8
BN TIN GX.TAM HÀ NĂM MỤC VGIA ĐÌNH CN, 01/10/2017 1 Tin Mng: Mt 21, 28-32 "Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông" Suy nim: ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt ói và làm đó là hai thái độ khác nhau. Có người nói mà không làm. Có người không nói nhưng lại làm. Đó chính là hai thái độ mà Chúa đề cập đến trong bài dụ ngôn hôm nay. Hạng người nói mà không làm đó là những người biệt phái và luật sĩ. Họ tự cho là mình đạo đức, nhưng khi Chúa Giêsu rao giảng, họ không những không tin mà còn phê phán chỉ trích những người tin Chúa, chỉ trích chính Chúa đã đón tiếp người tội lỗi. Hạng người không nói mà làm đó là những người thu thuế và những người tội lỗi. Tuy sống tội lỗi, nhưng khi nghe Chúa rao giảng, họ đã ăn năn sám hối và tin vào Chúa. Qua dụ ngôn này Chúa muốn dạy ta những bài học sau. Bài học thứ nhất: Việc làm trọng hơn lời nói. Trong đời sống, chúng ta gặp không ít những người nói hay, nói nhiều, nhưng làm chẳng bao nhiêu. Tục ngữ Việt Nam có câu “Mười voi không được bát nước sáo” là thế. Nhưng trái lại có những người không nói giỏi, có khi không nói gì cả, nhưng lại làm rất nhiều. Nhất thời ta có thể thích những người nói hay. Nhưng sống càng lâu, ta càng mến những người nói ít làm nhiều. Trong đời sống thiêng liêng cũng thế. Chúa yêu chuộng những người làm việc hơn là những người N CHÚA NHT XXVI MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM A Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh MATTHÊU Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: "Các ông nghĩ sao? Người kia có hai người con. Ông đến với đứa con thứ nhất và bảo: "Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho cho cha!" Nó thưa lại rằng: "Con không đi". Nhưng sau nó hối hận và đi làm. Ông đến gặp đứa con thứ hai và cũng nói như vậy. Nó thưa lại rằng: "Thưa cha, vâng, con đi". Nhưng nó lại không đi. Ai trong hai người con đã làm theo ý cha mình?" Họ đáp: "Người con thứ nhất". Chúa Giêsu bảo họ: "Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông. Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài. Còn các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài". Ðó là lời Chúa.

CHÚA NHẬT XXVI MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM Atgpsaigon.net/sites/default/files/Documents/201709/BAN TIN GX TAM... · Nhưng trái lại có những người không nói giỏi,

  • Upload
    vodat

  • View
    216

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHÚA NHẬT XXVI MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM Atgpsaigon.net/sites/default/files/Documents/201709/BAN TIN GX TAM... · Nhưng trái lại có những người không nói giỏi,

BẢN TIN GX.TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 01/10/2017

1

Tin Mừng: Mt 21, 28-32

"Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông"

Suy niệm:

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

ói và làm đó là hai

thái độ khác nhau.

Có người nói mà

không làm. Có người không

nói nhưng lại làm. Đó chính

là hai thái độ mà Chúa đề

cập đến trong bài dụ ngôn

hôm nay. Hạng người nói

mà không làm đó là những

người biệt phái và luật sĩ.

Họ tự cho là mình đạo đức,

nhưng khi Chúa Giêsu rao

giảng, họ không những

không tin mà còn phê phán

chỉ trích những người tin

Chúa, chỉ trích chính Chúa

đã đón tiếp người tội lỗi.

Hạng người không nói mà

làm đó là những người thu thuế và những người tội lỗi. Tuy sống

tội lỗi, nhưng khi nghe Chúa rao giảng, họ đã ăn năn sám hối và tin

vào Chúa. Qua dụ ngôn này Chúa muốn dạy ta những bài học sau.

Bài học thứ nhất: Việc làm trọng hơn lời nói. Trong đời sống,

chúng ta gặp không ít những người nói hay, nói nhiều, nhưng làm

chẳng bao nhiêu. Tục ngữ Việt Nam có câu “Mười voi không được

bát nước sáo” là thế. Nhưng trái lại có những người không nói giỏi,

có khi không nói gì cả, nhưng lại làm rất nhiều. Nhất thời ta có thể

thích những người nói hay. Nhưng sống càng lâu, ta càng mến

những người nói ít làm nhiều. Trong đời sống thiêng liêng cũng

thế. Chúa yêu chuộng những người làm việc hơn là những người

N

CHÚA NHẬT XXVI MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM A

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh MATTHÊU

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: "Các ông nghĩ sao? Người kia có hai người con. Ông đến với đứa con thứ nhất và bảo: "Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho cho cha!" Nó thưa lại rằng: "Con không đi". Nhưng sau nó hối hận và đi làm. Ông đến gặp đứa con thứ hai và cũng nói như vậy. Nó thưa lại rằng: "Thưa cha, vâng, con đi". Nhưng nó lại không đi. Ai trong hai người con đã làm theo ý cha mình?" Họ đáp: "Người con thứ nhất". Chúa Giêsu bảo họ: "Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông. Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài. Còn các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài".

