33
V1.0021101205 BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ TS. Nguyễn Thị Thu Trang Giảng viên Trường Đại học Ngoại thương 1

BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

QUỐC TẾ

TS. Nguyễn Thị Thu Trang

Giảng viên Trường Đại học Ngoại thương

1

Page 2: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI

• Dolce & Gabbana là một trong những thương hiệu khá thành công với việc sử dụng những người mẫu,

KOLs (các nhân vật có sức ảnh hưởng), ngôi sao châu Á cho chiến dịch quảng bá của mình. Tháng

11/2018 thương hiệu thời trang Italy đã phải hủy show diễn chỉ vài giờ trước thời điểm dự kiến bắt đầu do

vấp phải làn sóng tẩy chay từ cư dân mạng của đất nước này vì những quảng cáo được cho là phản cảm.

Theo đó, trong các video quảng bá, D&G đã sử dụng câu chuyện dùng đũa – một công cụ dùng bữa truyền

thống của người Trung Quốc và nhiều quốc gia tại châu Á. Người mẫu xuất hiện trong các thiết kế mới của

D&G và được trải nghiệm những món ăn như: pizza, taco, spaghetti (mì Ý) bằng đũa.

• Cư dân mạng Trung Quốc cho rằng video quảng cáo của D&G đậm chất kỳ thị như: hình ảnh mang tính

định kiến của người mẫu trong bộ đồ saquin màu đỏ. Trên nhạc nền truyền thống Trung Quốc, người dẫn

chuyện hỏi người mẫu khi cô này đang vật lộn để ăn chiếc bánh cannoli: "Nó có quá to với cô?”.

Câu hỏi: D&G đã gặp phải rủi ro từ yếu tố nào từ môi trường kinh doanh quốc tế?

2

Dolce & Gabbana bị tẩy chay ở Trung Quốc vì quảng cáo "phân biệt chủng tộc"

Page 3: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Hiểu được khái niệm môi trường kinh doanh quốc tế.

• Phân loại được các môi trường kinh doanh quốc tế.

• Chỉ ra được các yếu tố của môi trường kinh doanh quốc tế.

• Xác định được mục tiêu và yêu cầu của việc phân tích các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh quốc tế.

3

Page 4: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

CẤU TRÚC NỘI DUNG

4

3.1 Khái quát về môi trường kinh doanh quốc tế

3.2 Các yếu tố của môi trường kinh doanh quốc tế

Mục tiêu, yêu cầu của phân tích môi trường kinh doanh quốc tế3.3

Page 5: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.1. KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

5

3.1.1. Khái niệm

3.1.2. Phân loại môi trường

kinh doanh quốc tế

Page 6: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.1.1. KHÁI NIỆM

Môi trường kinh doanh là khung cảnh bao trùm lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Nó bao gồm tổng thế các yếu tố khách quan và chủ quan vận động tương tác lẫn nhau, có tác động trực tiếp

hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

6

Page 7: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.1.2. PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Môi trường chính trị, luật pháp, kinh tế…

• Môi trường thương mại, tài chính tiền tệ, đầu tư… (phân loại theo chức năng hoạt động).

• Môi trường trong nước, quốc tế (phân loại theo điều kiện kinh doanh).

7

Page 8: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.2. CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

8

3.2.1. Môi trường luật pháp 3.2.2. Môi trường chính trị

3.2.3. Môi trường kinh tế

quốc tế3.2.4. Môi trường tự nhiên

3.2.5. Môi trường văn hóa –

xã hội3.2.6. Môi trường công nghệ

Page 9: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.2.1. MÔI TRƯỜNG LUẬT PHÁP

• Các luật lệ và quy định của các quốc gia.

• Luật tư pháp quốc tế, luật công pháp quốc tế, kể cả các Điều ước quốc tế và các tập quán thương mại.

• Các tổ chức kinh tế quốc tế ban hành các quy định hướng dẫn đối với các quốc gia thành viên khi thực hiện

các hoạt động hợp tác, liên kết kinh tế hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của tổ chức đó trong việc phát triển kinh tế

- xã hội.

