160
1 CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

  • Upload
    lamliem

  • View
    221

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

1

CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

Page 2: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

2

Mục Lục Trang Đề Tài Danh Sách Nội Dung Chi Tiết ...................................................................................................... 3 Phần Giới Thiệu Mục Đích của Ấn Phẩm ............................................................................... 10 Chương 1 Tổng Quan về Luật và Hệ Thống .......................................................................... 14 Chương 2 Các Dịch Vụ Trong Các Chương Trình của IHSS .................................................. 25 Chương 3 Tình trạng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ IHSS ..................................................... 38 Chương 4 Đơn Xin Dịch Vụ IHSS và Thủ Tục Tự Thẩm Định .............................................. 55 Chương 5 Đánh Giá Các Dịch Vụ Trợ Giúp Y Tế và Giám Sát Bảo Vệ ................................ 71 Chương 6 Các Qui Chế về Đồng Trả Chi Phí ......................................................................... 81 Chương 7 Kiểm Soát Phẩm Chất ........................................................................................... 90 Chương 8 Thủ Tục Kháng Cáo .............................................................................................. 94 DANH SÁCH CÁC PHẦN PHỤ LỤC ..................................................................................... 103

Page 3: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

3

Danh Sách Nội Dung Chi Tiết Phần Giới Thiệu Mục Đích của Ấn Phẩm Chương 1 Tổng Quan về Luật và Hệ Thống

Bối Cảnh Quá Trình Hoạt Động và Ngân Quỹ của Các Chương Trình IHSS

Chương Trình IHSS Tiểu Bang Cũ Chương Trình Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân Chương Trình Independence Plus Waiver Chương Trình IHSS Residual Các Chương Trình IHSS-R, IPW, và PCSP

Các Thay Đổi Gần Đây Các Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ và Hồ Sơ Trong Trường Hợp Chỉ Có Các Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia và Các Dịch Vụ Liên Quan Mới Được Phép Giờ Đây Được Bao Trả Theo Chương Trình Medi-Cal. Các Chương Trình Miễn Trừ Đối Với Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia và Cộng Đồng (HCBS) Hiện Đang Tạo Điều Kiện Sử Dụng Mọi Dịch Vụ của IHSS Những Người Chăm Sóc là Cha Mẹ và Người Phối Ngẫu của Những Người Nhận Trợ Cấp Thuộc Diện Miễn HCBS Hiện Đã Được Phép Tiền Tạm Ứng/ Các Trường Hợp Miễn Trừ Tại Cơ Sở Điều Dưỡng HCBS Trước Đây Không Tiếp Tục Áp Dụng Mức Đồng Trả Chi Phí cho Một Số Người Nhận Trợ Cấp Medi-Cal Sự Phối Hợp Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ giữa Các Chương Trình IHSS Số Giờ Tối Đa theo PCSP cho Các Trường Hợp Chỉ Nhận Các Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ Loại Bỏ Các Trường Hợp Phân Tách Làm Thế Nào để Thích Nghi với Tình Trạng Loại Bỏ Các Trường Hợp Phân Tách

Chương 2 Các Dịch Vụ Trong Các Chương Trình của IHSS Mô Tả về Các Dịch Vụ của IHSS

Các Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia Các Dịch Vụ Liên Quan Giặt Ủi Mua Sắm và Công Việc Nội Trợ Chuẩn Bị Bữa Ăn

Page 4: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

4

Lau Chùi Sau Bữa Ăn Các Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân Đi Lại Vệ Sinh Răng Miệng Vệ Sinh Đầu Tóc Tắm Trên Giường Theo Thông Lệ Mặc Quần Áo Chăm Sóc và Giúp Đỡ về Bộ Phận Giả Chăm Sóc Đi Tiểu và Đi Cầu Chăm Sóc Kinh Nguyệt Chuyển Tiếp Chỉnh Lại Tư Thế/Xoa Bóp Da Cho Ăn Hô Hấp Giám Sát Bảo Vệ Các Dịch Vụ Trợ Giúp Y Tế Các Dịch Vụ Chuyên Chở Định Mức Trợ Cấp Cho Bữa Ăn và Nhà Hàng Công Việc Lau Chùi Nặng Giảm Nhẹ Mối Nguy Hiểm Trong Sân Giảng Dạy và Thuyết Minh Làm Đỡ

Các Giới Hạn Hàng Tháng- Tàn Tật Nghiêm Trọng so với Tàn Tật Không Nghiêm Trọng Nhu Cầu Không Được Đáp Ứng Thu Xếp Việc Sống Chung

Các Dịch Vụ Nội Trợ và Công Việc Lau Chùi Nặng Các Dịch Vụ Liên Quan Giám Sát Bảo Vệ Giảng Dạy và Thuyết Minh Giảm Nhẹ Mối Nguy Hiểm Trong Sân Nhà Trả Tiền cho Các Dịch Vụ Các Phương Thức Chi Trả Các Tờ Theo Dõi Thời Gian Làm Việc Tiền Ứng Trước Thuê/Sa Thải Người Cung Cấp Dịch Vụ Mức Thù Lao

Page 5: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

5

Chương 3 Tình trạng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ IHSS Ai Hội Đủ Điều Kiện Nhận Dịch Vụ IHSS? Các Điều Kiện Tiêu Chuẩn về Lợi Tức và Nguồn Tài Sản là gì? Tôi có Hội Đủ Điều Kiện Nhận dịch vụ IHSS với tư cách là Ngoại Kiều không? Tôi Dự Định Rời Khỏi Tiểu Bang trong Một Thời Gian. Tôi có thể Tiếp Tục Được Nhận Dịch Vụ IHSS không? Có Thể Bắt Đầu Nhận Dịch Vụ IHSS Ngay Không? Tôi Có Đương Nhiên Hội Đủ Điều Kiện Nhận Bảo Hiểm Medi-Cal nếu Bắt Đầu Hội Đủ Điều Kiện Nhận IHSS không? Một Khi Hội Đủ Điều Kiện, Tôi Có Thể Gửi Hóa Đơn Medi-Cal Cho Các Dịch Vụ IHSS Đă Được Cung Cấp Ngược Trở Lại Với Thời Gian Nào? Tôi Vừa Mới Bị Giảm Trợ Cấp SSI Do Mức Lợi Tức Quá Cao? Có Phải Là Tôi Cũng Sẽ Mất Trợ Cấp IHSS Không? Tiểu Bang nói “Nhà Riêng” có nghĩa là gì? Tôi Muốn Sống với Người Bạn Thân Nhất Của Tôi ( là người sẽ là Phụ Tá Của Tôi) nhưng Đơn Xin Của Tôi Bị Từ Chối do “Các Giới Hạn về Cấp Giấy Phép”. Tôi Có Nên Kháng Cáo Không? Tôi Đă Lập Gia Đnh. Người Phối Ngẫu Của Tôi có thể là Người Chăm Sóc Tôi không? IHSS CHO TRẺ EM

Các Trẻ Em Có Thể Được Nhận Các Dịch Vụ IHSS Nào? Khi Nào Trẻ Em Có Thể Được Nhận Các Dịch Vụ IHSS? Khi nào Phụ huynh được Trả Thù Lao theo diện nhà cung cấp dịch vụ của IHSS? Còn Các Nhà Cung Cấp Dịch Vụ là Phụ huynh Trong Các Gia Đình Có Đầy Đủ Cả Cha Lẫn Mẹ Thì Sao? Tôi được Cho Biết là Con tôi không Hội Đủ Điều Kiện nhận Các Dịch Vụ IHSS Bởi Vì Cháu Còn Quá Nhỏ. Điều đó có Đúng không? Tôi Được Cho Biết là Con Tôi không Hội Đủ Điều Kiện Nhận Các Dịch Vụ Liên Quan. Điều này có Đúng không? Tôi được Cho Biết là Con Tôi không Hội Đủ Điều Kiện Nhận Các Dịch Vụ Vì Người Cha (Mẹ) như tôi có trách nhiệm Cung Cấp Các Dịch Vụ này cho Con mình. Điều này có Đúng không? Các Khoản Tiền Thù Lao mà Phụ huynh Nhận Ðýợc Khi Cung Cấp Dịch Vụ IHSS Có Ảnh Hýởng Tới Trợ Cấp SSI của Ðứa Trẻ hoặc Bảo Hiểm Medi- Cal của Gia Ðình không?

Page 6: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

6

Tôi Có Thể Vừa Được Nhận Dịch Vụ IHSS Vừa Vẫn Tiếp Tục Nhận Dịch Vụ Trợ Giúp Nghỉ Ngơi Từ Trung Tâm Khu Vực không?

IHSS DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI MẮC BỆNH TÂM THẦN Những Người Mắc Bệnh Tâm Thần Có Được Nhận Dịch Vụ IHSS không? Làm Thế Nào để Chứng Minh rằng Dịch Vụ IHSS là Cần Thiết? Làm Thế Nào để Ghi Chép Lại Nhu Cầu Cần Dịch Vụ IHSS? Tôi Có Thể Tới Đâu để Nhờ Giúp Có Được Dịch Vụ IHSS? Các Nguồn Trợ Giúp Thay Thế Khác là gì? Các Dịch Vụ Tình Nguyện là gì? Các Trung Tâm Khu Vực và Những Nơi Cư Ngụ Có Dịch Vụ Trợ Giúp Có Được Coi là các nguồn thay thế khác không? EPSDT có phải là Nguồn Thay Thế Khác không? Tôi Có Thể Được Nhận Các Dịch Vụ của Chương Trình Đa Năng cho Người Cao Niên (Multipurpose Senior Services Program - MSSP) nếu Hiện Đang Nhận Dịch Vụ IHSS không? Tôi Có Thể Được Nhận Các Dịch Vụ theo Chương Trình Miễn Trừ Medi-Cal của Văn Phng Trợ Giúp (MCWP) và Chương Trình Quản Lư Hồ Sơ (CMP) nếu Đang Nhận Các Dịch Vụ IHSS không? Các Khoản Tiền Trả Cho Dịch Vụ Chăm Nuôi Có Được Coi Là Nguồn Thay Thế Khác không? Trợ Cấp của Chương Trình Trợ Giúp Nhận Con Nuôi (AAP) Có Được Coi Là Nguồn Thay Thế không? Cn Tiền Trợ Cấp cho Người Gia Nhập Quân Ngũ và Trợ Giúp của Sở Cựu Chiến Binh thì sao? Tôi có thể nhận IHSS tại Sở Làm không? Các Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân Thuộc Diện Miễn Trừ (Waiver Personal Care Services - WPCS) là gì?

Chương 4 Đơn Xin Dịch Vụ IHSS và Thủ Tục Tự Thẩm Định

Khi nào tôi nên nộp đơn xin dịch vụ IHSS? Tôi có thể nộp đơn xin dịch vụ IHSS nếu chuyển từ một cơ sở sang nhà tôi không? Làm thế nào để nộp Đơn Xin? Thủ Tục Giải Quyết Đơn Xin Kéo Dài Trong Bao Lâu? Tôi Có Thể Được Nhận Các Dịch Vụ Khẩn Cấp không? Tôi Hiện Đang Nhận Dịch Vụ của IHSS. Chuyện gì Sẽ Xảy Ra nếu Tôi Chuyển Sang Quận Khác?

Page 7: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

7

Các Nguyên Tắc về Chứng Từ Tự Thẩm Định Tổng Quát Thẩm định Cách Đánh Giá Nhu Cầu về IHSS Tiêu Chuẩn Theo Luật Các Qui Ðịnh Hýớng Dẫn của Tiểu Bang về Thời Gian cho Công Việc Các Qui Định Hướng Dẫn về Thời Gian theo Công Việc Mới Được Mở Rộng và Vai Trò của Các Thủ Tục Đánh Giá Chức Năng Chức Năng Tâm Thần Trí Nhớ Định Hướng Suy Xét Nhật Ký Ghi Chép Tự Thẩm Định Chuẩn Bị Sẵn Sàng cho Buổi Thẩm Định của Quận Ghi Chép Hồ Sơ về Các Nhu Cầu Đặc Biệt Nhờ Giúp Đỡ

CÁC YẾU TỐ HOẶC CÁC LÝ DO CHO BIẾT TẠI SAO CẦN THÊM SỐ GIỜ IHSS

Các Dịch Vụ Nội Chợ Các Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân Các Dịch Vụ Liên Quan Đi Cùng Chứng Từ Nên Phản Ánh Lịch Trình Sinh Hoạt Cá Nhân của Quý Vị Chứng Từ Nên Bao Gồm Cả Các Nguồn Dịch Vụ Thay Thế Khác Tái Thẩm Định

Chương 5 Đánh Giá Các Dịch Vụ Trợ Giúp Y Tế và Giám Sát Bảo Vệ DỊCH VỤ GIÁM SÁT BẢO VỆ CỦA IHSS

Giám Sát Bảo Vệ là Gì? Tại sao việc Giám Sát Bảo Vệ Lại Quan Trọng? Các Tiêu Chuẩn Hội Ðủ Ðiều Kiện là Gì? Trẻ Em Có Thể Được Nhận Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ không? Làm Thế Nào Để Chứng Minh là Một Người Cần Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ? Các Lý Do của Quận và Cách Trả Lời Các Lý Do Đó. Có bệnh tâm thần nghiêm trọng không?

Page 8: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

8

Có hành vi nguy hiểm ở nhà không? Có cần và có nhận ðýợc dịch vụ giám sát 24 giờ trong ngày không? Có phải là ngýời nhận không còn hội ðủ ðiều kiện không? Cha (mẹ) có hội ðủ ðiều kiện là người cung cấp dịch vụ (có khả nãng và có thời gian làm ðýợc) hay không? Đánh Giá Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ cho Trẻ Em Các Mẫu Giấy Tờ về Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ

CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP Y TẾ CỦA IHSS Các Dịch Vụ Trợ Giúp Y Tế là Gì Tại Sao Các Dịch Vụ Trợ Giúp Y Tế Lại Quan Trọng? Các Tiêu Chuẩn Điều Kiện là Gì ? Tôi Nên Nộp Đơn Xin Các Dịch Vụ Trợ Giúp Y Tế Như Thế Nào? Các Chiến Thuật của Quận và Cách Phản Ứng.

Chương 6 Các Qui Chế về Đồng Trả Chi Phí Đồng Trả Chi Phí là Gì?

Đồng Trả Chi Phí Medi-Cal Đồng Trả Chi Phí cho Dịch Vụ IHSS Hệ Thống Đồng Trả Chi Phí Mới Cách Thức Hoạt Động của Hệ Thống SOC Mới Các Vấn Đề Có Thể Gặp khi Áp Dụng Các Qui Chế Đồng Trả Chi Phí Mới

Không Giải Quyết Số Tiền Khấu Trừ Cho Thời Gian Trở Về Trước Không Tính theo Tỷ Lệ Các Khoản Khấu Trừ SOC trong Ngân Phiếu Lương của Nhiều Người Cung Cấp Dịch Vụ Các Trường Hợp Trì Hoãn và Loại Bỏ Dịch Vụ Ký Thác Trực Tiếp Khi Ứng Trước Tiền

Những Cách Thức Có Thể Áp Dụng để Phản Ánh SOC Các Vấn Đề Rắc Rối Có Thể Xảy Ra khi Cùng Quản Lý Dịch Vụ IHSS và Medi-Cal

Các Trường Hợp Có Thể Trì Hoãn Thời Gian Hội Đủ Điều Kiện Nhận Trợ Cấp Do Nhập Dữ Liệu Sai Các Vấn Đề Có Thể Xảy Ra Liên Quan Tới Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện Nhận Medi-Cal/Đồng Trả Chi Phí Phát Sinh với Các Trường Hợp Mới Được Nhận Trợ Cấp IHSS, Tùy Thuộc vào Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện Nhận Bảo Hiểm Medi-Cal Toàn Diện

Page 9: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

9

Việc Sử Dụng Các Mã Số Trợ Cấp Của Hệ Thống Mới Có Thể Không Xác Định Chính Xác Một Số Trường Hợp Không Phải Trả SOC

Chương 7 Kiểm Soát Phẩm Chất Duyệt Xét theo Thông Lệ Duyệt Xét Trọng Tâm Xác Nhận việc Nhận Dịch Vụ của Người Nhận Nếu Quý vị được chọn Tái Thẩm Định Phát Hiện Gian Lận Trả lố Nghĩa Vụ của IHSS và Đệ Tam Nhân IHSS và Phục Hồi Gia Sản

Chương 8 Thủ Tục Kháng Cáo Khi Nào có thể Kháng Cáo Thông Báo về Quyết Định Từ Chối hoặc Thay Đổi Trợ Cấp Các Mốc Thời Gian Kháng Cáo là Gì? Cách Yêu Cầu một buổi Điều Trần Trợ Cấp Trong Thời Gian Chờ Giải Quyết là Gì? Sắp Xếp Thời Gian Điều Trần Nhân Viên Kháng Cáo của Quận Chuẩn Bị Kháng Cáo

Xem Nội Dung Hồ Sơ của quý vị Bản Tuyên Bố về Quan Điểm của Quận Phác Thảo Bản Tuyên Bố Quan Điểm Của Quý Vị

Trì Hoãn Điều Trần Tuân Hành Qui Định Nhờ Giúp Đỡ về Buổi Điều Trần của quý vị

CÁC PHẦN PHỤ LỤC Phụ Lục A DSS PUB 104 Phụ Lục B Tờ Tính Toán Tự Thẩm Định về Nhu Cầu Cần Dịch Vụ IHSS

Phụ Lục C Mẫu Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ SOC 821

Phụ Lục D Mẫu Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ SOC 825

Page 10: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

10

Phần Giới Thiệu Mục Đích của Ấn Phẩm

Ấn phẩm này là nhằm mục đích giúp quý vị tự đại diện cho bản thân và những người khác trong các buổi điều trần công bằng khi có tranh chấp về số giờ Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia (IHSS) mà quý vị cần. Tập thông tin này cũng sẽ giúp quý vị chuẩn bị cho buổi đánh giá tiếp nhận hồ sơ lần đầu tiên của nhân viên IHSS của Quận hoặc chuẩn bị cho thủ tục duyệt xét hàng năm. Việc tự thẩm định sẽ giúp quý vị biết số giờ mà quý vị nghĩ rằng mình cần và những gì cần đề cập tới với nhân viên tiến hành thủ tục đánh giá.

Ấn phẩm này cũng nhằm mục đích giải thích về nhiều thay đổi xảy ra trong vài năm vừa qua liên quan tới cách thức quản lý các Dịch vụ IHSS tại California. Bản tu chính này có bao gồm các thay đổi về chương trình IHSS kể từ khi Tập Tài Liệu về Điều Trần Công Bằng và Tự Thẩm Định Dịch vụ IHSS của Disability Rights California được cập nhật lần cuối cùng vào năm 2002. Một số vấn đề thậm chí còn tồn tại trước khi có các thay đổi hiện tại hiện đao được đề cập tới trong tài liệu này nhằm cung cấp thông tin tổng quan và toàn diện hơn về hệ thống IHSS.

Các phần tham chiếu tới “IHSS” trong ấn phẩm này thường sẽ tham chiếu tới tất cả các chương trình hiện tại của IHSS: Chương Trình Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân của Medi-Cal (Medi-Cal Personal Care Services Program - PCSP), Chương Trình Miễn Trừ Do Sống Độc Lập (IPW) mới, và Chương Trình IHSS cho cư dân (IHSS-R) ban đầu.

Các chương trình IHSS Được Quản Lý như thế nào

IHSS được quản lý qua Sở Dịch Vụ Xao Hội California (California Department of Social Services - CDSS). Tình trạng hội đủ điều kiện nhận Dịch vụ IHSS tại moai quận sẽ cho các sở phúc lợi quận (hoặc sở Dịch vụ xao hội - CWD) quyết định. Chương trình Medi-Cal được điều hành qua Sở Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe California (DHCS). Tình trạng hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal (đối với những người không được nhận SSI) cũng do CWD quyết định. Tuy nhiên, các đơn vị riêng biệt của CWD sẽ quyết định tình trạng hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal và IHSS ở cấp quận. CWD cũng có trách nhiệm quản lý việc cung cấp các Dịch vụ IHSS, ví dụ như giải quyết thủ tục trả lương bổng.

Page 11: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

11

Tìm Các Điều Luật Hiện Hành ở đâu

Các Đạo Luật

Các đạo luật chi phối chương trình trợ giúp IHSS đều được qui định trong Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế California 12300 tới 12317.2. Điều luật chi phối PCSP được qui định trong Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế California 14132.95. Điều luật chi phối IPW được qui định trong Bộ Luật Định Chế và Phúc Lợi California 14132.951. Quý vị có thể tìm đọc các điều luật này tại: http://www.leginfo.ca.gov/calaw.html và sau đó bấm vào mục “Welfare and Institutions Code,” bấm vào “Search,” và bấm vào các mao số theo mục mà quý vị muốn xem.

Cẩm Nang Hướng Dẫn về Các Chính Sách và Thủ Tục Các qui chế của Tiểu Bang áp dụng cho các chương trình IHSS và PCSP được gọi là Cẩm Nang Hướng Dẫn về Các Chính Sách và Thủ Tục (MPP.) Quý vị có thể tìm đọc các mục trong MPP đề cập tới chương trình IPW và Chương Trình Trợ Giúp IHSS: MPP 30-700 tới 30-776 được qui định ở đây: http://www.dss.cahwnet.gov/ord/CDSSManual_240.htm Các mục MPP đề cập tới chương trình PCSP Waiver là MPP 30-780 và quý vị cũng có thể tìm đọc mục này tại: http://www.dss.cahwnet.gov/ord/CDSSManual_240.htm

Thư của Các Giám Đốc Sở Phúc Lợi của Tất Cả Các Quận

Trong một số mục dưới đây, chúng tôi có nhắc tới Thư Gửi Các Giám Đốc Sở Phúc Lợi của Tất Cả Các Quận (ACWDL) từ Sở Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe (DHCS). Cơ Quan Lập Pháp Tiểu Bang đao cho phép DHCS áp dụng chương trình IPW mới qua việc sử dụng các ACWDL và các ấn phẩm tương tự thay vì tuân theo thủ tục thiết lập qui chế thông thường. Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế California 14132.951(h)(1). Quý vị có thể tìm đọc các ACWDL tại: http://www.dhs.ca.gov/mcs/mcpd/MEB/ACLs/ và sau đó bấm vào mục “ACWDLs” và chọn năm.

Thư Gửi cho Tất Cả Các Quận và Thông Báo cho Tất Cả Các Quận

Chúng tôi cũng nhắc tới Thử Gửi cho Tất Cả Các Quận (ACL) và Thông Báo cho Tất Cả Các Quận (ACIN) của Sở Dịch Vụ Xao Hội (DSS). ACL là thư cung cấp thông tin và được dùng để giải thích về các thông tin liên quan tới các qui chế, tài liệu về mối quan tâm chung, hoặc thông tin về thủ tục tạm thời. Các tài liệu này cũng có thể được sử dụng để tất cả các quận hồi âm theo yêu cầu khi thẩm quyền căn bản đối với vấn đề đó được qui định trong qui chế. (MPP 17-001.4.) Quý vị có

Page 12: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

12

thể tìm đọc các tài liệu này tại: http://www.dss.cahwnet.gov/lettersnotices/default.htm và sau đó bấm vào mục “ACLs” hoặc “ACINs” và sau đó chọn năm.

Tình Trạng Có Sẵn của Các Điều Luật Hiện Hành đối với Những Người Không Sử Dụng Mạnh Điện Toán

Một loạt các qui chế và tài liệu cẩm nang hướng dẫn (trong đó bao gồm ACL) của Sở Dịch Vụ Xao Hội, Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế, Bộ Luật Sức Khỏe và An Toàn, và các điều luật khác liên quan tới bất kỳ dạng Dịch vụ xao hội nào đều phải có sẵn cho công chúng xem xét vào giờ làm việc b´nh thường tại moai văn phòng quận của khu vực hoặc moai văn phòng trung ương quản lý các Dịch vụ xao hội của chính phủ và tại moai văn phòng khu vực hoặc địa phương của sở. Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế California 10608; MPP 17-017.

Mặc dù ấn phẩm này là nhằm mục đích trình bày chi tiết hơn về hệ thống IHSS so với các ấn phẩm Disability Rights California trước đó, cẩm nang hướng dẫn này không đề cập tới tất cả mọi vấn đề liên quan tới cách thức hoạt động của chương trình IHSS. Xin đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi nếu quý vị có thêm thắc mắc cụ thể về các thông tin được đề cập tới ở đây hoặc về các vấn đề khác mà cuốn cẩm nang này không đề cập tới.

Các tài liệu này được biên soạn dựa trên các điều luật hiện hành vào thời điểm xuất bản. Luật tiểu bang và liên bang liên quan tới hệ thống IHSS có thể thay đổi vào bất cứ lúc nào. Nếu quý vị có thắc mắc về tính hợp lệ của bất kỳ thông tin nào trong ấn phẩm này, xin liên lạc với Disability Rights California.

Disability Rights California sẽ giám sát việc tuân theo các qui chế và luật tiểu bang, vì vậy các qui chế và điều luật tiểu bang được tu chính có thể được đưa vào các ấn bản và bản in thêm của ấn phẩm này trong tương lai. Để biết thêm chi tiết về quá trình phát triển các qui chế và luật tiểu bang và liên bang, hoặc để được giải thích thêm, xin liên lạc với Disability Rights California.

Disability Rights California khuyến khích tái bản tài liệu này.

Page 13: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

13

Disability Rights California, là một tổ chức tư nhân, bất vụ lợi, có nhiệm vụ bảo vệ các quyền nhận Dịch vụ, các quyền công dân và quyền hạn pháp lý của các cư dân California bị khuyết tật về thể chất hoặc phát triển. Disability Rights California cung cấp nhiều Dịch vụ bênh vực quyền lợi, gồm có thông tin và giới thiệu, trợ giúp kyo thuật, và đại diện trực tiếp. Để biết thêm chi tiết hoặc để nhờ giúp đỡ giải quyết một vấn đề trước mắt, xin liên lạc:

Disability Rights California Số Điện Thoại Miễn Phí: (800) 776-5746

9 giờ sáng tới 5 giờ chiều - Thứ Hai tới thứ Sáu

Văn Phòng Trung Ương 100 Howe Ave., Suite 185-N

Sacramento, CA 95825 Ban Pháp Lý - (916) 488-9950 Ban Quản Lý - (916) 488-9955

TTY – (800) 719-5798

Văn Phòng Khu Vực San Diego 1111 Sixth Ave., Suite 200

San Diego CA 92101 (619) 239-7861

TTY – (800) 576-9269

Văn Phòng Khu Vực Los Angeles 3580 Wilshire Blvd., Suite 902

Los Angeles, CA 90010 (213) 427-8747

TTY – (800) 781-5456

Văn Phòng Khu Vực San Francisco Bay

1330 Broadway, Suite 500 Oakland, CA 94612

(510) 267-1200 TTY – (800) 649-0154

Disability Rights California được nhận ngân quỹ trợ cấp theo Đạo Luật về Các Quyền và Trợ Cấp cho Người Khuyết Tật về Phát Triển (Developmentally Disabled Assistance and Bill of Rights Act) và Đạo Luật Bảo Vệ và Bênh Vực Quyền Lợi cho Những Người mắc Bệnh Tâm Thần. Bất kỳ ý kiến, thông tin thâu thập được, đề xuất, hoặc kết luận nào được trình bày trong ấn phẩm này đều là của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của các tổ chức tài trợ cho Disability Rights California.

Page 14: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

14

Chương 1 Tổng Quan về Luật và Hệ Thống

Bối Cảnh Các Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia (IHSS) là phương án lựa chọn khác cho những người có thể được đưa vào một cơ sở công cộng khi không thể chăm sóc bản thân tại nhà riêng. Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế California § 12300(a); MPP 30-701.1. IHSS cung cấp các dịch vụ căn bản cho những người không thể tự thực hiện các dịch vụ đó một cách an toàn do mất năng lực về thể chất hoặc tâm thần. MPP 30-756.32; 30-761.25. Các dịch vụ chăm sóc các nhân, các dịch vụ trợ giúp tại gia, và các dịch vụ sơ cứu chỉ là một vài ví dụ trong số các dạng dịch vụ có sẵn qua IHSS.

Quá Trình Hoạt Động và Ngân Quỹ của Các Chương Trình IHSS Đã có các thay đổi về cách thức tài trợ cho IHSS. Đa số các dịch vụ IHSS đều nằm trong khuôn khổ chương trình Medi-Cal trong đó một nửa do chính quyền liên bang đài thọ và một nửa do ngân quỹ quận và Tiểu Bang đài thọ. Tuy nhiên, một số dịch vụ và trường hợp chỉ được đài thọ bởi ngân quỹ của quận và Tiểu Bang. Các thay đổi gần đây đã chuyển sang Medi-Cal phần lớn các dịch vụ và hồ sơ trước đây chỉ được đài thọ bởi ngân quỹ của Quận và Tiểu Bang theo chương trình IHSS ban đầu. Hiện nay một nửa chi phí cho các dịch vụ và hồ sơ này được đài thọ bởi chính quyền liên bang. Hiện có ba chương trình IHSS: (1) Chương Trình ban đầu (hiện có rất ít người còn tham gia chương trình này); (2) Independence Plus Waiver; (3) Chương Trình Các Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân của Medi-Cal.

Chương Trình IHSS Tiểu Bang Cũ IHSS cung cấp một loạt các dịch vụ cho những người cần trợ giúp trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và các dịch vụ khác để tiếp tục sống an toàn tại nhà riêng của mình. Các dịch vụ này gồm có các dịch vụ trợ giúp tại gia, các dịch vụ liên quan tới các dịch vụ trợ giúp tại gia (các dịch vụ liên quan), các dịch vụ chăm sóc cá nhân, các dịch vụ sơ cứu, và giám sát bảo vệ. Trước đây, không có dịch vụ nào trong số này được cung cấp theo chương trình Medi-Cal. Chúng được cung cấp theo chương trình IHSS tiểu bang cũ, chỉ qua ngân khoản trợ cấp của tiểu bang và địa phương.

Chương Trình Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân Vào đầu những năm 1990, tiểu bang đã chuyển tất cả các dịch vụ mà họ tin rằng có thể làm được vào trong chương trình Medi-Cal để nhận trợ cấp tài chánh liên bang cho việc cung cấp các dịch vụ này. Tiểu bang gọi chương trình mới này là Chương Trình Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân (PCSP). Tiểu bang không thể chuyển tất cả các dịch vụ vào thời điểm đó (hoặc có thể họ nghĩ như vậy) vì một số dịch vụ đó là: 1)

Page 15: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

15

không liên quan tới y tế ví dụ như dịch vụ giám sát bảo vệ, các dịch vụ trợ giúp tại gia và các dịch vụ liên quan không được cung cấp phụ thêm cho các dịch vụ chăm sóc cá nhân, và trợ cấp bữa ăn tại nhà hàng; 2) được cung cấp bởi cha mẹ hoặc người phối ngẫu (các qui chế của liên bang về Medicaid nghiêm cấm việc trợ cấp cho các dịch vụ chăm sóc cá nhân do người thân của một người được nhận Medicaid cung cấp); 3) các dịch vụ trong đó người nhận trợ cấp được nhận tiền trợ cấp trực tiếp cho các dịch vụ đó, ví dụ như tiền trả tạm ứng (các qui chế liên bang về Medicaid thường chỉ cho phép trả tiền cho nhà cung cấp dịch vụ y tế đó); và 4) được cung cấp cho những người có một khoản đồng trả chi phí (các qui chế liên bang về Medicaid thường yêu cầu phải áp dụng mức đồng trả phí tương tự cho tất cả những người nhận Medi-Cal--chương trình IHSS có mức đồng trả chi phí thấp hơn).

Do đó, tiểu bang đã chuyển tất cả các dịch vụ sang PCSP, trừ các dịch vụ sau đây:

Tất cả các dịch vụ giám sát bảo vệ Trợ cấp các bữa ăn tại nhà hàng Tất cả các dịch vụ dành cho những người chỉ cần dịch vụ trợ giúp tại gia hoặc các dịch vụ liên quan Tất cả các dịch vụ dành cho những người có người chăm sóc là cha mẹ hoặc người giám hộ Tất cả các dịch vụ dành cho những người được nhận tiền tạm ứng (tiền trả tạm ứng) Tất cả các dịch vụ dành cho những người có khoản đồng trả chi phí cho Medi-Cal Tất cả những người không hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal toàn diện

Bảy hạng mục này tiếp tục được đài thọ theo chương trình IHSS tiểu bang cũ, là chương trình từng được gọi là chương trình IHSS Residual (IHSS-R). Một số người có thể được nhận các dịch vụ theo cả chương trình PCSP và IHSS-R, ví dụ như những người nhận dịch vụ giám sát bảo vệ nhưng không có người chăm sóc là cha mẹ hoặc người phối ngẫu. Những người này được nhận dịch vụ giám sát bảo vệ theo chương trình IHSS-R, nhưng lại nhận tất cả các dịch vụ khác theo chương trình PCSP. Các trường hợp này được gọi là "các trường hợp phân tách". Ngược lại, một người có người chăm sóc là cha mẹ hoặc người phối ngẫu và được nhận dịch vụ giám sát bảo vệ sẽ nhận tất cả các dịch vụ theo chương trình IHSS-R.

Ngay sau khi chương trình PCSP bắt đầu, tiểu bang đã chuyển những người có mức đồng trả chi phí và chương trình PCSP bằng cách trả mức chênh lệch giữa khoản đồng trả chi phí của Medi-Cal và đồng trả chi phí của IHSS. Trường hợp này được gọi là ghép. Tất nhiên là người không hội đủ điều kiện nhận PCSP vì một lý do nào

Page 16: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

16

đó, ví dụ như người đó có người chăm sóc là cha mẹ hoặc người phối ngẫu, sẽ tiếp tục tham gia chương trình IHSS-R.

Trong năm 2004, tiểu bang có thể chuyển ngân quỹ trợ cấp cho bất kỳ ai khác có bảo hiểm Medi-Cal toàn diện từ chương trình IHSS-R sang chương trình Medi-Cal. Tiểu bang làm việc này bằng cách chuyển các dịch vụ giám sát bảo vệ và các dịch vụ trợ giúp tại gia không phải là dịch vụ phụ trợ và các dịch vụ liên quan vào chương trình PCSP. Các dịch vụ khác thường không thể được tài trợ qua Medicaid do có người chăm sóc là họ hàng thân thích và các qui chế về trả tiền trực tiếp cho nhà cung cấp dịch vụ y tế đã được chuyển vào một chương trình miễn trừ Medicaid mới được gọi là chương trình Independence Plus Waiver (IPW).

Chương Trình Independence Plus Waiver

Trước đây, có một số trường hợp IHSS không thể được bao trả bởi Medi-Cal do các qui chế của liên bang về Medicaid. Đó là các trường hợp nhà cung cấp dịch vụ là cha mẹ của một đứa trẻ dưới 18 tuổi hoặc người phối ngẫu, có một khoản tiền trả tạm ứng, hoặc ai đó được nhận trợ cấp bữa ăn thay vì thời gian được phép sử dụng để nấu ăn và đi mua sắm thực phẩm. Các trường hợp này hiện giờ được bao trả qua Medi-Cal trong chương trình IPW.

Tất cả các qui chế áp dụng cho chương trình IHSS-R ban đầu cũng áp dụng theo chương trình IPW. Tuy nhiên, một số qui chế của chương trình đã thay đổi do việc chuyển sang Medi-Cal:

(1) Một số người trả một khoản đồng trả chi phí cho IHSS sẽ không còn phải làm như vậy nữa: Những người hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal mà không có mức đồng trả chi phí theo Chương Trình A&D FPL; những trẻ em hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal mà không có mức đồng trả chi phí do lợi tức của cha (mẹ) kế không được tính theo qui định của Medi-Cal như trong chương trình IHSS-R ban đầu; những người hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal mà không có mức đồng trả chi phí theo chương trình Pickle dành cho những người đã từng nhận lợi tức SSI nhưng không hội đủ điều kiện vì mức lợi tức hưu trí hoặc trợ cấp tàn tật An Sinh Xã Hội của họ tăng nhanh hơn trợ cấp SSI.

(2) Con cái và người phối ngẫu hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal do cơ sở thấy hiện đang thuộc diện miễn trừ tại gia và trong cộng đồng (ví dụ như chương trình miễn trừ được quản lý bởi các trung tâm khu vực) cũng có thể hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ IHSS do cha mẹ hoặc người phối ngẫu cung cấp, trong đó bao gồm cả các dịch vụ giám sát bảo vệ nếu được phép.

Page 17: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

17

Ngoài ra, lợi tức nhà cung cấp dịch vụ mà cha mẹ hoặc người phối ngẫu nhận được sẽ không được tính theo bất kỳ chương trình Medi-Cal nào. Lợi tức dành cho nhà cung cấp dịch vụ của cha mẹ vẫn tiếp tục được miễn theo Medi-Cal cho tới khi đứa trẻ tròn 21 tuổi. Tuy nhiên, không còn có các trường hợp phân tách do các qui định theo IPW. Điều này có nghĩa là chỉ được phép sử dụng tổng cộng không quá 195 giờ một tháng cho một người nhận trợ cấp IHSS bị tàn tật không thuộc diện nghiêm trọng, là những người được nhận dịch vụ từ người phối ngẫu và người khác hoặc cha mẹ của một đứa trẻ vị thành niên và người khác. DHS ACWDLs 05-21, 05-26, 05-29, 06-04, 06-19; DSS ACLs 05-05, 05-05E; DSS ACIN 1-28-06.

Chương trình IPW là chương trình minh chứng cho mục 1115 của Đạo Luật An Sinh Xã Hội. Dạng miễn trừ là miễn trừ "Independence Plus". Đây là dạng miễn trừ mà CMS vừa mới thiết lập để giúp thi hành quyết định Olmstead. Hạng mục miễn trừ theo Mục 1115 là một hạng mục tổng quát cho phép miễn các qui định của chương trình trong một số chương trình theo Đạo Luật An Sinh Xã Hội, kể cả Medicaid. Qui định này hơi khác so với các trường hợp được miễn theo mục 1915 của Đạo Luật An Sinh Xã Hội, trong đó cho phép miễn qui định tự do lựa chọn (ví dụ như các trường hợp miễn trừ chăm sóc sức khỏe có quản lý) hoặc qui định đối với Các Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia và Trong Cộng Đồng (HCBS). Thẩm quyền pháp lý đối với các trường hợp miễn trừ theo Mục 1115 rất rộng, nhưng CMS đã thiết lập hàng loạt các giới hạn hành chánh về thẩm quyền miễn trừ, ví dụ như qui định rằng người nhận trợ cấp Medicaid chỉ được hưởng một diện miễn trừ theo Mục 1115. Chính vì vậy, các cá nhân không thể tham gia cả IPW và Mạng Lưới Chăm Sóc Người Cao Niên (SCAN), mà chỉ có thể tham gia chương trình IPW và chương trình miễn trừ HCBS. (Xin xem ACIN Số 1-28-06, Câu Hỏi 1).

Tất cả các dịch vụ của IHSS dành cho những người có người chăm sóc là cha mẹ và người phối ngẫu sẽ được cung cấp theo IPW. (Xin xem ACIN Số 1-28-06, Câu Hỏi 4). Điều này bao gồm cả dịch vụ trợ giúp giám sát bảo vệ (dịch vụ này vẫn có thể được cung cấp bởi cha mẹ như trong chương trình cũ). (Xin xem ACIN Số 1-28-06, Câu Hỏi 9). Tuy nhiên, tất cả các dịch vụ, kể cả dịch vụ giám sát bảo vệ, hiện giờ sẽ được đài thọ theo Medi-Cal qua IPW, chứ không phải là theo chương trình IHSS-R. Tất cả các giới hạn cũ về người chăm sóc là cha mẹ và người phối ngẫu sẽ áp dụng, ví dụ như các giới hạn về làm việc ở bên ngoài nhà. (Xin xem ACIN Số 1-28-06, Câu Hỏi 6, 8). Tất cả các trường hợp không giới hạn khác cũng sẽ áp dụng. (Xin xem ACIN Số 1-28-06, Câu Hỏi 12, 13).

Một người hội đủ điều kiện nhận IPW sẽ không còn hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ theo chương trình IHSS-R trong phạm vi các dịch vụ đó có sẵn theo chương trình IPW. Một người sẽ không hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ theo IPW trong phạm vi các dịch vụ đó có sẵn theo chương trình PCSP.

Page 18: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

18

Chương Trình IHSS Residual

Những người không hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal toàn diện (và do đó không thể nhận các dịch vụ theo PCSP hoặc IPW) vẫn tiếp tục được nhận các dịch vụ theo chương trình IHSS-R. (Xin xem ACIN Số 1-28-06, Câu Hỏi 1). Họ có thể được nhận Medi-Cal hạn chế. (Id).

Những người được nhận trợ cấp và tiếp tục tham gia chương trình IHSS-R là những người được coi là hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ IHSS-R, nhưng không hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal do liên bang tài trợ, ví dụ như những người không phải là công dân thuộc diện cấm 5 năm. Những người nhận trợ cấp trong chương trình IHSS-R chỉ hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal nếu được quyết định tình trạng hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal qua một nhân viên phụ trách tiêu chuẩn hội đủ điều kiện của Medi-Cal và hội đủ các tiêu chuẩn điều kiện của Medi-Cal về bảo hiểm theo một trong các chương trình Medi-Cal phù hợp với diện của họ. Các Chương Trình IHSS-R, IPW, và PCSP IHSS-R, IPW và PCSP hoạt động dưới dạng chương trình đơn. Các điều luật về Medi-Cal liên quan tới các dịch vụ chăm sóc cá nhân của IPW và Medi-Cal qui định rằng cần phải tuân theo các qui chế của chương trình IHSS residual ban đầu khi cho phép nhận dịch vụ. (Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế § 14132.951(e); Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế § 14132.95(i). Khi nói “IHSS”, là người ta muốn nói tới cả ba chương trình. Các dịch vụ đối với đa số mọi người đều được bao trả bởi chương trình PCSP của Medi-Cal, trong đó chính quyền liên bang trả một nửa chi phí cho các dịch vụ theo các qui chế chương trình Medicaid thông thường-cũng giống như việc chính quyền liên bang đài thọ một nửa chi phí của các dịch vụ Medi-Cal khác. Nếu các dịch vụ được cung cấp bởi người phối ngẫu hoặc cha mẹ của một đứa trẻ vị thành niên, hoặc nếu có khoản tiền trả ứng trước hoặc trợ cấp bữa ăn tại nhà hàng, và người nhận là người được nhận Medi-Cal không bị giới hạn, thì các dịch vụ đó sẽ được bao trả theo IPW do có các qui chế liên bang về Medicaid. Những người không hội đủ điều kiện nhận bảo hiểm Medi-Cal không bị hạn chế phải nhận các dịch vụ IHSS theo chương trình IHSS-R. Trước đây, dịch vụ giám sát được bảo vệ chỉ được bao trả theo chương trình IHSS Residual cũ, nhưng hiện nay lại được cung cấp qua cả ba chương trình.

Các Thay Đổi Gần Đây Các thay đổi về cách thức tài trợ IHSS đã dẫn tới một số thay đổi tích cực và bất lợi về tình trạng hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ IHSS, và cách thức tính số giờ tối đa. Các thay đổi này được trình bày trong phần dưới đây.

Page 19: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

19

Các Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ và Hồ Sơ Trong Trường Hợp Chỉ Có Các Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia và Các Dịch Vụ Liên Quan Mới Được Phép Giờ Đây Được Bao Trả Theo Chương Trình Medi-Cal.

Trước đây, các trường hợp chỉ có dịch vụ trợ giúp tại gia và các dịch vụ liên quan được phép thường được bao trả theo chương trình IHSS ban đầu. Số giờ được phép cho dịch vụ giám sát bảo vệ cũng chỉ được bao trả theo chương trình IHSS ban đầu. Trong quá trình chấp thuận chương trình IPW, tiểu bang California cũng xin và có được sự chấp thuận của liên bang về các thay đổi liên quan tới Chương Trình Tiểu Bang của mình để đưa vào dịch vụ giám sát bảo vệ và các trường hợp trong đó chỉ có các trường hợp trợ giúp tại gia và các dịch vụ liên quan mới được phép. Hiện nay, ngân quỹ cho các trường hợp này được cung cấp theo PCSP ngoài các chương trình IPW và chương trình IHSS-R. Thay đổi này sẽ áp dụng cho thời gian trở về trước tới tháng Năm, 2004.

Các Chương Trình Miễn Trừ Đối Với Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia và Cộng Đồng (HCBS) Hiện Đang Tạo Điều Kiện Sử Dụng Mọi Dịch Vụ của IHSS

Diện miễn HCBC do có Tình Trạng Khuyết Tật về Phát Triển (DD) cũng như các diện miễn HCBS khác có qui định khác gọi là đánh giá về mặt hành chánh. Mặc dù điều này có thể trái với trực giác,đánh giá về mặt hành chánh là lựa chọn tích cực. Sở dĩ như vậy bởi vì thủ tục đánh giá về mặt hành chánh qui định rằng lợi tức của một người phối ngẫu hoặc cha mẹ của một đứa trẻ dưới 18 tuổi sẽ không được xem xét cho một người nhận trợ cấp Medi-Cal hiện đang cư ngụ tại một cơ sở công cộng. Thủ tục đánh giá qua cộng đồng qui định rằng lợi tức của người phối ngẫu hoặc cha mẹ của một đứa trẻ dưới 18 tuổi sẽ được xem xét cho một người nhận Medi-Cal hiện đang cư ngụ trong cùng một gia đình theo diện cha mẹ hoặc người phối ngẫu. Thủ tục đánh giá qua cộng đồng thường khiến một cá nhân không thể sống ở nhà vì mức lợi tức được xác định của cha mẹ hoặc người phối ngẫu thường khiến người đó không hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal. Người đó sẽ chỉ hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal nếu được đưa vào một cơ sở công cộng.

Theo hệ thống IHSS cũ, nếu một người nào đó được nhận Medi-Cal theo diện miễn HCBS, ví dụ như miễn DD, và họ cũng được nhận PCSP, họ sẽ nhận toàn bộ trợ cấp Medi-Cal, kể cả PCSP, mà không có mức đồng trả chi phí. Tuy nhiên, nếu người đó cần dịch vụ giám sát bảo vệ, thì sẽ có một khoản đồng trả chi phí cho dịch vụ giám sát bảo vệ. Sở dĩ như vậy là vì dịch vụ giám sát bảo vệ chỉ có sẵn trong chương trình IHSS-R và không có thủ tục đánh giá về mặt hành chánh trong trường hợp đó. Thủ tục đánh giá qua cộng đồng cũng luôn được áp dụng.

Page 20: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

20

Theo hệ thống mới, tất cả những người có bảo hiểm Medi-Cal toàn diện sẽ nhận các dịch vụ theo chương trình Medi-Cal. Điều này có nghĩa là thủ tục đánh giá về mặt hành chánh sẽ áp dụng toàn diện. Điều này là đúng đối với cả những người nhận dịch vụ theo PCSP và IPW. (Xin xem ACIN Số 1-28-06, Câu Hỏi 10). Thủ tục đánh giá qua cộng đồng sẽ tiếp tục nhận các dịch vụ theo chương trình IHSS-R.

Những Người Chăm Sóc là Cha Mẹ và Người Phối Ngẫu của Những Người Nhận Trợ Cấp Thuộc Diện Miễn HCBS Hiện Đã Được Phép Trước đây, nếu ai đó hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal theo một trong các chương trình Miễn Trừ cho Cơ Sở Điều Dưỡng hoặc theo chương trình Miễn Trừ cho Những Người Bị Khuyết Tật về Phát Triển, người đó sẽ không hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ được cung cấp bởi người phối ngẫu, hoặc cha mẹ, nếu là trẻ vị thành niên. Giờ đây người đó có thể nhận các dịch vụ IHSS qua cha mẹ hoặc người phối ngẫu theo chương trình IPW.

Tiền Tạm Ứng/ Các Trường Hợp Miễn Trừ Tại Cơ Sở Điều Dưỡng HCBS Trước Đây

Ngân sách miễn trừ HCBS cho những người tham gia từng được nhận dịch vụ IHSS còn lại sẽ không bị giảm bớt bởi Chương Trình IPW. Sở Dịch Vụ Y Tế California (DHS) cho phép áp dụng biện pháp bảo vệ "Trước Đây" cho những người vào 1 tháng Mười Hai, 2004 có tham gia một trong các chương trình miễn trừ Dịch Vụ Chăm Sóc Tại Gia và Trong Cộng Đồng (HCBS) được điều hành bởi In-Home Operations (IHO) của DHS, và cũng được nhận Các Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia (IHSS). Những người tham gia được miễn trừ phải tuân theo mức tối đa về tiết kiệm chi phí cá nhân, trong đó có tính tất cả các dịch vụ Medi-Cal bao gồm cả các dịch vụ Medi-Cal thuộc diện miễn trừ HCBS. Không được tính vào ngân sách tiết kiệm chi phí cá nhân là các dịch vụ IHSS không được bao trả theo chương trình Medi-Cal: tiền tạm ứng, các dịch vụ người chăm sóc là cha mẹ hoặc người phối ngẫu, và giám sát bảo vệ. Theo IPW và phần giải thích về các dịch vụ có thể được bao trả theo Medi-Cal nằm bên ngoài chương trình miễn trừ minh họa, tất cả các dịch vụ này hiện nay đã được bao trả theo Medi-Cal. Những người tham gia thuộc diện miễn trừ HCBS sẽ không có dịch vụ IHSS được tính vào ngân sách cá nhân, do đó sẽ giảm bớt những gì có thể được bao trả dưới dạng các dịch vụ miễn trừ, được DHS đồng ý "áp dụng qui định cũ" hoặc phong tỏa ngân sách của người tham gia HCBS.

Page 21: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

21

Không Tiếp Tục Áp Dụng Mức Đồng Trả Chi Phí cho Một Số Người Nhận Trợ Cấp Medi-Cal Trước đây, nếu một người nào đó có mức lợi tức quá cao nên không hội đủ điều kiện nhận SSI nhưng có thể hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal mà không có mức đồng trả chi phí theo Chương Trình Qui Định Mức Nghèo Khó của Liên Bang đối với Người Cao Niên và Người Khuyết Tật (A & D FPL) hay còn gọi là “Pickle”, người đó lẽ ra đã có một khoản đồng trả chi phí nếu chọn nhận tiền trả tạm ứng. Giờ đây, người đó có thể nhận các dịch vụ IHSS với tiền trả tạm ứng mà không cần phải trả một khoản đồng trả chi phí theo chương trình IPW.

Sự Phối Hợp Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ giữa Các Chương Trình IHSS Chương trình Medi-Cal phân biệt giữa tàn tật nghiêm trọng và không nghiêm trọng khi cho phép số giờ giám sát bảo vệ1. Nếu quý vị bị tàn tật thuộc diện không nghiêm trọng, quý vị không thể được phép nhận quá 190 giờ giám sát bảo vệ trong một tháng. Tổng số giờ tối đa mà quý vị có thể được nhận cho tất cả các dịch vụ là 283 giờ trong một tháng, cho dù quý vị bị tàn tật nghiêm trọng hay không nghiêm trọng. Nếu quý vị thuộc diện tàn tật không nghiêm trọng và nhận dịch vụ theo PCSP, quý vị sẽ được phép nhận 195 giờ giám sát bảo vệ cộng với số giờ khác được phép hoặc sự chênh lệch giữa số giờ được phép khác của quý vị và 283, mức nào thấp hơn sẽ áp dụng.

Ví dụ: Quận thấy rằng quý vị cần dịch vụ giám sát bảo vệ. Quận cho phép 70 giờ dịch vụ không phải là dịch vụ giám sát bảo vệ và thấy rằng quý vị bị khuyết tật nghiêm trọng. Quý vị sẽ được phép nhận tổng cộng là 265 giờ - 70 giờ cộng với 195 giờ giám sát bảo vệ. Nếu thay vào đó quý vị được phép nhận 100 giờ cho các dịch vụ không phải là dịch vụ giám sát bảo vệ thì tổng số giờ mà quý vị sẽ được phép nhận là 283 giờ vì đó là số giờ tối đa có thể được phép trong một tháng.

Nếu quý vị bị tàn tật không thuộc diện nghiêm trọng và được nhận các dịch vụ theo các chương trình IPW hoặc IHSS-R, quý vị sẽ được phép nhận tới tối đa là 195 giờ, bất kể nhu cầu cần dịch vụ giám sát bảo vệ và các nhu cầu cần thêm dịch vụ chăm sóc cá nhân của quý vị. Trong trường hợp này, có lẽ quý vị nên thử thiết lập diện tàn tật nghiêm trọng qua thủ tục tự đánh giá được đề cập trong Chương 4 để có thêm số giờ nếu quý vị đang nhận dịch vụ theo các chương trình IPW hoặc IHSS-R. Còn nếu không, nếu quý vị là người nhận IPW, quý vị nên xem xét thay đổi các

1 Để biết quý vị là người trợ cấp thuộc diện "tàn tật nghiêm trọng" hay là "tàn tật không nghiêm trọng", xin xem mục có tựa đề "Số Giờ Hàng Tháng - Tàn Tật Nghiêm Trọng so với Tàn Tật Không Nghiêm Trọng" trong Chương 2, giải thích về cách thức quyết định các hạng mục này theo luật IHSS.

Page 22: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

22

điều kiện trong đó quý vị được nhận dịch vụ để được nhận thêm số giờ theo chương trình PCSP. Những cách thức là như vậy được trình bày trong phần dưới đây.

Số Giờ Tối Đa theo PCSP cho Các Trường Hợp Chỉ Nhận Các Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ

Thay đổi này qui định rằng đối với những người bị khuyết tật không thuộc diện nghiêm trọng, số giờ giám sát bảo vệ được giới hạn ở mức 195 giờ, còn số giờ không liên quan tới dịch vụ giám sát bảo vệ có thể được cung cấp thêm tới mức tổng cộng tối đa là 283. (Xin xem ACIN Số 1-28-06, Câu Hỏi 15). Qui định này được thiết lập để điều trị cho những người đã từng nhận trợ cấp theo diện hồ sơ phân tách, bị khuyết tật không nghiêm trọng và hiện đang nhận tất cả các dịch vụ kể cả dịch vụ giám sát bảo vệ theo chương trình PCSP giống như cách đã từng nhận theo chương trình Residual. Tuy nhiên, không có thẩm quyền nào theo luật để giới hạn số giờ giám sát bảo vệ ở mức 195 giờ vì không có mức giới hạn nào như vậy theo chương trình PCSP.

Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế mục 14132.95(g) (chi phối chương trình PCSP) qui định: "Số giờ tối đa có sẵn theo chương trình Các Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia chiếu theo Điều Khoản 7 (bắt đầu từ Mục 12300) của Chương 3, Mục 14132.951 và mục này sẽ có tổng cộng là 283 giờ một tháng".

Vì dịch vụ giám sát bảo vệ được cung cấp dựa trên nhu cầu cần dịch vụ trong 24 giờ, dịch vụ đó phải được cung cấp tới số giờ tối đa có sẵn. Đó là 283 giờ đối với chương trình PCSP.

Loại Bỏ Các Trường Hợp Phân Tách Không còn có "các trường hợp phân tách" nữa, ví dụ như những người khuyết tật không nghiêm trọng được nhận dịch vụ theo cả chương trình Residual và PCSP. Mọi người sẽ nhận tất cả các dịch vụ theo chương trình PCSP, IPW, hoặc IHSS-R. Những người nhận trợ cấp Medi-Cal toàn diện có người chăm sóc là cha mẹ hoặc người phối ngẫu, được nhận tiền trả tạm ứng, hoặc nhận trợ cấp bữa ăn nhà hàng sẽ được nhận tất cả các dịch vụ theo IPW. Tất cả những người nhận trợ cấp Medi-Cal toàn diện khác sẽ nhận toàn bộ các dịch vụ theo chương trình PCSP. Tất cả những người nhận trợ cấp Medi-Cal có giới hạn và những người nhận trợ cấp không hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal, sẽ được nhận tất cả các dịch vụ theo chương trình IHSS-R.

Điều này rất bất lợi vì có thể dẫn tới việc giảm số giờ tối đa mà một số người có thể được nhận. Theo chương trình IHSS-R, có mức giới hạn là 283 giờ một tháng đối với những người "bị khuyết tật nghiêm trọng", ví dụ như những người cần các dịch

Page 23: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

23

vụ chăm sóc cá nhân và/hoặc nấu ăn trong ít nhất 20 giờ một tuần, và 195 giờ một tháng đối với những người "bị khuyết tật không nghiêm trọng", ví dụ như những người cần các dịch vụ đó trong chưa tới 20 giờ một tuần. Theo chương trình PCSP, không có sự phân biệt giữa những người bị khuyết tật nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng. Mức giới hạn 283 giờ áp dụng cho cả hai nhóm. Số giờ giám sát bảo vệ theo chương trình Residual được giới hạn ở mức 195 giờ một tháng, nhưng có thể cung cấp thêm số giờ không liên quan tới dịch vụ giám sát bảo vệ theo chương trình PCSP cho tổng cộng số giờ tối đa là 283 giờ một tháng.

Do đó, một người bị khuyết tật không nghiêm trọng có người chăm sóc là cha mẹ hoặc người phối ngẫu và người chăm sóc không phải là cha mẹ hoặc người phối ngẫu sẽ nhận các dịch vụ từ cha mẹ/người phối ngẫu đó theo chương trình Residual và người chăm sóc không phải là cha mẹ/người phối ngẫu theo chương trình PCSP. Đồng thời, một người không có người chăm sóc là người phối ngẫu hoặc cha mẹ và cần dịch vụ giám sát bảo vệ, sẽ nhận dịch vụ giám sát bảo vệ theo chương trình Residual và các dịch vụ IHSS khác theo chương trình PCSP. Trong cả hai trường hợp, người bị tàn tật không nghiêm trọng có thể được nhận trợ cấp của chương trình IHSS-R tới tối đa là 195 giờ và trợ cấp của chương trình PCSP tới tổng cộng tối đa là 283 giờ.

Sự khác biệt "các trường hợp phân tách" được chuyển sang PCSP; mức giới hạn tối đa là 283 giờ theo PCSP vẫn tiếp tục áp dụng. Điều này cũng không tạo nên sự khác biệt đối với những người chỉ có người chăm sóc là cha mẹ hoặc người phối ngẫu. Những người bị giới hạn ở mức 195 giờ theo chương trình IHSS-R nếu là người khuyết tật không nghiêm trọng. Các qui chế tương tự cũng áp dụng theo IPW. Tuy nhiên, điều này tạo nên sự khác biệt đối với "các trường hợp phân tách" được chuyển sang IPW, có nghĩa là những người có người chăm sóc là cha mẹ/người phối ngẫu và người chăm sóc không phải là cha mẹ/người phối ngẫu. (Xin xem ACIN Số 1-28-06, Câu Hỏi 5, 15).Những người này sẽ có số giờ tối đa giảm xuống còn 195 giờ.

Làm Thế Nào để Thích Nghi với Tình Trạng Loại Bỏ Các Trường Hợp Phân Tách Việc hạn chế các trường hợp phân tách không phải là vấn đề đối với những người nhận trợ cấp được trả tiền tạm ứng. Cá nhân phải là người khuyết tật nghiêm trọng thì mới được nhận tiền tạm ứng. Do đó, số giờ tối đa là 283 giờ đối với những người nhận trợ cấp bị khuyết tật nghiêm trọng theo chương trình IHSS-R và vẫn là 283 đối với những người nhận trợ cấp bị tàn tật nghiêm trọng theo IPW.

