21
UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Tên chương trình: GIÁO DỤC TIỂU HỌC Trình độ đào tạo: CAO ĐẲNG Ngành đào tạo: GIÁO DỤC TIỂU HỌC Hình thức đào tạo: CHÍNH QUI (Ban hành tại Quyết định số 257/QĐ-CĐSP ngày 25 /9 /2010 của Hiệu trưởng trườngCao đẳng Sư phạm Lào Cai) 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung: Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo: Giáo dục Tiểu học phải có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam: Thấm nhuần thế giới quan Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có năng lực kiến thức và kĩ năng cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học Tiểu học, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm với xã hội, có đạo đức, tác phong của người thầy giáo. 1.2. Mục tiêu cụ thể: 1.2.1 Kiến thức - Hiểu biết về kiến thức giáo dục đại cương để vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giáo dục Tiểu học. - Nắm vững hệ thống kiến thức khoa học giáo dục Tiểu học ở trình độ cao đẳng để thực hiện tốt công tác chuyên môn. - Hiểu biết đầy đủ về mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục Tiểu học, phương pháp tổ chức đánh giá các hoạt động giáo dục của trường Tiểu học. 1

Các mốc lịch sử - cdsplaocai.edu.vn  · Web view- Giao tiếp với học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của học

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Các mốc lịch sử - cdsplaocai.edu.vn  · Web view- Giao tiếp với học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của học

UBND TỈNH LÀO CAITRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Tên chương trình: GIÁO DỤC TIỂU HỌC Trình độ đào tạo: CAO ĐẲNG

Ngành đào tạo: GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Hình thức đào tạo: CHÍNH QUI

(Ban hành tại Quyết định số 257/QĐ-CĐSP ngày 25 /9 /2010 của Hiệu trưởng trườngCao đẳng Sư phạm Lào Cai)

1. Mục tiêu đào tạo1.1. Mục tiêu chung:

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo: Giáo dục Tiểu học phải có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam: Thấm nhuần thế giới quan Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có năng lực kiến thức và kĩ năng cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học Tiểu học, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm với xã hội, có đạo đức, tác phong của người thầy giáo.1.2. Mục tiêu cụ thể:1.2.1 Kiến thức

- Hiểu biết về kiến thức giáo dục đại cương để vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giáo dục Tiểu học.

- Nắm vững hệ thống kiến thức khoa học giáo dục Tiểu học ở trình độ cao đẳng để thực hiện tốt công tác chuyên môn.

- Hiểu biết đầy đủ về mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục Tiểu học, phương pháp tổ chức đánh giá các hoạt động giáo dục của trường Tiểu học.

- Áp dụng có hiệu quả kiến thức khoa học giáo dục Tiểu học vào việc tổ chức và đánh giá các hoạt động giáo dục học sinh các đối tượng khác nhau bao gồm cả học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có nhu cầu đặc biệt ở bậc giáo dục Tiểu học. 1.2.2. Kĩ năng: Giáo viên Tiểu học trình độ Cao đẳng cần có các kĩ năng cơ bản sau:

- Giao tiếp với học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của học sinh Tiểu học.

- Quan sát, tìm hiểu và đánh giá các hoạt động giáo dục của học sinh Tiểu học trong trường Tiểu học.

1

Page 2: Các mốc lịch sử - cdsplaocai.edu.vn  · Web view- Giao tiếp với học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của học

- Lập kế hoạch định hướng phát triển và giáo dục học sinh phù hợp với yêu cầu của xã hội và điều kiện thực tế giáo dục Tiểu học.

- Tổ chức, thực hiện kế hoạch giáo dục một cách khoa học (thiết kế các bài dạy và tổ chức dạy được các môn, các phân môn cụ thể trong chương trình Tiểu học, xây dựng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng môi trường giáo dục, lựa chọn và sử dụng hợp lý các học liệu, phương pháp giáo dục-dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh).

- Quản lý nhóm, lớp. Đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học. - Hợp tác và giao tiếp với đồng nghiệp, gia đình và cộng đồng trong

hoạt động giáo dục.- Tuyên truyền khoa học giáo dục, vận động xã hội hoá giáo dục.

Phân tích và đánh giá hiệu quả công việc của đồng nghiệp và bản thân.1.2.3. Thái độ:

Trên cơ sở có kiến thức chuyên môn và kĩ năng sư phạm, sinh viên tin tưởng sẽ làm tốt nghề dạy học ở Tiểu học; có ý thức vận dụng một cách sáng tạo các kiến thức và kĩ năng được đào tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học.2. Thời gian đào tạo: Trung bình 3 năm 3. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 105 tín chỉ (không tính học phần GDQP và GDTC)

4. Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT và tương đương, có đủ điều kiện theo qui định của Quy chế tuyển sinh và của Tỉnh Lào Cai.5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

