27
CÁC LOẠI CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO NHẬN, VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Giao nhận hàng hoá XNK bằng đường biển đòi hỏi rất nhiều loại chứng từ. Việc phân loại chứng từ có ý nghĩa quan trọng trong quản lý và sử dụng chúng. Ðể đơn giản và tiện theo dõi, chúng ta có thể phân thành hai loại: - Chứng từ dùng trong giao hàng xuất khẩu - Chứng từ dùng trong nhận hàng xuất khẩu 1. Chứng từ sử dụng đối với hàng xuất khẩu Khi xuất khẩu hàng hoá bằng đường biển, người giao nhận (NGN) được uỷ thác của người gửi hàng lo liệu cho hàng hoá từ khi thông quan cho đến khi hàng được xếp lên tầu. Các chứng từ sử dụng trong quá trình này cụ thể như sau: - Chứng từ hải quan - Chứng từ với cảng và tầu - Chứng từ khác 1.1. Chứng từ hải quan: - 01 bản chính văn bản cho phép xuất khẩu của bộ thương mại hoặc bộ quản lý chuyên ngành (đối với hàng xuất khẩu có điều kiện) để đối chiếu với bản sao phải nộp. - 02 bản chính tờ khai hải quan hàng xuất khẩu - 01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng - 01 bản giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục hải quan). - 02 bản chính bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng không đồng nhất) a. Tờ khai hải quan Tờ khai hải quan là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo xuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia.

Các loại chứng từ có liên quan đến giao nhận

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận

CÁC LOẠI CHỨNG TỪ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO NHẬN, VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA XNK

BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Giao nhận hàng hoá XNK bằng đường biển đòi hỏi rất nhiều loại chứng từ. Việc phân loại chứng từ có ý

nghĩa quan trọng trong quản lý và sử dụng chúng. Ðể đơn giản và tiện theo dõi, chúng ta có thể phân thành

hai loại:

- Chứng từ dùng trong giao hàng xuất khẩu

- Chứng từ dùng trong nhận hàng xuất khẩu

1. Chứng từ sử dụng đối với hàng xuất khẩu

Khi xuất khẩu hàng hoá bằng đường biển, người giao nhận (NGN) được uỷ thác của người gửi hàng lo liệu

cho hàng hoá từ khi thông quan cho đến khi hàng được xếp lên tầu. Các chứng từ sử dụng trong quá trình này

cụ thể như sau:

- Chứng từ hải quan

- Chứng từ với cảng và tầu

- Chứng từ khác

1.1. Chứng từ hải quan:

- 01 bản chính văn bản cho phép xuất khẩu của bộ thương mại hoặc bộ quản lý chuyên ngành (đối với hàng

xuất khẩu có điều kiện) để đối chiếu với bản sao phải nộp.

- 02 bản chính tờ khai hải quan hàng xuất khẩu

- 01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng

- 01 bản giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp (chỉ nộp một

lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục hải quan).

- 02 bản chính bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng không đồng nhất)

a. Tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo xuất trình cho cơ quan hải quan

trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia.

Thông lệ quốc tế cũng như pháp luật Việt nam quy định việc khai báo hải quan là việc làm bắt buộc đối với

phương tiện xuất hoặc nhập qua cửa khẩu quốc gia. Mọi hành vi vi phạm như không khai báo hoặc khai báo

không trung thực đều bị cơ quan hải quan xử lý theo luật pháp hiện hành.

b. Hợp đồng mua bán ngoại thương

Hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác

nhau, theo đó bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên nhập khẩu một tài sản nhất định

gọi là hàng hoá. Bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.

c. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp

Page 2: Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận

Trước đây doanh nghiệp XNK phải nộp giấy phép kinh doanh XNK loại 7 chữ số do Bộ Thương mại cấp.

Hiện giờ tất cả các doanh gnhiệp hội đủ một số điều kiện (về pháp lý, về vốn....) là có quyền xuất nhập khẩu

trực tiếp.

d. Bản kê chi tiết hàng hoá (cargo list)

Bản kê chi tiết hàng hoá là chứng từ về chi tiết hàng hoá trong kiện hàng. Nó tạo điều kiện thuận tiện cho

việc kiểm tra hàng hoá. Ngoài ra nó có tác dụng bổ sung cho hoá đơn khi lô hàng bao gồm nhiều loại hàng có

tên gọi khác nhau và phẩm cấp khác nhau.

1.2. Chứng từ với cảng và tầu

Ðược sự uỷ thác của chủ hàng. NGN liên hệ với cảng và tầu để lo liệu cho hàng hóa được xếp lên tâù. Các

chứng từ được sử dụng trong giai đoạn này gồm:

- Chỉ thị xếp hàng (shipping note)

- Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt)

- Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading)

- Bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest)

- Phiếu kiểm đếm (Dock sheet & Tally sheet)

- Sơ đồ xếp hàng (Ship’s stowage plan)

a. Chỉ thị xếp hàng:

Ðây là chỉ thị của người gửi hàng cho công ty vận tải và cơ quan quản lý cảng, công ty xếp dỡ, cung cấp

những chi tiết đầy đủ về hàng hoá được gửi đến cảng để xếp lên tầu và những chỉ dẫn cần thiết,

b. Biên lai thuyền phó

Biên lai thuyền phó là chứng từ do thuyền phó phụ trách về gửi hàng cấp cho người gửi hàng hay chủ hàng

xác nhận tầu đã nhận xong hàng. Việc cấp biên lai thuyền phó là một sự thừa nhận rằng hàng đã được xếp

xuống tầu, đã được xử lý một cách thích hợp và cẩn thận. Do đó trong quá trình nhận hàng người vận tải nếu

thấy tình trạng bao bì không chắc chắn thì phải ghi chú vào biên lai thuyền phó.

Dựa trên cơ sở biên lai thuyền phó, thuyền trưởng sẽ ký phát vận đơn đường biển là tầu đã nhận hàng để

chuyên chở

c. Vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đạI diện

của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên tầu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp.

Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải rất quan trọng, cơ bản về hoạt động nghiệp vụ giữa người gửi

hàng vvới người vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó có tác dụng như là một bằng chứng

về giao dịch hàng hoá, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở

d. Bản khai lược hàng hoá

Ðây là bản lược kê các loại hàng xếp trên tầu đẻ vận chuyển đến các cảng khác nhau do đại lý tại cảng xếp

hàng căn cứ vào vận đơn lập nên

Page 3: Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận

Bản lược khai phải chuẩn bị xong ngày sau khi xếp hàng, cũng có thể lập khi đang chuẩn bị ký vận đơn, dù

sao cũng phải lập xong và ký trước khi làm thủ tục cho tầu rời cảng.

Bản lược khai cung cấp số liệu thông kê về xuất khẩu cũng như nhập khẩu và là cơ sở để công ty vận tải (tầu)

dùng để đối chiếu lúc dỡ hàng

e. Phiếu kiểm đếm

Dock sheet là một loại phiếu kiểm đếm tại cầu tầu trên đó ghi số lượng hàng hoá đã được giao nhận tại cầu

Tally sheet là phiếu kiểm đếm hàng hoá đã xếp lên tầu do nhân viên kiểm đếm chịu trách nhiệm ghi chép

Công việc kiểm đếm tại tầu tuỳ theo quy định của từng cảng còn có một số chứng từ khác như phiếu ghi số

lượng hàng, báo cáo hàng ngày....