Giới hạn về các trường hợp phân tách có thể là vấn đề đối với những người được nhận trợ cấp bữa ăn tại nhà hàng. Những người được nhận trợ cấp bữa ăn tại nhà

Page 24: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

24

hàng và được nhận khoản trợ cấp tối đa là 195 giờ (nếu không có ai trong hạng mục đó) nên từ bỏ trợ cấp bữa ăn tài nhà hàng và nhận số giờ cho bữa ăn để chuyển sang chương trình PCSP. Họ cũng nên xem xét việc ngừng sử dụng bếp nấu để có thể hội đủ điều kiện nhận trợ cấp bữa ăn tại nhà hàng theo chương trình SSI nếu muốn tiếp tục nhận bữa ăn tại nhà hàng thay vì các dịch vụ trợ giúp về bữa ăn qua IHSS.

Một người nhận trợ cấp IPW cũng có thể hội đủ điều kiện nhận dịch vụ PCSP nếu chỉ có một người chăm sóc là cha mẹ/người phối ngẫu.

Số giờ tối đa cũng có thể được tăng thêm nếu quý vị hội đủ điều kiện theo diện bị khuyết tật nghiêm trọng. Do đó, hãy xem kỹ số giờ được đánh giá được dành cho chăm sóc cá nhân và chuẩn bị bữa ăn. Thông thường các quận ấn định mức này là 19.5 hoặc một con số khác gần với 20, để từ chối số giờ tối da dành cho người bị khuyết tật nghiêm trọng. Nếu số giờ này tăng lên thành 20 giờ một tuần, thì người đó hội đủ điều kiện nhận 283 giờ một tháng theo các chương trình PCSP, IPW hoặc IHSS-R.

Nếu quý vị bị giảm số giờ do chương trình thay đổi, xin liên lạc với DISABILITY RIGHTS CALIFORNIA hoặc OCRA. Sau đây là một số câu hỏi sẽ giúp chúng tôi có được các thông tin cần thiết để đánh giá các trường hợp này:

Quý vị có nhận được thông báo về thủ tục không? Ngày đưa ra thông báo là gì? Quý vị nhận được thông báo đó khi nào? Số giờ của quý vị có bị giảm bớt không? Số giờ cũ là bao nhiêu và số giờ mới là bao nhiêu? Thông báo có nói rằng quý vị cần số giờ để chăm sóc cá nhân và chuẩn bị bữa ăn không? Bao nhiêu giờ? Quý vị có người chăm sóc là cha mẹ hoặc người phối ngẫu không? Quý vị có được nhận dịch vụ giám sát bảo vệ không? Quý vị có được nhận Medi-Cal không? Quý vị có được nhận trợ cấp bữa ăn tại nhà hàng từ IHSS không? (Thông báo sẽ cho quý vị biết việc này).

Page 25: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

25

Chương 2 Các Dịch Vụ Trong Các Chương Trình của IHSS

Mô Tả về Các Dịch Vụ của IHSS

A. Các Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia Quét nhà, hút bụi và rửa/đánh bóng sàn; rửa mặt kệ và bồn rửa; lau chùi phòng vệ sinh; cất trữ thực phẩm và các đồ tiếp liệu; vứt rác; quét bụi và hót bụi; lau chùi bếp lò và bếp nấu; lau chùi và rã đông tủ lạnh; mang nhiên liệu trong thùng ngoài sân vào nhà để sưởi ấm hoặc nấu; thay khăn trải giường; thay bóng đèn; và lau chùi xe lăn và thay/nạp lại pin của xe lăn. (MPP 30-757.11; ACL 06-34E, Phụ Lục B)

B. Các Dịch Vụ Liên Quan

Giặt Ủi Tới máy giặt; phân loại đồ giặt ủi; sử dụng các ô đựng xà bông; với vào trong máy; xử lý đồ giặt ướt; vận hành các bộ phận điều khiển máy; treo đồ giặt lên để hong khô; gập và phân loại đồ giặt; vá đồ và ủi đồ. (được đánh số lại là MPP 30-757.134; ACL 06-34E, Phụ Lục B)

Mua Sắm và Công Việc Nội Trợ Lập danh sách; cúi gập người, với, nâng và sử dụng giỏ mua hàng hoặc xe đẩy mua hàng; nhận biết các vật dụng cần thiết; chuyển các vật dụng về nhà và cất đi; gọi điện thoại và tới lấy thuốc theo toa; và mua quần áo. (được đánh số lại là MPP 30-757.135; ACL 06-34E, Phụ Lục B)

Chuẩn Bị Bữa Ăn Chuẩn bị bữa ăn gồm có các công việc như lập thực đơn; lấy đồ ăn ra khỏi tủ lạnh hoặc chạn; rửa/lau khô tay trước và sau khi chuẩn bị bữa ăn; rửa, bóc bỏ và cắt rau; mở các gói đồ ăn, gom và túi đựng đồ ăn; đong đếm và pha trộn các thành phần; nhấc xoong nồi; xắt thịt, hâm nóng lại đồ ăn; nấu và sử dụng bếp nấu một cách an toàn; sắp bàn; dọn đồ ăn; nghiền nát thực phẩm và cắt thực phẩm thành các miếng nhỏ vừa ăn. (MPP 30-757.131; ACL 06-34E, Phụ Lục B)

Lau Chùi Sau Bữa Ăn Việc lau chùi sau bữa ăn gồm có đưa đồ vào và lấy ra khỏi máy rửa chén đĩa; rửa, tráng và lau khô đĩa, xoong nồi, chảo, đồ muỗng nĩa, và máy móc gia dụng của nhà bếp và cất đi; cất giữ/cất đi đồ ăn/đồ uống còn dư; lau bàn, mặt kệ, bếp nấu/bếp lò và bồn rửa; và rửa/lau khô tay. (MPP 30-757, 132; ACL 06-34E, Phụ Lục B)

Page 26: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

26

Lưu ý: Việc lau chùi sau bữa ăn không bao gồm lau dọn tổng quát đối với tủ lạnh, bếp lò/bếp nấu hoặc mặt kệ tủ bếp và bồn rửa. Các dịch vụ này được đánh giá theo mục “các dịch vụ nội trợ”.

(MPP 30-757.132; ACL 06-34E, Tài Liệu Đính Kèm B)

C. Các Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân

Đi Lại

Giúp người nhận trợ cấp đi lại hoặc di chuyển từ nơi này sang nơi khác trong nhà, trong đó bao gồm cả đi lại tới phòng vệ sinh, lên xuống cầu thang; di chuyển và lấy lại các dụng cụ trợ giúp, ví dụ như nạng chống, khung đi bộ hoặc xe lăn, v.v… và rửa/lau khô tay trước và sau khi thực hiện các công việc này. “Đi lại” cũng bao gồm giúp đi lại tới cửa phía trước của chiếc xe (kể cả ra vào xe) để đi cùng tới buổi hẹn khám chữa bệnh và/hoặc phương tiện chuyên chở thay thế khác. (MPP 30-757.14(k); ACL 06-34E, Phụ Lục B) Tắm, Vệ Sinh Răng Miệng và Vệ Sinh Đầu Tóc/Tắm Trên Giường theo Thông Lệ

Tắm Tắm (Tắm Bồn/Tắm Vòi Sen) bao gồm việc lau chùi cơ thể trong bồn tắm hoặc phòng tắm hương sen; lấy nước/đồ tiếp liệu và cất đi; bật/tắt vòi nước và điều chỉnh nhiệt độ nước; giúp vào/ra khỏi bồn tắm hoặc phòng tắm vòi sen; giúp với tất cả các bộ phân của cơ thể để lau rửa, tráng lau khô và thoa kem, bột phấn, chất khử mùi, và rửa/lau khô bàn tay. (MPP 30-757.14(e); ACL 06-34E, Phụ Lục B)

Vệ Sinh Răng Miệng Vệ Sinh Răng Miệng bao gồm bôi thuốc đánh răng, đánh răng, xúc miệng, chăm sóc răng giả, tự chải răng bằng sợi chỉ nha khoa và rửa tay/lau khô tay. (MPP 30-757.14(e); ACL 06-34E, Phụ Lục B)

Vệ Sinh Đầu Tóc Vệ Sinh đầu tóc bao gồm chải đầu/cắt tóc khi người nhận trợ cấp không thể tới tiệm cắt tóc; gội đầu, thoa dầu xả, và lau khô tóc; cạo râu, cắt móng chân/móng tay khi các dịch vụ này không được coi là các dịch vụ “trợ giúp y tế” đối với người nhận trợ cấp; và rửa/lau khô bàn tay. (MPP 30-757.14(e); ACL 06-34E, Phụ Lục B)

Page 27: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

27

Lưu ý: Việc tắm rửa, vệ sinh răng miệng và vệ sinh đầu tóc không bao gồm đi lại tới phòng vệ sinh. Các công việc này được đánh giá là di chuyển trong mục “các dịch vụ di chuyển”. (MPP 30-757. 14(e); ACL 06-34E, Phụ Lục B)

Tắm Trên Giường Theo Thông Lệ Tắm Trên Giường Theo Thông Lệ bào gồm lau chùi bồn rửa hoặc các vật liệu khác được sử dụng để tắm khô trên giường và cất đi; có lấy nước và các đồ tiếp liệu; rửa, tráng và lau khô người; thoa kem, bột phấn và chất khử mùi; và rửa/lau khô tay trước và sau khi tắm. (MPP 30-757.14(d); ACL 06-34E, Phụ Lục B)

Mặc Quần Áo

Rửa/lau khô bàn tay; mặc/cởi quần áo; buộc/tháo; cài cúc/mở cúc; cài khóa kéo/mở khóa kéo, và buộc/tháo quần áo, quần áo lót, áo nịt ngực, vớ đàn hồi và vòng nẹp; thay quần áo bị dơ; và mang dụng cụ tới cho người nhận trợ cấp để giúp tự mặc quần áo. (MPP 30-757.14(f); ACL 06-34E, Phụ Lục B)

Chăm Sóc và Giúp Đỡ về Bộ Phận Giả

Giúp tự dùng thuốc; tháo/lắp, bảo trì và lau chùi các bộ phận giả, dụng cụ trợ thính/trợ thị; và rửa/lau khô bàn tay trước và sau khi thực hiện các công việc này. (A MPP 30-757.14(i); CL 06-34E, Phụ Lục B)

Chăm Sóc Đi Tiểu và Đi Cầu

Giúp sử dụng, đổ và làu chùi bô/bô để cạnh giường, bồn tiểu, hậu môn giả, ống thụt, và/hoặc hộp đựng ống thông; mặc tã; chỉnh tư thế để thay tã; kiểm soát việc mặc quần áo; thay các miếng băng chắn dùng một lần; đeo/tháo găng tay dùng một lần; lau chùi cho người nhận trợ cấp; giúp ra khỏi bô hoặc bồn vệ sinh; và rửa/lau khô bàn tay.

Lưu ý: Công việc này không bao gồm việc đưa ống thụt, ống thông, thuốc đạn, dụng cụ kích thích bằng kỹ thuật số như một phần trong dịch vụ chăm sóc đi cầu, và xối rửa hậu môn giả. Các công việc này được đánh giá là các dịch vụ “trợ giúp y tế”. (MPP 30-757.14(a); ACL 06-34E, Phụ Lục B)

Page 28: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

28

Chăm Sóc Kinh Nguyệt

Chăm sóc kinh nguyệt chỉ giới hạn ở việc thay băng vệ sinh bên ngoài và lau chùi bên ngoài cũng như chỉnh lại tư thế để thay băng vệ sinh, sử dụng và/hoặc vứt băng vệ sinh, quản lý việc sử dụng quần áo, lau chùi và rửa/lau khô bàn tay.

Lưu ý: Khi đánh giá “chăm sóc kinh nguyệt”, có thể cần phải đánh giá thêm thời gian cho các hạng mục dịch vụ khác ví dụ như “giặt”, “mặc quần áo”, “nội trợ”, “tắm, vệ sinh răng miệng và vệ sinh đầu tóc”. Đồng thời, nếu người nhận mặc tă, sẽ không cần thời gian chăm sóc kinh nguyệt. Công việc này nên được đánh giá trong phần công việc “chăm sóc đi tiểu và đi cầu”. (MPP 30-757.14(j); ACL 06-34E, Đính kèm B)

Chuyển Tiếp

Giúp di chuyển từ tư thế đứng, ngồi hoặc nằm sấp sang tư thế khác và/hoặc từ một dụng cụ hoặc đồ nội thất này sang dụng cụ hoặc đồ nội thất khác. Điều này bao gồm di chuyển từ giường, ghế, ghế tràng kỷ, xe lăn, khung đi bộ và dụng cụ trợ giúp khác thường ở trong cùng một phòng. Lưu ý: Việc di chuyển không bao gồm giúp ngồi /đứng lên khỏi bồn vệ sinh. Công việc này được đánh giá trong phần chăm sóc “đi tiểu và đi cầu”. Việc thay đổi tư thế để tránh nổi mụn nhọt và giúp tuần hoàn máu được đánh giá là công việc “chỉnh lại tư thế/xoa bóp da”.

(MPP 30-757.14(h); ACL 06-34E, Phụ Lục B)

Chỉnh Lại Tư Thế/Xoa Bóp Da

Xoa bóp da để kích thích tuần hoàn và/hoặc tránh cho da nổi mụn nhọt; vào giường và các dạng chỉnh tư thế khác; và các bài tập về phạm vi cử động hội đủ các tiêu chuẩn MPP 30-757.14(g)(1)(2)(A); ACL 06-34E, Phụ Lục B) Lưu ý: Chỉnh lại tư thế và xoa bóp da không bao gồm chăm sóc những chỗ lở loét do nằm ép lâu ngày (chăm sóc da và vết thương). Công việc này được đánh giá là phần dịch vụ “trợ giúp y tế”. Biện pháp điều trị bằng tia cực tím (chỉnh máy và theo dõi máy) cho các vết lở loét do nằm ép lâu ngày và/hoặc bôi thuốc kem lên da được đánh giá là phần công việc “chăm sóc và giúp đỡ về các dụng cụ chỉnh hình”.

(MPP 30-757.14(g); ACL 06-34E, Phụ Lục B)

Page 29: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

29

Cho Ăn

Giúp ăn và bảo đảm uống đủ chất lỏng, trong đó bao gồm việc ăn hoặc trợ giúp có liên quan tới việc ăn cho những người nhận trợ cấp không thể tự ăn hoặc cần phải có sự trợ giúp của các máy móc hay dụng cụ đặc biệt để có thể tự ăn hoặc uống đủ chất lỏng. Công việc ăn gồm có giúp với, lấy và cầm lên và nắm muỗng nĩa và ly chén; lau mặt và bàn tay; và rửa/lau khô bàn tay. Lưu ý: Điều này không bao gồm cắt đồ ăn thành các miếng vừa ăn hoặc xay nhuyễn đồ ăn vì các công việc này được đánh giá là “các dịch vụ chuẩn bị bữa ăn”. (MPP 30-757.14(c); ACL 06-34E, Phụ Lục B)

Hô Hấp Hô hấp chỉ giới hạn ở các dịch vụ không liên quan tới y tế như giúp tự truyền ô xi và lau chùi dụng cụ truyền ô xi và máy IPBB. (MPP 30-757.14(b); ACL 06-34E, Phụ Lục B)

D. Giám Sát Bảo Vệ

Giám sát bảo vệ là theo dõi những người mắc bệnh tâm thần nặng để họ không tự gây tổn hại cho bản thân khi sống ở nhà. Nhà cung cấp dịch vụ IHSS có thể được trả thù lao để theo dõi một đứa trẻ hoặc người lớn khuyết tật nhằm ngăn ngừa thương tích hoặc tai nạn, khi người đó cần giám sát 24 giờ trong ngày và có thể sống an toàn ở nhà nếu dịch vụ đó được cung cấp. Dịch vụ này áp dụng cho việc theo dõi hành vi không thể tự chủ, nhầm lẫn, tình thần suy yếu, hoặc những người mắc bệnh tâm thần. MPP 30-757.17.

Việc giám sát bảo vệ không bao gồm hoạt động thăm viếng thân thiện hoặc các hoạt động xã hội khác. Không có sẵn dịch vụ này cho nhu cầu là một căn bệnh và hình thức giám sát cần thiết là y tế. Không có sẵn dịch vụ đó nếu biết trước là có trường hợp cấp cứu y tế. Cũng không có dịch vụ giám sát bảo vệ để ngăn ngừa hành vi hung hăng hoặc chống phá xã hội của người nhận trợ cấp. MPP 30-757.172.

Dịch vụ giám sát bảo vệ có thể được phép khi nhân viên xã hội thấy rằng có nhu cầu cần dịch vụ này hai mươi tư giờ trong ngày và quý vị có thể tiếp tục sống an toàn trong nhà riêng của mình hay không. Nhân viên xã hội cũng xác định rằng nhu cầu cần giám sát trong toàn bộ hai mươi tư giờ có thể đáp ứng được qua việc kết hợp các nguồn dịch vụ IHSS, và các nguồn trợ giúp thay thế khác. MPP 30-757.172.

Page 30: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

30

Theo các qui chế này các nhân viên IHSS phải bàn thảo với quý vị hoặc người giám hộ, người bảo hộ hoặc cha mẹ nếu quý vị là trẻ vị thành niên, về mức độ thích hợp của dịch vụ chăm sóc ngoài gia đình dưới dạng lựa chọn thay thế khác cho dịch vụ giám sát bảo vệ. MPP 30-757.173.

E. Các Dịch Vụ Trợ Giúp Y Tế

Các dịch vụ trợ giúp y tế là các hoạt động mà những người nhận trợ cấp thường sẽ tự làm cho bản thân nhưng có các hạn chế. Các dịch vụ này là các hoạt động cần thiết để bảo vệ sức khỏe của người nhận trợ cấp do tình trạng thể chất hoặc tâm thần của người đó. Các dịch vụ này được cung cấp khi có yêu cầu của chuyên gia y tế có giấy phép hành nghề và được cung cấp theo sự chỉ dẫn của chuyên gia đó. Thời gian cho phép sẽ tùy thuộc vào thời gian mà chuyên gia y tế đó qui định. Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế California § 12300.1; MPP 30-757.19.

Các dịch vụ trợ giúp y tế bao gồm cho dùng thuốc, chích da, đưa dụng cụ y tế vào trong khoang của cơ thể, các hoạt động phải có các qui trình khử trùng và các hoạt động khác cần phải có sự suy xét dựa trên kinh nghiệm huấn luyện của một chuyên gia y tế có giấy phép hành nghề. Các công việc cho ăn bằng ống, chăm sóc mở thông khí quản và hút, chèn ống thông, rửa hậu môn giả và chương trình huấn luyện đi cầu được coi là trợ giúp y tế. MPP 30-757.19(c); 30-756.4; 30-780.1(a)(9); 30-780.2(g). Các dịch vụ này được cung cấp bởi những người thường cung cấp dịch vụ IHSS với mức thù lao tương tự như các dịch vụ thông thường của IHSS. MPP 30-757.195.

Để cung cấp các dịch vụ trợ giúp y tế, quận phải có giấy yêu cầu có chữ kư và đề ngày tháng từ một chuyên gia y tế có giấy phép hành nghề. Giấy yêu cầu này phải có phần trình bày có chữ kư về sự chấp thuận thông tin, trong đó nói rằng người đó đă được thông báo về các rủi ro có thể phát sinh do người nhận dịch vụ. MPP 30-757.196; 30-780.2(e); Phụ Lục F – Mẫu Xác Nhận về Dịch Vụ Trợ Giúp Y Tế

F. Các Dịch Vụ Chuyên Chở

Có trả trợ cấp cho người cung cấp dịch vụ đi cùng nếu người nhận trợ cấp bắt buộc phải có mặt tại một địa điểm nào đó và cần người giúp đi lại. Đi lại chỉ giới hạn ở việc đi lại tới các buổi hẹn khám với bác sĩ, nha sĩ và các nhân viên hành nghề y tế khác và để đo các dụng cụ liên quan tới y tế cũng như quần áo đặc biệt nếu Medi-Cal sẽ không cung cấp dịch vụ chuyên chở. Điều này cũng bao gồm việc đưa đón tới các địa điểm nơi người đó được nhận các dịch vụ trợ giúp tại gia từ một nguồn thay thế khác thay cho dịch vụ IHSS. Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế California 12300(b); MPP 30-757.15; 30-780.1(b)(5).

Page 31: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

31

G. Định Mức Trợ Cấp Cho Bữa Ăn và Nhà Hàng2

Một người có nơi nấu nướng đầy đủ tại nhà nhưng do tình trạng tàn tật nên không thể sử dụng sẽ có thể chọn một khoản trợ cấp bữa ăn tại nhà hàng thay vì chi phí lập kế hoạch bữa ăn, chuẩn bị bữa ăn và lau chùi sau bữa ăn. Người đó nhận định mức trợ cấp cho bữa ăn tại nhà hàng trong ngân khoản trợ cấp SSP của mình không được nhận trợ cấp bữa ăn từ IHSS. (được đánh số lại là MPP 30-757.133.)

H. Công Việc Lau Chùi Nặng

Công việc lau chùi nặng liên quan tới việc lau chùi kỹ căn nhà để dọn bụi bẩn hoặc rác nguy hiểm. Thông thường, dịch vụ này chỉ được cho phép vào thời điểm lần đầu tiên được nhận IHSS hoặc trong trường hợp không hội đủ điều kiện nhận dịch vụ IHSS trong 12 tháng và các dịch vụ được thiết lập lại. Công việc lau chùi nặng cũng có thể được phép khi các điều kiện sống gây nguy hiểm tới sức khỏe hoặc sự an toàn của người nhận trợ cấp hoặc dẫn tới nguy cơ bị trục xuất ra khỏi nơi ở vì không phun thuốc diệt côn trùng nhà cửa theo qui định của luật pháp hoặc sắc lệnh. MPP 30-757.121; MPP 30-780.1(b)(6).

I. Giảm Nhẹ Mối Nguy Hiểm Trong Sân

Giảm nhẹ mối nguy hiểm ở trong sân có nghĩa là công việc nhẹ ở trong sân có thể được phép để cắt cỏ hoặc cỏ dại mọc cao và vứt rác nếu có nguy cơ hỏa hoạn. Cũng có dịch vụ này đối với trường hợp dọn băng đá, tuyết hoặc các chất nguy hiểm khác ra khỏi cổng vào và các lối đi bộ chính nếu có nguy hiểm khi vào nhà. MPP 30-757.161-2; MPP 30-780.1(b)(7).

J. Giảng Dạy và Thuyết Minh

Các dịch vụ giảng dạy và thuyết minh được các nhà cung cấp dịch vụ IHSS cung cấp để giúp người nhận trợ cấp tự làm các dịch vụ hiện tại đang được nhận từ IHSS. Các dịch vụ giảng dạy và thuyết minh chỉ giới hạn ở việc hướng dẫn các công việc thuộc hạng mục dịch vụ nội trợ, các dịch vụ, các dịch vụ liên quan, chăm sóc cá nhân và giảm nhẹ mối nguy hiểm trong sân nhà. Các dịch vụ giảng dạy và thuyết minh sẽ được phép cung cấp trong tối đa ba tháng và chỉ trong trường hợp có lý do hợp lý để biết trước là các dịch vụ này sẽ làm giảm nhu cầu cần một dịch vụ IHSS cụ thể. MPP 30-757.181-4.

2 Trợ cấp này chỉ có qua các chương trình IHSS-R và IPW. Không có định mức trợ cấp cho bữa ăn và nhà hàng trong chương trình PCSP. Trong nhiều trường hợp giới hạn, quý vị có thể tăng số giờ hàng tháng bằng cách chọn khước từ trợ cấp này, và khi đó quư vị sẽ được chuyển từ chương trnh IPW sang PSCP để tăng thêm số giờ. Không có lựa chọn này nếu quư vị nhận định mức trợ cấp cho bữa ăn và nhà hàng qua chương trnh IHSS-R v không hội đủ điều kiện nhận dịch vụ đó của chương trnh PCSP theo như tnh trạng Medi-Cal hạn chế của mnh.

Page 32: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

32

K. Làm Đỡ

Làm Đỡ là dịch vụ tạm thời hoặc theo định kỳ cho những người nhận trợ cấp hội đủ điều kiện để giảm bớt công việc của những người chăm sóc mà không được trả thù lao. Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế California mục 12300(f). Khi người nhận trợ cấp dưới mười tám tuổi và đang sống cùng với cha mẹ, có một nhà cung cấp dịch vụ của IHSS không phải là cha mẹ tới tối đa là tám giờ một tuần trong thời gian mà cha mẹ phải vắng mặt vì đi làm, đi học hoặc học nghề, không thể thực hiện các dịch vụ vì các lý do thể chất và/hoặc tâm thần hoặc khi người cha (mẹ) đó vắng nhà vì đang phải đi chữa bệnh, chữa răng hoặc điều trị khác liên quan tới sức khỏe. MPP 30-763.444.

Những Điều Quý Vị Cần Biết

1. Các Giới Hạn Hàng Tháng- Tàn Tật Nghiêm Trọng so với Tàn Tật Không Nghiêm Trọng

Nếu bị tàn tật nghiêm trọng, quý vị hội đủ điều kiện được (a) có được nhà cung cấp dịch vụ IHSS hoặc Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân Medi-Cal riêng ngay cả tại các quận có cơ quan ký hợp đồng, (b) tạm ứng để quý vị trả thù lao cho nhân viên của mình thay vì chờ tiểu bang tính tiền trả thù lao cho họ sau này.

Để xác định xem quý vị có hội đủ điều kiện được coi là người nhận trợ cấp "tàn tật nghiêm trọng " hay không, hãy ghi các hạng mục dịch vụ "thiết yếu" trong tờ tính toán này bằng dấu hoa thị (Xem Phụ Lục C). Nếu có tổng cộng 20 giờ hoặc hơn một tuần (kể cả các dịch vụ không được cung cấp qua IHSS)3 quư vị hội đủ điều kiện được coi là người tàn tật nghiêm trọng. Nếu quư vị được thấy là cần dịch vụ giám sát bảo vệ, số giờ dịch vụ giám sát bảo vệ nhận được sẽ tùy thuộc vào việc quư vị có phải là người bị “tàn tật nghiêm trọng” hay không.

Nếu được coi là tàn tật không nghiêm trọng và nhận các dịch vụ theo diện PCSP, quư vị sẽ được nhận tới 195 giờ dịch vụ giám sát bảo vệ một tháng cộng với các dịch vụ chăm sóc cá nhân Medi-Cal, tới tối đa là 283 giờ một tháng cho tất cả các dịch vụ. Nếu không hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ theo chương trình PCSP vì nhà cung cấp dịch vụ là người phối ngẫu, cha mẹ của mình và nếu là vị thành niên, quư vị sẽ được nhận tiền tạm ứng, định mức trợ cấp bữa ăn tại nhà hàng, thì tổng số

3 Một đánh giá chính xác nhận biết các dịch vụ cũng cung cấp qua các nguồn trợ giúp thay thế — như trợ giúp chăm sóc đi tiểu và đi cầu tại chương trnh ban ngày hoặc ở trường . Để xác định một người có hội đủ điều kiện là bị tàn tật nghiêm trọng hay không determine, quư vị đếm các giờ dịch vụ được trả thù lao qua IHSS and các giờ dịch vụ miễn phí của chương trnh IHSS.

Page 33: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

33

giờ không được vượt quá 195 giờ một tháng theo các chương trình IPW hoặc IHSS-R.

Nếu được coi là tàn tật nghiêm trọng, thì số giờ giám sát bảo vệ sẽ là 283 giờ một tháng bất kể quư vị tham gia chương trình PCSP, IPW, hay chương trình IHSS tại gia.

2. Nhu Cầu Không Được Đáp Ứng

Mẫu đánh giá nhu cầu do nhân viên IHSS điền, ngoài các mục khác, phải cho biết bất kỳ các nhu cầu cần dịch vụ IHSS chưa được đáp ứng. (MPP 30-761.274; Phụ Lục G – Tờ Thông Tin về Đánh Giá Nhu Cầu). Nhu cầu không ðýợc ðáp ứng là sự khác biệt giữa tổng số giờ cần các dịch vụ và số giờ tối ða dành cho ngýời ðó. Ví dụ, một người cần 12 giờ dịch vụ theo diện IHSS một ngày và ðýợc ðánh giá là đă có 283 giờ một tháng thì nhu cầu không ðýợc ðáp ứng là 77 giờ một tháng. (12 giờ x 30 ngày = 360 giờ cần trong một tháng. 360 giờ cần – 283 giờ ðược ðánh giá = 77 giờ có nhu cầu chýa ðýợc ðáp ứng).

Vào năm 1992, Tiểu Bang đă thông qua một điều luật cho phép giảm 12 phần trăm dịch vụ IHSS đối với tất cả những người nhận trợ cấp và điều luật này có hiệu lực trong nhiều tháng. Đối với những người có hồ sơ chứng từ về các nhu cầu không được đáp ứng, mức giảm này trước hết sẽ được tính vào nhu cầu không được đáp ứng đó.

Nếu có nhiều nhu cầu cần dịch vụ IHSS nhưng không ðược ðáp ứng và tham gia vào một trong các chương trình Miễn Dịch Vụ Tại Gia và Tại Cộng Ðồng thuộc sự ðiều hành của Ban Hoạt Ðộng Tại Gia (In-Home Operations) của DHCS, quý vị có thể nhận các dịch vụ chãm sóc cá nhân theo diện ðýợc miễn (WPCS) ðể giúp giảm bớt nhu cầu không ðược ðáp ứng ðó. Để biết thêm chi tiết về WPCS, xin xem mục nói về các dịch vụ này ở Chương 3.

3. Thu Xếp Việc Sống Chung

Khi quý vị sống chung với một người khác hoặc một người giúp đỡ, nhu cầu cần các dịch vụ nội trợ, các dịch vụ liên quan và một số dịch vụ khác có thể sẽ được chia theo tỷ lệ. MPP 30-763.3. Các trường hợp ngoại lệ chính là người phối ngẫu rảnh rỗi và có khả năng và những người nhận dịch vụ là trẻ em dưới 18 tuổi hiện đang sống cùng cha mẹ. Các trường hợp ngoại lệ này được qui định cụ thể hơn trong Chương 3. Các qui định hướng dẫn sau đây được áp dụng để phân chia dịch vụ theo tỷ lệ dựa trên hoàn cảnh sống chung:

Page 34: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

34

Các Dịch Vụ Nội Trợ và Công Việc Lau Chùi Nặng

Khu vực sinh hoạt trong nhà được chia thành các khu vực mà chỉ có quý vị sử dụng, các khu vực được sử dụng chung với những người khác và các khu vực mà quý vị không sử dụng. Cơ quan sẽ không đánh giá nhu cầu cho các khu vực mà quý vị không sử dụng. Nhu cầu cần dịch vụ trong các khu vực sinh hoạt chung sẽ được chia theo tỷ lệ cho tất cả những người sống cùng nhà, trong đó nhu cầu của quý vị sẽ là phần phân chia tỷ lệ của mình. Đối với các khu vực chỉ có quý vị sử dụng, việc đánh giá sẽ dựa trên nhu cầu cá nhân của quý vị. MPP 30-763.31.

Các Dịch Vụ Liên Quan

Khi nhu cầu của quý vị được đáp ứng chung với những người khác sống trong cùng nhà, nhu cầu đó sẽ được chia theo tỷ lệ cho tất cả những người sống cùng nhà có liên quan, và nhu cầu của quý vị sẽ là phần chia tỷ lệ tương ứng cho mình. Khi dịch vụ không phải do một người sống trong cùng nhà cung cấp, và được cung cấp riêng cho quý vị, thì kết quả đánh giá sẽ dựa trên nhu cầu cá nhân của quý vị. MPP 30-763.32.

Giám Sát Bảo Vệ

Nhu cầu giám sát bảo vệ sẽ được đánh giá dựa trên nhu cầu cá nhân của quý vị, trừ khi quý vị sống với một hoặc nhiều người nhận dịch vụ IHSS và cả hai đều cần dịch vụ giám sát bảo vệ. Trong trường hợp đó, nhu cầu sẽ được coi là nhu cầu chung và sẽ được chia theo tỷ lệ. Tuy nhiên, nếu việc phân chia theo tỷ lệ làm nhu cầu của một người nhận vượt quá số giờ tối đa, tùy vào việc phân chia nhu cầu sẽ được điều chỉnh giữa những người nhận để tất cả, hoặc nhu cầu chung đối với dịch vụ giám sát bảo vệ có thể được đáp ứng trong mức tối đa về số giờ dịch vụ và số tiền trợ cấp.

Không có nhu cầu cần dịch vụ giám sát bảo vệ trong thời gian người cung cấp dịch vụ ở nhà để cung cấp các dịch vụ khác. MPP 30-763.33.

Giảng Dạy và Thuyết Minh

Nhu cầu cần dịch vụ giảng dạy và thuyết minh sẽ được đánh giá dựa trên nhu cầu cá nhân của quý vị, trừ trường hợp khi quý vị sống chung với một hoặc nhiều người nhận IHSS và cả hai người đều có nhu cầu chung, thì dịch vụ sẽ được cung cấp chung cho cả hai người nếu có thể thực hiện được. MPP 30-763.34.

Page 35: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

35

Giảm Nhẹ Mối Nguy Hiểm Trong Sân Nhà Nhu cầu cần giảm nhẹ mối nguy hiểm trong sân nhà sẽ không được đánh giá trong các khu vực sống chung, trừ khi tất cả những người sống trong cùng nhà đều thuộc một hay nhiều diện sau đây: (1) những người nhận dịch vụ IHSS khác không thể cung cấp dịch vụ đó; (2) những người khác không có sức khỏe về mặt thể chất hoặc tinh thần để cung cấp dịch vụ đó, hoặc (3) những người khác sống trong cùng nhà là trẻ em dưới 14 tuổi. MPP 30-763.352.

Các Dịch Vụ Chuyên Chở, Trợ Giúp Y Tế, và Chăm Sóc Cá Nhân phải dựa trên nhu cầu cá nhân của quý vị. MPP 30-763.351.

4. Trả Tiền cho Các Dịch Vụ

Nếu được nhận dịch vụ chăm sóc cá nhân hoặc các dịch vụ trợ giúp y tế, hoặc bị tàn tật nghiêm trọng, quý vị không bắt buộc phải nhận dịch vụ từ bất kỳ một người cụ thể nào, trừ khi người giám hộ, người bảo hộ hoặc cha mẹ của quý vị (nếu quý vị là trẻ vị thành niên) đã chọn nhà cung cấp dịch vụ đó. Người cung cấp dịch vụ mà quý vị chọn sẽ được ưu tiên trước. Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế California § 12304.1; MPP 30-767.3; 30-767.5(a); 30-769.735.

5. Các Phương Thức Chi Trả Người cung cấp dịch vụ IHSS có thể được trả thù lao theo một trong bốn cách sau đây: (1) từ tiểu bang nếu nộp tờ ghi thời gian làm việc cho văn phòng IHSS của quận; (2) được quý vị trả trực tiếp nếu quý vị được nhận tiền ứng trước; (3) từ một cơ quan có ký hợp đồng với quận; hoặc (4) từ quận theo diện nhân viên của quận.

Các Tờ Theo Dõi Thời Gian Làm Việc IHSS trả thù lao cho các nhà cung cấp dịch vụ hai lần một tháng. Kỳ lương sẽ là từ ngày 1 của tháng đó cho tới ngày 15 và từ ngày 16 cho tới cuối tháng. Các tờ theo dõi thời gian của từng cá nhân người cung cấp dịch vụ được nộp hai lần một tháng, vào ngày 15 và cuối tháng. Người cung cấp dịch vụ thường được trả thù lao trong vòng 10 ngày. Cơ quan sẽ trả lại cho người nhận trợ cấp nếu các tờ ghi thời gian không có chữ ký và đề ngày tháng thích hợp, do đó có thể làm trì hoãn việc trả tiền cho nhà cung cấp dịch vụ. Những người cung cấp dịch vụ cho người được nhận tiền ứng trước chỉ cần phải nộp tờ ghi thời gian vào cuối tháng. Trong mỗi trường hợp, quý vị có trách nhiệm ký tờ ghi thời gian và bảo đảm rằng số giờ và các dịch vụ ghi trong tờ giấy đó đúng

Page 36: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

36

như những gì mà quý vị nhận được trong kỳ lương đó. Nếu không thể ký tên vào tờ theo ghi thời gian, người được quý vị ủy quyền có thể ký thay cho quý vị.

Tiền Ứng Trước

Quý vị không được ứng trước tiền nếu nhận dịch vụ qua PCSP vì luật Medicaid của liên bang hạn chế việc ứng trước tiền cho các dịch vụ đang được cung cấp.

Theo các chương trình IPW và IHSS Tại Gia, nếu được đánh giá là tàn tật nghiêm trọng, quý vị có quyền nhận tiền ứng trước cho các dịch vụ IHSS. Quận phải gửi thông báo bằng văn bản cho bất kỳ người nào có thể hội đủ điều kiện về lựa chọn ứng trước tiền. Các khoản ứng trước sẽ được trừ đi tất cả các khoản khấu trừ bắt buộc của nhân viên. Sau một năm nhận dịch vụ IHSS, quý vị có thể chọn nhận số tiền này qua phương thức chuyển tiền qua mạng điện tử. Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế California 12304(a), (c); 12304.3; MPP 30-701(d)(3); 30-769.73. Tuy nhiên, vì gần đây có các thay đổi về qui chế nên quý vị sẽ không thể nhận tiền ký thác trực tiếp và sẽ nhận tiền trễ nếu có mức đồng trả chi phí. ACL 06-13. Để biết thêm chi tiết, xin xem Chương 6.

Quận có quyền ngừng ứng trước tiền nếu quý vị: (1) sử dụng số tiền đó cho các mục đích khác chứ không phải là mua các dịch vụ được phép; (2) không nộp các tờ ghi thời gian vào cuối tháng; hoặc (3) không trả thù lao đúng hạn cho những người cung cấp dịch vụ của quý vị. MPP 30-767.133.

6. Thuê/Sa Thải Người Cung Cấp Dịch Vụ

Nếu dịch vụ được cung cấp qua một hiệp hội bất vụ lợi có ký hợp đồng với quận hoặc bởi một cơ quan chính phủ mà quận qui định, quý vị có quyền thuê, sa thải và giám sát công việc của người cung cấp dịch vụ IHSS cho mình. Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế California 12301.6(c)(1); 12301.6(h).

Đính kèm ở cuối ấn phẩm này là một bản sao của ấn phẩm DSS dưới dạng Phụ Lục A trình bày về thủ tục thuê và sa thải nhà cung cấp dịch vụ IHSS của quư vị. (PUB 104).

7. Mức Thù Lao Thông thường, mức thù lao cho một nhà cung cấp dịch vụ là mức lương tối thiểu ở California, mặc dù quận có thể ấn định mức thù lao cao hơn.

[ Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế California 12300(h)(2); 12301.6(c)(3); 14132.95(j); MPP 30-765.2]

Cấm trả phụ phí để tăng mức thù lao theo giờ.

Page 37: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

37

[ Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế California 12300(h)(2); 141342.95; 141342.951(g); 42 CFR 447.15] Tuy nhiên, nếu đang được nhận số giờ dịch vụ tối đa, quý vị có thể trả thù lao cho nhà cung cấp dịch vụ đối với dịch vụ trợ giúp thêm cho nhu cầu chưa được đáp ứng của mình. Nhà cung cấp dịch vụ đó cũng có thể được trả thù lao trực tiếp cho thời gian giữa các công việc. Những người khác được phép trả cho nhà cung cấp dịch vụ trực tiếp để giảm bớt mức đồng trả chi phí của quý vị.

Ngoài ra, những người nhận số giờ dịch vụ của IHSS thường cần được giúp đỡ thêm cho các dạng dịch vụ mà IHSS không cung cấp. Các dịch vụ này có thể là các dịch vụ tại cộng đồng, các hoạt động ở bên ngoài nhà, tập đi xe buýt, tạo điều kiện thuận lợi cho các buổi hẹn khám y tế, v.v… Quư vị ấn định mức thù lao cho số giờ không sử dụng dịch vụ IHSS.

Page 38: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

38

Chương 3 Tình trạng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ IHSS

Ai Hội Đủ Điều Kiện Nhận Dịch Vụ IHSS? Một người hội đủ điều kiện nhận dịch vụ IHSS là cư dân California hiện đang cư ngụ tại nhà riêng, và hội đủ một trong các điều kiện sau đây:

(1) Hiện đang nhận trợ cấp SSI/SSP4.

(2) Là người cao niên, mù lòa hoặc khuyết tật cần các dịch vụ y tế. Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế California §14132.95.

(3) Hội đủ tất cả các điều kiện nhận trợ cấp SSI/SSP, trừ khi lợi tức vượt quá mức tiêu chuẩn về tình trạng hội đủ điều kiện nhận trợ cấp SSI/SSP.

(4) Hội đủ 94 điều kiện tiêu chuẩn để được nhận SSI/SSP trong đó bao gồm cả lợi tức, nhưng không được nhận trợ cấp SSI/SSP.

(5) Trước đây đã từng hội đủ điều kiện nhận trợ cấp SSI/SSP, nhưng không tiếp tục hội đủ điều kiện vì có một hoạt động sinh lợi tức đáng kể, và hội đủ tất cả các điều kiện sau đây:

(a) Người đó đã từng bị coi là khuyết tật theo Tiêu Đề XVI của Đạo Luật An Sinh Xã Hội (SSI/SSP)

(b) Người đó tiếp tục có bệnh tật về sức khỏe hoặc tâm thần là cơ sở để quyết định về tình trạng khuyết tật

(c) Người đó cần trợ giúp trong một hoặc nhiều vấn đề được qui định rõ theo định nghĩa “người tàn tật nặng” Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế California §12305.5

(d) Người đó trả các khoản đồng chi phí thích hợp

(MPP 30-755.1)

(6) Tham gia vào một trong Các Diện Miễn HCBS của California qua việc xác định trợ cấp.

Tình trạng hội đủ điều kiện được quyết định vào thời điểm nộp đơn xin, vào các khoảng thời gian mười hai tháng, vào bất kỳ lúc nào nhận được thông tin về các 4 Một người được hưởng mức trợ cấp chăm sóc và ăn ở bên ngoài nhà của SSI không hội đủ điều kiện nhận trợ cấp IHSS. Trường hợp này duduợc coi là chăm sóc bên ngoài nhà không liên quan tới y tế. Mức trợ cấp chăm sóc và ăn ở của SSI và giám sát bảo vệ cho người đó. MPP 30-701(o)(2); MPP 30-763.72.

Page 39: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

39

thay đổi liên quan tới hoàn cảnh của người đó. MPP 30-755.21. Người nhận dịch vụ IHSS có trách nhiệm báo cáo bất kỳ thay đổi nào về tình trạng hội đủ điều kiện cho văn phòng IHSS của quận trong vòng 10 ngày tính theo lịch kể từ khi có thay đổi đó. MPP 30-760.14 và 15.

Các Điều Kiện Tiêu Chuẩn về Lợi Tức và Nguồn Tài Sản là gì? Quý vị hội đủ các điều kiện tiêu chuẩn về tài chánh cho dịch vụ IHSS nếu quý vị đang nhận trợ cấp SSI. Nếu lợi tức của quý vị quá cao nên không hội đủ điều kiện nhận trợ cấp SSI, quý vị có thể hội đủ điều kiện nhận dịch vụ IHSS với phần đồng trả chi phí tương đương với mức chênh lệch giữa khoản lợi tức khác của quý vị trừ đi $20 và mức trợ cấp SSI/SPP thích hợp. Xin xem Chương 6 để biết thêm chi tiết về việc trả khoản chi phí đồng trả của quý vị. Đồng thời, quý vị có thể hội đủ điều kiện được nhận bảo hiểm Medi-Cal không có tiền đồng trả chi phí (và do đó, không có tiền đồng trả chi phí IHSS) theo chương trình A & D FPL, Chương Trình Nhân Viên Bị Khuyết Tật 250% (250% Working Disabled Program), 1619b, hoặc Pickle Program. Để biết thêm chi tiết về chương trình A & D FPL, xin tới trang mạng điện toán: http://www.disabilityrightsca.org/pubs/524401.pdf và http://www.disabilityrightsca.org/PUBS/545001.pdf, http://www.healthconsumer.org/medical-cal.overview.pdf

Thông thường, tài sản cá nhân của quý vị không được quá $2,000 cho một người hoặc $3,000 cho một cặp vợ chồng. Tài sản cá nhân không được tính khi xác định các nguồn tài sản của quý vị, bao gồm căn nhà mà quý vị sở hữu và là nơi cư ngụ của quý vị và chiếc xe cần thiết để đi lại tới các buổi hẹn khám chữa bệnh hoặc đi làm.

Tôi có Hội Đủ Điều Kiện Nhận dịch vụ IHSS với tư cách là Ngoại Kiều không? Nếu một đương đơn là ngoại kiều hiện đang định cư dài hạn hợp pháp tại Hoa Kỳ, người đó có thể hội đủ điều kiện nhận dịch vụ IHSS trong phạm vi được luật pháp liên bang cho phép. Ngoại kiều chỉ hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ nếu người đó nhập cảnh hợp pháp để định cư dài hạn hoặc định cư dài hạn tại Hoa Kỳ theo luật (PRUCOL). Sẽ không trả trợ cấp trừ khi có bằng chứng về tình trạng ngoại kiều hội đủ điều kiện. [Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế California §§ 11104, 12305.6; MPP 30-770.41; 20 CFR 416.1615(a); 20 CFR 416.1618(b)-(e).]

Page 40: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

40

Tôi Dự Định Rời Khỏi Tiểu Bang trong Một Thời Gian. Tôi có thể Tiếp Tục Được Nhận Dịch Vụ IHSS không?

Nếu một người đang nhận dịch vụ IHSS tới nơi khác bên ngoài tiểu bang trong 30 ngày hoặc lâu hơn, việc đó có thể được coi là thay đổi về nơi cư ngụ và có thể ảnh hưởng tới tình trạng hội đủ điều kiện. Nếu một người sẽ rời khỏi tiểu bang trong 30 ngày hoặc lâu hơn, văn phng IHSS của quận phải được thông báo . Trong một số trường hợp, quư vị có thể tiếp tục hội đủ điều kiện cho tới khi quay lại hoặc có thể trả tiền cho các dịch vụ IHSS ở bên ngoài tiểu bang. MPP 30-770.42. Đồng thời xin xem mục MPP 30-770.44 và 45

Có Thể Bắt Đầu Nhận Dịch Vụ IHSS Ngay Không? Nếu hội đủ các tiêu chuẩn điều kiện qui định sẵn và các tiêu chuẩn điều kiện khác, quư vị có thể được nhận IHSS theo chương trình PCSP hoặc chương trình IPW ngay trong thời gian tạm thời nếu quư vị vẫn chưa có quyết định về tình trạng hội đủ điều kiện nhận bảo hiểm Medi-Cal. Tình trạng hội đủ điều kiện qui định sẵn nghĩa là quư vị không phải chờ đợi cho tới khi có quyết định cuối cùng về tình trạng hội đủ điều kiện nhận bảo hiểm Medi-Cal của mình trước khi bắt đầu được nhận IHSS. Sau khi bắt đầu được nhận bảo hiểm Medi-Cal hợp lệ, nếu quư vị được thông báo là không hội đủ điều kiện, quư vị có thể kháng cáo và tiếp tục nhận dịch vụ IHSS (và Medi-Cal) trong thời gian kháng cáo. Các tiêu chuẩn về tình trạng hội đủ điều kiện hợp lệ cho Medi-Cal cũng giống như các tiêu chuẩn đối với SSI5.

Tùy theo IHSS-R, tình trạng hội đủ điều kiện nhận IHSS của đương đơn khuyết tật có thể được đoán trước nếu đương đơn đó không làm việc và không biết trước là sẽ làm việc trong 45 ngày tới, và nếu quận thấy rằng người đó có vẻ như mắc bệnh về thể chất hoặc tâm thần sẽ kéo dài trong ít nhất một năm hoặc dẫn tới tử vong. MPP 30-759.31, MPP 30-759.8; MPP 30-761.11.

Tôi Có Đương Nhiên Hội Đủ Điều Kiện Nhận Bảo Hiểm Medi-Cal nếu Bắt Đầu Hội Đủ Điều Kiện Nhận IHSS không? Không. Không cn như vậy nữa . Theo hệ thống cũ, nếu quư vị đă nộp đơn xin IHSS và được coi là hội đủ điều kiện theo chương trình IHSS-R (tại gia), quư vị đương nhiên được coi là hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal. Bây giờ nếu quư vị là một trong số ít người chỉ hội đủ điều kiện nhận IHSS theo chương trình IHSS tại gia ban đầu, quư vị sẽ nộp đơn xin bảo hiểm Medi-Cal riêng. Đương đơn này phải do nhân viên phụ trách tình trạng hội đủ điều kiện nhận bảo hiểm Medi-Cal của Quận giải quyết chứ không phải là nhân viên xă hội IHSS của Quận.

Page 41: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

41

Trước đây, nếu quư vị đă nộp đơn xin IHSS mà Medi-Cal bao trả và quư vị vẫn chưa được nhận bảo hiểm Medi-Cal, nhân viên xă hội IHSS của Quận sẽ giải quyết cả đơn xin dịch vụ IHSS và đơn xin Medi-Cal của quư vị. Hiện tại, đơn xin Medi-Cal chỉ do các nhân viên phụ trách tình trạng hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal của Quận giải quyết.

Trước đây, nếu hội đủ điều kiện nhận IHSS với mức đồng trả chi phí, quư vị chỉ nhận được một thông báo về thủ tục liên quan tới phần chi phí đồng trả của mình theo chương trình IHSS. Bây giờ quư vị sẽ nhận được hai thông báo về thủ tục: Một thông báo là của chương trình Medi-Cal, trong đó cho biết mức đồng trả chi phí của quư vị theo chương trình ABD MN của Medi-Cal; thông báo khác sẽ do chương trình IHSS đưa ra, trong đó cho biết mức đồng trả chi phí của quư vị với tư cách là người nhận IHSS. Mức đồng trả chi phí IHSS là số tiền mà quư vị phải trả (hoặc dẫn tới trách nhiệm phải trả) sau khi tiểu bang đă trừ số tiền chênh lệch giữa mức độ nhu cầu cần duy trì Medi-Cal và mức trợ cấp SSI/SSP hiện hành. DHS ACL 05-21; DSS ACL 05-05.

Một Khi Hội Đủ Điều Kiện, Tôi Có Thể Gửi Hóa Đơn Medi-Cal Cho Các Dịch Vụ IHSS Đă Được Cung Cấp Ngược Trở Lại Với Thời Gian Nào? Các qui chế của chương trình Medi-Cal cho phép đương đơn yêu cầu trả bảo hiểm Medi-Cal cho ba tháng trước tháng nộp đơn xin, nếu đương đơn đó làm phát sinh một khoản chi phí cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe được bao trả trong tháng tính ngược trở lại đó.

Một trong các yêu cầu của điều khoản tính ngược trở lại ba tháng của Medi-Cal [22 CCR §50197, §50148] là người đó thực sự nhận được trợ cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong tháng tính ngược trở lại. Yêu cầu này có nghĩa là các dịch vụ phải thực sự nhận được. Một nhu cầu chưa được đáp ứng với kết quả đánh giá sau đó sẽ không hội đủ điều kiện được Medi-Cal hoàn trả chi phí. Ngoài ra, chương trình PCSP hoàn trả trực tiếp cho người nhận chi phí cho các dịch vụ mà họ nhận được và đă trả, và phải cung cấp bằng chứng về việc đă trả tiền dưới dạng ngân phiếu đă rút tiền hoặc bằng chứng tương tự tùy theo yêu cầu của DHS. Sẽ không được hoàn trả chi phí trừ khi người nhận nộp giấy xác nhận về nhu cầu cần dịch vụ từ một nhà cung cấp dịch vụ y tế.

Mặc dù vẫn chưa được qui định công khai rơ ràng, nguyên tắc tình trạng hội đủ điều kiện trở về trước ba tháng cũng áp dụng cho chương trình IPW vì chương trình đó cũng là Medi-Cal. Tình trạng hội đủ điều kiện ngược trở về trước theo chương trình IHSS-R được giới hạn ở ngày nộp đơn xin nhận các dịch vụ IHSS.

Page 42: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

42

Tôi Vừa Mới Bị Giảm Trợ Cấp SSI Do Mức Lợi Tức Quá Cao? Có Phải Là Tôi Cũng Sẽ Mất Trợ Cấp IHSS Không? Những người nhận IHSS theo cả chương trình PCSP và IPW có quyền không bị chấm dứt trường hợp của mình chỉ bởi vì người nhận đó đă bị loại ra khỏi SSI/SSP. Phúc lợi Medi-Cal có thể không chấm dứt đối với những người nhận nếu họ không cn tiếp tục hội đủ điều kiện nhận trợ cấp SSI /SSP (không phải là trường hợp quư vị ngừng tham gia do tử vong hoặc bị giam giữ trong tù). Trừ một số trường hợp, luật pháp qui định rằng các quận phải đánh giá từng hồ sơ nhận Medi-Cal để chấm dứt tình trạng có thể hội đủ điều kiện dựa trên bất kỳ nguyên nhân nào trước khi áp dụng biện pháp chấm dứt tình trạng hội đủ điều kiện nhận bảo hiểm Medi-Cal. Craig v. Bonta (ACL 03-03)

Điều luật này không áp dụng cho những người nhận dịch vụ theo Chương Trình IHSS-R vì những người đó sẽ không hội đủ điều kiện nhận SSI/SSP ngay từ đầu.

Tiểu Bang nói “Nhà Riêng” có nghĩa là gì? ”Nhà riêng” được định nghĩa là nơi một người chọn để cư ngụ. ”Nhà riêng” của một người không bao gồm cơ sở chăm sóc cấp tính, cơ sở điều dưỡng lành nghề/cơ sở chăm sóc trung gian, cơ sở chăm sóc tại cộng đồng hoặc cơ sở chăm sóc và ở trọ. Người được nhận trợ cấp SSI/SSP cho một nơi cư ngụ bên ngoài nhà không liên quan tới lý do y tế không được coi là sống trong nhà riêng của mình. MPP 30-701(o)(2).

Tôi Muốn Sống với Người Bạn Thân Nhất Của Tôi ( là người sẽ là Phụ Tá Của Tôi) nhưng Đơn Xin Của Tôi Bị Từ Chối do “Các Giới Hạn về Cấp Giấy Phép”. Tôi Có Nên Kháng Cáo Không? Có. Theo Đạo Luật Các Cơ Sở Chăm Sóc Cộng Đồng, bất kỳ cơ sở, địa điểm, tòa nhà nào cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giám sát hoặc chấp nhận các cư dân có nhu cầu cần chăm sóc và giám sát đều phải có giấy phép hành nghề. Bộ Luật Sức Khỏe và An Toàn California § 1500 và các mục tiếp theo. Đạo Luật này công nhận rằng các thành viên trong gia đnh chăm sóc những người thân bị khuyết tật về mặt tàn tật không thuộc diện điều chỉnh của Đạo Luật. Bộ Luật Sức Khỏe và An Toàn California § 1505(k). Thủ tục cấp giấy phép cũng không bắt buộc nếu gia cư và “người chăm sóc và giám hộ được cung cấp bởi một “người bạn thân” hoặc “người thân”. Grimes v. State Department of Social Services. 70 Cal.App.4th 1065, 1073-4. Cn nếu không, người đủ điều kiện có thể không cn tham gia nhận IHSS bởi vì họ đă chọn sống trong nhà bạn.

Page 43: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

43

Tôi Đă Lập Gia Đnh. Người Phối Ngẫu Của Tôi có thể là Người Chăm Sóc Tôi không?

Nếu người khuyết tật đang sống cùng với người phối ngẫu, người phối ngẫu hoặc người khác có thể là nhà cung cấp dịch vụ IHSS đă được trả thù lao cho các dịch vụ chăm sóc cá nhân không liên quan tới y tế (xem hạng mục 4 trên tờ thông tin thực hành kèm theo) và các dịch vụ cấp cứu y tế. Nếu người phối ngẫu đó không cn làm việc toàn thời gian hoặc bị ngăn không đi làm toàn thời gian được vì không có nhà cung cấp dịch vụ y tế nào khác rảnh để giúp, và do đó có nguy cơ chăm sóc không thỏa đáng hoặc bị sắp xếp việc làm ở ngoài nhà và không thích hợp, người phối ngẫu cũng có thể được trả thù lao cho dịch vụ giám sát bảo vệ và đi cùng với người nhận bị khuyết tật tới các buổi hẹn khám y tế khi cần thiết. Nếu người phối ngẫu không thể hoặc không rảnh để giúp, các dịch vụ này và các dịch vụ khác của IHSS có thể được những người khác cung cấp. "Không có sẵn" bao gồm thời điểm người phối ngẫu ra khỏi nhà vì các lư do cần thiết khác, hoặc khi người phối ngẫu đang ngủ hoặc đáp ứng các nhu cầu của các thành viên khác trong gia đnh . MPP 30-763.4

IHSS CHO TRẺ EM 1. Các Trẻ Em Có Thể Được Nhận Các Dịch Vụ IHSS Nào?

a. Các dịch vụ chăm sóc cá nhân (tắm rửa, đi vệ sinh, mặc quần áo, cho ăn, trợ giúp đi lại, v.v...).

b. Các dịch vụ liên quan (chuẩn bị bữa ăn, lập kế hoạch bữa ăn và lau chùi sau bữa ăn, giặt đồ, đi chợ mua thực phẩm).

c. Các dịch vụ y tế trợ giúp nếu được bác sĩ kê toa (chích thuốc, dùng ống thông, cho ăn bằng ống truyền thức ăn, hút).

d. Giám Sát Bảo Vệ (dịch vụ giám sát và theo dơi 24 giờ trong ngày để tránh thương tích). Xem Chýõng 5 ðể biết thêm thông tin.

• Dịch vụ giám sát hoặc giữ trẻ không theo thông lệ. • Phải cho thấy sự khác nhau giữa khuyết tật và những trẻ em khác

cùng độ tuổi. e. Giúp ðỡ về du hành.

MPP 30-763.454

Xét về mặt lý thuyết, nếu phụ huynh không phải là nhà cung cấp dịch vụ IHSS, họ có thể ðược phép nghỉ ngõi ít nhất 8 giờ một tuần khi phụ huynh ði chợ, làm việc nhà hoặc các việc khác cho gia ðình.

Page 44: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

44

2. Khi Nào Trẻ Em Có Thể Được Nhận Các Dịch Vụ IHSS? a. Nếu bị khuyết tật hoặc có lợi tức thấp (ðýợc nhận trợ cấp SSI có nghĩa là

ðýõng nhiên hội đủ điều kiện) b. Nếu mức lợi tức quá cao nên không được nhận SSI, có thể hội đủ điều

kiện tham gia theo diện đồng trả chi phí6. c. Nếu phụ huynh vắng nhà để đi làm, đi học, huấn luyện7. d. Nếu phụ huynh không thể chãm sóc do bị khuyết tật hoặc bệnh tật. e. Nếu phụ huynh ðang ngủ hoặc chãm sóc cho các thành viên khác trong

gia ðình. MPP 30-763.44

3. (a) Khi nào Phụ huynh được Trả Thù Lao theo diện nhà cung cấp dịch vụ của IHSS?

a. Nếu phụ huynh bỏ công việc toàn thời gian và không thể làm một công việc toàn thời gian vì phải chãm sóc ðứa trẻ bị khuyết tật ðó, VÀ

b. Không có ngýời chãm sóc thích hợp khác (sẵn sàng và có thể chấp nhận), VÀ

c. Nếu không ðược nhận các dịch vụ, ðứa trẻ sẽ có nguy cơ ðýợc ðýa vào nõi giữ trẻ không thích hợp ở bên ngoài nhà hoặc ðýợc chãm sóc sức khỏe không thỏa ðáng.

MPP 30-763.451

3. (b) Còn Các Nhà Cung Cấp Dịch Vụ là Phụ huynh Trong Các Gia Đình Có Đầy Đủ Cả Cha Lẫn Mẹ Thì Sao?

