91
SGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI CUC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT CP QUC GIA DÀNH CHO HC SINH NĂM HỌC 2014 - 2015 ĐƠN VỊ DTHI: TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG DÁN GII PHÁP HTRNHÓM TRCÓ NGUY CƠ SUY DINH DƯỠNG DO BIẾNG ĂN TRÊN ĐỊA BÀN TNH GIA LAI LĨNH VC: SINH HC VÀ SC KHOCON NGƯỜI NHÓM TÁC GI: NGUYN VIT GIA THNH LÊ TRÍ VIN CVN KHOA HC: PGS.TS NGUYN QUANG VINH GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ VĂN VINH Pleiku, tháng 2 năm 2015

Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Báo cáo khoa học

Citation preview

Page 1: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI

CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT CẤP QUỐC GIA DÀNH CHO HỌC

SINH NĂM HỌC 2014 - 2015

ĐƠN VỊ DỰ THI: TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG

DỰ ÁN

GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NHÓM TRẺ CÓ NGUY CƠ SUY DINH

DƯỠNG DO BIẾNG ĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

LĨNH VỰC: SINH HỌC VÀ SỨC KHOẺ CON NGƯỜI

NHÓM TÁC GIẢ: NGUYỄN VIỆT GIA THỊNH

LÊ TRÍ VIỄN

CỐ VẤN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN QUANG VINH

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ VĂN VINH

Pleiku, tháng 2 năm 2015

Page 2: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, chúng em kính gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Quang

Vinh là cố vấn khoa học cho đề tài. Kính cám ơn PGS.TS. Bác Sĩ Triệu

Nguyên Trung đã hết lòng hướng dẫn phương pháp nghiên cứu. Kính cám ơn

quý thầy cô giáo trường THPT chuyên Hùng Vương Gia Lai, đặc biệt là thầy

Lê Văn Vinh, cô Phùng Thị Kim Huệ đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và

tạo mọi điều kiện để chúng em có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.

Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Tổ quản lí

nghiên cứu khoa học của trường đã hết lòng giúp đỡ chúng em trong quá trình

thực hiện dự án.

Chúng em trân trọng gửi lời cảm ơn đến anh Võ Minh Toàn, Trường

đại học Khoa học – Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh và công ti KHCN SẮC

KÍ HẢI ĐĂNG, Trung tâm kĩ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Gia Lai

đã hỗ trợ chúng em trong việc phân tích thành phần mẫu nghiên cứu; Cám ơn

Dược sĩ Hồ Thị Thuý Linh, Trưởng khoa dược trường TCYT tỉnh Gia Lai đã

hỗ trợ chúng em trong việc phối mẫu và tạo sản phẩm cốm dinh dưỡng; cám

ơn các đơn vị đã tài trợ 1 phần kinh phí cho dự án.

Hơn hết, chúng con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến bố mẹ đã luôn

theo sát, giúp đỡ các con cả về mọi mặt, luôn tạo điều kiện tốt nhất để chúng

con có thể hoàn thành tốt dự án nghiên cứu của mình.

Với nền kiến thức còn hạn chế, báo cáo không tránh khỏi những sai sót

rất mong nhận được những lời góp ý của quý thầy cô để dự án của chúng em

được hoàn thiện cũng như chúng em có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong

các nghiên cứu sau này.

Cuối cùng, chúng em kính chúc các quý ân nhân sức khỏe và thành

công trong cuộc sống.

Nhóm tác giả

Em: Nguyễn Việt Gia Thịnh - Lớp 11C5A

Em: Lê Trí Viễn - Lớp 11C5A

Page 3: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN .......... 5

1.1. Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em.............................................. 5

1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của trẻ em ................ 6

1.3. Loài Quy và tác dụng của của Quy đến dinh dưỡng trẻ em .......... 12

1.4. Nguồn nguyên liệu giàu dinh dưỡng tại Gia Lai ........................... 16

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 18

2.1. Thời gian nghiên cứu..................................................................... 18

2.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu .................................................. 18

2.3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 19

2.4. Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 19

2.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 20

2.6. Xử lý số liệu .................................................................................. 21

2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................. 21

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 22

3.1. Thực trạng và nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em ................... 22

3.2. Nghiên cứu giải pháp hỗ trợ nhóm trẻ biếng ăn ............................ 26

3.3. Tác động của sản phẩm ................................................................. 41

KẾT LUẬN ................................................................................................. 45

I. Những kết quả đã đạt được của dự án............................................... 45

II. Những nghiên cứu hiện nay chưa hoàn thiện .................................. 46

III. Những đóng góp của dự án ............................................................ 47

KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 4: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

aa amino acid

Labo Laboratory (phòng thí nghiệm)

g Gam

mg miligam

mcg microgam

SPTH SPTH

SDD Suy dinh dưỡng

UNICEF United Nation International Children’s Fund (Quỹ Nhi đồng

của Liên hiệp quốc)

WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

Page 5: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

DANH MỤC HÌNH

Tên hình Nội dung Trang

Hình 1. Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em qua các năm 5

Hình 2. Mô hình nguyên nhân SDD và tử vong của UNICEF 9

Hình 3. Sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy 15

Hình 4. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại Tây Nguyên 22

Hình 5. Tỉ lệ trẻ thấp còi tại Tây Nguyên 23

Hình 6. Tỉ lệ trẻ biếng ăn, có nguy cơ suy dinh dưỡng 24

Hình 7. Tỉ lệ trẻ biếng ăn trong điều kiện kinh tế gia đình 25

Hình 8. Lựa chọn của bà mẹ khi trẻ biếng ăn 26

Hình 9. Mô hình các chuồng nuôi Quy trong thực nghiệm 28

Hình 10. Mô hình một chuồng nuôi Quy trong thực nghiệm 29

Hình 11. Thiết kế tầng trên chuồng nuôi Quy 30

Hình 12. Thiết kế phần nắp đậy của chuồng nuôi Quy 30

Hình 13. Thiết kế tầng dưới của chuồng nuôi Quy 30

Hình 14. Thiết kế mặt hông của chuồng nuôi Quy 31

Hình 15. Các lọ sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy được sản phẩm

quá trình tiêu hóa tích mẫu ở Labo

34

Hình 16. Kết quả thành phần amino acid thiết yếu trong sản phẩm

quá trình tiêu hóa của Quy

37

Page 6: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

DANH MỤC BẢNG

Tên bảng Nội dung Trang

Bảng 1. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại Tây Nguyên 22

Bảng 2. Tỉ lệ trẻ biếng ăn và trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng 23

Bảng 3. Tỉ lệ trẻ biếng ăn, có nguy cơ suy dinh dưỡng 24

Bảng 4. Tỉ lệ trẻ biếng ăn trong điều kiện kinh tế gia đình 25

Bảng 5. Lựa chọn của bà mẹ khi trẻ biếng ăn 26

Bảng 6. Hiệu quả liệu pháp tâm lí tác động cải thiện biếng ăn ở trẻ 27

Bảng 7. Lượng sản phẩm thu được từ các mẫu thực nghiệm 33

Bảng 8. Tác động của nhiệt độ, ẩm độ đến khả năng tạo sản phẩm quá

trình tiêu hóa của Quy

34

Bảng 9. Kết quả thành phần các chất trong sản phẩm quá trình tiêu

hóa của Quy

35

Bảng 10. Kết quả thành phần amino acid thiết yếu trong sản phẩm quá

trình tiêu hóa của Quy

36

Bảng 11. Kết quả các chất độc hại trong SPTH của Quy 38

Bảng 12. Khảo sát thành phần các chất của sản phẩm trước khi phân

tích tại Lab

42

Bảng 13. Kết quả phân tích chất dinh dưỡng trong sản phẩm của dự án 42

Bảng 14. Khảo sát giá của sản phẩm trong nghiên cứu 44

Bảng 15. So sánh giá của sản phẩm trong nghiên cứu và trên thị trường 44

Page 7: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN

Giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng trẻ em luôn là một thách thức ở Việt

Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, theo nhiều nguồn tài liệu thống kê

hiện nay số lượng trẻ suy dinh dưỡng của nước ta giảm dần nhưng so với thế giới

vẫn còn cao, nhất là ở những vùng ven đô thị, vùng sâu, vùng xa thuộc địa bàn

tỉnh Gia Lai-nơi điều kiện sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Suy dinh dưỡng

có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó biếng ăn ở trẻ em là một tình

trạng nguy cơ cao dẫn đến suy dinh dưỡng, do đó dự án của chúng em tập trung

vào “Giải pháp hỗ trợ nhóm trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng do biếng ăn trên địa

bàn tỉnh Gia Lai” với mục tiêu mô tả thực trạng, một số nguyên nhân suy dinh

dưỡng trẻ em; nghiên cứu giải pháp hỗ trợ nhóm trẻ biếng ăn có nguy cơ suy

dinh dưỡng bằng tác động tâm lí và sản phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc thiên

nhiên.