Phiếu kiểm đếm là một chứng từ gốc về số lượng hàng hoá được xếp lên tầu. Do đó bản sao của phiếu kiểm

đếm phải giao cho thuyền phó phụ trách về hàng hoá một bản để lưu giữ, nó còn cần thiết cho những khiếu

nại tổn thất về hàng hoá sau này.

f. Sơ đồ xếp hàng

Ðây chính là bản vẽ vị trí sắp xếp hàng trên tầu. Nó có thể dùng các màu khác nhau đánh dấu hàng của từng

cảng khác nhau để dễ theo dõi, kiểm tra khi dỡ hàng lên xuống các cảng.

Khi nhận được bản đăng ký hàng chuyên chở do chủ hàng gửi tới, thuyền trưởng cùng nhân viên điều độ sẽ

lập sơ đồ xếp hàng mục đích nhằm sử dụng một cách hợp lý các khoang, hầm chứa hàng trên tầu cân bằng

trong quá trình vận chuyển.

1.3. Chứng từ khác

Ngoài các chứng từ xuất trình hải quan và giao dịch với cảng, tầu, NGN được sự uỷ thác của chủ hàng lập

hoặc giúp chủ hàng lập những chứng từ về hàng hoá, chứng từ về bảo hiểm, chứng từ về thanh toán... Trong

đó có thể đề cập đến một số chứng từ chủ yếu sau:

- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)

- Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)

- Phiếu đóng gói (Packing list)

- Giấy chứng nhận số lương/trọng lượng (Certificate of quantity/weight)

- Chứng từ bảo hiểm

a. Giấy chứng nhận xuất xứ

Giấy chứng nhận xuất xứ là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do người xuất khẩu kê khai, ký và được

người của cơ quan có thẩm quyền của nước người xuất khẩu xác nhận.

Chứng từ này cần thiết cho cơ quan hải quan để tuỳ theo chính sách của Nhà nước vận dụng các chế độ ưu

đãi khi tính thuế. Nó cũng cần thiết cho việc theo dõi thực hiện chế độ hạn ngạch. Ðồng thời trong chừng

mực nhất định, nó nói lên phẩm chất của hàng hoá bởi vì đặc điểm địa phương và điều kiện sản xuất có ảnh

hưởng tới chất lượng hàng hoá.

b. Hoá đơn thương mại

Page 4: Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận

Sau khi giao hàng xuất khẩu, người xuất khẩu phải chuẩn bị một hoá đơn thương mại. Ðó là yêu cầu của

người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hoá đơn.

c. Phiếu đóng gói

Phiếu đóng gói là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng. Phiếu đóng gói được sử dụng

để mô tả cách đóng gói hàng hoá ví dụ như kiện hàng được chia ra làm bao nhiêu gói, loại bao gói được sử

dụng, trọng lượng của bao gói, kích cỡ bao gói, các dấu hiệu có thể có trên bao gói... Phiếu đóng gói được đặt

trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi để trong một túi gắn bên ngoài bao bì.

d. Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng

Ðây là một chứng thư mà người xuất khẩu lập ra, cấp cho người nhập khẩu nhằm xác định số trọng lượng

hàng hoá đã giao

Tuy nhiên để đảm bảo tính trung lập trong giao hàng, người nhập khẩu có thể yêu cầu người xuất khẩu cấp

giấy chứng nhận số/trọng lượng do người thứ ba thiết lập như Công ty giám định, Hải quan hay người sản

xuất.

e. Chứng từ bảo hiểm

NGN theo yêu cầu của người xuất khẩu có thể mua bảo hiểm cho hàng hoá. Chứng từ bảo hiểm là những

chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp cho các đơn vị xuất nhập khẩu để xác nhận về việc hàng hoá đã được bảo

hiểm và là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm

Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm (Insurance Policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm

(Insurance Certificate)

2. Chứng từ phát sinh trong giao nhận hàng nhập khẩu

Khi nhận hàng nhập khẩu, NGN phải tiến hành kiểm tra, phát hiện thiếu hụt, mất mát, tổn thất để kịp thời

giúp đỡ người nhập khẩu khiếu nại đòi bồi thường.

Một số chứng từ có thể làm cở sở pháp lý ban đầu để khiếu nại đòi bồi thường, đó là:

- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu

- Biên bản kê khai hàng thừa thiếu

- Biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ

- Biên bản giám định phẩm chất

- Biên bản giám định số trọng lượng

- Biên bản giám định của công ty bảo hiểm

- Thư khiếu nại

- Thư dự kháng

..........

a. Biên bản kết tóan nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargo- ROROC)

Ðây là biên bản được lập giữa cảng với tàu sau khi đã dỡ xong lô hàng hoặc toàn bộ số hàng trên tàu để xác

nhận số hàng thực tế đã giao nhận tại cảng dỡ hàng qui định.

Page 5: Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận

Văn bản này có tính chất đối tịch chứng minh sự thừa thiếu giữa số lượng hàng thực nhận tại cảng đến và số

hàng ghi trên bản lược khai của tàu. Vì vậy đây là căn cứ để người nhận hàng tại cảng đến khiếu nại người

chuyên chở hay công ty bảo hiểm (nếu hàng hoá đã được mua bảo hiểm). Ðồng thời đây cũng là căn cứ để

cảng tiến hành giao nhận hàng nhập khẩu với nhà nhập khẩu và cũng là bằng chứng về việc cảng đã hoàn

thành việc giao hàng cho người nhập khẩu theo đúng số lượng mà mình thực tế đã nhận với người chuyên

chở.

b. Biên bản kê khai hàng thừa thiếu (Certificate of shortlanded cargo- CSC)

Khi giao nhận hàng với tàu, nếu số lượng hàng hoá trên ROROC chênh lệch so với trên lược khai hàng hoá

thì người nhận hàng phải yêu cầu lập biên bản hàng thừa thiếu. Như vậy biên bản hàng thừa thiếu là một biên

bản được lập ra trên cơ sở biên bản kết toán nhận hàng với tàu và lược khai.

c. Biên bản hàng hư hỏng đổ bỡ (Cargo outum report- COR)

Trong quá trình dỡ hàng ra khỏi tàu tại cảng đích, nếu phát hiện thấy hàng hoá bị hư hỏng đổ vỡ thì đại diện

của cảng (công ty giao nhận, kho hàng). và tàu phải cùng nhau lập một biên bản về tình trạng đổ vỡ của hàng

hoá. Biên bản này gọi là biên bản xác nhận hàng hư hỏng đỏ vỡ do tàu gây nên.

d. Biên bản giám định phẩm chất (Survey report of quality)

Ðây là văn bản xác nhận phẩm chất thực tế của hàng hoá tại nước người nhập khẩu (tại cảng đến) do một cơ

quan giám định chuyên nghiệp cấp. Biên bản này được lập theo qui định trong hợp đồng hoặc khi có nghi

ngờ hàng kém phẩm chất.

e. Biên bản giám định số lượng/ trọng lượng

Ðây là chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng thực tế của lô hàng được dỡ khỏi phương tiện vận tải (tàu) ở

nước người nhập khẩu. Thông thường biên bản giám định số lượng, trọng lượng do công ty giám định cấp

sau khi làm giám định.

f. Biên bản giám định của công ty bảo hiểm.