• Tác động, ảnh hưởng chủ yếu của luật đối với hoạt động của doanh nghiệp:

Các quy định về giao dịch;

Luật môi trường, những quy định tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn;

Luật thành lập doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực kinh doanh;

Luật lao động, luật chống độc quyền và các hiệp hội kinh doanh, chính sách giá, luật thuế…

9

Page 10: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.2.1. MÔI TRƯỜNG LUẬT PHÁP (tiếp theo)

Rủi ro quốc gia

10

Nguồn gốc rủi ro quốc gia

Hệ thống chính trị Hệ thống pháp luật

Chính phủ

Các Đảng phái chính trị

Cơ quan hành pháp

Các nhóm vận động hành lang

Liên minh thương mại

Các cơ quan chính trị khác

Luật, quy định và điều lệ nhắm đến:

• Đảm bảo trình tự hoạt động thương mại

• Hòa giải tranh chấp

• Bảo hộ tài sản trí tuệ

• Hệ thống thuế

Page 11: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.2.1. MÔI TRƯỜNG LUẬT PHÁP (tiếp theo)

Hệ thống luật pháp

• Luật Anh – Mỹ: Australia, Anh, Canada, Mỹ, Malaysia, Ấn Độ,…

• Luật châu Âu lục địa: Các nước Tây Âu, Nhật Bản, Mêxico,..

• Luât tôn giáo: Trung Đông, Bắc Phi, một số nước châu Á,..

• Luật XHCN: Nga, Trung Quốc, Cuba,…

• Các hệ thống luật hỗn hợp: Phillipines, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam,…

11

Page 12: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.2.1. MÔI TRƯỜNG LUẬT PHÁP (tiếp theo)

Các loại rủi ro xuất phát từ hệ thống pháp luật

• Rủi ro quốc gia nảy sinh từ môi trường pháp lý ở nước ngoài:

Pháp luật đầu tư nước ngoài;

Kiểm soát cơ cấu tổ chức và hoat động kinh doanh;

Quy định về marketing và phân phối;

Quy định về chuyển lợi nhuận về nước mẹ;

Quy định về bảo vệ môi trường;

Pháp luật hợp đồng;

Pháp luật về Internet và thương mại điện tử.

12

Page 13: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.2.1. MÔI TRƯỜNG LUẬT PHÁP (tiếp theo)

• Rủi ro quốc gia nảy sinh từ môi trường pháp lý ở nước mình

Độc quyền ngoại giao;

Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài (FCPA);

Các nguyên tắc chống tẩy chay trong thương mại;

Các nguyên tắc trong báo cáo và kế toán;

Tính minh bạch trong báo cáo tài chính;

Các tiêu chuẩn về đạo đức và việc thực hiện trong doanh nghiệp.

13

Page 14: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.2.2. MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

Những vấn đề cần lưu ý

• Sự mất ổn định của Chính phủ;

• Thái độ đối với nhà đầu tư nước ngoài;

• Quy định về quản lý và sử dụng ngoại tệ;

• Các hàng rào ngăn cản việc thâm nhập thị trường nước ngoài.

14

Page 15: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.2.2. MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ (tiếp theo)

• Các mô hình hệ thống chính trị

Chế độ chuyên chế: Nhà nước nắm quyền điều tiết hầu như mọi khía cạnh xã hội;

Chế độ xã hội chủ nghĩa: vốn và sự giàu có cần phải được sử dụng trước hết như một phương tiện để

sản xuất;

Chế độ dân chủ: Sở hữu tư nhân và quyền lực có giới hạn của Chính phủ.

• Các loại rủi ro quốc gia xuất phát từ chế độ chính trị

Sự chiếm hữu tài sản doanh nghiệp của Chính phủ các nước;

Cấm vận và trừng phạt thương mại;

Tẩy chay kinh tế;

Chiến tranh và đảo chính cách mạng;

Khủng bố.

15

Page 16: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.2.3. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC TẾ

• Chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, lạm phát.

• Hệ thống kinh tế:

Kinh tế chỉ huy – Chính phủ là người quyết định mọi vấn đề.

Kinh tế thị trường – mọi quyết định về phân bổ nguồn lực dựa trên quy luật thị trường.

Kinh tế hỗn hợp – thể hiện đặc trưng của cả hai nền kinh tế nói trên.

16

Page 17: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.2.4. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

• Vị trí địa lý.

• Khí hậu.

• Tài nguyên thiên nhiên.

Tạo ra cơ hội, thách thức cho doanh nghiệp khi tham gia thị trường quốc tế.

17

Page 18: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.2.5. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA - XÃ HỘI

• Thị hiếu, tập quán tiêu dùng, ngôn ngữ, tôn giáo…

• Sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia.

• Các yếu tố quyết định tới văn hóa.