Trong quá trình thực hiện dự án, chúng em đã tiến hành điều tra tình trạng

suy dinh dưỡng nói riêng tại địa điểm nghiên cứu và tìm hiểu tình hình suy dinh

dưỡng nói chung trên địa bàn tỉnh Gia Lai để từ đó tìm ra nguyên nhân chủ yếu

gây suy dinh dưỡng trẻ em và các giải pháp can thiệp. Dự án xây dựng biện pháp

tác động tâm lí đến người mẹ nuôi trẻ biếng ăn trên cơ sở kết quả thu được xác

định được nhu cầu cần sử dụng các chế phẩm dinh dưỡng, quy trình thực nghiệm

nuôi Quy để thu nguồn nguyên liệu vì theo cách truyền thống, sản phẩm quá

trình tiêu hóa của Quy được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho con người

nhưng việc ứng dụng sản phẩm này vào y học chưa phổ biến làm hiệu quả sử

dụng bị giảm sút. Thực hiện thu sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy và tiến

hành phân tích mẫu sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy tại Labo để xác định

hàm lượng chất dinh dưỡng và những chất chưa có trong mẫu từ đó phối hợp với

vài nguyên liệu dễ tìm tại Gia Lai nhằm tạo ra sản phẩm dinh dưỡng vừa thích

hợp cho đối tượng trẻ biếng ăn vừa rẻ tiền. Các sản phẩm dinh dưỡng trong dự

án có thể đạt hiệu quả cao, thân thiện với môi trường và là giải pháp tối ưu góp

phần bảo vệ môi trường, có lợi cho sức khỏe con người, giảm thiểu nguy cơ suy

dinh dưỡng ở trẻ em. Hơn hết, mang lại niềm tin cho những người mẹ nghèo có

con nhỏ biếng ăn đang là vấn đề quan tâm của xã hội.

Page 8: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

1

MỞ ĐẦU

Tên ý tưởng: "Giải pháp hỗ trợ nhóm trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng do

biếng ăn trên địa bàn tỉnh Gia Lai".

Khởi nguồn ý tưởng: Ngay từ nhỏ Thịnh là 1 đứa trẻ biếng ăn, còi

cọc, chậm phát triển. Khi đó, những người trong gia đình và xung quanh

thường gọi Thịnh là “thằng còi”, thực sự, điều đó làm Thịnh khó chịu. Khi

lớn lên, trong môi trường sống hiện tại, xung quanh Thịnh vẫn còn nhiều

trẻ em biếng ăn chậm lớn. Những hình ảnh đó lại gợi cho Thịnh sự ám ảnh

của quá khứ. Vì vậy, Thịnh không khỏi day dứt về việc này.

Khi lên học cấp 3, Thịnh và Viễn học chung cùng 1 lớp, Viễn có tầm

vóc cao lớn hơn hẳn nên Thịnh rất mong muốn mình cũng được như vậy.

Thịnh đã chia sẻ cho Viễn nghe về câu chuyện tầm vóc của mình, Viễn

cũng rất thông cảm và nói rằng: "Chắc vì hồi nhỏ cậu biếng ăn nên không

dung nạp đủ dinh dưỡng dẫn đến hạn chế chiều cao". Chúng em luôn băn

khoăn trăn trở về những điều này cho đến khi nghe cô giáo giảng bài học số

5 (Sinh học lớp 10) về Protein, Viễn suy nghĩ có thể do biếng ăn trẻ không

dung nạp đủ amino acid để tổng hợp protein là nguyên nhân khiến cho trẻ

chậm lớn và chậm phát triển tầm vóc trong tương lai. Vì vậy, Viễn bàn với

Thịnh: "Chúng mình hãy quyết tâm mày mò và tìm hiểu để tìm cho ra giải

pháp hổ trợ trẻ biếng ăn". Chúng em đã tâm sự điều này với thầy Vinh và

cô Huệ, thầy cô đã động viên, hướng dẫn và cung cấp nhiều tài liệu trong

đó có quyển sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”. Nhờ

vậy, mà chúng em biết được rằng trong dân gian người ta có sử dụng sản

phẩm tiêu hoá của con Quy để cung cấp cho trẻ em chậm lớn. Điều đó đã

tạo nên sự liên kết trong suy nghĩ của chúng em là phải làm sao để tìm ra

giải pháp cho vấn đề này, nên chăng là cần tạo ra chế phẩm dinh dưỡng nào

đó để hỗ trợ trẻ biếng ăn, giúp các trẻ không bị ảnh hưởng đến tầm vóc sau

này. Từ những trăn trở đó mà dự án của chúng em được hình thành và lên

kế hoạch nghiên cứu cho đến nay.