Các qui chế của IHSS áp dụng thêm các qui định khác về những người cung cấp dịch vụ là phụ huynh của trẻ vị thành niên khi cả cha và mẹ đều sống trong cùng một gia đình. MPP 30-763.453. Theo các qui chế này, phụ huynh có thể được

6 Xem đứa trẻ có hội đủ điều kiện được nhận Medi-Cal không phải đồng trả chi phí theo chương trình A&D FPL hay qua thủ tục xác định theo một trong các chương trình HCBS Waiver của tiểu bang hay không, đặc biệt là chương trình DD Waiver nếu đứa trẻ là khách hàng của trung tâm khu vực. 7 Trường hợp ngoại lệ: Theo PCSP, một người cung cấp dịch vụ không phải là cha (mẹ) có thể cung cấp dịch vụ cho một đứa trẻ được nhận dịch vụ ngay cả khi người cha (mẹ) đó có mặt trong nhà. (ACL 00-83; ACIN I-28-06.) Điều này không thể áp dụng được theo IPW, trừ khi cha (mẹ) của đứa trẻ đó không có đủ khả năng về thể chất hoặc tâm thần để thực hiện các dịch vụ. MPP 30-763.44; ACIN I-28-06. Tuy nhiên, sẽ có rất ít trường hợp (nếu có) trong đó người cung cấp dịch vụ không phải là cha mẹ của những người nhận dịch vụ ở lứa tuổi vị thành niên theo chương trình IPW vì lựa chọn ứng trước tiền thù lao sẽ là lý do duy nhất khiến đứa trẻ vị thành niên đó rơi vào diện này.

Page 45: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

45

nhận tiền trả với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ của IHSS theo gia đình cả cha lẫn mẹ chỉ trong trường hợp hội đủ tất cả các điều kiện sau đây:

(1) nhà cung cấp dịch vụ là cha/mẹ bỏ, hoặc bị cản trở không thể đi làm toàn thời gian được bởi vì không có người cung cấp dịch vụ thích hợp nào khác và tình trạng phụ huynh không thể cung cấp dịch vụ chăm sóc cũng có thể dẫn tới việc đưa đứa trẻ vào nơi không thích hợp hoặc không được chăm sóc sức khỏe thỏa đáng,

(2) phụ huynh không phải là người cung cấp dịch vụ giữ trẻ sẽ không thể cung cấp các dịch vụ này bởi vì họ vắng mặt do phải làm việc hoặc không thể cung cấp các dịch vụ này về mặt thể chất và tâm thần, và

(3) Nếu phụ huynh không phải là nhà cung cấp dịch vụ đó không thể cung cấp các dịch vụ do phải đi làm hoặc đi học, chương trình sẽ chỉ trả tiền cho các nhà cung cấp dịch vụ là cha/mẹ đối với các dịch vụ thường được cung cấp trong các giai đoạn phụ huynh không cung cấp dịch vụ đi vắng như được trình bày trong phần ở trên.

Có các trường hợp được báo cáo trong đó qui chế này được coi là vô giá trị vì vượt quá phạm vi qui định của điều luật đó (điều luật chỉ qui định rằng điều kiện này phải yêu cầu hội đủ theo tiêu chuẩn ở trên. Các hồ sơ này lý luận rằng nếu cơ quan luật pháp có ý định từ chối chi trả cho việc chăm sóc đứa trẻ của một người cha /mẹ trong gia đình có cả cha lẫn mẹ, cơ quan luật pháp sẽ phải bổ sung thêm nội dung ngôn ngữ về qui định đó.

4. Tôi được Cho Biết là Con tôi không Hội Đủ Điều Kiện nhận Các Dịch Vụ IHSS Bởi Vì Cháu Còn Quá Nhỏ. Điều đó có Đúng không?

Không. Tuổi tác không thể là yếu tố quyết định khi xác định có nên cho phép nhận một dịch vụ chăm sóc cá nhân cụ thể hay dịch vụ liên quan hay không. Dịch vụ IHSS duy nhất bị hạn chế vì yếu tố này là dịch vụ giám sát bảo vệ, được phép cung cấp “chỉ trong trường hợp cần thiết do các hạn chế về chức năng sinh hoạt của đứa trẻ.” Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế California § 12300(d)(4). Nếu cơ quan Lập Pháp muốn mở rộng giới hạn này sang các dịch vụ chăm sóc cá nhân và dịch vụ liên quan cho trẻ em, họ sẽ phải đưa các từ ngữ nội dung về giới hạn này vào trong phần trình bày về các dịch vụ đó theo đạo luật.

“Điểm khởi đầu để diễn giải nội dung của đạo luật chính là các từ ngữ nội dung của đạo luật đó. Nếu không có ý định ngược lại và được thể hiện rõ ràng của nhà lập pháp, ngôn ngữ nội dung đó phải thường được coi là mang tính chất kết luận.” Kaiser Aluminum & Chemical Corp. v. Bonjorno, 494 U.S. 827, 835 (1990). Do

Page 46: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

46

đó, các trẻ em hội đủ điều kiện được đánh giá về nhu cầu cần dịch vụ chăm sóc cá nhân và các dịch vụ liên quan giống như bất kỳ đương đơn nào khác, bất kể lứa tuổi, theo luật MPP § 30-756.1.

5. Tôi Được Cho Biết là Con Tôi không Hội Đủ Điều Kiện Nhận Các Dịch Vụ Liên Quan. Điều này có Đúng không?

Không. Các giới hạn duy nhất về việc cung cấp dịch vụ IHSS cho những người dưới 18 tuổi được qui định trong mục MPP § 30-763.454. Mặc dù trên thực tế có bỏ qua các dịch vụ chăm sóc tại gia, qui chế này qui định cụ thể về việc cung cấp các dịch vụ liên quan theo phụ mục (a). Có lẽ quận đang nhầm lẫn thuật ngữ thực tế “các dịch vụ liên quan tới các dịch vụ chăm sóc tại gia” theo điều luật đó (Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế California § 12300(e)(1)) với bản thân “các dịch vụ chăm sóc tại gia.”

6. Tôi được Cho Biết là Con Tôi không Hội Đủ Điều Kiện Nhận Các Dịch Vụ Vì Người Cha (Mẹ) như tôi có trách nhiệm Cung Cấp Các Dịch Vụ này cho Con mình. Điều này có Đúng không?

Chỉ trong trường hợp hoàn cảnh của quý vị phù hợp với phần định nghĩa của cơ quan lập pháp về trách nhiệm của phụ huynh đối với việc chăm sóc con cái có nhu cầu cần dịch vụ IHSS. Định nghĩa đó yêu cầu các bậc phụ huynh phải chăm sóc con mình, trừ khi người cha (mẹ) chăm sóc rời đi hoặc bị gây cản trở trong việc có được việc làm toàn thời gian vì không có sẵn người cung cấp dịch vụ thích hợp nào khác và việc phụ huynh không thể cung cấp dịch vụ giữ trẻ có thể dẫn tới việc đứa trẻ bị giao cho nơi chăm sóc không thích hợp hoặc không được chăm sóc đầy đủ. Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế California § 12300(e).

7. Các Khoản Tiền Thù Lao mà Phụ huynh Nhận Ðýợc Khi Cung Cấp Dịch Vụ IHSS Có Ảnh Hýởng Tới Trợ Cấp SSI của Ðứa Trẻ hoặc Bảo Hiểm Medi-Cal của Gia Ðình không? Không. Các khoản tiền thù lao sẽ không ảnh hýởng tới trợ cấp SSI của ðứa trẻ vì số tiền này ðýợc coi là lợi tức thuộc diện miễn trừ theo các qui chế của SSI. POMS SI 01320.175. Khi các qui chế của IHSS thay ðổi ðể cho phép Medi-Cal tài trợ cho các bậc phụ huynh cung cấp dịch vụ chãm sóc theo luật IPW, các khoản tiền thù lao này sẽ ðýợc miễn tuân theo qui ðịnh về lợi tức và tài sản theo tất cả các chýõng trình Medi-Cal của Tiểu Bang ðối với dịch vụ IHSS được cung cấp cho trẻ em dýới 21 tuổi. (ACWDL 05-29, 06-04, 06-19). Tuy nhiên, việc nhận các khoản tiền thù lao này vẫn có thể ảnh hưởng tới mức phúc lợi của gia đnh .

Page 47: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

47

8. Tôi Có Thể Vừa Được Nhận Dịch Vụ IHSS Vừa Vẫn Tiếp Tục Nhận Dịch Vụ Trợ Giúp Nghỉ Ngơi Từ Trung Tâm Khu Vực không?

Có. Các dịch vụ trợ giúp nghỉ ngơi từ trung tâm khu vực là khác với IHSS. Quư vị sẽ có thể được nhận IHSS, kể cả dịch vụ giám sát bảo vệ, mà không bị mất số giờ nghỉ ngơi. Xin gọi Disability Rights California nếu trung tâm khu vực tìm cách cắt giảm số giờ nghỉ ngơi vì quư vị được nhận dịch vụ IHSS.

Page 48: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

48

IHSS DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI MẮC BỆNH TÂM THẦN 1. Những Người Mắc Bệnh Tâm Thần Có Được Nhận Dịch Vụ IHSS không? Có. IHSS không chỉ dành cho những người mắc bệnh tàn tật về thể chất hoặc phát triển. Những người mắc bệnh tâm thần cũng có thể hội đủ điều kiện nếu họ cần giúp đỡ để sống tại nhà riêng của mình 8 hoặc nhà người thân. 2. Làm Thế Nào để Chứng Minh rằng Dịch Vụ IHSS là Cần Thiết? Sau đây là một số lư do tại sao một người khuyết tật có thể cần giúp đỡ qua IHSS hoặc các dịch vụ chăm sóc cá nhân để sống tại nhà riêng hay nhà người thân hoặc bạn bè:

a. Cần “những lời nhắc”9 để thức dậy vào buổi sáng và thực hiện các sinh hoạt hàng ngày như tắm, vệ sinh đầu tóc, mặc quần áo, dùng thuốc, ăn. Các lời nhắc và trợ giúp theo trình tự là các từ ngữ được dùng để mô tả sự giúp đỡ mà người khác cần khi bắt đầu một hoạt động và chuyển từ bước này sang bước khác. Do tình trạng khuyết tật hoặc các phản ứng phụ của thuốc, người đó có thể không làm việc đó một cách nhất quán nếu không có người khác hướng dẫn từng bước.

b. Tương tự, có thể cần phải có “những lời nhắc” để giúp người đó thực hiện nhiều công việc khác nhau khi đi ngủ vào buổi tối.

c. Chuẩn bị các bữa ăn mà người đó có thể không tự mình làm được một cách nhất quán và an toàn.

d. Nhắc nhở ăn và uống nước. e. Đi chợ, lau chùi, giặt đồ, lập kế hoạch cho bữa ăn. f. Đi cùng tới các buổi khám chữa bệnh và sức khỏe tâm thần vì người đó

không thể lái xe một cách an toàn do tình trạng khuyết tật hoặc các phản ứng phụ của thuốc, hoặc vì người đó gặp vấn đề rắc rối liên quan tới các buổi hẹn nếu không có sự giúp đỡ.

8 “Nhà” có thể bao gồm một căn hộ mà quý vị sống chung với những người khác hay một phòng khách sạn. Quý vị không hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ IHSS hoặc dịch vụ chăm sóc cá nhân nếu quý vị cư ngụ tại một cơ sở chăm sóc và trú ngụ hay một cơ sở nội trú. Tuy nhiên, các dịch vụ này có thể giúp quý vị chuyển từ một cơ sở chăm sóc và trú ngụ sang phòng khách sạn hay căn hộ của riêng quý vị. 9 “Những lời nhắc” và “Nhắc” và “trình tự” là các biện pháp can thiệp bằng hành động và lời nói để vượt qua trở ngại do tình trạng tàn tật khi bắt đầu công việc, thực hiện các bước cần thiết để hoàn tất một công việc, tuân theo trình tự thích hợp để hoàn tất (các) công việc. Các giới hạn về chức năng tạo nền tảng để xác định một căn bệnh tâm thần nhằm mục đích hội đủ điều kiện nhận trợ cấp SSI gồm có “[các thiếu hụt] hiệu quả của sự tập trung chú ý, kiên trì hoặc tốc độ dẫn tới việc thường xuyên không hoàn tất các công việc đúng thời hạn. . . .” Đây là từ một trong các tiêu chuẩn “B” theo danh mục các căn bệnh tâm thần 12.01, Phụ Lục 1, Phần phụ P, 20 CFR Phần 404. Các tiêu chuẩn “B” khác bao gồm “giới hạn được xác định về các hoạt động sinh hoạt hàng ngày” và ... sự suy thoái của các hành vi thích nghi.”

Page 49: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

49

g. Cần giám sát và can thiệp theo hình thức “giám sát bảo vệ”, vì một người có thể coi một tình huống vô hại là đe dọa cá nhân và tin rằng cần phải có sự phản ứng có thể tự gây thương tích. Trong trường hợp đó, người đó có thể cần được uốn nắn hoặc điều chỉnh sự chú ư của mình, cần được chứng minh rằng không có mối đe dọa nào hoặc cần người hành động ngăn ngừa thương tích.

3. Làm Thế Nào để Ghi Chép Lại Nhu Cầu Cần Dịch Vụ IHSS? Các nhân viên từ Sở Phúc Lợi Quận là những người giải quyết đơn xin dịch vụ IHSS hoặc các dịch vụ chăm sóc cá nhân. Họ chủ yếu làm việc với những người mắc bệnh khuyết tật về thể chất (ngồi xe lăn hoặc không thể làm được việc gì do bị viêm khớp nặng) hoặc các căn bệnh về nhận thức (chậm phát triển trí tuệ hoặc người cao niên mắc bệnh Alzheimer). Không sử dụng các bệnh này cho đơn xin của những người mắc bệnh tâm thần. Điều đó có nghĩa là nhân viên quận sẽ cần thêm sự giúp đỡ từ quư vị và những người giúp quư vị để hiểu tại sao quư vị lại cần người chăm sóc trực tiếp tại nhà mình. Quư vị sẽ cần phải có thư xác nhận của bác sĩ tâm thần hoặc nhân viên xă hội tại y viện nơi quư vị tới khám chữa bệnh hoặc bác sĩ tâm lư mà quư vị gặp hoặc quản lư viên hồ sơ -- hoặc bất kỳ ai giúp quư vị biết rơ các nhu cầu của quư vị. Bức thư này cần giải thích về các nội dung sau đây:

a. Những việc cần giúp đỡ và dạng giúp đỡ quư vị cần. b. Tại sao quư vị lại cần giúp đỡ vì tình trạng khuyết tật của mình. Ví dụ,

một bác sĩ tâm thần hoặc nhân viên xă hội hoặc chuyên gia tâm lư mà quư vị gặp có thể giải thích rằng các loại thuốc và tình trạng tàn tật có thể khiến quư vị khó đứng dậy đúng lúc và thực hiện các công việc vệ sinh cá nhân vào mỗi buổi sáng nếu không có người giúp đỡ.

c. Việc không có sự giúp đỡ cần thiết có thể khiến quư vị không thể tiếp tục sống tự lập trong nhà riêng của mình hoặc phng khách sạn hoặc nhà chung cư như thế nào.

d. Việc không có được sự giúp đỡ mà quư vị cần có thể làm căn bệnh của quư vị trầm trọng hơn như thế nào. Ví dụ, nếu không có người giúp ra khỏi giường thường xuyên hàng ngày và giúp giữ căn hộ của quư vị gọn gàng sạch sẽ, quư vị có thể cảm thấy cuộc sống hàng ngày của mình bị hỗn loạn và lâm vào khủng hoảng. Nếu không có sự giúp đỡ để tạo lập cấu trúc và trật tự trong cuộc sống, quư vị có nguy cơ gặp khủng hoảng , và điều đó thậm chí cn có nghĩa là phải tới phng cấp cứu .

Page 50: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

50

4. Tôi Có Thể Tới Đâu để Nhờ Giúp Có Được Dịch Vụ IHSS?

Nếu quư vị hoặc những người giúp quư vị gặp các vấn đề rắc rối về việc nhận dịch vụ chăm sóc trực tiếp mà quư vị cần, xin gọi Đường Dây Bảo Vệ và Biện Lư (Disability Rights California) tại số 1-800-776-5746. Hăy yêu cầu thu xếp một buổi hẹn với Biện Lư Viên. Chúng tôi luôn đặt ưu tiên đối với quyền của những người mắc bệnh tâm thần trong việc có được dịch vụ IHSS hoặc các dịch vụ chăm sóc cá nhân mà họ cần để sống tại nhà riêng của mình.

Các Nguồn Trợ Giúp Thay Thế Khác là gì?

Nhân viên xă hội phải tìm hiểu về các lựa chọn thay thế khác mà IHSS có thể có sẵn qua các cơ quan và chương trình khác nhằm đáp ứng nhu cầu của người nhận. MPP §30-763.61.

Mặc dù có thể bù lại tổng số giờ mà quư vị được phép sử dụng nhờ có các nguồn tài nguyên thay thế, các quận phải xem xét các nguồn trợ giúp thay thế khác khi đánh giá nhu cầu tổng quát của quư vị. MPP §30-763.273. Điều này có thể tạo nên sự khác biệt giữa việc quư vị được đưa vào diện “tàn tật nghiêm trọng” thay vì “tàn tật không nghiêm trọng.”

Các Dịch Vụ Tình Nguyện là gì?

Nếu một nhu cầu cần các dịch vụ được thẩm định và được chấp nhận, ngoài một số trường hợp ngoại lệ, quư vị có thể được trả thù lao chính thức để thực hiện các dịch vụ đó. Bất kỳ ai có thể được trả thù lao hợp pháp để cung cấp các dịch vụ của IHSS có thể tự nguyện không nhận lương cho việc cung cấp các dịch vụ đó. Các qui chế yêu cầu các quận phải có Mẫu Chứng Nhận về Các Dịch Vụ Tình Nguyện có chữ kư của những người đồng ư tự nguyện cung cấp các dịch vụ được trả thù lao. (ACL 00-28)

Nếu một tổ chức cung cấp một phần dịch vụ được phép, tổ chức này phải được coi là Nguồn Trợ Giúp Thay Thế khác chứ không phải là nhà cung cấp dịch vụ. Các tổ chức được tài trợ bởi các nguồn khác, do đó không thể được trả tiền qua ngân quỹ IHSS.

Các Trung Tâm Khu Vực và Những Nơi Cư Ngụ Có Dịch Vụ Trợ Giúp Có Được Coi là các nguồn thay thế khác không?

Không. Các khách hàng của trung tâm khu vực sẽ không bị từ chối dịch vụ IHSS bởi vì họ được nhận các dịch vụ tại nơi sinh sống độc lập hoặc nơi cư ngụ có người trợ giúp được trung tâm khu vực đài thọ. Các dịch vụ được trung tâm khu vực đài

Page 51: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

51

thọ để trợ giúp khách hàng tại nhà riêng của họ, ví dụ như các dịch vụ trợ giúp sống độc lập và các dịch vụ sinh hoạt có người giúp đỡ, khác với dịch vụ IHSS hoặc ngoài dịch vụ này, không được sử dụng làm căn cứ để từ chối tình trạng hội đủ điều kiện hoặc giảm bớt số giờ dịch vụ IHSS. (ACLs 98-53 & 98-79.)

Quận không được từ chối tình trạng hội đủ điều kiện hoặc giảm số giờ cần IHSS cho các khách hàng của trung tâm khu vực, là những người nhận các dịch vụ được tài trợ bởi trung tâm khu vực khẩn cấp tạm thời (giống như IHSS), dựa trên lư do các dịch vụ của trung tâm khu vực là “các nguồn thay thế khác”, nếu trung tâm khu vực đó báo cáo rằng các dịch vụ được trung tâm khu vực đó đài thọ hiện đang được cung cấp cho tới khi IHSS bắt đầu, và các dịch vụ của trung tâm khu vực tạm thời sẽ kết thúc khi quận bắt đầu tài trợ IHSS. Quận phải tài trợ IHSS ngược trở lại thời gian nộp đơn xin, trừ khi các dịch vụ tạm thời đă được cung cấp miễn phí cho khách hàng.

Cả IPP và ISP đều cần phải qui định rơ ràng những dịch vụ nào là các dịch vụ khẩn cấp tạm thời mà trung tâm khu vực đó sẽ đài thọ cho tới khi IHSS bắt đầu và đâu là các dịch vụ trợ giúp sống độc lập hoặc trợ giúp thu xếp sinh hoạt có người giúp đỡ mà trung tâm khu vực sẽ tiếp tục đài thọ.

EPSDT có phải là Nguồn Thay Thế Khác không?

Không, không nên coi EPSDT là nguồn thay thế khác, và số giờ của người nhận được ủy quyền IHSS/PSCP sẽ không bị giảm bớt vì người nhận được nhận các dịch vụ EPSDT. EPSDT cung cấp các dịch vụ phụ trội được kê toa bởi các chuyên gia y tế, là những người xác định mức độ cần thiết về mặt y tế của các dịch vụ đó, được coi là không liên quan tới các dịch vụ IHSS/PSCP. (ACL 02-43E.)

Tôi Có Thể Được Nhận Các Dịch Vụ của Chương Trình Đa Năng cho Người Cao Niên (Multipurpose Senior Services Program - MSSP) nếu Hiện Đang Nhận Dịch Vụ IHSS không?

Có. Quư vị có thể được nhận cả hai. Nếu hiện tại quư vị đang có được số giờ IHSS tối đa, số giờ này không thể bị giảm bớt trừ khi quư vị có được sự giúp đỡ tại gia qua MSSP. Nếu quư vị không có được số giờ IHSS tối đa, bất kỳ sự trợ giúp tại gia nào qua MSSP sẽ không ảnh hưởng tới số giờ IHSS của quư vị. (ACL 03-11.)

Page 52: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

52

Tôi Có Thể Được Nhận Các Dịch Vụ theo Chương Trình Miễn Trừ Medi-Cal của Văn Phng Trợ Giúp (MCWP) và Chương Trình Quản Lư Hồ Sơ (CMP) nếu Đang Nhận Các Dịch Vụ IHSS không?

Có. Quư vị có thể nhận dịch vụ trong cả ba chương trình. Nếu quư vị hiện đang nhận số giờ IHSS tối đa, số giờ này không thể bị giảm bớt nếu quư vị nhận dịch vụ trợ giúp tại gia qua MCWP và CMP. Nếu quư vị hiện không được nhận số giờ IHSS tối đa, bất kỳ dịch vụ trợ giúp tại gia nào qua MCWP hoặc CMP sẽ không ảnh hưởng tới số giờ IHSS của quư vị. (ACL 04-16.)

Các Khoản Tiền Trả Cho Dịch Vụ Chăm Nuôi Có Được Coi Là Nguồn Thay Thế Khác không?

Có thể. Đă có các trường hợp được báo cáo, trong đó các cơ quan quận từ chối cho nhận dịch vụ IHSS bởi vì người nhận trợ cấp hiện đang được nhận tiền trợ cấp chăm nuôi chuyên dụng. Để ra quyết định, các nhân viên xă hội của quận phải tiến hành các thủ tục đánh giá nhu cầu của khách hàng và sau đó xác định các dịch vụ được bao trả bằng trợ cấp chăm nuôi căn bản và chuyên dụng trước khi giảm bớt hoặc từ chối các dịch vụ IHSS dựa trên các nguồn thay thế khác.

Trợ Cấp của Chương Trình Trợ Giúp Nhận Con Nuôi (AAP) Có Được Coi Là Nguồn Thay Thế không?

AAP là trợ cấp tiền mặt cho các gia đnh nhận nuôi các trẻ em có nhu cầu đặc biệt . Mục đích của AAP là xóa bỏ rào cản về tài chánh đối với việc nhận nuôi những trẻ em mà nếu không sẽ không được an toàn và ổn định khi sống trong những căn nhà cố định, đồng thời tiết kiệm đáng kể chi phí chăm nuôi cho tiểu bang bằng cách giảm bớt chi phí trợ cấp cho gia đnh chăm nuôi . Khoản trợ cấp tiền mặt được căn cứ trên nhu cầu của đứa trẻ và hoàn cảnh gia đnh. Hoàn cảnh gia đnh bao gồm “khả năng tiếp nhận đứa trẻ vào gia đnh liên quan tới lối sống , mức sống và . . . khả năng tổng quát trong việc đáp ứng các nhu cầu và kế hoặc trước mắt và tương lai, trong đó bao gồm cả việc học tập của đứa trẻ.” Tuy nhiên trợ cấp AAP không được dành để trả cho bất kỳ dịch vụ cụ thể nào. Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế § 16119(d)(1) và (2). Vì ngân quỹ AAP không dành riêng cho bất kỳ mục đích cụ thể nào, các bậc phụ huynh nhận con nuôi có thể tùy ư chi tiêu hoặc giữ lại số tiền đó. Trên thực tế, Bộ Luật Các Qui Chế California, tiêu đề 22, mục 35333, phụ mục (f)(2), qui định rằng một khi thủ tục nhận con nuôi đă chính thức, “phụ huynh nhận nuôi sẽ có quyền sử dụng trợ cấp AAP để đáp ứng nhu cầu của đứa trẻ nếu họ thấy thích hợp mà không cần phải có thêm sự chấp thuận của cơ quan.” Do đó, các quận không nên coi trợ cấp AAP là nguồn thay thế khi cho phép nhận các dịch vụ IHSS.

Page 53: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

53

Cn Tiền Trợ Cấp cho Người Gia Nhập Quân Ngũ và Trợ Giúp của Sở Cựu Chiến Binh thì sao?

Theo lệnh ta án, các khoản tiền Trợ Cấp Gia Nhập Quân Ngũ và Trợ Cấp VA không thể được coi là lợi tức hoặc nguồn thay thế khác. (Clift v. McMahon)

Tôi có thể nhận IHSS tại Sở Làm không?

Có. Tất cả những người được nhận trợ cấp IHSS đều hội đủ điều kiện được chuyển một phần số giờ phục vụ hiện được phép của mình tới sở làm nếu muốn. Điều này bao gồm những người nhận dịch vụ theo cả ba phương thức cung cấp cho IHSS Residual/PCSP/IPW.

Các dịch vụ chăm sóc cá nhân được giới hạn ở những dịch vụ hiện được phép cung cấp tại nhà và tại sở làm để giúp quư vị có được, duy trì hoặc trở lại công việc. Các dịch vụ được phép mà quư vị sử dụng tại sở làm phải là các dịch vụ liên quan và cần thiết để hỗ trợ và duy trì việc làm của quư vị. Các dịch vụ tại sở làm không thay thế bất kỳ phương tiện trợ giúp hợp lư nào mà hăng sở của quư vị phải đáp ứng theo Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật hoặc các quyền hạn pháp lư khác hoặc các trách nhiệm của đệ tam nhân. Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế Cal § 14132.955(a); 12300(d).

Ngoài ra, các giới hạn về lợi tức và nguồn tài sản trong tất cả các chương trình của IHSS vẫn không thay đổi, vì vậy mức lợi tức của quư vị có thể ảnh hưởng tới tình trạng hội đủ điều kiện tham gia chương trình của quư vị. Nếu mức lợi tức của quư vị ảnh hưởng tới tình trạng hội đủ điều kiện hoặc khiến quư vị phải trả một khoản đồng chi phí, các cơ quan quận sẽ đánh giá tình trạng hội đủ điều kiện nhận bảo hiểm của Chương Trình Tàn Tật Trong Khi Làm Việc 250% của Madi-Cal (Medi-Cal 250% Working Disabled Program - WDP) hoặc bảo hiểm Medi-Cal khác. Bảo hiểm 250% WDP cho phép quư vị kiếm được nguồn lợi tức có thể được tính, lên tới 250% mức qui định về nghèo khó của liên bang, đồng thời vẫn duy trì tình trạng hội đủ điều kiện nhận trợ cấp Medi-Cal. (ACL 04-43.) Để tìm hiểu thêm về chương trình 250% WDP, xin tới: http://www.healthconsumer.org/cs032WorkingDisabled.pdf

Các Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân Thuộc Diện Miễn Trừ (Waiver Personal Care Services - WPCS) là gì?

Có thể được phép sử dụng thêm số giờ IHSS theo chương trình Miễn Trừ Tại Gia và Cộng Đồng (Home & Community Based Waiver - HCBS) cho những người mà nếu không sẽ hội đủ điều kiện được chăm sóc chữa trị tại một cơ sở điều dưỡng hoặc cơ sở điều dưỡng bán cấp tính. Nếu hội đủ điều kiện, quư vị có thể được nhận

Page 54: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

54

thêm số giờ IHSS, ngay cả khi hiện đang nhận tối đa 283 giờ một tháng để giảm bớt các nhu cầu chưa được đáp ứng. Đồng thời, không cần phải được phép nhận số giờ làm việc tối đa (195 hoặc 283) mới được nhận WPCS.

Quư vị có thể được nhận WPCS nếu:

(1) Đă được DHCS chấp thuận cho nhận các dịch vụ qua chương trình Miễn Trừ HCBS cho những người mà nếu không sẽ cần phải được chăm sóc chữa trị tại cơ sở điều dưỡng;

(2) Có giấy kê toa của bác sĩ, trong đó nói rơ là quư vị cần các dịch vụ chăm sóc cá nhân thuộc diện miễn trừ để tiếp tục sống trong nhà mình;

(3) Chọn nhận các dịch vụ chăm sóc cá nhân thuộc diện miễn trừ để tiếp tục sống trong nhà mình.

(4) Các dịch vụ chăm sóc cá nhân thuộc diện miễn trừ của quư vị và tất cả các dịch vụ thuộc diện miễn trừ khác không vượt quá mức giới hạn về tài chính theo qui định của luật Miễn Trừ HCBS. (ACL 03-24)

Để tìm hiểu thêm về tiêu chuẩn hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ chăm sóc cá nhân thuộc diện miễn trừ phụ trội, xin tới: http://www.pai-ca.org/pubs/539201.htm. Nếu quư vị hiện đang tạm thời sống trong bệnh viện hoặc cơ sở điều dưỡng, các nhà cung cấp dịch vụ miễn trừ phụ trội của quư vị sẽ được trả thù lao tối đa là 7 ngày.

Page 55: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

55

Chương 4 Đơn Xin Dịch Vụ IHSS và Thủ Tục Tự Thẩm Định

Khi nào tôi nên nộp đơn xin dịch vụ IHSS? Nếu quý vị chuyển tới nhà mới, hãy nộp đơn xin vào ngày đầu tiên quý vị sống trong nhà riêng của mình, hoặc ngay sau khi quý vị biết nơi mình sẽ cư ngụ. Còn nếu không, hãy nộp đơn xin ngay khi cần các dịch vụ do IHSS cung cấp. Nếu quý vị hiện vẫn chưa sống tại nhà riêng, hãy bắt đầu chuẩn bị nộp đơn xin dịch vụ IHSS khi lần đầu tiên quý vị quyết định chuyển tới sống tại nhà riêng.

Vì việc nhận hoặc tình trạng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ SSI/SSP thường rất quan trọng để nhận dịch vụ IHSS mà không cần phải đồng trả chi phí, bây giờ là thời điểm nên nộp đơn xin SSI/SSP nếu quý vị hiện không nhận được trợ cấp này. Tuy nhiên, nếu quý vị cần nhận dịch vụ IHSS nhanh chóng hơn, trước hết hãy nộp đơn xin Medi-Cal với Văn Phòng Phúc Lợi Quận tại địa phương. Quý vị có quyền nhận được quyết định về Medi-Cal trong vòng 90 ngày, tuy nhiên thời hạn này thường kéo dài hơn. Nếu quý vị nộp đơn xin trợ cấp SSI vào cùng thời điểm nộp đơn xin bảo hiểm Medi-Cal, tiểu bang sẽ không thiết lập hồ sơ Medi-Cal mà sẽ chờ cho tới khi có quyết định về trợ cấp SSI. Nếu đơn xin SSI bị từ chối, Tiểu Bang sẽ tự động từ chối đơn xin Medi-Cal vì lúc đó Tiểu Bang bị cấm được ra quyết định liên quan tới tình trạng khuyết tật.

Tôi có thể nộp đơn xin dịch vụ IHSS nếu chuyển từ một cơ sở sang nhà tôi không? Có, các nhân viên IHSS của Quận PHẢI điền một bản thẩm định trong khi quý vị vẫn đang còn ở bệnh viện hoặc cơ sở điều dưỡng lành nghề. Những đương đơn hội đủ điều kiện theo cách khác và hiện đang nằm viện hoặc tại một cơ sở điều dưỡng, muốn sống tại nhà riêng và có thể sống tại nhà riêng một cách an toàn nếu được cung cấp dịch vụ IHSS, sau khi nộp đơn xin sẽ được nhận dịch vụ IHSS dựa trên kết quả thẩm định nhu cầu. MPP 30-755.12

Dịch vụ sẽ bắt đầu được cung cấp sau khi quý vị trở về nhà, trừ khi công việc lau chùi nhiều có thể được cho phép và sử dụng trước để chuẩn bị cho quý vị trở về nhà.

Sở Dịch Vụ Xã Hội cấp Thư Thông Báo cho Tất Cả Quận để nhắc nhở các sở phúc lợi của quận về trách nhiệm tiến hành thẩm định các đương đơn sẵn sàng rời khỏi các cơ sở y tế và những nơi khác ở bên ngoài không liên quan tới dịch vụ y tế. (ACL 02-68.) Điều này có nghĩa rằng kể từ ngày đầu tiên về nhà, người khuyết tật đó và nhà cung cấp dịch vụ sẽ biết là người cung cấp dịch vụ sẽ được trả thù lao cho các dịch vụ được phép.

Page 56: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

56

Nếu quận nói rằng họ không thể đánh giá nhu cầu của quý vị hoặc nhận đơn xin của quý vị trong khi quý vị đang nằm viện hoặc có mặt tại một cơ sở điều dưỡng, quý vị nên yêu cầu một buổi điều trần công bằng. Chúng tôi cũng tin rằng nếu quận từ chối tuân theo các qui chế của IHSS để giúp đỡ người khuyết tật chuyển từ bệnh viện hoặc cơ sở y tế về nhà, thì quận đó bị coi là vi phạm Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật. Quý vị có thể gửi khiếu nại về dân quyền với sở phúc lợi quận của quý vị. Xin gọi số điện thoại của văn phòng chính hoặc văn phòng điều hành và nói rằng quý vị muốn gửi khiếu nại về dân quyền. Hoặc quý vị cũng có thể gửi khiếu nại về ADA qua thư tới địa chỉ sau đây:

Coordination and Review Section Civil Rights Division U.S. Department of Justice P.O. Box 66118 Washington, D.C. 20035-6118

Làm thế nào để nộp Đơn Xin? Để nộp đơn xin dịch vụ IHSS, hãy điền đơn xin và nộp cho văn phòng phúc lợi quận tại địa phương. Để tìm văn phòng tại địa phương, hãy tìm văn phòng phúc lợi quận nơi gần nhất theo Mục Chính Quyền Quận trong danh bạ điện thoại. Quý vị có thể lấy mẫu đơn xin trên mạng điện toán tại: http://www.dss.cahwnet.gov/pdf/SOC295.pdf

Người muốn nhận trợ cấp hoặc người đại diện của họ có thể xin trợ cấp bằng văn bản hoặc qua điện thoại. Nếu xin qua điện thoại, nhân viên dịch vụ xã hội của quận có thể được phép ký tên vào đơn xin. Đừng quên nói rằng quý vị nộp đơn xin nhận dịch vụ IHSS và ghi ngày tháng, người đã nói chuyện với quý vị v.v…, trong trường hợp cần liên lạc tiếp. Cơ quan quận phải chấp nhận đơn xin sau khi họ được cho biết về mục đích của cuộc gọi hoặc việc liên lạc đó. MPP 30-009.22.

Cần có các thông tin sau đây khi liên lạc qua điện thoại lần đầu tiên:

(1) Họ tên đầy đủ của người đó

(2) Giới tính

(3) Số An Sinh Xã Hội. Nếu người đó là ngoại kiều không có số an sinh xã hội, xin xem Mục Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện

(4) Số điện thoại

Page 57: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

57

(5) Địa chỉ nơi người đó cư ngụ hoặc sẽ cư ngụ. Đây phải là nhà nơi người đó sẽ nhận dịch vụ

(6) Ngày người đó chuyển tới hoặc dự định sẽ chuyển tới

(7) Ngày tháng năm sinh

(8) Tuổi

(9) Sắc tộc MPP 30-759.1

(10) Ngôn ngữ chính MPP 30-759.1

(11) Tên của người phối ngẫu (nếu đã hết hôn)

(12) Số an sinh xã hội của người phối ngẫu

(13) Tên và mối quan hệ của bất kỳ người nào khác sẽ cư ngụ trong căn nhà đó10.

(14) Những người khác cư ngụ trong căn nhà đó sẽ nộp đơn xin hay là hiện đã được

nhận dịch vụ IHSS. (15) Thông tin về bảo hiểm y tế, số Medi-Cal hoặc số

bảo hiểm khác. Và xác nhận của:

(1) Người nhận SSI/SSP; hoặc

(2) Tình trạng hội đủ điều kiện nhận SSI/SSP, nhưng hiện không được nhận SSI/SSP; hoặc

(3) Hội đủ điều kiện nhận trợ cấp SSI/SSP, trừ trường hợp có mức lợi tức quá cao.

Nhân viên IHSS của quận có thể yêu cầu xem thư xác nhận vào thời điểm tới nhà. Quý vị có thể xác nhận bằng cách sử dụng Thông Báo Quyết Định về SSI/SSP hiện tại; ngân phiếu trợ cấp SSI/SSP mới nhất; thẻ Medi-Cal mới nhất; hoặc thư xác

10 Người sống cùng nhà có nghĩa là người sống chung trong một căn hộ với người nhận trợ cấp. Người cung cấp dịch vụ sống cùng nhà có nghĩa là người cung cấp dịch vụ không có quan hệ thân thích với người nhận trợ cấp và sống trong căn nhà đó chỉ để mục đích cung cấp các dịch vụ được IHSS tài trợ. Không gọi người cung cấp dịch vụ/trợ giúp sống cùng nhà là người sống chung nhà vì như vậy có thể gây sự nhầm lẫn khi đánh giá số giờ được phép nhận một số dịch vụ. MPP 30-701(h)(2); 30-763.47; 30-701(l)(3).

Page 58: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

58

nhận của nhân viên IHSS với Văn Phòng An Sinh Xã Hội Khu Vực, hoặc các trang in ra từ Hệ Thống Dữ Liệu về Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện nhận Medi-Cal hoặc Hệ Thống Trao Đổi Dữ Liệu của Tiểu Bang. MPP 30-755.22

Có thể cần phải xác nhận tình trạng tàn tật và lợi tức cùng với các thông tin khác. Thông tin trong hồ sơ tại Trung Tâm Khu Vực có thể hội đủ một số điều kiện này. Nếu quý vị đã xin trợ cấp SSI/SSP, một số thông tin đó có thể được sử dụng. MPP 30-755.26

Sau khi đã nộp đơn xin, quý vị sẽ được thu xếp một buổi tới nhà để thẩm định. Thủ Tục Giải Quyết Đơn Xin Kéo Dài Trong Bao Lâu? Đơn xin phải được giải quyết trong vòng 30 ngày sau khi nộp đơn xin. Điều này bao gồm việc xác định tình trạng hội đủ điều kiện, đánh giá nhu cầu và thông báo về quyết định. Có thể áp dụng ngoại lệ đối với thời hạn 30 ngày này nếu không nhận được quyết định về tình trạng hội đủ điều kiện trong vòng 30 ngày, hoặc người đó không chuyển vào sống trong nhà riêng của mình. MPP 30-759.2

Đă có báo cáo về việc các quận trì hoãn thủ tục đơn xin quá 30 ngày mà không có trường hợp ngoại lệ. Báo cáo về một số trường hợp trì hoãn cáo buộc rằng một số quận nói rằng cuộc gọi điện thoại lần đầu tiên không nằm trong thủ tục giải quyết đơn xin và có danh sách chờ dồn lại trong nhiều tháng đối với những người xin dịch vụ IHSS. Nếu quý vị muốn xin dịch vụ IHSS và được cơ quan quận của quý vị thông báo về việc này, xin liên lạc với Disability Rights California vì chúng tôi muốn nghe ý kiến của quý vị về vấn đề này. Tôi Có Thể Được Nhận Các Dịch Vụ Khẩn Cấp không? Các dịch vụ khẩn cấp có thể được phép cung cấp cho người cao niên, mù lòa hoặc khuyết tật trước khi hoàn tất thủ tục thẩm định tùy thuộc vào quyết định cuối cùng về tình trạng hội đủ điều kiện nếu đương đơn cần nhận dịch vụ ngay do nhu cầu. Xin xem mục Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện Xác Định Từ Trước trong Chương 3 để biết quý vị có hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ khẩn cấp hay không. MPP 30-759.8

Tôi Hiện Đang Nhận Dịch Vụ của IHSS. Chuyện gì Sẽ Xảy Ra nếu Tôi Chuyển Sang Quận Khác?

Nếu một người nhận dịch vụ IHSS chuyển từ quận này sang quận khác, Văn Phòng Dịch Vụ Xã Hội/Phúc Lợi Quận của mỗi quận sẽ có trách nhiệm chuyển hồ sơ sang quận mới. Điều quan trọng là cần phải thông báo cho văn phòng IHSS tại địa phương trước khi chuyển sang một quận khác để bắt đầu thủ tục chuyển hồ sơ giữa các quận. Trợ cấp sẽ không bị gián đoạn trong giai đoạn này. MPP 30-701(i); MPP 30-759.9

Page 59: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

59

Các Nguyên Tắc về Chứng Từ Tự Thẩm Định Tổng Quát

A. Thẩm định Khi lần đầu tiên quý vị nộp đơn xin dịch vụ IHSS, ít nhất mỗi năm một lần, và bất cứ lúc nào quý vị có yêu cầu, quý vị sẽ có một buổi thẩm định với quận. Nhân viên quận sẽ tới nhà quý vị và xác định những dịch vụ IHSS mà quý vị hội đủ điều kiện nhận và số giờ mà quý vị sẽ nhận được mỗi tháng. Quận phải tiến hành thẩm định trong vòng 30 ngày kể từ khi quý vị có yêu cầu. 1. Cách Đánh Giá Nhu Cầu về IHSS

a. Tiêu Chuẩn Theo Luật Tiêu chuẩn tổng quát để đánh giá nhu cầu cá nhân đối với các dịch vụ IHSS (giả sử một người khuyết tật không thể thực hiện các dịch vụ cần thiết do tình trạng khuyết tật)11 được qui định trong Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế Mục 12300. Người khuyết tật hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ cần thiết (1) để có thể tiếp tục sống an toàn trong nhà riêng của mình hoặc tại cơ sở mà người đó tự lựa chọn; và/hoặc (2) thiết lập và duy trì nơi sống độc lập. Thời điểm được phép nhận dịch vụ sẽ dựa trên thời gian cần thiết để người cung cấp dịch vụ cho quý vị thực hiện các công việc được phép. Sẽ không tính thời gian cho các dịch vụ với mục đích duy nhất là để giúp người nhận IHSS cảm thấy “dễ chịu.” Số giờ tối đa là 283 giờ một tháng.

b. Các Qui Ðịnh Hýớng Dẫn của Tiểu Bang về Thời Gian cho Công Việc

Có một số qui định hướng dẫn của tiểu bang về “thời gian cho công việc” trước khi có các thay đổi gần đây về IHSS áp dụng cho các dịch vụ nội chợ và một số dịch vụ liên quan:

i) các dịch vụ nội chợ, 6 giờ một tháng; MPP 30-757-11(k)(1)

ii) giặt ủi nếu có máy giặt trong tòa nhà, 1 giờ một tuần; MPP 30-757.134(c)

iii) giặt nếu quý vị phải tới nơi khác ở bên ngoài tòa nhà, 1-1/2 giờ một tuần; MPP 30-757.134(d)

iv) đi chợ, 1 giờ mỗi tuần; MPP 30-757.135(g)

v) các công việc nội chợ khác, 30 phút mỗi tuần. MPP 30-757.135(e)

Thông thường, các qui định hướng dẫn về thời gian cho công việc này sẽ bị giảm bớt nếu trong nhà có hơn một người. Ví dụ, trong gia đình có bốn người, phần dịch vụ nội chợ của người khuyết tật sẽ là 1.5 giờ mỗi tháng.

11 Quý vị không thể thực hiện các dịch vụ cần thiết nếu việc đó sẽ gây đau đớn.

Page 60: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

60

Chỉ được phép sử dụng các qui định hướng dẫn về thời gian cho công việc nếu phù hợp với hoàn cảnh cá nhân của người nhận trợ cấp. Dưới đây là phần minh họa về các trường hợp mà các qui định hướng dẫn nói trên không thích hợp do hoàn cảnh cá nhân.

Các Qui Định Hướng Dẫn về Thời Gian theo Công Việc Mới Được Mở Rộng và Vai Trò của Các Thủ Tục Đánh Giá Chức Năng

Các qui chế mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng Chín, 2006, trong đó qui định về các khoảng thời gian có thể được phép sử dụng cho các công việc chăm sóc cá nhân và cho công việc chuẩn bị bữa ăn cũng như dọn dẹp, trừ khi có lý do cần phải được cho phép nhiều hơn – hoặc ít hơn – và lý do đó được ghi trong hồ sơ. Trước khi có các qui chế này, các nhân viên xã hội IHSS của quận đã tới nhà và xác định số giờ mà một người cần để chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp và làm các công việc chăm sóc cá nhân. Đa số các quận từng áp dụng một số dạng qui định hướng dẫn để xác định số giờ cho công việc chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp và chăm sóc cá nhân, mặc dù các qui định hướng dẫn này là bất hợp pháp. Hiện tại các nhân viên xã hội quận sẽ sử dụng các qui định hướng dẫn theo qui chế và mức xếp hạng trong kết quả thẩm định chức năng làm cơ sở để xác định số giờ được phép thực hiện các công việc cụ thể. Hiện tại, nếu một nhân viên xã hội quận thấy quý vị cần nhiều - hoặc ít - số giờ hơn là những người trong phạm vi qui định hướng dẫn, nhân viên xã hội quận được yêu cầu đánh giá lại thời gian cần thiết của người đó. Nếu số giờ vẫn nằm ngoài phạm vi này, nhân viên xã hội phải ghi chép hồ sơ về lý do tại sao khách hàng lại cần số giờ vượt quá phạm vi đó.

Vì các nhân viên xã hội IHSS của quận thường phụ trách 300 tới 500 khách hàng (tùy thuộc vào từng quận), biện pháp thưởng khuyến khích không phải là để tìm người nhận dịch vụ IHSS có nhu cầu cao hơn mức qui định trong các qui chế. Do đó, điều đặc biệt quan trọng là khách hàng và những người cung cấp dịch vụ của họ phải ghi chi tiết công việc chăm sóc được cung cấp ít nhất hai tuần nếu có thể được trước khi nhân viên xã hội IHSS của quận tới để tiến hành thẩm định lần đầu tiên hoặc tái thẩm định.

Với sổ nhật ký ghi chép ghi chi tiết các nhu cầu chăm sóc hàng ngày của quý vị, quý vị sẽ có thể xác định bất kỳ công việc nào mà quý vị cần thêm thời gian hơn mức qui định trong các qui định hướng dẫn này và quý vị sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng để giải thích lý do tại sao. Trong lần tới khi nhân viên xã hội IHSS của quận tới để tái thẩm định, hãy xem lại số giờ hiện đang dành cho các công việc cụ thể. Nếu thời gian được phép vượt ngoài phạm vi qui định đối với bất kỳ công việc nào, hãy chuẩn bị sẵn sàng để giải thích nhu cầu của quý vị. Ngoài ra, một số thời gian được

Page 61: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

61

phép trong một hạng mục cụ thể có thể là thời gian cần được phân công cho hạng mục khác. Ví dụ, thời gian để giúp đi lại vào phòng vệ sinh nên được ghi trong hạng mục đi lại nhưng có thể đã được ghi trong hạng mục “chăm sóc đi tiểu và đi cầu.”

Phạm vi qui định hướng dẫn thường khác nhau tùy thuộc vào mức xếp hạng của người nhận khi đánh giá thẩm định chức năng. Xin xem mục DSS ACL 06-34E, Phụ Lục B. Phạm vi qui định hướng dẫn không có dạng phút mà các phần 10 của một giờ, trong đó 30 phút được ghi là .50 của một giờ. Phạm vi qui định hướng dẫn thường áp dụng trong một tuần, vì vậy để tính số lượng thời gian được phép hàng ngày, hãy chia cho 7.

Các qui định hướng dẫn hiện tại đối với các dịch vụ nội chợ, dịch vụ giặt, dịch vụ đi chợ và các công việc nội chợ khác là không thay đổi (mặc dù số hiệu của qui chế đã thay đổi) trừ trường hợp công việc lau chùi xe lăn và nạp lại pin được thêm vào hạng mục “công việc nội chợ linh tinh.”

Các phạm vi qui định hướng dẫn được phê chuẩn cho các dịch vụ sau đây:

(1) Chuẩn Bị Bữa Ăn – 3.02 tới 7.00, MPP 30-757.131.

(2) Lau Dọn Sau Bữa Ăn – 1.17 tới 3.50, MPP 30-757.132. Công việc lau dọn sau bữa ăn không bao gồm việc lau dọn tổng quát đối với tủ lạnh, bếp nấu, bếp lò, mặt kệ tủ bếp, bồn rửa vì các công việc này được đề cập tới trong hạng mục “các dịch vụ nội chợ.”

(3) Chăm sóc đi tiểu và đi cầu - .58 tới 8.00, MPP 30-757.14(a). Công việc giúp đi lại tới phòng vệ sinh được đề cập tới trong hạng mục đi lại; đi lại tới nơi để bô trong cùng phòng được đề cập tới trong hạng mục di chuyển; enemas, ống thông, thuốc đạm, kích thích bằng kỹ thuật số, colostomy và các công việc tương tự được đề cập tới trong hạng mục trợ giúp y tế.

(4) Cho ăn - .70 tới 9.33, MPP 30-757.14(c). Công việc cắt hoặc nghiền nát thực phẩm được đề cập tới trong hạng mục chuẩn bị bữa ăn.

(5) Tắm rửa trên giường theo thông lệ - .50 tới 3.50, MPP 30-757.14(d).

(6) Tắm, vệ sinh răng miệng và chải đầu tóc - .50 tới 5.10, MPP 30- 757.14(e).

(7) Mặc quần áo và cởi quần áo - .56 tới 3.50, MPP 30-757.14(f).

Page 62: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

62

(8) Chỉnh lại tư thế và xoa bóp da, bao gồm cả việc xoay người trên giường - .75 tới 2.80, MPP 30-757.14(g). Không bao gồm việc chăm sóc các vết lở loét do nằm ép lên lâu ngày (decubitii), là công việc được đề cập tới trong hạng mục các dịch vụ trợ cấp y tế.

(9) Di chuyển, trong đó bao gồm cả việc giúp đi từ tư thế đứng, ngồi, chuyển sang tư thế khác hoặc ra vào giường, ghế/cầu thang/khung đi bộ, tràng kỷ v.v… trong cùng phòng - .50 tới 3.50, MPP 30-757.14(h). Công việc giúp ngồi vào hoặc đứng lên khỏi bô được đề cập trong mục “chăm sóc đi tiểu và đi cầu.”

(10) Công việc chăm sóc và giúp đỡ về bộ phận giả (vòng nẹp, dụng cụ trợ thính, kính mắt) và giúp tự dùng thuốc - .47 tới 1.12, MPP 30- 757.14(i).

(11) Chăm sóc kinh nguyệt theo thông lệ - .28 tới .80, MPP 30-757.14(j).

(12) Việc đi lại, trong đó bao gồm việc di chuyển từ nơi này sang nơi khác trong nhà, di chuyển hoặc lấy các dụng cụ trợ giúp như khung đi bộ, gậy chống, xe lăn, giúp đi từ cửa trước tới xe và từ xe tới buổi hẹn khám sức khỏe hoặc nguồn trợ giúp thay thế khác - .58 tới 3.50, MPP.30-757.14(k).

DSS ACLs 06-34, 06-34E (sử dụng Tài Liệu Đính Kèm. B, C, D cập nhật từ 06-34E).

Chức Năng Tâm Thần Chức năng tâm thần là mức độ ảnh hưởng của tình trạng suy yếu về cảm xúc và nhận thức của người nhận (nếu có) đối với khả năng thực hiện các công việc của IHSS. Chức năng tâm thần của đương đơn được đánh giá dựa trên các chức năng về trí nhớ, định hướng và suy xét. Xin xem Phụ Lục B ACL 06-34E. Các yếu tố này cũng được sử dụng để xác định nhu cầu cần giám sát bảo vệ.

Trí Nhớ

Nhớ lại các hành vi đã học và thông tin cách đây đã lâu hoặc thông tin mới cách đây chưa lâu.

Định Hướng

Ý thức được thời gian, địa điểm, bản thân và những người khác trong môi trường của người đó.

Page 63: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

63

Suy Xét

Ra các quyết định sao cho không gây nguy hiểm cho bản thân hoặc tài sản. Người nhận thể hiện một cách an toàn khi ở gần bếp nấu. Người nhận có khả năng phản ứng với các thay đổi trong môi trường (ví dụ như, đám cháy, nhiệt độ lạnh, căn nhà.) Người nhận hiểu các lựa chọn thay thế khác và các rủi ro liên quan cũng như chấp nhận hậu quả của các quyết định mà mình đưa ra.

c. Nhật Ký Ghi Chép

Một phần quan trọng trong việc chuẩn bị cho buổi điều trần công bằng hoặc buổi thẩm định của nhân viên IHSS của Quận là nhật ký ghi chép về những công việc được thực hiện hàng ngày và khoảng thời gian cần để thực hiện mỗi công việc. Chúng tôi thấy rằng mọi người thường không nhận thấy là tất cả các công việc liên quan tới chăm sóc và khoảng thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó. Ví dụ, nếu lỡ đi cầu hoặc đi tiểu không đúng trong phòng vệ sinh, thời gian dọn dẹp (nằm trong phần dịch vụ chăm sóc đi tiểu và đi cầu) không chỉ là thời gian lau chùi mà còn cả thời gian cần để lấy ra dụng cụ lau chùi và cất vào chỗ cũ. Nếu có phân hoặc chất dịch cơ thể, quý vị sẽ cần phải tính thêm thời gian liên quan tới việc tuân theo các biện pháp đề phòng phổ biến. Ngoài ra, thời gian liên quan tới một số công việc cũng có thể khác nhau từ ngày này sang ngày khác. Ví dụ, ngày hôm nay có thể phải mất gấp đôi thời gian để mặc quần áo cho một người mắc bệnh liệt não spastic quadriplegia hơn so với ngày hôm sau do có sự khác biệt về mức độ mềm dẻo của chân tay. Việc cho phép nhận dịch vụ IHSS sẽ dựa trên mức thời gian trung bình, vì vậy điều quan trọng là cần phải biết lượng thời gian cần thiết cho mỗi công việc.

2. Tự Thẩm Định

Trước buổi điều trần, hãy điền tờ tính toán dịch vụ IHSS trong Phụ Lục C. Giống như mẫu thẩm định của Quận, tờ tính toán này là dựa trên thời gian một tuần, trừ thông tin cho các dịch vụ nội chợ sẽ là một tháng. Số giờ được tính toán theo các mức phần 10 như sau: .05 = 03 minutes .40 = 24 minutes .80 = 48 minutes .08 = 05 minutes .42 = 25 minutes .83 = 50 minutes .10 = 06 minutes .45 = 27 minutes .85 = 51 minutes .15 = 09 minutes .50 = 30 minutes .90 = 54 minutes .17 = 10 minutes .55 = 33 minutes .92 = 55 minutes .20 = 12 minutes .58 = 35 minutes .95 = 57 minutes

Page 64: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

64

.25 = 15 minutes .60 = 36 minutes 1.00 =60 minutes .30 = 18 minutes .65 = 39 minutes 2.00 =120 minutes .33 = 20 minutes .70 = 42 minutes 3.00 =180 minutes .35 = 21 minutes .75 = 45 minutes 4.00 =240 minutes

5.00 =300 minutes Chúng tôi thấy rằng việc tính toán sẽ dễ hơn nếu quý vị tính theo phút và sau đó chuyển số giờ và phút đó thành các mức phần mười. Ví dụ, nếu thời gian cần giúp ngồi vào và đứng lên khỏi bô và giữ trong khi đang ngồi trên bô để tránh té ngã cộng với các công việc liên quan như rửa tay, tính trung bình mỗi lần 6 phút, và mức độ thường xuyên thường là 5 lần một tuần vào các ngày trong tuần trong khi đi học hoặc tham gia chương trình huấn luyện và 7 lần một tuần vào các ngày cuối tuần, thời gian hàng tuần sẽ là (5 x 6 phút x 5 ngày) + (7 x 6 phút x 2 ngày) = 234 phút = 3 giờ 54 phút = 3.9 giờ.

Cuối cùng, trong một tờ giấy riêng quý vị sẽ cần phải ghi lại các lý do tại sao quý vị tin rằng quý vị cần nhiều thời gian IHSS hơn. Để giúp quý vị, sau đây là danh sách “Các Lý Do Tại Sao Lại Cần Thêm Thời Gian cho Dịch Vụ IHSS” mà chúng tôi đã gặp trong các trường hợp cá nhân. Một số lý do này có thể áp dụng cho trường hợp của quý vị. 3. Chuẩn Bị Sẵn Sàng cho Buổi Thẩm Định của Quận

Mục đích của nhân viên Quận khi tới nhà là để xác định xem người nhận dịch vụ IHSS hoặc đương đơn có thể có hoặc không thể làm gì cho bản thân và do đó sẽ cần các dịch vụ nào, và thời gian cần thiết để thực hiện các dịch vụ đó. Nhiệm vụ của quý vị là giúp nhân viên Quận hiểu tất cả các vấn đề về chăm sóc sức khỏe của quý vị và các nhu cầu chăm sóc đặc biệt và ý nghĩa của các công việc đó về mặt thời gian. Điều quan trọng là cần phải trung thực và cởi mở. Không giảm thiểu các vấn đề tàn tật và nhu cầu chăm sóc của quý vị bởi vì quý vị có thể không nhận được đủ số giờ cần thiết. Mặc dù quý vị có thể cảm thấy ngại khi làm như vậy, điều quan trọng là cần phải giải thích đầy đủ mọi việc để nhân viên Quận hiểu được tình trạng của quý vị.

Trước khi nhân viên IHSS của Quận tới, chúng tôi khuyên quý vị nên điền tờ tính toán dịch vụ IHSS trong Phụ Lục C với số giờ mà quý vị nghĩ là mình cần. Xin nhớ rằng, Quận sẽ chỉ cho phép số giờ mà quý vị thực sự cần chứ không cho phép thêm thời gian cho các dịch vụ “thuận tiện.” Ví dụ về dịch vụ thuận tiện là quét bụi thêm để giúp các đồ vật nhìn đẹp hơn. Quý vị nên chuẩn bị sẵn sàng để giải thích về số giờ ghi trong tờ tính toán của quý vị: những công việc nào được thực hiện, cách quý

Page 65: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

65

vị xác định thời gian cần cho mỗi công việc và các yếu tố đặc biệt cần lưu ý, và nếu liên quan, xin cho biết cả lý do tại sao các qui định hướng dẫn về thời gian cho công việc của tiểu bang lại không thích hợp với hoàn cảnh của quý vị. Quý vị nên lập một danh sách để không quên bất cứ điều gì.

Quý vị nên chuẩn bị sẵn sàng giải thích cách quý vị xác định số giờ cần, đặc biệt là nếu có sự khác nhau giữa số giờ mà Quận cho phép trước đó và số giờ mà quý vị tin là hiện tại mình đang cần.