Ðó là lời Chúa.

Page 2: CHÚA NHẬT XXVI MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM Atgpsaigon.net/sites/default/files/Documents/201709/BAN TIN GX TAM... · Nhưng trái lại có những người không nói giỏi,

BẢN TIN GX.TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 01/10/2017

2

chỉ biết nói suông. Có lần

Chúa đã vạch rõ những giả

dối này: “Không phải

những ai nói rằng: Lạy

Chúa, lạy Chúa mà được

vào Nước Trời, nhưng là

những kẻ làm theo ý Cha Ta

trên trời” (Mt 7,21). Đức tin

phải biểu lộ bằng việc làm

mới là đức tin sống động.

Như thánh Giacôbê dạy:

“Đức tin không có việc làm

là đức tin chết” (Gc 2,17).

Tình yêu cũng phải có việc

làm. Việc làm minh chứng

tình yêu đích thực. Tin yêu

Chúa phải được biểu lộ

bằng việc làm.

Bài học thứ hai: Con người

có thể thay đổi. Con người

còn sống ở trần gian là còn

thay đổi. Đó là một điều ta

phải cảnh giác. Biết đâu ta

đang tốt bỗng trở nên xấu.

Cũng như các biệt phái và

luật sĩ tự hào mình tốt,

nhưng khi Chúa Giêsu đến,

họ đã trở nên xấu vì không

tin vào Chúa, không hoán

cải đời sống. Con người có

thể thay đổi. Đó là điều làm

cho chúng ta hy vọng. Vì

nếu ta tội lỗi yếu hèn, ta vẫn

có cơ hội ăn năn trở lại. Ta

không bị kết án trong tội lỗi

của ta. Chúa còn cho ta có

thời giờ trở lại với Chúa.

Miễn là ta nhận biết mình và quyết tâm đổi mới cuộc đời.

Bài học thứ ba: Sám hối là việc cần thiết của mọi người. Đã là

người ai cũng có sai lầm. Vì con người yếu đuối bất toàn. Chúa

không đòi ta phải hoàn hảo không bao giờ sai lỗi. Nhưng Chúa đòi

ta mỗi khi sai lỗi phải biết sám hối ăn năn. Sám hối thật cần thiết

vì có sám hối ta mới được Chúa thứ tha. Chúa yêu thương và sẵn

sàng tha thứ cho những tâm hồn sám hối như lời Thánh Vịnh: “Một

tấm lòng tan nát dày vò, Chúa sẽ chẳng khinh chê” (Tv 50). Ta hãy

xem Chúa đã tha thứ cho bà Mađalena. Nhất là Chúa đã tha thứ cho

người trộm lành, để thấy Chúa nhân từ thương xót biết bao. Nhưng

Chúa lại chê ghét những tâm hồn kiêu căng cứng cỏi không chịu

ăn năn sám hối. Trong Phúc Âm ta thấy Chúa chỉ mắng nhiếc

những người tự xưng mình đạo đức nên kiêu căng khinh miệt người

khác và không nghe lời Chúa. Nhưng Chúa luôn nhân từ, khoan

dung, tha thứ cho những tội lỗi thật lòng ăn năn. Sám hối thật cần

thiết vì tất cả chúng ta ai cũng có lầm lỗi trước mặt Chúa, cần được

Chúa khoan hồng thứ tha. Sám hối thật cần thiết vì đó là khởi điểm

để nên tốt, nên thánh thiện. Có sám hối ta mới biết từ bỏ nếp sống

cũ. Có sám hối ta mới bắt đầu một nếp sống mới đẹp lòng Chúa.

Như thế, ta đừng chỉ nói suông mà không làm, nhưng hãy biết thực

hành điều Chúa dạy. Ta đừng tự hào vì mình tốt lành mà phê bình

chỉ trích người khác. Hãy tự xét mình để thấy mình tội lỗi. Và khi

biết mình tội lỗi, hãy ăn năn sám hối ngay. Có sám hối ta sẽ được

Chúa tha thứ. Có sám hối sẽ được anh chị em yêu thương. Nhất là

có sám hối ta mới khởi sự tiến lên trên con đường thánh thiện.

Lạy Chúa xin tha thứ tội con đã phạm đến Chúa và đến anh

em. Amen.

GỢI Ý CHIA SẺ

1) Nói và làm, việc nào cần hơn và tốt hơn?

2) Có nhiều chương trình tốt đẹp nhưng không thực hiện, có ích gì

không?

3) Biết nhận lỗi, xin lỗi và sửa lỗi. Điều này đáng trọng hay đáng

chê trách?

Bộ phim do Đức Thánh Cha đóng vai chính được chiếu thử tại Vatican

Hôm thứ Tư 20 tháng 9, một bộ

phim do Đức Thánh Cha đóng

Đặng Tự Do, vietcatholic

vai chính đã được chiếu thử tại Vatican.Cuốn phim có tựa đề là “Beyond

the Sun”, là một bộ phim về những trẻ em trong hành trình tìm kiếm Thiên

TIN GIÁO HỘI

Page 3: CHÚA NHẬT XXVI MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM Atgpsaigon.net/sites/default/files/Documents/201709/BAN TIN GX TAM... · Nhưng trái lại có những người không nói giỏi,

BẢN TIN GX.TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 01/10/2017

3

Chúa và ý nghĩa của cuộc sống.