Biên bản giám định của công ty bảo hiểm là văn bản xác nhận tổn thất thực tế của lô hàng đã được bảo hiểm

do công ty bảo hiểm cấp để làm căn cứ cho việc bồi thường tổn thất.

g.Thư khiếu nại

Ðây là văn bản đơn phương của người khiếu nại đòi người bị khiếu nại thoả mãn yêu sách của mình do người

bị khiếu nại đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (hoặc khi hợp đồng cho phép có quyền khiếu nại).

h. Thư dự kháng (Letter of reservation)

Khi nhận hàng tại cảng đích, nếu người nhận hàng thấy có nghi ngờ gì về tình trạng tổn thất của hàng hoá thì

phải lập thư dự kháng để bảo lưu quyền khiếu nại đòi bồi thường các tổn thất về hàng hoá của mình. Như vậy

thư dự kháng thực chất là một thông báo về tình trạng tổn thất của hàng hoá chưa rõ rệt do người nhận hàng

lập gửi cho người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở.

Page 6: Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận

Sau khi làm thư dự kháng để kịp thời bảo lưu quyền khiếu nại của mình, người nhận hàng phải tiến hành

giám định tổn thất của hàng hoá và lập biên bản giám định tổn thất hoặc biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng để làm

cơ sở tính toán tiền đòi bồi thường.

Tóm lại, Giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển là nghiệp vụ phức tạp

trong buôn bán quốc tế. Hợp đồng xuất nhập khẩu chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động giao nhận vận tải

được thực hiện. Hợp đồng xuất nhập khẩu là hợp đồng thay đổi quyền sở hữu song quyền sở hữu di chuyển

như thế nào phải cần đến giao nhận và vận tải. Giao nhận và vận tải đóng vai trò hết sức quan trọng trong

buôn bán quốc tế

Các loại vận đơn-Bill of Lading

Vận đơn là chứng từ giao nhận vận chuyển giữa các bên liên quan với nhau để đưa hàng hóa đến một địa

điểm xác định trên hợp đồng vận chuyển

Căn cứ theo mối quan hệ giữa Hãng Tàu, Nhà vận chuyển và Chủ hàng thì ta có 2 loại vận đơn sau

1 - House Bill of Lading (HBL): Vận đơn này là chứng từ công ty làm dịch vụ forwarding xuất cho chủ hàng

để chứng nhận rằng nhà vận chuyển đã nhận hàng của bên gửi hàng.

2- Master Bill of lading (MBL) : Vận đơn chủ (Công ty vận chuyển như Hãng hàng không, Hãng tàu xuất

cho nhà vận chuyển ( forwarders), để chứng minh rằng hàng hóa đã được hãng vận chuyển tiếp nhận

Khi Forwarder nhận hàng, họ sẽ xuất chứng từ nhận hàng (HBL) cho shippers trên đó thể hiện lịch trình của

chuyến hàng, các thông tin của hàng hóa như số hóa đơn thương mại, đồng thời hàng hóa sẽ được đặt chỗ

trên tàu, máy bay của hãng vận chuyển, khi Forwarder giao hàng cho hãng vận chuyển thì họ sẽ nhận được

MBL - lúc này Forwarder được xem như là Shipper (Chủ hàng tạm thời) của lô hàng đó.

Ta thấy quy trình như sau chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa như sau

Nơi đi: Người gửi hàng----- -> Nhà vận chuyển -------------> Hãng tàu

             Nhận HBL <------- Xuất HBL và nhận MBL <-----Xuất MBL            

Mỗi công đoạn chuyển giao sẽ có chứng từ giao nhận giữa các bên, ở đây sẽ là HBL và MBL.

Nơi đến: Hãng tàu (Đại lý hãng tàu) -> Nhà vận chuyển -> Người nhận hàng.

               Phát hành D/O ----------------> Nhận D/O --------> Lấy hàng.

Khi hàng đến cảng đích thì người nhận hàng muốn lấy được hàng thì ngoài việc phải mở tờ khai hải quan, họ

phải thông qua nhà vận chuyển để lấy Lệnh giao hàng giao hàng (Delivery Order (D/O)) ở hãng tàu hoặc đại

lý của hãng tàu.

Phân loại các loại HBL.

- Nếu căn cứ vào quyền chuyển nhượng sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn thì vận đơn lại được chia thành 3

loại: vận đơn đích danh (straight bill of lading), vận đơn vô danh hay còn gọi là vận đơn xuất trình (bill of

lading to bearer) và vận đơn theo lệnh (bill of lading to order of...).

Chúng ta thường gặp trường hợp này khi mua bán hàng phải mở LC

Page 7: Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận

- Nếu căn cứ vào phê chú của thuyền trưởng trên vận đơn, người ta lại có vận đơn hoàn hảo (Clean bill of

lading) và vận đơn không hoàn hảo (unclean of lading).

- Nếu căn cứ vào hành trình của hàng hoá thì vận đơn lại được chia thành: vận đơn đi thẳng (direct bill of

lading), vận đơn chở suốt (through bill of lading) và vận đơn vận tải liên hợp hay vận đơn đa phương thức

(combined transport bill of lading or multimodal transport bill of lading).

- Nếu căn cứ vào phương thức thuê tàu chuyên chở lại có vận đơn tàu chợ (liner bill of lading) và vận đơn tàu

chuyến (voyage - Nếu căn cứ vào giá trị sử dụng và lưu thông ta có vận đơn gốc (original bill of lading) và

vận đơn copy (copy of lading).

Ngoài ra còn có Surrendered B/L Seaway bill, Congen bill... Tuy nhiên theo Bộ luật hàng hải Việt nam vận

đơn được ký phát dưới 3 dạng: vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn xuất trình.

Thông tin ghi trên vận đơn

Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tàu phát hành nên nội dung vận đơn cũng khác nhau. Vận đơn được in

thành mẫu, thường gồm 2 mặt, có nội dung chủ yếu như sau:

* Mặt thứ nhất thường gồm những nội dung:

- Số vận đơn (number of bill of lading) 

- Người gửi hàng (shipper)

- Người nhận hàng (consignee) 

- Địa chỉ thông báo (notify address)

- Chủ tàu (shipowner) 

- Cờ tàu (flag) 

- Tên tàu (vessel hay name of ship) 

- Cảng xếp hàng (port of loading) 

- Cảng chuyển tải (via or transhipment port) 

- Nơi giao hàng (place of delivery) 

- Tên hàng (name of goods) 

- Ký mã hiệu (marks and numbers) 

- Cách đóng gói và mô tả hàng hoá (kind of packages and discriptions of goods)

- Số kiện (number of packages) 

- Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or mesurement) 

- Cước phí và chi chí (freight and charges): Cước trả trước (Prepaid) hoặc cước trả sau (Collect)

- Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading) 

- Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue) 

- Chữ ký của người vận tải (thườnglà master’s signature) 

* Mặt thứ hai của vận đơn

Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ

sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó. Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa,

điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều

khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách

của người chuyên chở...

Page 8: Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận

Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó

phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

Các kí hiệu bên ngoài Container

Để chỉ rõ đặc điểm của mỗi CÔNG, người ta dùng các ký tự(A,B,C..) và chữ số(1,2,3..) để biểu thị Chủ sở

hữu, loại thiết bị, số đăng ký, số tra cứu, mã quốc gia, kích thước và chủng loại CÔNG. Dãy chữ và số nêu

trên được ghi rõ trên cửa của mỗi CÔNG.