Theo Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Theo Quy chế đào tạo cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành kèm theo Quyết định số 256 /QĐ-CĐSP ngày 25 tháng 9 năm 2010 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai.6. Thang điểm: 107. Nội dung chương trình (tên và khối lượng các học phần)

TT Tên học phần Mã sốSố tín chỉ

Loại giờ HP tiên quyết Đơn vị quản lý

LT TH/TN

A. Khối kiến thức giáo dục đại cương   26  25  1     

A1. Bắt buộc            

I. Lý luận chính trị   10 10 0    

1 Những ng.lý cơ bản của CN Mác-Lênin CHTR.101 5 5   không N.Chính trị -

2

Page 3: Các mốc lịch sử - cdsplaocai.edu.vn  · Web view- Giao tiếp với học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của học

BMC2 Tư tưởng Hồ Chí Minh CHTR.102 2 2   Sau ĐC 01

 3 Đường lối CM của Đảng Cộng sản VN CHTR.203 3  3   Sau ĐC 02

II. Khoa học xã hội - nhân văn nghệ thuật   2 2 0    

4 Quản lý HCNN và QL ngành GD ĐT BOID.101 2 2   không khoa BD

III. Ngoại ngữ   6 6 0    

5 Anh văn 1 ANHV.101 3 3    N. Anh - K. NN

6 Anh văn 2 ANHV.102 3 3    

IV. Toán -Tin học-KH TN- Công nghệ MT   4 3 1    

7 Nhập môn tin học TINH.101 2 1 1 Không N. Tin - K. NN

8 Nhập môn lí thuyết xác suất thống kê TOAN.105 2 2   Không N. Toán - K. TN

V. Giáo dục thể chất:TDUC.101 1.5   1.5 Không N. TD - T.

BMC

TDUC.102 1.5   1.5 Không N. TD - T. BMC

VI. Giáo dục quốc phòng: GDQP.101 135 117 18   Thỉnh giảng

A2. Tự chọn (chọn 2 trong 3 các HP sau)   4 4 0    

9 Nhập môn xã hội học VANH.102 2 2   Không N. Văn - K. XH

10 Nhập môn Logic học TOAN.101 2 2     N. Toán - K. TN

11  Mỹ học đại cương VANH.104 2 2   Không N. Văn - K. XH

B. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp    79 66  13     

B1. Bắt buộc            

I. Kiến thức cơ sở:   12 12 0    

12 Sinh lí trẻ em lứa tuổi Tiểu học SINH.112 2 2     N. Sinh - K.TN

13 Tâm lý học đại cương TAML.101 2 2   Sau ĐC 01 N. Tlý - T. BMC

14 Giáo dục học đại cương - (Tiểu học) TAML.103 2 2   Sau NV 02 N. Tlý - T. BMC

15 Tâm lí học lứa tuổi và TLHSP Tiểu học TAML.112 2 2     N. Tlý - T. BMC

16 K.tra, Đ.giá KQ G.dục - PPNCKH giáo dục TAML.232 2 2     N. Tlý - T. BMC

17 Lí luận DH & Lí luận GD Tiểu học TAML.222 2 2     N. Tlý - T. BMC

II. Kiến thức ngành   45 45 0    

18 Văn học VANH.113 3 3    N. Văn - K. TH

19 Tiếng Việt VANH.123 4 4    

20 Nhạc - PP dạy học âm nhạc NHAC.212 3 3     N. ÂN - K.TH

21 Mỹ thuật - Phương pháp DH mỹ thuật MYTH.214 3 3    N. MT - K.TH

22 Thủ công – kĩ thuật - PP MYTH.215 3 3    

23 Cơ sở lí thuyết tập hợp và logic toán TOAN.106 2 2    N. Toán - K. TH

24 Các tập hợp số TOAN.142 3 3    

25 Giáo dục môi trường ở Tiểu học TUNH.102 2 2     N. Hóa - K. TN

26 PPDH Tự nhiên – Xã hội ở TH TUNH.103 4 4     N. Hóa - K. TN

27  Ph.tiện và ứng dụng CNTT trong DH ở TH TINH.204 2 2     N. Tin - K. NN

28 Đạo đức và PPGD đạo đức ở TH CHTR.204 2 2     N.Chính trị - BMC

29 Thực hành CT.Đội - sao nhi đồng và tổ chức HĐGDNGLL ĐĐOI.122 2 2     N. Tlý - T. BMC

30 PPDH Tiếng Việt VANH.222 5 5     N. Văn - K. TH

31 PPDH Toán TOAN.254 5 5     N. Toán - K. TH

32 PPDH Thể dục ở Tiểu học TDUC.111 2 2     N. TD - T. BMC

III. Thực tập, tốt nghiệp và khóa luận   18 5 13    

33 RLNV sư phạm

THOC.111 1   1   Khoa TH

THOC.112 1   1    

THOC.113 1   1    

THOC.114 1   1    

34 TT năm thứ 2 - TH THOC.281 3   3    

3

Page 4: Các mốc lịch sử - cdsplaocai.edu.vn  · Web view- Giao tiếp với học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của học