Tất cả tiền thu được từ phim

này sẽ được chuyển đến các tổ

chức bác ái để giúp những trẻ

em đang gặp khó khăn ở Á Căn

Đình, là quê hương của Đức

Giáo Hoàng.

Nhà sản xuất phim

Andrea Iervolino nói với tờ

The Guardian rằng quay

phim Đức Giáo Hoàng là

một kinh nghiệm choáng

ngợp trong đời làm phim

của ông. Ông nói:

“Mỗi năm chúng tôi làm từ

8 đến 10 bộ phim với những

ngôi sao điện ảnh lớn ...

Đây không chỉ là một bộ

phim. Đây là điều rất đặc

biệt.”

Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện trên màn hình tổng cộng 6 phút

ở giữa và cuối của bộ phim.

Các chuyên viên thu hình và đạo diễn phải mất một ngày để sắp

xếp máy móc, và các thiết bị chụp, nhưng việc quay phim cuối cùng

chỉ mất vài phút.

Sau khi quay phim xong, Đức Giáo Hoàng nói với đoàn làm phim:

“Hãy cầu nguyện cho tôi”

Iervolino cho biết bộ phim cho thấy Đức

Thánh Cha là một “người của công chúng”,

khi dạy cho các em cách đọc Phúc Âm.

Bộ phim sẽ được công chiếu chính thức vào

dịp Giáng Sinh năm nay…

Trong phim Đức Thánh Cha nói với các trẻ

em:

“Đừng nghĩ đến sách Phúc Âm như một

quyển sách khổng lồ. Sách Phúc âm rất là

gọn nhỏ. Nhưng chúng con phải đọc một

cách chậm rãi, từng chút một. Và các con

nên đọc cùng với một người có thể giải

thích bất cứ điều gì các con không hiểu.

“Cha cũng khuyên những người lớn nên luôn mang theo một sách

Phúc Âm nhỏ với họ trong túi của họ, trong xách tay của người phụ

nữ, chẳng hạn, bởi vì - trên tàu điện ngầm hoặc trên xe buýt, hoặc

khi chờ đợi bác sĩ, biết đâu chúng ta có thể đọc một chút. Đừng coi

sách Phúc Âm như một vật trang trí trong nhà.”

Ngài nói thêm: “Hãy nói chuyện với Chúa Giêsu ... Hãy nói với

Chúa điều gì đang xảy ra với các con. Chuyện gì xảy ra hôm nay.

Nói với Ngài những điều các con thấy, những điều các con không

hài lòng, nơi trường học hoặc ngoài phố, hoặc trong gia đình của

các con ... Chúa Giêsu đang chờ chúng con, Ngài đang tìm kiếm

các con, mà các con không nhận ra ... Hãy tìm Ngài, và đó là cách

các con sẽ tìm thấy Ngài. Hãy dám làm điều đó.

Đức TGM Hàn Đại Huy, Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Hy Lạp G. Trần Đức Anh OP

VATICAN. Hôm 28-9-2017, ĐTC đã bổ nhiệm Đức

TGM Savio Hàn Đại Huy (Hon Tai-Fai), Tổng thư ký

Bộ truyền giáo, làm Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Hy

Lạp.

Đức TGM Hàn Đại Huy dòng Don Bosco,

năm nay 67 tuổi, sinh ngày 21-10 năm 1950 tại

Hong Kong, thụ phong linh mục năm 1982 và

năm 2010, ngài được ĐGH Biển Đức 16 bổ

nhiệm làm TGM Tổng thư ký Bộ Truyền Giáo.

Page 4: CHÚA NHẬT XXVI MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM Atgpsaigon.net/sites/default/files/Documents/201709/BAN TIN GX TAM... · Nhưng trái lại có những người không nói giỏi,

BẢN TIN GX.TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 01/10/2017

4

Sự kiện một vị không xuất thân từ trường ngoại

giao Tòa Thánh được bổ nhiệm làm Sứ Thần

Tòa Thánh, là điều khá họa hiếm.

Cùng ngày 28-9, ĐTC bổ nhiệm Cha Ryszart

Szmydki, OMI, làm tân Phó Tổng thư ký Bộ

truyền giáo.

Cha Szmydki người Ba Lan, năm nay 66 tuổi

(1951), gia nhập dòng Hiến Sinh Thừa Sai Đức

Mẹ Vô Nhiễm (OMI) năm 1970. Cha từng làm

giáo sư tại Đại Học Công giáo Lublino ở Ba

Lan, và làm thừa sai tại Camerun 2 năm. Năm

2010, Cha được bầu làm Giám tỉnh dòng OMI

ở Ba Lan và tái cử năm 2013. Nhưng năm sau

đó thì được bổ nhiệm làm Tổng thư ký Hội

truyền bá đức tin, một trong 4 Hội Giáo hoàng

truyền giáo. Ngoài tiếng Ba Lan, Cha Szmydki

biết tiếng Ý, Pháp và Anh.

