháp,… liên quan trong ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, từ đó hình thành nên phương pháp học tập ngoại ngữ hiệu quả cho người học.

VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là hoạt động xem xét, so sánh mức độ đạt được của mỗi học sinh theo yêu cầu của môn học đã đề ra, tìm ra những nguyên nhân, dự đoán được những năng lực phát triển còn tiềm ẩn ở học sinh. Đánh giá là một bộ phận hợp thành quan trọng của quá trình dạy học, vừa thu thập các thông tin về chất lượng học tập của học sinh, vừa tạo các cơ hội và thúc đẩy quá trình học tập của học sinh. Vì vậy, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục của môn học, hướng tới phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ tổng hợp cơ bản. Cần kết hợp giữa kiểm tra, đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ tổng hợp và kiểm tra, đánh giá từng mặt riêng biệt, bao gồm kiểm tra, đánh giá kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và kiến thức văn hoá.

Nguyên tắc đánh giá là toàn diện, khách quan, chính xác, phân hoá; kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; kết hợp kiểm tra, đánh giá theo chuẩn và theo tiêu chí; tạo điều kiện và khuyến khích người học tự đánh giá. Công tác kiểm tra đánh giá đối với môn tiếng Pháp cần phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua các hoạt động dạy học trên lớp học, nhằm kịp thời điều chỉnh tiến độ hoặc phương pháp dạy học. Kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện vào các thời điểm ấn định trong năm học để đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu dạy học.

Page 25: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

25

Kiểm tra, đánh giá bao gồm cả định lượng (cho điểm) và định tính (nhận xét, xếp loại), kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh đánh giá lẫn nhau và học sinh tự đánh giá. Đa dạng hoá các hình thức và phương pháp đánh giá như: bài thi (bài kiểm tra) theo hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan; kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 01 tiết, bài tập nhóm, sản phẩm học tập...

VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Điều kiện thực hiện Chương trình

1.1. Yêu cầu về người học

Điều kiện quan trọng để có thể triển khai thực hiện Chương trình là học sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của từng bậc học. Học sinh có quan tâm, yêu thích và tùy theo việc áp dụng của cơ sở đào tạo, người học có thể lựa chọn tiếng Hàn Quốc như một môn ngoại ngữ tự chọn. Học sinh đáp ứng yêu cầu theo qui định của Điều lệ Trường phổ thông và của Pháp luật; đảm bảo quy định về tuổi của học sinh và học sinh được đảm bảo các quyền theo quy định.

1.2. Yêu cầu về người dạy

Người dạy cần được tập huấn, quán triệt về toàn bộ nội dung của Chương trình. Hằng năm, nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo cần tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên tiếng Hàn được tham gia các khoá tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; tạo cơ hội cho giáo viên được giao lưu học hỏi với các đồng nghiệp, các học giả ở trong và ngoài nước. Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tổ chức thường xuyên và định kì sẽ giúp người dạy có thể củng cố, nâng cao và cập nhật các kiến thức ngôn ngữ, văn hoá mới; chia sẻ kinh nghiệm và tiếp cận các phương pháp dạy học hiện đại phù hợp với đối tượng học và môi trường giao tiếp,… Mặt khác, người dạy cũng cần có khả năng thích ứng, linh hoạt trong áp dụng Chương trình, đề xuất với cấp quản lý kịp thời những vấn đề nảy sinh trong quá trình giảng dạy để bổ khuyết, hoàn thiện Chương trình.

1.3. Yêu cầu về cơ sở vật chất, quản lý

Các cơ sở đào tạo cần đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất, quản lý được quy định trong Điều lệ Trường phổ thông và Chương trình giảng dạy phổ thông tổng thể được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tới đây.

Page 26: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

26

Ngoài ra, trong điều kiện cho phép, cần trang bị Phòng học Hàn Quốc hoặc không gian Hàn Quốc trong thư viện, đây là nơi lưu giữ tài liệu tham khảo, không gian học tập tiếng Hàn Quốc và tìm hiểu văn hoá Hàn Quốc một cách tự chủ cho học sinh.