35 TT năm thứ 3 - TH THOC.382 6   6    

36 Khóa luận tốt nghiệp THOC.391 5 5      

37 Bồi dưỡng HS giỏi môn T.Việt VANH.393 2 2   Thay cho khóa luận TN

N. Văn - K. TH

38 BT phát hiện và PP bồi dưỡng HS giỏi toán TOAN.394 3 3   N. Toán - K. TH

B2. Tự chọn (chọn 2 trong 5 học phần sau)   4 4 0    

39 Từ Hán Việt VANH.124 2 2     N. Văn - K. TH

40 Sử dụng phương tiện dạy học Toán TOAN.256 2 2    N. Toán - K. TH

41 Thực hành giải toán TOAN.257 2 2    

42  Đọc, kể diễn cảm VANH.212 2 2    N. Văn - K. TH43 Tổ chức dạy T.Việt cho HS Dân tộc

Thiểu số ở Tiểu học VANH.125 2 2    

Cộng   105 91 14    

8. Tiến trình đào tạo

4

Page 5: Các mốc lịch sử - cdsplaocai.edu.vn  · Web view- Giao tiếp với học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của học

5

Page 6: Các mốc lịch sử - cdsplaocai.edu.vn  · Web view- Giao tiếp với học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của học

9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần9.1.Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin/ CHTR.101/ 5 (5,0)

Thực hiện theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 9.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh/ CHTR.102/ 2(2,0)

Thực hiện theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. 9.3. Đường lối cách mạng của Đảng CS VN/ CHTR.203/ 3(3,0)

Thực hiện theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 9.4. Quản lý HCNN và QL ngành GDĐT/ BOID.101/ 2(2,0)

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.9.5. Ngoại ngữ: Anh văn 1/ ANHV.101/ 3(3,0)

Cung cấp một số kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về Ngoại ngữ, làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể sử dụng ngoại ngữ để tích lũy kiến thức phục vụ học tập tốt hơn. 9.6. Ngoại ngữ :Anh văn 2/ ANHV.102/ 3(3,0)

Đây là nội dung tiếng Anh cơ bản thuộc khối kiến thức đại cương, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, vốn từ vựng sử dụng trong giao tiếp và giáo dục ở trình độ trung cấp (đã học qua chương trình ngoại ngữ 7 năm). Động từ thời hiện đại thường, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn, tính từ so sánh, các giới từ, danh từ đếm được và không đếm được; động từ nguyên thể chỉ mục đích; tính từ sở hữu và đại từ sở hữu, cách biểu đạt trong giao tiếp hàng ngày.9.7. Nhập môn tin học / TINH.101/ 2(1,1)

Giới thiệu những kiến thức ban đầu về thông tin và dữ liệu, hệ thống máy tính điện tử.Những kiến thức ban đầu về hệ điều hành, và hệ điều hành trong môi trường Windows ,giới thiệu phần mềm soạn thảo Word, Microsoft Excel.Biết sử dụng một số phần mềm trình chiếu như Power-Point... nhằm soạn và dạy học với phương tiện kỹ thuật mới.Sử dụng và khai thác tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy nhờ công cụ Internet. 9.8. Nhập môn Lý thuyết xác suất thống kê/ TOAN.105/ 2(2,0)

Học phần cung cấp các khái niệm cơ bản về xác suất: Hoán vị, tổ hợp; định nghĩa xác suất cổ điển; dãy phép thử; đại lượng ngẫu nhiên; hàm phân bố; các số đặc trưng, thống kê; lý thuyết mẫu; ước lượng; bài toán kiểm định giả thiết đơn giản; hồi quy và tương quan.9.9. Giáo dục thể chất/ TDUC.101/ TDUC.102/ 3(0,3)

6

Page 7: Các mốc lịch sử - cdsplaocai.edu.vn  · Web view- Giao tiếp với học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của học

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/ GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.9.10. Giáo dục quốc phòng/ GDQP.101/ 135 tiết (117,18)

Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.9.11. Nhập môn xã hội học/ VANH.102/ 2(2,0)

Cung cấp những kiến thức khái quát lịch sử xã hội học (sự ra đời, điều kiện tiền đề ra đời, sự đóng góp của các nhà sáng lập); đối tượng chức năng của xã hội học (khái niệm các quan niệm khác nhau về xã hội học, chức năng nhiệm vụ của xã hội học); các phạm trù và một số khái niệm liên quan (các phạm trù, một số khái niệm); một số ngành xã hội học (xã hội có nhu cầu xã hội, xã hội học đô thị và nông thôn).9.12. Nhập môn logic học / TOAN.101/ 2(2,0)

Điều kiện tiên quyết : khôngHọc phần giới thiệu về logic học hình thức, các quy luật và hình thức

cơ bản của tư duy. Qua đó sinh viên được rèn luyện và nâng cao tư duy khoa học. 9.13. Mỹ học đại cương/ VANH.104 / 2(2,0)