Hai bổ nhiệm trên đây cũng có liên hệ tới Giáo

Hội tại Việt Nam vì nhiều hồ sơ, hoặc vấn đề,

qua tay vị Phó Tổng thư ký và Tổng thư ký

trước khi lên tới cấp cao hơn (Rei 28/9/2017)

Toà Thánh Ký kết hiệp ước về Ngăn Cấm Vũ Khí Hạch Nhân

Vũ Văn An Ngày 20 tháng Chín vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Tòa Thánh,

đã đại diện Tòa Thánh và Thị Quốc Vatican, ký hiệp ước về Ngăn Cấm Vũ Khí Hạch Nhân, đã được thông

qua ngày 7 tháng 7 năm nay, vào lúc kết thúc Hội Nghị Liên Hiệp Quốc nhằm thương thảo một văn kiện luật

pháp có tính cách bó buộc để ngăn cấm các vũ khí hạch nhân.

Việc ký kết trên được tổ chức trong một buổi

lễ long trọng tại Dinh Liên Hiệp Quốc tại New

York. Nhân dịp này, Đức Cha Gallagher đã đọc

một bài diễn văn sau đây, theo bản tiếng Anh của

Phòng Báo Chí Tòa Thánh:

Thưa Ông Chủ Tịch Hiệp Ước Ngăn Cấm Toàn Diện Việc Thử

Hạch Nhân là một trong các viên đá nền tảng xây

nên các cơ cấu pháp lý khó khăn lắm mới đặt để

được để kiểm soát sự đe dọa hoàn cầu do các vũ

khí hạch nhân áp đặt và để từ từ tiến tới một thế

giới không có các vũ khí hạch nhân.

Tòa Thánh phê chuẩn và tuân hành Hiệp Ước Ngăn Cấm Việc Thử Hạch Nhân như một cử chỉ

nói lên xác tín lâu đời của mình rằng việc ngăn cấm thử nghiệm hạch nhân, việc cấm lan tràn vũ khí

hạch nhân, và việc giải giới vũ khí hạch nhân “có liên hệ mật thiết với nhau và phải đạt được càng

nhanh càng tốt dưới sự kiểm soát hữu hiệu của quốc tế” (1).

Do đó, Tòa Thánh bối rối khi thấy tiếp tục thiếu sự tiến bộ trong việc hiệu lực hóa Hiệp Ước

Ngăn Cấm Việc Thử Hạch Nhân. Hai thập niên không có việc hiệu lực hóa Hiệp Ước đã là hai thập

niên bị mất đi trong mục tiêu chung của chúng ta về một thế giới không có vũ khí hạch nhân. Nhưng

cùng một lúc, Tòa Thánh hài lòng khi được tham dự Hội Nghị này, được tham gia với các Quốc Gia

khác đã phê chuẩn Hiệp Ước Ngăn Cấm Việc Thử Hạch Nhân trong việc lặp lại lời kêu gọi của

chúng ta với các Quốc Gia còn lại mà sự phê chuẩn rất cần để hiệu lực hóa Hiệp Ước. Khi ký hiệp

ước này, các quốc gia đó sẽ có cơ hội chứng tỏ sự khôn ngoan, tài lãnh đảo can đảm, và một cam kết

đối với hòa bình và ích chung cho mọi người.

Hiệu lực hóa Hiệp Ước Ngăn Cấm Việc Thử Hạch Nhân lại càng khẩn thiết hơn khi chúng ta

xem xét các đe dọa hiện nay đối với hòa bình, từ các thách thức liên tục của việc lan tràn hạch nhân

tới các chương trình hiện đại hóa lớn lao và mới mẻ của một số quốc gia có vũ khí hạch nhân. Cả

hai việc lan tràn hạch nhân và các chương trình hiện đại hóa mới đều đi ngược lại các mục đích của

Hiệp Ước Ngăn Cấm Việc Thử Hạch Nhân và quan trọng hơn nữa, chúng phá hoại nền an ninh quốc

Page 5: CHÚA NHẬT XXVI MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM Atgpsaigon.net/sites/default/files/Documents/201709/BAN TIN GX TAM... · Nhưng trái lại có những người không nói giỏi,

BẢN TIN GX.TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 01/10/2017

5

tế. Các căng thẳng gia tăng đối với chương trình hạch nhân đang lớn mạnh của Bắc Hàn thật là cấp

bách. Cộng đồng quốc tế phải đáp ứng qua việc tìm cách làm sống lại các cuộc thương thuyết. Sự đe

dọa hay sử dụng sức mạnh quân sự không hề có chỗ đứng trong việc chống lại việc lan tràn hạch

nhân, và sự đe dọa hay sử dụng vũ khí hạch nhân để chống lại việc lan tràn hạch nhân là điều đáng

trách. Chúng ta phải để lại sau lưng các đe dọa hạch nhân, sự sợ sệt, ưu thế quân sự, ý thức hệ, và

chủ nghĩa đơn phương từng khuyến khích việc lan tràn và các cố gắng hiện đại hóa cũng như việc

làm sống lại thứ luận lý học của Chiến Tranh Lạnh.