Các hệ thống giá

trị và quy tắc

văn hóa

Tôn

giáo

Học

thuyết

chính trị

Học

thuyết

kinh tế

Giáo

dục

Ngôn

ngữ

Cấu

trúc xã

hội

18

Page 19: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.2.5. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA - XÃ HỘI (tiếp theo)

Các giá trị văn hóa quan trọng của một số quốc gia

19

Mỹ Nhật Ả rập

Tự do Phụ thuộc An toàn gia đình

Độc lập Sự hòa hợp trong nhóm Sự hòa hợp trong gia đình

Tự chủ Tập thể Định hướng của cha mẹ

Bình đẳng Tuổi tác Tuổi tác

Cá nhân Sự nhất trí trong nhóm Quyền lực

Cạnh tranh Hợp tác Thỏa hiệp

Hiệu quả Chất lượng Cống hiến

Thời gian Kiên nhẫn Kiên nhẫn

Trực tiếp Gián tiếp Gián tiếp

Cởi mở Trung lập Nồng nhiệt

Page 20: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.2.5. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA - XÃ HỘI (tiếp theo)

Mô hình Hofstede về 5 khía cạnh văn hóa

• Khoảng cách quyền lực.

• Chủ nghĩa cá nhân - chủ nghĩa tập thể.

• Né tránh rủi ro.

• Nam tính - nữ tính.

• Định hướng dài hạn.

20

Page 21: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.2.5. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA - XÃ HỘI (tiếp theo)

Cá nhân – tập thể

21

Cá nhân Tập thể

• “Tôi” ý thức

• Cá nhân quan trọng hơn

• Thi hành nghĩa vụ cá nhân

• “Chúng ta” ý thức

• Quan hệ quan trọng hơn nhiệm vụ

• Thi hành nghĩa vụ nhóm

Page 22: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.2.5. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA - XÃ HỘI (tiếp theo)

Theo Handy Triandis (1995)

22

Dọc (nhấn mạnh vào hệ thống thứ bậc) Ngang (nhấn mạnh vào sự bình đẳng)

Chủ nghĩa

cá nhân

Tập trung vào cá nhân, khi mà mỗi người xem

mình là duy nhất và trội hơn những người khác,

thường dựa vào thành tích và hiệu suất thực

hiện công việc, hoặc sự giàu có vật chất.

Ví dụ: Hoa Kỳ

Mặc dù vẫn tập trung vào từng cá nhân xem

mình là duy nhất, cá nhân đó còn được xem là

bình đẳng đối với những người khác mà không

cần một hệ thống phân chia thứ bậc mạnh.

Ví dụ: Thụy Điển.

Chủ nghĩa

tập thể

Cảm giác mạnh mẽ của nhóm đối với sự khác

biệt rõ ràng về cấp bậc và quy chế giữa các

thành viên của nhóm; các thành viên cảm thấy

có nghĩa vụ phải tuân thủ theo thẩm quyền và hy

sinh bản thân cho sự tốt đẹp của nhóm nếu cần

thiết. Ví dụ: Nhật Bản.

Tất cả thành viên của nhóm được xem là bình

đẳng; hệ thống thứ bậc của nhóm rất nhỏ và

tập trung mạnh mẽ vào các chính sách mang

tính dân chủ và bình đẳng.

Ví dụ: Israel.

Page 23: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.2.5. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA - XÃ HỘI (tiếp theo)

Khoảng cách quyền lực

23

Khoảng cách quyền lực cao Khoảng cách quyền lực thấp

• Nhu cầu phụ thuộc cao.

• Chấp nhận sự không bình đẳng.

• Đòi hỏi các thứ bậc.

• Khó có thể tiếp cận những người cấp cao.

• Những người nắm giữ quyền lực có đặc quyền.

• Sự thay đổi bằng cách tiến triển từ từ.

• Nhu cầu phụ thuộc thấp.

• Tối thiểu hóa sự không bình đẳng.

• Thứ bậc để tiện lợi.

• Có thể tiếp cận những người cấp cao.

• Mọi người có quyền lợi như nhau.

• Sự thay đổi bằng phương pháp cách mạng.

Page 24: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.2.5. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA - XÃ HỘI (tiếp theo)

Né tránh rủi ro

24

Né tránh rủi ro cao Né tránh rủi ro thấp

• Sự lo lắng.

• Sự căng thẳng cao hơn.

• Làm việc chăm chỉ.

• Né tránh phơi bày cảm xúc.

• Mâu thuẫn là đe dọa.

• Nhu cầu sự nhất trí.

• Tránh né thất bại.

• Đề cao quy định, luật lệ.

• Sự thư giãn.

• Sự căng thẳng thấp.

• Chăm chỉ không phải là tính cách.

• Chấp nhận phơi bày tình cảm.

• Mâu thuẫn và cạnh tranh: chơi đẹp.

• Chấp nhận sự bất đồng ý kiến, quan điểm.

• Chấp nhận rủi ro.

• Không cần nhiều quy định, luật lệ.