Trang bị những kiến thức cơ bản của mỹ học gồm: Đối tượng mỹ học, khái quát về mối quan hệ thẩm mỹ; khách thể thẩm mỹ; các loại hình nghệ thuật; các hoạt động thẩm mỹ của con người.9.14. Sinh lí trẻ em lứa tuổi Tiểu học/ SINH.112/ 2(2,0)

Giới thiệu các giai đoạn tăng trưởng và phát triển của cơ thể trẻ em, mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường; hệ thần kinh; các giác quan; đặc điểm sinh lí và vệ sinh bảo vệ các cơ quan trong cơ thể trẻ em lứa tuổi tiểu học.9.15. Tâm lý học đại cương/ TAML.101/ 2(2,0)

Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thu các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học, các học phần thuộc về nghiệp vụ Sư phạm. Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người. 9.16. Giáo dục học đại cương – Tiểu học/ TAML.103/ 2(2,0)

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

Giới thiệu kiến thức cơ bản về giáo dục học, bao gồm các phạm trù, khái niệm, phương pháp nghiên cứu, mục đích, mục tiêu giáo dục của hệ

7

Page 8: Các mốc lịch sử - cdsplaocai.edu.vn  · Web view- Giao tiếp với học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của học

thống giáo dục quốc dân, những đặc thù của giáo dục bậc tiểu học, vấn dề phổ cập GDTH, người GVTH.9.17. Tâm lí học lứa tuổi và TLHSP Tiểu học/ TAML.112/ 2(2,0)

Giới thiệu những kiến thức chung về sự phát triển tâm lí của trẻ em, những đặc điểm tâm lí cơ bản, các hoạt động cơ bản của học sinh tiểu học, một số nội dung cơ bản về tâm lí học dạy học và GDTH.9. 18. K.tra, Đ.giá KQGD TH và PPNCKHGD/ TAML.232/ 2(2,0)

Giới thiệu những kiến thức cơ bản về giáo dục tiểu học, bao gồm các phạm trù, khái niệm, phương pháp nghiên cứu, mục đích, mục tiêu giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, những đặc thù của bậc giáo dục tiểu học, vấn đề phổ cập GDTH, người GVTH.

Bao gồm môt số kiến thức cơ bản về kiểm, tra đánh giá kết quả giáo dục ở tiểu học: khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc, nội dung, các hình thức, phương pháp, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá trong GDTH.

Giới thiệu kiến thức về khoa học giáo dục và NCKHGD; quan điểm tiếp cận khoa học giáo dục; phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục; logic tiến hành một đề tài khoa học giáo dục; đánh giá một công trình khoa học giáo dục. 9.19 . Lí luận dạy học và lí luận GD ở Tiểu hoc/ TAML.222/ 2(2,0)

Giới thiệu kiến thức cơ bản về lí luận giáo dục: bản chất của quá trình giáo dục, nội dung, nguyên tắc và phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục ở trường tiểu học.

Giới thiệu kiến thức cơ bản về quá trình dạy học ở tiểu học: bản chất, nhiệm vụ, động lực, nguyên tắc, nôi dung, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học và các đặc điểm của hoạt động dạy học ở trường tiểu học.9.20. Văn học / VANH.113/ 3(3,0)

Hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng về văn học viết Việt nam đã học ở trung học phổ thông (khái quát về những đặc điểm và thành tựu của văn học viết Việt Nam qua các thời kí phát triển; Phân tích một số tác phẩm văn học viết Việt Nam có trong chương trình Tiểu học)

Giới thiệu một số kiến thức về văn học dân gian Việt Nam, văn học thiếu nhi Việt Nam, văn học thiếu nhi nước ngoài trong chương trình Tiểu học.9.21. Tiếng Việt / VANH.123/ 4(4,0)

Giới thiệu một số kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và tiếng Việt (đối tượng, nhiệm vụ, bản chất xã hội, hệ thống tín hiệu của ngôn ngữ và một số đặc trưng của tiếng Việt, Các kiến thức về ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa của tiếng Việt hiện đại, ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, phong cách học tiếng Việt.

8

Page 9: Các mốc lịch sử - cdsplaocai.edu.vn  · Web view- Giao tiếp với học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của học

9.22. Nhạc và phương pháp dạy học âm nhạc/ NHAC.212/ 3(3,0)Giới thiệu những kiến thức sơ giản về nhạc lí phổ thông cao độ âm

thanh, cường độ âm thanh, gam, giọng, dịch giọng, hợp âm, sơ lược về hình thức và thể loại âm nhạc, các kí hiệu

Giới thiệu sơ lược về đàn phím điện tử (cấu trúc cơ bản, nhận biết các nốt trên phím đàn, chức năng và cách sử dụng, bảo quản đàn và tư thế tập); luyện các gam; bước đầu sử dụng một số nhạc cụ để phục vụ cho dạy học.