Thưa Ông Chủ Tịch, hôm nay, nhân Hiệp Ước về việc Ngăn Cấm Vũ Khí Hạch Nhân được mở

ra để ký nhận, tôi muốn tập chú đặc biệt vào Hiệp Ước Ngăn Cấm Việc Thử Hạch Nhân như là một

bổ túc chủ yếu đối với các cố gắng giải giới hạch nhân rộng lớn hơn. Ngày 25 tháng 9 năm 2015,

Đức Giáo Hoàng Phanxicô thúc giục Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc “làm việc cho một thế giới

không có vũ khí hạch nhân, qua việc áp dụng Hiệp Ước Không Lan Tràn, theo chữ nghĩa và theo

tinh thần, với mục tiêu là hoàn toàn ngăn cấm các loại vũ khí này”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói

thêm: “Một nền đạo đức và luật lệ dựa trên việc đe dọa tận diệt lẫn nhau, và có thể tận diệt cả nhân

loại, là những điều tự mâu thuẫn và là một lăng mạ đối với toàn bộ khuôn khổ Liên Hiệp Quốc, một

khuôn khổ có lẽ kết cục sẽ trở thành “các quốc gia liên hợp bởi sợ hãi và bất tin tưởng nhau”. Trong

lá thư gửi cho Mệnh Phụ Elayne Whyte Gómez, Chủ Tịch Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về việc ngăn

cấm hạch nhân, ngài thúc giục cộng đồng quốc tế “vượt quá việc gián chỉ (deterrence) hạch nhân…

[và] chấp nhận các chiến lược tiên tiến để cổ vũ mục tiêu hòa bình và ổn định và tránh các phương

thức thiển cận đối với các vấn đề xung quanh an ninh quốc gia và quốc tế” (2).

Dù không hề ảo tưởng đối với các thách thức liên quan tới việc đạt được một thế giới không có

vũ khí hạch nhân, nhưng các thách thức đặt ra bởi hiện trạng trước khi có chiến tranh (status quo

ante) của các căng thẳng gia tăng, tức việc tiếp tục lan tràn (vũ khí hạch nhân) và các chương trình

hiện đại hóa mới, là điều làm chúng ta thoái chí hơn nhiều. Vũ khí hạch nhân đem lại một thứ cảm

thức giả tạo về an ninh. Nền hòa bình đầy lo lắng do gián chỉ hạch nhân hứa hẹn đã chứng tỏ đi

chứng tỏ lại là ảo tưởng một cách bi thảm. Vũ khí hạch nhân không thể tạo nên một thế giới ổn định

và an ninh. Hòa bình và ổn định quốc tế không thể xây dựng trên việc chắc chắn hủy diệt lẫn nhau

hay trên sự đe dọa tận diệt.

Thưa Ông Chủ Tịch, Thứ hòa bình nào dựa trên sự cân bằng của sức mạnh, với đe dọa và phản đe dọa, và cuối cùng

là sợ sệt, là thứ hòa bình bất ổn và giả tạo. Để có thể đáp ứng một cách thích đáng các thách thức

của thế kỷ 21, điều chủ yếu là thay thế thứ luận lý học sợ sệt và bất tín bằng nền đạo đức học trách

nhiệm, và nhờ thế cổ vũ bầu không khí tin tưởng, biết trân trọng cuộc đối thoại đa phương qua việc

hợp tác nhất quán và có trách nhiệm giữa mọi thành viên của cộng đồng quốc tế. Các qui định ghi

trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, luật nhân đạo, các qui ước kiểm soát vũ khí, và các yếu tố khác

của luật quốc tế đại biểu cho một cam kết tuyệt đối cần thiết đối với nền an ninh có tính hợp tác và

là hiện thân pháp lý của nền đạo đức học trách nhiệm có tính hoàn cầu.

Việc hiệu lực hóa Hiệp Ước Ngăn Cấm Việc Thử Hạch Nhân sẽ là một biểu hiện quan trọng của

việc cam kết đối với nền đạo đức học trách nhiệm này. Hai thập niên đã quá dài để chờ đợi việc

chứng tỏ cam kết này.

Xin cám ơn Ông Chủ Tịch.

[1] Tuyên Bố của Tòa Thánh kèm theo Văn Kiện công nhận Hiệp Ước Ngăn Cấm Việc Thử Hạch

Nhân, 24 tháng 9 năm 1996.

[2] Thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi Mệnh Phụ Elayne Whyte Gómez, Chủ Tịch Hội Nghị

Liên Hiệp Quốc để Thương Thảo Một Văn Kiện Có Tính Trói Buộc Về Pháp Lý Ngăn cấm Các Vũ

Khí Hạch Nhân, Dẫn Tới Việc Hoàn Toàn Loại Bỏ Chúng, 23 tháng 3 năm 2017.