Page 9: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

2

Giả thiết khoa học và mục đích nghiên cứu

Cơ sở đưa ra giả thiết: Biếng ăn là hiện tượng bé thường ngậm ở

miệng không nuốt thức ăn hoặc sau khi bị ép ăn thường nôn trớ ra ngoài,

do vậy trong tương lai gần dễ bị suy dinh dưỡng nếu không kịp thời cung

cấp đủ dinh dưỡng cho bé từ giai đoạn này. Trong dân gian, có bài thuốc

dùng sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy được nuôi từ bỏng Ngô và bỏng

Gạo để chữa trị cho trẻ có biểu hiện chậm lớn, rối loạn tiêu hoá, ốm yếu,

mắt có nhiều dử [7].

Tuy nhiên, làm cách nào giúp trẻ biếng ăn có thể dung nạp đủ dinh

dưỡng cho quá trình phát triển cơ thể để không bị suy dinh dưỡng? Liệu có

thể sử dụng sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy là giải pháp hỗ trợ được

không? Nuôi Quy với loại thức ăn gì và quy trình nuôi thế nào để thu được

sản phẩm quá trình tiêu hóa hiệu quả cao mà không thất thoát ? Quy ra môi

trường bên ngoài và sản phẩm cung cấp cho trẻ đã hợp lí chưa? Tại sao

không sử dụng nguồn sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy phối hợp với

một số nguyên liệu khác để tạo ra sản phẩm dinh dưỡng hoàn thiện?...

Những câu hỏi này cũng là những nỗi niềm trăn trở của chúng em rất cần

được nghiên cứu để tìm ra câu trả lời.

Nội dung giả thiết: Khả năng cho sản phẩm quá trình tiêu hóa với

hàm lượng và chất lượng dinh dưỡng cao khi nuôi Quy theo một quy trình

nhất định, nếu phối hợp sản phẩm này với một số nguyên liệu có thành

phần dinh dưỡng khác sẽ tạo nên loại sản phẩm dinh dưỡng hoàn toàn từ

thiên nhiên, phù hợp với dinh dưỡng trẻ em, đồng thời kết hợp tác động

biện pháp tâm lí sẻ là giải pháp khả thi hỗ trợ nhóm trẻ biếng ăn hạn chế tối

thiểu nguy cơ suy dinh dưỡng, đặc biệt tại các vùng kinh tế khó khăn ở tỉnh

Gia Lai.

Mục đích nghiên cứu

- Mô tả thực trạng, làm rõ một số nguyên nhân gây suy dinh dưỡng

ở trẻ em tại một số điểm ven thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Page 10: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

3

- Nghiên cứu giải pháp tác động tâm lí đến trẻ từ người nuôi dưỡng

và tạo chế phẩm dinh dưỡng từ sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy có

hàm lượng dinh dưỡng cao phối hợp với nguyên liệu dễ tìm khác tại địa

phương nhằm hỗ trợ nhóm trẻ biếng ăn có nguy cơ suy dinh dưỡng trên địa

bàn tỉnh Gia Lai.

Những điểm mới của dự án

1. Đối tượng được lựa chọn: Theo những ghi nhận trong tài liệu

trước đây chỉ đưa ra đặc điểm cơ bản của loài Quy, sản phẩm quá trình tiêu

hóa của Quy và công dụng của nó đối với con người nhưng chưa có mục

đích và đối tượng rõ ràng. Do đó, dự án đã hướng đến sử dụng sản phẩm

này cho đối tượng cụ thể là trẻ biếng ăn cần bổ sung các dưỡng chất dễ hấp

thu ở những vùng kinh tế khó khăn.

2. Thiết kế chuồng nuôi và quy trình nuôi Quy khoa học: Trong

dân gian, người ta thực hiện nuôi Quy trong lọ nhỏ để thu sản phẩm quá

trình tiêu hóa rồi làm thuốc một cách tự phát, chưa có quy trình nuôi cụ thể.

Dự án nghiên cứu thiết kế chuồng nuôi và xây dựng quy trình nuôi hoàn

thiện hơn, đạt tính hiệu quả và chất lượng cao hơn như sau:

-Tạo quy trình nuôi khép kín: Thiết kế và xây dựng chuồng nuôi đảm

bảo an toàn, không để Quy thất thoát ra môi trường (Vì Quy ăn nông sản).

Khi đã thu hết sản phẩm quá trình tiêu hóa từ một lượng thức ăn đã có dự

án chủ động xử lí loại bỏ Quy bằng cách riêng rất sáng tạo, hạn chế tối đa

việc thất thoát Quy ra môi trường.