Rèn luyện cho sinh viên đọc các bản nhạc từ không dấu hóa đến 1 dấu hóa ở 2 dạng tự nhiên và hòa thanh với các loại nhịp đơn, nhịp thức; đọc một số dạng tiết tấu cơ bản của phách 2 phân và phách 3 phân với các trường độ không quá nốt móc kép, chum 3, sử dụng dạng đảo phách cân, không cân trong ô nhịp và qua ô nhịp; ứng dụng và đọc các bài hát trong chương trình  nhạc ở Tiểu học.

Giới thiệu một số khái niệm về ca hát (sơ lược bộ máy phát âm, hơi thở - hơi thở ca hát, bài tập luyện thanh, tự thế ca hát thông thường); động tác giữ nhịp; dàn dựng bài hát; học các bài hát trong chương trình Tiểu học mới.9.23. Mỹ thuật và PP dạy học mĩ thuật / MYTH.214/ 3(3,0)

Luyện khả năng quan sát, nhận xét các mẫu vật có thực trước mắt và một vài kĩ năng vẽ các mẫu vật thể hiện thông qua cấu trúc, hình thể, tỉ lệ, các tương quan đậm nhạt, sáng tối, màu sắc… của vật trên mặt phẳng để thể hiện không gian hai chiều.

Giới thiệu một số kiến thức chung về vẽ trang trí và màu sắc ( chép và cách điệu hoa lá, côn trùng thành họa tiết trang trí). Áp dụng vào các bài trang trí cơ bản (hình vuông, hình tròn, đường diềm); chép và thể hiện các họa tiết trang trí vốn cổ Dân tộc.

Giới thiệu một số kiến thức cơ bản về vẽ tranh, tập nặn và tạo dáng (khái niệm, vai trò, một số phương pháp thể hiện, một số thể loại tranh, tượng; giới thiệu sơ lược khái niệm về bố cục tranh và điêu khắc trong Mĩ thuật; một số hình thức bố cục tranh và thể loại của điêu khắc; hướng dẫn phương pháp thực hành thông qua các bài ứng dụng để sinh viên thực hiện loại bài tập có tính sáng tạo.Phương pháp dạy học mĩ thuật ở tiểu học.9.24. Thủ công- Kĩ thuật – Phương pháp/ MYTH.215/ 3(3,0)

Giới thiệu một số kiến thức về kĩ thuật tạo hình bằng giấy,bìa (xé, dán hình, gấp hình, cắt, dán giấy, phối hợp gấp, cắt dán giấy, đan nan bằng giấy bìa, làm đồ chơi bằng vật liệu dễ kiếm); kĩ thuật phục vụ (cắt, khâu, thêu và nấu ăn đơn giản); kĩ thuật trồng cây và chăn nuôi; lắp ghép mô hình kĩ thuật (cơ, điện).PP dạy thủ công- kĩ thuật ở tiểu học9.25. Cơ sở lí thuyết tập hợp và lôgic toán/ TOAN.106/ 2(2,0)

9

Page 10: Các mốc lịch sử - cdsplaocai.edu.vn  · Web view- Giao tiếp với học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của học

Nội dung bào gồm: kiến thức cơ bản về cơ sở lí thuyết tập hợp (tập hợp và các phép toán trên tập hợp, quan hệ, ánh xạ); cơ sở lôgic toán (mệnh đề và các phép logic, công thức và qui tắc suy luận, suy luận và chứng minh trong dạy học Toán ở Tiểu học); suy luận và các phép tiền chứng minh trong dạy Toán ở tiểu học.9.26. Các tập hợp số / TOAN.142/ 3(3,0)

Giới thiệu một số kiến thức về cấu trúc đại số, xây dựng tập hợp số tự nhiên từ bản số tập hợp, xây dựng tập số hữu tỉ theo sơ đồ N Q+ Q, xây dựng tập hợp số thực dựa trên khái niệm số thập phân và vận dụng kiến thức về tập hợp số vào dạy học các tập hợp số ở tiểu học.9.27. Giáo dục môi trường ở Tiểu học/ TUNH.102/ 2(2,0)

Giới thiệu những kiến thức như: một số khái niệm môi trường, sinh quyển, các môi trường sống chính, nguồn năng lượng, nguồn nước và nguồn khoáng; tác động gây ô nhiễm môi trường của con người,; bảo vệ và phát triển bến vững môi trường; giáo dục bảo vệ và phát triển bền vững môi trường trong nhà trường và cộng đồng (phòng chống HIV/ADS, giáo dục dân số và kế hoạch hóa gia đình; giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục phòng chống ma túy, an toàn giao thông); Luật bảo vệ môi trường. 9.28. PPDH Tự nhiên – Xã hội/ TUNH.103/ 4(4,0)