Trong khuôn khổ thủ tục đánh giá của Quận, bác sĩ điều trị của quý vị sẽ nhận được mẫu đơn yêu cầu cung cấp thông tin về khả năng tự chăm sóc, các khả năng/khuyết tật về chức năng của quý vị, và — tình trạng tâm thần của quý vị liên quan tới việc xác định nhu cầu cần giám sát bảo vệ. Nếu quý vị cần các dịch vụ trợ giúp y tế, mẫu đơn trợ giúp y tế sẽ được gửi cho bác sĩ điều trị. Quý vị nên báo cho y viện hoặc phòng mạch bác sĩ biết rằng sắp tới sẽ có thủ tục này để quý vị có thể tham gia hoàn tất mẫu điền. Việc chuẩn bị cho thủ tục đánh giá nhu cầu về dịch vụ giám sát bảo vệ và trợ giúp y tế được bàn thảo chi tiết hơn trong Chương 5. 4. Ghi Chép Hồ Sơ về Các Nhu Cầu Đặc Biệt

Lấy các giấy tờ xác nhận về các nhu cầu đặc biệt — ví dụ, thư xác nhận của bác sĩ quý vị, trong đó giải thích rằng quý vị cần một môi trường không có bụi do các bệnh dị ứng hoặc các vấn đề về hô hấp/phổi, và giấy xác nhận về các vấn đề liên quan tới đi tiểu hoặc đi cầu, hoặc cần phải được thay chăn nệm giường hơn hai lần một tháng. Nếu quý vị cần các bài tập thể dục về phạm vi cử động hoặc biện pháp vật lý trị liệu khác, hoặc chích ngừa, hoặc dùng ống thông, hay hút v.v…, hãy lấy các mẫu điền này từ nhân viên IHSS tại Quận của quý vị để bác sĩ/chuyên gia trị liệu xác nhận về nhu cầu và việc cho phép nhận các dịch vụ trợ cấp y tế. Hăy yêu cầu bác sĩ của quý vị điền mẫu Chấp Thuận Cho Nhận Các Dịch Vụ Trợ Giúp Y Tế trong Phụ Lục F.

5. Nhờ Giúp Đỡ

Nếu quý vị nhờ giúp nộp đơn xin hoặc hoàn tất thủ tục tự thẩm định, quý vị nên nhờ người nhà, bạn bè hoặc người cung cấp dịch vụ hiện tại giúp quý vị nếu có thể được. Nếu quý vị là khách hàng của trung tâm khu vực, quý vị nên yêu cầu trung tâm khu vực đó giúp quý vị, hoặc thuê người khác giúp quý vị nộp đơn xin và hoàn tất thủ tục tự thẩm định. Sự trợ giúp đó là phù hợp với trách nhiệm của trung tâm khu vực trong việc cung cấp dịch vụ quản lý hồ sơ mục tiêu để giúp quý vị sử dụng các dịch vụ cần thiết và hội đủ các điều kiện theo Đạo Luật Lanterman trong việc giúp quý vị đạt được mục tiêu sống độc lập nhất ở mức có thể được trong chính căn nhà của mình.

Page 66: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

66

CÁC YẾU TỐ HOẶC CÁC LÝ DO CHO BIẾT TẠI SAO CẦN THÊM SỐ GIỜ IHSS12 1. Các Dịch Vụ Nội Chợ (xem trang 1 của tờ tính toán trong Phụ Lục B)

Các qui chế của tiểu bang thường chỉ cho phép 6 giờ một tháng cho mỗi gia đình đối với dịch vụ nội chợ. Khi các qui chế được ban hành, tiểu bang giải thích rằng định mức 6 giờ một tháng là dựa trên việc nhận dịch vụ nội chợ hai lần một tháng.

Nếu trong nhà có bốn người, tổng số giờ IHSS được phép cho người nhận sẽ là 1.5 giờ mỗi tháng. (Nếu người sống cùng nhà với người nhận chỉ sống ở đó theo hình thức người trợ giúp sống cùng, các dịch vụ nội chợ sẽ không được chia theo tỷ lệ.) Quận sẽ chỉ tính số giờ theo tỷ lệ cho các khu vực chung trong nhà, phòng riêng và/hoặc phòng vệ sinh riêng của người nhận sẽ được cho phép riêng. Nếu người nhận cần thêm thời gian cho các dịch vụ nội chợ để tiếp tục sống an toàn ở nhà, quận sẽ cho phép áp dụng ngoại lệ đối với qui định hướng dẫn về 6 giờ một tháng cho mỗi công việc. Ví dụ:

a. Bệnh dị ứng hoặc bệnh hô hấp phổi cho thấy cần phải có môi trýờng sống không có bụi và phải thýờng xuyên quét bụi và hút bụi.

b. Cần dọn rác hàng ngày, hoặc thýờng xuyên hõn là hai lần một tháng, vì bọ gián hoặc các vấn ðề khác về ðộng vật phá hoại.

c. Vì ngýời nhận dịch vụ IHSS đổ nước ra ngoài, nên cần phải thường xuyên lau chùi, ðặc biệt là nếu có các vấn ðề về bọ gián hoặc ðộng vật phá hoại.

d. Tình trạng không kiềm chế ðýợc tiểu tiện sẽ cần phải lau chùi thýờng xuyên sàn nhà và ðồ gỗ v.v…

e. Thùng rác nằm cách một vài cửa khóa hai lần ở cuối tòa nhà và phải mất 10 phút ðể ðýa lại tới ðó.

f. Người nhận trợ cấp ăn trên giường. Giường phải được hút bụi và remade ba lần một ngày để dọn vụn thức ăn. Khãn chải giýờng phải ðýợc thay thýờng xuyên hõn do thức ãn ðổ ra ngoài.

g. Do ngýời nhận không thể kiềm chế ðýợc tiểu tiện/làm rây bẩn ra ngoài, ðệm và khãn chải giýờng phải ðýợc thay thýờng xuyên hõn mức hai lần một tháng (hàng ngày, ba lần một tuần, một tuần một lần v.v…)

h. Vì da của ngýời nhận dễ nhạy cảm và có nguy cõ bị các vết lở loét do nằm 12 Chúng tôi muốn cám ơn cô Jennifer Pittam thuộc C.H.O.I.C.E.S.S. v đă biên soạn rất nhiều yếu tố trong số này.

Page 67: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

67

trên giýờng, cần phải giữ nhẵn khãn chải giýờng ðể tránh có các ðốm nóng; cần bảo ðảm rằng khãn chải giýờng và gối không có bất kỳ thứ gì làm chà sát hoặc gây kích thích da.

i. Vì ngýời nhận dịch vụ IHSS làm rõi ðồ vật nên sẽ cần phải nhặt ðồ vật nhiều hõn.

j. Vì khe cao su trong tủ lạnh ðã quá cũ nên cần nhiều thời gian hõn ðể lau chùi và làm rã ðông tủ lạnh.

k. Vì ngýời nhận dịch vụ IHSS dành phần lớn thời gian trên giýờng hoặc vì ra mồ hôi, nên cần phải thay khãn chải giýờng thýờng xuyên hõn mức hai lần một tháng.

l. Việc xịt thuốc diệt bọ gián trong toàn bộ tòa nhà yêu cầu (một lần) phải đưa tất cả các đồ vật ra khỏi bếp và rửa giá đựng đồ, và đưa đồ vật trở lại sau khi xịt thuốc diệt bọ gián. (Thời gian cần cho công việc này có thể là hợp lý, không chỉ cho sức khỏe và sự an toàn mà còn cần thiết để thiết lập và duy trì một môi trường sống độc lập vì việc không tuân theo qui định có thể khiến người nhận trợ cấp có nguy cơ bị trục xuất ra khỏi nơi ở.)

2. Các Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân

Các dịch vụ chăm sóc cá nhân phải được đánh giá theo từng trường hợp. Bảo đảm tính thời gian cho toàn bộ công việc, kể từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc.

(a) Nhà vệ sinh không thể vào được bằng xe lăn. Điều này có nghĩa là cần phải cần thêm thời gian để tắm và các công việc chãm sóc cá nhân/chãm sóc ðầu tóc khác.

b. Các sự cố trong nhà vệ sinh ðòi hỏi phải lau chùi khi làm công việc chãm sóc ði tiểu và ði cầu.

c. Người nhận nhạy cảm với cảm giác đau — ngay cả việc chải đầu cũng gây đau đớn. Các dịch vụ chãm sóc cá nhân cần phải ðýợc thực hiện một cách chậm rãi và thận trọng.

d. Người nhận ăn và nhai chậm và phải coaxed hoặc dùng tay điều khiển hàm. Mỗi bữa ãn có thể mất tới 45phút ðể cho ãn.

e. Mặc dù ngýời nhận có thể tự ãn, vẫn cần phải có ngýời giúp ðỡ có mặt ðể giúp nâng ðồ vật, và vì nguy cõ nghẹn thức ãn.

f. Cần tắm nhiều hõn mức hai lần một tuần vì ðổ thức ãn ra ngoài, không kiềm chế ðýợc tiểu tiện, các vấn ðề về da.

g. Da nhạy cảm và dễ bị các vết nóng, và các vết này có thể trở thành các vết

Page 68: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

68

lở loét do nằm lâu hoặc decubiti; cần bảo ðảm rằng không có gì chà sát hoặc gây kích thích da nhý quần áo, cách ðặt vào trong xe lãn v.v…

h. Cần gội ðầu hõn một tuần một lần do ðầu có gàu, ðồ ãn dính trong tóc v.v…

i. Cần thêm thời gian ðể giao tiếp với ngýời cung cấp dịch vụ IHSS (vì ðối với ngýời mắc bệnh liệt não phải sử dụng bảng từ và chữ cái).

j. Dễ viêm nhiễm ðýờng hô hấp do ðó phải sấy khô tóc sau khi gội ðầu.

3. Các Dịch Vụ Liên Quan

a. Cần thêm thời gian ðể chuẩn bị bữa ãn và/hoặc lập kế hoạch bữa ãn bởi vì: i) Người nhận cần chế độ ăn uống đặc biệt — ví dụ như chế độ ăn kiêng

không có muối và đường hoặc phải ăn đồ ăn tươi; ii) Người nhận cần được cắt hoặc nghiền thực phẩm; iii) Người nhận dịch vụ IHSS cần chất đồ uống và/hoặc bữa nhẹ giữa các bữa

chính. iv) Cách ăn uống khác với những người khác trong gia đình, vì vậy bữa ăn

được chuẩn bị riêng. b. Ngýời nhận cần lýợng ðồ ãn nhiều hõn hai tới ba lần vì mắc bệnh liệt não

với spasticity do ðó cần nhiều thời gian hõn ðể chuẩn bị bữa ãn, lập kế hoạch bữa ãn và lau chùi sau bữa ãn, ði chợ và cho ãn.

c. Cần thêm thời gian lau chùi sau bữa ãn ðể lau bàn, xe lãn và sàn nhà do ðổ thức ãn ra ngoài.

d. Cần thêm thời gian ðể giặt ủi: i) Cần phải thay khăn chải giường và quần áo nhiều hơn do không kiềm chế

được tiểu tiện, đổ thức ăn ra ngoài và cần tráng trước khi rửa. ii) Cần thêm thời gian để áp dụng các biện pháp đề phòng tổng quát liên

quan tới chất dịch cơ thể (nước tiểu, phân, máu, nước miếng, màng nhầy, ói mửa) – ví dụ: tráng, tách riêng với đồ giặt khác và giặt riêng.

iii) Cần đứng bên máy giặt trong khi giặt và lau khô do sợ mất cắp. iv) Cần giặt quần áo thêm một chu trình tráng nữa do da nhạy cảm. e. Cần thêm thời gian ðể ði chợ, nội chợ do: i) Ở xa chợ chính.

Page 69: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

69

ii) Cần tới chợ thường xuyên hơn hoặc đi tới nhiều hơn một nơi do chế độ ăn kiêng đặc biệt, cần đồ ăn tươi.

iii) Thường cần lấy thuốc men do các giới hạn của Medi-Cal về số lượng thuốc theo toa, vì toàn bộ các nhu cầu về thuốc không thể đáp ứng được ở một nơi.

iv) Sống trong vùng dân cư có lợi tức thấp, có ít chợ hơn và đông hơn có nghĩa là phải đứng xếp hàng lâu hơn.

v) Cần sử dụng phương tiện chuyên chở công cộng và xe taxis. 4. Đi Cùng Như đã nói ở trên, thời gian liên quan tới một số công việc có thể khác nhau từ ngày này qua ngày khác. Sự cho phép nhận dịch vụ IHSS sẽ dựa trên mức thời gian trung bình, vì vậy điều quan trọng là cần phải biết khoảng thời gian cần thiết cho một công việc nào đó. Về vấn đề này, quý vị nên tính thời gian đi lại sao cho tính cả các thời gian tắc đường tới các buổi hẹn khám y tế cần thiết và các nơi khác để nhận các dịch vụ thay thế khác cho dịch vụ IHSS.

Ngoài ra, nếu quý vị ði cùng ngýời nhận trong phòng chờ khi tới hẹn khám y tế, cũng nên tính cả thời gian ðó. IHSS sẽ bao trả cho thời gian ði lại ðể quý vị tới ðó và quay trở lại nhýng thýờng sẽ không trả cho thời gian có mặt tại phòng mạch hoặc y viện của bác sĩ. Khi IHSS không bao trả thời gian chờ ðợi, IHSS sẽ bao trả thời gian ði lại cho 4 lần: tới đó và quay trở lại để thả bệnh nhân; tới ðó và quay trở lại ðể ðón bệnh nhân.

Chứng Từ Nên Phản Ánh Lịch Trình Sinh Hoạt Cá Nhân của Quý Vị

Từ trước tới nay, thời gian được đánh giá và các qui định hướng dẫn là dựa trên các nhà cung cấp dịch vụ IHSS có ký hợp đồng với quận, là những người không cung cấp dịch vụ vào ngày cuối tuần. Tất nhiên là quý vị cần và hội đủ điều kiện được nhận các dịch vụ vào ngày cuối tuần bất kể qui định trong hợp đồng giữa quận và cơ quan cung cấp dịch vụ nội chợ/trợ giúp tại gia. Kết quả tự thẩm định của quý vị nên phản ánh lịch trình cá nhân của quý vị, trong đó bao gồm cả thời gian cần thêm và các ngày cuối tuần do có mặt nhiều hơn tại nhà riêng của quý vị trong giai đoạn đó.

Tương tự, vì thủ tục thẩm định là nhằm mục đích đề cập tới các nhu cầu cần dịch vụ IHSS của quý vị trong một năm, quý vị nên lưu ý tới các khoảng thời gian nghỉ lễ hoặc nghỉ theo mùa tại các cơ sở cung cấp dịch vụ thay thế khác mà quý vị tham gia và sẽ khiến quý vị được chăm sóc nhiều hơn ở nhà trong giai đoạn đó.

Page 70: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

70

Chứng Từ Nên Bao Gồm Cả Các Nguồn Dịch Vụ Thay Thế Khác

Điều quan trọng cần nhớ là khi thiết lập bản đánh giá nhu cầu, quận phải tính tới các dịch vụ dạng IHSS được cung cấp tự nguyện hoặc qua các nguồn khác, trong đó bao gồm cả nguồn cung cấp và mức độ cung cấp các dịch vụ đó. MPP 30-761.273. Do đó, quý vị nên ghi chép kết quả tự thẩm định của mình theo cách tương tự. Việc ghi chép cẩn thận như vậy có thể giúp quý vị được đưa vào diện người nhận “bị tàn tật nghiêm trọng,” do đó quý vị có thể được nhận nhiều giờ hơn và được lựa chọn ứng trước tiền nếu muốn.

Tái Thẩm Định

Tái thẩm định là việc xem lại kết quả thẩm định trước đây và hoàn cảnh hiện tại của người đó. Thủ tục tái thẩm định có thể được tiến hành theo yêu cầu của người nhận, người cung cấp dịch vụ, trung tâm khu vực, thành viên gia đình, hoặc tổ chức khác. Thủ tục tái thẩm định sẽ được thực hiện nếu quận biết được rằng hoàn cảnh của người đó đã thay đổi. Nếu hoàn cảnh của người đó đã thay đổi hoặc cho thấy nhu cầu cần dịch vụ IHSS nhiều hơn hoặc ít hơn mức cho phép và người đó không được nhận số giờ IHSS tối đa (195 hoặc 283), hãy ghi lại nhu cầu và yêu cầu tái thẩm định.

Sau khi quý vị được thấy là hội đủ điều kiện nhận số giờ dịch vụ IHSS dựa trên kết quả thẩm định về nhu cầu, quận có trách nhiệm chứng minh thay đổi về hoàn cảnh hoặc thuyên giảm bệnh nên dẫn tới việc giảm số giờ đã được đánh giá trước đó. Tại buổi điều trần phản đối việc giảm số giờ, quyết định trước đây về nhu cầu sẽ give rise to giả thiết có thể rebuttable rằng người khiếu nại vẫn tiếp tục cần các dịch vụ chăm sóc trợ giúp dựa trên quyết định trước đó của Quận. Qua Quận đại diện, Tiểu Bang sẽ có trách nhiệm chứng minh việc giảm số giờ do hoàn cảnh thay đổi hoặc bệnh thuyên giảm. Nếu viên chức điều trần áp dụng sai trách nhiệm cung cấp bằng chứng đối với người khiếu nại, thì đây là quyết định từ chối có hiệu lực về buổi điều trần công bằng. Xin gọi Disability Rights California để nhận một bản sao của thư báo trình bày về trách nhiệm của quận.

Page 71: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

71

Chương 5 Đánh Giá Các Dịch Vụ Trợ Giúp Y Tế và Giám Sát Bảo Vệ

DỊCH VỤ GIÁM SÁT BẢO VỆ CỦA IHSS 1. Giám Sát Bảo Vệ là Gì?

Giám sát bảo vệ là việc theo dõi những người mắc bệnh tâm thần nặng và can thiệp khi cần thiết để họ không gây tổn hại cho bản thân khi sống ở nhà. Một người cung cấp dịch vụ IHSS có thể được trả thù lao để theo dõi một đứa trẻ hoặc người lớn khuyết tật để tránh thương tích hoặc tai nạn, khi người đó cần được giám sát 24 giờ trong ngày và có thể sống an toàn trong nhà nếu dịch vụ này được cung cấp. MPP 30-757.17; MPP 30-757.173(a). 2. Tại sao việc Giám Sát Bảo Vệ Lại Quan Trọng?

Những người hội đủ điều kiện được giám sát bảo vệ luôn được nhận số giờ tối đa hàng tháng – ít nhất 195 giờ đối với những người tàn tật không nghiêm trọng và 283 giờ cho những người được coi là “tàn tật nghiêm trọng”. Họ được nhận số giờ tối đa ngay cả khi quận giảm số giờ cho một số dịch vụ IHSS khác của họ. 3. Các Tiêu Chuẩn Hội Ðủ Ðiều Kiện là Gì?

a. Một người thể hiện mức độ tàn tật tâm thần nghiêm trọng; khả năng suy xét kém (ra các quyết định không có lợi cho sức khỏe hoặc sự an toàn), lẫn lộn/mất phương hướng (đi lang thang, lạc đường, nhầm lẫn mọi người, ngày giờ) hoặc có trí nhớ kém (quên bắt đầu hay kết thúc việc gì đó). Mức độ tàn tật như thế có thể xảy ra với thiểu năng trí tuệ, bệnh tự kỷ, bệnh alzeimer và bệnh mất trí, các căn bệnh tâm thần. Lời Khuyên: Cách tốt nhất để chứng minh tình trạng tàn tật nghiêm trọng là ví dụ về những việc mà người đó có thể làm để gây thương tích. Lấy thông tin xác nhận của những ngýời chãm sóc ngýời ðó.

b. Một người có thể bị tổn thương nếu rời nhà một mình (ví dụ lang thang ra khỏi nhà, cho người lạ vào nhà, bật khí đốt trên bếp nấu, thắp lửa, để nước chảy, ăn đồ ăn không thích hợp hoặc những thứ không thể ăn được, đập đầu, tự cắn mình, cào, dùng dao hoặc các đồ vật gia dụng sắc nhọn khác. Lời Khuyên: Giữ một cuốn sổ ghi chép để mô tả về tất cả các sự cố có thể xảy ra nếu người đó không ðýợc giám sát.

c. Một người phải được giám sát 24 giờ trong ngày (bạn bè hoặc người thân sống ở nhà, giáo viên ở trường hoặc chương trình giữ trẻ ban ngày, và người lái xe hơi hoặc xe buýt). Lời Khuyên: Lưu giữ một

Page 72: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

72

cuốn sổ ghi chép hàng ngày để cho thấy các hành vi nguy hiểm có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, cho dù là ban ngày hay buổi đêm. Cuốn sổ này cũng sẽ cho biết thời ðiểm người chãm sóc cung cấp dịch vụ giám sát bảo vệ ðể ngãn ngừa thýõng tích hoặc tai nạn.

4. Khi nào Không Có Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ?

Dịch vụ giám sát bảo vệ không dành cho:

i) Các hoạt ðộng giao tiếp hoặc thãm viếng thân thiện.

ii) Khi cần dịch vụ là do một cãn bệnh và ngýời ðó cần giám sát y tế.

iii) Trong trường hợp cấp cứu y tế.

iv) Kiểm soát hành vi hung hãng hoặc chống phá xã hội. v) Ðể tránh hành vi cố ý tự gây hại, ví dụ nhý tự tử hoặc khi người

ðó cố ý tìm cách gây tổn hại cho bản thân. MPP 30-757.172(a)(e) Ngoài ra, dịch vụ Giám Sát Bảo Vệ không còn ðýợc cung cấp cùng với các cuộc gọi ðiện thoại ðể an ủi khi có thể thực hiện ðýợc và thích hợp.

5. Trẻ Em Có Thể Được Nhận Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ không? Có, nhưng đứa trẻ phải cần giám sát do tình trạng khuyết tật của em chứ không phải là công việc giữ trẻ thông thường. Đứa trẻ cần giám sát chặt chẽ hơn những trẻ em khác cùng độ tuổi. Các cơ quan quận phải theo đúng các thủ tục cụ thể khi đánh giá nhu cầu giám sát bảo vệ của một đứa trẻ. Để bàn thảo thêm, xin xem mục dưới đây về “Đánh Giá Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ cho Trẻ Em”. 6. Làm Thế Nào Để Chứng Minh là Một Người Cần Dịch Vụ Giám Sát Bảo

Vệ? a. Lập một danh sách tất cả các sự cố hoặc những trường hợp suýt gây sự

cố trong sáu tháng vừa qua.

b. Lưu giữ một cuốn sổ ghi chép trong hai tuần trong đó mô tả về tất cả các hành động của người đó có thể gây thương tích, và mức độ thường xuyên xảy ra (ví dụ như đi ra đường mà không quan sát, bật bếp nấu và quên tắt nếp).

c. Xin thư xác nhận của bác sĩ và nhờ trung tâm khu vực giúp đỡ để bàn

thảo về tuổi và mức độ chức năng sinh hoạt tương đương của người đó,

Page 73: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

73

và trình bày việc người đó có trí nhớ kém, suy xét không tốt, hay lẫn lộn hoặc mất phương hướng như thế nào.

d. Chứng minh rằng căn nhà không thể an toàn tuyệt đối đối với người bệnh như thế nào.

7. Các Lý Do của Quận và Cách Trả Lời Các Lý Do Đó.

Các cơ quan quận thường có nhiều lý do để nói một người nào đó không hội đủ điều kiện được nhận dịch vụ. Sau đây là danh sách và một số cách để bác bỏ lý do đó.

Lý do của quận Một số cách ứng phó

Có bệnh tâm thần nghiêm trọng không?

Không quan sát thấy có bệnh tâm thần nghiêm trọng khi tới nhà.

Sổ ghi chép hàng ngày của quý vị, thư xác nhận của bác sĩ, hồ sơ của trung tâm khu vực; các buổi tới nhà quá ngắn, quan sát thấy hành vi nhưng không trả lời các câu hỏi về qui định hướng dẫn; Mẫu SOC 293, Dòng H thể hiện 5 cho một căn bệnh tâm thần.

Cần dịch vụ giám sát bảo vệ do tàn tật về mặt thể chất chứ không phải là bệnh về tâm thần.

Vì mắc bệnh tâm thần nên không hiểu được các căn bệnh về thể chất, không hiểu hoặc coi trọng hậu quả của các hành động đối với các bệnh về thể chất ví dụ như tìm cách đứng dậy hoặc đi lại mà không có người giúp đỡ khi không thể làm như vậy mà không có nguy cơ bị thương tích, ăn đồ ngọt ngay cả khi có nguy cơ tổn thương do bệnh tiểu đường, sẽ tìm cách tháo băng dán y tế hoặc ống truyền hoặc vòng nẹp vì bị đau hoặc ngứa, v.v…

Các căn bệnh về thể chất dẫn tới hành vi nguy hiểm.

Các căn bệnh về tâm thần cũng có thể gây ra hành vi đó; không bắt buộc phải chứng minh rằng bệnh tâm thần là nguyên nhân duy nhất.

Có hành vi nguy hiểm ở nhà không?

Kết quả chẩn đoán chính thức về căn Giấy xác nhận của bác sĩ về hành vi thông

Page 74: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

74

Lý do của quận Một số cách ứng phó bệnh tâm thần không chứng minh là có nhu cầu.

thường đối với người có triệu chứng như vậy.

Không có thương tích trong thời gian gần đây.

Người nhận được giám sát chặt chẽ.

Không có bằng chứng về hành vi nguy hiểm khi nhân viên quận tới nhà.

Mức độ thường xuyên không phải là hàng giờ; không có vào ngày trước và sau đó; không thể nói chung chung từ một giờ cho tới 24 giờ trong một ngày.

Tình trạng liệt cơ thể “hoàn toàn" khiến người nhận không thể làm điều gì nguy hiểm.

Bất kỳ hành động cố ý nào mang tính chất nguy hiểm, ví dụ như kéo ống thông, ống G-tube, v.v…

Hành vi hung hăng và chống phá xã hội nếu đánh người khác hoặc phá hủy tài sản.

Ở người lớn: các hành động tự gây thương tích như tự cắn, đập đầu, phá hủy tài sản, tự gây thương tích, là những hành động thường gặp ở người mắc bệnh tâm thần. Ở trẻ em: hành vi bình thường rất hung hăng và chống phá xã hội.

Có cần và có nhận ðýợc dịch vụ giám sát 24 giờ trong ngày không?

Không cần 24 giờ vì không được giám sát – giống như trên xe buýt, trên xe hơi.

Luôn được giám sát, xe buýt/xe hơi là những nơi được kiểm soát bởi người lớn lái xe.

Đôi khi người nhận được để một mình vì vậy không cần giám sát 24 giờ.

Không thể làm được điều đó, luôn có người quan sát, rất may là không có sự cố, tình trạng của người nhận trợ cấp ngày càng trầm trọng hơn.

Cần uốn nắn về mặt thể chất, chứ không chỉ là việc theo dõi hoặc ra lệnh bằng miệng.

Giám sát bao gồm cả việc uốn nắn, một số can thiệp.

Gia đình không khuyến khích sự độc lập, quá bảo vệ đối với người thiểu

Độc lập hơn sẽ gây thương tích hoặc các sự cố suýt gây tai nạn đã từng xảy ra trước đây;

Page 75: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

75

Lý do của quận Một số cách ứng phó năng trí tuệ nhẹ. những người khác (bác sĩ của trung tâm khu

vực) đề nghị giám sát 24 giờ trong ngày.

Thay đổi môi trường để loại bỏ các rủi ro: che bếp nấu, khóa các dụng cụ, khóa xe lăn, dùng dây buộc xe lăn, khóa vòi nước nóng, nâng cao thanh chắn giường để tránh đi lang thang vào ban đêm; chốt lại đồ gỗ.

Không thể thay đổi tất cả; những thay đổi khác sẽ biến căn nhà thành nhà điều dưỡng hoặc phòng giam; người nhận càng cao tuổi thì càng ít có khả năng thay đổi mà không làm biến đổi các đặc điểm quan trọng của căn nhà.

Trẻ em chơi bên ngoài mà không có người lớn giám sát.

Sân có hàng rào; không thể trèo ra ngoài; không có mối nguy hiểm trong sân.

Trẻ em luôn cần phải được người lớn giám sát.

Cha mẹ không phải lúc nào cũng có thể quan sát những trẻ em không mắc bệnh tâm thần trong tầm nhìn của mình; đứa trẻ cần giám sát nhiều hơn trẻ em cùng tuổi. Đứa trẻ càng nhỏ, hành vi phải càng nghiêm trọng hơn. Khó nhất là với trẻ em dưới 2 tuổi.

Tham gia lớp hướng dẫn uốn nắn hành vi của con cái.

Sẽ không giải quyết được hành vi tiềm ẩn, đã thực hiện và không thành công, sẽ làm nhưng sẽ cần dịch vụ đó cho tới khi chứng minh được.

Các Vấn Ðề Khác Có phải là ngýời nhận không còn hội ðủ ðiều kiện không?

Quận đã cho phép dịch vụ giám sát bảo vệ không thích hợp; kết quả tái thẩm định cho thấy không có thông báo về ngừng hội đủ điều kiện.

Không có thay đổi về SOC 293, Dòng H, về các mức xếp hạng chức năng tâm thần; không có thay đổi gì về căn nhà hoặc điều kiện vật chất của người nhận, kháng cáo ngay để giữ dịch vụ IHSS cho tới khi có quyết định.

Cha (mẹ) có hội ðủ ðiều kiện là người cung cấp dịch vụ (có khả nãng và có thời gian làm ðýợc) hay không?

Page 76: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

76

Lý do của quận Một số cách ứng phó

Cha mẹ có thể đi làm toàn thời gian (40 giờ/tuần) bằng cách đưa đứa trẻ vào trung tâm giữ trẻ sau giờ học (nguyên tắc cha mẹ có khả năng và có thể làm được).

Không phù hợp với môi trường giữ trẻ ban ngày, không thể thuê người trông giữ trẻ với mức lương tối thiểu, đứa trẻ cần sự khuyến khích đặc biệt của cha mẹ.

Cha mẹ làm việc chưa tới 40 giờ nhưng có thể làm việc toàn thời gian.

Thường xuyên đi bác sĩ, các trường hợp khẩn cấp khác, căng thẳng, tránh làm việc toàn thời gian, trước đây bị mất việc toàn thời gian.

Đánh Giá Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ cho Trẻ Em Theo phán quyết của tòa án, tất cả các quận phải đánh giá nhu cầu của trẻ em cần dịch vụ giám sát bảo vệ theo các thủ tục cụ thể. (ACL 98-87.) Trong số các thủ tục này, phán quyết yêu cầu rằng:

(1) Các nhân viên xã hội của quận phải hướng dẫn cho cha mẹ hoặc người giám hộ của một đứa trẻ vị thành niên mắc bệnh tâm thần về các điều kiện được nhận dịch vụ giám sát bảo vệ.

(2) Các nhân viên xã hội của quận phải hướng dẫn cho cha mẹ hoặc người giám hộ về tình trạng có sẵn dịch vụ giám sát bảo vệ. Cha mẹ hoặc người giám hộ không bắt buộc phải yêu cầu thông tin này. MPP 30- 757.174

Khi đánh giá nhu cầu cần dịch vụ giám sát bảo vệ của trẻ vị thành niên, nếu em đó mắc bệnh tâm thần, thì quận phải:

(1) Yêu cầu cha mẹ hoặc người giám hộ lấy các thông tin hoặc chứng từ sẵn có về căn bệnh tâm thần của đứa trẻ vị thành niên đó, trong đó bao gồm cả hồ sơ về các trung tâm khu vực;

(2) Xác định xem đứa trẻ vị thành niên bị bệnh tâm thần có cần giám sát nhiều hơn so với một đứa trẻ vị thành niên cùng tuổi nhưng không mắc căn bệnh đó;

(3) Không từ chối dịch vụ giám sát bảo vệ chỉ dựa trên độ tuổi của đứa trẻ;

Page 77: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

77

(4) Không từ chối dịch vụ giám sát bảo vệ chỉ dựa trên thực tế là đứa trẻ vị thành niên đó không bị thương tích ở nhà do mắc bệnh tâm thần cho tới chừng nào em đó có nguy cơ bị thương tích do có thể đi lang thang trong nhà (ví dụ như không nằm liệt giường);

(5) Không từ chối dịch vụ giám sát bảo vệ chỉ vì cha mẹ (hoặc người giám hộ) để đứa trẻ một mình trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ như năm phút;

(6) Xem xét các yếu tố như tuổi, không có thương tích và cha mẹ vắng mặt, cùng với tất cả các yếu tố khác, khi xác định một đứa trẻ vị thành niên có cần dịch vụ giám sát bảo vệ hay không.

Nếu quý vị xin dịch vụ IHSS thay mặt cho con mình nhưng không được phép nhận dịch vụ giám sát bảo vệ và nhân viên xã hội của quận không tuân theo tất cả các thủ tục này cho dù con mình mắc bệnh tâm thần, quý vị nên kháng cáo quyết định của quận.

Các Mẫu Giấy Tờ về Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ Tiểu Bang đã ban hành các mẫu giấy tờ mới cho bác sĩ hoặc bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ trị liệu điền để xác nhận nhu cầu dịch vụ giám sát bảo vệ và nhu cầu dịch vụ giám sát bảo vệ là do mắc bệnh tâm thần. Quý vị có thể tìm các mẫu giấy tờ này trong phần Phụ Lục D và E ở cuối ấn phẩm này13. Phụ Lục D là SOC 821 (3/06). Phần giải thích sau ô địa chỉ rất khó hiểu vì vậy hãy bảo đảm là bác sĩ không bị nhầm lẫn về mục (1), nguy cơ thương tích có thể liên quan tới một căn bệnh thể chất như liệt nửa người do đột quỵ, nhưng nhu cầu dịch vụ giám sát bảo vệ do căn bệnh tâm thần đó có nghĩa là người nhận dịch vụ IHSS không hiểu những gì mình có thể hoặc không thể làm được. Nếu không có dịch vụ giám sát bảo vệ, người nhận sẽ có nguy cơ gây thương tích vì tìm cách làm những việc vượt quá khả năng của mình. Về mục (3), người nhận dịch vụ IHSS có thể cần dịch vụ giám sát bảo vệ do một căn bệnh (Hội Chứng Alzheimer, đột quỵ, chấn thương năo), và hội đủ điều kiện được nhận dịch vụ đó trừ khi biện pháp can thiệp mang tính chất y tế – ví dụ như một việc gì đó sẽ chỉ do y tá thực hiện nếu tại cơ sở y tế. Cuối cùng, mẫu điền này chỉ do chuyên gia y tế có chuyên ngành y khoa kư

13 Quý vị có thể tìm tất cả các mẫu IHSS tại http://www.dss.cahwnet.gov/cdssweb/FormsandPu_271.htm Quý vị có thể điền các mẫu trên mạng trực tuyến và sau đó in ra (mặc dù vậy quý vị không thể lưu các mẫu đã điền đó trên mạng trực tuyến.)

Page 78: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

78

xác nhận hoặc phạm vi hành nghề chuyên khoa về trí nhớ, định hướng và khả năng suy xét. MPP 30-757.173 (a)(1)(A) Phục lục E là SOC 825 (6/06). Cần phải điền mẫu giấy tờ này để cho biết cách thức cung cấp dịch vụ giám sát bảo vệ cả ngày lẫn đêm. Xin lưu ư rằng các qui chế qui định rằng việc giám sát bảo vệ có thể đáp ứng được một phần qua “dịch vụ động viên tinh thần trên điện thoại khi có thể thực hiện được và khi thích hợp”. Tuy nhiên xem mục kế tiếp. Dịch vụ giám sát bảo vệ có thể không cn được cung cấp cùng với các cuộc gọi điện thoại để động viên tinh thần khi có thể thực hiện được và khi thích hợp.

Khi xác định có nhu cầu cần dịch vụ giám sát bảo vệ 24 giờ hay không, các nguồn thông tin mà nhân viên xã hội quận có thể dựa vào để xác định nhu cầu không nhất thiết phải bao gồm phần chứng thực của khách hàng và gia đình và các nhà cung cấp dịch vụ. MPP 30-757.173(a)(1)(A)(5)

CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP Y TẾ CỦA IHSS 1. Các Dịch Vụ Trợ Giúp Y Tế là Gì Các dịch vụ trợ giúp y tế được bác sĩ kê toa để bảo vệ sức khỏe của một người và cần phải có sự suy xét cũng như một số kinh nghiệm huấn luyện để thực hiện. Các dịch vụ thường gặp là chích thuốc, thụt rửa hậu môn giả, chèn/chăm sóc ống thông, hút, truyền thức ăn qua ống G và NG, chăm sóc máy thông hơi và dưỡng khí, lèn phân, các bài tập thể dục về phạm vi cử động để cải thiện chức năng, chăm sóc vết lở loét do nằm lâu/vết thương và các dịch vụ khác cần các qui trình khử trùng. Vấn đề lớn nhất là: Những người cung cấp dịch vụ không yêu cầu đủ thời gian để hoàn tất toàn bộ dịch vụ, kể từ khi chuẩn bị cho tới khi lau chùi dọn dẹp. Những người cung cấp dịch vụ không yêu cầu thêm thời gian có thể cần để lưu giữ hồ sơ – ví dụ như xét nghiệm cho bệnh tiểu đường và chích thuốc. 2. Tại Sao Các Dịch Vụ Trợ Giúp Y Tế Lại Quan Trọng? Những người cần chăm sóc y tế phức tạp có thể ở nhà thay vì vào các cơ sở điều dưỡng. Chỉ có bác sĩ mới quyết định cơ quan quận phải cung cấp dịch vụ nào và số giờ mà cơ quan quận phải đài thọ. Cơ quan quận không thể cắt giảm số giờ dịch vụ mà bác sĩ yêu cầu. Các nhà cung cấp dịch vụ không cần thiết phải có giấy phép đặc biệt để làm các dịch vụ này. 3. Các Tiêu Chuẩn Điều Kiện là Gì ?

Page 79: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

79

a. Người đó hoàn toàn không thể thực hiện dịch vụ đó: Một số bệnh tật về thể chất hoặc tâm thần khiến người đó không thể thực hiện được dịch vụ đó, ví dụ như chích thuốc hoặc thay ống thông.

b. Hoạt động đó là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho người đó.

c. Dịch vụ đó cần huấn luyện và sự suy xét để thực hiện: ví dụ như chích da, chèn dụng cụ y tế vào trong lỗ hổng của cơ thể. MPP 30-757.191(a)(c) Người cung cấp dịch vụ được bác sĩ hoặc chuyên gia y tế khác hướng dẫn về những bước cần thực hiện và cách thực hiện từng bước để hoàn tất dịch vụ này. Các bước đòi hỏi phải có sự quan sát kỹ lưỡng đối với người nhận để tránh sai sót.

4. Tôi Nên Nộp Đơn Xin Các Dịch Vụ Trợ Giúp Y Tế Như Thế Nào?

Trước hết hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị hoặc các chuyên gia y tế làm việc với bác sĩ đó để biết các dịch vụ nào là cần thiết và mỗi bước cần áp dụng để thực hiện các dịch vụ đó đúng cách. Nếu có sẵn, kế hoạch điều trị của bác sĩ cũng có thể là nguồn thông tin thích hợp để ghi ra các dịch vụ trợ giúp y tế mà quý vị có thể cần tới. Sau đó giữ một cuốn sổ ghi chép hàng ngày trong một tuần về mức độ thường xuyên thực hiện mỗi dịch vụ và thời gian cần để hoàn tất từng dịch vụ, kể từ khi chuẩn bị cho tới khi lau chùi dọn dẹp. Cung cấp thông tin về số giờ cho bác sĩ để điền Mẫu SOC 321.

Khi phòng mạch bác sĩ của quý vị điền mẫu đơn xin dịch vụ trợ giúp y tế SOC 321 (11/99), hãy bảo đảm là thời gian được phép bao gồm cả việc chuẩn bị, lau chùi và tuân theo các biện pháp đề phòng chung. Các biện pháp đề phòng chung bao gồm rửa tay và/hoặc dùng bao tay hoặc mặt nạ bất kỳ khi nào quý vị chạm vào chất dịch cơ thể và chất bài tiết (nước tiểu, phân, máu, chất dịch tiết ra từ âm đạo, tinh dịch, mủ, nước miếng) hoặc xử lý đồ giặt hoặc quần áo hoặc các đồ vật khác đã dính chất dịch cơ thể hoặc chất bài tiết. MPP 30-757.1(a)(1)(A)1. Mẫu SOC 321 được đính kèm với tài liệu này dưới tiêu đề Phụ Lục F. 5. Các Chiến Thuật của Quận và Cách Phản Ứng.

Các quận sử dụng nhiều chiến thuật để từ chối hoặc thay đổi các dịch vụ mà bác sĩ đã cho phép. Sau đây là các cách ngăn chặn việc đó.

Chiến thuật của quận Cách ứng phó

Page 80: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

80

Chiến thuật của quận Cách ứng phó

Quận nói với quý vị rằng một số dịch vụ nào đó có thể không được phép cung cấp dưới dạng dịch vụ trợ giúp y tế.

Bàn thảo về dịch vụ đó với bác sĩ. Giải thích rằng bất kỳ dịch vụ nào được tính tiền theo diện dịch vụ điều dưỡng lành nghề trong chương trình Medi-Cal/Medicare đều hội đủ điều kiện. Bác sĩ thường biết các dịch vụ này là gì.

Quận tìm cách thuyết phục bác sĩ thay đổi giấy kê toa cho các dịch vụ hoặc số giờ.

Hỏi ý kiến bác sĩ trước và xin chấp thuận cho số giờ dựa trên sổ ghi chép của quý vị, bàn thảo về tình trạng sức khỏe của quý vị và nhu cầu cần giữ mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân tránh sự can thiệp của bên ngoài. Giải thích rằng quyết định của bác sĩ trong Mẫu 321 đã ký là quyết định chính thức và quận phải tuân theo.

Y tá của quận theo dõi một ngày và giảm bớt số giờ dựa trên các quan sát của mình và gọi bác sĩ.

Sổ ghi chép cho thấy thời gian thường thay đổi; thời gian trung bình cao hơn ngày quan sát.

Cơ quan chăm sóc sức khỏe tại gia sẽ cung cấp, hãy nộp đơn xin vào đó trước.

Không có nguồn trợ giúp thay thế khác vì cơ quan chăm sóc sức khỏe tại gia cung cấp các dịch vụ giới hạn về thời gian.

Tập thể dục về phạm vi cử động là dịch vụ chăm sóc cá nhân được quận quyết định tình trạng hội đủ điều kiện và số giờ làm việc.

Khi bác sĩ kê toa các bài tập thể dục về phạm vi cử động để cải tiến và duy trì chức năng cùng một lúc, đây là dịch vụ trợ giúp y tế.

Quận từ chối theo dõi việc cung cấp một dịch vụ trợ giúp y tế cụ thể nào đó.

Bác sĩ yêu cầu giám sát để cung cấp dịch vụ. Tính tới nay tiểu bang chưa bao giờ cho phép giám sát (nghiệp vụ theo dõi liên tục) là dịch vụ trợ giúp y tế. Để nhờ giúp đỡ, xin gọi Disability Rights California để xem thư báo 12/30/94 của họ về vấn đề này. Nếu các biện pháp can thiệp để cung cấp dịch vụ thường xuyên phải áp dụng, tổng số giờ có thể tương đương với số giờ tối đa (283).

Page 81: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

81

Chương 6 Các Qui Chế về Đồng Trả Chi Phí

Đồng Trả Chi Phí là Gì? Nếu quý vị hội đủ điều kiện nhận trợ cấp SSI/SSP (trừ khi có lợi tức quá cao hoặc đang tham gia Chương Trình Trợ Cấp Medi-Cal Dành Cho Người Cần Dịch Vụ Y Tế (ABD MN)), và hội đủ điều kiện nhận dịch vụ IHSS, quý vị có thể có một khoản đồng trả chi phí (SOC). Có hai dạng đồng trả chi phí là Medi-Cal SOC và IHSS SOC. Quư vị chỉ cần trả IHSS SOC để hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ IHSS/các dịch vụ Medi-Cal. Nếu quư vị không trả SOC, quư vị sẽ không hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ IHSS và Medi-Cal.

Đồng Trả Chi Phí Medi-Cal Medi-Cal SOC là số tiền Medi-Cal phải trả hàng tháng hoặc trả sau, cho các sản phẩm và dịch vụ y tế trước khi Medi-Cal bắt đầu trả. Quý vị có thể trả SOC của mình bằng cách chi trả hoặc đồng ý chi trả cho các sản phẩm và dịch vụ y tế. Quý vị có thể trả SOC bằng cách trả hóa đơn cũ, xuất trình hóa đơn cũ quý vị có trách nhiệm phải trả. Quý vị có thể trả SOC bằng cách trả hoặc đồng ý trả tiền cho các dịch vụ và dụng cụ y tế Medi- Cal sẽ không bao trả nếu quý vị đang có bảo hiểm Medi-Cal. Medi-Cal là chương trình duy trì lợi tức cũng như chương trình hoàn trả chi phí y tế. Chương trình này được thiết kế để bao trả cho các chi phí y tế sao cho những người được nhận trợ cấp có thể sử dụng số tiền lợi tức của mình để mua thực phẩm, quần áo và chi trả cho nơi cư ngụ. Chương trình làm việc này bằng cách cung cấp bảo hiểm Medi-Cal mà không áp dụng mức SOC cho những người nhận SSI/SSP hoặc đang tham gia Các Chương Trình Medi-Cal như Chương Trình Về Mức Nghèo Khó của Liên Bang dành cho Người Cao Niên và Người Khuyết Tật (Aged and Disabled Federal Poverty Level Program), Chương Trình Khuyết Tật Làm Việc 250%, Chương Trình Pickle, hoặc 16196. Mức SOC hàng tháng cho Medi-Cal được gọi là “Mức Chi Tiêu”. Đây là số tiền người nhận trợ cấp phải trả cho dịch vụ chăm sóc y tế trước khi Medi-Cal bắt đầu trả. Từ “chi tiêu” cũng được sử dụng để mô tả việc chi tiêu dần các nguồn tài sản có thể được tính nhưng vượt quá mức ($2,000 đối với một cá nhân và $3,000 đối với một cặp vợ chồng) để hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal. Điều quan trọng là không nhầm lẫn số tiền chi tiêu lợi tức với số tiền chi tiêu tài sản. Quư vị có thể nghĩ rằng những người được nhận trợ cấp có SOC cho Medi-Cal sẽ chỉ cần phải chi tiêu tới mức trợ cấp SSI/SSP để có được bảo hiểm Medi-Cal. Nói

Page 82: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

82

chung, việc này sẽ khiến những người không được nhận SSI/SSP có số tiền tương tự để mua thực phẩm, quần áo và chi trả cho nơi cư ngụ như những người được nhận SSI/SSP. Tuy nhiên, mức SOC của Medi-Cal không được áp dụng như vậy. Medi-Cal có một phương pháp đồng loạt để xác định mức đồng trả chi phí dựa trên phần trăm các khoản tiền AFDC cũ . Điều này có nghĩa là những người nhận trợ cấp có Medi-Cal SOC sẽ phải chi tiêu cho tới khi số tiền cn lại thấp hơn mức SSI/SSP mới được Medi-Cal trả các chi phí y tế. Số tiền những người nhận trợ cấp Medi-Cal có SOC phải chi tiêu là $600 một tháng đối với cá nhân và $934 đối với cặp vợ chồng. Đây là MNIL hoặc Mức Lợi Tức Đối Với Người Cần Dịch Vụ Y Tế. (Vì các mục đích của ấn phẩm này, chúng tôi sẽ bỏ qua nhiều trường hợp loại trừ và khấu trừ vào lợi tức để tính toán đơn giản hơn). Mức trợ cấp SSI/SSP cho năm 2007 đối với một cá nhân là $856 một tháng, có nghĩa là cao hơn mức MNIL $256 một tháng. Do đó, người nhận trợ cấp Medi-Cal có SOC sẽ được nhận mức lợi tức hàng tháng để mua thực phẩm, quần áo, chi trả cho nơi cư ngụ và các khoản chi phí khác thấp hơn $256 so với người nhận SSI/SSP, nếu người nhận trợ cấp đó đã trả hết mức Medi-Cal SOC cho tháng đó.

Đồng Trả Chi Phí cho Dịch Vụ IHSS Đối với những người nhận IHSS và có SOC, Tiểu Bang trả phần đồng trả chi phí sao cho những người nhận dịch vụ IHSS trả xuống tới mức trợ cấp SSI/SSP chứ không phải trả xuống mức MNIL thấp hơn là $600 trong chương trình ABD MN (đây cũng được gọi là “trương mục khấu trừ”). Do có các thay đổi gần đây, Tiểu Bang sẽ chỉ trả một phần số tiền đồng trả chi phí đó nếu quý vị trả phần của mình bằng cách trả tiền cho những người cung cấp dịch vụ IHSS. Qui định này đã thay đổi vì vậy hiện nay quý vị có thể trả (hoặc làm phát sinh nghĩa vụ phải trả) cho bất kỳ dịch vụ cần thiết nào, trong đó bao gồm cả lệ phí bảo hiểm của chương trình y tế và các dịch vụ có thể không có sẵn theo Medi-Cal (ví dụ như dịch vụ vật lý trị liệu thêm). Khi đó người cung cấp dịch vụ phải trả cho phần đầu tiên của tháng, hồ sơ của quý vị sẽ được xem xét để tính bất kỳ phần đồng trả chi phí nào chưa sử dụng tới lúc đó. Cả quý vị và người cung cấp dịch vụ sẽ nhận được thông báo về số tiền đồng trả chi phí trong tháng đó, nếu có. DSS ACL 06-13; DHS ACL 05-21. Thủ tục này được trình bày chi tiết hơn trong phần dưới đây. Sử dụng ví dụ về mức MNIL là $600 và số tiền trợ cấp SSI/SSP là $856, số tiền khấu trừ sẽ là $256. Nếu một cá nhân đang nhận dịch vụ IHSS có mức lợi tức có thể tính được là $1,200 thì Medi-Cal SOC sẽ là $580 ($1,200 - $20 tiền khấu trừ được phép - $600 MNIL). IHSS SOC sẽ là $324 ($1,200 - $20 - $856). DSS trả $256 DHCS vào đầu tháng để trừ vào mức Medi-Cal SOC của người nhận trợ cấp và người nhận sẽ có trách nhiệm trả mức IHSS SOC là $324 chứ không phải là $580

Page 83: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

83

Medi-Cal SOC. Do đó, số tiền khấu trừ có tác dụng để cân bằng Medi-Cal và IHSS SOC bằng cách trả trước một khoản tiền khoảng $256 một tháng để tính vào Medi-Cal SOC. Để áp dụng hệ thống Khấu Trừ, CWD sẽ gửi hai thông báo về tình trạng hội đủ điều kiện cho người nhận trợ cấp. Một thông báo sẽ là thông báo về tình trạng hội đủ điều kiện nhận trợ cấp Medi-Cal, trong đó có ghi mức Medi-Cal SOC. Thông báo kia sẽ là thông báo về quyết định liên quan tới dịch vụ IHSS, trong đó có ghi mức IHSS SOC. Là người nhận dịch vụ IHSS, quư vị sẽ chỉ có trách nhiệm trả mức IHSS SOC.

Hệ Thống Đồng Trả Chi Phí Mới Thủ tục SOC mới được trình bày trong mục ACLs 05-35, và 06-13. Hệ thống mới phức tạp hơn hệ thống cũ bởi vì phải kết hợp phần đồng trả chi phí cho các dịch vụ IHSS cho những người nhận trợ cấp hiện cũng đang nhận Medi-Cal do liên bang tài trợ (PCSP và IPW) với các khoản chi phí khác được Medi-Cal công nhận. Các quận làm việc này bằng cách sử dụng hệ thống máy điện toán IHSS làm hệ thống điểm cung cấp dịch vụ (POS) để cung cấp thông tin về IHSS SOC theo cách giống như bác sĩ hoặc dược sĩ cung cấp dịch vụ Medi-Cal đóng góp thông tin về Medi-Cal SOC. Hệ thống mới này hầu như rất có lợi vì:

1. Các khoản chi phí được Medi-Cal công nhận (MRE), ngoài thù lao cho người cung cấp dịch vụ IHSS hiện giờ có thể được áp dụng để tính Medi-Cal SOC cho những người nhận trợ cấp IHSS.

2. Nếu MRE khác (không phải là thù lao dành cho người cung cấp dịch vụ

IHSS) được sử dụng để trả SOC cho Medi-Cal, người nhận IHSS có thể được nhận toàn bộ số tiền trả cho dịch vụ IHSS, bất kể số tiền IHSS SOC.

Hệ thống IHSS SOC cũ tính và khấu trừ mức IHSS SOC vào ngân phiếu lương cho người cung cấp dịch vụ. Người nhận IHSS sau đó sẽ có trách nhiệm trả số tiền SOC cho người cung cấp dịch vụ. Hệ thống này vẫn được áp dụng, tuy nhiên phức tạp hơn vì mức Medi-Cal MRE khác (ngoài thù lao cho người cung cấp dịch vụ IHSS) hiện giờ có thể được sử dụng để giảm SOC. Do đó, mức SOC phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ có thể thấp hơn tổng số tiền IHSS SOC chứ không bao giờ cao hơn.

Page 84: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

84

Một cách khác để tính số tiền này là hiện giờ chỉ có một Medi-Cal SOC cho những người nhận trợ cấp PCSP và IPW chứ không phải là một mức IHSS SOC. Mức lương trả cho người cung cấp dịch vụ IHSS là Medi-Cal MRE tương tự số tiền trả cho bất kỳ người cung cấp dịch vụ nào khác, ví dụ như dược sĩ hoặc bác sĩ. Do đó, số tiền lương trả cho một nhà cung cấp dịch vụ IHSS được cộng vào với các khoản tiền trả cho bác sĩ, dược sĩ và các nhà cung cấp dịch vụ Medi-Cal hoặc không phải Medi-Cal khác, để ra mức MRE, để xác định xem có áp dụng Medi-Cal SOC hay không (phải trả hoặc có trách nhiệm phải trả). Sau khi tổng số tiền Medi-Cal SOC đă được xác định, người được nhận trợ cấp có thể được nhận Medi-Cal (và IHSS) mà không có SOC.

Cách Thức Hoạt Động của Hệ Thống SOC Mới

Các từ viết tắt và các thuật ngữ cần biết:

MEDS (Hệ Thống Dữ Liệu Về Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện Nhận Medi- Cal) AEVS (Hệ Thống Xác Nhận Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện Nhận Medi-Cal Tự Động)

Cách thức hoạt động của hệ thống Medi-Cal SOC đồng nhất này là tất cả những người cung cấp dịch vụ (trừ những người cung cấp dịch vụ của IHSS) nhập dữ liệu SOC vào MEDS để thấy số tiền SOC đã được trả hoặc có trách nhiệm phải trả. Thông thường, một người cung cấp dịch vụ sẽ cà thẻ BIC của người nhận trợ cấp Medi-Cal để tìm dữ liệu về SOC trong một hệ thống gọi là AEVS. Hệ thống này cho người cung cấp dịch vụ Medi-Cal biết tổng số tiền SOC, và số tiền SOC vẫn chưa được trả hoặc có trách nhiệm phải trả (số tiền SOC còn lại). Khi đó người cung cấp dịch vụ Medi-Cal sẽ biết là nên gửi hóa đơn cho người nhận trợ cấp hay cho Medi-Cal để yêu cầu trả chi phí dịch vụ đó. Nếu người cung cấp dịch vụ Medi-Cal gửi hóa đơn cho người nhận trợ cấp, số tiền ghi trong hóa đơn là dữ liệu nhập và sẽ hiển thị trong MEDS tại phần SOC phải trả. Nếu người nhận trợ cấp Medi-Cal nhận được MRE từ một người không cung cấp dịch vụ Medi-Cal, hoặc Medi-Cal không bao trả chi phí MRE, người nhận trợ cấp phải nộp biên lai cho nhân viên phụ trách tình trạng hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal của Sở Phúc Lợi Quận (County Welfare Department - CWD) và nhập thông tin đó vào hệ thống MEDS. Phần thủ tục này không thay đổi.

Page 85: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

85

Rõ ràng là CWD không thể cà thẻ BIC để xác định số tiền SOC còn lại và do đó người nhận IHSS phải trả cho người cung cấp dịch vụ IHSS. Thay vào đó, CWD tìm dữ liệu SOC còn lại trong hệ thống MEDS khi giải quyết tờ ghi thời gian. Mức SOC còn lại này sau đó sẽ được trừ vào ngân phiếu lương của người cung cấp dịch vụ thay vì mức IHSS SOC đầy đủ, giống như trong hệ thống cũ. Do đó, theo hệ thống mới, số tiền SOC trừ vào ngân phiếu lương của người cung cấp dịch vụ có thể thấp hơn mức IHSS SOC trọn vẹn tùy thuộc vào dữ liệu hệ thống MEDS hiển thị. Nếu người nhận IHSS vẫn chưa trả hoặc có trách nhiệm trả bất kỳ số tiền SOC nào, số tiền trừ vào ngân phiếu lương cho nhà cung cấp dịch vụ sẽ là số tiền SOC trọn vẹn (được tính theo tỷ lệ do hai lần trả IHSS hàng tháng). Nếu người nhận IHSS đă trả hoặc có trách nhiệm trả SOC cho MRE, số tiền khấu trừ SOC vào ngân phiếu lương sẽ là mức SOC còn lại. Khi CWD xác định mức IHSS SOC thực tế và trừ số tiền đó vào ngân phiếu, hệ thống tạo ra hai thông báo về quyết định. Một thông báo được gửi cho người cung cấp dịch vụ IHSS, trong đó cho biết số tiền họ cần thu từ người nhận IHSS. Thông báo kia dành cho người nhận IHSS, trong đó cho biết số tiền phải trả trực tiếp cho người cung cấp dịch vụ IHSS.

Các Vấn Đề Có Thể Gặp khi Áp Dụng Các Qui Chế Đồng Trả Chi Phí Mới

Không Giải Quyết Số Tiền Khấu Trừ Cho Thời Gian Trở Về Trước Vấn đề chính khi sử dụng hệ thống này là thông tin MRE của nhà cung cấp dịch vụ Medi-Cal có thể hiển thị trễ trên hệ thống MEDS. Nếu IHSS SOC được trừ vào ngân phiếu lương trước khi thông tin MRE khác hiển thị trong hệ thống, người nhận trợ cấp sẽ phải trả nhiều hơn mức Medi-Cal SOC cho cả dịch vụ Medi-Cal MRE và IHSS. Rõ ràng là sẽ không thể điều chỉnh mức SOC cho thời gian ngược trở về trước để khắc phục điều này. Thông tin Khấu Trừ sẽ được xử lý trong khoảng thời gian từ ngày 24 tới 28 của tháng. Nếu độ trễ của hệ thống không thể giải quyết được thủ tục Khấu Trừ, người nhận trợ cấp sẽ có trách nhiệm trả toàn bộ số tiền Medi-Cal SOC cho tháng đó.

Page 86: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

86

Không Tính theo Tỷ Lệ Các Khoản Khấu Trừ SOC trong Ngân Phiếu Lương của Nhiều Người Cung Cấp Dịch Vụ

Theo hệ thống mới, tờ ghi thời gian đầu tiên được xử lý sẽ dẫn tới việc trừ SOC vào ngân phiếu lương của người cung cấp dịch vụ. Nếu quý vị có hơn một người cung cấp dịch vụ, số tiền SOC sẽ không được chia theo tỷ lệ cho các ngân phiếu lương của nhiều nhà cung cấp dịch vụ.