Page 25: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.2.5. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA - XÃ HỘI (tiếp theo)

Nam tính – Nữ tính

25

Nam tính Nữ tính

• Tham vọng và nhu cầu vượt trội

• Sống để làm việc

• Khâm phục những người đạt được thành tựu

• Phụ nữ và nam giới có vai trò riêng biệt

• Đề cao tính quyết đoán

• Chất lượng cuộc sống và phục vụ người khác

được đánh giá cao

• Theo đuổi sự nhất trí

• Làm việc để sống

• Thông cảm cho những nỗi bất hạnh

• Trực giác là quan trọng

Page 26: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.2.5. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA - XÃ HỘI (tiếp theo)

Định hướng dài hạn – ngắn hạn

26

Định hướng dài hạn Định hướng ngắn hạn

• Gia đình là tế bào của xã hội.

• Cha mẹ và nam giới có nhiều quyền hơn so với

con trẻ và phụ nữ.

• Đạo đức làm việc cao.

• Đề cao học vấn và đào tạo

• Khuyến khích sự bình đẳng.

• Chủ nghĩa cá nhân và sáng tạo cao.

• Đối xử với người khác theo cách bạn muốn

được đối xử.

• Tự tìm kiếm, tự thực hiện

Page 27: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.2.6. MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ

• Cơ hội

• Thách thức

27

Page 28: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tẩy chay kinh tế là rủi ro thuộc môi trường nào?

A. Môi trường kinh tế

B. Môi trường chính trị

C. Môi trường luật pháp

D. Môi trường văn hóa - xã hội

Đáp án đúng là: B. Môi trường chính trị.

Câu 2. Hệ thống kinh tế KHÔNG bao gồm yếu tố nào dưới đây?

A. Kinh tế chỉ huy

B. Kinh tế thị trường

C. Kinh tế quốc gia

D. Kinh tế hỗn hợp

Đáp án đúng là: C. Kinh tế quốc gia.

28

Page 29: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.3. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

29

3.3.1. Mục tiêu của phân tích môi trường

kinh doanh quốc tế

3.3.2. Yêu cầu của phân tích môi trường

kinh doanh quốc tế

Page 30: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.3.1. MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Phân tích môi trường phải chỉ ra được những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp trong việc xâm nhập thị

trường, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ.

• Việc phân tích phải tính đến những mối đe dọa, thách thức của môi trường đối với doanh nghiệp.

• Phải nắm được khả năng nội tại của doanh nghiệp. Việc đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp được xem

xét trên các mặt: vốn, công nghệ, năng lực quản lý, phân phối, chất lượng sản phẩm…

30

Page 31: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

3.3.2. YÊU CẦU CỦA PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

• Doanh nghiệp luôn phải điều chỉnh các hoạt động của mình cho phù hợp với các yêu cầu và cơ hội ở nước ngoài.

• Doanh nghiệp phải đưa ra những lời giải thích hữu hiệu cho các vấn đề cơ bản sau:

Ở các quốc gia mà doanh nghiệp sẽ hoạt động kinh doanh, cơ cấu chính trị có đặc điểm gì, ảnh hưởng của nó

tới hoạt động của doanh nghiệp ra sao?

Quốc gia đó hoạt động theo hệ thống kinh tế nào?

Ngành công nghiệp của nước đó thuộc khu vực tư nhân hay công cộng?

Nếu ngành công nghiệp đó thuộc khu vực tư nhân thì có xu hướng chuyển sang khu vực công cộng không?

Nếu ngành công nghiệp đó thuộc khu vực công cộng thì Chính phủ có cho phép cạnh tranh ở khu vực

đó không?

Chính phủ sở tại cho phép nước ngoài tham gia cạnh tranh hay phải kết hợp với doanh nghiệp nhà nước hoặc

tư nhân?

Nhà nước điều hành quản lý các doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

Các doanh nghiệp tư nhân phải đóng góp bao nhiêu cho Chính phủ để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh

tế chung?

31

Page 32: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI

Câu hỏi: D&G đã gặp phải rủi ro từ yếu tố nào từ môi trường kinh doanh quốc tế?

Gợi ý trả lời:

• D&G do không nghiên cứu kỹ về yếu tố văn hóa - xã hội tại thị trường Trung Quốc nên đã bị người dân

tẩy chay.

• Hình ảnh cô người mẫu cầm đũa ăn đồ fastfood trong nền nhạc truyền thống với lời dẫn vô cùng phân biệt

chủng tộc hoàn toàn không phù hợp với văn hóa phương Đông.

32

Page 33: BÀI 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

V1.0021101205

TỔNG KẾT BÀI HỌC

• Phân tích môi trường kinh doanh quốc tế xác định các cơ hội, thách thức khi doanh nghiệp tham gia thị

trường nước ngoài.

• Doanh nghiệp phân tích các yếu tố về chính trị, luật pháp, văn hóa xã hội, tự nhiên, công nghệ…

• Xác định các rủi ro từ môi trường để lựa chọn phương án chiến lược phù hợp.

33