Giới thiệu những kiến thức và kĩ năng giúp sinh viên có thể tổ chức quá trình dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học. Một số PPDH đặc trưng của môn học; cách thiết kế kế hoạch dạy học theo bài học; cách đánh giá kết quả học tập môn học của học sinh.9.29. Phương tiện và ứng dụng CNTT trong DH ở Tiểu học/ TINH.204/ 2(2,0)

Học phần này bao gồm một số kiến thức cơ bản về sử dụng các phương tiện kĩ thuật trong dạy học ở tiểu học (giới thiệu về vai trò, ý nghĩa, phân loại, cách sử dụng phương tiện kĩ thuật thường dùng ở tiểu học); củng cố lại kiến thức và kĩ năng tin học đại cương (củng cố, hệ thống hóa một số kiến thức, kĩ năng về sử dụng máy tính để soạn thảo, trình bày văn bản); giới thiệu một số ứng dụng CNTT trong dạy học ở tiểu học (chủ yếu đề cập đến việc khai thác CNTT phục vụ dạy các môn học: cách truy cập và lấy thông tin trên mạng, giử và nhận thư điện tử, sử dụng phần mền PowerPoint trong thiết kế và thực hiện các bài dạy ở tiểu học). 9.30. Đạo đức và PPGD đạo đức ở Tiểu học/ CHTR.204/ 2(2,0)

Giới thiệu một số kiến thức cơ bản về quá trình giáo dục đạo đức và chương trình môn học Đạo đức ở tiểu học, phương pháp giáo dục đạo đức và PPDH Đạo đức ở tiểu học.

Học phần giúp sinh viên có kĩ năng sử dụng phương pháp giáo dục đạo đức và PPDH Đạo đức ở tiểu học theo chương trình mới, đồng thời còn xác định trách nhiệm rèn luyện đạo đức của người GVTH để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

10

Page 11: Các mốc lịch sử - cdsplaocai.edu.vn  · Web view- Giao tiếp với học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của học

9.31. Thực hành công tác Đội, Sao nhi đồng và tổ chức HĐGDNGLL/ ĐĐOI.122/ 2(2,0)Nội dung bao gồm các hoạt động về thực hành nghi thức: Đội; thực

hành mô hình hoạt động Đội (cắm trại, trò chơi, múa hát thiếu nhi, kể chuyện, diễn truyện thiếu nhi); thực hành sinh hoạt các mô hình Sao nhi đồng. Học phần này giúp cho sinh viên rèn luyện và hoàn thiện kĩ năng thực hiện, tổ chức các hoạt động Đội và Sao nhi đông.

Học phần cung cấp một số kiến thức như: ý nghĩa, vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học; rèn luyện các kĩ năng tổ chức hoạt dộng giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh Tiểu học. 9.32. PPDH Tiếng Việt/ VANH.222/ 5(5,0)

Học phần cung cấp những kiến thức và kĩ năng tổ chức quá trình dạy học tiếng Việt ở tiểu học như: kiến thức chung về PPDH Tiếng Việt (đối tượng, nhiệm vụ của PPDH tiếng Việt ở tiểu học, đặc điểm của học sinh tiểu học trong quá trình học tiếng Việt, mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, PPDH Tiếng Việt, chương trình và sách giáo khoa môn Tiếng Việt ở tiểu học); các yêu cầu về kĩ năng thực hành tiếng Việt, PPDH các phân môn Tiếng Việt ở tiểu học, thực hành dạy học theo sách giáo khoa mới môn Tiếng Việt ở tiểu học.Kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt ở tiểu học 9.33. PPDH Toán/ TOAN.254/ 5(5,0)

Giới thiệu một số kiến thức về PPDH Toán ở tiểu học: những vấn đề chung về PPDH Toán ở tiểu học (khái niệm, nội dung, PPDH, phương pháp kiểm tra đánh giá, sử dụng thiết bị và hình thức tổ chức dạy học toán ở tiểu học); thực hành dạy học Toán ở tiểu học (dạy các mạch kiến thức toán theo chương trình, sách giáo khoa tiểu học hiện hành, tổ chức các hoạt động dạy học Toán, thiết kế bài giảng, kiểm tra đánh giá việc học môn Toán ở Tiểu học, giải toán ở tiểu học). 9.34. PPDH Thể dục/ TDUC.111/ 2(2,0)

Giới thiệu một số kiến thức chung về PPDH Thể dục (những vấn đề chung, nguyên tắc, phương tiện, các phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra, các hình thức tổ chức dạy học thể dục); PPDH các môn thể dục, Nhảy dây, Điền kinh, Đá cầu, Bơi lội, Trò chơi vận động.9.35. Rèn luyện NVSPTX/ THOC.111/ THOC.112/ THOC.113/ THOC.114// 4(0,4)