Các Trường Hợp Trì Hoãn và Loại Bỏ Dịch Vụ Ký Thác Trực Tiếp Khi Ứng Trước Tiền Theo hệ thống mới, số tiền ứng trước với ngân phiếu SOC sẽ được giải quyết từng bước. Thủ tục giải quyết phải thực hiện sớm nhất là ngày đầu tiên của tháng. Do đó, sẽ làm trì hoãn việc nhận ngân phiếu ứng trước. Sẽ không còn dịch vụ ký thác trực tiếp cho ngân phiếu trả trước.

Những Cách Thức Có Thể Áp Dụng để Phản Ánh SOC Một điều cần lưu ý cho tất cả các vấn đề này là những người nhận trợ cấp Medi-Cal hội đủ điều kiện tham gia chương trình A&D FPL Medi-Cal sẽ không có mức SOC cho Medi-Cal. Hiện nay, những ai có mức lợi tức có thể được tính thấp hơn khoảng $1,081 một tháng sẽ hội đủ điều kiện tham gia chương trình A&D FPL. Do đó, chỉ có những người có các khoản lợi tức có thể được tính cao hơn $1,081 một tháng mới phải chi tiêu xuống tới mức $600 một người để hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal! Để biết thêm chi tiết về chương trình A & D FPL, xin tới: http://www.healthconsumer.org/cs029AgedDisabled.pdt Nếu quư vị có một khoản SOC do các qui chế xác định mức trợ cấp trong cộng đồng dựa trên lợi tức của người phối ngẫu hoặc cha mẹ (nếu quư vị là trẻ vị thành niên), quư vị nên kiểm tra xem mình có hội đủ điều kiện được Miễn HCBS, ví dụ như Diện Miễn DD Waiver, theo các qui chế về xác định trợ cấp của cơ sở. Sau khi hội đủ điều kiện tham gia chương trình HCBS Waiver, quư vị sẽ đương nhiên không có tiền đồng trả chi phí. Nếu mức lợi tức của quư vị khiến quư vị có một khoản SOC, quư vị nên yêu cầu chuyển chương trình Medi-Cal từ ABD MN sang Chương Trình Tàn Tật Do Làm Việc 250% (250% WDP). 250% WDP cho phép quư vị kiếm được mức lợi tức có thể được tính tới 250% mức nghèo khó của liên bang, trong khi vẫn tiếp tục hội đủ

Page 87: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

87

điều kiện nhận trợ cấp Medi-Cal. Quư vị sẽ có một khoản lệ phí bảo hiểm hàng tháng dựa trên lợi tức của mình, nhưng số tiền này sẽ thấp hơn nhiều so với mức SOC hàng tháng của quư vị, nếu quư vị vẫn tiếp tục tham gia chương trình ABD MN. Để biết thêm chi tiết về chương trình 250% WDP, xin tới trang mạng điện toán: http://www.healthconsumer.org/cs032WorkingDisabled.pdf

Các Vấn Đề Rắc Rối Có Thể Xảy Ra khi Cùng Quản Lý Dịch Vụ IHSS và Medi-Cal

Các từ viết tắt và thuật ngữ cần biết:

CMIPS (Quản Lý Hồ Sơ, Thông Tin và Hệ Thống Trả Lương IHSS) SCI (Chỉ Số Khách Hàng Trên Toàn Tiểu Bang)

DSS và CWD sử dụng hệ thống máy điện toán CMIPS để điều hành chương trình IHSS, trong đó bao gồm PCSP và IPW. CMIPS có thông tin về tình trạng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ IHSS và thông tin về lương bổng. Khi một người lần đầu tiên hội đủ điều kiện nhận dịch vụ IHSS, CWD sẽ ghi số giờ cần và thông tin về người cung cấp dịch vụ, và lập một tờ theo dõi thời gian. Khi tờ theo dõi thời gian này được nộp lại sau khi kết thúc kỳ lương (ngày 15 và 30 của tháng đối với những người không được ứng trước tiền lương), hệ thống sẽ lập một ngân phiếu lương, và ngân phiếu này được gửi tới thẳng cho người cung cấp dịch vụ. Ngân phiếu lương sẽ tới nơi 10 ngày sau khi kết thúc kỳ lương—ngày 25 đối với các kỳ lương kết thúc vào ngày 15 và ngày 10 đối với các kỳ lương kết thúc vào ngày 30. Ngân phiếu lương có kèm theo một tờ ghi thời gian, và tài liệu này sau đó được nộp lại khi kết thúc kỳ lương hiện tại. Thủ tục này lại tạo ra một ngân phiếu lương với tờ theo dõi thời gian mới kèm theo, và cứ như vậy. DHS và CWD sử dụng hệ thống MEDS để xác định tình trạng hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal. DHS cũng sử dụng hệ thống điện toán MEDS để những người cung cấp dịch vụ Medi-Cal như bác sĩ và dược sĩ lập hóa đơn tính tiền cho Medi-Cal. Khi một người nhận trợ cấp Medi-Cal tới nhận dịch vụ, bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ cà thẻ Medi-Cal BIC để biết người đó có mức đồng trả chi phí cho Medi-Cal hay không, và nếu có số tiền sẽ là bao nhiêu. Nếu người nhận trợ cấp không có tiền đồng trả chi phí, người cung cấp dịch vụ sẽ gửi hóa đơn tính tiền cho Medi-Cal để trả chi phí cho dịch vụ đó. Nếu người nhận trợ cấp có một khoản đồng trả chi phí, người cung cấp dịch vụ sẽ gửi hóa đơn cho người nhận trợ cấp để tính tiền cho dịch vụ đã nhận và nhập thông tin hóa đơn vào hệ thống MEDS để chứng minh rằng người nhận trợ cấp đã trả hoặc có trách nhiệm trả một số hoặc toàn bộ phần đồng

Page 88: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

88

trả chi phí. Giao dịch này sẽ giảm mức đồng trả chi phí còn lại của người được nhận trợ cấp. Vì CWD phải nhập các giao dịch IHSS SOC vào hệ thống MEDS rất giống như cách các bác sĩ và dược sĩ áp dụng, CMIPS và các hệ thống MEDS phải xử lý và hợp nhất nhiều giao dịch. Qui trình này được thực hiện qua hệ thống CALWIN (Hệ Thống Thông Tin Của CalWORKs). Hệ thống CALWIN là hệ thống quản lý hồ sơ cho chương trình CalWORKs. Các nhân viên IHSS của quận thường không biết rõ về hệ thống CALWIN và phải học cách sử dụng hệ thống này. Việc này có thể gây rắc rối vì sẽ gây trì hoãn và nhập dữ liệu không thích hợp hoặc không đầy đủ.

Các Trường Hợp Có Thể Trì Hoãn Thời Gian Hội Đủ Điều Kiện Nhận Trợ Cấp Do Nhập Dữ Liệu Sai

Một vấn đề có thể xảy ra trong các giai đoạn hội đủ điều kiện ban đầu là sai sót trong tương tác giữa các hệ thống CMIPS và MEDS do có nhiều dữ liệu được nhập vào trong hệ thống, như ngày tháng năm sinh hoặc số An Sinh Xã Hội sai trong một hoặc cả hai hệ thống, và các thông số không chính xác trong thông tin nhận dạng khác. Các quận phải giảm thiểu vấn đề này bằng cách nhập thông tin căn bản về tình trạng hội đủ điều kiện vào trong cả hệ thống CMIPS và MEDS từ một hệ thống khác gọi là SCI (Chỉ Số Khách Hàng Trên Toàn Tiểu Bang). Đây là dạng vấn đề đầu tiên rất có khả năng xảy ra với giao diện giữa CMIPS và MEDS và là vấn đề đầu tiên cần lưu ý đối với những người mới hội đủ điều kiện nhận dịch vụ IHSS.

Các Vấn Đề Có Thể Xảy Ra Liên Quan Tới Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện Nhận Medi-Cal/Đồng Trả Chi Phí Phát Sinh với Các Trường Hợp Mới Được Nhận Trợ Cấp IHSS, Tùy Thuộc vào Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện Nhận Bảo Hiểm Medi-Cal Toàn Diện

Các vấn đề khác là đối với tất cả các trường hợp mới được nhận IHSS, người nhận sẽ được đưa vào hệ thống CMIPS theo diện người nhận IHSS-R cho tới khi thông tin về tình trạng hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal được nhập vào hệ thống CMIPS. Những người này sẽ không phải chịu mức đồng trả chi phí Medi-Cal áp dụng cho tiểu bang, cho tới chừng nào họ còn là người nhận IHSS-R. Tuy nhiên, tiểu bang dường như không áp dụng Medi-Cal SOC mức không cho những người nhận IHSS-R, ngay cả khi tiểu bang phải làm như vậy theo luật. Việc này sẽ làm người nhận IHSS-R không được nhận Medi-Cal hoặc áp dụng khoản SOC hai lần cho Medi-Cal và IHSS cho tới khi được chuyển từ IHSS-R sang PCSP hoặc IPW.

Page 89: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

89

Việc Sử Dụng Các Mã Số Trợ Cấp Của Hệ Thống Mới Có Thể Không Xác Định Chính Xác Một Số Trường Hợp Không Phải Trả SOC

Quý vị nên biết rằng Medi-Cal và IHSS sử dụng các mã số trợ cấp sau đây để xác định xem một người có mức đồng chi phí cho Medi-Cal hay không và người đó có được nhận IHSS hay không, và nếu có, được nhận theo chương trình nào: SSI recipients—no share of cost Aid code 10—over age 65 Những người nhận SSI—không có mức đồng trả chi phí Mã số trợ cấp 10—trên 65 tuổi Mã số trợ cấp 20—người khuyết tật Mã số trợ cấp 60—người mù lòa Những người nhận IHSS (mã số trợ cấp Medi-Cal phụ) Mã số trợ cấp 2L—người nhận IPW Mã số trợ cấp 2M—người nhận PCSP Mã số trợ cấp 2N—người nhận IHSS-R Phần mã số trợ cấp thứ hai này xác định chương trình IHSS người đó sẽ tham gia. Hệ thống này được sử dụng cùng với mă số trợ cấp Medi-Cal khác, ví dụ như một trong các mă số trợ cấp người nhận SSI ở trên hoặc mă số trợ cấp Medi-Cal khác, trong đó có thể bao gồm các mă số trợ cấp cho chương trình A&D FPL, tình trạng hội đủ điều kiện tham gia chương trình Pickle, tình trạng hội đủ điều kiện tham gia chương trình Craig v. Bonta (SB87), v.v… Ngoài ra, hệ thống CMIPS còn sử dụng các mă số trợ cấp Medi-Cal đã ngừng áp dụng sau đây chỉ cho mục đích theo dõi IHSS: Aid code 18—over age 65 and does not receive SSI Mă số trợ cấp 28—người khuyết tật và không có SSI Mã số trợ cấp 18—trên 65 tuổi và không có SSI Mã số trợ cấp 28—người khuyết tật và không có SSI Mã số trợ cấp 68—người mù lòa và không có SSI Aid code 68—individual who is blind and does not receive SSI Có hai vấn đề liên quan tới các mã số trợ cấp đã ngừng áp dụng: Trước hết, việc sử dụng một trong các mã số trợ cấp này không có nghĩa là người nhận IHSS nhất thiết phải có mức đồng trả chi phí với Medi-Cal hoặc IHSS. Ví dụ, người có A&D FPL Medi-Cal không được nhận SSI nhưng cũng không có mức đồng trả chi phí cho Medi-Cal. Thứ nhì, các mã số trợ cấp này đã từng được sử dụng để qui định mức đồng trả chi phí Medi-Cal là 0 cho người nhận IHSS-R. Nếu Medi-Cal ngừng sử dụng các mã số trợ cấp này cho mục đích đó, Medi-Cal không còn cung cấp đồng trả chi phí Medi-Cal là 0 cho người nhận IHSS-R, và việc đó bị coi là vi phạm luật. Providers Working Over 300 Hours Per Mon

Page 90: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

90

Chương 7 Kiểm Soát Phẩm Chất Investigation and Prosecutio Luật Tiểu bang qui định Tiểu Bang và các quận phải áp dụng các bước để giám sát phẩm chất của các dịch vụ qua những lần tới nhà để xem các dịch vụ cho phép có được cung cấp hay không, bất kỳ các dịch vụ cho phép không cần thiết, và xem có nhu cầu cần thêm giờ chưa được phép hay không. Xem ACL 06-35. Một số đặc điểm của Kiểm Soát Phẩm Chất là:

Duyệt Xét theo Thông Lệ Các quận phải tiến hành các buổi duyệt xét theo lịch trình thông lệ về các trường hợp nhận dịch vụ IHSS bảo đảm các nhân viên phụ trách hồ sơ đang áp dụng các quy chế và chính sách một cách chính xác và thích hợp để đánh giá nhu cầu dịch vụ của người nhận, như được phản ánh qua số giờ cho phép nhận dịch vụ của họ. Thủ tục này sẽ bao gồm các buổi tới nhà, duyệt xét chứng từ và tính toán tại văn phòng, hợp thức hóa qua điện thoại không bắt buộc.

Duyệt Xét Trọng Tâm Duyệt xét sẽ trọng tâm chú trọng một vấn đề có thể ảnh hưởng tới những thành phần dân số chính hoặc những gì mà cơ quan quận coi là vấn đề rắc rối trong chương trình . Các cơ quan quận có quyền giải quyết bất kỳ vấn đề nào nếu được tin rằng sẽ giúp cải tiến tổng quát chất lượng của chương trình IHSS. Các gợi ý của Tiểu bang bao gồm các duyệt xét trong trường hợp khi sự cho phép thường xuyên của một quận cụ thể đối với một dịch vụ IHSS nào đó vượt quá cho phép đối với dịch vụ dó trên toàn tiểu bang.

Xác Nhận việc Nhận Dịch Vụ của Người Nhận Các cơ quan quận sẽ đặt câu hỏi với người nhận dịch vụ trong những buổi tới nhà và xác nhận qua điện thoại về mức độ thường xuyên cung cấp dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ và so sánh những bản báo cáo này với những gì được cho phép. Các kết quả ước tính quá cao hoặc quá thấp có thể phải điều tra thêm để xem có hành động gian lận hoặc trả lố hay không, mặc dù Tiểu bang hướng dẫn các quận lưu ý đến chức năng tâm thần của người nhận trong quá trình phỏng vấn.

Nếu Quý vị được chọn Tái Thẩm Định Như đã trình bày trong Chương 4, tái thẩm định là duyệt xét các đánh giá trước đây và hoàn cảnh hiện tại của người đó. Quận sẽ thực hiện thủ tục tái thẩm định nếu nhận được thông tin là hoàn cảnh của người đó đã thay đổi

Page 91: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

91

Xin nhớ rằng, khi một người đã hội đủ điều kiện cho số giờ dịch vụ của IHSS dựa trên thẩm định các nhu cầu của họ, quận có trách nhiệm chỉ ra các hoàn cảnh thay đổi hay bệnh đã thuyên giảm để biện hộ cho việc giảm số giờ đã được thẩm định trước đây. Tại buổi điều trần để phản đối giảm bớt số giờ, xác định về nhu cầu trước kia sẽ làm tăng giả thuyết có thể bác bỏ rằng người khiếu nại đã tiếp tục cần dịch vụ, dựa trên quyết định trước đó của Quận. Tiểu Bang qua cơ quan Quận đại diện sẽ có trách nhiệm biện hộ cho bất kỳ sự cắt giảm nào dựa trên hoàn cảnh thay đổi hay bệnh đã thuyên giảm. Nếu viên chức điều trần áp dụng không đúng trách nhiệm bằng chứng cho người khiếu nại thì việc này coi như là từ chối một buổi điều trần công bằng. Nếu tìm cách giảm số giờ của quý vị (ví dụ như số giờ giám sát bảo vệ), thì quận phải có trách nhiệm chứng minh quý vị đã khỏe hơn hay hoàn cảnh thay đổi như thế nào khiến quý vị cần ít giờ hơn. Xin gọi cho Disability Rights California để lấy bản sao thư báo trình bày về trách nhiệm của quận.

Phát Hiện Gian Lận Các cơ quan Quận phải giám sát việc cung cấp dịch vụ IHSS để phát hiện và ngăn ngừa hành động gian lận của các nhà cung cấp dịch vụ, các khách hàng, và người khác đồng thời truy thu tối đa các khoản đã trả lố. Trong số các việc Quận sẽ làm để phát hiện gian lận có việc xem xét các khoản lệ phí Medi-Cal để xem các nhà cung cấp dịch vụ có được trả thù lao cho những ngày người nhận IHSS ở trong bệnh viện hay cơ sở điều dưỡng hay không. (Trong khi quý vị hội đủ điều kiện cho dịch vụ IHSS – trừ khi khước từ các dịch vụ chăm sóc cá nhân được cơ sở điều dưỡng cho phép - cho những ngày quý vị ở trong cơ sở y tế, quận sẽ cho phép một số thời gian cho ngày nhập viện và xuất viện.) Các tài liệu hướng dẫn của Tiểu Bang cũng gợi ý chú trọng tới các nhà cung cấp dịch vụ làm việc hơn 300 giờ một tháng khi cung cấp các dịch vụ cho hơn một người nhận HISS để xem xét nhà cung cấp dịch vụ đó có làm việc tất cả các giờ cho phép hay không, cho dù có khai là cùng số giờ cho hai người nhận HISS hay không, và chất lượng dịch vụ có bị ảnh hưởng khi xét tổng số giờ làm việc hay không. Tiểu Bang nhận thấy rằng việc làm việc hơn 300 giờ một tháng – không phải là hiếm đối với người cung cấp dịch vụ sống trong cùng nhà với hai hoặc hơn người nhận – không phải là bất hợp pháp. Khi xác định được là không có hành động gian lận, các nhu cầu của người nhận dịch vụ IHSS được đáp ứng đầy đủ và thích hợp, số giờ cho phép được sử dụng, và không có sự trùng lặp số giờ cho phép thì quận sẽ chuyển sang xem xét trường hợp khác.

Page 92: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

92

Nếu nghi ngờ có hành động gian lận, Quận sẽ phối hợp với DHS tự điều tra hành động gian lận nếu có các quy chế, hoặc chuyển hồ sơ cho Chi Nhánh Điều Tra của DHS. DHS phải thông bào cho DSS, quận, cơ quan chính phủ của quận hoặc tổ chức bất vụ lợi về bất kỳ kết luận nào của DHS cho các bằng chứng đáng tin cậy về sự gian lận của một nhà cung cấp dịch vụ. Quý vị sẽ không được cung cấp hay nhận tiền trợ cấp cho dịch vụ IHSS trong mười năm; sau khi bị kết án, hay bị giam giữ sau khi bị kết án gian lận đối với chương trình chăm sóc y tế hoặc cung cấp dịch vụ trợ giúp của chính phủ. DHS sẽ thông báo cho cơ quan chính phủ hoặc tổ chức bất vụ lợi những nhà cung cấp dịch vụ không hội đủ điều kiện và yêu cầu những cơ quan này loại bỏ nhà cung cấp đó khỏi danh sách Đăng Ký IHSS sau khi có thông báo của DHS. (ACIN I-04-06.)

Trả lố Các quận sẽ truy thu các khoản tiền đã trả lố cho một người cung cấp dịch vụ IHSS trong phạm vi có thể được theo các điều luật hiện hành và/hoặc trừ vào tiền thù lao sau này của nhà cung cấp dịch vụ đó, ký hợp đồng hoàn trả với nhà cung cấp dịch vụ, theo lệnh của tòa án dân sự, hoặc trừ 5 đến 10 phần trăm số tiền bảo lãnh với một số điều kiện nhất định.

Nghĩa Vụ của IHSS và Đệ Tam Nhân Mục đích của chương trình Medi-Cal là nơi trả tiền cuối cùng khi đã sử dụng hết mọi lựa chọn khác; điều đó có nghĩa là, tất cả các nguồn trợ cấp có sẵn khác của đệ tam nhân phải hoàn thành các trách nhiệm pháp lý đối với các yêu cầu hoàn trả trước khi chương trình Medi-Cal trả chi phí chăm sóc y tế cho người nhận Medi-Cal. Theo luật mới, các quận phải áp dụng các thủ tục nhận biết và báo cáo các nguồn trách nhiệm của đệ tam nhân có thể đối với các dịch vụ IHSS. Ví dụ về các nguồn trách nhiệm của đệ tam nhân bao gồm bảo hiểm Tai Nạn Lao Động, bảo hiểm Chăm Sóc Dài Hạn, Chương Trình Bồi Thường Nạn Nhân, và các phán quyết dân sự/các vụ kiện tụng đang chờ giải quyết. Quan điểm là các nguồn trợ giúp này có thể có sẵn để bao trả chi phí các dịch vụ, làm cho người nhận không hội đủ điều kiện nhận Medi-Cal do có quá nhiều nguồn trợ giúp, hoặc tạo ra hay làm tăng chi phí đồng trả của người nhận IHSS. Tuy nhiên, ít nhất là trong các trường hợp có phán quyết dân sự/tranh chấp đang chờ giải quyết, Tiểu Bang giới hạn chỉ hoàn trả phần liên quan tới phán quyết, quyết định thắng kiện hay hợp đồng thương lượng phù hợp với các khoản tiền trả chi phí

Page 93: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

93

y tế phát sinh do thương tích mà người khác phải chịu trách nhiệm. Các Tiểu Bang không được phép tìm nơi hoàn trả các chi phí Medicaid dành để bao trả cho các chi phí không phải chi phí y tế, ví dụ như chịu đau đớn và mất lương bổng. Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ gần đây đă đưa ra phán quyết rằng đạo luật chống tịch thu thế nợ Medicaid liên bang phải cấm các tiểu bang gửi kèm theo hoặc tính tiền các phần không liên quan tới y tế trong phán quyết hoặc thỏa thuận thương lượng đó. Sở Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sự kiện Ahlborn, 126 S. Ct. 1752 (2006). Khi áp dụng qui định tịch thu thế nợ trong trường hợp này, Tiểu Bang phải gửi hoá đơn chi tiết từng khoản trợ cấp Medi-Cal được trả trong thời gian đang chờ giải quyết vụ kiện. Điều quan trọng là cần phải xem xét hóa đơn để biết số tiền tịch thu thế nợ có vượt quá mức qui định cho việc chăm sóc y tế trong hợp đồng thương lượng, quyết định thắng kiện, hoặc phán quyết của quý vị hay không và, nếu như vậy, hãy liên lạc với đại diện truy thu của Tiểu Bang để điều chỉnh số tiền tịch thu thế nợ đó.

IHSS và Phục Hồi Gia Sản14 Khi gửi đơn yêu cầu đòi gia sản, Tiểu bang cũng phải gửi hóa đơn liệt kê từng khoản trợ cấp Medi-Cal đă được trả trong suốt cuộc đời quý vị. Điều quan trọng là quý vị cần xem xét hóa đơn để xem có sai sót gì không. Bắt đầu từ ngày 1 tháng Chín, 2000,Tiểu Bang đă ngừng thu số tiền đă trả của IHSS. (ACL 02-35.) Chính sách này được củng cố thêm trong các điều luật mới bắt đầu có hiệu lực vào năm 2006 và các khoản tiền trả cho các dịch vụ của IHSS sẽ không thuộc diện được truy thu. Bộ Luật các Quy Chế California, tiêu đề 22, § 50961(c). Do đó, nếu các dịch vụ IHSS được ghi trong hóa đơn chi tiết từng khoản, đại diện truy thu của Tiểu Bang nên xóa thông tin này ra khỏi hóa đơn.

14 Mặc dù đạo luật Phục Hồi Gia Sản là riêng biệt và không thuộc vào điều luật Kiểm Soát Chất Lượng, nhưng những g đạo luật này đề cập cũng tương tự như khi đối chiếu các hoá đơn không chính xác của Tiểu Bang theo luật Phục Hồi Gia Sản với các hoá đơn không chính xác của Tiểu Bang theo luật Trách Nhiệm Đệ tam Nhân, luật này thuộc về điều luật Kiểm Soát Phẩm Chất.

Page 94: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

94

Chương 8 Thủ Tục Kháng Cáo

Khi Nào có thể Kháng Cáo Nếu phản đối việc giảm bớt số giờ hoặc chấm dứt dịch vụ, quý vị phải yêu cầu một buổi điều trần công bằng trong vòng 10 ngày, trước khi thông báo quyết định có hiệu lực, để tiếp tục được nhận toàn bộ số giờ của mình cho tới khi thủ tục điều trần kết thúc. Nếu tin rằng mình không được phép nhận đủ số giờ, quý vị có thể kháng cáo quyết định của quận vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, Thẩm Phán Luật Hành Chánh (ALJ) chỉ cho phép quý vị nhận thêm giờ cho tới ba tháng trước khi có yêu cầu điều trần. Nếu quý vị yêu cầu điều trần vào 15 tháng Tư, Thẩm Phán Luật Hành Chánh có thể trở lại tới ngày 1 tháng Giêng. MPP 22-009.12. (Quý vị luôn có quyền yêu cầu nhân viên quận thẩm định lại trường hợp của mình để xem họ có đồng ý rằng quý vị cần thêm giờ hay không. Nếu nhân viên quận đồng ý, thì quý vị không cần phải tới buổi điều trần).

Thông Báo về Quyết Định Từ Chối hoặc Thay Đổi Trợ Cấp Nếu từ chối hoặc có ý định thay đổi các dịch vụ IHSS của quý vị, quận phải gửi văn bản thông báo cho quý vị. Thông báo này phải bao gồm các thông tin sau đây:

(1) Thủ tục mà quận dự định sẽ áp dụng,

(2) Các lý do dẫn tới thủ tục đó,

(3) Các qui chế cụ thể là căn cứ cho thủ tục đó,

(4) Giải thích về quyền yêu cầu điều trần, và nếu thích hợp,

(5) Các trường hợp sẽ tiếp tục được nhận trợ cấp nếu có yêu cầu điều trần.

Thông thường, thông báo về quyết định phải gửi cho quý vị qua đường bưu điện ít nhất 10 ngày trước ngày quyết định có hiệu lực. Giai đoạn 10 ngày này không bao gồm ngày gửi thư hoặc ngày thủ tục đó có hiệu lực. MPP 22-001(a)(1); 22-001(t); 22-071; 22-072; 30-009.236

Các Mốc Thời Gian Kháng Cáo là Gì? Nếu quý vị hiện đã nhận các dịch vụ IHSS, hãy gửi yêu cầu kháng cáo trong 10 ngày làm việc TRƯỚC ngày Thông Báo Quyết Định có hiệu lực. Nếu gửi yêu cầu trong vòng 10 ngày này, trợ cấp của quư vị sẽ không thay đổi cho tới khi có một

Page 95: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

95

buổi điều trần và ra quyết định. Xin xem mục Trợ Cấp Trả Trong Thời Gian Chờ Giải Quyết dưới đây. MPP 22-072.5 Yêu cầu điều trần PHẢI được nộp trong vòng 90 ngày tính theo lịch sau ngày quận có hoặc không áp dụng thủ tục. Tuy nhiên, nếu gửi yêu cầu sau giai đoạn 10 ngày nói trên, quý vị sẽ KHÔNG tiếp tục được nhận trợ cấp trong thời gian chờ điều trần. Nếu quý vị thắng kiện trong buổi điều trần, thẩm phán có thể yêu cầu hoàn trả lại tiền. Ngày áp dụng thủ tục chính là ngày ghi trong thông báo về thủ tục quyết định mà cơ quan quận gửi qua đường bưu điện. MPP 22-009.1. Lưu ý: ngày áp dụng thủ tục khác với ngày thông báo có hiệu lực. Cách Yêu Cầu một buổi Điều Trần How to Request an Appeal Để yêu cầu một buổi điều trần:

Điền mặt sau của thông báo về quyết định và gửi tới địa chỉ đã cho, hoặc

Gửi thư tới: IHSS Fair Hearing State Hearings Division Department of Social Services 744 P Street, Mail Stop 37-19 Sacramento, CA 95814

Cho biết tên và số ID của tiểu bang của mình, và nói rằng quý vị muốn có một buổi điều trần công bằng vì không tin rằng mình được phép nhận số giờ cần thiết. Nếu cần buổi điều trần được tổ chức tại nhà mình, hãy đề cập tới vấn đề này trong yêu cầu. Nếu cần thông dịch viên cho mình hoặc cho người sẽ chứng thực (ví dụ như nhân viên IHSS) quý vị cũng nên đề cập tới vấn đề này trong yêu cầu điều trần. Nếu được hỏi, quận phải cung cấp bản sao của Thông Báo về Thủ Tục nếu mặt sau của thông báo đó được dùng làm mẫu đơn yêu cầu điều trần. MPP 22-004; 22-071.5 Phải gửi đơn yêu cầu cho CWD. Mẫu Thông Báo về Quyết Định có ghi địa chỉ và thông tin về quyền yêu cầu điều trần. Vì các mục đích lưu giữ hồ sơ, tốt nhất là quý vị nên gửi yêu cầu bằng văn bản. MPP 22-004.2 Quý vị có thể gửi thư qua fax (ngoài việc gửi qua đường bưu điện) tới số 916-229-4110.

Page 96: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

96

HOẶC Gọi số điện thoại miễn phí tại 800-743-8525 để yêu cầu một buổi điều trần công bằng. Nhớ thường xuyên thông báo cho quận về bất kỳ thay đổi nào liên quan tới địa chỉ trong thời gian kháng cáo để nhận thông báo điều trần. Đồng thời đừng quên các thời hạn nộp đơn.

Trợ Cấp Trong Thời Gian Chờ Giải Quyết là Gì? Trừ một số trường hợp, trong đó quý vị gửi yêu cầu điều trần tiểu bang đúng hạn trong vòng 10 ngày tính theo lịch trước khi thông báo về quyết định có hiệu lực, IHSS sẽ tiếp tục được cung cấp ở mức tương tự như mức mà người đó lẽ ra sẽ nhận được nếu quận chưa ra quyết định. Trợ cấp trả trong thời gian chờ giải quyết này không được coi là khoản trợ cấp trả lố ngày cả khi quyết định điều trần là có lợi cho quận. MPP 22-072; 22-073; 30-768.111 Nếu không thông báo thỏa đáng cho quý vị theo yêu cầu và trợ cấp bị chấm dứt, đình chỉ, hủy bỏ và ngừng hoặc giảm bớt, thì CWD phải phục hồi số tiền trợ cấp đó cho thời gian ngược trở về trước. MPP 22-049.523 Trợ cấp trả trong thời gian chờ giải quyết sẽ chấm dứt khi quý vị rút lại hoặc từ bỏ yêu cầu một buổi điều trần tiểu bang.

Sắp Xếp Thời Gian Điều Trần Ban Điều Trần Tiểu Bang sẽ gửi qua đường bưu điện hoặc trao tận tay cho quý vị và cơ quan quận văn bản thông báo về ngày giờ và địa điểm điều trần, trễ nhất là 10 ngày trước buổi điều trần. Quý vị có thể miễn yêu cầu 10 ngày và chấp nhận một khoảng thời gian ngắn hơn. MPP 22-045.3 Các yêu cầu điều trần Tiểu Bang liên quan tới các vấn đề khẩn cấp mà Ban Điều Trần Tiểu Bang của DSS thấy cần thiết có thể sẽ được sắp xếp để giải quyết nhanh. (Đơn Kháng Cáo cho Tất Cả Các Quận, 19 tháng Giêng, 2004). Nếu quý vị không thể tham dự buổi điều trần tại địa điểm điều trần do sức khỏe kém, buổi điều trần có thể được tổ chức tại nhà của quý vị hoặc tại địa điểm khác mà quận và quý vị cùng thỏa thuận. Buổi điều trần cũng có thể tiến hành qua điện thoại hoặc qua băng video thay vì điều trần gặp trực diện nếu quý vị đồng ý. MPP 22-045.1

Page 97: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

97

Nhân Viên Kháng Cáo của Quận Sau khi gửi đơn kháng cáo, quý vị sẽ nhận được thông tin của tiểu bang về các quyền điều trần của mình, và địa chỉ cũng như số điện thoạt của nhân viên kháng cáo của Quận, người sẽ đại diện cho Quận tại buổi điều trần. Hồ sơ IHSS của quý vị được lưu tại văn phòng đó. Nhiều nhân viên kháng cáo cố gắng giải quyết tranh chấp mà không qua điều trần. Nhân viên kháng cáo thường có kinh nghiệm và hiểu biết hơn là những người mà quý vị tiếp xúc tại văn phòng địa phương. Nhân viên kháng cáo có thể gọi cho quý vị để bàn về trường hợp "rút đơn kháng cáo có điều kiện" để có thể tiến hành một buổi thẩm định mới. Nếu đồng ý rút lại đơn kháng cáo có điều kiện, quý vị có quyền yêu cầu rời lại buổi điều trần đó nếu không đồng ý với kết quả thẩm định mới hoặc quyết định không cho phép quý vị nhận trợ cấp trong thời gian ngược trở về trước. Khi làm thủ tục rút đơn kháng cáo có điều kiện, hãy nói rõ với nhân viên kháng cáo là ngày có hiệu lực của các khoản trợ cấp tính ngược cho thời gian trở về trước sẽ dựa trên ngày có hiệu lực liên quan tới kháng cáo ban đầu. Hãy lấy giấy cam đoan này như là một phần của việc rút lại đơn kháng cáo có điều kiện. Chính sách gần đây của Ban Điều Trần Tiểu Bang về việc coi các trường hợp kháng cáo tái xét sau khi rút đơn kháng cáo có điều kiện là các yêu cầu điều trần mới. (Ghi Chú của Ban Huấn Luyện, Mục 05-07-01A, 6 tháng Bảy, 2005.)

Thỏa thuận rút đơn kháng cáo có điều kiện phải được lập bằng văn bản và có chữ ký của cả quận và người khiếu nại. Thỏa thuận này là bắt buộc để qui định rằng các thủ tục của cả hai bên sẽ được hoàn tất trong vòng 30 ngày kể từ ngày hai bên ký thỏa thuận đó và tới tay cơ quan quận. MPP 22-054.211(b)(3).

Chuẩn Bị Kháng Cáo

Xem Nội Dung Hồ Sơ của quý vị Khi có yêu cầu, Sở Phúc Lợi Quận (CWD) phải cho phép quý vị xem xét hồ sơ trong giờ làm việc bình thường. Quý vị được hưởng quyền này trước và trong thời gian điều trần. MPP 22-051.1; .2 Đồng thời, khi được yêu cầu, quận phải cung cấp các bản sao của tài liệu chính sách cụ thể, trong đó bao gồm các qui chế cần thiết cho quư vị hoặc để xác định xem có nên yêu cầu hoặc để chuẩn bị cho một buổi điều trần cấp tiểu bang hay không. Các bản sao này phải được cung cấp miễn phí hoặc với mức lệ phí liên quan tới chi phí tái bản. MPP 22-051.3 Thâu thập thông tin về cách thức nhân viên IHSS của Quận quyết định số giờ mà quư vị được phép nhận.

Page 98: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

98

(a) Hãy yêu cầu nhân viên của quý vị cung cấp một bản sao các mẫu thẩm định nhu cầu mới đây nhất. Các mẫu đơn của quận này sẽ có phần ghi chú về lý do tại sao số giờ yêu cầu lại được hoặc không được phép. Đồng thời hãy yêu cầu cung cấp một bản sao của mẫu SOC 293 mới đây nhất. Các mẫu SOC 293 bao gồm thông tin về mức xếp hạng ðánh giá chức nãng mà mà quý vị có thể và không thể làm ðýợc. Nếu quư vị phản đối quyết định giảm bớt trợ cấp, hăy yêu cầu cung cấp bản sao của mẫu đơn thẩm định mới và cũ cũng như mẫu đơn SOC 293 mới và cũ của mình.

iii) Yêu cầu cung cấp một bản sao các giấy tờ trong hồ sơ của quư vị, nơi đă ghi chép các thông tin về các lần liên lạc và tới gặp quư vị trong năm vừa qua.

iv) Yêu cầu nhân viên IHSS của quư vị cung cấp một bản sao của các qui định hướng dẫn về thời gian dành cho công việc của Quận. Xin nhớ rằng không được sử dụng các qui định hướng dẫn này cho các công việc cá nhân.

v) Yêu cầu nhân viên IHSS cung cấp một bản sao của báo cáo y tế hoặc báo cáo của bác sĩ trong hồ sơ của quư vị và bản sao của các mẫu giấy tờ trợ giúp y tế.

♦ ♦ ♦

Lưu ý: Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế § 10850(c) cho phép DSS ban hành các qui chế về việc xem hồ sơ, trong đó bao gồm cả việc xem hồ sơ của các đương đơn và người nhận trợ cấp. Các qui chế của DSS được trình bày trong Cẩm Nang Hướng Dẫn về Các Qui Chế và Thủ Tục Các qui chế này được trình bày trong Các Mục 19 (bảo mật) và 22 (điều trần cấp tiểu bang) và cũng có trên trang mạng điện toán internet tại www.dss.cahwnet.gov/ord/CDSSManual_240.htm. Các qui chế này cũng áp dụng khi các dịch vụ mà quý vị nhận được hoặc muốn có được bao trả theo chương trình dịch vụ chăm sóc cá nhân của Medi-Cal. Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế § 14100.2; Bộ Luật Các Qui Chế California, tiêu đề 22 § 50111. Các qui chế tiểu bang về xem hồ sơ này có giá trị hiệu lực hơn so với bất kỳ qui chế nào khác của Quận có phạm vi áp dụng nghiêm ngặt hơn. Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế §§ 10850(c) và 14100.2(f). Nếu quư vị gặp các vấn đề rắc rối liên quan tới việc xem hồ sơ của mình, xin gọi Ban Bảo Vệ và Bênh Vực Quyền Lợi. Cẩm Nang Hướng Dẫn về Qui Chế và Thủ Tục, Cẩm Nang Hướng Dẫn của DSS § 19-005.1 qui định rằng bấy kỳ người nhận hoặc đương đơn nào hoặc đại diện được ủy quyền của họ, đều có thể xem hồ sơ “được lập hoặc lưu giữ bởi sở phúc lợi quận liên quan tới việc điều hành chương trình trợ cấp chính phủ”. Quý vị có thể xem các thông tin y tế trong hồ sơ của mình. Cẩm Nang Hướng Dẫn của

Page 99: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

99

DSS ghi chú § 19-006. Quý vị chỉ không được xem những hồ sơ “đặc quyền” nhất định, ví dụ như đặc quyền giữa luật sư và thân chủ mà mình không được hưởng. Cẩm Nang Hướng Dẫn của DSS § 19-006. Cũng xin xem thêm các qui chế về điều trần cấp tiểu bang trong Cẩm Nang Hướng Dẫn của DSS § 22-051. Sở phúc lợi quận phải sao chụp cho quư vị các điều luật, các tài liệu về qui chế, hoặc các qui định cần thiết để chuẩn bị cho buổi điều trần. Cẩm Nang Hướng Dẫn của DSS § 22-051.3.

♦ ♦ ♦ vi) Nếu IHSS giảm số giờ dịch vụ của quý vị, hãy yêu cầu nhân viên IHSS

cung cấp bản sao của các qui chế có ghi trong thông báo về việc ðó. vii) Các qui chế IHSS được trình bày trong Cẩm Nang Hướng Dẫn về Chính

Sách và Thủ Tục của Sở Dịch Vụ Xã Hội. Nếu có thể truy cập Internet, quý vị có thể tìm các qui chế của IHSS tại www.dss.cahwnet.gov/ord/CDSSManual_240.htm.Có bốn qui chế đã được nhập vào hệ thống cho các qui chế của Phân Ban 30. Hãy bỏ qua phần đầu tiên. Các qui chế IHSS bắt đầu sau khoảng 5 trang trong phần dữ liệu nhập thứ hai, và tiếp tục cho tới dữ liệu nhập thứ ba và kết thúc ở dữ liệu nhập thứ tư. Quý vị cũng có thể lấy thư của Tất Cả Các Quận tại www.dss.cahwnet.gov/lettersnotices/AllCountyL_542.htm. Thư gửi tất cả các quận là các chỉ thị của Sở Dịch Vụ Xã Hội tiểu bang gửi cho các quận. Các thư này áp dụng cho rất nhiều chương trình; trong ðó chỉ có một số thư là nói về IHSS.

Bản Tuyên Bố về Quan Điểm của Quận Bản tuyên bố về quan điểm của Quận tóm lược về các trường hợp và thẩm quyền pháp lý cho thủ tục mà CWD áp dụng. Tài liệu này cũng có bản sao của các chứng từ và danh sách các nhân chứng mà quận dự định sẽ sử dụng trong buổi điều trần. Quý vị được quyền nhận bản tuyên bố về quan điểm của Quận trong hai ngày làm việc trước buổi điều trần. Nếu buổi điều trần vào thứ Sáu, quý vị có quyền nhận được bản xác nhận về quan điểm vào sáng thứ Tư. (Quý vị được quyền xem hồ sơ của mình vào bất cứ lúc nào, cho dù có buổi điều trần đang chờ giải quyết hay không. Xin xem phần ghi chú ở trên trong đoạn 2). Bản tuyên bố về quan điểm của Quận sẽ giúp quý vị nhận biết các bằng chứng và nhân chứng khác có thể cần. Nếu không nhận được một bản sao cho tới thời gian ngay trước buổi điều trần, quý vị có thể yêu cầu tiếp tục mở hồ sơ để nộp thêm bằng chứng (ví dụ như thư hoặc giấy xác nhận) để hồi đáp giấy xác nhận quan điểm của

Page 100: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

100

Quận. Ngay cả khi đã nhận được giấy xác nhận quan điểm của Quận đúng hạn, quý vị vẫn có thể yêu cầu mở hồ sơ điều trần để nộp thêm bằng chứng.

Phác Thảo Bản Tuyên Bố Quan Điểm Của Quý Vị Mặc dù quý vị không cần phải có bản tuyên bố về quan điểm riêng của mình tại buổi điều trần, nhưng kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng mức độ chuẩn bị này sẽ giúp quý vị trình bày hồ sơ một cách thuyết phục hơn. Đính kèm với ấn phẩm này (tài liệu F) là bản tuyên bố quan điểm mẫu liên quan tới các dịch vụ IHSS mà quý vị nên dựa vào để tham khảo khi muốn phác thảo giấy tuyên bố về quan điểm của mình.

Trì Hoãn Được phép trì hoãn trong một số trường hợp. Thẩm Phán Luật Hành Chánh có thể trì hoãn một buổi điều trần vào bất cứ lúc nào trước buổi điều trần đó hoặc theo yêu cầu của quận tại buổi điều trần. Các lý do được coi là lý do chính đáng để quý vị trì hoãn là: (1) Trong gia đình có người qua đời.

(2) Thương tích hoặc bệnh tật cá nhân.

(3) Các trường hợp khẩn cấp bất ngờ và đột ngột khiến quý vị hoặc người đại diện được ủy quyền không thể có mặt được.

(4) Một buổi hầu tòa cùng thời gian không thể trì hoãn được.

(5) Khi cơ quan quận (nếu được yêu cầu) không cung cấp bản tuyên bố về quan điểm cho quý vị trễ nhất là hai ngày làm việc trước ngày diễn ra buổi điều trần đã định.

(6) Khi quận đã thay đổi bản tuyên bố về quan điểm sau khi đã cung cấp cho quý vị và quý vị từ bỏ giai đoạn 90 ngày trong đó phải có quyết định. MPP 22-053.1; 14; 16; 22-073.253

Việc quý vị hoặc người đại diện được ủy quyền của mình không nhận được thông báo điều trần không phải là lý do chính đáng nếu đó là vì CWD hoặc DSS không được thông báo về việc thay đổi địa chỉ. MPP 22-054.222(a)(1)

Page 101: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

101

Điều Trần Trước hết Quận sẽ trình bày lý do tại sao số giờ của quý vị lại bị cắt giảm hoặc tại sao quý vị lại không nên cần thêm số giờ. Buổi điều trần sẽ có trình bày bằng chứng (lời chứng thực của nhân chứng, thư, nhật ký ghi chép, báo cáo y tế) về các nhu cầu trong các hạng mục dịch vụ mà quý vị và cơ quan quận không đồng ý. Bằng chứng nên giải thích rõ về những gì quý vị cần, phải mất bao lâu thời gian để cung cấp dịch vụ, lý do cần thêm thời gian hơn mức qui định trong kết quả đánh giá hoặc các qui định hướng dẫn của Quận. Và các rủi ro mà quý vị có thể gặp phải nếu không nhận được mức độ và dịch vụ được yêu cầu. Các buổi điều trần công bằng của IHSS đều là không chính thức. Điều quan trọng là cần phải giải thích lý do tại sao lại cần thêm thời gian. Bằng chứng tốt nhất là từ những người cung cấp dịch vụ cho quý vị và những người lưu giữ hồ sơ nhật ký về số thời gian cần để thực hiện dịch vụ đó. Các nhân chứng có thể bao gồm (ngoài người nhận dịch vụ IHSS) các nhà cung cấp dịch vụ IHSS hiện tại và trước đây, cố vấn viên của trung tâm giáo dục, gia đình và bạn bè, v.v… Đối với mỗi nhân chứng, hăy ghi những điểm mà quư vị muốn làm chứng để biện luận và xóa những điểm đă có. Nên chuẩn bị nộp bất kỳ chứng từ tài liệu nào mà quý vị muốn thẩm phán xem xét tại buổi điều trần. Đồng thời, cũng nên chuẩn bị trước một danh sách các câu hỏi mà quý vị muốn thẩm phán nghe từ các nhân chứng của quận. Mặc dù không cần thiết, chúng tôi khuyên quý vị cũng nên chuẩn bị trước cho lời mở đầu và kết thúc mà quý vị sẽ nói tại buổi điều trần. Phải cung cấp một bản sao của tất cả các tài liệu mà quý vị hoặc quận sẽ đệ trình tại buổi điều trần cho cả hai bên. Bảo đảm chuẩn bị các bản sao của tất cả các tài liệu của quý vị cho viên chức điều trần và CWD. CWD phải cung cấp bản sao của tất cả các tài liệu cho quý vị miễn phí. MPP 22-049.8

Tuân Hành Qui Định Ngay khi nhận được quyết định, quận phải bắt đầu thực hiện tuân theo quyết định đó. MPP 22-078.1. Quư vị có thể liên lạc với DSS, qua lời nói hay bằng văn bản về việc mình không đồng ư với quyết định tuân hành. DSS phải áp dụng biện pháp thích hợp để bảo đảm việc tuân hành quyết định. MPP 22-078.4.

Page 102: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

102

Nhờ Giúp Đỡ về Buổi Điều Trần của quý vị

Để được giúp đỡ thêm, xin gọi trung tâm khu vực (nếu người nhận IHSS là thân chủ), trung tâm sống độc lập, chương trình trợ giúp pháp lý, chương trình bênh vực quyền lợi người cao niên, số điện thoại miễn phí của Disability Rights California tại (800) 776-5746, hoặc Trung Tâm Luật Phương Tây về Quyền của Người Khuyết Tật tại (213) 736-1031. Để tìm số điện thoại của chương trình bênh vực quyền lợi cho người cao niên trong khu vực của quư vị , xin gọi văn phng trợ giúp người cao niên tại quận của mình hoặc Sở Sự Vụ Người Cao Niên Tiểu Bang tại (800) 510-2020. Nếu muốn giảm bớt số giờ hoặc loại bỏ dịch vụ (ví dụ như giám sát bảo vệ), quận phải có trách nhiệm chứng minh rằng căn bệnh của quý vị đã thuyên giảm hoặc các hoàn cảnh sống thay đổi như thế nào dẫn tới việc quý vị cần ít giờ hơn. Xin gọi Disability Rights California để nhận một bản sao của thư báo có trình bày về trách nhiệm này của quận. Để tìm hiểu thêm về thủ tục điều trần, xin tới trang mạng điện toán của Ban Điều Trần Tiểu Bang tại www.dss.cahwnet.gov/shd/default.htm

Page 103: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

103

DANH SÁCH CÁC PHẦN PHỤ LỤC Phụ Lục A DSS PUB 104 http://www.dss.cahwnet.gov/Forms/English/PUB/04.pdf

Phụ Lục B ACL 06-34 Errata & Tài Liệu Đính Kèm B

Phụ Lục C Tờ Tự Đánh Giá của IHSS

Phụ Lục D Mẫu Đơn Giám Sát Bảo Vệ SOC 821

http://www.dss.cahwnet.gov/pdf/SOC821.PDF

Phụ Lục E Mẫu Đơn Giám Sát Bảo Vệ SOC 825

http://www.dss.cahwnet.gov/pdf/soc825.pdf

Phụ Lục F Mẫu Đơn Dịch Vụ Trợ Giúp Y Tế SOC 321 http://www.dss.cahwnet.gov/pdf/SOC321.pdf

Phụ Lục G Đánh Giá Nhu Cầu – Tờ Thông Tin SOC 293

Phụ Lục H Mẫu Xác Nhận về Quan Điểm Điều Trần

Phụ Lục I Các từ viết tắt được sử dụng trong Ấn Phẩm này

Phụ Lục J Bảng danh sách các chương trình IHSS

Page 104: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

104

TỜ ĐIỀN THÔNG TIN CỦA IHSS

CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA TỜ TỰ ĐÁNH GIÁ

CÁC DỊCH VỤ NGÀY TỔNG CỘNG HÀNG TUẦN

Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy Chủ Nhật Các Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia: Chỉ dành cho người lớn. Trẻ em không hội đủ điều kiện được nhận số giờ dịch vụ trợ giúp tại gia. Các dịch vụ trợ giúp tại gia thường giới hạn ở mức 6 giờ một tháng cho một gia đình và chia cho số người trong gia đình đó. Nếu quý vị cần thêm số giờ trợ giúp tại gia do tình trạng khuyết tật của người nhận (ví dụ như phải lau chùi phòng vệ sinh thường xuyên hơn do không kiềm chế được đại tiểu tiện, thường xuyên phải lau bụi do bệnh suyễn), xin đánh dấu vào thời gian cần thiết trong cột dưới đây. Xin xem mục II trong Tập Tài Liệu Tự Đánh Giá và Gia Cư Công Bằng để biết thêm chi tiết.

CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA a. Lau chùi, hút bụi và rửa/đánh bóng sàn nhà

b. Lau chùi bồn rửa/mặt kệ tủ bếp

c. Lau sạch bếp nấu và bếp lò

d. Làm sạch và làm rã đông tủ lạnh

e. Lau chùi phòng vệ sinh f. Trữ thực phẩm và các đồ tiếp liệu

g. Đổ rác h. Quét bụi và hót bụi i. Mang nhiên liệu vào nhà để sưởi ấm hoặc nấu từ thùng đựng nhiên liệu ngoài sân

j. Thay chăn nệm giường k. Các việc linh tinh-thay bóng đèn, lau chùi xe lăn/nạp tiếp pin

TỔNG CỘNG CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA

5470AppA.01

Page 105: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

105

CÁC DỊCH VỤ

NGÀY TỔNG CỘNG HÀNG TUẦN

Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy Chủ Nhật

5. PHƯƠNG TIỆN CHUYÊN CHỞ Y TẾ a. Tới các buổi hẹn khám y tế _ b. Tới các nguồn trợ giúp thay thế khác

6. GIẢM NHẸ TÁC HẠI NGOÀI SÂN

7. GIÁM SÁT BẢO VỆ

8. HƯỚNG DẪN VÀ THUYẾT MINH 9. CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP Y TẾ (ví dụ như truyền ống thông, chích thuốc, các bài tập thể dục cử động v.v…, ghi rõ a.

b.

TỔNG CỘNG CÁC DỊCH VỤ HÀNG TUẦN (Tất cả mọi dịch vụ trừ Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia)

Nhân với 4,33 để được tổng cộng hàng tháng

Cộng với các Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia (tối đa 6 giờ một tháng, trừ khi có thể chứng minh được là cần thêm giờ trong trang 1 ở trên 1 above)

TỔNG CỘNG CÁC DỊCH VỤ HÀNG THÁNG

* Nếu số giờ được đánh dấu hoa thị bằng 20 giờ hoặc hơn trong một tuần, người nhận hội đủ điều kiện “tàn tật nghiêm trọng ." ** Các giờ dọn dẹp trong bữa ăn cũng được tính để xác định người nhận có bị tàn tật nghiêm trọng hay không nếu cần dịch vụ trợ giúp của IHSS chuẩn bị bữa ăn và ăn uống. IHSS sẽ trả chi phí cho thời gian đưa đón quý vị đi lại nhưng thường sẽ không trả chi phí cho thời gian có mặt tại phòng mạch bác sĩ hoặc y viện. Khi IHSS không đài thọ thời gian chờ đợi, IHSS sẽ đài thọ thời gian đi lại cho 4 lần đi: đưa tới đó và quay trở lại để thả bệnh nhân; đưa tới đó và quay trở lại để đón bệnh nhân.

Page 106: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

106

TIỂU BANG CALIFORNIA—CƠ QUAN DỊCH VỤ Y TẾ VÀ NHÂN SỰ ARNOLD SCHWARZENEGGER, Thống Đốc

BỘ DỊCH VỤ XÃ HỘI

744 P Street, Sacramento, California 95814

5 tháng Chín, 2006

ERRATA

GỬI: TẤT CẢ CÁC GIÁM ĐỐC SỞ PHÚC LỢI QUẬN TẤT CẢ CÁC QUẢN LÝ VIÊN CHƯƠNG TRÌNH IHSS

VỀ VIỆC: SỬA CHỮA THÔNG TIN TRONG THƯ GỬI TẤT CẢ CÁC QUẬN (ACL) 06-34, NGÀY 31 THÁNG TÁM, 2006, CÁC QUI CHẾ VÀ QUI ĐỊNH HƯỚNG DẪN VỀ CÔNG VIỆC TRẢ LƯƠNG THEO GIỜ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA/CÁC DỊCH VỤ CHĂM SÓC CÁ NHÂN/CHƯƠNG TRÌNH MIỄN DO SỐNG ĐỘC LẬP (IHSS/PCSP/IPW)

Mục đích của Bản Đích Chính này điều chỉnh các lỗi đối với bản thông báo ACL 06-34 phát hành ngày 31 tháng Tám, 2006, trong đó có giải thích rõ hơn và sửa lại các mục sau đây:

Trong Trang 5 của Thông Báo ACL, trong mục "Công Cụ Tham Chiếu Nhanh về Công Việc của HTG", hai câu cuối cùng nói:

"Vì công cụ phản ánh Các Qui Chế HTG, nên không bắt buộc phải sử dụng các công cụ này. Các công cụ là lựa chọn trợ giúp có thể được sử dụng để áp dụng các qui chế".

Sẽ được thay thế bằng: "Vì công cụ phản ánh Các Qui Chế của HTG liên quan tới phạm vi thời gian nên việc sử dụng công cụ đó là không bắt buộc. Công cụ này là biện pháp trợ giúp tùy chọn, có thể sử dụng để áp dụng các qui chế".

Ngoài ra, Bản Đích Chính này thay thế Các Tài Liệu Đính Kèm B, C, và D của ACL do lỗi chính tả/việc dùng từ không nhất quán trong toàn bộ Tài Liệu Đính Kèm B; một số lỗi chính tả trong Tài Liệu Đính Kèm C; và một số thay đổi nhỏ về ngôn ngữ để trình bày rõ hơn trong bảng thông tin một trang của Tài Liệu Đính Kèm D.

Nếu quý vị có thêm thắc mắc, xin liên lạc Cục Quản Lý Phẩm Chất (Quality Assurance Bureau) tại số (916)229-3494.

Các Tài Liệu Đính Kèm

Page 107: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

107

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM B

CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CÓ CHÚ DẪN

Các Tiêu Chuẩn Đánh Giá Có Chú Dẫn được thiết kế để giúp quý vị áp dụng các hạng mức đánh giá qui định rõ trong Cẩm Nang Hướng Dẫn về Các Chính Sách và Thủ Tục (MPP) Mục 30-756, được áp dụng để đánh giá khả năng của người nhận trong việc thực hiện an toàn một số công việc Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia (IHSS). Các Tiêu Chuẩn Đánh Giá Có Chú Dẫn trình bày về mỗi hạng mức đánh giá chức năng chi tiết hơn khi áp dụng cho khả năng của một người trong việc thực hiện một số dạng công việc được qui định rõ trong MPP Mục 30-757, và cung cấp các kết quả quan sát mẫu mà quý vị có thể áp dụng cho mỗi hạng mức đánh giá, các đặc điểm của người nhận dịch vụ là người có thể được đánh giá theo mỗi hạng mức, và các thắc mắc có thể đưa ra thông tin cần thiết để xác định hạng mức đánh giá thích hợp. Các mẫu này là danh sách các yếu tố chỉ báo có thể sử dụng chứ không phải là các tiêu chuẩn tuyệt đối.

Tổng Quát

Sau đây là các câu hỏi tổng quát có thể được áp dụng cho các đương đơn để giúp xác định có nhu cầu hay không:

Quý vị đi khám bác sĩ bao lâu một lần? Bác sĩ có hạn chế các hoạt động của quý vị không?

Khi nào gia đình tới thăm quý vị và họ cảm thấy như thế nào về tình trạng bệnh của quý vị? Gia đình/bạn bè/hàng xóm láng giềng có giúp đỡ quý vị không? Ai giúp đỡ quý vị cho tới tận lúc này? Tại sao bây giờ quý vị lại nhờ giúp đỡ? Hoàn cảnh đã thay đổi như thế nào? Quý vị gặp khó khăn được bao lâu? Điều gì hạn chế các hoạt động của quý vị? Quý vị cảm thấy như thế nào về tình trạng sức khỏe của mình? Quý vị nghĩ rằng mình sẽ cần dịch vụ này trong bao lâu? Quý vị sẽ xoay xở như thế nào nếu người cung cấp dịch vụ gọi tới báo xin nghỉ bệnh một ngày?

Các thông tin cần được cung cấp và củng cố theo định kỳ:

Giải thích rõ ràng về các trách nhiệm của người nhận trợ cấp trong hệ thống cung cấp dịch vụ của quận. IHSS là một chương trình chỉ cung cấp các dịch vụ cần thiết để bảo vệ an toàn của người nhận dịch vụ, là các công việc mà người nhận không thể thực hiện được. NGÀY DUYỆT XÉT: 9/5/06

Page 108: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

108

Các Quan Sát

Nhiều quan sát có thể áp dụng cho tất cả các chức năng. Điều này bao gồm việc quan sát người nhận đứng lên ra khỏi ghế, đi lại, đứng, với đồ đạc, nắm lấy đồ vật, cúi gập người và mang xách đồ vật; và quan sát hoạt động tinh thần và sự dẻo dai của người nhận dịch vụ. Trong phần nội dung sau đây, tám hành vi đầu tiên có thể quan sát được ở trên được đề cập tới dưới dạng "vận động". Tất cả các chức năng này thường có thể quan sát được bằng cách lưu ý cách người nhận dịch vụ cho quý vị vào nhà và bắt tay khi quý vị tới; yêu cầu người nhận dịch vụ giới thiệu cho xem căn nhà; yêu cầu người nhận dịch vụ cho quý vị xem toàn bộ các thuốc men của họ; yêu cầu họ đưa thẻ Medi-Cal cho quý vị; và yêu cầu họ ký tên vào đơn xin. Nếu các chức năng nói trên không được thể hiện một cách thỏa đáng trong quá trình phỏng vấn, đôi khi cũng nên hỏi xin bệnh nhân một ly nước. Vì việc đánh giá xếp hạng chức năng được sắp xếp theo trình tự thời gian, có thể áp dụng các quan sát và câu hỏi ở hạng mức thấp hơn cho mức cao hơn. Các quan sát dẫn tới giả thiết tổng quát về mức độ chức năng thích hợp và các câu hỏi theo dõi tiếp người tàn tật sẽ cho biết việc trợ giúp có cần thiết hay không cho mức độ chức năng mà quý vị quan sát được. Đây không phải là danh sách đầy đủ, cũng như sự hiện diện của một hành vi trong danh sách không nhất thiết là căn cứ để đánh giá xếp hạng. Nên sử dụng tất cả các giác quan để xác nhận chức năng sinh hoạt tổng quát của người nhận dịch vụ. Nhiều khi điều quan trọng là cần phải có một bản báo cáo y tế xác nhận rằng có cơ sở cho các hành vi quan sát được.