2. Khai thác và sử dụng nguồn tài liệu dạy và học

2.1. Yêu cầu chung về nguồn tài liệu dạy và học

Nguồn tài liệu dạy và học có ảnh hưởng lớn tới chất lượng của hoạt động dạy - học. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện Chương trình, ngoài sách giáo khoa, sách bài tập, sách hướng dẫn giáo viên chính thức, người dạy nên tham khảo các tài liệu dạy học ở trình độ tương đương, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu về nội dung của Chương trình. Các loại hình văn bản được sử dụng làm học liệu cần lựa chọn đa dạng: các đoạn đối thoại, bài luận ngắn, bản tin thời tiết, mẩu tin quảng cáo, giấy tờ tuỳ thân, hoá đơn, bài thơ ngắn, truyện cổ tích ngắn, bài hát ngắn,…

2.2. Định hướng biên soạn và sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo

a) Chương trình tiếng Hàn là cơ sở để biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa, sách bài tập, sách hướng dẫn giáo viên, tài liệu tham khảo và học liệu đi kèm như: băng đĩa,… phục vụ cho việc dạy học tiếng Hàn ở trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

b) Ngữ liệu sử dụng trong sách giáo khoa tiếng Hàn cho trường phổ thông có thể được tuyển chọn từ nguồn văn bản của người bản ngữ và những bài viết bằng tiếng Hàn của người Việt về đất nước con người Việt Nam và Hàn Quốc. Nguồn ngữ liệu cần đảm bảo: ngôn ngữ chuẩn mực; nội dung và độ khó phù hợp với với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, môi trường giao tiếp, học tập của người học; đảm bảo tính giao tiếp, tính giáo dục và tính dân tộc.

c) Các bài học có hạt nhân là các tình huống giao tiếp theo chủ đề nhất định xoay quanh các chủ điểm đã được đề xuất trong Chương trình. Các nhà biên soạn sách giáo khoa có thể lựa chọn và phân bổ những chủ đề phù hợp với nguyên tắc, điều kiện biên soạn của mình. Nội dung bài học nên bám sát nội dung Chương trình. Có thể đối chiếu, tham khảo danh mục từ vựng và ngữ pháp của Chương trình. Bên cạnh đó, các bài tập nên được cấu trúc đa dạng, đảm bảo vừa củng cố, cung cấp tri thức ngôn ngữ, vừa có thể lồng ghép, đan xen những kiến thức về văn hoá - xã hội Hàn Quốc cho người học.

Page 27: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

27

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

Tiếng Việt

1. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”.

2. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS và cấp THPT, NXB Giáo dục, 2006.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2011), Chương trình tiếng Nhật THCS, THPT.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chương trình ngoại ngữ 2 giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn Quốc.

6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2012), Chương trình tiếng Anh THCS, THPT.

7. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình Giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể.

9. Bùi Hiền, Phương pháp hiện đại dạy học ngoại ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.

10. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2008), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXB Thế giới.

11. Khung tham chiếu chung châu Âu về ngôn ngữ (2011), NXB Nghiên cứu dạy học ngoại ngữ.

12. Phạm Thành Nghị (2013), Tâm lý học Giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễ n Vă n Tụ (2009), Bàn thêm về cái đích của dạy - học ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp - cá thể hoá, Tạp chí Khoa học công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 2 (31) 2009, tr.1-6.

14. Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội (2007), Chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc (Ban hành kèm theo Quyết định số 4062 QĐ-ĐT ngày 29/11/2012 của Giám đốc ĐHQG Hà Nộ i).

Page 28: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

28

15. Đỗ Quang Việt, Kiểm tra đánh giá trong dạy - học ngoại ngữ ở THPT Việt Nam: thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học công nghệ cấp Đại học Quốc gia trọng điểm, 2011.

Tiếng Hàn

1. Kang Seong Hee (2010), Điều tra tình hình thực tế và phương án phát triển giáo trình tiếng Hàn ở khu vực các nước nói tiếng Anh, Viện Ngôn ngữ Quốc gia.

2. Kim Jung Seop và nhiều tác giả (2010), Xây dựng mô hình giảng dạy tiếng Hàn chuẩn trên toàn thế giới – Phần 1, 2, Viện Ngôn ngữ Quốc gia.

3. Kim Ho Jeong (2012), Nghiên cứu xây dựng nội dung ngữ pháp và cách biểu hiện trong giảng dạy tiếng Hàn, Viện Ngôn ngữ Quốc gia.