Nội dung bao gồm: kiến thức rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (mục đích, nguyên tắc và chương trình); hệ thống kĩ năng nghiệp vụ sư phạm; hình thức tổ chức và phương pháp; kĩ thuật rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm; các hoạt động rèn luyện kĩ năng dạy các môn học; tổ chức giáo dục, nghiên cứu KHGD;Tổng kết đánh giá thực hành sư phạm thường xuyên.9.36. Thực tập sư phạm năm thứ 2/ THOC.281/ 3(0,3)

11

Page 12: Các mốc lịch sử - cdsplaocai.edu.vn  · Web view- Giao tiếp với học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của học

Nội dung bao gồm: các hoạt động tìm hiểu về thực tế giáo dục ở địa phương; kiến tập dạy các môn học (quan sát các giờ dạy mẫu của giáo viên, tham gia vào các hoạt động chuẩn bị dạy các tiết học, đánh giá kết quả học tập, tham gia quan sát việc tổ chức cho học sinh tự học, học nhóm, rút kinh nghiệm các giờ đã dự, các hoạt động giáo dục đã tham quan và quan sát); kiến tập các hoạt động giáo dục (quan sát các buổi sinh hoạt tập thể; quan sát các hoạt động giáo dục, quan sát các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, làm bài tập thu hoạch); thực tập dạy môt số tiết và điều khiển một số sinh hoạt tập thể hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp; tổng kết đánh giá kiến tập sư phạm.9.37. Thực tập sư phạm năm thứ 3/ THOC.382/ 6(0,6)

Nội dung bao gồm các hoạt động thực tập dạy học và giáo dục ở Tiểu học như: chuẩn bị thực tập sư phạm; lập kế hoạch thực tập dạy học và giáo dục; tổ chức cho sinh viên tìm hiểu thực tế giáo dục, nghiên cứu khoa học giáo dục, chuẩn bị bài dạy, thiết kế các hoạt động giáo dục; thực hiện việc dự giờ, quan sát các hoạt động giáo dục do giáo viên thực hiện, rút kinh nghiệm giờ dạy và các hoạt động giáo dục.

Học phần này còn bao gồm các hoạt động lên lớp dạy học và rút kinh nghiệm các giờ dạy; tổ chức các hoạt động giáo dục và rút kinh nghiệm các hoạt động đã thực hiện; hoàn thành bài tập NCKHGD; tổng kết đánh giá thực tập sư phạm. 9.38. Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt / VANH.393/ 2(2,0)

Học phần cung cấp cho sinh viên: ý nghĩa, nội dung và hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở Tiểu học; nâng cao kiến thức về Tiếng Việt và văn học cho sinh viên, từ đó giúp sinh viên biết phát hiện và có phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở Tiểu học. 9.39. Bài tập phát hiện và PP bồi dưỡng HS giỏi toán / TOAN.394/ 3(3,0)

Các dạng bài tập phát hiện học sinh giỏi toán (số học, hình hình học, đại lượng); phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi toán theo các chủ đề: số học (số tự nhiên, phân số, số thập phân); các hình hình học cơ bản (nhận biết, vẽ, tinh toán); đại lượng (khối lượng, hình học, thời gian) từ đó giúp sinh viên biết phát hiện và có phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán ở Tiểu học.9.40. Từ Hán Việt/ VANH.124/ 2(2,0)

Bổ túc kiến thức cơ bản về từ Hán Việt; tìm hiểu về từ Hán Việt trong chương trình Tiểu học và một số vấn đề về phương pháp dạy từ Hán Việt cho học sinh Tiểu học.9.41. Sử dụng phương tiện dạy học Toán ở Tiểu học/ TOAN.256/ 2(2,0)

Học phần giúp cho sinh viên nâng cao kĩ năng sử dụng các đồ dùng dạy học Toán ở Tiểu học ( các bộ đồ dùng theo nội dung chương trình toán Tiểu học; các phương dạy hiện đại vào dạy học Toán ở Tiểu học (máy

12

Page 13: Các mốc lịch sử - cdsplaocai.edu.vn  · Web view- Giao tiếp với học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của học

chiếu qua đầu, máy chiếu đa năng, giới thiệu một số phần mền dạy học Toán ở Tiểu học).9.42. Thực hành giải toán/ TOAN.257/ 2(2,0)

Thực hành giải các dạng toán trong chương trình dạy học toán ở Tiểu học: số học, hình hình học, đại lượng (phương pháp giải các dạng toán, phương pháp phân tích ngược từ cuối, phương pháp xét lần lượt các trường hợp).9.43. Đọc, kể diễn cảm/ VANH.212/ 2(2,0)

Học phần này, sinh viên được rèn kĩ năng đọc diễn cảm(mục đích, yêu cầu rèn kĩ năng đọc, các hình thức đọc, kĩ năng đọc thành tiếng và đọc thầm, bài tập thực hành đọc các tác phẩm văn học (thơ, truyện) cho học sinh tiểu học); rèn kĩ năng kể chuyện (mục đích, yêu cầu rèn kĩ năng kể chuyện diễn cảm, phương pháp kể chuyện, bài tập thực hành kể chuyện các tác phẩm văn học trong chương trình giáo dục tiểu học).9.44. Tổ chức dạy Tiếng Việt cho HS Dân tộc Thiểu số/ VANH.125/ 2(2,0)

Học phần này cung cấp cho sinh viên: các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và hình thức dạy Tiếng việt cho học sinh Dân tộc Thiểu số; những điểm cần lưu ý khi dạy Tiếng Việt cho học sinh Dân tộc Thiểu số ở trường Tiểu học.10. Hướng dẫn thực hiện chương trình.