Nguồn tin: Vietcatholic

Page 6: CHÚA NHẬT XXVI MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM Atgpsaigon.net/sites/default/files/Documents/201709/BAN TIN GX TAM... · Nhưng trái lại có những người không nói giỏi,

BẢN TIN GX.TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 01/10/2017

6

Hợp tác Mục vụ di dân Việt Nam - Nhật Bản Ngày 24 tháng Chín 2017, Hội Thánh tại Nhật Bản tổ

chức Ngày Di dân và Tị nạn, qua đó gây ý thức về sự

hiện diện của các thành phần nhập cư và bổn phận mục

vụ đối với các tín hữu di dân. Trong dịp này, từ ngày 23

đến 28 tháng Chín, phái đoàn của Uỷ ban Mục vụ Di

dân (UBMVDD) trực thuộc Hội đồng Giám mục

(HĐGM) Việt Nam do Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng –

chủ tịch UBMVDD– làm trưởng đoàn, đã đi thăm và

làm việc với Uỷ ban về Người di dân, tị nạn và di trú (J-

CaRM) của HĐGM Nhật Bản do Đức cha Michael

Goro Matsuura –giám mục giáo phận Nagoya– làm

chủ tịch.

Trước buổi làm việc chính thức vào chiều

26 tháng Chín, Đức cha Giuse đã đến chào

HĐGM Nhật Bản đang họp thường niên tại

Tokyo. Đức cha Giuse đã gửi lời cảm ơn chân

thành đến Giáo hội tại Nhật Bản về lòng quảng

đại quan tâm đến các tín hữu Việt Nam. Trong

phần đáp từ, Đức Tổng giám mục Joseph

Mitsuaki Takami, S.S. –Tổng giám mục

Nagasaki và là Chủ tịch HĐGM Nhật

Bản– cũng cảm ơn những đóng góp về ơn gọi

và đời sống đức tin của người Việt Nam tại

Nhật Bản. Hiện có 170 tu sĩ và 41 linh mục Việt

Nam đang học và làm việc tại Nhật Bản.

Trong buổi làm việc, Đức cha Matsuura và các

chuyên viên của J-CaRM đã trình bày hiện

trạng di dân Việt Nam tại Nhật Bản cùng những

vấn nạn và quan ngại xã hội. Năm 2016, theo

thống kê của chính phủ Nhật Bản, có 88.211

người Việt Nam nhập cảnh theo diện tu nghiệp

nghề, chưa kể số lượng du học sinh và nghiên

cứu sinh. Tuy nhiên, tình trạng di dân Việt Nam

bị bóc lột, áp bức và lạm dụng đã xảy ra đến

mức báo động. Theo nhiều nguồn khảo sát, hiện

nay có khoảng 200.000 di dân Việt Nam tại

Nhật Bản. Tình trạng này cho thấy nhu cầu

cũng như khó khăn về đời sống mục vụ và đức

tin của người Việt Nam tại Nhật Bản. Sau 2

tiếng trao đổi, và suy xét, hai Uỷ ban Việt Nam

- Nhật Bản đã đi đến thoả thuận: thành lập

nhóm chuyên trách chung gồm đại diện linh

mục, tu sĩ Việt Nam tại Nhật và đại diện thuộc

UBMVDD Việt Nam để tư vấn và đề ra chương

trình mục vụ và xã hội cho người Việt tại Nhật

Bản cũng như người Nhật tại Việt Nam; chuẩn bị

thiết lập hai trung tâm mục vụ cho di dân Việt Nam

tại Nhật Bản trong giáo tỉnh Tokyo và Osaka.

Theo số liệu của HĐGM Nhật Bản vừa gửi cho Bộ

Truyền giáo, hiện nay dân số Nhật Bản là 120 triệu,

Giáo hội tại Nhật có 450.000 tín hữu, 1.800 linh

mục (trong đó có 519 linh mục nước ngoài) đang

phục vụ tại 16 giáo phận thuộc 3 giáo tỉnh Tokyo,

Osaka và Nagasaki. Với các số liệu trên đây về diện

tích, dân số và tỷ lệ tín hữu, có thể nói Giáo hội tại

Nhật khá khiêm tốn về số lượng; nhưng HĐGM

Nhật Bản lại rất quảng đại với các chương trình và

định hướng mục vụ cho di dân. Cụ thể, HĐGM

Nhật Bản đã ban hành định hướng mục vụ “Tiến về

Nước Trời vươn xa qua những ranh giới quốc gia”,

trong đó nhấn mạnh: cáo giáo phận và giáo xứ phải

hợp tác với sứ mạng của J-CaRM để các tín hữu

nước ngoài có thể tích cực tham dự các bí tích và

được giáo dục đức tin bằng ngôn ngữ riêng; tạo

điều kiện để các tín hữu nước ngoài được hội nhập

và trở nên thành viên của gia đình đức tin nơi các

giáo xứ; phiên dịch các thông tin mục vụ cho tín

hữu nước ngoài; mở các văn phòng tư vấn ở các

giáo phận để trợ giúp tín hữu nước ngoài; trợ giúp

các tín hữu nước ngoài đối phó với các vấn nạn xã

hội.Các chuyên viên về xã hội và pháp lý của

HĐGM Nhật Bản cũng rất tích cực tổ chức các

chương trình hành động và vận động chính phủ bảo

vệ người lao động nhập cư và di dân, khuyến cáo

các tổ chức môi giới lao động vi phạm luật pháp,

can thiệp trực tiếp các trường hợp bóc lột lao động

và lạm dụng sức lao dộng, tố cáo các tổ chức hoặc

cá nhân vi phạm nhân phẩm người lao động.