4. Min Kyung Mo - Kim Seon Jung (2010), Nghiên cứu cơ bản nhằm thiết kế chương trình giáo dục tiếng Hàn của các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông nước ngoài, Hội thảo Toàn quốc lần thứ 13 (20.11.2010)

5. Sim Hye Ok (1997), Thực tiễn dạy đọc, phương pháp tiến hành giờ học quốc ngữ, Hội Giảng dạy quốc ngữ tiểu học, Park Ui Jung.

6. Lee Byeong Kyu (2008), Tình hình chính sách và phương hướng phát triển của giáo dục tiếng Hàn ngoài nước, Giáo dục mới.

7. Lee Hwa Suk (2013), Phân tích phương hướng nghiên cứu của giáo dục tiếng Hàn ngoài nước, Ngôn ngữ học 51.

8. Cho Nam Ho, Báo cáo kết quả lựa chọn từ vựng dành cho giảng dạy tiếng Hàn, Viện Ngôn ngữ Quốc gia

9. Ji Hyeon Suk (2010), Đi tìm những nét mới trong nghiên cứu giảng dạy kiến thức văn hoá dành cho giáo dục tiếng Hàn, Hội Ngôn ngữ và Văn hoá Hàn Quốc, quyển 7, số 1, Hội Ngôn ngữ và Văn hoá Hàn Quốc quốc tế.

10. Han Jae Young & nhiều tác giả (2005), Phương pháp giảng dạy tiếng Hàn, Tổng tập Giáo dục tiếng Hàn 2, Bộ Văn hoas du lịch, Quỹ Thế giới hoá tiếng Hàn, NXB Taehaksa.

11. Giáo trình An Introductory Course in Korean 1-2, NXB Trường ĐH Yonsei, 1993.

12. Giáo trình Active Korean 1, Trường ĐH Seoul, 2011.

Page 29: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG HÀN – …€¦ · Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, được tổ chức giảng dạy có thể

29

13. Giáo trình Easy Korean for foreigners 1, Language PLUS, 2004.

14. Giáo trình First year College Korean Volume 1, 2, Paradigm Busters Publishing, 2003.

15. Giáo trình Speaking Korean 1, Francis Y.T.ParkK , NXB Hallim, 1984.

16. Giáo trình Tiếng Hàn tổng hợp dành cho người Việt Nam, quyển 1, 2, Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc, 2011.

17. Giáo trình Time for Korean book 1, 2, NXB Hollym, 2009.

18. Giáo trình tiếng Hàn trong văn hoá 1, 2, NXB Language PLUS, 2010.

19. Giáo trình tiếng Hàn 1, 2, Trường ĐH Pai Chai, 2005.

20. Giáo trình tiếng Hàn sinh động 1,2, Trường ĐH Kei Myung, 2008.

21. Giáo trình tiếng Hàn Student book 1A, 2B, Trường ĐH So Gang, 2004.

22. Giáo trình tiếng Hàn Sejong 1-4, Viện Ngôn ngữ Quốc gia Hàn Quốc, 2013.

23. Giáo trình Xin chào tiếng Hàn Sơ cấp 1, 2, NXB Park Mun gak, 2011.

24. Giáo trình Xin chào tiếng Hàn Sơ cấp, sách luyện tập 1.2, NXB Park Mun gak, 2011.

25. Giáo trình tiếng Hàn 1-2 English Version, Trường ĐH Ehwa, 2011.

26. Giáo trình Tiếng Hàn thú vị 1,2, Trường ĐH Korea, 2011.

27. Giáo trình tiếng Hàn cơ sở dành cho Hàn kiều và người nước ngoài, Viện Giáo dục quốc tế Hàn Quốc, 2000.

28. Giáo trình tiếng Hàn Sơ cấp 1,2, Trường ĐH Kyung Hee, 2007.

29. Giáo trình tiếng Hàn 1, 2, Trường ĐH Seoul, 2006.

30. Giáo trình tiếng Hàn 1,2, Trường ĐH Yonsei, 2010.

31. Giáo trình Cùng nhau học tiếng Hàn 1-1, 2-1, Trường ĐH Kon Kuk, 2012.

32. Giáo trình Tự học tiếng Hàn Sơ cấp 1, 2, Trường ĐH Kyung Hee, 2008.