Ngoài ra, còn có các thông tin cần thiết với người chuyên chở như sau:

-Trọng lượng toàn bộ (GROSSWEGHT ) cho biết trọng lượng tối đa khi chở đầy

-Trọng lượng vỏ CÔNG(TARE) cho biết trọng lượng của CÔNG rỗng

-Trọng lượng tịnh(NETWEIGHT) cho biết trọng lượng hàng tối đa xếp bên trong

-Dung tích CÔNG(CUBIC) cho biết dung tích dùng để xếp hàng của CÔNG

-Mác xác nhận an toàn của Container(CSC SAFETY APPROVAL)

-Mác xác nhận kiểm tra của Đăng kiểm(INSPECTION SOCIETIES)

-Mác niêm phong của Hải quan(CUSTOMS SEAL)

 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CONTAINER LẠNH.

1) Qui định cần biết: 

+ Container lạnh được thiết kế chỉ để giử nhiệt độ hàng

hóa. Do vậy, hàng hóa cần phải  được  làm  lạnh đến  nhiệt  độcài  đặt  trước khi  đóng  vào  container  nhằm  đ

ảm bảo container lạnh hoạt động tốt.

+ Đóng gói bao bì hàng hóa thích hợp, tránh mảnh vụn vỡ làm cản trở đường không khí lạnh lưu thông.

+ Không xếp hàng hóa vượt quá vạch đỏ (red line) trong container.

+ Xếp hàng đảm bảo luồng khí lạnh lưu thông.

+ Bảng điện điều khiển container lạnh phải luôn được đóng kín và tránh nước

+ Không tháo dỡ hoặc làm hư hỏng thiết bị lạnh.

+ Không tự động điều chỉnh máy lạnh

+ Không cho máy lạnh chạy trong khi đang đóng hàng

+ Đóng hàng xong phải chạy máy lạnh ngay và đem container về bãi càng sớm càng tốt

2 Trước khi khởi động máy :

Phải kiểm tra xem phích cắm và ổ cắm có được tốt, sạch và khô không, kiểm tra nguồn điện xem có đảm bảo

không. Nếu điện 3 pha 380V/440V thì tối thiểu phải là 380V và tối đa là 460V, nếu điện 3 pha là 220V thì tối

thiểu 190V và tối đa 230V sau đó mới cắm ph1ch điện vào ổ cắm. Loại điện nào thì phải dùng đúng phích

điện của loại điện đó, không được tháo phích cắm ra để đấu trực tiếp vào lưới điện.

 

3 Khở động máy :

a)       Đối với container lắp máy CARRIER thì khi khởi động đưa công tắc S.T lên vị trí I để cho máy chạy

và khi dừng thì đưa công tắc S.T về vị trí O.

b)       Đối với container lắp máy THERMOKING thì khi khởi động đưa công tắc lên vị trí UNIT ON để cho

máy chạy và khi dừng đưa về vị trí UNIT OFF (công tắc khởi động thường nằm ở bên hông bảng điện điều

khiển).

c)       Đối với container lắp máy DAIKIN thì bấm vào nút máy để chạy hoặc dừng

Page 9: Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận

 

LƯU Ý :

 

Với các loại hàng đã được làm lạnh và nhiệt độ cài đặt là âm (-) thì khi đóng hàng nhất thiết phải tắt máy, chỉ

chạy máy khi cửa được đóng kín. Với hàng chưa được làm lạnh hoặc mát với nhiệt độ dương (+) thì không

nên chạy máy khi đóng hàng, chỉ chạy trong trường hợp thật cần thiết (vì khi đóng hàng, cửa mở hiệu quả

làm lạnh không đáng kể) 

Không đóng hàng quá vạch đỏ qui định, không làm rơi hàng xuống rãnh lưu thông gió ở dưới sàn và không

đóng hàng chạm vào cửa container (vì phải chừa lối để gió lưu thông ), khi đóng hàng xong phải lập tức chạy

lạnh ngay.

 Hàng chưa được làm lạnh hoặc mát thì khi đóng hàng vào mùa hè nên cha làm 3 lần và vào mùa đông nên

chia làm 2 lần, mổi lần cách nhau ít nhất 6 giờ. Nếu có thay đổi về nhiệt độ cài đặt hoặc thông gió so với

booking thì phải báo ngay cho hãng tàu biết để điều chỉnh lại cho đúng. 

Trong thời gian chạy lạnh phải thường xuyên theo dõi, trường hợp nhiệt độ trong container đã ở mức dưới

10oC , máy hoạt động bình thường mà nhiệt độ không xuống hoặc có chiều hường tăng lên thì nên nhấc công

tắc M.D lên khỏang 2 giây rối thả xuống hoặc ở máy DAIKIN tì bấm nút MANUAL DEFROST sau đó bấm

nút ENTER để cho chế độ tẩy tuyết hoạt động. Sau đó máy mới tự chạy lại khi thực hiện xong việc tẩy tuyết,

các trường hợp sự cố khác nên thông báo cho hãng tàu để được hướng dẫn xử lý.

 

INCOTERMS (Những điều khoản)

Thứ sáu, 23/09/2011, 10:04 GMT+7

INCOTERMS là những điều khoản thiết yếu trong hoạt động thương mại quốc tế, nó qui định chi tiết

trách nhiệm của người bán, người mua và thời điểm chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán

Phần này giải thích một số đổi trong INCOTERMS 2010 từ INCOTERM 2000

Phòng thương mại quốc tế International Chamber of Commerce đã công bố nội dung incoterm 2010

bắt đầu được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

Incoterms 2010 chỉ bao gồm 11 điều khoản, giảm 2 điều khoản (DDU & DAF) so với incoterm 2000

INCOTERMS là những điều khoản thiết yếu trong hoạt động thương mại quốc tế, nó qui định chi tiết trách

nhiệm của người bán, người mua và thời điểm chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán

Phần này giải thích một số đổi trong INCOTERMS 2010 từ INCOTERM 2000

Phòng thương mại quốc tế International Chamber of Commerce đã công bố nội dung incoterm 2010 bắt

đầu được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

Incoterms 2010 chỉ bao gồm 11 điều khoản, giảm 2 điều khoản (DDU & DAF) so với incoterm 2000

Incoterms 2010 được chia làm 2 nhóm:

 

Các điều khoản dùng chung cho bất kỳ loại hình vận vận chuyển nào:

EXW - Ex Works – Giao tại xưởng

FCA - Free Carrier – Giao cho nhà chuyên chở

CPT - Carriage Paid To  - Cước phí trả tới

CIP - Carriage and Insurance Paid – Cước phí và bảo hiểm trả tới

DAT - Delivered At Terminal (new) – Giao hàng tại bãi (điều khoản mới)

DAP - Delivered At Place (new) – Giao tại nơi đến (điều khoản mới)

Page 10: Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận

DDP - Delivered Duty Paid – Giao hàng đã trả thuế

Các điều khoản chỉ sử dụng cho vận tải biển hoặc thủy nội địa:

FAS - Free Alongside Ship – Giao tại mạn tàu

FOB - Free On Board – Giao lên tàu

CFR - Cost and Freight – Trả cước đến bến

CIF - Cost, Insurance and Freight – Trả cước, bảo hiểm tới bến

 

Giảm từ 13 xuống còn 11 điều khoản, bổ sung 2 điều khoản mới là DAT (Delivered at Terminal) và DAP

(Delivered at Place) – bỏ các điều khoản DAT (Delivered at Frontier) – giao tại biên giới, DES (Delivered

Ex-ship), DEQ (Delivered Ex-Quay) và DDU (Delivered Duty Unpaid).