Tổng Quát

Sau đây là các tiêu chuẩn pháp lý tổng quát cho mọi chức năng. Các tiêu chuẩn cho mỗi chức năng được định nghĩa chi tiết hơn trong từng bước đánh giá cá nhân dưới đây.

Mức 1: Độc lập: Có thể thực hiện chức năng mà không cần người giúp đỡ, mặc dù người nhận có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện chức năng đó, tuy nhiên việc hoàn thành chức năng đó (cho dù có hay không có phương tiện máy móc trợ giúp vận động) không gây rủi ro nghiêm trọng tới sự an toàn của họ. Người nhận được xếp hạng ở mức "1" trong bất kỳ chức năng nào sẽ không được phép thực hiện hoạt động dịch vụ liên quan.

Mức 2: Có thể thực hiện chức năng nhưng cần trợ giúp bằng lời nói ví dụ như nhắc nhở, hướng dẫn hoặc khuyến khích.

Mức 3: Có thể thực hiện chức năng nếu được người khác giúp đỡ đôi chút, trong đó bao gồm nhưng không giới hạn tham gia trợ giúp trực tiếp của người cung cấp dịch vụ.

Mức 4: Có thể thực hiện chức năng nhưng chỉ khi được người khác giúp đỡ nhiều.

Mức 5: Không thể thực hiện chức năng đó cho dù có hoặc không có người giúp đỡ.

Mức 6: Cần Các Dịch Vụ Trợ Giúp Y Tế.

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM B

Page 109: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

109

Khả Năng Thực Hiện Chức Năng Thay Đổi

Nếu khả năng thực hiện chức năng của người nhận thay đổi trong tháng, hạng mức đánh giá chức năng cần phản ánh khả năng sinh hoạt vào các ngày lặp lại trong đó người nhận thể hiện chức năng kém. Điều này không chỉ dựa trên tình huống ngày "tồi tệ nhất" (ví dụ như người mắc bệnh thấp khớp sẽ có những ngày đau nhiều và những ngày đau ít; do đó trong trường hợp này quý vị nên đánh giá người nhận dựa trên các ngày người nhận bị đau nhiều, và lặp lại nhiều lần) Quan sát: Quan sát xem người nhận có suy yếu về khả năng vận động hay không, ngờ nghệch, thể hiện tính hay quên hoặc mắt rất kém; nếu quần áo của người nhận dính vết dơ hoặc dây bẩn hay không. Ví dụ: Người phụ nữ yếu đuối không thể chuyển đồ giặt ướt sang máy sấy khô, đặc biệt là khăn trải giường và khăn lau. Người sống chung cùng nhà khuyến khích cô ta giúp bà ta gập và phân loại quần áo, v.v... Câu hỏi: Quý vị có thể nâng và di chuyển đồ giặt ướt trong máy giặt không? Làm thế nào mà quý vị có thể xử lý được đồ giặt này cho tới bây giờ? Ai đã giúp quý vị giặt đồ cho tới bây giờ? Bác sĩ có gợi ý quý vị nên thực hiện một số công việc đơn giản bằng cánh tay và bàn tay không?

Mức 5: Không thể thực hiện bất kỳ công việc nào, hoàn toàn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác. Quan sát: Quan sát xem có các hạn chế đáng kể về vận động không. Ví dụ: Người nhận bị bán thân bất toại được đặt ngồi trong xe lăn, rõ ràng là không thể thực hiện được các công việc giặt đồ. Câu hỏi: Hiện giờ ai giặt đồ cho quý vị? Hoàn cảnh của quý vị có thay đổi gì dẫn tới việc bây giờ quý vị phải nhờ người giúp đỡ không?

Đi Chợ

Lập danh sách; cúi gập người, với, nâng, và sử dụng xe đẩy hoặc giỏ mua hàng; nhận biết các đồ vật cần thiết; đưa các đồ vật đó về nhà và cất đi; gọi điện thoại đặt và tới lấy thuốc theo toa; và mua quần áo. (Lưu ý: Các hạng mức đánh giá 2 và 4 không được áp dụng để xác định chức năng thực hiện công việc này).

Sau đây là cách áp dụng hạng mức đánh giá chức năng để cho Công Việc Mua Sắm, với các gợi ý có thể giúp xác định hạng mức:

Mức 1: Độc lập: Có thể thực hiện tất cả các công việc mà không cần giúp đỡ. Quan sát: Quan sát xem việc cử động có vẻ như là không bị suy yếu và người nhận có thể xác định được phương hướng hay không. Ví dụ: Nhân viên xã hội hỏi chuyện ông già. Câu trả lời của ông già, ông ta có thể tự đi chợ và có thể cất đồ tạp hóa và các đồ khác đi. Mặc dù vận động hơi chậm, nhưng bằng chứng cho thấy là ông ta vẫn có thể làm được công việc này. Câu hỏi: Quý vị thực hiện việc đi chợ như thế nào?

Mức 3: Cần người giúp đỡ cho một số công việc (như cần giúp đỡ đa số việc đi chợ nhưng có thể đi chợ gần cho các đồ nhỏ, hoặc cần hướng dẫn chỉ đường). Quan sát: Quan sát vận động của người nhận có suy yếu không; người nhận có sức chịu đựng kém hoặc không thể nâng được vật nặng không; người đó có dễ bị nhầm lẫn hoặc mắt kém không; có ít đồ ăn có sẵn trong tủ lạnh và chạn . Ví dụ: Người nhận đi chợ gần nhà để mua các vật dụng nhỏ. Có ai đó lên danh sách đi chợ cho họ.

Page 110: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

110

ĐỊNH NGHĨA VỀ CÁC DỊCH VỤ GHI TRONG DÒNG "H" CỦA SOC 293

Các Dịch Vụ Nội Trợ

Quét, hút bụi và lau/đánh bóng sàn, rửa mặt kệ và bồn rửa, lau chùi phòng vệ sinh, cất giữ thực phẩm và đồ tiếp liệu; đổ rác; hút bụi và hót bụi; lau chùi bếp lò và bếp nấu; lau chùi và làm rã đông tủ lạnh; mang nhiên liệu vào để sưởi ấm hoặc nấu nướng từ thùng đựng ngoài sân; thay khăn trải giường; thay bóng đèn; và lau chùi xe lăn và thay/nạp lại pin cho xe lăn.

Sau đây là cách áp dụng hạng mức đánh giá chức năng cụ thể cho Các Dịch Vụ Nội Trợ, với các gợi ý có thể giúp thông báo quyết định về hạng mức đánh giá:

Mức 1: Độc Lập: Có thể thực hiện tất cả các cộng việc nội trợ mà không có nguy cơ gây tổn hại cho sức khỏe hoặc an toàn. Người nhận có thể thực hiện tất cả các công việc nội trợ, mặc dù có thể phải làm một số công việc hàng ngày mà không phải gắng sức.

Quan sát: Quan sát xem căn nhà có ngăn nắp gọn gàng hay không. Quan sát xem việc vận động của người nhận có phải là không bị suy yếu hay không. Ví dụ: Người nhận không có dấu hiệu suy yếu đi lại dễ dàng trong một căn phòng gọn gàng, cúi người để nhặt đồ vật và với tay để lấy đồ vật từ trên giá đựng. Câu Hỏi: Quý vị có thể tự làm toàn bộ việc nhà không, trong đó bao gồm cả đổ rác?

Mức 2: Có thể thực hiện các công việc nhưng cần người khác hướng dẫn hoặc khuyến khích.

Người nhận có thể làm việc nhà nếu người khác lập một danh sách hoặc nhắc nhở họ.

Quan sát: Quan sát xem người nhận dường như có nhầm lẫn hoặc hay quên và không nhận thấy

mức độ suy yếu thể chất đủ nghiêm trọng để hạn chế khả năng thực hiện việc nhà của họ; nếu có gì phi lý khi quan sát hay không, ví dụ như chén đĩa bẩn trong chạn.

Ví dụ: Người thanh niên trông có vẻ khỏe nhạnh nhưng rõ ràng là nhầm lẫn và hay quên, và được nhắc nhở rằng, đã tới lúc anh ta cần phải lau sàn nhà và hút bụi. Câu hỏi: Quý vị cố gắng giữ căn hộ sạch sẽ như thế nào? Cho tới lúc này có ai giúp đỡ quý vị không?

Mức 3: Yêu cầu cần phải có sự giúp đỡ của người khác trong một số công việc nội trợ (ví dụ như sức dẻo dai kém, không gập, cúi xuống, với đồ vật được nhiều, v.v...).

Quan sát: Quan sát xem người nhận có một số vấn đề về vận động như đã trình bày ở trên

Page 111: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

111

hay sức dẻo dai kém; dễ mệt mỏi hoặc mắt rất kém. Quan sát xem căn nhà có gọn gàng hay không nhưng cần phải được lau chùi; có thấy rõ ràng là người nhận đã cố gắng lau chùi nhưng không thể làm được hay không.

Ví dụ: Một người phụ nữ bé nhỏ và yếu ớt ra mở cửa. Căn hộ có một ít rác rắc trên thảm và thùng rác đầy trong nhà bếp. Khu vực còn lại của căn hộ thì sạch sẽ.

Câu hỏi: Quý vị có tự làm việc nhà không? Quý vị đã làm việc nhà như thế nào cho tới bây giờ?

Mức 4: Mặc dù có thể thực hiện một số công việc nội trợ (ví dụ quét bụi đồ gỗ hoặc lau chùi mặt kệ tủ) vẫn cần phải có người khác giúp trong đa số các việc nhà.

Quan sát: Quan sát xem người nhận có sức dẻo dai kém và phạm vi vận động bị suy yếu hay không.

Quan sát xem căn nhà có cần được lau dọn nhiều hay không. Ví dụ: Người nhận chống gậy đi lại thở nặng nhọc trong phòng khách bừa bộn. Bồn

tắm và phòng vệ sinh cần được lau chùi. Các hoạt động của người nhận bị hạn chế vì thở dốc và chóng mặt.

Câu hỏi: Quý vị có thể làm những công việc nào trong nhà? Bác sĩ của quý vị có hạn chế

các hoạt động của quý vị không?

Mức 5: Hoàn toàn phụ thuộc vào người khác để làm tất cả các công việc nhà. Quan sát: Quan sát xem có thấy bụi/rác bẩn hay không; thùng rác có mùi hay không; phòng vệ sinh

có cần làm sạch không; các công việc nhà rõ ràng là không có người chăm lo trong một thời gian dài hay không. Quan sát xem có thể nhận thấy rõ là người nhận có khả năng tâm thần hoặc khả năng vận động rất hạn chế hay không.

Ví dụ: Người nhận dịch vụ phải nằm liệt giường có thể trả lời các câu hỏi như không thể cử động được

chân hoặc tay. Cụ già yếu ớt đang phục hồi sau khi giải phẫu tim và bị bác sĩ cấm thực hiện bất kỳ công việc nhà nào.

Câu hỏi: Quý vị có thể làm được việc gì trong nhà không? Điều gì hạn chế các hoạt động của quý vị? Cho tới nay ai là người giúp quý vị?

Giặt Đồ Tới máy giặt, soạn đồ giặt, sử dụng hộp đựng xà bông, với vào trong máy, xử lý đồ giặt ướt, sử dụng các bộ phận kiểm soát máy giặt, treo đồ giặt để hong khô, gập và phân loại đồ giặt, vá đồ và ủi đồ. (Lưu ý: Hạng mức 2 và 3 không được áp dụng để xác định chức năng cho công việc này).

Sau đây là cách áp dụng hạng mức đánh giá chức năng cụ thể cho vấn đề Giặt Đồ, với các gợi ý có thể giúp xác định hạng mức đánh giá: Mức 1: Độc lập: Có thể thực hiện tất cả các công việc nội trợ.

Page 112: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

112

Quan sát: Quan sát xem việc vận động của người nhận có vẻ như không bị suy yếu hay không; thấy họ có thể đi lại, nắm lấy đồ vật, cúi người, nâng đồ vật và đứng được hay không; học có mặc quần áo sạch hay không. Ví dụ: Rõ ràng là người nhận trông rất khỏe mạnh. Các vận động của người nhận trong thời gian phỏng vấn cho thấy rằng họ không gặp khó khăn gì khi với đồ vật, cúi người hoặc nâng đồ vật. Câu hỏi: Quý vị có thể giặt và là khô quần áo của chính mình không? Quý vị có thể gập và cất quần áo đi không?

Mức 4: Cần người giúp đỡ trong đa số các công việc. Có thể làm một số công việc giặt đồ (ví dụ như giặt quần lót bằng tay, và/hoặc tự cất quần áo hoặc khi có người giám sát).

Câu hỏi: Quý vị có gặp khó khăn khi đi chợ không? Những vật nặng nhất mà quý vị có thể

nâng được là vật nào? Quý vị có thường mua những đồ đã dự tính trước không? Quý vị có khó khăn khi phải nhớ những đồ gì muốn mua hoặc khi quyết định nên mua thứ gì không? (Hỏi người thân của người nhận xem người nhận có khó khăn khi quyết định nên mua những gì hay không hoặc chức năng tâm thần của họ có vẻ như suy yếu hay không.)

Mức 5: Không thể thực hiện công việc nào cho bản thân. Quan sát: Quan sát xem việc vận động hoặc chức năng tâm thần có bị hạn chế nghiêm trọng hay không. Ví dụ: Hàng xóm láng giềng giúp đỡ khi có thể. Một em trai tới nhà người nhận và

nhận tiền và danh sách mua một số đồ tạp hóa của người nhận. Câu hỏi: Có người đi chợ giúp quý vị không? Làm thế nào để quý vị lấy thuốc?

Chuẩn Bị Bữa Ăn/Dọn Dẹp Sau Bữa Ăn

Công Việc Chuẩn Bị Bữa Ăn gồm có các công việc như lập kế hoạch cho bữa ăn; lấy thực phẩm từ trong tủ lạnh hoặc chạn đựng đồ ăn; rửa/lau khô tay trước và sau khi chuẩn bị bữa ăn; rửa, bóc và xắt rau; mở các gói, lon và túi thực phẩm; đo và trộn lẫn các thành phần; nhấc xoong nồi; lạng thịt; hâm nóng thực phẩm, nấu và sử dụng bếp nấu một cách an toàn, sắp bàn, dọn ăn, nghiền nát thực phẩm và cắt thực phẩm thành các miếng nhỏ cỡ vừa ăn. Dọn Dẹp Sau Bữa Ăn gồm có đưa vào và lấy đồ rửa ra khỏi máy rửa chén đĩa; rửa, tráng và lau khô chén đĩa, xoong nồi, muỗng nĩa, dao và các loại máy móc gia dụng trong nhà bếp và cất đi; cất giữ/cất thực phẩm/nước còn dư lại; lau bàn, mặt kệ tủ, bếp nấu/bếp lò, và bồn rửa; và rửa/lau khô bàn tay. Lưu Ý: Công Việc Dọn Dẹp Sau Bữa Ăn không bao gồm lau chùi tổng quát đối với tủ lạnh, bếp lò/bếp nấu hoặc mặt kệ tủ và bồn rửa. Các dịch vụ này được đánh giá trong phần "các dịch vụ nội trợ."

Page 113: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

113

Sau đây là cách áp dụng hạng mức đánh giá chức năng cụ thể cho vấn đề Chuẩn Bị Bữa Ăn/Dọn Dẹp Sau Bữa Ăn, với các gợi ý có thể giúp xác định hạng mức đánh giá:

Mức 1: Độc Lập: Có thể lập kế hoạch chuẩn bị dọn ăn và lau chùi sau bữa ăn. Quan sát: Quan sát xem khả năng vận động của người nhận có phải là không bị suy yếu hay không. Ví dụ: Người nhận nấu và làm đông lạnh phần còn lại để hâm lại khi cần. Câu hỏi: Quý vị có thể tự nấu ăn và dọn dẹp sau bữa ăn không? Quý vị có theo

chương trình ăn uống đặc biệt không? Nếu có, xin giải thích.

Mức 2: Chỉ cần nhắc hoặc hướng dẫn về cách lập kế hoạch bữa ăn, chuẩn bị bữa ăn, và/hoặc lau chùi sau bữa ăn. Quan sát: Người nhận có vẻ như hay quên. Có đồ ăn đã hư, không có đồ ăn trong tủ lạnh, hoặc

chỉ có một đống Twinkies®. Quần áo của người nhận quá rộng, cho biết có lẽ là giảm cân. Không có dấu hiệu nấu nướng.

Ví dụ: Cụ già nhận dịch vụ không thể lập kế hoạch cho bữa ăn cân bằng đủ chất, khó biết cần ăn gì

vì vậy ăn rất nhiều đồ tráng miệng và đồ ăn nhẹ, nhờ cháu gái đi mua đồ ăn nhanh. Người nhận để chén đĩa gần ghế tràng kỷ nơi ông ta/bà ta ăn; ông ta/bà ta dùng lại chiếc đĩa dơ đó nếu không được nhắc là cần phải rửa và lau khô trước.

Câu hỏi: Quý vị có thể chuẩn bị và dọn dẹp các bữa ăn cho riêng mình không?

Mức 3: Yêu cầu người khác chuẩn bị và lau chùi trong các bữa ăn chính ở mức chưa tới mỗi ngày một lần (ví dụ, người nhận có thể hâm nóng thực phẩm mà người khác chuẩn bị, có thể chuẩn bị các bữa ăn đơn giản, và/hoặc cần giúp đỡ đôi chút về việc lau chùi nhưng yêu cầu người khác phải chuẩn bị và lau chùi các bữa ăn phức tạp hơn có liên quan tới việc bóc, cắt v.v..., chưa tới mỗi ngày một lần).

Quan sát: Quan sát xem việc vận động của người nhận có bị suy yếu hay không; sức dẻo dai của ông ta/bà ta có kém hay không

hoặc mắt rất kém hay không; ông ta/bà ta trông có vẻ như là được ăn uống đủ chất và uống đủ nước hay không.

Ví dụ: Người nhận có thể hâm nóng lại đồ ăn, làm bánh sandwich, và lấy đồ ăn nhẹ ra từ

gói. Người nhận mắc bệnh thấp khớp nên khó nắm lấy đồ vật; ông ta/bà ta không thể rửa chén đĩa và không thể cầm giữ được chén đĩa.

Câu hỏi: Quý vị có thể tự chuẩn bị những dạng bữa ăn nào cho mình? Quý vị có thể nâng

chảo và đĩa đựng món hầm không? Quý vị có thể hâm nóng đồ ăn nấu sẵn không? Quý vị có thể rửa chén đĩa không? Quý vị có thể lau mặt kệ và bếp nấu không?

Mức 4: Cần người khác chuẩn bị bữa ăn và lau chùi hàng ngày.

Page 114: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

114

Quan sát: Người nhận có các vấn đề về vận động và sức dẻo dai và sức khỏe rất yếu nên không thể nắm được đồ vật. Ví dụ: Người nhận không thể đứng một lúc lâu. Người nhận có thể lấy đồ ăn nhẹ từ trong tủ lạnh như trái cây và đồ uống lạnh, có thể lấy cốm khô hoặc nướng bánh mì ăn sáng v.v... Câu hỏi: Quý vị có thể đứng lâu để sử dụng bếp nấu, rửa, lau khô và cất chén đĩa đi và/hoặc bỏ đồ vào/lấy đồ ra khỏi máy rửa chén đĩa không?

Mức 5: Hoàn toàn phụ thuộc vào người khác để chuẩn bị và lau dọn sau bữa ăn. Quan sát: Quan sát xem người nhận có các vấn đề nghiêm trọng về vận động hoặc hoàn toàn mất phương hướng và không an toàn khi ở gần bếp nấu hay không. Ví dụ: Người nhận mắc bệnh tâm thần phân liệt. Người nhận tin rằng khi họ bị ướt, nước có khả năng làm người khác đọc được suy nghĩ của họ. Người cung cấp dịch vụ xắt thức ăn thành các miếng nhỏ vừa ăn và mang khay tới cho người nhận không thể rời khỏi giường. Câu hỏi: Quý vị có thể chuẩn bị đồ ăn cho mình không? Đồ ăn và đồ uống của quý vị có cần phải được xử lý đặc biệt không? Quý vị có thể rửa chén đĩa không?

Mức 6: Phải sử dụng ống truyền thức ăn. Tất cả các vấn đề về việc sử dụng ống truyền thức ăn đều được đánh giá là "dịch vụ trợ giúp y tế."

Đi Lại

Giúp người nhận đi lại hoặc di chuyển từ nơi này sang nơi khác bên trong nhà, trong đó bao gồm cả đi lại tới nhà vệ sinh; leo hoặc xuống cầu thang; di chuyển và lấy ra các dụng cụ trợ giúp, ví dụ như nạng chống, khung đi bộ hoặc xe lăn v.v...; và rửa/lau khô tay trước và sau khi thực hiện các công việc này. Việc đi lại cũng bao gồm giúp đi lại tới cửa trước của xe (trong đó bao gồm cả việc ra/vào xe) để đi cùng tới y viện và/hoặc tới nơi cung cấp nguồn trợ giúp thay thế khác.

Sau đây là cách áp dụng hạng mức đánh giá chức năng cụ thể cho vấn đề Đi Lại, với các gợi ý có thể giúp xác định hạng mức đánh giá:

Mức 1: Độc Lập: Không cần người giúp đỡ mặc dù người nhận có thể gặp khó khăn hoặc khó chịu đôi chút. Việc thực hiện công việc này không gây rủi ro cho sự an toàn của ông ta/bà ta.

Quan sát: Quan sát xem người nhận có đứng vững trên bàn chân hay không, có thể di chuyển xung quanh đồ gỗ hay không , v.v... Quan sát xem người nhận có vịn vào đồ gỗ hoặc tường để đỡ hay không. Yêu cầu người nhận cho quý vị xem căn nhà và quan sát việc đi lại. Câu hỏi: Quý vị có bao giờ gặp khó khăn trong việc di chuyển không? Quý vị có bao giờ sử dụng nạng chống hoặc khung đi bộ không? Quý vị có cảm thấy an toàn khi đi lại một mình trong nhà không?

Mức 2: Có thể tự di chuyển mà chỉ cần nhắc nhở hoặc khuyến khích (ví dụ như cần nhắc khóa vòng nẹp, mở khóa xe lăn hoặc dùng nạng chống hoặc khung đi bộ).

Page 115: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

115

Quan sát: Quan sát xem người nhận có sử dụng khung đi bộ hoặc nạng chống theo ý mình không; người nhận có thể sử dụng một dụng cụ nào đó thích hợp hay không; có nhìn thấy dụng cụ trợ giúp ở một góc chứ không phải là ở ngay bên cạnh mình khi người đó ngồi hay không; người nhận có thể di chuyển cùng với dụng cụ trợ giúp như thế nào; có thể nhận thấy bất kỳ sự điều chỉnh nào trong căn nhà, ví dụ như thanh vịn v.v... hay không.

Câu hỏi: Quý vị có bao giờ gặp khó khăn trong việc sử dụng dụng cụ trợ giúp không? Có khi nào quý vị quên và tới một nơi nào đó nên cần người giúp quay trở lại hoặc không muốn dùng dụng cụ trợ giúp của mình không? Lần đó xảy ra khi nào? Gần đây quý vị có bị té ngã không? Hãy mô tả.

Mức 3: Nhờ người khác giúp đỡ trong các cử động cụ thể (ví dụ như đẩy xe lăn qua góc quẹo đột ngột, lên xuống cầu thang hoặc di chuyển trên một số bề mặt).

Quan sát: Quan sát xem người nhận có cần nhờ quý vị giúp đỡ không; người nhận trông có vẻ như khó có thể thực hiện một cử động có thể khiến ông ta/bà ta có nguy cơ gặp nguy hiểm nếu không có người bên cạnh hay không; người nhận trông có vẻ như đủ khỏe để xử lý dụng cụ đó hay không; trong nhà có các cấu trúc che chắn không. Câu hỏi: Có khi nào quý vị cần phụ thuộc vào một người nào đó để giúp quý vị đi lại trong nhà không? Quý vị cần dạng trợ giúp như thế nào và khi nào? Chuyện gì xảy ra khi không có người giúp đỡ quý vị? Vào ban đêm hoặc ban ngày, có lúc nào quý vị cảm thấy di chuyển khó khăn hơn không? Quý vị có thể tới được tất cả các khu vực trong nhà không?

Mức 4: Gần như lúc nào cũng cần người khác giúp đỡ. Có nguy cơ gặp nguy hiểm nếu không có người giúp đỡ. Quan sát: Quan sát xem người nhận có thể ra mở cửa hay không; trở lại ghế ngồi an toàn hay không; có chướng ngại vật trên sàn nhà, thảm bị sô, hoặc cầu thang hay không; có thấy dấu hiệu thở nặng nhọc hoặc mệt mỏi hay không; có những vết bầm tím, vảy, cục u, hoặc vết bỏng (các dấu hiệu của té ngã) trên người của họ hay không. Câu hỏi: Trong gia đình hiện có ai đang giúp quý vị không? Nếu có, giúp đỡ ở mức độ nào Mức 5: Hoàn toàn phụ thuộc vào những người khác để di chuyển. Phải luôn có người

bồng, nâng lên hoặc giúp ngồi vào trong ghế lăn hoặc cáng có dây giữ không. Quan sát: Quan sát xem người nhận trông có vẻ như bất động hay không; người nhận có vẻ như khó chịu hoặc đau đớn hay không; ông ta/bà ta có sợ di chuyển hay không; ông ta/bà ta có cho người khác biết nhu cầu của mình hay không. Câu hỏi: Ai có thể giúp quý vị khi quý vị cần di chuyển? Quý vị có cảm thấy ông ta/bà ta có thể làm như vậy mà không khiến quý vị quá đau hoặc khó chịu không? Có bất kỳ điều gì cần phải thay đổi để giúp quý vị dễ chịu hơn không?

Page 116: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

116

Tắm, Vệ Sinh Răng Miệng, và Vệ Sinh Đầu Tóc/Tắm Rửa Trên Giường Theo Thông Lệ

Tắm (Tắm Bồn/Tắm Vòi Sen) gồm có lau chùi cơ thể trong bồn tắm hoặc phòng tắm hương sen; lấy nước/đồ tiếp liệu và cất đi; bật/tắt vòi nước và điều chỉnh nhiệt độ nước; giúp vào/ra khỏi bồn tắm hoặc phòng tắm hương sen; giúp với tới tất cả các bộ phận trên cơ thể để rửa, tráng, lau khô và thoa kem; phấn bột, chất khử mùi; và rửa/lau khô bàn tay. Vệ Sinh Răng Miệng gồm có bôi kem đánh răng, đánh răng, súc miệng, chăm sóc răng giả, chải răng bằng sợi chỉ nha khoa, và rửa/lau khô tay. Chăm Sóc Đầu Tóc gồm có chải đầu; cắt tóc khi người nhận không thể tới tiệm cắt tóc, gội đầu, thoa dầu xả dưỡng và lau khô tóc; cạo râu; cắt móng tay/chân khi các dịch vụ này không được đánh giá là "dịch vụ trợ giúp y tế" cho người nhận; và rửa/lau khô bàn tay. Lưu Ý: Công việc tắm, vệ sinh răng miệng và vệ sinh đầu tóc không bao gồm việc đi lại tới phòng vệ sinh. Các công việc này được đánh giá là vận động trong mục "các dịch vụ vận động." Tắm Rửa Trên Giường Theo Thông Lệ bao gồm lau chùi bồn rửa hoặc các vật liệu khác được sử dụng để lau người trong giường và cất đi; lấy nước và các đồ tiếp liệu; rửa, tráng và lau khô cơ thể; thoa kem, phấn bột và chất khử mùi; và rửa/lau khô bàn tay trước và sau khi tắm. Sau đây là cách áp dụng hạng mức đánh giá chức năng liên quan tới Tắm, Vệ Sinh Răng Miệng và Vệ Sinh Đầu Tóc và Lau Rửa Trong Giường Theo Thông Lệ, với các gợi ý có thể giúp xác định hạng mức đánh giá: Mức 1: Độc Lập: Có thể tự tắm, đánh răng và vệ sinh đầu tóc một cách an toàn

mà không cần người khác giúp đỡ. Quan sát: Quan sát xem khả năng vận động của người nhận có phải là không bị suy yếu hay không; người nhận có sạch sẽ và có đầu tóc gọn gàng hay không; có dụng cụ trợ giúp trong phòng vệ sinh hay không. Câu hỏi: Quý vị có bao giờ cần giúp tắm rửa vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh đầu tóc không? Quý vị có thể ra vào bồn tắm hoặc phòng tắm hương sen một cách an toàn không? Quý vị đã bao giờ bị té ngã không? Mức 2: Có thể tự tắm, đánh răng và vệ sinh đầu tóc nếu có người hướng dẫn hoặc giám sát ở ngay bên cạnh. Có thể cần nhắc nhở giữ vệ sinh cá nhân. Quan sát: Quan sát xem người nhận có mùi hôi trên người, đầu không gội, có bụi dơ hoặc bụi bẩn trên

người, ngón tay không được cắt tỉa gọn gàng hay không; người nhận có không cạo râu, thể hiện tình trạng không vệ sinh răng miệng hoặc thói quen vệ sinh đầu tóc kém hay không; người nhận có ý thức được về diện mạo của mình hay không.

Page 117: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

117

Câu hỏi: Có lúc nào quý vị quên tắm, đánh răng và vệ sinh đầu tóc cho mình, hoặc dường như việc đó quá phiền phức hay không? Có người nào giúp quý vị thu xếp việc tắm rửa hay không?

Mức 3: Thường có thể tự tắm rửa và vệ sinh đầu tóc, nhưng cần giúp trong một số vấn đề liên quan tới chăm sóc cơ thể (ví dụ như vào và ra khỏi bồn tắm hoặc phòng tắm hương sen, gội đầu, hoặc đánh răng).

Quan sát: Quan sát xem người nhận có bị suy yếu hoặc đau ở tay chân hoặc khớp hay không; khó

nâng cánh tay quá đầu, tính nhu nhược, suy nhược toàn thân, đứng không vững cho thấy có nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn hay không; phòng vệ sinh có được sắp xếp sao cho phù hợp với nhu cầu về an toàn của người nhận hay không (ví dụ như có thanh vịn, ghế ngồi trong bồn tắm); việc vệ sinh đầu tóc của người nhận có cho thấy là có nhu cầu chưa được đáp ứng hay không.

Ví dụ: Người nhận có nỗi sợ hãi liên quan tới việc không cử động. Câu hỏi: Có vấn đề tắm rửa, vệ sinh răng miệng, hoặc vệ sinh đầu tóc nào mà quý vị cảm thấy cần giúp đỡ hay không? Việc gì? Khi nào? Làm thế nào để quý vị vào bồn tắm hoặc phòng tắm hương sen? Quý vị có bao giờ cảm thấy không an toàn khi ở trong phòng vệ sinh hay không? Quý vị có bao giờ gặp tai nạn khi tắm hay không? Quý vị sẽ làm gì nếu té ngã?

Mức 4: Cần có người trợ giúp trực tiếp trong đa số các công việc tắm, vệ sinh răng miệng và vệ sinh đầu tóc. Sẽ có nguy cơ gặp nguy hiểm nếu không có người ở bên cạnh.

Quan sát: Quan sát xem người nhận có cần giúp di chuyển hay không; có phạm vi cử động kém, suy nhược, mất thăng bằng, mệt mỏi hay không; các vấn đề về da (ví dụ như các dấu hiệu cho thấy các nguy cơ về an toàn). Xác định xem phòng vệ sinh được điều chỉnh và trang bị đặc biệt như thế nào để đáp ứng nhu cầu của người nhận. Câu hỏi: Quý vị cần giúp đỡ ở mức độ nào khi tắm và gội đầu? Nếu không có người

giúp quý vị, việc đó sẽ không thể thực hiện được? Quý vị có gặp tình trạng mất cảm giác đối với cơ thể không? Quý vị có sợ tắm không? Quý vị có té ngã khi vào hoặc ra khỏi bồn tắm hoặc phòng tắm hương sen không? Quý vị sẽ làm gì nếu té ngã?

Mức 5: Hoàn toàn phụ thuộc vào người khác để tắm rửa, vệ sinh răng miệng, và vệ sinh đầu tóc. Quan sát: Quan sát xem có cử động tự nguyện hay không và ở đâu; người nhận có màu da hồng hào, khỏe mạnh, da và tóc sạch hay không; lịch trình tắm/các hoạt động tắm rửa có phù hợp với tình trạng khuyết tật/các hạn chế cụ thể của người nhận hay không. Câu hỏi: Quý vị có hài lòng với thói quen tắm rửa, vệ sinh răng miệng và vệ

sinh đầu tóc của mình không? Điều gì khiến quý vị sợ hãi khi được tắm không?

Page 118: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

118

Giúp Đỡ Mặc Quần Áo/Chăm Sóc và Giúp Sử Dụng Bộ Phận Giả Mặc Quần Áo: Rửa/lau khô tay; mặc/cởi quần áo, đóng/mở cúc, cài/mở cúc, kéo khóa/mở khóa, và buộc/tháo quần áo, quần áo lót, áo nịt ngực, vớ đàn hồi, và vòng nẹp; thay quần áo bị dơ; và mang các dụng cụ tới cho người nhận để giúp tự mặc quần áo. Chăm Sóc và Giúp Sử Dụng Bộ Phận Giả: Giúp tự dùng thuốc; tháo/lắp lại, bảo trì và lau chùi bộ phận giả, bộ phận trợ giúp thính giác/thị giác, và rửa/lau khô tay trước và sau khi thực hiện các công việc này.

Sau đây là cách áp dụng hạng mức đánh giá chức năng cụ thể cho vấn đề Giúp Đỡ Mặc Quần Áo/Chăm Sóc và Giúp Sử Dụng Bộ Phận Giả, với các gợi ý có thể giúp xác định hạng mức đánh giá: Mức 1: Độc Lập: Có thể tự mặc, buộc/cài và cởi bỏ quần áo, các dụng cụ đặc biệt, bộ

phận giả, và tự dùng thuốc mà không cần người giúp đỡ. Tự mặc quần áo một cách thích hợp cho sức khỏe và sự an toàn.

Quan sát: Quan sát xem người nhận có mặc quần áo đúng cách hay không; nếu quần áo có cài cúc, kéo khóa, buộc dây hay không; người nhận có gặp khó khăn gì đối với các cử động chi tiết bằng bàn tay như được thể hiện qua khả năng cho thấy việc dùng hoặc sử dụng các lọ thuốc. Câu hỏi: Quý vị có bao giờ gặp khó khăn trong việc mặc quần áo không (ví dụ như cài cúc hoặc kéo khóa quần áo v.v...), lắp bộ phận giả, dụng cụ trợ thính, hoặc tự dùng thuốc không?

Mức 2: Có thể tự mặc quần áo; mặc, buộc/cài, và tháo tất cả các bộ phận giả/dụng cụ đặc biệt và/hoặc dụng cụ trợ thính; và có thể tự dùng thuốc nhưng cần phải được nhắc nhở hoặc hướng dẫn.

Quan sát: Quan sát mức độ thích hợp trong cách người nhận mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ trong phòng không, hay quần áo người nhận trông có vẻ lạ thường không (ví dụ như mặc quần áo lót bên ngoài); quần áo có cài cúc, kéo khóa, buộc dây không; quần áo có tương đối sạch sẽ không, có được vá nếu cần không, có đúng cỡ cho người nhận không; người nhận có bị mù lòa không; người nhận có ý thức được về diện mạo của mình không. Câu hỏi: Có lúc nào quý vị cảm thấy quá phiền phức về chuyện ăn mặc không? Có ai nhận xét vị về cách ăn mặc của quý vị không? Quý vị cảm thấy vừa đủ ấm hay là quá ấm? Quý vị có thể nhờ người khác sắp xếp quần áo và thuốc men trong ngày không?

Mức 3: Không thể tự mặc quần áo hoàn toàn mà không có sự giúp đỡ của người khác (ví dụ như buộc giày, cài cúc, kéo khóa, đi vớ, lắp vòng nẹp, dụng cụ trợ thính v.v...).

Quan sát: Quan sát xem quần áo của người nhận có được mặc đúng hay không; các bộ phận giả và/hoặc dụng cụ trợ thính có được lắp thích hợp hay không; người nhận xin lỗi hoặc có vẻ như cảm thấy ngại về tình trạng ăn mặc của mình; người nhận có nhờ quý vị giúp đỡ hay không; người nhận có bị khuyết tật ở bên bàn tay thuận hay không; người nhận có bị suy yếu phạm vi vận đông, nắm, cử động bàn

Page 119: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

119

tay chi tiết trong phạm vi nhỏ hay không; người nhận có cần quần áo đặc biệt hay không. Câu hỏi: Có quần áo hoặc dụng cụ nào mà quý vị thấy khó mặc, lắp hoặc buộc không? Quý vị có cần giúp mặc quần áo trước thì mới cảm thấy mình ăn mặc đúng cách hay không? Quý vị có cần sử dụng một dụng cụ đặc biệt để mặc quần áo không? Quý vị có sử dụng dây buộc Velcro® không? Quý vị có cần giúp dùng thuốc không?

Mức 4: Không thể tự mặc được đa số các loại quần áo, dụng cụ đặc biệt/dụng cụ chỉnh hình, và/hoặc dụng cụ trợ thính bởi. Nếu không có người giúp đỡ, người nhận có thể mặc quần áo không đúng cách hoặc không đầy đủ.

Quan sát: Quan sát phạm vi cử động của người nhận và các vận động khác bị suy yếu.

Quan sát xem người nhận có bị lãng tai hay không; mặc quần áo ngủ, váy ngủ và đi giày trong nhà chứ không phải là quần áo đi đường; người nhận trông có vẻ như quá lạnh hoặc quá ấm với nhiệt độ trong phòng; người nhận dường như muốn tự cố gắng thích nghi với những cách thức mặc quần áo thay thế khác; các lọ thuốc có còn đầy hay không.

Câu hỏi: Quý vị có cảm thấy không thể đi ra ngoài, hoặc để người khác tới thăm vì không thể mặc quần áo đầy đủ không? Quý vị có bao giờ cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh vì không thể mặc hoặc cởi quần áo cần thiết để giúp cảm thấy dễ chịu hơn không? Sức khỏe của quý vị có bao giờ bị ảnh hưởng vì không thể dùng thuốc hoặc mặc quần áo thích hợp với điều kiện thời tiết hoặc nhiệt độ không?

Mức 5: Hoàn toàn không thể tự mặc quần áo, hoàn toàn cần tới sự giúp đỡ của người khác. Quan sát: Quan sát xem người nhận có khả năng cử động tự nguyện hay không? Nếu quần áo của người nhận trông có vẻ như thoải mái và sạch sẽ không; người nhận trông có vẻ như hài lòng với mức độ mặc quần áo không. Xác nhận xem người nhận luôn thích mặc váy và đi giày hơn là mặc váy ngủ và đi giày trong nhà hay không; người nhận có thể tự đỡ bản thân mà không cần người khác đỡ người/dụng cụ đỡ. Câu hỏi: Quý vị thay quần áo như thế nào? Quý vị có bao giờ cảm thấy mặc quá ấm hay quá lạnh không? Quần áo của quý vị có thoải mái và sạch sẽ không? Quý vị có thay quần áo bất kỳ khi nào cảm thấy cần thiết không?

Chăm Sóc Tiểu Tiện và Đại Tiện, và Chăm Sóc Kinh Nguyệt

Chăm Sóc Đi Tiểu và Đi Cầu: Chăm sóc sử dụng, đổ và lau chùi bô dùng trên giường/bô để bên cạnh giường, bô tiểu, hậu môn giả, ống thụt, và/hoặc các thùng đựng ống thông; mặc tã, chỉnh lại tư thế để thay tã; mặc quần áo; thay băng dùng một lần, mặc/tháo bao tay dùng một lần, lau và lau rửa cho người nhận; giúp ngồi lên/đứng lên khỏi bô hoặc bồn vệ sinh; và rửa/lau khô tay.

Page 120: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

120

Lưu Ý: Điều này không bao gồm việc đưa hậu môn giả, ống thông, thuốc đạm, chất kích thích bằng kỹ thuật số trong khuôn khổ chương trình điều trị đi cầu, hoặc thụt rửa hậu môn giả. Các công việc này được đánh giá là "các dịch vụ trợ giúp y tế." Chăm Sóc Kinh Nguyệt: Chăm sóc kinh nguyệt chỉ giới hạn ở việc thay băng vệ sinh bên ngoài và lau chùi bên ngoài cũng như chỉnh lại tư thế để thay băng vệ sinh, sử dụng và/hoặc vứt băng vệ sinh, quản lý việc sử dụng quần áo, lau chùi và rửa/lau khô bàn tay. Lưu Ý: Khi đánh giá "chăm sóc kinh nguyệt," có thể cần phải đánh giá thêm thời gian cho các hạng mục dịch vụ khác, ví dụ "giặt," "mặc quần áo," "nội trợ," "tắm," "vệ sinh răng miệng," và "vệ sinh đầu tóc." Đồng thời, nếu người nhận mặc tã, sẽ không cần thời gian chăm sóc kinh nguyệt. Công việc này nên được đánh giá trong phần "công việc chăm sóc đi tiểu hoặc đi cầu." Sau đây là cách áp dụng hạng mức đánh giá chức năng liên quan tới Chăm Sóc Đi Tiểu hoặc Đi Cầu, với các gợi ý có thể giúp xác định hạng mức đánh giá: Mức 1: Độc lập: Có thể kiểm soát việc Chăm Sóc Đi Tiểu, Đi Cầu, và Chăm Sóc

Kinh Nguyệt mà không cần sự giúp đỡ của người khác.

Quan sát: Quan sát xem sự vận động của người nhận không bị suy yếu hay không; người nhận có mắc bệnh ung thư kết tràng hay không, quan sát xem người nhận có đeo hậu môn hoặc túi hậu môn giả hay không hoặc có túi hậu môn giả hay không.

Câu hỏi: Quý vị có cần giúp khi đi vệ sinh không? Quý có sử dụng bô đặt cạnh giường, bồn tiểu, hoặc bô dùng trên giường không? Quý vị có gặp bất kỳ vấn đề nào trong việc tới phòng vệ sinh kịp thời không? Quý vị có cần người khác giúp đỡ khi đặt băng vệ sinh không?

Mức 2: Chỉ cần nhắc nhở hoặc hướng dẫn.

Quan sát: Quan sát xem người nhận dường như có mất phương hướng hoặc lẫn lộn

hay không; có thể phát hiện thấy mùi nước tiểu hay không; đồ gỗ có nilon hoặc miếng băng đệm chắn hay không; trong phòng ngủ hoặc phòng vệ sinh có tã dành cho người lớn hay không; người nhận có dùng thuốc lợi tiểu như Lasix® hay không; quần áo của người nhận có bị dơ bẩn hay không, vì điều đó cho thấy là có vấn đề không thể kiềm chế được đại/tiểu tiện.

Câu hỏi: Trong tháng vừa qua, quý vị có gặp khó khăn trong việc tới kịp bồn vệ sinh/bô

không? Nếu có, thường xuyên như thế nào? Có ai nhắc nhở quý vị không? Quý vị có gặp sự cố khi đang có kinh nguyệt không?

Mức 3: Cần sự giúp đỡ tối thiểu trong một số dịch vụ nhưng người cung cấp dịch vụ không cần thiết phải có mặt liên tục.

Quan sát: Quan sát xem có tình trạng suy yếu về vận động ở mức độ vừa phải không; khả năng sử dụng bàn tay của người nhận có bị hạn chế đáng kể không; người nhận có cần người khác đẩy để di chuyển không.

Page 121: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

121

Câu hỏi: Quý vị có gặp bất kỳ vấn đề gì khi dùng phòng vệ sinh hoặc quản lý quần áo của mình không?

Có ai giúp quý vị không? Nếu có, quý vị cần dạng trợ giúp nào và thường xuyên như thế nào? Quý vị có thể đổ bồn tiểu/bô của mình không (nếu có sử dụng)? Quý vị có kinh nguyệt không? Kinh nguyệt có đều không? Quý vị có gặp sự cố không? Sự cố xảy ra thường xuyên như thế nào? Quý vị có thể dọn dẹp sau khi xảy ra sự cố không?

Mức 4: Không thể thực hiện hầu hết các hoạt động mà không có người giúp đỡ.

Quan sát: Quan sát mức độ nghiêm trọng của các vấn đề vận động của người nhận; người nhận có không thể

di chuyển mà không có người giúp đỡ không; người nhận hoặc người cung cấp dịch vụ nói về phẩm chất hoặc mức độ thường xuyên của công việc giặt đồ hàng ngày và bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có giặt đồ bằng "tay" hàng ngày. Quan sát xem có nhiều đồ dơ chưa giặt và có mùi nước tiểu, dính phân hoặc các vết ố do có kinh nguyệt hay không. Quan sát xem có các loại thuốc như thuốc làm mềm phân hay không.

Câu hỏi: Ai giúp quý vị? Giúp như thế nào? Người đó có thể giúp đỡ mỗi khi quý vị cần không? Quý vị có cần giúp đỡ thêm vào một số thời điểm trong ngày/buổi tối không?

Mức 5: Cần sự trợ giúp trong mọi công việc chăm sóc. Quan sát: Quan sát xem người nhận có bất kỳ cử động tự nguyện nào không; người nhận có không thể ra khỏi giường hoặc không thể ra khỏi ghế không; người nhận có thể cho người khác biết về các nhu cầu của mình không.

Câu hỏi: Ai giúp quý vị? Sinh hoạt hàng ngày của quý vị là như thế nào? Quý vị có cần giúp đỡ trong các hoạt động mà chúng tôi đưa vào diện "các dịch vụ trợ giúp y tế không"?

Chuyển Vị Trí, Chỉnh Lại Tư Thế/Chà Sát Da

Chuyển Tư Thế: Giúp từ tư thế đứng, ngồi, hoặc từ tư thế úp sang tư thế khác và/hoặc từ một dụng cụ hoặc đồ nội thất này sang dụng cụ hoặc đồ nội thất khác. Điều này bao gồm cả việc di chuyển từ giường, ghế, tràng kỷ, xe lăn, khung đi bộ hoặc dụng cụ trợ giúp khác, thường diễn ra trong cùng một căn phòng. Lưu ý: Di chuyển không bao gồm: • Giúp ngồi lên/đứng lên khỏi bồn vệ sinh. Công việc này được đánh giá trong phần "chăm sóc đi tiểu và đi cầu." • Thay đổi vị trí để tránh nổi mẩn trên da và giúp tuần hoàn máu tốt hơn. Công việc

này được đánh giá là "chỉnh lại tư thế/chà sát da." Chỉnh Lại Tư Thế/Chà Xát Da: Chà xát da để kích thích tuần hoàn máu và/hoặc tránh lở loét trên da; xoay người trong giường và các dạng chỉnh tư thế khác; và các bài tập thể dục về phạm vi cử động hội đủ các tiêu chuẩn của MPP 30-757.14(g)(1)(2)(A).

Page 122: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

122

Lưu Ý: Công việc Chỉnh Lại Tư Thế và Chà Xát Da không bao gồm: • Chăm sóc; các vết lở loét do nằm ép lên lâu ngày (chăm sóc da và vết thương).

Công việc này được đánh giá là "các dịch vụ trợ giúp y tế." • Điều trị bằng tia cực tím (điều chỉnh và giám sát máy) cho các vết lở loét do ép lên

lâu ngày và/hoặc bôi thuốc kem lên da được đánh giá là công việc "chăm sóc và giúp đỡ về bộ phận giả."

Sau đây là cách áp dụng hạng mức đánh giá chức năng liên quan tới Chỉnh Lại Tư Thế/Chà Xát Da, với các gợi ý có thể giúp xác định hạng mức đánh giá:

Mức 1: Độc lập: Có thể thực hiện tất cả các công việc di chuyển an toàn mà không cần sự giúp đỡ của người khác mặc dù người nhận có thể cảm thấy khó khăn hoặc khó chịu đôi chút. Việc hoàn tất công việc không gây nguy hiểm tới sự an toàn của họ.

Quan sát: Quan sát xem việc vận động của người nhận không bị suy yếu hay không; họ có thể ra khỏi ghế mà không có người giúp đỡ khi giới thiệu căn nhà cho quý vị hay không; họ có thể chuyển đổi trọng lượng khi ngồi hay không. Câu hỏi: Quý vị có bao giờ cần có người kéo đỡ ra khỏi giường hoặc ra khỏi ghế không? Khi nào? Thường xuyên như thế nào? Quý vị có bao giờ gặp khó khăn trong việc đi lại không?

Mức 2: Có thể di chuyển và chỉnh lại tư thế, nhưng cần sự khuyến khích hoặc chỉ dẫn. Quan sát: Quan sát xem người nhận có vẻ như nhầm lẫn và khó có thể ra khỏi ghế không

(có thể là việc ra khỏi giường sẽ khó khăn hơn). Xác nhận xem người nhận có nằm liệt giường vào những ngày sức khỏe yếu hay không; nếu không được nhắc, người nhận nằm trên giường mà không xoay xở người hoặc di chuyển nhưng sẽ xoay người nếu có người nhắc từ hai tới ba giờ một lần trong ngày.

Câu hỏi: Có người giúp quý vị ra khỏi giường vào buổi sáng không? Người đó giúp quý vị như thế nào?

Mức 3: Cần người khác giúp đỡ đôi chút (ví dụ như thường xuyên cần người kéo đỡ hoặc giúp chỉnh lại tư thế).

Quan sát: Quan sát khoảng thời gian cần thiết để người nhận ra mở cửa; âm thanh nghe thấy khi người nhận đi tới cửa; người nhận có nhờ quý vị kéo đỡ khi đứng dậy để lấy thuốc, hoặc run tay khi sử dụng dụng cụ trợ giúp hay không; người nhận có bị mập phì và rất khó đứng dậy hay không; có thanh chắn trên giường của người nhận hay không.

Câu hỏi: Có phải là quý vị luôn khó ra khỏi ghế không? Ai giúp quý vị? Giúp như thế nào?

Thường xuyên như thế nào? Quý vị có gặp khó khăn khi tự ra khỏi giường hoặc tự chỉnh tư thế không? Quý vị cần dạng giúp đỡ nào? (Việc thể hiện mối quan tâm tới cách người nhận giải quyết một vấn đề thường khuyến khích họ cho quý vị biết những cách thức mà họ giải quyết các vấn đề khác để tự quản lý bản thân.)

Page 123: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

123

Mức 4: Không thực hiện đa số các động tác di chuyển hoặc điều chỉnh tư thế mà không có người giúp đỡ. Sẽ có nguy cơ gặp nguy hiểm nếu không có người giúp đỡ.

Quan sát: Quan sát xem người nhận có sử dụng dụng cụ trợ giúp để đi lại không; các khớp

của người nhận có bị biến dạng do bệnh thấp khớp hoặc căn bệnh nào khác; người nhận có đeo khuôn bó bột hoặc nẹp giữ không; trong nhà người giúp người nhận đứng/ngồi dạy nếu họ sử dụng khung đi bộ hoặc đang ngồi trong xe lăn không; có các vết bầm tím, đóng vảy, hoặc vết u hoặc vết bỏng trên người của người nhận hay không.

Câu hỏi: Ai giúp quý vị? Giúp như thế nào? Thường xuyên như thế nào? Cả vào và ra khỏi giường, vào và ra khỏi ghế/xe lăn? Quý vị có cần giúp điều chỉnh lại tư thế và chà sát da không? Quý vị có cần giúp đỡ nhiều hơn vào một số thời điểm trong ngày/buổi tối không?

Mức 5: Hoàn toàn phụ thuộc vào người khác trong mọi sự di chuyển. Phải có người nâng hoặc di chuyển bằng máy móc. Phải được chỉnh tư thế thường xuyên và chà sát da hàng ngày.

Quan sát: Quan sát xem người nhận có vẻ như là bất động không; họ có vẻ như là

khó chịu hoặc đau đớn không; họ có các vết lở loét trên da không; họ có sợ hãi liên quan tới việc di chuyển không; tư thế của người nhận có vẻ như là được thay đổi bất kỳ khi nào cần không; người nhận có biết cách thể hiện nhu cầu của mình không.

Câu hỏi: Ai có thể giúp quý vị khi quý vị cần di chuyển? Quý vị có cảm thấy là họ có thể làm như vậy mà không gây đau đớn hoặc khó chịu quá đáng cho quý vị không? Có bất kỳ điều gì cần phải thay đổi để giúp quý vị dễ chịu hơn không?

Ăn

Giúp ăn và bảo đảm uống đủ nước, trong đó bao gồm cả ăn hoặc sự giúp đỡ liên quan cho người nhận không thể tự ăn hoặc những người cần giúp đỡ khi sử dụng các dụng cụ đặc biệt để tự ăn hoặc uống đủ nước. Công việc ăn gồm có giúp với, nhặt, và cầm ly chén và muỗng nĩa; lau mặt và bàn tay; và rửa/lau khô bàn tay. Lưu Ý: Điều này không bao gồm cắt thực phẩm thành những miếng cỡ vừa ăn hoặc nghiền nát thực phẩm, vì các công việc này được đánh giá trong phần "các dịch vụ chuẩn bị bữa ăn."

Sau đây là cách áp dụng hạng mức đánh giá chức năng liên quan tới việc Ăn, với các gợi ý có thể giúp xác định hạng mức đánh giá:

Mức 1: Độc lập: Có thể tự ăn. Quan sát: Quan sát xem có tình trạng suy yếu về khả năng cầm nắm đồ vật khi người nhận tỏ dấu hiệu dùng hoặc xử lý các lọ thuốc; có một chiếc ly hoặc ly thủy tinh ở bên cạnh ghế của người nhận hay không. Quan sát cách người nhận uống nước.

Page 124: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

124

Câu hỏi: Quý vị có cần người giúp ăn uống không? (Vì đồ ăn thường hư hỏng theo trình tự

thời gian và việc tự ăn là chức năng cuối cùng có thể bị mất nên có thể không cần phải hỏi nếu người nhận có thể tự mặc quần áo và đạt điểm 1, 2, hoặc 3 trong mục "chăm sóc đi tiểu và đi cầu" trừ trường hợp người nhận có vẻ như mắc bệnh tâm thần.)

Mức 2: Có thể tự ăn, nhưng cần người khác nói giúp, ví dụ như nhắc nhở hoặc động viên ăn.

Quan sát: Quan sát xem người nhận trông có vẻ như buồn chán, không phản ứng, hoặc mất phương hướng hay không; quần áo của người nhận có vẻ như quá rộng đối với họ hay không, vì đó là dấu hiệu cho thấy có thể gần đây vừa mới giảm cân; có đồ ăn bị hư, không có thực phẩm trong tủ lạnh hoặc chỉ có đồ chất đống hoặc Twinkies® hay không, không có dấu hiệu nấu nướng nào hay không. Câu hỏi: Hôm nay quý vị ăn gì? Mỗi ngày quý vị ăn bao nhiêu bữa? Quý vị có chán ăn không? Vấn đề khó khăn đó là gì? Có lúc nào quý vị quên ăn không? Có khi nào quý vị cảm thấy phải mất rất nhiều công sức để ăn không? Quý vị có gặp khó khăn trong việc quyết định nên ăn gì không?

Mức 3: Cần trợ giúp trong bữa ăn (ví dụ như lắp dụng cụ trợ giúp, giúp đưa đồ uống hoặc đẩy thêm đồ ăn vào trong tầm với v.v...) nhưng không nhất thiết phải có sự có mặt thường xuyên của người khác.

Quan sát: Quan sát xem khả năng thao tác bằng tay có bị suy yếu hay không, đặc biệt là bằng tay thuận; có ống hút hoặc ly chén có nắp đậy chống đổ ra ngoài hay không; người nhận có khó bắt tay hay không; mắt của họ có rất kém hay không. Câu hỏi: Quý vị có cần giúp khi tự ăn không? Quý vị có cần sử dụng các loại muỗng nĩa đặc biệt để tự ăn không? Quý vị có cảm thấy rằng mình ăn đủ không? Quý vị có khó với tới thực phẩm trên đĩa hoặc với ly nước của mình không?

Mức 4: Có thể tự ăn một số loại đồ ăn nhưng không thể cầm muỗng nĩa, ly chén v.v... và cần phải có người khác thường xuyên có mặt.

Quan sát: Các vết dơ trên quần áo do đồ ăn; tay run, tay dị dạng và khả năng nắm hoặc giữ khay, khăn, yếm hạn chế.

Câu hỏi: Có ai giúp quý vị ăn không? Giúp như thế nào? Thường xuyên như thế nào? Quý vị có ăn với những người khác trong gia đình không? Quý vị có ăn các loại thức ăn bốc bằng tay không? Quý vị có thể dùng muỗng hoặc nĩa không? Quý vị có khó khăn trong việc nhai hoặc nuốt không? Nếu có, quý vị khắc phục vấn đề này như thế nào?

Mức 5: Hoàn toàn không thể tự ăn và hoàn toàn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác. Quan sát: Quan sát xem người nhận có sử dụng tay hay không; có khay, khăn lau, yếm v.v... ở gần người nhận hay không. Câu hỏi: Thói quen ăn hàng ngày của quý vị là như thế nào?

Page 125: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

125

Mức 6: Phải dùng ống truyền thức ăn. Tất cả các vấn đề về việc sử dụng ống truyền thức ăn đều được đánh giá là "dịch vụ trợ giúp y tế."

Hô Hấp

Hô hấp chỉ giới hạn ở các dịch vụ không liên quan tới y tế, ví dụ như giúp tự truyền ô-xy và lau chùi dụng cụ truyền ô-xy và máy IPPB. Sau đây là cách áp dụng hạng mức đánh giá chức năng liên quan tới Hô Hấp, với các gợi ý có thể giúp xác định hạng mức đánh giá:

Mức 1: Không sử dụng bình hô hấp hoặc dụng cụ truyền ô-xy khác hoặc có thể tự sử dụng và lau chùi.

Quan sát: Quan sát xem có máy truyền ô-xy không; người nhận có ho hoặc thở khò khè quá nhiều hay không hoặc có thở nặng nhọc không.

Câu hỏi: Quý vị có thể tự lau chùi và bảo trì chiếc máy không?

Mức 5: Cần giúp tự dùng và/hoặc lau chùi. Quan sát: Quan sát các vấn đề tương tự ở trên và xem khi đi lại, người nhận

có khó thở hoặc thở nặng nhọc hay không. Quan sát thuốc của người nhận; người nhận có bị suy nhược hoặc bất cử động liên quan tới các vấn đề về hô hấp hay không; có giấy giới thiệu của hãng cung cấp ô-xy, trong đó nói rằng người nhận không bảo trì máy đúng cách hay không.

Câu hỏi: Quý vị có thể tự lau chùi và bảo trì máy không? Nếu không, công việc đó được thực hiện

như thế nào? Quý vị sử dụng chiếc máy này thường xuyên như thế nào? Quý vị có gặp khó khăn trong việc tự truyền ô-xy hoặc dùng máy thở không? (Nếu có, xin xem phần "dịch vụ trợ giúp y tế.") Ai lau chùi máy sau khi quý vị sử dụng?

Mức 6: Cần "các dịch vụ trợ giúp y tế," ví dụ như hút.

Page 126: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

126

CÁC CHỨC NĂNG

TÂM THẦN Trí Nhớ

Nhớ lại các hành vi và thông tin đã học từ trước đây rất lâu và trong thời gian mới

đây.