Nguồn: WEB HĐGMVN, Nam Hà

Page 7: CHÚA NHẬT XXVI MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM Atgpsaigon.net/sites/default/files/Documents/201709/BAN TIN GX TAM... · Nhưng trái lại có những người không nói giỏi,

BẢN TIN GX.TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 01/10/2017

7

Tác giả: Ruth Baker

Nếu bạn thấy khó cầu nguyện khi lần chuỗi mân côi hay khó giữ việc lần chuỗi thường xuyên,

thì bạn hãy đọc để khám phá bảy điều bất ngờ nhất xảy ra trong đời sống của bạn khi bắt đầu

cầu nguyện bằng việc lần chuỗi mân côi thường xuyên hơn...

1. Bạn sẽ bớt ích kỷ hơn Bạn từng cảm thấy thế nào khi yêu mến ai đó hay một điều gì đó với trọn con tim và cảm thấy thực sự

bị lôi cuốn về người ấy hay những sự vật ấy, nhưng

phải chăng đôi khi lại thật khó để hành động vì lòng

mến đó? Cảm nhận của tôi về chuỗi mân côi cũng

giống như vậy. Tôi yêu mến việc lần chuỗi và tôi

yêu mến điều ấy như một món quà được trao

tặng. Tôi thực sự tin vào sức mạnh của nó. Nhưng

còn việc phải dành riêng thời giờ để lần chuỗi thì

sao? Để thực hiện, bản thân tôi phải hy sinh và từ

bỏ một khoảng thời gian và năng lực cho riêng

mình, và thay vào đó là suy niệm về những mầu

nhiệm. Việc cầu nguyện bằng chuỗi Mân côi giúp

chúng ta quy hướng về Đức Kitô, Đấng có thể đưa

ta ra khỏi mình, giải thoát ta khỏi tội lỗi, và giúp ta

liên tục kiếm chế sự thỏa mãn tính ích kỷ của mình.

2. Bạn sẽ kỷ luật hơn Khi càng cầu nguyện bằng chuỗi Mân côi bạn sẽ càng muốn cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi hơn. Ơn

kỷ luật được trui rèn trong những lần tâm trí bạn bình lặng để tập trung, cầu nguyện ngay cả khi bạn mệt

mỏi hay tắt điện thoại để lần chuỗi trước khi ngủ. Những hành vi kỷ luật này tác động lên mọi lãnh vực

trong đời sống của bạn. Kỷ luật tương tự như tập thể dục, bạn không thể trở thành một vận động viên

marathon trong lần chạy đầu tiên được.

Nhưng bạn có thể tập tành từng chút một theo thời gian. Chuỗi

Mân Côi giúp bạn thực hiện những bước đi của một đứa trẻ

hướng tới việc làm cho Thiên Chúa được ưu tiên hơn trong

cuộc sống của mình. Ngay cả những ngày (hay những mùa)

khi bạn không có được sự an ủi về cảm xúc hay thiêng liêng

nào, việc gắn bó với chuỗi Mân Côi là một cách thức tuyệt vời

để duy trì sự trung tín, hoàn thành nghĩa vụ với Thiên Chúa và

Đức Mẹ, và theo một “nguyên tắc nhỏ” trong ngày sống của

bạn.

3. Đức Mẹ vén mở cho bạn một lối nhìn thấu đáo Tôi biết rằng, nếu bạn đã phải khổ sở lúc còn bé khi được giới thiệu một cách sơ sài về chuỗi Mân côi

với việc bị ép buộc lần chuỗi bởi những thầy cô hay cha mẹ và bạn cho rằng chuyện này hết sức nhàm

chán thì khó có thể hiểu rằng làm thế nào mà chuỗi Mân Côi có thể đem đến bất cứ điều gì tốt đẹp hay

siêu việt trong lúc lần chuỗi, ngay cả khi bạn thực sự tin vào hiệu năng mạnh mẽ của chuỗi Mân côi.

Nhưng tôi thực sự tin rằng khi lần chuỗi Mân côi thường xuyên, những điều sâu xa giấu ẩn sẽ được vén

mở. Khi thường xuyên suy niệm về từng mầu nhiệm, Đức Mẹ, với Đức Kitô , sẽ có những điều gì đó

trao ban cho bạn.

7 điều bất ngờ xảy ra khi bạn cầu nguyện với chuỗi Mân Côi thường xuyên hơn

Page 8: CHÚA NHẬT XXVI MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM Atgpsaigon.net/sites/default/files/Documents/201709/BAN TIN GX TAM... · Nhưng trái lại có những người không nói giỏi,

BẢN TIN GX.TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 01/10/2017

8

Có lẽ đó là một lối nhìn sâu sắc về một lãnh vực trong đời sống mà bạn đang phải vật lộn với nó. Có thể

là một sự thần hoá qua một khoảnh khắc đặc biệt trong đời sống của Đức Kitô mà sẽ thực sự nâng đỡ

bạn. Có lẽ chính đó là kinh nghiệm có thể xảy ra sâu xa trong khi cầu nguyện mà bạn cảm nhận được,

trong khoảnh khắc của chính mầu nhiệm ấy. Luôn có những điều mới mẻ để khám phá và luôn có điều

gì đó tốt đẹp cần được vén mở.