Incoterm 201o chỉ rõ nghĩa vụ phải cung cấp thông tin liên quan đến các vấn đề anh ninh trong khai báo ví dụ

như việc khai báo thông tin an ninh và chuỗi các thông tin khác.

Không như đồn đoán của một số người về việc bỏ FAS, điều khoản FAS vẫn được giữ lại ở Incoterms 2010

vì vẫn còn dùng cho các trường hợp giao hàng BULK và Break Bulk (hàng rời nguyên tàu và hàng rời lẻ)

Những kiến giải dưới đây chỉ được coi như những hướng dẫn tham khảo và mọi người có thể    in      sao lại

Lưu ý: MỖI ĐIỀU KHOẢN TRONG INCOTERM ĐỀU PHẢI ĐƯỢC ĐI KÈM SAU BỞ MỘT ĐỊA ĐIỂM.

ví dụ: FOB Hai Phong, EXW Hanoi. (trong trường hợp địa danh rộng, ta có thể ghi rõ: EXW Hoai Duc,

Hanoi).

EXW

(Ex Works)

Giao tại xưởng

Người mua sẽ chịu toàn bộ phí tổn và rủi ro trong việc đưa hàng từ đầu

người bán đến điểm cuối cùng. Người bán có trách nhiệm đặt hàng dưới

quyền định đoạt của người mua tại nơi giao hàng (xưởng, nhà máy, nhà kho).

Điều khoản này thể hiện trách nhiệm tối thiểu của người bán. Điều khoản

này được dùng cho tất cả các hình thức vận chuyển    

FCA

(Free Carrier)

Giao cho nhà chuyên chở

Người bán có nghĩa vụ giao hàng, làm thủ tục xuất khẩu cho đến tận khi giao

cho nhà chuyên chở được chỉ định bới người mua tại điểm hoặc địa điểm đã

được chỉ định. Nếu người mua không chỉ rõ địa điểm giao hàng chính xác,

người bán sẽ chọn trong những điểm hoặc địa điểm nơi mà nhà chuyên chở

sẽ nhận hàng. Khi người bán được yêu cầu hỗ trợ tìm và ký hợp đồng với

nhà chuyên chở, trách nhiệm rủi ro và phí tổn ngươi mua sẽ phải gánh chịu.

Điều khoản này được dùng cho tất cả các hình thức vận chuyển

CPT

(Carriage Paid To)

Trả cước tới

Người bán trả cước vận chuyển đến đích. Rủi ro về hư hỏng và mất mát hàng

hóa sau khi hàng đã được giao cho người chuyên chở sẽ được chuyển từ

người bán sang người mua. Điều khoản này người bán có trách nhiệm làm

thủ tục xuất khẩu. Điều khoản này cũng được dùng cho tất cả các hình thức

chuyên chở. 

CIP

(Carriage & insurance Paid to)

Trả cước và bảo hiểm tới

Người bán có nghĩa vụ giống như điều kiện CPT nhưng có thêm trách nhiệm

mua bảo hiểm cho những rủi ro về hư hại, tổn thất hàng hóa trong suốt quá

trình vận chuyển. Người bán có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu, tuy nhiên

chỉ có trách nhiệm mua bảo hiểm ở mức thấp nhất. Điều khoản này cho phép

Page 11: Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận

sử dụng với tất cả các loại hình chuyên chở.  

DAT

(Delivered At Terminal)

Giao tại bến

Là điều kiện mới bổ sung trong Incoterms 2010. Điều kiện này có thể được

sử dụng cho tất cả các loại hình chuyên chở.

Người bán chỉ được coi là đã giao hàng khi hàng hóa được dỡ từ phương tiện

vận tải xuống bến, cảng hoặc địa điểm đích được chỉ định và đặt dưới sự

định đoạt của người mua. “Bến” bao gồm cả cầu tàu, nhà kho, bãi container

hay đường bộ, đường sắt hay nhà ga sân bay. Hai bên thỏa thuận về bến giao

và nếu có thể ghi rõ địa điểm trong bến nơi là thời điểm chuyển giao rủi ro

về hàng hóa từ người bán sang người mua. Nếu như người bán chịu các chi

phí vận chuyển từ bến đến một địa điểm khác thì các điều khoản DAP hay

DDP sẽ được áp dụng.

Trách nhiệm

Người bán có nghĩa vụ đặt hàng đến nơi được ghi trong hợp đồng.

Người bán có nghĩa vụ đảm bảo rằng hợp đồng chuyên chở của họ là

cho hợp hợp đồng mua bán hàng hóa

Người bán có nghĩa vụ làm các thủ tục xuất khẩu

Người mua có nghĩa vụ làm các thủ tục nhập khẩu, thủ tục hải quan

và nộp thuế

Nếu hai bên thỏa thuận rằng người bán chịu các phí tổn và rủi ro từ

bến đích đến một địa điểm khác thì sẽ áp dụng điều khoản DAP  

 

 

DAP

(Delivered At Place)

Giao tại địa điểm

 

Là điều kiện mới bổ sung trong Incoterms 2010. Điều kiện này có thể được

sử dụng cho tất cả các loại hình chuyên chở.

Người bán giao hàng khi hàng hóa đặt dưới quyền định đoạt của người mua

trên phương tiện vận tải đã đến đích và sẵn sàng cho việc dỡ hàng xuống địa

điểm đích. Các bên được khuyến cáo nên xác định càng rõ càng tốt điểm

giao hàng tại khu vực địa điểm đích, bởi vi đó chính là thời điểm chuyển

giao rủi ro về hàng hóa từ người bán sang người mua. Nếu người bán có

nghĩa vụ làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế… điều khoản DDP sẽ được áp

dụng.

Trách nhiệm

Người bán có nghĩa vụ và rủi ro giao hàng đến địa điểm thỏa thuận

Người bán được yêu cầu ký hợp đồng vận chuyển thích hợp với hợp

đồng mua bán hàng hóa

Người bán có nghĩa vụ làm các thủ tục xuất khẩu

Các phí tổn dỡ hàng tại điểm đích, nếu không có thỏa thuận trước,

người bán sẽ không phải gánh chịu

Người mua có nghĩa vụ hỗ trợ cung cấp các giấy tờ cần thiết để làm

hải quan và nộp thuế  

DDP Người bán có nghĩa vụ giao hàng đến địa điểm thỏa thuận tại nước nhập

Page 12: Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận

(Delivered Duty Paid)

Giao đã trả thuế

khẩu, bao gồm việc chịu hết các phí tổn và rủi ro cho đến khi hàng đến đích,

gồm cả các chi phí thuế và khai hải quan.  Điều khoản này không phân biệt

hình thức vận chuyển. 