Sau đây là cách áp dụng hạng mức đánh giá chức năng liên quan tới Trí Nhớ, với các gợi ý có thể giúp xác định hạng mức đánh giá:

Mức 1: Không có vấn đề gì: Trí nhớ minh mẫn. Người nhận có thể cung cấp cho quý vị thông tin chính xác về tiểu sử sức khỏe của ông ta/bà ta; có thể nói chuyện một cách chính xác về những nhận xét được đề cập tới trong phần trước của câu chuyện; có thể nhớ lại rất rõ về các sự kiện đã từng xảy ra trước đây. Người nhận có thể cung cấp chi tiết khi trả lời các câu hỏi của quý vị.

Quan sát: Quan sát xem các câu trả lời của người nhận đối với các câu hỏi của quý vị có cho thấy là ông ta/bà ta có trí nhớ tốt hay không; biết tên của bác sĩ; biết số điện thoại của mình hoặc số điện thoại của một người bạn thân; nói rõ ràng về các nguồn lợi tức và tài sản; biết ai là người thân gần gũi và nơi họ sống. Quan sát người nhận có khả năng về mặt tâm thần để thực hiện các sinh hoạt hàng ngày; họ có các kỹ năng giao tiếp tốt hay không; quá trình tư duy của người nhận có vẻ như rõ ràng và họ có thể theo dõi diễn biến trong khi nói chuyện. Ví dụ: Ví dụ, một bà cụ già sống một mình trong nhà vẫn trả lời nhanh và tự tin đối với các câu hỏi của bạn để xác định tình trạng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ IHSS và xác định nhu cầu cần dịch vụ của bà ta. Người nhận sắp xếp gọn gàng một cách hợp lý. Thuốc men để đúng chỗ. Có các hóa đơn đã dán tem trong hòm thư. Có vẻ như rác được dọn thường xuyên. Có danh sách các đồ tạp hóa sẵn sàng cho người cung cấp dịch vụ IHSS. Câu hỏi: Ai là bác sĩ của quý vị? Quý vị thường dùng loại thuốc nào? Địa chỉ và số điện thoại của quý vị là gì? Quý vị sinh năm nào? Quý vị sinh ở đâu? Hôm nay là ngày thứ mấy? Quý vị đã sống trong căn nhà này được bao lâu? Quý vị cư ngụ ở đâu trước khi tới sống ở đây? Quý vị có những căn bệnh nghiêm trọng hoặc các cuộc giải phẫu lớn nào? Mỗi căn bệnh hoặc giải phẫu đó xảy ra cách đây bao lâu?

Mức 2: Suy giảm trí nhớ ở mức vừa phải hoặc tức thời: Người nhận thể hiện bằng chứng có suy yếu trí nhớ đôi chút, nhưng không tới mức khiến họ có nguy cơ gặp nguy hiểm. Đôi khi người nhận cần nhắc nhở để thực hiện các công việc thông thường hoặc giúp nhớ lại các sự kiện đã xảy ra.

Quan sát: Quan sát xem người nhận có vẻ như hay quên và gặp đôi chút khó khăn trong việc nhớ tên, ngày tháng, địa chỉ, và số điện thoại hay không; mức độ chú ý và tập trung chú ý của người nhận có bị suy yếu hay không; người nhận có bồn chồn, cau có v.v... (có thể cho thấy là khó nhớ lại các sự kiện đã xảy ra hay không); người nhận có nói đi nói lại và hỏi đi hỏi lại hay không; đôi khi người nhận có quên dùng thuốc hoặc không thể nhớ là lần cuối cùng mình dùng thuốc là khi nào và vấn đề đó có thể khắc phục được nếu dùng Medi-Set (hộp phân phát thuốc) mà người khác sắp sẵn cho hay không. Quan sát xem người nhận có thể

Page 127: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

127

hoang mang hoặc trông có vẻ như quá sức khi được hỏi về chi tiết; quá trình gợi nhớ lại của người nhận có tình trạng lẫn lộn về mặt tâm thần hoặc gây suy giảm trí nhớ tạm thời; nếu người bị lẫn ở mức vừa phải khi thói quen hàng ngày bị thay đổi. Ví dụ: Ông cụ đôi khi phải được vợ nhắc khi trả lời các câu hỏi của quý vị. Ông ta xin lỗi hoặc cố gắng che giấu những vấn đề về trí nhớ.

Câu hỏi: Quý vị sinh năm nào? Hiện quý vị bao nhiêu tuổi? Quý vị bao nhiêu tuổi

khi sinh đứa con đầu lòng? Quý vị dùng những loại thuốc nào? Hãy cho tôi biết những việc mà quý vị thường làm vào ban ngày. Ai thường xuyên gọi điện thoại hoặc tới gặp quý vị? Quý vị phải ăn gì cho bữa tối nay?

Mức 5: Suy giảm trí nhớ nghiêm trọng: người nhận quên bắt đầu hoặc kết thúc các hoạt động sinh hoạt hàng ngày quan trọng đối với sức khỏe và/hoặc sự an toàn của họ. Người nhận không thể suy nghĩ liên tục khi nói chuyện với quý vị.

Quan sát: Quan sát xem vẻ mặt của người nhận hầu như lúc nào trông cũng vô cảm hoặc hiền lành; họ có liên tục đặt và thay thế các đồ vật trong phòng để tránh trả lời các câu hỏi của quý vị không; họ có trả lời không thích hợp đối với các câu hỏi không; giọng nói và/hoặc luồng suy nghĩ của người nhận có lệch đi giữa câu chuyện không; họ có bắt đầu một công việc và quên không hoàn thành công việc đó hay không; người nhận liên tục quên dùng thuốc hoặc dùng thuốc một cách không thích hợp, thậm chí ngay cả khi dùng Medi-Set. Xác định xem người nhận đã từng quên để bếp lò vẫn cháy lửa hoặc nước chảy trong bồn rửa và/hoặc bồn tắm khiến nước chảy tràn ra ngoài hay không. Quan sát xem người nhận có không thể nhớ được lần cuối cùng mình ăn là khi nào hoặc ăn gì; có phải là họ không thể nhớ tên người thân gần gũi; mất khả năng nói; trí tuệ bị suy yếu; thể hiện hành vi bất thường và có thể nguy hiểm. Ví dụ: Người đàn ông trung niên mắc bệnh Alzheimer hoàn toàn không thể các câu hỏi của quý vị. Ông ta trở nên cáu kỉnh và không có lý do gì; đứng dậy từ ghế như thể để rời phòng và nhìn chằm chằm ngơ ngác; cần phải được đưa trở lại ghế. Dường như ông ta không quan tâm tới các sự kiện trong cuộc sống hàng ngày và không thể nói rõ ràng nhu cầu cần dịch vụ của mình. Sinh hoạt hàng ngày của ông ta phải theo một qui luật nghiêm ngặt đã được định sẵn từ trước. Ông ta nhắc tới hoàn cảnh đó một cách hời hợt. Câu hỏi: Tên và mối quan hệ của những người thân gần gũi nhất với quý vị là gì? Hôm nay quý vị ăn sáng không? Quý vị ăn gì? Quý vị có thể cho biết tôi đang cầm gì trong tay mình không? Quý vị bao nhiêu tuổi? Ngày tháng năm sinh của quý vị là gì? Hỏi người sống trong cùng nhà: Chuyện gì xảy ra khi người nhận bị bỏ mặc một mình? Ông ta/bà ta còn nhớ bất kỳ sự kiện nào trong ngày hôm trước, giờ trước, hoặc phút trước không? Ông ta/bà ta có nhớ quý vị là ai không? Ông ta/bà ta có nhớ cách sử dụng bếp nấu, tự cạo râu, hoặc thực hiện các công việc khác một cách an toàn không?

Xác Định Phương Hướng

Ý thức được thời gian, địa điểm, bản thân, và những người khác trong môi trường.

Page 128: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

128

Sau đây là cách áp dụng hạng mức đánh giá chức năng liên quan tới Phương Hướng, với các gợi ý có thể giúp xác định hạng mức đánh giá:

Mức 1: Không có vấn đề gì: Có thể xác định phương hướng rõ ràng. Người nhận ý thức được nơi mình đang có mặt và có thể cung cấp cho quý vị thông tin đáng tin cậy khi được hỏi về các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, gia đình v.v...; biết được thời gian trôi qua trong ngày.

Quan sát: Quan sát xem người nhận có vẻ như thoải mái và thân thiết với môi trường xung quanh mình hay không. Người nhận nhìn thẳng vào mắt quý vị. Sự biểu cảm trên nét mặt của anh ta/cô ta thật đáng cảnh giác và phù hợp với tình huống đó. Người nhận thoải mái và thẳng thắn. Người nhận thể hiện sự quan tâm đối với việc duy trì diện mạo cá nhân tốt. Bồn là có gắn liền với thực tế; ý thức được thời gian và địa điểm; sẵn sàng trả lời các câu hỏi về nơi cư ngụ của mình, gia đình v.v...; biết rõ lý do quý vị tới nhà. Xác định xem người nhận có đủ sức khỏe để rời nhà mà không có người chăm sóc hay không và người nhận có thể tìm đường trở lại mà không bị lạc đường và có thể đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng. Ví dụ: Người nhận đã sẵn sàng chờ buổi tới nhà của quý vị. Ông ta/bà ta chủ động đưa ra những nghi thức giao tiếp như mời uống cà phê, đưa ghế để ngồi v.v... Người nhận giới thiệu các thành viên trong gia đình và/hoặc có thể nhận dạng các tấm hình gia đình khi được hỏi và các tài liệu được chuẩn bị sẵn sàng mà bạn đã yêu cầu ông ta/bà ta tìm. Câu hỏi: Quý vị có người thân sống ở gần đây không? Tại sao quý vị lại nhờ giúp đỡ vào thời điểm không? Cho tới nay, quý vị đã xoay xở việc tự chăm sóc sức khỏe cho mình như thế nào? Có người nào giúp quý vị làm công việc trong nhà không?

Mức 2: Đôi khi có thể thấy rõ triệu chứng mất phương hướng lẫn lộn nhưng người nhận không gây nguy hiểm cho bản thân: Người nhận ý thức được về thời gian trong ngày; có thể cung cấp một số ít thông tin về gia đình, bạn bè, tuổi, sinh hoạt hàng ngày v.v...

Quan sát: Quan sát xem người nhận có vẻ như rối bời và môi trường xung quanh hỗn loạn. Quan sát xem các đồ vật có bị đặt không đúng chỗ hoặc đặt ở nơi không thích hợp hay không; có đồ ăn đã mốc trong bếp và bên ngoài bếp hay không; người nhận có nhận thấy rằng căn nhà quá nóng hoặc được sưởi ấm quá nhiều cho tới khi quý vị đề cập tới hay không; nếu người nhận có vẻ như ít nhầm lẫn hơn trong môi trường quen thuộc và có ít bạn bè hay không; người nhận có thể chỉ duy trì mức độ giao tiếp xã hội ở mức vừa phải hoặc gián đoạn; người nhận có thể cung cấp một số thông tin hay không, tuy nhiên thông tin đó đôi khi gây nhầm lẫn và còn mơ hồ; người nhận không phải lúc nào cũng ý thức được về thời gian, môi trường xung quanh và con người; người nhận có thể trả lời khi được nhắc nhở hoặc uốn nắn lại hay không. Ví dụ: Trong năm vừa qua, người nhận đã gọi cho con gái mình hai lần vào lúc 2 giờ sáng. Và không biết rằng lúc đó đã là nửa đêm. Khi được cho biết lúc đó là mấy giờ, người nhận xin lỗi và quay trở lại giường. Khi quý vị vào căn hộ của người nhận, bà cụ già nói "Tại sao hôm nay ông/bà lại đến đây? Quý vị nói rằng sẽ tới đây vào thứ Ba và quý vị trả lời "Hôm nay là thứ Ba."Người nhận dường như không chuẩn bị trước cho buổi tới nhà của quý vị và khó có thể thu xếp buổi phỏng vấn. Bà ta tham gia với đôi chút trở ngại. Bà ta cảm thấy không thoải mái khi ở bên

Page 129: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

129

ngoài môi trường trực tiếp của mình và hiếm khi mạo hiểm. Thư từ của bà ta đôi khi cũng để nguyên không mở ra và quần áo cũng như một số loại thực phẩm dễ hư khác không được cất giữ đúng cách. Câu hỏi: Hôm nay là ngày bao nhiêu? Nhà quý vị có bao nhiêu phòng? Tiệm tạp hóa gần nhất ở đâu? Quý vị có biết tôi là ai và tại sao tôi lại tới đây không? Quý vị có ra ngoài một mình không? Quý vị có bao giờ bị lạc đường khi ra khỏi nhà một mình không? Quý vị có biết tên của chiếc xe buýt mà quý vị đi khi tới tiệm và địa điểm trạm dừng xe buýt để về nhà không? Tháng, năm, mùa, ngày lễ nào v.v...?

Mức 5: Tình trạng mất phương hướng nghiêm trọng khiến người nhận có nguy cơ gặp nguy hiểm: Người nhận đi lang thang; không nhận thức được hoặc không quan tâm tới vấn đề an toàn hoặc giữ gìn sức khỏe cho bản thân; không thể nhận ra được người thân gần gũi hoặc thích ứng một cách an toàn với môi trường hoặc tình huống; không có khái niệm về giờ trong ngày. Quan sát: Quan sát xem người nhận có thể đi đi lại lại vô hại trong khắp nhà không; ông ta/bà ta có thể hiện các hành vi không thích hợp như cười khúc khích hoặc đưa ra các nhận xét không liên quan tới câu chuyện; ông ta/bà ta có xử lý đồ vật một cách bất cẩn không; có vẻ như lôi thôi, thể hiện tình trạng vệ sinh cá nhân kém; có cách mặc quần áo không thích hợp hoặc kỳ lạ; khi nhân viên xã hội tìm cách bắt tay người nhận, ông ta/bà ta tìm cách cắn vào bàn tay của nhân viên xã hội. Quan sát xem người nhận có rất hay nhầm lẫn, không ý thức được thời gian, địa điểm và/hoặc con người; tới hộp thư và không thể tìm đường trở lại căn hộ của mình; không nhận ra quản lý viên khu nhà khi người đó cố gắng giúp người nhận tìm cách trở lại căn hộ của mình và người nhận bắt đầu trở nên rất khích động. Quan sát xem người nhận trông có vẻ như mất phương hướng và bị ảo giác cũng như thể hiện tâm trạng tư duy lẫn lộn và mê muội; không thể trả lời các câu hỏi đơn giản một cách thích hợp; chu kỳ ngủ-thức có thể bất thường; người nhận nhầm lẫn những người thân sống gần gũi với mình (con trái/con gái) với người thân đã chết (ví dụ như chồng); có tình trạng không ổn định về mặt thể chất hay không. Ví dụ: Người nhà hoặc bạn bè phải ra mở cửa vì người nhận không thể ở trong nhà mà không đi lang thang. Người nhận phải được yêu cầu tới ghế. Người nhận thể hiện rằng không có ý thức về mục đích của việc nhân viên xã hội tới nhà. Người nhận không thể tập trung chú ý; họ không thể trả lời các câu hỏi hoặc nói chuyện một cách vô nghĩa. Câu hỏi: Quý vị tên là gì? Quý vị sống ở đâu? Hôm nay là ngày thứ mấy? Năm nay

Là năm nào? Quý vị đang ở đâu? Quý vị đang đi đâu? Nếu người nhận không thể trả lời hoặc trả lời một cách không thích hợp, hỏi Người Sống Cùng Nhà: Tính chất căn bệnh tâm thần của là gì? Người nhận có thể tự làm gì? Người nhận làm gì nếu không có người ở bên cạnh?

Khả Năng Suy Xét

Ra các quyết định không gây nguy hiểm cho bản thân hoặc tài sản. Người nhận thể hiện sự an toàn khi ở gần bếp nấu. Người nhận có khả năng phản ứng với các thay đổi trong môi trường (ví dụ như hỏa hoạn, nhà lạnh). Người nhận hiểu các lựa chọn thay

Page 130: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

130

thế khác và các nguy cơ liên quan và chấp nhận các hậu quả của quyết định mà mình đưa ra.

Sau đây là cách áp dụng hạng mức đánh giá chức năng cụ thể cho vấn đề Khả Năng Suy Xét, với các gợi ý có thể giúp xác định hạng mức đánh giá:

Mức 1: Khả năng suy xét không phải là bị suy yếu: Có thể đánh giá các dấu hiệu trong môi trường và phản ứng một cách thích hợp. Quan sát: Quan sát xem căn nhà có được bảo trì thích hợp hay không, có được sửa chữa ở tình trạng an toàn hay không, các phản ứng của người nhận có thể hiện là khả năng ra quyết định không bị ảnh hưởng hay không; cách ăn mặc của người nhận có thích hợp với thời tiết hay không; người nhận có khả năng đưa ra các quyết định chính xác từ kiến thức thu được qua kinh nghiệm hay không; người nhận có khả năng ra các quyết định độc lập và có thể giao tiếp với những người khác hay không. Ví dụ: Người nhận tự hào vì có thể tự quản lý được việc riêng của mình và làm như vậy

một cách thích hợp. Người nhận có một danh sách các số để gọi trong trường hợp khẩn cấp; áp dụng các biện pháp để bảo vệ an toàn như khóa cửa vào ban đêm, không cho phép người lạ vào nhà, v.v...

Câu hỏi: Quý vị có một danh sách các số điện thoại để gọi trong trường hợp khẩn cấp không? Quý vị có gia đình hoặc bạn bè có thể giúp đỡ khi gặp khủng hoảng không? Quý vị sẽ làm gì nếu người cung cấp dịch vụ của quý vị không thể tới làm việc vào một ngày nào đó?

Mức 2: Khả năng suy xét bị ảnh hưởng đôi chút: thể hiện không có khả năng tự lập kế hoạch cho bản thân; khó quyết định giữa các lựa chọn thay thế khác, nhưng không nghe lời khuyên của người khác; khả năng suy xét trong giao tiếp rất kém.

Quan sát: Quan sát xem căn nhà có ở trong tình trạng tiêu điều hay không (vòi nước bị rò rỉ, máy móc gia dụng hư hỏng, hệ thống đèn chiếu sáng không thỏa đáng, v.v...); để mặc bụi rác tích tụ trong các khu vực đường đi; đồ ăn trong nhà có giá trị dinh dưỡng kém hay không; người nhận không thể nhận biết được rằng có các lựa chọn thay thế và không thể lựa chọn giữa các lựa chọn thay thế đó và không thể lập kế hoạch hoặc biết trước các hậu quả của các quyết định mà mình đưa ra hay không. Quan sát xem người nhận có phải là không thể ra các quyết định mà không có sự cố vấn của người khác hay không, có thể hiểu được các lựa chọn khi được giải thích, ra các lựa chọn thích hợp; có kiến thức đủ để bật và tắt bếp nấu và lò sưởi hay không.

Ví dụ: Người nhận lãng phí tiền cho các đồ vật vô dụng trong khi không quan tâm tới những công việc sửa chữa cần thiết. Người nhận "bỏ mặc" tình trạng căn nhà ngay cả khi tình trạng đó gây bất tiện cho người nhận. Người nhận có vẻ như là "nhà sưu tập", khó vứt bỏ bất kỳ thứ gì ngay cả khi khó đi lại trong nhà do đồ đạc bừa bộn. Người nhận không thể quyết định mình muốn có người cung cấp các dịch vụ nào. Danh sách đồ tạp hóa cho người cung cấp dịch vụ chủ yếu là đồ ăn linh tinh. Người nhận ngừng sử dụng các bữa ăn dành cho người không thể rời nhà khi thấy các bữa ăn đó không ngon thay vì thêm muối. Họ từ chối sử dụng khung đi bộ hoặc nạng chống.

Page 131: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

131

Câu hỏi: Quý vị sẽ gọi cho ai trong trường hợp khẩn cấp? Nếu một người lạ tới nhà quý vị vào buổi tối, quý vị sẽ làm gì? Quý vị có thể tự làm gì? Quý vị có cần ai giúp không? Quý vị sẽ phụ thuộc vào ai để giúp mình nếu cần sửa chữa nhà cửa, ví dụ như lò sưởi không hoạt động?

Mức 5: Khả năng suy xét bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Người nhận không thể ra quyết định hoặc ra quyết định mà không lưu ý tới an toàn hoặc việc bảo vệ an toàn.

Quan sát: Quan sát xem có thấy các mối nguy hiểm về an toàn hay không: quần áo có các lỗ thủng do cháy; hệ thống dây điện bị hư hỏng, bị rò rỉ khí đốt, đồ xoong nồi bị cháy, v.v... Quan sát xem các dịch vụ điện nước có bị ngắt hay không; đồ thực phẩm trong nhà là không thích hợp hoặc không thể ăn được. Nếu người nhận có nuôi thú, hãy quan sát xem có phân thú trong nhà hay không. Quan sát xem người nhận có rõ ràng là không ý thực được các tình huống nguy hiểm, không tự định hướng được, không thể tham gia các sinh hoạt hàng ngày về mặt tinh thần; ra ngoài mà không mặc quần áo; hàng xóm láng giềng có nhìn thấy khói từ căn hộ này nhiều lần hay không; họ có vào nhà và dập lửa trên bếp nấu hay không; có người trong khu phố gọi tới tố cáo rằng người nhận đang đi cầu hoặc đi tiểu ở sân trước hay không. Quan sát xem người nhận có không thể quyết định được ăn, mặc quần áo, hoặc dùng thuốc hay không; người nhận trong có vẻ như bận tâm tới việc khác, lẫn lộn hoặc hoảng sợ hay không; người nhận có không ý thức được hoặc quá yếu hoặc yếu đối để ra các quyết định về an toàn cho bản thân ở nhà hay không; người nhận có tắm mà vẫn mặc quần áo hay không; uống sữa đã bị hư hay không, v.v...

Ví dụ: Người nhận cho bất kỳ ai vào nhà. Người nhận dường như không bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thối hoặc mùi hôi từ rác, phân, nước tiểu, v.v...; thể hiện rằng không quan tâm tới các mối nguy hiểm về an toàn rõ rệt (ví dụ như bụi rác chất đống trên bếp nấu, có giấy vụn gần lò sưởi, v.v...); không chữa trị các thương tích như vết bỏng. Trong năm vừa qua, người nhận lại bắt đầu ăn tối và ngủ thiếp đi và tỉnh giấc khi phòng bếp đầy khói.

Câu hỏi: Quý vị sẽ làm gì nếu quý vị nhìn thấy trong nhà có đồ vật đang cháy? Nếu quý vị cần đi gặp bác sĩ, quý vị sẽ làm gì? Hỏi Người Sống trong Cùng Nhà: Chuyện gì xảy ra khi không có người bên cạnh? Họ có thể nhận biết được các tình huống sẽ gây nguy hiểm không? Họ có khả năng ra các quyết định hợp lý không?

Page 132: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

132

CÁC CÔNG CỤ THAM CHIẾU NHANH VỀ CÔNG VIỆC CỦA HTG (TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM C)

MPP 30-757.1 (a): • Khi đánh giá thời gian cần dịch vụ (trong trường hợp nằm trong và ngoài các qui định hướng dẫn về thời gian), thời gian được phép sẽ dựa trên mức độ nhu cầu cá nhân của người nhận, cần thiết để bảo đảm duy trì sức khỏe an toàn và sự độc lập của họ dựa trên mức độ công việc xác định cho dịch vụ. • Khi xác định lượng thời gian cho mỗi công việc, khả năng thực hiện các công việc đó của người nhận dựa trên mức xếp hạng theo chỉ số chức năng sẽ là một trong các yếu tố chứ không phải là yếu tố duy nhất . Các yếu tố khác có thể bao gồm môi trường sống của người nhận, và/hoặc sự thay đổi về nhu cầu của người nhận do các thay đổi hàng ngày về khả năng sinh hoạt của người nhận (ví dụ như "có những ngày khỏe" và "những ngày yếu"). • Khi xác định lượng thời gian cho mỗi công việc, nên lưu ý tới các biện pháp đề phòng thông thường. Các biện pháp đề phòng thông thường là những phương thức bảo vệ cần thiết để bảo đảm sự an toàn và tránh lây lan bệnh truyền nhiễm . Các biện pháp đề phòng thông thường là biện pháp cần thiết đối với bất kỳ ai cung cấp dịch vụ, trong đó có thể bao gồm tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể như nước miếng, mủ, chất dịch tiết ra từ âm đạo, tinh dịch, hoặc chất dịch khác ở bên trong cơ thể, ví dụ như nước tiểu hoặc phân . Các biện pháp đề phòng thông thường gồm có sử dụng các biện pháp ngăn chặn bảo vệ như bao tay hoặc khẩu trang tùy thuộc vào dạng và mức độ tiếp xúc, và luôn rửa tay trước và sau khi thực hiện các công việc . Quý vị có thể tìm hiểu thêm về các biệc pháp đề phòng tổng quát khi liên lạc với Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Quốc Gia.

Định Nghĩa về Công Việc Sơ Đồ Các Yếu Tố/Các Ví Dụ về Trường Hợp Ngoại Lệ Chuẩn Bị Bữa Ăn (MPP 30-757.1 31) Chuẩn bị bữa ăn bao gồm lập thực đơn, lấy thực phẩm ra khỏi tủ lạnh hoặc chạn đựng đồ ăn; rửa/lau khô tay trước và sau khi chuẩn bị bữa ăn; rửa, bóc và cắt rau; mở gói lon và túi đồ ăn; đo và pha trộn các thành phần; nâng xoong chảo lên; lạng thịt, hâm nóng thực phẩm; nấu và sử dụng bếp nấu một cách an toàn; dọn bàn; dọn ăn; nghiền nát thực phẩm; và cắt thực phẩm thành những miếng nhỏ cỡ vừa ăn.

Các Yếu Tố Cần Lưu Ý Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới: ■ Mức độ người nhận có thể giúp thực hiện công việc một cách an toàn. ■ Các dạng thực phẩm mà người nhận thường ăn vào bữa sáng, bữa trưa, bữa

tối và bữa ăn nhẹ và lượng thời gian cần thiết để chuẩn bị đồ ăn đó (ví dụ như bữa ăn nấu nhiều hơn so với bữa ăn không cần phải nấu).

■ Người nhận có thể hâm nóng đồ ăn đã nấu trước và các dạng thực phẩm mà người nhận ăn vào những ngày người cung cấp dịch vụ không làm việc.

■ Mức độ ăn thường xuyên của người nhận. ■ Thời gian cần thiết để thực hiện các biện pháp đề phòng tổng quát, khi thích hợp. Các Trường Hợp Ngoại Lệ Nhưng Không Giới Hạn Tới: ■ Nếu người nhận phải ăn thức ăn xay nhuyễn hoặc cắt thành những miếng

nhỏ vừa ăn. ■ Nếu người nhận có yêu cầu ăn kiêng đặc biệt đòi hỏi mất thời gian hơn để

chuẩn bị hoặc chuẩn bị thường xuyên hơn .

■ Nếu người nhận ăn các bữa ăn cần ít thời gian chuẩn bị hơn (ví dụ như nướng bánh mỳ và uống cà phê trong bữa sáng ).

Thấp Cao

Mức 2 3.02 7.00

Mức 3 3.50 7.00

Mức 4 5.25 7.00

Mức 5 7.00 7.00

Dọn Dẹp Sau Bữa Ăn (MPP 30-757.132) Sắp vào và lấy chén đĩa ra khỏi máy rửa chén; rửa, tráng, và lau khô chén đĩa, xoong nồi, muỗng nĩa và các máy móc gia dụng trong nhà bếp và cất đi; cất đồ ăn/đồ uống còn dư lại; lau bàn, mặt kệ tủ, bếp lò/bếp nấu, và bồn rửa; và rửa/lau khô bàn tay. Lưu ý: Điều này không bao gồm lau chùi ctổng quát đối với tủ lạnh, bếp lò/bếp nấu hoặc kệ tủ bếp và bồn rửa, và vì các dịch vụ IHSS này được đánh giá là "các dịch vụ nội trợ" (MPP 30-757.11).

Các Yếu Tố Cần Lưu Ý Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới:

■ Mức độ người nhận có thể giúp thực hiện công việc một cách an toàn. Ví dụ: Người nhận ở Mức 3 trong phần "dọn dẹp sau bữa ăn", được thấy là có thể rửa chén đĩa và muỗng nĩa cho bữa sáng và bữa trưa và chỉ cần người cung cấp dịch vụ dọn dẹp sau bữa tối sẽ cần thời gian dựa trên công việc chỉ cần người cung cấp dịch vụ dọn dẹp sau bữa ăn tối.

Ví dụ: Người nhận có khả năng kiểm soát khi sử dụng muỗng nĩa và/hoặc thường xuyên đổ đồ ăn ra ngoài có thể cần nhiều thời gian hơn để dọn dẹp. ■ Các dạng bữa ăn cần phải dọn dẹp. Ví dụ: Người nhận chọn thức ăn trứng và thịt heo xông khói cho bữa sáng sẽ cần nhiều thời gian để dọn dẹp hơn là người nhận chọn ăn bánh mỳ nướng và uống cà phê ■ Nếu người nhận có thể tráng chén đĩa và để trong bồn rửa cho tới khi người cung cấp dịch vụ tới rửa. ■ Cần thường xuyên dọn dẹp sau bữa ăn. ■ Nếu có máy rửa chén đĩa. ■ Thời gian dành cho các biện pháp đề phòng tổng quát, nếu thích hợp.

Các Trường Hợp Ngoại Lệ Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới: ■ Nếu người nhận phải ăn thường xuyên nên cần nhiều thời gian hơn để

dọn dẹp

Thấp Cao

Page 133: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

133

Mức 2 1.17 3.50

Mức 3 1.75 3.50

Mức 4 1.75 3.50

Mức 5 2.33 3.50

9/5/06 1

Page 134: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

134

CÁC CÔNG CỤ THAM CHIẾU NHANH VỀ CÔNG VIỆC CỦA HTG (TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM C)

Định Nghĩa về Công Việc

Chăm Sóc Đi Tiểu và Đi Cầu (MPP 30-757.14(a)) Giúp sử dụng, đổ và lau chùi bô dùng trên giường/bô đặt cạnh giường, bồn tiểu, hậu môn giả, enema và/hoặc thùng đựng ống thông; mặc tã; chỉnh tư thế để thay tã; quản lý việc mặc quần áo; thay băng dùng một lần; đeo/tháo bao tay dùng một lần; lau rửa cho người nhận; giúp ngồi vào/đứng lên khỏi bô hoặc bồn vệ sinh; và rửa/lau khô tay của người nhận và người cung cấp dịch vụ.

Lưu ý: This does not include insertion of enemas, catheters, suppositories, digital stimulation as part of a bowel program or colostomy irrigation, as these are assessed as "paramedical services" (MPP 30-757.19).

Cho Ăn (MPP 30-757.14(c)) Giúp ăn và bảo đảm uống đủ nước, trong đó bao gồm cả việc cho ăn hoặc sự giúp đỡ liên quan cho người nhận không thể tự ăn hoặc những người cần giúp đỡ khi sử dụng các dụng cụ đặc biệt để tự ăn hoặc uống đủ nước.

Bao gồm việc giúp với, nhặt và nắm lấy muỗng nĩa và ly chén; lau mặt và bàn tay của người nhận; rửa/lau khô bàn tay trước và sau khi cho ăn.

Lưu ý: Điều này không bao gồm đồ ăn cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn hoặc xay nhuyễn đồ ăn vì các công việc này được đánh giá là dịch vụ "chuẩn bị bữa ăn" (MPP 30-757.131).

Lau Rửa Trên Giường Theo Thông Lệ (MPP 30-757.14(d)) Làu chùi bồn rửa hoặc các vật liệu khác được dùng để lau khô/lau rửa trên giường và cất đi; lấy nước/đồ tiếp liệu; rửa, tráng và lau khô người; thoa kem, phấn bột và chất khử mùi; và rửa/lau khô tay trước và sau khi tắm rửa.

Sơ Đồ

Thấp Cao

Mức 2 0.58 2.00

Mức 3 1.17 3.33

Mức 4 2.91 5.83

Mức 5 4.08 8.00

Thấp Cao

Mức 2 0.70 2.30

Mức 3 1.17 3.50

Mức 4 3.50 7.00

Mức 5 5.25 9.33

Thấp Cao

Mức 2 0.50 1.75

Mức 3 1.00 2.33

Mức 4 1.17 3.50

Mức 5 1.75 3.50

Các Yếu Tố/Các Ví Dụ về Trường Hợp Ngoại Lệ

Các Yếu Tố Cần Lưu Ý Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới:

■ Mức độ người nhận có thể giúp đỡ hoặc thực hiện các công việc một cách an toàn.

■ Mức độ thường xuyên đi tiểu và/hoặc đi cầu của người nhận. ■ Có các máy móc trợ giúp nên cần trợ giúp nhiều hơn hoặc ít hơn hay không. Ví dụ: Các trường hợp trong đó có ghế trên bồn vệ sinh

vàhoặc bộ phận nâng Hoyer nên có thể cần ít thời gian hơn để chăm sóc "đi tiểu và đi cầu" nếu việc sử dụng các máy móc này dẫn tới việc giảm nhu cầu cần người giúp đỡ.

Ví dụ: Các trường hợp cửa phòng vệ sinh không đủ rộng để xe lăn có thể ra vào dễ dàng có thể cần thêm thời gian nếu việc sử dụng dẫn tới làm tăng nhu cầu.

■ Thời gian cần thiết để thực hiện các biện pháp đề phòng tổng quát, khi thích hợp. Các Trường Hợp Ngoại Lệ Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới: ■ Nếu người nhận thường xuyên đi tiểu hoặc đi cầu. ■ Người nhận thường xuyên có sự cố về đi tiểu hoặc đi cầu. ■ Nếu người nhận đôi khi có sự cố về đi tiểu hoặc đi cầu cần người khác giúp đỡ. ■ Chứng mập phì do cuồng ăn vô độ của người nhận cần nhiều thời gian hơn ■ Nếu người nhận mắc bệnh co cứng hoặc chân tay bị co cứng. ■ Nếu người nhận thích gây gổ.

Các Yếu Tố Cần Lưu Ý Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới:

■ Mức độ người nhận có thể giúp đỡ hoặc thực hiện các công việc một cách an toàn.

■ Thời gian cần thiết để người nhận ăn uống. ■ Dạng thực phẩm sẽ sử dụng. ■ Mức độ thường xuyên ăn/uống. ■ Thời gian cần thiết để thực hiện các biện pháp đề phòng tổng quát, khi thích hợp. Các Trường Hợp Ngoại Lệ Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới: ■ Nếu cần sự có mặt thường xuyên của người cung cấp dịch vụ do có nguy cơ nghẹn hoặc có các vấn đề sức khỏe khác. ■ Nếu người nhận mắc bệnh tâm thần và chỉ cần nhắc tự ăn. ■ Nếu người nhận cần ăn thường xuyên. ■ Nếu người nhận thích ăn các loại thực phẩm mà họ có thể tự ăn mà không cần người khác giúp. ■ Nếu người nhận phải ăn trên giường. ■ Nếu phải đút cơm cho người nhận theo cách đặc biệt do khó nuốt hoặc vì các lý do khác. ■ Nếu người nhận thích gây gổ.

Các Yếu Tố Cần Lưu Ý Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới:

■ Mức độ người nhận có thể giúp đỡ hoặc thực hiện các công việc một cách an toàn. ■ Người nhận không thể tắm được trong bồn tắm/phòng tắm hương sen hay không. ■ Có cần tắm rửa trên giường ngoài việc tắm trong bồn tắm/phòng tắm hương sen hay không. ■ Thời gian cần thiết để thực hiện các biện pháp đề phòng tổng quát, khi thích hợp. Các Trường Hợp Ngoại Lệ Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới: ■ Nếu người nhận phải nằm liệt giường và ra mồ hôi nhiều nên thường xuyên phải lau rửa trên giường . ■ Nếu cân nặng của người nhận cần ít hay nhiều thời gian hơn . ■ Nếu người nhận combative.

Page 135: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

135

2

Page 136: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

136

CÁC CÔNG CỤ THAM CHIẾU NHANH VỀ CÔNG VIỆC CỦA HTG (TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM C) Định Nghĩa về Công Việc

Mặc Quần Áo (MPP 30-757.14(f)) Giặt/lau khô tay; mặc/cởi quần áo, buộc/cởi, cài cúc/mở cúc, kéo khóa/mở khóa, và kéo/tháo quần áo, đồ lót, corsets, vớ đàn hồi và vòng nẹp, thay quần áo bị dơ; và mang dụng cụ tới cho người nhận trợ giúp tự mặc quần áo.

Chăm Sóc Kinh Nguyệt (MPP 30-757-14(j)) Chăm sóc kinh nguyệt chỉ giới hạn ở việc thay băng vệ sinh bên ngoài và lau chùi bên ngoài cũng như chỉnh lại tư thế để thay băng vệ sinh, sử dụng và/hoặc vứt băng vệ sinh, quản lý việc sử dụng quần áo, lau chùi và rửa/lau khô bàn tay. Ví dụ: Khi đánh giá nhu cầu cần chăm sóc kinh nguyệt, có thể cần phải đánh giá thêm thời gian cho các hạng mục dịch vụ khác ví dụ như "giặt", "mặc quần áo", "nội trợ", tắm rửa, vệ sinh răng miệng và vệ sinh đầu tóc" (MPP 30-757). Ví dụ: Khi đánh giá dịch vụ chăm sóc kinh nguyệt và nếu người nhận mặc tã thì không cần phải có thời gian để chăm sóc kinh nguyệt . Thời gian này sẽ được đánh giá trong phần chăm sóc "đi tiểu và đi cầu".

Đi Lại (MPP 30-757.14(k)) Giúp người nhận di chuyển từ nơi này sang nơi khác trong nhà, trong đó bao gồm cả việc đi lại tới nhà vệ sinh; leo lên hoặc xuống cầu tháng; di chuyển/lấy ra các dụng cụ trợ giúp, ví dụ nạng chống, khung đi bộ hoặc xe lăn. v.v... và rửa/lau khôbàn tay trước và sau khi thực hiện các công việc này. "Đi lại" không bao gồm việc giúp đi lại tới cửa trước của xe (trong đó bao gồm cả việc vào và ra khỏi xe để tới các buổi hẹn khám y tế và/hoặc đi lại tới nguồn cung cấp y tế khác.

Di Chuyển Vào hoặc Ra Khỏi Giường - Được Đổi Tên Thành DI Chuyển (MPP 30-757.14(h)) Giúp đỡ từ vị trí đang đứng, ngồi hoặc prone sang vị trí khác và/hoặc một dụng hoặc đồ gỗ này sang dụng cụ hoặc đồ gỗ khác. Điều này bao gồm cả việc di chuyển từ giường, ghế, tràng kỷ, xe lăn, khung đi bộ hoặc dụng cụ trợ giúp khác, thường diễn ra trong cùng một căn phòng. Lưu ý: Di chuyển không bao gồm: ■ Giúp ngồi lên/đứng lên khỏi bồn vệ sinh vì công việc này

được đánh giá là chăm sóc "đo tiểu bà đi cầu" được qui định cụ thể trong mục MPP 30-757.14(a).

■ Thay đổi tư thế của người nhận để tránh lở loét trên da và kích thích tuần hoàn máu. Công việc này được đánh giá là dịch vụ "chỉnh lại tư thế/chà xát da" trong mục MPP 30-757.14(g).

Sơ Đồ

Thấp Cao

Mức 2 0.56 1.20

Mức 3 1.00 1.86

Mức 4 1.50 2.33

Mức 5 1.90 3.50

Thấp Cao

*Mức đánh giá xếp hạng chức năng không áp dụng

0.28 0.80

Thấp Cao

Mức 2 0.58 1.75

Mức 3 1.00 2.10

Mức 4 1.75 3.50

Mức 5 1.75 3.50

Thấp Cao

Mức 2 0.50 1.17

Mức 3 0.58 1.40

Mức 4 1.10 2.33

Mức 5 1.17 3.50

Các Yếu Tố/Các Ví Dụ về Trường Hợp Ngoại Lệ

Các Yếu Tố Cần Lưu Ý Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới:

■ Mức độ người nhận có thể giúp đỡ hoặc thực hiện các công việc một cách an toàn. ■ Dạng quần áo mà người nhận mặc. ■ Nếu người nhận thích các dạng quần áo khác. ■ Các điều kiện thời tiết. ■ Thời gian dành cho các biện pháp đề phòng thông thường, khi thích hợp. Các Trường Hợp Ngoại Lệ Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới: ■ Nếu người nhận thường xuyên ra khỏi nhà, nên cần phải mặc quần áo/cởi bỏ quần áo thêm. ■ Nếu người nhận thường xuyên tắm rửa và cần mặc quần áo thêm hoặc làm dơ bẩn quần áo, nên thường xuyên phải thay quần áo. ■ Nếu người nhận mắc bệnh co cứng hoặc chân tay bị co cứng. ■ Nếu người nhận bất động. ■ Nếu người nhận hay gây gổ.

Các Yếu Tố Cần Lưu Ý Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới:

■ Mức độ người nhận có thể giúp đỡ hoặc thực hiện các công việc một cách an toàn. ■ Nếu người nhận có chu kỳ kinh nguyệt. ■ Khoảng thời gian kéo dài chu kỳ kinh nguyệt của người nhận. ■ Nếu có vấn đề sức khỏe cần thêm thời gian. ■ Thời gian cần thiết để thực hiện các biện pháp đề phòng tổng quát, khi thích hợp. Các Trường Hợp Ngoại Lệ Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới: ■ Nếu người nhận mắc bệnh co cứng hoặc chân tay bị co cứng. ■ Nếu người nhận thích gây gổ.

Các Yếu Tố Cần Lưu Ý Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới:

■ Mức độ người nhận có thể giúp đỡ hoặc thực hiện các công việc một cách an toàn. ■ Khoảng cách người nhận di chuyển bên trong nhà. ■ Tốc độ đi lại của người nhận. ■ Bất kỳ trở ngại nào ảnh hưởng tới việc đi lại của người nhận. ■ Thời gian cần thiết để thực hiện các biện pháp đề phòng tổng quát, khi thích hợp.

Các Trường Hợp Ngoại Lệ Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới:

■ Nhà của người nhận rộng hay chật. ■ Người nhận có cần thường xuyên giúp đi lại tới phòng vệ sinh hay không. ■ Người nhận có sử dụng phương tiện đi lại hay không, ví dụ như xe lăn nên cần trợ giúp ít hơn. ■ Nếu người nhận mắc bệnh co cứng hoặc chân tay bị co cứng. ■ Nếu người nhận thích gây gổ.

Các Yếu Tố Cần Lưu Ý Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới:

■ Mức độ người nhận có thể giúp đỡ hoặc thực hiện các công việc một cách an toàn. ■ Mức độ trợ giúp cần thiết. ■ Tình trạng có sẵn máy móc trợ giúp, ví dụ như máy nâng Hoyer. ■ Thời gian cần thiết để thực hiện các biện pháp đề phòng tổng quát, khi thích hợp.

Các Trường Hợp Ngoại Lệ Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới:

■ Người nhận có vào ra khỏi giường thường xuyên trong ngày hoặc ban đêm để ngủ chợp giấc hoặc đi vệ sinh hay không. ■ Nếu cân nặng và/hoặc tình trạng xương của người nhận cần di chuyển chậm và thận trọng hơn hay không. ■ Nếu người nhận mắc bệnh co cứng hoặc chân tay bị co cứng. ■ Nếu người nhận thích gây gổ.

9/5/06 3

Page 137: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

137

CÁC CÔNG CỤ THAM CHIẾU NHANH VỀ CÔNG VIỆC CỦA HTG (TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM C)

Định Nghĩa về Công Việc

Tắm, Vệ Sinh Răng Miệng và Vệ Sinh Đầu Tóc (MPP 30-757.14 (e))

Tắm (Tắm Bồn/Tắm Vòi Sen) gồm có lau chùi cơ thể trong bồn tắm hoặc phòng tắm hương sen; lấy nước/đồ tiếp liệu và cất đi; bật/tắt vòi nước và điều chỉnh nhiệt độ nước; giúp vào/ra khỏi bồn tắm hoặc phòng tắm hương sen; giúp với tới tất cả các bộ phận trên cơ thể để rửa, tráng, lau khô và thoa kem; phấn bột, chất khử mùi; và rửa/lau khô bàn tay.

Vệ Sinh Răng Miệng gồm có bôi kem đánh răng, đánh răng, súc miệng, chăm sóc răng giả, chải răng bằng sợi chỉ nha khoa, và rửa/lau khô tay.

Vệ Sinh Đầu Tóc gồm có chải đầu; cắt tóc khi người nhận không thể tới tiệm cắt tóc, gội đầu, thoa dầu xả dưỡng và lau khô tóc; cạo râu; cắt móng tay/chân khi các dịch vụ này không được đánh giá là "dịch vụ trợ giúp y tế" cho người nhận; và rửa/lau khô bàn tay.

Lưu ý: Điều này không bao gồm đi lại tới phòng vệ sinh . Các công việc này được đánh giá là vận động trong mục "đi lại" (MPP 30-757.14(k)).

Chỉnh Lại Tư Thế/Chà Xát Da (MPP 30-757.14(g)) Bao gồm chà xát da để kích thích tuần hoàn máu và/hoặc tránh lở loét trên da; xoay người trên giường và các dạng điều chỉnh tư thế khác; và các bài tập về phạm vi cử động giới hạn ở: ■ Việc giám sát tổng quát đối với các bài tập thể dục mà

người nhanạ được hướng dẫn qua một chuyên gia trị liệu có giấy phép hành nghề hoặc chuyên gia y tế khác để phục hồi khả năng vận động bị hạn chế do thương tích, sử dụng sai mục đích hoặc bệnh tật.

■ Trị liệu dưỡng sức khi không cần phải có kiến thức đặc biệt và đánh giá của một chuyên gia giỏi và các bài tập thể dục đó là phù hợp với khả năng và mức độ chịu đựng của bệnh nhân. o Các bài tập đó bao gồm thực hiện các bài tập dưỡng

sức (ví dụ như thực hiện các bài tập lặp lại một lần và bắt buộc để duy trì chức năng, cải thiện gait, giữ sức hoặc mức độ dẻo dai; các bài tập thụ động để duy trì phạm vi cử động ở tay (chân) bị liệt; và đi lại có trợ giúp).

Lưu ý: "Chỉnh lại tư thế và chà xát da" không bao gồm:

■ Chăm sóc các vết lở loét do ép lên lâu ngày (chăm sóc vết thương và da). Công việc này được đánh giá trong phần dịch vụ "trợ giúp y tế" được qui định trong MPP 30-757.19.

■ Điều trị bằng tia cực tím (sắp máy và theo dõi máy) cho các vết lở loét do ép lên lâu ngày và/hoặc thoa thuốc kem vào da. Các công việc này được đánh giá là dịch vụ "trợ giúp về bộ phận giả" tại MPP 30-757.14(i).

Sơ Đồ

Thấp Cao

Mức 2 0.50 1.92

Mức 3 1.27 3.15

Mức 4 2.35 4.08

Mức 5 3.00 5.10

Thấp Cao

*Mức đánh giá xếp hạng chức năng không áp dụng

0.75 2.80

Các Yếu Tố/Các Ví Dụ về Trường Hợp Ngoại Lệ

Các Yếu Tố Cần Lưu Ý Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới:

■ Mức độ người nhận có thể giúp đỡ hoặc thực hiện các công việc một cách an toàn.

■ Số lần người nhận có thể cần giúp tắm rửa.

■ Người nhận có cần giúp và/ra khỏi bồn tắm/phòng tắm hương sen hay không.

■ Người nhận có cần người giúp lấy đồ tiếp liệu hay không. ■ Người nhận có cần giúp lau rửa

người hay không. ■ Người cung cấp dịch vụ có phải có mặt trong khi người nhận

tắm hay không. ■ Người nhận có cần giúp lau khô người

và/hoặc thoa kem/phấn bột sau khi tắm hay không.

■ Người nhận có tắm hương sen khi ngồi trong xe lăn hay không. ■ Thời gian cần thiết để thực hiện các biện pháp đề phòng tổng quát, khi thích hợp.

Các Trường Hợp Ngoại Lệ Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới:

■ Người cung cấp dịch vụ có cần phải thường xuyên có mặt hay không. ■ Cân nặng của người nhận có cần thêm hoặc ít thời gian đi hay không. ■ Nếu người nhận mắc bệnh co cứng hoặc chân tay bị co cứng. ■ Có phòng tắm hương sen mà xe lăn có thể ra vào được hay không. ■ Nếu người nhận thích gây gổ.

Các Yếu Tố Cần Lưu Ý Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới:

■ Mức độ người nhận có thể giúp đỡ hoặc thực hiện các công việc một cách an toàn.

■ Về cử động của người nhận có hạn chế sau khi ở vị trí ngồi và/hoặc nằm trên giường, và thời gian ngồi và/hoặc nằm trên giường.

■ Người nhận có vấn đề về tuần hoàn máu hay không. ■ Thời gian cần thiết để thực hiện các biện pháp đề phòng tổng quát, khi thích hợp.

Các Trường Hợp Ngoại Lệ Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới:

■ Người nhận có căn bệnh nào khiến Họ phải nằm liệt giường hay không. ■ Nếu người nhận mắc bệnh co cứng hoặc chân tay bị co cứng. ■ Người nhận có hoặc có nguy cơ có các vết lở loét do ép lên lâu ngày nên cần phải thường xuyên xoay chuyển tư thế cho người nhận hay không. ■ Nếu người nhận thích gây gổ.

9/5/06 4

Page 138: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

138

CÁC CÔNG CỤ THAM CHIẾU NHANH VỀ CÔNG VIỆC CỦA HTG (TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM C)

Định Nghĩa về Công Việc

Chăm Sóc và Giúp Sử Dụng Bộ Phận Giả và Giúp Dùng Thuốc (MPP 30-757.14(i)) Giúp tháo/đeo lên, bảo trì và lau chùi bộ phận giả, dụng cụ trợ giúp thính giác/thị lực và rửa/lâu khô bàn tay trước và sau khi thực hiện các công việc này.

Cũng bao gồm việc giúp dùng thuốc, trong đó bao gồm nhắc nhở người nhận dùng thuốc theo toa và/hoặc thuốc mua tại quầy không cần toa khi tới lúc cần dùng, xắp thuốc vào trong các hộp Medi-sets và phân bổ thuốc.

Sơ Đồ

Thấp Cao

*Mức đánh giá xếp hạng chức năng không áp dụng

0.47 1.12

Các Yếu Tố/Các Ví Dụ về Trường Hợp Ngoại Lệ

Các Yếu Tố Cần Lưu Ý Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới:

■ Mức độ người nhận có thể tự quản lý thuốc men và/hoặc bộ phận giả một cách an toàn.

■ Lượng thuốc được kê toa cho người nhận.

■ Người nhận có cần sự chuẩn bị đặc biệt để phân phát thuốc hay không (ví dụ như cắt nhỏ viên thuốc, bỏ thuốc vào trong hộp Medi-sets, v.v...).

■ Người nhận có các vấn đề về nhận thức nên cần giúp đỡ về thuốc men và/hoặc bộ phận giả hay không.

■ Thời gian cần thiết để thực hiện các biện pháp đề phòng tổng quát, khi thích hợp.

Các Trường Hợp Ngoại Lệ Bao Gồm Nhưng Không Giới Hạn Tới:

■ Người nhận có dùng thuốc nhiều lần trong ngày hay không. ■ Tiệm thuốc có sắp xếp dẵn thuốc trong vỏ bọc bong bóng hoặc hộp Medi-sets cho người nhận hay không. ■ Người nhận có sử dụng nhiều dụng cụ chỉnh hình hay không. ■ Người nhận hay gây gổ hay không.

9/5/06

5

Page 139: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

139

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM D

Sử Dụng HTG Mới - Qui Trình

Hoàn Thành Thủ Tục Đánh Giá Kỹ bề Các Nhu Cầu Chức Năng của Khách Hàng

Phân Mức Xếp Hạng Theo Chỉ Số Chức Năng

Tham Chiếu: Các Tiêu Chuẩn Đánh Giá Có Chú Dẫn

Điền Dòng H

Côn

g V

iệc

Nội

Tr

Giặ

t Đồ

Đi C

hợ

Chu

ẩn B

ị Bữa

Ă

n và

Dọn

Dẹp

Sa

u Bữ

a Ă

n

Di C

huyể

n Tr

ong

Nhà

Tắm

rửa

vệ

sinh

đầu

tóc

Mặc Q

uần

Áo

Chă

m S

óc Đ

i Ti

ểu, Đ

i Cầu

Kin

h N

guyệ

t

Di c

huyể

n và

o và

ra

khỏi

gi

ường

(Di

Chu

yển)

Ă

n

Hấp

Trí N

hớ

Xác

Địn

h Ph

ương

Hướ

ng

Khả

Năn

g Su

y X

ét

Tính Tổng Cộng Nhu Cầu Cho Mỗi Công Việc

So Sánh Tổng Cộng Nhu Cầu với Tham Chiếu về Phạm Vi Công Việc: HTG QuickReference

Có Nằm Trong Phạm Vi Công Việc Không?

KHÔNG CÓ

Lý Do Áp Dụng Ngoại Lệ cho FI này?

Ghi Chép Lại Lại Nhu Cầu

KHÔNG CÓ

Ghi Chép Lại Lại Nhu Cầu và Ngoại Lệ Xem Lại Thời

Gian Được Phép

Page 140: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

140

CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẾN VỚI CÔNG VIỆC CỦA MÌNH VỚI TƯ CÁCH LÀ NGƯỜI CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA (IHSS)

Thông báo này trình bày ngắn gọn về các quyền lợi mà quý vị có thể được nhận và các trách nhiệm về thuế lợi tức của quý vị. Xin đọc kỹ tờ thông tin này. Ngoài ra, xin lưu ý rằng ông chủ của quý vị là người nhận trợ cấp IHSS đã thuê quý vị chứ không phải là Tiểu Bang California hay Sở Phúc Lợi Quận (CWD). Tiểu Bang California phát hành tờ thông tin này và cấp ngân phiếu lương cho quý vị thay mặt cho ông chủ của quý vị và CWD giải quyết tất cả mọi thủ tục giấy tờ.

Xin liên lạc với CWD bất kỳ khi nào quý vị có thắc mắc về ngân phiếu lương hoặc tờ ghi thời gian làm việc của quý vị. Luôn ký tên và ghi ngày tháng vào tờ ghi thời gian sau khi kết thúc kỳ lương (chứ không phải là trước kỳ lương), đề nghị ông chủ của quý vị ký tên và ghi ngày tháng, sau đó gửi lại tờ ghi thời gian làm việc tới địa chỉ của CWD ở góc bên phải phía dưới tờ theo dõi thời gian làm việc để tránh trì hoãn việc nhận lương. Ghi nhớ: luôn thông báo cho CWD về bất kỳ thay đổi nào liên quan tới địa chỉ và/hoặc số điện thoại của quý vị.

Nhân Viên Dịch Vụ Quận Phụ Trách Tôi là:

Tên

_______________________

Địa Chỉ ________________

_______________________

_______________________

Số Điện thoại: ___________

_______________________

Quận:

Để tìm hiểu thêm về IHSS gọi sở phúc lợi quận

tại địa phương

TIỂU BANG CALIFORNIA

CƠ QUAN Y TẾ VÀ DỊCH VỤ NHÂN SỰ

SỞ DỊCH VỤ XÃ HỘI

CÁC DỊCH VỤ

TRỢ GIÚP

TẠI GIA

THÔNG TIN VỀ

DỊCH VỤ

VÀ CÁC QUYỀN LỢI

CHO

TẠI GIA

DỊCH VỤ

CDSS

BỘ XÃ HỘI CALIFORNIA

Page 141: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

141

AN SINH XÃ HỘI

Có trợ cấp An Sinh Xã Hội cho các cá nhân cung cấp dịch vụ trên 18 tuổi và không phải là cha mẹ của ông chủ/người nhận dịch vụ. Quyền lợi này có sẵn nếu quý vị bị tàn tật hoàn toàn hoặc nghỉ hưu và hội đủ một số điều kiện. Có một khoản khấu trừ vào ngân phiếu lương của quý vị để trả phúc lợi An Sinh Xã Hội (FICA). Các phúc lợi này bao gồm tiền trợ cấp tàn tật hoặc trợ cấp hưu trí hàng tháng cho quý vị hoặc những người phụ thuộc của quý vị. Quý vị nên liên lạc với Văn Phòng Sở An Sinh Xã Hội tại địa phương để biết thêm thông tin và/hoặc nộp đơn xin trợ cấp An Sinh Xã Hội. Số điện thoại và địa chỉ của văn phòng này có trong các trang trắng của danh bạ điện thoại, trong mục "United States Government, Social Security Administration."

THUẾ MEDICARE

Medicare là bảo hiểm y tế và sức khỏe trong khuôn khổ chương trình trợ cấp An Sinh Xã Hội toàn diện. Trước đây, phần khấu trừ thuế Medicare nằm trong khoản khấu trừ thuế An Sinh Xã Hội (FICA). Theo luật liên bang hiện hành, quý vị phải khai thuế và số tiền khấu trừ riêng. Mọi thắc mắc về thuế Medicare xin gửi tới Sở An Sinh Xã Hội.

BẢO HIỂM TÀN TẬT CỦA TIỂU BANG (SDI)

Quý vị có thể được nhận trợ cấp Bảo Hiểm Tàn Tật của Tiểu Bang nếu quý vị bị tàn tật và không thể thực hiện công việc bình thường của mình và quý vị hội đủ một số điều kiện. Có một khoản khấu trừ vào ngân phiếu lương của quý vị để trả bảo hiểm SDI. Quyền lợi Bảo Hiểm Tàn Tật của Tiểu Bang được áp dụng trong tối đa 52 tuần. Quý vị nên liên lạc với Sở Phát Triển Việc Làm California (EDD) tại địa phương để tìm hiểu thêm và/hoặc xin Bảo Hiểm Tàn Tật của Tiểu Bang. Số điện thoại và địa chỉ của văn phòng này được in trong các trang trắng của danh bạ điện thoại, trong mục "California State of, Employment Development Department."

Nếu quý vị là cha mẹ, người phối ngẫu hoặc con của người mà quý vị đang cung cấp dịch vụ, quý vị có thể chọn tham gia chương trình SDI bằng cách nộp đơn xin Bảo Hiểm Tàn Tật Tiểu Bang Tùy Chọn. Quý vị có thể lấy các mẫu đơn xin bảo hiểm SDI Tùy Chọn từ nhân viên dịch vụ xã hội quận. Nếu quý vị muốn có bảo hiểm tùy chọn này, lệ phí bảo hiểm sẽ được trừ vào ngân phiếu lương của quý vị. Tất cả Các Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Cá Nhân khác đều đương nhiên được nhận bảo hiểm SDI nếu mức lương IHSS theo tam cá nguyệt vượt quá $750.

BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP (UI)

Quý vị có thể được nhận trợ cấp Bảo Hiểm Thất Nghiệp (UI) nếu quý vị không phải là cha mẹ hoặc người phối ngẫu của ông chủ/người nhận trợ cấp và bị thất nghiệp, có thể và sẵn sàng làm việc và quý vị hội đủ một số điều kiện. Không có khấu trừ vào lương để trả bảo hiểm UI. Trợ cấp Bảo Hiểm UI được áp dụng trong tối đa 26 tuần. Quý vị nên liên lạc với văn phòng Sở Phát Triển Việc Làm California tại địa phương để tìm hiểu thêm và/hoặc nộp đơn xin Bảo Hiểm Thất Nghiệp. Số điện thoại và địa chỉ của văn phòng này được in trong các trang trắng của danh bạ điện thoại, trong mục "California State of, Employment Development Department."