-Quy trình nuôi tiện lợi: Chuồng nuôi được thiết kế hai tầng; tầng

trên để thức ăn nuôi Quy, tầng dưới thu sản phẩm quá trình tiêu hóa. Người

nuôi chỉ cần cho thức ăn ở tầng trên, sau một thời gian, sản phẩm quá trình

tiêu hóa sẽ rơi xuống tầng dưới để thu hoạch một cách dể dàng (Cách nuôi

trong dân gian sản phẩm quá trình tiêu hóa thường tập trung dưới đáy lọ

nên thu hoạch không tiện lợi và khi thu hoạch khả năng Quy thoát ra môi

trường khá cao,..).

-Quy trình nuôi hợp lí: Vì chuồng nuôi được thiết kế sao cho có thể

Page 11: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

4

quan sát được và thông thoáng để gần với điều kiện môi trường bên ngoài,

cho nên người nuôi hoàn toàn kiểm soát được lượng thức ăn, sự phát triển

của Quy trong chuồng và điều kiện môi trường phù hợp để nuôi Quy đem

lại năng suất cao nhất.

3. Lựa chọn loại thức ăn nuôi Quy cho sản phẩm chất lượng cao:

Trong dân gian, người ta thường nuôi Quy bằng bỏng ngô, bỏng gạo, dự án

khảo sát nuôi Quy với 7 loại thức ăn khác nhau và đã xác định được loại

thức ăn nuôi Quy đạt hiệu quả cao về số lượng và chất lượng dinh dưỡng,

có giá trị kinh tế nhất.

4. Phát hiện hàm lượng và thành phần amino acid trong sản

phẩm quá trình tiêu hóa của Quy: So với những ghi chép của GS Đỗ Tất

Lợi về công trình khoa học năm 1978 thì sản phẩm quá trình tiêu hóa của

Quy có 9 amino acid, không có Tryptophan nhưng khi sản phẩm này phân

tích tại Labo của dự án có tới 20 amino acid có đầy đủ tất cả các amino

acid thiết yếu với hàm lượng cao. Đây là điểm mới quan trọng của dự án.

5. Tạo sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo, giá thành thấp: Không

chỉ dừng lại trong việc sử dụng sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy cho

trẻ biếng ăn, dự án còn nghiên cứu phát triển ra những sản phẩm dinh

dưỡng từ nguyên liêu là sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy để khai thác

tối ưu hiệu quả của nó đối với con người. Bằng cách kết hợp sản phẩm quá

trình tiêu hóa của Quy (chứa nhiều amino acid) với những nguyên liệu khác

có sẵn, dễ tìm tại địa phương như: mật ong, phấn hoa (chứa nhiều khoáng

chất, vitamin, và các hoạt chất cần thiết khác,...) để tạo sản phẩm có đầy đủ

các dưỡng chất giúp trẻ biếng ăn khi sử dụng sẻ dể hấp thụ chất dinh dưỡng

mà giá thành rẻ phù hợp với đối tượng mà dự án hướng đến.

Kết cấu của báo cáo dự án: Báo cáo này gồm 5 phần có 89 trang:

Mở đầu (4trang); Tổng quan (13 trang); Nội dung và phương pháp nghiên

cứu (4trang); Kết quả nghiên cứu và bàn luận (23trang); Kết luận và kiến

nghị (4); Tài liệu tham khảo (4); Phụ lục (27).

Page 12: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

5

NỘI DUNG

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN

1.1. Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em

1.1.1. Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em trên thế giới

Theo ước tính của WHO (2007) trên thế giới có khoảng 150 triệu trẻ

em dưới 5 tuổi (chiếm 26,7%) bị suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân, 182

triệu trẻ bị SDD thể còi (chiếm 32,4%). Hơn 2/3 số trẻ bị SDD trên thế giới

tập trung ở châu Á và 25,6% ở châu Phi, nơi có điều kiện kinh tế chưa ổn

định; hàng năm khoảng 6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong ở các nước đang

phát triển liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến nguyên nhân do SDD [36].

Năm 2012, có khoảng 180 triệu trẻ em phát triển còi cọc và hơn 20

triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng [37].

1.1.2.Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em tại Việt Nam

Hình 1.Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em qua các năm [25].

Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng (2007), tỷ lệ SDD của trẻ

em Việt Nam dưới 5 tuổi trong toàn quốc là 21,2%; thiếu vi chất dinh

dưỡng giảm chưa bền vững, nhiều vùng nghèo còn xảy ra tình trạng đói ăn,

thiếu thực phẩm nên cần đưa ra các giải pháp cụ thể phòng chống SDD, tập

trung ưu tiên cho những vùng khó khăn và vùng có tỷ lệ SDD cao. Trong

nhiều năm qua, mặc dù chương trình phòng chống SDD ở nước ta đã đạt

được kết quả đáng kể nhưng thực trạng SDD ở vùng nông thôn, miền núi,

Page 13: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

6

dân tộc thiểu số vẫn đang là vấn đề nổi cộm, nên rất cần được quan tâm và

khắc phục. Năm 2009-2010, báo cáo đánh giá do Viện Dinh Dưỡng (NIN)

và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho thấy khoảng 29% trẻ em ở