FAS

(Free Alongside Ship)

 

Người bán được cho là hoàn tất nghĩa vụ giao hàng khi hàng được đặt cạnh

mạn tàu tại cảng giao hàng, từ thời điểm này người mua sẽ chịu mọi phí tổn

về rủi ro về hàng hóa. Người mua đồng thời có nghĩa vụ làm thủ tục xuất

khẩu. Điều khoản này chỉ sử dụng trong vận chuyển đường biển hoặc đường

sông 

FOB

(Free On Board)

Người mua chịu mọi phí tổn và rủi ro ngay sau khi hàng được giao qua lan

can tàu tại cảng xuất khẩu. Người mua đồng thời có nghĩa vụ làm thủ tục

xuất khẩu. Điều khoản này chỉ áp dụng cho vận tải đường biển hoặc đường

sông.  

CFR

(Cost and FReight)

Người bán chịu các phí tổn và trả cước vận chuyển đến cảng đích. Thời điểm

chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua là ngay sau khi hàng được

giao qua lan can tàu tại cảng xuất. Người bán có nghĩa vụ làm các thủ tục

xuất khẩu. Điều khoản này chỉ áp dụng cho vận chuyển đường biển và đường

sông.

CIF

(Cost, Insurance & Freight)

Người bán có nghĩa vụ giống như điều khoản CFR tuy nhiên người bán có

thêm nghĩa vụ mua bảo hiểm rủi ro về hư hại và tổn thất hàng hóa trong suốt

quá trình vận chuyển.  Người bán có nghĩa vụ làm các thủ tục xuất khẩu.

Điều khoản này chỉ áp dụng cho vận tải đường biển hoặc đường sông.  

Page 13: Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận

Chứng từ xuất nhập khẩu

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm những giấy tờ cần thiết để hoàn thành việc xuất hay nhập khẩu một lô

hàng.

Có những chứng từ do phía xuất khẩu làm (invoice, packing list, CO…), hay do người nhập làm (L/C), hoặc

cả 2 bên làm (hợp đồng, tờ khai)… Do vậy, tùy vào vai trò bạn là người bán hay người mua hàng, mà việc

chuẩn bị chứng từ có khác nhau.

Cũng cần lưu ý, bộ chứng từ xuất nhập khẩu không hoàn toàn giống với bộ hồ sơ hải quan. Thông thường, hồ

sơ hải quan (hàng thương mại) sẽ gồm tờ khai hải quan và một số chứng từ xuất nhập khẩu như: hợp đồng,

invoice, Packing List, C/O…

Tìm hiểu về hồ sơ hải quan gồm những gì tại đây

Dưới đây, tôi liệt kê những chứng từ xuất nhập khẩu phổ biến để bạn đọc tham khảo.

Chứng từ bắt buộc

Đây là những giấy tờ tài liệu mà gần như bắt buộc phải có với tất cả các lô hàng.

Hợp đồng thương mại (Contract) là văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán về các nội

dung liên quan: thông tin người mua & người bán, thông tin hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, thanh toán

v.v… 

Đọc thêm về hợp đồng thương ngoại thương

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): chứng từ do người xuất khẩu phát hành để đòi tiền

người mua cho lô hàng đã bán theo thỏa thuận trong hợp đồng. Chức năng chính của hóa đơn là chứng từ

thanh toán, nên cần thể hiện rõ những nội dung như: đơn giá, tổng số tiền, phương thức thanh toán, thông tin

ngân hàng người hưởng lợi…

Đọc thêm về hóa đơn thương mại

Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): là loại chứng từ thể hiện cách thức đóng gói của lô hàng.

Qua đó, người đọc có thể biết lô hàng có bao nhiêu kiện, trọng lượng và dung tích thế nào…

Đọc thêm về Phiếu đóng gói hàng hóa

Vận đơn (Bill of Lading): Là chứng từ xác nhận việc hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải (tàu biển

hoặc máy bay). Với vận đơn đường biển gốc, nó còn có chức năng sở hữu với hàng hóa ghi trên đó.

Đọc thêm về Vận đơn đường biển

Tờ khai hải quan (Customs Declaration): chứng từ kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu với cơ quan hải

quan để hàng đủ điều kiện để xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào một quốc gia.

Đọc thêm về Tờ khai hải quan

Page 14: Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận

Chứng từ thường có

Những chứng từ dưới đây có thể có hoặc không, tùy theo trường hợp thực tế của hợp đồng thương mại.

Tín dụng thư (L/C): thư do ngân hàng viết theo yêu cầu của người nhập khẩu, trong đó cam kết trả

tiền cho người xuất khẩu trong một thời gian nhất định, nếu người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ hợp

lệ. Đọc thêm LC là gì?

Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate): bao gồm đơn bảo hiểm, và giấy chứng nhận bảo hiểm.

Tùy theo điều kiện cơ sở giao hàng (ví dụ: CIF hay FOB), mà việc mua bảo hiểm do người bán hay người

mua đảm nhiệm. Thực tế, nhiều chủ hàng không mua bảo hiểm, để tiết kiệm chi phí.

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): là chứng từ cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản

xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào. Điều này quan trọng với chủ hàng, khi C/O giúp họ được hưởng

thuế ưu đãi đặc biệt, hay được giảm thuế. 

Tìm hiểu thêm về C/O

Page 15: Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận

Chứng thư kiểm dịch (Phytosanitary Certificate): Là loại chứng nhận do cơ quan kiểm dịch (động

vật hoặc thực vật) cấp, để xác nhận cho lô hàng xuất nhập khẩu đã được kiểm dịch. Mục đích của công việc

này là để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ.

Đọc thêm về Kiểm dịch thực vật

Một số chứng từ xuất nhập khẩu khác

Giấy chứng nhận chất lượng (CQ - Certificate of Quality)

Chứng nhận kiểm định (CA - Certificate of analysis )

Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate)

Chứng thư hun trùng (Fumigation Certificate)

Chứng từ xuất nhập khẩu cũng khá đa dạng, và cũng có sự khác nhau theo từng trường hợp cụ thể. Trong bài

viết này, tôi đã tóm tắt nội dung của những chứng từ phổ biến thường gặp trong hoạt động xuất nhập khẩu để

bạn đọc tham khảo.

 

 

Page 16: Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận

Các phương thức thanh toán quốc tế nhìn dưới góc độ lợi ích và rủi ro

đối với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩuwww.SAGA.vn - Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, thu

chi tiền hàng là quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của hai bên mua (nhập

khẩu) và bán (xuất khẩu). Vì vậy, khi đàm phán về phương thức

thanh toán, các bên đều nỗ lực thỏa thuận điều kiện thanh toán có

lợi cho mình. Không đề cập đến đồng tiền thanh toán, công cụ thanh

toán, hay các thủ tục và quy trình thanh toán, mà bài viết này chỉ

tập trung phân tích một số vấn đề liên quan đến lợi ích và rủi ro mà

mỗi phương thức thanh toán mang lại cho nhà nhập khẩu hoặc nhà

xuất khẩu và các gợi ý cân bằng lợi ích giữa hai bên để tham khảo.1. Phương thức chuyển tiền (remittance)

Trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, theo phương thức này, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của

mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng

phương tiện chuyển tiền do nhà nhập khẩu quy định.

Phương thức chuyển tiền có thể là bộ phận của phương thức thanh toán khác như phương thức nhờ thu, tín

dụng dự phòng, tín dụng chứng từ… nhưng cũng có thể là một phương thức thanh toán độc lập.