BỒI THƯỜNG TAI NẠN LAO ĐỘNG

Quý vị sẽ được nhận trợ cấp Bồi Thường Tai Nạn Lao Động nếu bị thương trong khi làm việc hoặc mắc bệnh do công việc, và quý vị hội đủ một số điều kiện. Không có khấu trừ vào ngân phiếu lương để trả trợ cấp Bồi Thường Tai Nạn Lao Động. Nếu quý vị bị thương tích trong công việc, quý vị nên tìm nơi chữa trị y tế ngay và sau đó báo cho nhân viên dịch vụ xã hội quận của ông chủ/người nhận trợ cấp của quý vị. Quý vị có thể lấy mẫu yêu cầu bồi thường để xin Bồi Thường Tai Nạn Lao Động từ nhân viên dịch vụ xã hội quận. Sau khi điền xong, xin gửi lại cho Sở Phúc Lợi Quận. Để biết thêm chi tiết về bảo hiểm Bồi Thường Tai Nạn Lao Động, quý vị có thể gọi Viên Chức Phụ Trách Trợ Cấp và Thông Tin tại số 1-800-736-7401.

TRỪ THUẾ LỢI TỨC

Quý vị có thể được trừ thuế lợi tức liên bang và tiểu bang vào ngân phiếu lương nếu nộp đơn xin và hội đủ một số điều kiện. Việc trừ thuế lợi tức đối với cá nhân người cung cấp dịch vụ là hoàn toàn tự nguyện. Nếu quý vị muốn trừ thuế lợi tức tiểu bang và liên bang vào ngân phiếu lương của mình, xin điền Mẫu Trừ Thuế Lợi Tức (W-4) và gửi lại qua đường bưu điện tới sở phúc lợi quận tại địa phương của quý vị. Nếu quý vị không muốn trừ thuế lợi tức liên bang và/hoặc tiểu bang vào ngân phiếu lương của mình, quý vị vẫn phải nộp bản khai thuế vào cuối năm và có thể trả thuế cho số tiền mà mình kiếm được. Quý vị nên liên lạc với nhân viên dịch vụ xã hội quận của ông chủ/người nhận dịch vụ nếu cần thêm mẫu W-4, cần thay đổi mức khấu trừ, hoặc cần xác định tình trạng trừ thuế của quý vị.

Quý vị nên liên lạc với văn phòng Ủy Ban Thuế Kinh Tiêu California (FTB) tại địa phương để tìm hiểu thêm về việc khấu trừ thuế lợi tức của tiểu bang. Số điện thoại và địa chỉ của văn phòng này được ghi trong các trang trắng của danh bạ điện thoại, trong mục "California, State of, Franchise Tax Board." Quý vị nên liên lạc với văn phòng Sở Thuế Vụ (IRS) tại địa phương để tìm hiểu thêm về thủ tục khấu trừ thuế lợi tức của liên bang. Số điện thoại và địa chỉ của văn phòng này có trong các trang trắng của danh bạ điện thoại, trong mục "United States Government, Internal Revenue Service."

GIẢM THUẾ CHO SỐ TIỀN LỢI TỨC KIẾM ĐƯỢC (EIC)

Quý vị có thể hội đủ điều kiện Được Giảm Thuế cho Số Lợi Tức Kiếm Được (EIC). Để tìm hiểu về EIC và để biết quý vị có hội đủ điều kiện hay không, xin đọc kỹ các hướng về cách điền mẫu W-5 (Giấy Chứng Nhận Ứng Trước Tiền Giảm Thuế cho Mức Lợi Tức Kiếm Được). Nếu quý vị hội đủ điều kiện nhận EIC, quý vị có thể chọn ứng trước tiền giảm thuế cùng với tiền lương thay vì chờ tới khi nộp bản khai thuế. Quý vị nên liên lạc với văn phòng Sở Thuế Vụ tại địa phương hoặc cố vấn viên thuế vụ của mình để tìm hiểu thêm về EIC.

Page 142: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

142

TIỂU BANG CALIFORNIA - CƠ QUAN Y TẾ VÀ DỊCH VỤ NHÂN SỰ BỘ XÃ HỘI TIỂU BANG CALIFORNIA

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CẦN DỊCH VỤ GIÁM SÁT BẢO VỆ Bản cho Phép Tiết Lộ Thông Tin Đính Kèm

DÀNH CHO CHƯƠNG TRÌNH DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA

Tham Gia TÊN CỦA BỆNH NHÂN: NGÀY THÁNG NĂM SINH CỦA BỆNH NHÂN: / / Bác Sĩ SỐ ID Y TẾ (NẾU CÓ) SỐ ID CỦA QUẬN:

Các Chuyên Gia Y Tế TÊN CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI IHSS:

địa chỉ bưu tín SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC CỦA QUẬN : SỐ FAX CỦA QUẬN:

Bệnh nhân của quý vị là đương đơn/người được nhận Các Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia (IHSS) và đang được đánh giá nhu cầu cần dịch vụ Giám Sát Bảo Vệ. Dịch vụ Giám Sát Bảo Vệ là để bảo vệ tránh tai nạn hoặc nguy hiểm qua quan sát và/hoặc theo dõi hành vi của những người không thể tự chủ, nhầm lẫn, suy yếu tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần. Dịch vụ này không được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

(1) Khi cần dịch vụ giám sát bảo vệ là do một căn bệnh về thể chất thay vì bệnh tâm thần; (2) Cho việc thăm viếng bạn bè hoặc các hoạt động xã hội khác; (3) Khi cần giám sát do một căn bệnh sức khỏe và dạng giám sát bắt buộc là y tế; (4) Khi biết trước là có một tình trạng cấp cứu y tế (ví dụ như đột quỵ v.v...); (5) Để ngăn ngừa hoặc kiểm soát hành vi hung hăng hoặc chống phá xã hội của người nhận trợ cấp.

Xin điền mẫu đơn này và gửi lại ngay. Xin cám ơn quý vị đã giúp chúng tôi xác định tình trạng hội đủ điều kiện nhận các Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ.

(Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế §12301.21)

NGÀY CUỐI CÙNG QUÝ VỊ GẶP BỆNH NHÂN: - KHOẢNG THỜI GIAN MÀ QUÝ VỊ ĐÃ ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN: CHẨN ĐOÁN/TÌNH TRẠNG TÂM THẦN: TIÊN LƯỢNG:

Vĩnh Viễn Tạm Thời -Khoảng Thời Gian:

XIN ĐÁNH DẤU VÀO CÁC Ô THÍCH HỢP TRÍ NHỚ

Bệnh khó tập trung chú ý Thiếu tập trung chú ý ở mức độ vừa phải hoặc Intermittent (giải thích ở dưới) Mất trí nhớ nghiêm trọng (giải thích ở dưới) Giải thích: ______________________________________________________________________________________________________

PHƯƠNG HƯỚNG Không bị mất phương hướng Mất phương hướng ở mức vừa phải/lẫn lộn (giải thích ở dưới) Mất phương hướng

nghiêm trọng (giải thích ở dưới) Giải thích: _____________________________________________________________________________________________________

KHẢ NĂNG SUY XÉT Không bị suy giảm Suy giảm ở mức độ nhẹ (giải thích ở dưới) Suy giảm nghiêm trọng (giải thích ở dưới )

Giải thích: __________________________________________________________________________________________________ 1. Quý vị có biết bất kỳ thương tích hay sự cố nào mà bệnh nhân đã gặp do mất trí nhớ,

mất phương hướng hoặc mất khả năng suy xét không? Có Không Nếu Có, xin ghi rõ: ____________________________________________________________________________________

2. Bệnh nhân này có duy trì khả năng di chuyển hoặc khả năng thể chất để rơi vào tình huống có thể sẽ gây thương tích, nguy hiểm hoặc sự cố không? Có Không

3. Quý vị có thắc mắc hoặc thông tin khác không? ______________________________________________________________

CHỨNG NHẬN Tôi xác nhận rằng tôi có giấy phép hành nghề tại Tiểu Bang California và các thông tin nói trên là đúng.

CHỮ KÝ CỦA BÁC SĨ HOẶC CHUYÊN GIA Y TẾ: CHUYÊN NGÀNH Y KHOA: NGÀY ĐỊA CHỈ: GIẤY PHÉP SỐ: ĐIỆN THOẠI:

( ) GỬI LẠI MẪU ĐIỀN NÀY CHO: ĐỊA CHỈ BƯU TÍN CỦA QUẬN, THÀNH PHỐ, CA,: ATTN; SW-NAME SOC 821 (3/06)

Page 143: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

143

TIỂU BANG CALIFORNIA - CƠ QUAN Y TẾ VÀ DỊCH VỤ NHÂN SỰ BỘ XÃ HỘI TIỂU BANG CALIFORNIA

GIÁM SÁT BẢO VỆ CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ 24 GIỜ TRONG NGÀY XIN VIẾT BẰNG CHỮ IN

TÊN CỦA NGƯỜI NHẬN DỊCH VỤ IHSS: SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA NGƯỜI NHẬN DỊCH VỤ:

ĐỊA CHỈ CỦA NGƯỜI NHẬN DỊCH VỤ IHSS:

TÊN CỦA NGƯỜI LIÊN LẠC CHÍNH CÓ TRÁCH NHIỆM: SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA NGƯỜI LIÊN LẠC :

MỐI QUAN HỆ VỚI NGƯỜI NHẬN:

Là đầu mối liên lạc chính để thu xếp chương trình bảo vệ 24 giờ trong ngày cho Người Nhận nói trên, tôi xác nhận rằng tôi hiểu nội dung sau đây:

• Một chương trình bảo vệ 24 giờ trong ngày đã được thu xếp và hiện đang được áp dụng.

Chương trình bảo vệ 24 giờ trong ngày liên tục có thể được thực hiện bất kể số giờ Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia (IHSS) được trả thù lao cùng với nhiều nguồn trợ giúp thay thế khác (ví dụ như Các Trung Tâm Giữ Trẻ Ban Ngày hoặc Các Trung Tâm Chăm Sóc Người Lớn vào Ban Ngày, các trung tâm nguồn trợ giúp trong cộng đồng, Các Trung Tâm Người Cao Niên, các trung tâm trợ giúp giúp gia đình nghỉ ngơi v.v...)

• Chương trình bảo vệ 24 giờ trong ngày sẽ được cung cấp liên tục.

• Nếu có thay đổi gì về chương trình bảo vệ 24 giờ trong ngày (ví dụ như nằm viện, tham gia các chương trình chăm sóc ban ngày, du hành v.v...). Tôi sẽ thông báo ngay cho nhân viên xã hội IHSS.

• Người Nhận có tên ở trên được thấy là có nhu cầu cần Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ 24 giờ trong ngày nếu ông ta/bà ta sẽ tiếp tục sống an toàn ở nhà. Nhân viên xã hội IHSS đã bàn thảo với tôi về mức độ thích hợp của dịch vụ chăm sóc bên ngoài nhà cũng như lựa chọn thay thế cho Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ 24 giờ trong ngày.

TÊN CỦA NGƯỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ CHĂM SÓC (1): SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC:

TÊN CỦA NGƯỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ CHĂM SÓC (2): SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC:

TÊN CỦA NGƯỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ CHĂM SÓC (3): SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC:

Mô tả việc áp dụng Kế Hoạch Bảo Vệ 24 Giờ Trong Ngày với Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ: CHỮ KÝ CỦA NGƯỜI LIÊN LẠC CHÍNH CÓ TRÁCH NHIỆM:

NGÀY:

CHỮ KÝ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI IHSS: SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC:

SOC 825 (6/06) MẪU ĐIỀN CHO QUẬN SỬ DỤNG TÙY CHỌN

Page 144: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

144

Tiểu Bang California - Cơ Quan Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sự DỊCH VỤ GIÁM SÁT BẢO VỆ CỦA CƠ QUAN DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA (IHSS) CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ 24 GIỜ TRONG NGÀY (SOC 825)

HƯỚNG DẪN Chương Trình Bảo Vệ 24 Giờ trong Ngày với Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ IHSS (SOC 825) là mẫu điền tùy chọn cho Quận sử dụng. SOC 825 là để bảo đảm rằng những người nhận cần Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ có thể được nhận dịch vụ giám sát 24 giờ trong ngày, cần thiết cho sức khỏe và sự an toàn của họ. Nhân viên dịch vụ xã hội của người nhận và (những) người cung cấp dịch vụ chăm sóc IHSS (cho dù là thành viên trong gia đình, bạn bè hay hoàn toàn không có quan hệ thân thích) nên cùng bàn thảo về kế hoạch hoặc lịch trình giám sát 24 giờ trong ngày cho người nhận trợ cấp. TÊN CỦA NGƯỜI NHẬN DỊCH VỤ IHSS: Ghi họ tên đầy đủ của người nhận IHSS. SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA NGƯỜI NHẬN: Ghi số điện thoại liên lạc cho người nhận. ĐỊA CHỈ CỦA NGƯỜI NHẬN IHSS: Ghi địa chỉ nhà của người nhận, nơi phần lớn dịch vụ giám sát 24 giờ trong ngày sẽ được thực hiện. TÊN CỦA NGƯỜI LIÊN LẠC CHÍNH CÓ TRÁCH NHIỆM: Ghi tên của người có trách nhiệm chính trong việc điều phối Chương Trình Bảo Vệ 24 Giờ Trong Ngày. SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA NGƯỜI LIÊN LẠC CHÍNH: Ghi số điện thoại của người liên lạc chính có trách nhiệm. MỐI QUAN HỆ VỚI NGƯỜI NHẬN: Ghi mối quan hệ của người liên lạc chính với người nhận (ví dụ như thành viên trong gia đình, người cung cấp dịch vụ chăm sóc IHSS, bạn bè v.v...). TÊN CỦA NGƯỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ CHĂM SÓC (1), (2), (3), VÀ SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC: Ghi tên của mỗi người cung cấp dịch vụ chăm sóc có trách nhiệm chăm sóc người nhận trong 24 giờ giám sát. Ghi số điện thoại liên lạc của mỗi người cung cấp dịch vụ chăm sóc. Nếu có hơn ba (3) người cung cấp dịch vụ có trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân, có thể đính kèm thêm một tờ giấy có ghi tên và địa chỉ liên lạc. Trình bày về việc áp dụng Chương Trình Giám Sát 24 Giờ Trong Ngày với Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ:

Ghi vào lịch trình đã sắp xếp, hoặc giải thích về lịch trình mà những người cung cấp dịch vụ nói trên sẽ bảo đảm là người nhận được chăm sóc theo dõi trong toàn bộ 24 giờ. Có thể đính kèm thêm một tờ giấy nếu cần thêm chỗ trống để trình bày về Kế Hoạch Giám Sát 24 Giờ Trong Ngày đó. CHỮ KÝ CỦA NGƯỜI LIÊN LẠC CHÍNH CÓ TRÁCH NHIỆM và NGÀY THÁNG: Sau khi đã lập Chương Trình Bảo Vệ 24 Giờ Trong Ngày, người liên lạc chính có trách nhiệm sẽ ký tên và ghi ngày tháng vào mẫu điền khi bàn thảo về Chương Trình này với nhân viên xã hội cho phép đáp ứng nhu cầu cần Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ. CHỮ KÝ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI IHSS VÀ SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC: Khi người liên lạc chính bàn thảo về Chương Trình Bảo Vệ 24 Giờ Trong Ngày, có ký tên và ghi ngày tháng, nhân viên dịch vụ xã hội quận sẽ ký tên vào mẫu giấy tờ đó và thêm số điện thoại liên lạc của họ. Phải đưa một bản sao của mẫu này cho người liên lạc chính và lưu trong hồ sơ của Quận. HƯỚNG DẪN CÁCH ĐIỀN MẪU SOC 825

Page 145: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

145

TIỂU BANG CALIFORNIA - CƠ QUAN Y TẾ VÀ DỊCH VỤ NHÂN SỰ BỘ XÃ HỘI CALIFORNIA

YÊU CẦU XIN KÊ TOA VÀ CHẤP THUẬN CHO NHẬN CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP Y TẾ

TÊN CỦA BỆNH NHÂN

SỐ ID MEDI-CAL

KÍNH GỬI:

Kính gửi Bác Sĩ:

Bệnh nhân này đã nộp đơn xin Các Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia (IHSS) và nói rằng ông ta/bà ta cần một số dịch vụ trợ giúp y tế để ông ta/bà ta có thể tiếp tục sống ở nhà. Trong mẫu điền này, xin vui lòng cho biết các dịch vụ cụ thể nào là cần thiết và căn bệnh cụ thể dẫn tới nhu cầu cần các dịch vụ đó.

IHSS được phép tài trợ cho việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp y tế nếu quý vị kê toa các dịch vụ đó cho bệnh nhân này. Vì mục đích của chương trình này, các dịch vụ trợ giúp y tế là các hoạt động mà người nhận cần để bảo vệ sức khỏe do tình trạng thể chất hoặc tâm thần và là các dịch vụ mà người nhận sẽ tự thực hiện nếu không bị suy yếu chức năng. Các dịch vụ này sẽ được cung cấp bởi những người cung cấp dịch vụ của Cơ Quan Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia, là những người không có giấy phép hành nghề y tế và sẽ hiếm khi được huấn luyện về cách thức cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nếu kê toa dịch vụ, quý vị sẽ có trách nhiệm chỉ dẫn việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp y tế đó.

Chi phí khám cho bệnh nhân này sẽ được hoàn trả qua Medi-Cal theo diện một buổi khám tại phòng mạch, miễn là đáp ứng được mọi yêu cầu hiện hành khác của Medi-Cal.

Nếu quý vị có thắc mắc, xin liên lạc với tôi.

KÝ TÊN CHỨC VỤ SỐ ĐIỆN THOẠI NGÀY

DO CHUYÊN GIA Y TẾ CÓ GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ ĐIỀN TÊN CỦA CHUYÊN GIA Y TẾ CÓ GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ SỐ ĐIỆN THOẠI VĂN PHÒNG

ĐỊA CHỈ VĂN PHÒNG (NẾU KHÔNG GHI Ở TRÊN)

CHUYÊN KHOA

CHUYÊN KHOA

Bác Sĩ/Bác Sĩ Giải Phẫu Bác Sĩ Chuyên Khoa Chữa Bệnh Bàn Chân Nha Sĩ

XEM TIẾP MẶT SAU

XIN GỬI LẠI CHO: (SỞ PHÚC LỢI QUẬN) SOC321 (11/99)

Page 146: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

146

Bệnh nhân có căn bệnh nào dẫn tới việc cần các dịch vụ trợ giúp y tế của IHSS không?" CÓ KHÔNG Nếu CÓ, ghi (các) căn bệnh đó ở dưới:

Ghi các dịch vụ trợ giúp y tế cần thiết và sẽ được IHSS cung cấp theo đánh giá chuyên môn của quý vị.

DẠNG DỊCH VỤ THỜI GIAN CẦN ĐỂ THỰC HIỆN MỖI DỊCH VỤ

MỨC ĐỘ THƯỜNG XUYÊN* DỊCH VỤ NÀY NÊN ĐƯỢC CUNG CẤP

SỐ LẦN KHOẢNG THỜI GIAN TRONG BAO LÂU?

- -■ • ' '

* Cho biết số lần nên cần cung cấp dịch vụ trong một khoảng thời gian cụ thể: (Ví dụ: hai lần một ngày v.v...) -------------------- 1 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Các nhận xét khác:

NẾU TIẾP TỤC ĐIỀN TRONG TỜ GIẤY KHÁC,

XIN ĐÁNH DẤU VÀO ĐÂY

XÁC NHẬN

Tôi xác nhận rằng tôi được cấp giấy phép hành nghề tại Tiểu Bang California như đã ghi rõ ở trên và việc kê toa này thuộc phạm vi hành nghề của tôi. Theo ý kiến của tôi, các dịch vụ mà tôi kê toa là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của người nhận và người nhận có thể tự thực hiện cho mình nếu không bị suy yếu chức năng.

Tôi sẽ đưa ra lời chỉ dẫn như trên khi cần, theo đánh giá của tôi, để cung cấp các dịch vụ được kê toa.

Tôi đã cho người nhận dịch vụ biết các rủi ro gắn liền với việc người cung cấp dịch vụ IHSS của họ cung cấp dịch vụ được kê toa.

CHỮ KÝ

► NGÀY

MẪU CHẤP THUẬN SAU KHI BIẾT THÔNG TIN CỦA BỆNH NHÂN

Tôi đã được cho biết về các rủi ro liên quan tới việc cung cấp các dịch vụ nói trên và đồng ý cho người cung cấp Các Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia của tôi cung cấp các dịch vụ này.

CHỮ KÝ

► NGÀY

Page 147: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

147

TIỂU BANG CALIFORNIA - CƠ QUAN Y TẾ VÀ DỊCH VỤ NHÂN SỰ BỘ XÃ HỘI CALIFORNIA

TỜ THÔNG TIN-ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CẦN DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA A. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI NHẬN DỊCH VỤ

TÊN: SỐ HỒ SƠ: ĐIỆN THOẠI ( )

NGÀY THÁNG NĂM SINH (THÁNG/NGÀY/NĂM)

GIỚI TÍNH: KHOANH TRÒN VÀO MỘT Ô

NAM NỮ« ĐỊA CHỈ (SỐ NHÀ, TÊN ĐƯỜNG PHỐ): HỒ SƠ CỦA NGƯỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ IHSS, TÊN VÀ SỐ ĐIỆN THOẠI:

THÀNH PHỐ: TIỂU BANG: SỐ ZIP CODE: PHẦN XÁC NHẬN VỀ NHU CẦU CỦA NGƯỜI NHẬN: CÁC HƯỚNG DẪN ĐẶC BIỆT:

CÁC HƯỚNG DẪN/ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP: CÁC NGUỒN TRỢ GIÚP THAY THẾ KHÁC CÓ SỬ DỤNG: (GHI NGUỒN VÀ CÁC DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP)

CÁC CĂN BỆNH ĐẶC BIỆT/CÁC VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE:

B. THÔNG TIN SỨC KHỎE

CHẨN ĐOÁN/TIÊN LƯỢNG: /

NGÀY YÊU CẦU CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ:

BÁC SĨ: SỐ ĐIỆN THOẠI:

( )

BÁC SĨ: SỐ ĐIỆN THOẠI:

( )

BÁC SĨ: SỐ ĐIỆN THOẠI:

( ) BÁC SĨ: SỐ ĐIỆN THOẠI:

( ) THUỐC MEN/MỤC ĐÍCH

1. 4. 7.

2. 5. 8.

3. 6. 9.

C. NHỮNG NGƯỜI KHÁC TRONG GIA ĐÌNH

TÊN TUỔI

MỐI QUAN HỆ ĐƯỢC NHẬN SỐ GIỜ IHSS

TẠI TRƯỜNG/ SỞ LÀM

LÝ DO MÀ NGƯỜI ĐÓ KHÔNG THỂ CUNG CẤP

CÓ KHÔNG DỊCH VỤ IHSS CHO NGƯỜI NHẬN DỊCH VỤ

NHẬN XÉT: NHÂN VIÊN: SỐ ĐIỆN THOẠI:

( ) VĂN PHÒNG KHU VỰC: NGÀY

SOC293A (11/99)

Page 148: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

148

PHỤ LỤC H Bản Tuyên Bố Quan Điểm

Ngày 20 tháng Năm, XXXX E.G. 920 XXXXX Blvd. XXXX, CA Kính gửi Bà G.: Bà đã liên lạc với Văn Phòng Bênh Vực Các Quyền Lợi của Khách Hàng (OCRA) về việc cung cấp các dịch vụ của Chương Trình Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân (PCSP) cho con trai bà. Dựa trên nội dung bàn thảo của chúng ta và sau khi xem lại hồ sơ của em John, chúng tôi thấy rằng Sở Dịch Vụ Xã Hội Quận Los Angeles (Quận) đã có sai sót khi xác định mức dịch vụ cho em John. Xin đừng ngần ngại nộp lá thư trình bày ý kiến này cùng với các tài liệu gửi kèm làm tài liệu trình bày quan điểm tại buổi điều trần khiếu kiện Quận sắp tới của bà.

XÁC NHẬN HỒ SƠ Quận đã có sai sót khi xác định nhu cầu cần dịch vụ của con trai bà là em John G qua Chương Trình Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân (PCSP). Quận đã xác định không đủ các nhu cầu chăm sóc cá nhân của em John và đã có sai sót khi từ chối cho phép cung cấp các dịch vụ trợ giúp mà em cần. Em John cần 209.53 giờ mỗi tháng về chăm sóc cá nhân và các dịch vụ trợ giúp để tiếp tục sống an toàn ở nhà. Quận còn nợ một khoản tiền trả chưa tới mức thỏa đáng cho em John vì đã ước tính quá thấp nhu cầu chăm sóc cá nhân của em, như được trình bày trong tài liệu này, tính ngược trở lại tới ngày 1 tháng Một, 2003. Ngoài ra, Quận phải không được phép quả quyết rằng tiểu bang không có thẩm quyền pháp lư để giải quyết yêu cầu trả trợ cấp tính ngược thời gian trở về trước của em John cho các dịch vụ trợ giúp phát sinh từ đơn xin trợ cấp ngày 25 tháng 9 năm 2002 của em. Theo thông báo bằng văn bản của Quận ngày 20 tháng 10 năm 2002, em John có các nguồn trợ cấp khác để đáp ứng nhu cầu cần dịch vụ trợ giúp của mình. Tuy nhiên, Quận chưa bao giờ nhận được mẫu đơn có chữ kư nào từ bà hoặc nhà cung cấp dịch vụ của em John , trong đó tự nguyện không tính chi phí cho các dịch vụ, cũng như chưa bao giờ báo cho bà hoặc nhà cung cấp dịch vụ về lựa chọn này. Do đó, Quận cn nợ số tiền trả không đủ cho em John cho các dịch vụ trợ giúp đă được cung cấp, với số lượng như được trình bày trong phần dưới đây, tính ngược trở lại tới ngày 25 tháng 9 năm 2002.

Page 149: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

149

QUÁ TRNH ÁP DỤNG THỦ TỤC Em John con trai bà là một bé trai chín tuổi mắc Bệnh Liệt Năo và hiện đang sống cùng với vợ chồng và hai người con khác của bà. Em John nhận được sự trợ giúp và các dịch vụ từ Westside Regional Center . Em hiện đang thuộc diện Miễn tại Cộng Đồng và Gia Đnh Medicaid cho Người Mắc Bệnh Tàn Tật về Phát Triển (DDS Waiver). Như vậy, em John hội đủ điều kiện nhận dịch vụ PCSP không phải đồng trả chi phí. Vào ngày 25 tháng 9 năm 2002, bà đă liên lạc với Quận để yêu cầu khám cho em John nhằm xác định tình trạng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ PCSP. Vào ngày 24 tháng 10 năm 2002, bà C, nhân viên xă hội của Quận khi đó được phân công phụ trách tiếp nhận hồ sơ của em John đă tiến hành một buổi thẩm định nhu cầu của em. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận hồ sơ, bà C đă yêu cầu bà và bà của em John (mẹ của bà và cũng là người chăm sóc cho em John), điền một số mẫu giấy tờ và cung cấp tất cả các bản sao mà cả hai người đă kư tên. (Tài liệu đính kèm 1.) Vào ngày 30 tháng 10 năm 2002, bà C đă ra Thông Báo về Thủ Tục (NOA) cho phép em John được hưởng 92.5 giờ dịch vụ. (Tài liệu đính kèm 2.) NOA nói rằng “thủ tục thẩm định nhu cần cần dịch vụ của em John gồm có việc xem xét các nguồn trợ giúp thay thế khác cho các dịch vụ trợ giúp tại gia, chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp sau bữa ăn, giặt ủi, đi chợ mua đồ ăn, đi mua sắm/công việc nội trợ.” Bản NOA cũng cho biết thủ tục đó là dựa trên cuốn Cẩm Nang về Các Chính Sách và Thủ Tục (MPP) § 30-763.6. Vào ngày 2 tháng 1 năm 2003, Quận đă cấp NOA khác, cho phép nhận các dịch vụ tương tự như các dịch vụ ghi trong bản NOA ngày 30 tháng 10 năm 2002 của em John. (Tài liệu đính kèm 3.) Giống như bản NOA ngày 30 tháng 10 năm 2002, bản NOA ngày 2 tháng 1 năm 2003 cũng không cho phép cung cấp bất kỳ dịch vụ trợ giúp nào cho em John. Tuy nhiên, không giống như bản NOA ngày 30 tháng 10 năm 2002, bản NOA ngày 2 tháng 1 năm 2003 không giải thích lư do tại sao John lại không được nhận các dịch vụ trợ giúp. Vào khoảng ngày 25 tháng Tư, 2003, bà đă hội ư với OCRA về việc Quận cho phép em John nhận các dịch vụ PCSP. Tôi đă hỏi bà về việc Quận đă bao giờ thông báo với bà hoặc bà của em John rằng bất kỳ dịch vụ nào được phép vì cần thiết để chăm sóc John tại nhà nhưng được cung cấp tự nguyện dưới dạng nguồn trợ cấp thay thế khác đều là không bắt buộc. Bà nói rằng Quận vẫn chưa thông báo với bà về việc này. Tôi đă hỏi xem bà hoặc bà của em John đă bao giờ kư mẫu chứng nhận giấy tờ tự nguyện trong đó chọn không nhận tiền trợ cấp cho các dịch vụ cụ thể mà Quận xác định theo bản NOA ngày 30 tháng 10 năm 2002 vì đang được cung cấp qua một nguồn thay thế khác. Bà nói rằng bà và mẹ của bà vẫn chưa kư bất kỳ giấy tờ nào như vậy.

Page 150: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

150

Do đó, theo đề xuất của OCRA, bà đă gửi kháng cáo về quyết định cho phép của Quận đối với các dịch vụ PCSP của em John. Theo hướng dẫn của OCRA, bà đă tiến hành thẩm định nhu cầu riêng cho John bằng cách tính toán thời gian cho các công việc cần thiết để giúp em sống an toàn ở nhà riêng. Bà đă báo cáo cho OCRA kết quả tự thẩm định của mình. Hôm nay tôi đă xác nhận với bà rằng sau khi đưa cho bà xem mẫu giấy tờ này, bà và bà của John vẫn chưa kư giấy chứng nhận các dịch vụ tự nguyện. (Tài liệu đính kèm 4.) Bà nói rằng lẽ ra bản thân bà phải biết bất kỳ mẫu giấy tờ nào mà mẹ của bà đă kư vì bà ta không đọc tiếng Anh và sẽ cần giúp chuyển ngữ bất kỳ giấy tờ nào cần phải có chữ kư của mẹ bà. OCRA đă soạn lá thư trình bày quan điểm này cho bà, trong đó có ghi chi tiết kết luận thẩm định và phân tích pháp lư về các hoàn cảnh trong trường hợp của em John dựa trên luật pháp hiện hành.

BIỆN LUẬN I. Em John Cần 209.53 Giờ Chăm Sóc Cá Nhân và Các Dịch Vụ Trợ Giúp Mỗi

Tháng Để Tiếp Tục Sống An Toàn Trong Nhà. Theo PCSP, em John hội đủ điều kiện được nhận cả dịch vụ chăm sóc cá nhân và dịch vụ trợ giúp. Các hạn chế duy nhất về việc cung cấp dịch vụ cho các cá nhân dưới 18 tuổi được qui định trong MPP § 30-763.454. (Tài liệu đính kèm 5, trang 2.) Mặc dù không đề cập tới các dịch vụ trợ giúp tại gia, qui chế này qui định cụ thể về việc cung cấp các dịch vụ liên quan theo mục phụ (a). Do đó, John vẫn hội đủ điều kiện được đánh giá về dịch vụ chăm sóc cá nhân và các dịch vụ liên quan, ví dụ như các dịch vụ trợ giúp theo PCSP. Sau đây là thẩm định của bà với em John để biết số giờ dịch vụ cần thiết nhằm đáp ứng các nhu cầu về PCSP của em và lư do cần các dịch vụ này.

A. Em John Cần 183.98 Giờ Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân một Tháng để Đáp Ứng Các Nhu Cầu

1. Các Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân- 42.49 Giờ một Tuần

a. Chăm Sóc Khi Đi Tiểu Tiện - 4.66 Giờ một Tuần Thông báo ngày 30 tháng 10 năm 2002 của Quận cho biết cần có 4.66 giờ một tuần cho dịch vụ này. Đây là con số tính toán chính xác và do đó không bị khiếu nại. b. Cho Ăn - 7.58 Giờ một Tuần

Thông báo ngày 30 tháng 10 năm 2002 của Quận cho phép 4.08 giờ cho dịch vụ này. Quyết định này đă phản ánh dưới mức nhu cầu cần cho ăn của em là 3.50 giờ. Em John cần phải có người giám sát và trợ giúp tuyệt đối trong mỗi bữa ăn. (Tài liệu đính kèm 6, trang 2.) Cùng với tất cả các nhu cầu khác ghi trong bản tự thẩm định, nhu cầu này đă

có từ trước ngày nộp đơn xin của em John là ngày 25 Chín, 2002. (Tài liệu đính kèm 7.) Em không thể tự ăn vì không thể tự dùng muỗng nĩa. Do đó, người chăm sóc cần phải

Page 151: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

151

giúp bón cho em John. Người chăm sóc em John tự cho em ăn. Để cho em John ăn, sẽ mất 10 phút cho bữa sáng, 25 phút cho bữa trưa, và 30 phút cho bữa tối hàng ngày. Mặc

dù John đi học vào mỗi ngày trong tuần, em vẫn ăn trưa ở nhà. Tổng Nhu Cầu: 10 phút x 7 ngày một tuần = 70 phút 25 phút x 7 ngày một tuần = 175 phút 30 phút x 7 ngày một tuần = 210 phút Tổng Số Giờ Cho Ăn một tuần: 455 phút = 7.58 giờ c. Mặc Quần Áo – 6.95 Giờ một Tuần

Thông báo ngày 30 tháng 10 năm 2002 của Quận dành 2.80 giờ một tuần cho dịch vụ này. Quyết định này đă đánh giá dưới mức nhu cầu mặc quần áo của em John 4.15 giờ.

Em John cần người giúp đỡ hoàn toàn trong việc mặc quần áo. (Tài liệu đính kèm 6, trang 2.) Do chỉ có thể sử dụng tay chân ở mức độ hạn chế, em không thể sử dụng thắt lưng, cúc, hoặc khóa kéo và không thể buộc dây giày. Người chăm sóc em John dành

khoảng 10 phút để giúp em mặc và cởi quần áo. Vì John thường xuyên bị rỏ nước miếng nên người chăm sóc phải thay quần áo cho em , tính trung bnh là 3 lần mỗi ngày. Em John cũng không thể lau kính mắt của mình, do đó người chăm sóc lau kính mắt cho em 3 lần một ngày, nghĩa là dành khoảng 1 phút để thực hiện công việc này . Ngoài ra, em John cn đeo vòng nẹp tay và chân nên cần người giúp buộc và tháo vòng. (Tài liệu đính kèm 8.) Vòng nẹp tay của em John được đeo mỗi ngày một lần và cần 4 phút để

đeo vào, 1 phút để tháo ra. Em John đeo vòng nẹp chân vào ban ngày, hai lần một ngày, mỗi lần cần 5 phút đeo vào và 2 phút để tháo ra. Em John đeo vòng nẹp chân đặc biệt

vào buổi tối, do đó cần 7 phút để đeo vào và 4 phút để tháo ra. Tổng Nhu Cầu: 11 phút x 3 = 33 phút hàng ngày 33 phút x 7 ngày =221 phút mỗi tuần 5 phút x 7 ngày =35 phút một tuần 14 phút x 7 ngày =84 phút một tuần 11 phút x 7 ngày =77 phút một tuần Tổng Số Giờ Mặc Quần Áo mỗi Tuần: 417 phút = 6.95 giờ d. Đi Lại - 3.00 Giờ một Tuần Thông báo ngày 30 tháng 10 năm 2002 của Quận dành 1.86 giờ một tuần cho dịch vụ này. Quyết định này đã đánh giá nhu cầu cần mặc quần áo của em John thấp hơn 1.14 giờ. Chuyên gia trị liệu của John đề nghị em nên cố gắng dùng khung đi bộ để sử dụng các cơ chân và bàn chân. (Tài liệu đính kèm 8.) Theo các đề nghị này, em John cố gắng sử dụng khung đi bộ với sự giám sát chặt chẽ của người chăm sóc để tránh té ngã và giúp xoay chuyển do em thiếu kỹ năng kết hợp các giác quan. Các bài tập thể dục đi lại này kéo dài 20 phút, mỗi lần một ngày vào các ngày trong tuần và hai lần một ngày vào cuối tuần. Tổng Nhu Cầu: 20 phút x 5 = 100 phút

Page 152: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

152

40 phút x 2= 80 phút Tổng số Giờ Đi Lại mỗi Tuần: 180 phút = 3.00 giờ e. Vào/Ra Khỏi Giường- 1.86 Giờ một Tuần Thông báo ngày 30 tháng 10 năm 2002 của Quận dành 1.86 giờ một tuần cho dịch vụ này. Đây là con số tính toán chính xác và do đó không có khiếu nại.

f. Tắm Rửa, Vệ Sinh Răng Miệng, Vệ Sinh Đầu Tóc – 6.89 Giờ một Tuần Thông báo ngày 30 tháng 10 năm 2003 của Quận dành 4.13 giờ một tuần cho tất cả các dịch vụ này. Quyết định đã đánh giá dưới mức nhu cầu của em John về các dịch vụ này 2.76 giờ.

(1) Tắm Rửa Em John cần người trợ giúp hoàn toàn khi tắm rửa. (Tài liệu đính kèm 6, trang 2.) Em John tắm mỗi ngày một lần, kể cả gội đầu (mất 35 phút kể từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc). Người chăm sóc em John phải đặt em vào trong ghế tắm và buộc lại. Sau đó em John sẽ được lau rửa bằng một miếng mút, gội đầu, tháo dây buộc ra khỏi ghế tắm và lau khô. Ngoài ra, người chăm sóc em John còn cần 2 phút để làm sạch mũi cho em bằng Ocean Nasal Spray hằng ngày vì mũi em rất khô và chảy máu. Ngoài ra, người chăm sóc em John còn lau tai cho em 8 lần một tháng, mỗi lần lau mất 2 phút. Tổng Cộng Nhu Cầu: 35 phút x 7 ngày = 245 phút một tuần 2 phút x 7 ngày =14 phút một tuần 16 phút/ một tháng = 4 phút một tuần Tổng Số Giờ Tắm mỗi Tuần: 263 phút một tuần = 4.40 Giờ

(2) Vệ Sinh Răng Miệng

Em John cần giúp thực hiện công việc này. (Tài liệu đính kèm 6, trang 2.) Em được đánh răng ba lần một ngày, mỗi lần đánh răng mất 4 phút. Em John cũng được chải răng một ngày một lần, mỗi lần làm mất 4 phút. Tổng Nhu Cầu: 12 phút x 7 ngày = 84 phút 4 phút x 7 ngày = 28 phút Tổng Số Giờ Vệ Sinh Răng Miệng một Tuần: 112 phút = 1.85 Giờ

(3) Vệ Sinh Đầu Tóc

Em John không thể tự chải đầu. (Tài liệu đính kèm 6, trang 2.) Người chăm sóc em John chải đầu cho em 2 lần một ngày, mỗi lần mất 2 phút. Móng tay và móng chân của em mọc nhanh, vì vậy người chăm sóc phải cắt móng tay và móng chân cho em mỗi tuần một lần, mỗi lần mất 10 phút để cắt cả móng tay và móng chân. Tổng Nhu Cầu: 4 phút x 7 ngày = 28 phút

10 phút x 1 = 10 phút

Page 153: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

153

Tổng Số Giờ Vệ Sinh Đầu Tóc một Tuần: 38 phút = 0.64 Giờ Tổng Số Giờ một Tuần để Tắm, Vệ Sinh Răng Miệng và Vệ Sinh Đầu Tóc: 263 + 112 + 38 phút = 413 phút = 6.89 Giờ

g. Xoa Bóp Da, Chỉnh Lại Tư Thế, Giúp Vào/Ra Khỏi Ghế, Vào/Ra Khỏi Xe - 10.75 Giờ một Tuần

Thông báo ngày 30 tháng 10 năm 2002 của Quận dành 1.16 giờ một tuần cho các dịch vụ này. Quyết định này đánh giá dưới mức nhu cầu của em John đối với các dịch vụ này 9.59 giờ.

(1) Xoa Bóp Da Vì em John bị bệnh liệt não nên tay chân của em thường xuyên bị co quắp. Theo các hướng dẫn về chỉnh hình, người chăm sóc em John chà sát da bàn tay, tay, bàn chân, chân và lưng của em mỗi ngày một lần trong 20 phút để tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tình trạng co thắt. (Tài liệu đính kèm 8.) Da em John khô nên cũng cần phải thoa kem mỗi ngày một lần trong 5 phút. Tổng Nhu Cầu: 20 phút x 7 lần một tuần = 140 phút 5 phút x 7 lần một tuần = 35 phút Tổng Số Giờ Xoa Bóp Da mỗi Tuần: 175 phút = 2.92 Giờ (2) Chỉnh Lại Tư Thế Em John cần giúp chuyển tư thế ngồi. (Tài liệu đính kèm 8.) Người chăm sóc chỉnh lại tư thế cho John khoảng 4 lần một ngày, mỗi lần mất 2 phút. Em John cũng cần phải được lật người trung bình là 3 lần mỗi tối. (Tài liệu đính kèm 6, trang 3.) Mỗi lần mất khoảng 5 phút. Tổng Cộng Nhu Cầu: 8 phút x 7 ngày = 56 phút một Tuần 15 phút x 7 ngày = 105 phút một tuần Tổng Số Giờ Cần để Chỉnh Lại Tư Thế mỗi Tuần: 161 phút = 2.70 Giờ (3) Giúp Vào/Ra Khỏi Ghế Em John cần giúp vào và ra khỏi xe lăn. (Tài liệu đính kèm 8.) Em được đặt vào trong xe lăn 5 lần mỗi ngày và mỗi lần mất 4 phút. Em John được đưa ra khỏi xe lăn 5 lần một ngày và công việc này mất 3 phút. Ngoài ra, em John còn được chỉnh lại tư thế 5 lần hàng đêm khi ngủ. Mỗi lần chỉnh lại tư thế vào buổi đêm mất 5 phút. Tổng Nhu Cầu: 20 phút x 7 ngày = 140 phút một tuần 15 phút x 7 ngày = 105 phút một tuần Tổng Số Giờ Giúp Vào/Ra Khỏi Ghế mỗi Tuần: 245 phút = 4.08 Giờ

Page 154: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

154

(4) Vào/Ra Khỏi Xe Em John cần giúp vào và ra khỏi xe. (Tài liệu đính kèm 8.) Em John được đưa vào ngồi trong ghế xe mỗi ngày một lần vào các ngày trong tuần và 2 lần một ngày vào các ngày cuối tuần, mỗi lần mất 4 phút. Em được đưa ra khỏi ghế xe mỗi ngày một lần vào các ngày trong tuần và hai lần một ngày vào các ngày cuối tuần, mỗi lần mất 3 phút. Tổng Nhu Cầu: 4 phút x 9 lần = 36 phút 3 phút x 9 lần = 27 phút Tổng Số Giờ Vào/Ra Khỏi Xe mỗi Tuần: 63 phút = 1.05 Giờ Tổng Số Giờ một Tuần để Xoa Bóp Da, Chỉnh Lại Tư Thế, Giúp Vào/Ra Khỏi Ghế, Vào/Ra Khỏi Xe: 175 + 161 +245 + 63 phút = 644 phút = 10.75 Giờ

h. Chăm Sóc Trợ Giúp với Bộ Phận Giả và Dùng Thuốc- 0.80 Giờ một Tuần

Thông báo ngày 30 tháng 10 năm 2002 của Quận dành 0.70 giờ một tuần cho dịch vụ này. Quyết định này đã đánh giá dưới mức nhu cầu của em John trong vấn đề này 0.10 giờ. Như đã nói ở trên, John hay chảy nước miếng và bị đổ thức ăn ra ngoài nên sẽ cần phải lau chùi xe lăn của em thường xuyên. Để lau chùi, người chăm sóc em John phải tháo xe lăn ra, rửa các bộ phận và dây buộc, sau đó lắp lại. Toàn bộ quá trình này mất 20 phút và được thực hiện hàng tuần. Ngoài ra, John còn cần giúp cho dùng thuốc Tegratol để kiểm soát co giật. (Tài liệu đính kèm 6, trang 4.) Em John phải dùng thuốc Tegratol hai lần mỗi ngày và mỗi lần sẽ mất 2 phút. Tổng Nhu Cầu: 20 phút x 1 = 20 phút

4 phút x 7 ngày = 28 phút Tổng Số Giờ mỗi Tuần: 48 phút = 0.80 Giờ B. Em John Cần 25.55 Giờ Dịch Vụ Trợ Giúp một Tháng để Đáp Ứng Nhu Cầu

1. Các Dịch Vụ Liên Quan 5.78 Giờ mỗi Tuần a. Chuẩn Bị Bữa Ăn-2.92 Giờ mỗi Tuần

Bản thông báo ngày 30 tháng 10 năm 2002 của Quận không dành thời gian cho dịch vụ này. Em John phải được nghiền nát đồ ăn thì mới ăn được. Trong gia đình không có ai cần phải nghiền nát đồ ăn và do đó đây không phải là nhu cầu chung với các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, dịch vụ này không thể được tính theo tỷ lệ mà được phép dựa trên nhu cầu cá nhân của em John. Mất 5 phút để chuẩn bị bữa sáng, 10 phút để chuẩn bị bữa trưa và 10 phút để chuẩn bị bữa tối. Tổng Nhu Cầu: 25 phút x 7 ngày = 175 phút Tổng Số Giờ Cần để Chuẩn Bị Bữa Ăn Mỗi Tuần: 175 phút = 2.92 giờ

Page 155: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

155

b. Dọn Dẹp Sau Bữa Ăn– 1.86 Giờ Mỗi Tuần Thông báo ngày 30 tháng 10 năm 2002 của Quận không dành thời gian cho dịch vụ này. Để lau dọn sau bữa ăn của em John, mất 2 phút bữa sáng, 5 phút cho bữa trưa và 6 phút cho bữa chiều. Ngoài việc dọn dẹp ly chén bát đĩa và muỗng nĩa mà em John sử dụng, cũng cần phải lau chùi và thay yếm cho em sau mỗi bữa ăn. Em John cũng sử dụng một chiếc khay cần 1 phút để lau chùi sau mỗi bữa ăn. Tổng Nhu Cầu: 16 phút x 7 ngày = 112 phút mỗi tuần

Tổng Cộng Số Giờ Cần Lau Chùi Bữa Ăn mỗi Tuần: 112 phút = 1.86 Giờ

c. Giặt Ủi Theo Thông Lệ – 0.70 Giờ Một Tuần Thông báo ngày 30 tháng 10 năm 2002 của Quận không dành thời gian cho dịch vụ này. Nơi giặt ủi nằm trong khu vực nhà. Vì gia đình em John có năm người nên phần giặt ủi hàng tuần của em sẽ là 12 phút một tuần, với giả thiết là em không có nhu cầu thêm cho dịch vụ này. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, em John thường xuyên nhỏ nước miếng lên quần áo và khăn trải giường. Để tránh nấm mốc, người chăm sóc em John phải giặt thêm 2 lượt mỗi tuần. Bỏ đồ vào máy giặt, lấy đồ ra khỏi máy giặt, gập và cất hai mẻ giặt này sẽ mất thêm khoảng 30 phút nữa. Tổng Nhu Cầu: 42 phút Tổng Số Giờ Giặt mỗi Tuần: 42 phút = 0.70 Giờ

d. Đi Chợ Mua Đồ Ăn – 0.20 Giờ Mỗi Tuần Thông báo ngày 30 tháng 10 năm 2002 của Quận không dành thời gian cho dịch vụ này. Gia đình có năm người nên phần nhu cầu đi chợ mua đồ ăn của em John trong gia đình là 12 phút mỗi tuần. Tổng Số Giờ Đi Chợ Mua Đồ Ăn mỗi Tuần: 12 phút = 0.20 Giờ

e. Các Nhu Cầu Mua Sắm và Nội Trợ Khác – 0.10 Giờ mỗi Tuần Thông báo ngày 30 tháng 10 năm 2002 của Quận không dành thời gian cho dịch vụ này. Vì trong gia đình có năm người nên phần tỷ lệ cho nhu cầu mua sắm đồ dùng khác của em John trong gia đình là 6 phút mỗi tuần. Tổng Số Giờ Đi Chợ mỗi Tuần: 6 phút = 0.10 Giờ

2. Các Dịch Vụ Chuyên Chở-0.12 Giờ mỗi Tuần Thông Báo ngày 30 tháng 10 năm 2002 của Quận cho phép sử dụng 0.12 giờ một tuần cho dịch vụ này. Đây là con số tính toán chính xác và do đó không bị khiếu nại.

Page 156: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

156

II. Quận Phải Không Được Phép Quả Quyết Tiểu Bang Không Có Thẩm Quyền Pháp Lý Để Giải Quyết Đơn Xin Trợ Cấp của Em John Dựa Trên Đơn Xin Ngày 25 Tháng Chín, 2002 của Em. Việc khẳng định có thể được tuyên bố đối với chính phủ khi “công lý và quyền yêu cầu như vậy.” Thành Phố Los Angeles kiện cô Cohn, 101 Cal. 373, 377 (1894). “Nói chung, bốn yếu tố cần phải có để áp dụng học thuyết ngăn chặn công bằng là: (1) bên sẽ bị ngăn chặn cần phải được thông báo về các dữ kiện; (2) bên đó phải thể hiện ý định rằng hành động của ông ta sẽ được thực hiện, hoặc phải hành động như vậy để bên đánh giá biện pháp ngăn chặn có quyền tin là đã có ý định hành động như vậy; (3) bên kia phải không biết tình trạng thực sự của các dữ kiện; và (4) anh ta phải phụ thuộc vào hành động gây thương tích cho anh ta. [Trích dẫn]” Canfield kiện Prod, 67 Cal. App. 3d 722, 730-731 (1977), trích dẫn Driscoll kiện Thành Phố Los Angeles, 67 Cal. 2d 297, 305 (1967). Các quận có trách nhiệm thông báo cho những người nhận IHSS về các quyền và trách nhiệm của họ liên quan tới tình trạng hội đủ điều kiện và nhu cầu nhận các dịch vụ, cũng như giúp người nhận xác định tình trạng hội đủ điều kiện và nhu cầu cần dịch vụ khi cần. Các quận cũng có trách nhiệm tuân theo các tiêu chuẩn hành chánh về bảo đảm giải quyết kịp thời yêu cầu nhận dịch vụ của người nhận trợ cấp. MPP § 30-760.2. (Tài liệu đính kèm 9.) Với tư cách là nhân viên xã hội của Quận, bà C có trách nhiệm tuân theo các MPP như được qui định. Bà C hiểu rõ về s MPP§ 30-763.6 ở mức đủ để viện dẫn điều luật này để từ chối cho phép em John nhận các dịch vụ trợ giúp trong bản NOA ngày 30 tháng 10 năm 2002. Do đó, bà C biết hoặc lẽ ra nên biết là bà ta cần thông báo một cách thỏa đáng cho bà về yêu cầu của Quận, chiếu theo mục MPP§ 30-763.64, để xin chứng nhận của người chăm sóc cho em John về tự nguyện cung cấp các dịch vụ mà không được trả thù lao. (Tài liệu đính kèm 10.) Tuy nhiên bà C mới chỉ cung cấp thông tin cần thiết cho bà và bà của em John vì bà ta chưa bao giờ đưa mẫu đơn chứng nhận các dịch vụ tự nguyện cho bà của em John để ký tên, mặc dù bà C đã yêu cầu bà của em John ký các giấy tờ khác trong khi làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ. Bà C muốn bà phải theo quyết định từ chối dịch vụ bất hợp pháp của bà ta, viện cớ là theo “các nguồn trợ giúp thay thế khác,” vì bà ta đề cập tới điều này như là lý do trong bản NOA ngày 30 tháng 10 năm 2002. Trước khi hội ý với OCRA, bà cũng như bà của em John không biết là Quận phải có được giấy xác nhận có chữ ký của người chăm sóc có tên trong hồ sơ đồng ý tự nguyện cung cấp bất kỳ dịch vụ PCSP nào có thể được trả thù lao, theo qui định của mục MPP§ 30-763.64 và MPP§ 30-757.176. (Tài liệu đính kèm 11.) Thiệt hại của bà là do hành động bất hợp pháp của Quận, vì việc từ chối không thích hợp đối với các dịch vụ trợ giúp đã dẫn tới việc em John nhận được ít dịch

Page 157: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

157

vụ PCSP hơn, do đó khiến những người chăm sóc bớt mong muốn đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của em. Dựa trên các vấn đề này, Quận phải không được phép quả quyết rằng tiểu bang không có thẩm quyền pháp lý giải quyết đơn xin trả trợ cấp cho các dịch vụ trợ giúp hoặc “các dịch vụ liên quan” cho thời gian trở về trước dựa trên đơn xin ngày 25 tháng Chín, 2002 của em John. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn công bằng ở đây sẽ không mâu thuẫn với chính sách qui định của chính phủ, vì việc đó sẽ chỉ giúp em John có được vị trí thích hợp mà lẽ ra em đã có nếu Quận thực hiện các nghĩa vụ của mình theo đúng các qui chế nói trên. Ngoài ra, các dịch vụ chăm sóc cá nhân của em John cần được tái cho phép theo kết quả tính toán ở trên và việc đánh giá này phản ánh chính xác nhu cầu của em John. Sau khi tái chấp thuận, Quận sẽ phải trả số tiền trợ cấp cho các dịch vụ chăm sóc cá nhân của em John cho thời gian trở về trước, tính trở lại tới ngày 1 tháng Giêng, 2003. “Quyết định” của Quận trong trường hợp này, cho phép trợ cấp 92.5 giờ PCSP cho em John là liên tục và không cố định theo một ngày phát hành NOA cụ thể. “Trong trường hợp phải nộp yêu cầu điều trần tiểu bang về số tiền trợ cấp hiện tại, quý vị phải nộp yêu cầu trong vòng 90 ngày, tuy nhiên giai đoạn duyệt xét có thể kéo dài ngược trở lại tới ngày đầu tiên của tháng trong đó có ngày đầu tiên của giai đoạn 90 ngày.” MPP § 22-009.12. (Tài liệu đính kèm 12.)

KẾT LUẬN “Không nghi ngờ gì về nghĩa vụ trả số tiền trợ cấp mà đương đơn hội đủ điều kiện được nhận là khoản nợ mà quận phải trả bắt đầu từ ngày đương đơn lần đầu tiên hội đủ điều kiện nhận trợ cấp và người nhận có quyền nhận trợ cấp vào ngày đầu tiên mà anh ta hội đủ điều kiện được nhận.” Canfield kiện Prod, 67 Cal. App. 3d 722, 728 (1977), viện dẫn Tripp kiện Swoap, 17 Cal. 3d 671, 682-683, 685; Bd. of Soc. Welfare kiện County of L.A., 27 Cal.2d 81, 85-86 (1945); Leach kiện Swoap, 35 Cal.App.3d 685, 689 (1973). Hồ sơ và luật pháp hiện hành qui định rõ rằng em John cần 209.53 giờ dịch vụ PCSP mỗi tháng. Trong bản thông báo ngày 30 tháng 10 năm 2002, Quận đã sai sót trong việc từ chối 25.03 giờ dịch vụ trợ giúp hàng tháng cho em John. Quận phải bị ngăn chặn vì đã gây ngăn trở cho phục hồi của em John tính trở về trước kể từ khi nộp đơn xin là ngày 25 tháng Chín, 2002 do việc không cho phép cung cấp dịch vụ đầy đủ. Em John cũng hội đủ điều kiện được nhận chênh lệch giữa mức dịch vụ chăm sóc cá nhân mà hiện tại em đang được nhận và mức dịch vụ cá nhân mà em cần, như được trình bày ở trên, tính ngược trở lại tới ngày 1 tháng Giêng, 2003, chiếu theo MPP § 22-009.12. Nếu bà có thắc mắc hoặc vấn đề lo ngại, xin đừng ngần ngại gọi cho tôi.

Page 158: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

158

Trân trọng, XXXXX XXXXX Người Bênh Vực Quyền Lợi của Thân Chủ

DANH SÁCH CÁC TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM MÔ TẢ SỐ TRANG 1 Bản Sao Đầy Đủ của Tất Cả Các Mẫu Giấy Tờ Tiếp

Nhận Hồ Sơ mà Bà C Cung Cấp 12 2 Thông Báo về Quyết Định của Quận, 30/10/02 1 3 Thông Báo về Quyết Định của Quận, 02/1/03 1 4 Mẫu SOC 450, Chứng Nhận về Các Dịch Vụ Tự Nguyện 1 5 MPP §§ 30-763.44 tới 30-763.46 2 6 Chương Trình Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân, WRC, 1/28/03 7 7 Chương Trình Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân, WRC, 2/11/02 8 8 Thư, S. L., Chuyên Gia Vật Lý Trị Liệu, 5/20/03 1 9 MPP §§ 30-760.2 1 10 MPP §§ 30-763.6 2 11 MPP §§ 30-757.176 1 12 MPP §§ 22-009.12 1

Page 159: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

159

BẢNG CHÚ GIẢI I CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ CÁC VIẾT TẮT BẰNG CHỮ CÁI ĐẦU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CUỐN CẨM NANG NÀY A&D FPL Mức Nghèo Khó của Liên Bang đối với Người Cao Niên và Khuyết Tật ABD MN Người Cao Niên-Mù Lòa-Khuyết Tật Cần Dịch Vụ Tài Chánh ACIN Thông Báo cho Tất Cả Các Quận ACL Thư Thông Báo cho Tất Cả Các Quận ACWDL Thư cho Tất Cả Các Giám Đốc Phụ Trách Phúc Lợi Quận AEVS Hệ Thống Xác Nhận Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện Tự Động của Medi-Cal ALJ Thẩm Phán Luật Hành Chánh BPL Mức Trả Trợ Cấp CALWIN Mạng Lưới Thông Tin của CalWORKs CMIPS Quản Lý Hồ Sơ, Thông Tin, và Hệ Thống Trả Lương CMS Các Trung Tâm Dịch Vụ Medicare và Medicaid CWD Sở Phúc Lợi Quận DD Tình Trạng Khuyết Tật về Phát Triển DHS Sở Dịch Vụ Y Tế California DSS Bộ Xã Hội California EPSDT Khám Dò Tìm, Chẩn Đoán và Điều Trị Sớm và Theo Định Kỳ FFP Tham Gia vào Các Hoạt Động Tài Chánh của Liên Bang HCBS Các Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia và Tại Cộng Đồng

Page 160: CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP TẠI GIA CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

160

IHO Các Hoạt Động Tại Gia IHSS Các Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia IHSS-R Chương Trình Các Dịch Vụ Trợ Giúp Tại Gia IPW Miễn Do Sống Tự Lập MPP Cẩm Nang về Các Chính Sách và Thủ Tục MEDS Hệ Thống Dữ Liệu về Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện Nhận Medi-Cal MNIL Mức Lợi Tức của Người Cần Dịch Vụ Y Tế MRE Các Khoản Chi Phí Được Medi-Cal Công Nhận MSSP Chương Trình Dịch Vụ Người Cao Niên Đa Năng OCRA Văn Phòng Bênh Vực Quyền của Thân Chủ Disability Rights California Disability Rights California, Inc. PCSP Chương Trình Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân POS Máy Tại Điểm Cung Cấp Dịch Vụ Medi-Cal PRUCOL Những Người Định Cư tại Hoa Kỳ Theo Diện Bất Hợp Pháp SCI Danh Sách Thân Chủ Trên Toàn Tiểu Bang SOC Đồng Trả Chi Phí SSI Lợi Tức An Sinh Phụ Trội SSP Số Tiền Trợ Cấp Phụ Trội của Tiểu Bang WDP Chương Trình Trợ Giúp Người Khuyết Tật Đang Đi Làm 250% WPCS Các Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân Thuộc Diện Được Miễn