độ tuổi mẫu giáo bị còi cọc và 17,5% trẻ em dưới 5 tuổi bị nhẹ cân. Kết quả

khảo sát năm 2012 cho thấy, trong khi tỷ lệ SDD trẻ em một số thành phố

lớn đã giảm xuống mức thấp như thành phố Hồ Chí Minh (7,8%), Hà Nội

(9,7%); thì nhiều khu vực miền núi vẫn còn ở mức rất cao như Đắc Nông

(31,9%), Kon Tum (31,5%), Quảng Bình (30,6%), Lai Châu (30,0%), Gia

Lai (24,3%). Theo thống kê, hiện nay cả nước ta có gần 8 triệu trẻ em dưới

5 tuổi trong đó có gần 1,3 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và hơn 2

triệu trẻ thấp còi [21],[22],[23],[25].

1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của trẻ em

1.2.1. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của trẻ em

1.2.1.1. Nhóm chất xây dựng Protein

Amino acid là thành phần chính (đơn phân) của phân tử protein,

chúng liên kết với nhau bằng liên kết peptid để tạo nên chuỗi polipeptid, có

thể các polipeptid lại kết hợp với nhau trong những liên kết khác nhau, để

tạo thành các phân tử protein khác nhau về thành phần và tính chất. Giá trị

dinh dưỡng của protein được quyết định bởi mối liên quan về số lượng và

chất lượng của các amino acid khác nhau trong protein đó. Sau khi cơ thể

ăn vào, nhờ quá trình tiêu hoá, protein thức ăn được phân giải thành amino

acid, chúng từ ruột hấp thu vào máu rồi vận chuyển đến tế bào của các tổ

chức, tại đây chúng được sử dụng để tổng hợp protein đặc hiệu cho cơ thể.

Trong tế bào để xây dựng nên các mô sống có khoảng 20 loại amino acid

chia làm 2 nhóm amino acid không thay thế (thiết yếu) và thay thế (không

thiết yếu) [28],[sinh học lớp 10], [sinh học lớp 11]...

Các amino acid thiết yếu hay không thể thay thế được vì chúng

không thể tự tổng hợp trong cơ thể hoặc tổng hợp với tốc độ không thể đáp

ứng được nhu cầu của cơ thể nên chúng phải được đưa vào đầy đủ trong

protein thức ăn. Có 10 amino acid thiết yếu đối với sự phát triển của trẻ em

Page 14: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

7

đó là Valine, Leucine, Isoleucine, Threonine, Methionine, Phenylanaline,

Lysine, Histidine, Tryptophan, Arginine. Trong đó hai loại amino acid

quan trọng cho phát triển trí não trẻ em là tryptophan và tyrosine. Nếu thiếu

một trong những amino acid thiết yếu sẽ dẫn đến rối loạn cân bằng protein

và rối loạn sử dụng ở tất cả các amino acid còn lại. Những amino acid

không cần thiết có thể tổng hợp được trong cơ thể. Do đó khi thiếu chúng,

cơ thể có thể bù trừ sự thiếu hụt đó nhờ các quá trình tổng hợp bên trong tế

bào. Protein là thành phần cơ bản xây dựng cấu trúc tế bào, tham gia vào

nhiều quá trình quan trọng của hoạt động sống như bảo vệ cơ thể chống

bệnh tật, điều hoà hoạt động sống, xúc tác các phản ứng chuyển hoá vật

chất, vận chuyển các chất…[3],[28],[29].

1.2.1.2. Các nhóm chất khác

Ngoài protein, sự phát triển của cơ thể trẻ còn cần các chất sinh năng

lượng như cacbohydrat; các acid béo cần thiết (acid linoleic và acid α

linoleic) hỗ trợ cho việc hấp thu các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K), các

vitamin và khoáng chất, các nhóm chất hỗ trợ xây dựng các chất có hoạt

tính sinh học, nhóm chất xây dựng Nucleic acid…[26].

1.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em từ 1-5 tuổi

1.2.2.1. Nhu cầu năng lượng

Đối với trẻ từ 1-5 tuổi, nhu cầu năng lượng khoảng 140 Kcal/kg cân

nặng, ước chừng từ 1300-1600 Kcal/ ngày[4].

1.2.2.2. Nhu cầu về protein

Nhu cầu protein cho trẻ 1- 5 tuổi khoảng 28-35 gam/ngày. Protein

rất cần cho sự phát triển cơ thể trẻ, đặc biệt là các tế bào não. Khi chế độ ăn

thiếu protein sẽ làm cho trẻ chậm lớn, kém thông minh …[1],[28].