Thực tế, nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu sẽ không chuyển tiền hàng cho nhà xuất khẩu cho đến khi nhận

đầy đủ hàng. Đây là một lợi thế của nhà nhập khẩu nhưng lại là rủi ro của nhà xuất khẩu khi hàng hóa đã

được chuyển giao nhưng tiền hàng không được thanh toán, bị chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy

đủ. Tuy vậy, bên nhập khẩu cũng có thể gánh chịu rủi ro, đặc biệt trong trường hợp chuyển tiền trước khi

giao hàng như: nhận toàn bộ tiền hàng trước khi giao hàng, đặt cọc, tạm ứng… Trong trường hợp này nhà

nhập khẩu có thể sẽ phải gánh chịu rủi ro nếu tiền đã chuyển mà hàng không được giao đúng thời hạn, đúng

chất lượng hoặc số lượng…

Để phòng ngừa rủi ro các bên nên:

- Xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền: Ví dụ: chuyển trước bao nhiêu % tại thời điểm nào?; Thanh toán nốt phần

còn lại tại thời điểm nào?…

- Thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng.

- Quy định rõ về phương tiện chuyển tiền, chi phí chuyển tiền ai chịu?

2. Phương thức ghi sổ (open account)

Đây thực chất là một hình thức mua bán chịu. Phương thức này áp dụng trong mua bán hàng hóa quốc tế như

sau: Nhà xuất khẩu (người ghi sổ) sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình (thường là nghĩa vụ giao hàng) quy

định trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở) sẽ mở một quyển sổ nợ để ghi nợ. Nhà nhập

khẩu (người được ghi sổ), bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến từng định kỳ nhất định do hai bên thỏa

thuận, sử dụng phương thức chuyển tiền thanh toán cho người ghi sổ.

Phương thức này hoàn toàn có lợi cho nhà nhập khẩu (người được ghi sổ). Nhà xuất khẩu sẽ phải gánh chịu

Page 17: Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận

rủi ro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.

Để hạn chế rủi ro, chỉ áp dụng phương thức này khi cả hai bên là các bạn hàng có mối quan hệ làm ăn lâu

dài, thực sự tin cậy lẫn nhau. Để bảo đảm an toàn cho nhà xuất khẩu, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo

đảm như thư bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng dự phòng, đặt cọc…

3. Phương thức nhờ thu (collection)

Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà bên có các khoản tiền từ các công cụ thanh toán (chủ nợ)

ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán đó từ phía người nợ.

Các công cụ thanh toán quốc tế thường gồm: hối phiếu (bill of exchange); kỳ phiếu thương mại (Promissory

Note), séc quốc tế (International cheque), hóa đơn thu tiền (Financial Invoice).

Bài viết này đề cập đến phương thức thanh toán trong hợp đồng mua bán quốc tế nên, chủ nợ là nhà xuất

khẩu và người nợ là nhà nhập khẩu. Có hai phương thức nhờ thu là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.

3.1. Phương thức nhờ thu trơn (clean collection)

Phương thức nhờ thu trơn là một trong các phương thức thanh toán áp dụng trong hợp mua bán hàng hóa

quốc tế mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán mà không

kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ.

Trong quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán này có một đặc điểm liên quan đến lợi ích của nhà

xuất khẩu, cần đặc biệt lưu ý:

Nhà xuất khẩu giao hàng và gửi trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu. Như vậy thông thường hoạt động này

diễn ra trước thời điểm thanh toán. Đây có thể là một bất lợi cho nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu chưa phải

thanh toán tiền hàng nhưng đã nắm giữ được chứng từ để nhận hàng từ nhà chuyên chở nhưng sau đó cố ý

chiếm dụng vốn, thanh toán chậm, thiếu, từ chối thanh toán. Ngân hàng chỉ là một tổ chức trung gian thu hộ

và có thể bị nhà nhập khẩu từ chối.

Vì vậy, trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cần hạn chế áp dụng phương thức này. Nếu áp dụng

phương thức thanh toán này, thì chỉ nên áp dụng khi cả hai bên là đối tác tin cậy của nhau, đồng thời trong

hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần có các chế tài nghiêm ngặt để bảo đảm nhà nhập khẩu thanh toán. Ví

dụ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không thanh toán, chậm thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ;

chịu lãi suất chậm trả, chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán…

3.2. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection)

Phương thức nhờ thu có kèm theo chứng từ là một trong các phương thức thanh toán áp dụng trong hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ

thanh toán với điều kiện sẽ giao chứng từ nếu nhà nhập khẩu thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc thực

hiện các điều kiện khác đã quy định.

Trong quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán này có một điểm cần lưu ý:

Nhà xuất khẩu không giao trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải trả tiền thì Ngân hàng

mới giao chứng từ để mang chứng từ đi nhận hàng. Như vậy, phương thức này bảo vệ được lợi ích của nhà

xuất khẩu, tránh được tình trạng bị nhà nhập khẩu chiếm dụng vốn, chậm thanh toán, thanh toán không đầy

đủ hoặc từ chối thanh toán.

Dưới đây là một mẫu điều khoản phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ trong hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế:

“Bên mua thanh toán ngay khi hối phiếu do bên bán phát hành được xuất trình. Thanh toán xong giao chứng

từ.”

4. Phương thức ủy thác mua hàng (Authority to purchase – A/P)

Page 18: Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận

A/P là một phương thức thanh toán áp dụng trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, theo đó Ngân hàng

của nhà nhập khẩu, theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, ra văn bản yêu cầu ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu

phát hành một A/P cam kết sẽ mua hối phiếu của nhà xuất khẩu ký phiếu với điều kiện chứng từ xuất trình

phù hợp với các điều kiện đặt ra trong A/P và phải được đại diện của nhà nhập khẩu xác nhận thanh toán.

Phương thức này áp dụng chủ yếu trong các hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị, các sản phẩm có hàm

lượng kỹ thuật và công nghệ cao.

Bản chất của phương thức này là nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng của mình ở nước nhập khẩu chuyển

tiền sang một ngân hàng ở nước xuất khẩu để ủy thác cho ngân hàng này trả tiền hối phiếu của nhà xuất khẩu

ký phát.

Có hai cách thức chuyển tiền sang ngân hàng của nước xuất khẩu để mua hàng:

Một là, nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng của mình chuyển tiền đặt cọc 100% sang ngân hàng nước xuất

khẩu để ngân hàng này phát hành A/P.

Hai là, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình phát hành A/P cho ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu

hưởng và đặt cọc 100% trị giá của A/P. Trên cơ sở A/P đó, ngân hàng nước xuất khẩu phát hành một A/P đối

ứng cho người thụ hưởng là nhà xuất khẩu.

Về điều kiện chứng từ của nhà xuất khẩu gồm có:

1. Hối phiếu hoặc hóa đơn của nhà xuất khẩu xuất trình phải được đại diện của nhà nhập khẩu tại nước xuất

khẩu đồng ý thanh toán.