4. Bạn sẽ can đảm hơn Khi bạn đặt trọn niềm tin tưởng và đời sống, thậm chí cả chính tâm hồn

bạn nơi bàn tay Đức Maria qua chuỗi Mân côi, bạn bắt đầu hiểu cách

thức thực hành rất rõ ràng, đơn giản và đầy đủ trong những giải pháp

của Mẹ. Đức Mẹ chỉ muốn đưa chúng ta đến với Đức Kitô và Mẹ yêu

thương chúng ta rất nhiều, với sự dịu dàng thực sự của một người mẹ

hoàn hảo. Khi chúng ta dâng những khó khăn của chúng ta cho Mẹ,

chúng ta tôn vinh Mẹ. Sự can đảm bắt đầu nhuần thấm trong một đời

sống mà luôn luôn hướng về mẹ Maria để xin Mẹ giúp đỡ và tin rằng

Mẹ sẽ ban cho. Bạn có thể có được sự can đảm khi biết rằng Đức Maria

luôn ở bên bạn! Thánh Maximialô Kollbe từng nói: “ tôi gặp gỡ Mẹ

Maria ở mọi nơi. Tôi chẳng còn gặp khó khăn nào nữa.”

5. Ngày sống của bạn trở nên êm đềm hơn Đây là những gì mà một trong số các tác giả của chúng ta nói về việc cầu nguyện bằng chuỗi Mân côi

hằng ngày: “Việc lần chuỗi làm cho toàn bộ ngày sống của tôi bình an hơn, như Đức Mẹ đang cùng tôi

chiến đấu với những điều tồi tệ.” Mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Tôi ý thức hơn sự hiện diện của Thiên

Chúa.” Cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi không xóa đi nỗi đau trong đời sống của bạn, nhưng nó thực

sự đưa tới cho bạn vũ khí mạnh mẽ hơn nhiều để chiến đấu với những khó khăn ấy.

6. Bạn ý thức hơn trước cơn cám dỗ Một trong số mười năm lời hứa về chuỗi Mân côi là: “việc

lần chuỗi sẽ giúp phá bỏ những thiếu sót, giảm tội lỗi và

đánh bại dị giáo.” Theo kinh nghiệm của tôi, khi tôi cầu

nguyện thường xuyên với chuỗi Mân côi, tôi thấy rằng

khoảnh khắc trước khi tôi phạm tội chậm xuống. Theo đó,

chẳng hạn nếu tôi muốn trì hoãn hay nói chuyện phàm tục,

tôi không làm nó một cách tự động nữa. Tôi nhận thức

rằng những hành vi ấy bắt đầu với một cuộc đối thoại

trong đầu tôi. Tôi ý thức hơn về cám dỗ trước khi hành

động và có thêm thời gian để suy xét tôi có thực sự muốn làm nó hay không. Và khi cầu nguyện bằng

chuỗi Mân côi, tôi bắt đầu nhìn đời sống của mình qua một lối nhìn liên kết với Thiên Chúa và bắt đầu

thấy những gì Người muốn cho tôi là tốt lành và tôi cũng muốn cùng một điều Người muốn.

7. Bạn bắt đầu sống biến cố Nhập Thể Sức mạnh của chuỗi Mân côi nằm ở trong sự đơn giản của nó. Nó quá đơn giản đến nỗi mà dường như

có thể ngu ngốc đối với những bộ óc thông minh. Vậy nên chúng ta thường nghĩ rằng, chúng ta cần phải

tìm những giải pháp phức tạp, thông thái và đòi hỏi kiến thức tổng hợp để giải quyết những vấn đề phức

tạp, khó khăn. Chúng ta tập trung vào vực thẳm của những vấn đề của mình và tự hỏi làm sao có thể tìm

thấy giải pháp với một vấn đề quá lớn như vậy. Chúng ta không cần phải như thế. Thiên Chúa đến thế

gian như một em bé nhỏ nhắn, yếu đuối và đơn độc khi sinh ra trong hoàn cảnh khó nghèo. Kinh Mân

côi quá đơn giản tới mức mà nó có thể cầu nguyện trong bất cứ hoàn cảnh nào, đó là vũ khí mạnh mẽ

nhất của đời sống cầu nguyện mà chúng ta có.

“Chẳng có vấn nạn nào mà chúng ta lại không thể được giải quyết bởi chuỗi Mân côi, dầu

có khó khăn đến đâu, dẫu là vấn đề thuộc thế gian hay trời cao, trong đời sống cá nhân hay

gia đình.” Sr. Lucia (một trong các thị nhân Đức Mẹ Hiện ra tại Fatima). Theo:http://catholic-link.org Nguồn: dongten - Joseph Trần Ngọc Huynh, S.J. chuyển ngữ