1.2.2.3. Nhu cầu về chất béo

Nhu cầu Lipit là 35 – 40% trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

1.2.2.4. Nhu cầu về cacbohydrat

Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng là: protein 15%, chất béo

20%, chất bột đường 65%.

Page 15: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

8

1.2.2.5. Nhu cầu về vitamin và các vi chất dinh dưỡng

Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng ở trẻ 1 - 5 tuổi, nhu cầu về

sắt là 6 - 7 mg [31]; nhu cầu về Canxi là 500mg/ngày; nhu cầu I-ốt là

0,14mg/ngày [32]; nhu cầu về vitamin A (300mcg/ngày) [34]; nhu cầu về

Vitamin D (200 – 400 UI/ngày); nhu cầu về Vitamin C (60 - 75 mg/ngày);

nhu cầu về vitamin nhóm B là B1, B2 cần 1 - 2 mg/ngày; PP (13 - 15

mg/ngày); nhu cầu về axit folic (200 - 300 mcg/ngày), nhu cầu về vitamin

B12 (2 mcg/ngày); nhu cầu về kẽm là 8 - 10 mg/ngày…[18],[26].

Khi trẻ biếng ăn, nhu cầu các chất không được cung cấp đủ thường

có những dấu hiệu suy dinh dưỡng, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây SDD.

1.2.3. Biểu hiện của trẻ em suy dinh dưỡng

1.2.3.1. Giai đoạn sớm

Thường chỉ có biểu hiện không tăng cân kéo dài hoặc sụt cân [4].

1.2.3.2. Giai đoạn toàn phát

Trẻ mệt mỏi, không hoạt bát, hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ, hay

bệnh… có các biểu hiện của thể phù, thể teo đét hay thể hỗn hợp [47].

-Thể phù (Kwashiokor): Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất

là: Phù trắng, mềm toàn thân, do giảm protein máu, giảm albumin trong

máu làm giảm áp lực keo nên tăng thoát nước ra khoảng gian bào; rối loạn

sắc tố da, thiếu máu gây da xanh, niêm nhạt, suy thoái ở da, lông, tóc,

móng… còi xương, hạ canxi huyết; còi cọc, suy tim, giảm tiêu hoá hấp thu,

chậm phát triển tâm thần, vận động…[4],[47].

-Thể teo đét (Maramus): Trẻ thiếu dinh dưỡng toàn bộ, các bắp thịt

teo đét toàn bộ, các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng tương tự như

trong thể phù nhưng tiên lượng thường tốt hơn mức độ thiếu các chất dinh

dưỡng thường nhẹ hơn thể phù [4],[47].

-Thể hỗn hợp: thể phù sau khi điều trị phục hồi một phần, hết phù

trở thành teo đét nhưng gan vẫn thoái hoá mỡ [4],[47].

1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em

1.2.4.1. Nguyên nhân SDD và tử vong theo mô hình của UNICEF

Page 16: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

9

Hình 2. Mô hình nguyên nhân SDD và tử vong của UNICEF [25].

1.2.4.2. Nguyên nhân trực tiếp gây suy dinh dưỡng trẻ em

Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng,

tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc do cả hai.

-Giảm cung cấp: Không cung cấp đủ lương thực thực phẩm; trẻ

biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu; thức ăn chế biến không phù hợp, năng

lượng thấp.

-Tăng tiêu thụ: Trẻ bị bệnh, nhất là bệnh kéo dài; nhiễm ký sinh

trùng đường ruột; thất thoát chất dinh dưỡng do bệnh lý; trong đa số trường

hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng

lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (ví dụ trẻ vừa bị bệnh vừa biếng

ăn) [17],[48].

1.2.5. Những nhân tố tác động đến vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ nhưng

chủ yếu bao gồm những nhân tố như di truyền [11], dinh dưỡng (Dinh

dưỡng là cơ sở vật chất để trẻ phát triển thể chất, nếu trẻ được cung cấp đủ

SDD và tử vong

Page 17: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

10

dinh dưỡng từ thức ăn thì đó là điều kiện tốt cho trẻ phát triển thể trạng,

giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, nếu dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ

sẽ làm cơ thể trẻ suy nhược, kém phát triển...)[11],[31],[41]….

1.2.6. Trẻ biếng ăn, nguy cơ suy dinh dưỡng cao

1.2.6.1. Khái niệm về biếng ăn ở trẻ em

Biếng ăn là hiện tượng trẻ không chịu ăn hoặc ăn không đủ lượng

dinh dưỡng cần thiết. Biếng ăn là một tình trạng rất phổ biến của trẻ trong

giai đoạn từ 1 - 5 tuổi [35],[50].