2. Các chứng từ xuất trình phải phù hợp với Hợp đồng mua bán hàng hóa mà hai bên đã ký kết.

Phương thức thanh toán này khá an toàn cho nhà xuất khẩu nhưng ngược lại sẽ có nhiều bất lợi cho nhà nhập

khẩu khi mà tiền đã xuất ra nhưng chưa chắc đã nhận được hàng hoặc nhận được hàng kém chất lượng hoặc

bị giao hàng chậm trễ. Để hạn chế rủi ro cho mình, nhà nhập khẩu cần đưa ra những điều kiện cụ thể, nội

dung, quy trình thanh toán chi tiết nếu áp dụng phương thức A/P để tránh bất lợi cho mình sau này.

5. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)

Theo phương thức này thì một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng), theo yêu cầu của khách hàng (bên

yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín

dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho

ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định của thư tín dụng.

5.1. Bản chất pháp lý của thư tín dụng (L/C)

Thực chất trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, phương thức thanh toán thư tín dụng đã chuyển trách

nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng bảo đảm nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền hàng an

toàn, nhanh chóng, nhà nhập khẩu nhận được hóa đơn vận chuyển hàng đúng hạn. Vì vậy, ở một mức độ nhất

định, L/C là phương thức thanh toán cân bằng được lợi ích của cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu và giải

quyết được mâu thuẫn không tín nhiệm nhau của cả hai bên. Vì vậy, phương thức này được sử dụng phổ biến

trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

Đây là một phương thức thanh toán khá an toàn, tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các bên cần lưu ý các đặc

điểm pháp lý sau đây của thư tín dụng để tránh áp dụng sai, gây thiệt hại cho chính bản thân mình.

(1). L/C là một khế ước độc lập với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở)

L/C được hình thành trên cơ sở hợp đồng cơ sở (hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ,…) nhưng

khi được phát hành nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở. Ngân hàng mở thư tín dụng và các ngân hàng

khác tham dự vào nghiệp vụ thư tín dụng chỉ làm theo quy định của thư tín dụng.

(2). Thư tín dụng là một “kiểu mua bán chứng từ”

Page 19: Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận

Theo Điều 5 của UPC600 thì: “Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không phải bằng hàng

hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan”.

Như vậy Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình được các chứng từ phù hợp

với các điều kiện và điều khoản qui định trong L/C. Ngân hàng không được phép lấy lý do bên mua chưa

nhận hàng để từ chối thanh toán nếu chứng từ mà bên bán xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản

quy định trong L/C.

5.2. Những vấn đề lưu ý khi sử dụng L/C

Thanh toán bằng L/C là một phương thức tương đối an toàn cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Tuy

nhiên, để sử dụng hiệu quả L/C, đồng thời để bảo đảm lợi ích của mình khi sử dụng L/C như là một phương

thức thanh toán, các bên nên lưu ý một số vấn đề được nêu sau đây.

Đối với nhà nhập khẩu thì phải làm thủ tục soạn và nộp đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng. Thực ra đơn yêu

cầu phát hành thư tín dụng theo mẫu chuẩn quốc tế (Standafo, Standaci) nên nhà nhập khẩu chỉ phải điền nội

dung cần thiết vào chỗ trống và xóa đi những thông tin không cần thiết. Để bảo đảm tính chính xác của đơn

và sau này là thư tín dụng (L/C), nhà nhập khẩu phải dựa trên cơ sở các nội dung của Hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế để lập đơn, tránh mọi sự sai khác.

Đặc biệt lưu ý đối với nhà xuất khẩu (người thụ hưởng trong L/C), cần phải kiểm tra kỹ lưỡng thư tín dụng.

Bởi vì nếu có sự không phù hợp giữa L/C và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà nhà xuất khẩu không

phát hiện ra được mà cứ tiếp tục giao hàng thì nhà xuất khẩu sẽ khó đòi được tiền hoặc ngược lại nếu từ chối

giao hàng thì vi phạm hợp đồng.

Cơ sở để kiểm tra L/C là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở). L/C phải phù hợp với hợp

đồng cơ sở và không được trái với các nội dung của hợp đồng cơ sở. Đối với các hợp đồng có các sửa đổi, bổ

sung thì cần cẩn trọng kiểm tra nội dung của hợp đồng gốc và hợp đồng sửa đổi, bổ sung. Ngoài ra cơ sở

pháp lý điều chỉnh L/C thông thường là UCP 600, ISBP 681, eUCP 1.1 và URR 525 1995. Do vậy cần đánh

giá hình thức và nội dung của L/C trên cơ sở luật áp dụng.

Về mặt nội dung của L/C, cần kiểm tra kỹ lưỡng các nội dung sau: số tiền của L/C; ngày hết hạn hiệu lực của

L/C; địa điểm hết hạn hiệu lực của L/C; loại L/C (thông thường là thư tín dụng không hủy ngang (Đối với

nhà xuất khẩu thì nên chọn L/C không hủy ngang cùng với điều kiện miễn truy đòi và nếu được xác nhận thì

càng tốt)); thời hạn giao hàng; cách thức giao hàng; cách vận tải; chứng từ thương mại; hóa đơn; vận đơn;

đơn bảo hiểm.

Khi phát hiện ra nội dung của L/C không phù hợp với hợp đồng cơ sở hoặc trái với luật áp dụng hoặc không

có khả năng thực hiện, nhà xuất khẩu phải yêu cầu nhà nhập khẩu làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C. Trong

trường hợp sự sai sót trong L/C không quá nghiêm trọng thì nhà xuất khẩu và ngân hàng có thể phối hợp tìm

hướng giải quyết như nhà xuất khẩu soạn thư bảo đảm chịu trách nhiệm về bộ chứng từ thanh toán gửi ngân

hàng phát hành L/C, hoặc thông qua đại diện của nhà nhập khẩu xin chấp nhận thanh toán và gửi ngân hàng

phát hành L/C… hoặc chuyển sang phương thức thanh toán khác như phương thức nhờ thu hoặc đòi và hoàn

trả tiền bằng điện…

Nói tóm lại L/C với nội dung phù hợp với hợp đồng cơ sở và không trái luật áp dụng sẽ bảo đảm quyền lợi

cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.

6. Bảo lãnh và Tín dụng dự phòng

Thực chất bảo lãnh và tín dụng dự phòng là các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.

Bảo lãnh là việc người thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện

nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh

Page 20: Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận

không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong giao dịch xuất nhập khẩu thường có các bảo

lãnh: bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (hoặc tiền đặt cọc); bảo lãnh bảo hành

máy móc, thiết bị; bảo lãnh nhận hàng chưa có vận đơn gốc; bảo lãnh thanh toán…

Thư tín dụng dự phòng là cam kết không hủy ngang, độc lập, bằng văn bản và ràng buộc khi được phát hành.

Trong đó người phát hành cam kết với người thụ hưởng thanh toán chứng từ xuất trình trên bề mặt phù hợp

với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng dự phòng theo đúng quy tắc. Người phát hành phải thanh

toán chứng từ xuất trình bằng việc chuyển số tiền theo phương thức trả tiền ngay, hoặc chấp nhận hối phiếu

của người thụ hưởng hoặc cam kết trả tiền sau hoặc chiết khấu….

Bảo lãnh hoặc thư tín dụng dự phòng được sử dụng kết hợp với các phương thức thanh toán khác để tăng độ

an toàn cho các bên. Do vậy, trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt đối với các hàng hóa có

giá trị lớn như máy móc, thiết bị các bên cũng nên xem xét và áp dụng các biện pháp bảo lãnh hoặc thư tín

dụng dự phòng.