10.1. Chương trình khung giáo dục đại học trình độ cao đẳng ngành giáo dục Tiểu học được phát triển theo hướng liên thông với các chương trình trung cấp và đại học cùng ngành.

10.2. Khi thiết kế chương trình đào tạo cụ thể cần chú ý một số nội dung sau:

a. Xác định mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chương trình phải cụ thể hoá mục tiêu chương trình khung, đồng thời đảm bảo phù hợp với đối tượng đào tạo, thể hiện được yêu cầu về học vấn, vị trí làm việc và chức danh mà người học cần đạt tới.

b.Về khối lượng kiến thức: Khối lượng kiến thức( tính theo số tín chỉ) được xác định cho từng học phần trong chương trình khung. Dựa trên đặc điểm của đối tượng, điều kiện tổ chức, hình thức và phương thức đào tạo mà lựa chọn các học phần với khối lượng kiến thức thích hợp cho một chương trình cụ thể. Nguyên tắc của việc lựa chọn là toàn bộ kiến thức người học đã tích luỹ cho đến khi tốt nghiệp( bao gồm cả tích luỹ trước và trong khoá đào tạo) phải đạt được tổng khối lượng kiến thức tối thiểu đã được qui định trong chương trình khung. Cụ thể như sau:

- Đối với đối tượng đào tạo là giáo viên Tiểu học chính qui trình độ cao đẳng: Thực hiện việc cụ thể hoá chương trình vào từng khoá đào tạo cụ thể theo yêu cầu đảm bảo đầy đủ các học phần bắt buộc, đồng thời có thể sử

13

Page 14: Các mốc lịch sử - cdsplaocai.edu.vn  · Web view- Giao tiếp với học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của học

dụng một số học phần tự chọn nhằm nâng cao năng lực nghề và phù hợp với đặc điểm của đối tượng. Nội dung các học phần thuộc khối kiến thức ngành được thiết kế theo hướng liên môn và đảm bảo không lặp lại kiến thức trong các học phần.

- Với đối tượng là giáo viên Tiểu học đã tốt nghiệp trung cấp sư phạm: chương trình đảm bảo không lặp lại những kiến thức mà người học đã học ở hệ trung cấp, bổ sung kiến thức và các học phần cần thiết thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở ngành và ngành cho phù hợp với mục tiêu đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng. Toàn bộ quĩ thời gian dành cho việc học các học phần, làm bài tập và thực tập tại trường Tiểu học.

- Các đối tượng là những người đã tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học thuộc khối ngành sư phạm nhưng khác với ngành GDTH sẽ phải học những học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành và ngành giáo dục Tiểu học.

10.3. Khối kiến thức tự chọn:Việc xây dựng khung chương trình đào tạo cụ thể được phép thêm

một số học phần ngoài số học phần bắt buộc. Từng khoá học, căn cứ vào tình hình thực tiễn của đối tượng đào tạo, yêu cầu của nhà trường, Hiệu trưởng quyết định các học phần tự chọn. Các học phần tự chọn có thể xây dựng dưới hai hình thức : tự chọn do khoa, trường sư phạm đào tạo GVTH và tự chọn do sinh viên.

10.4. Thời gian thực hành và thực tập cuối khoá:Các đợt thực hành, thực tập cuối khoá coi như một học phần trong

chương trình đào tạo với số lượng tối thiểu là 8 tín chỉ, Mỗi đợt thực hành, thực tập phải có mục tiêu, nội dung và kế hoạch chặt chẽ và thực hiện tập trung ở các cơ sở giáo dục Tiểu học.

10.5. Khóa luận tốt nghiệp: gồm 5 tín chỉ, được thay bằng các học phần tương đương và đảm bảo đủ số tín chỉ qui định (5 tín chỉ), nhằm đảm bảo cung cấp cho sinh viên những kiến thức nâng cao và bổ trợ cho kiến thức chuyên ngành được đào tạo, từ đó giúp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Tiểu học.

10.6. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo:Kế hoạch đào tạo phải trung thành với chương trình đào tạo, đồng

thời vận dụng linh hoạt, phù hợp với các đối tượng đào tạo cụ thể.

KT.HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

14

Page 15: Các mốc lịch sử - cdsplaocai.edu.vn  · Web view- Giao tiếp với học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của học

Nguyễn Văn Minh

15