1.2.6.2. Các biểu hiện của biếng ăn

Trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu

nhai, nuốt, bữa ăn thường kéo dài. Số bữa ăn và lượng thức ăn của bé ăn

trong mỗi bữa ít hơn. Bé thường có biểu hiện quấy nhiễu trong giờ ăn; bé

không tăng cân trong nhiều tháng liên tiếp...[30],[49],[50].

1.2.6.3. Nguyên nhân của hiện tượng biếng ăn

Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường gặp nhất là hiện

tượng biếng ăn do tâm lý, khi có cảm giác bị ép buộc, bỏ rơi, bị gò bó hoặc

phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn, không khí bữa ăn của gia đình

căng thẳng... Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn và thời gian

chuyển tiếp chế độ ăn không phù hợp. Biếng ăn do bệnh lý (suy dinh

dưỡng; rối loạn đường tiêu hóa; nhiễm ký sinh trùng; nhiễm trùng, sâu răng

viêm lợi…). Biếng ăn sinh lý (bé biết lẫy, ngồi, đứng, đi…). Biếng ăn do

thuốc; biếng ăn bẩm sinh; …[30],[49],[50].

1.2.6.4. Những hậu quả do trẻ biếng ăn

Nguy cơ suy dinh dưỡng cao là một trong những vấn đề mà các bà

mẹ rất quan tâm khi trẻ biếng ăn [35]. Trên 90% các bậc cha mẹ phàn nàn

về tình trạng biếng ăn của con mình. Các bé đang tuổi phát triển rất cần đầy

đủ các chất dinh dưỡng, việc biếng ăn khiến cơ thể trẻ không được cung

cấp đủ chất, ảnh hưởng tới sự phát triển trí não và thể chất ở trẻ. Trẻ biếng

ăn có nguy cơ thua kém 6% - 22% chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass

Index) so với trẻ ăn uống bình thường. Chỉ số phát triển trí tuệ MDI

Page 18: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

11

(Mental Developmental Index) chỉ đạt trung bình 96 điểm, thấp hơn 14

điểm so với những bé ăn uống bình thường (110 điểm) [1],[35]. Trẻ biếng

ăn bị suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến việc thường xuyên mắc các bệnh như

cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp,... Trong tương lai, trẻ lớn lên sẽ hạn

chế phát triển cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần; sự mất tự tin của cá nhân

ảnh hưởng chung đến sự phát triển của toàn xã hội [1],[16],[49].

Do vậy, để giải quyết vấn đề biếng ăn ở trẻ, các bà mẹ cần chọn giải

pháp thiết thực nhất nhằm tránh tình trạng trẻ suy dinh dưỡng gây nhiều

hậu quả không tốt cho đứa con thân yêu của mình trong tương lai.

1.2.6.5. Giải pháp khắc phục những hậu quả do trẻ biếng ăn

Theo chuyên gia dinh dưỡng, giải pháp cho trẻ biếng ăn là các tác

động của người nuôi dưỡng sao cho đảm bảo cho bé ăn đúng cách, đầy đủ

dưỡng chất với liều lượng hợp lý và khoa học [12],[15],[26].

Từ những cơ sở trên, dự án lựa chọn: Xây dựng giải pháp tâm lí

truyền thông và giải pháp tạo một sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo, hợp với

điều kiện kinh tế gia đình khi trẻ biếng ăn sẽ là cách đầu tư tốt nhất của các

bậc phụ huynh cho sự phát triển khoẻ mạnh của trẻ.

1.2.7. Tác động phục hồi trẻ suy dinh dưỡng hiện nay

1.2.7.1. Phục hồi suy dinh dưỡng nặng

Điều trị các tình trạng cấp như mất nước hay phù toàn thân, rối loạn

điện giải..., bổ sung các dưỡng chất như Vitamin A, sắt, axit folic…

Dinh dưỡng điều trị tích cực, nâng khẩu phần dinh dưỡng lên mức

tối đa phù hợp với khả năng tiêu hoá hấp thu của trẻ, sử dụng các thực

phẩm giàu năng lượng, các chế phẩm dinh dưỡng đặc biệt…[50]

1.2.7.2. Phục hồi suy dinh dưỡng tại gia đình

Hướng dẫn bà mẹ cách lựa chọn thực phẩm, số lượng thực phẩm cần

thiết cho trẻ trong ngày, cách nấu thức ăn và khuyến khích trẻ ăn đủ cho

nhu cầu phục hồi dinh dưỡng và phát triển cơ thể. Nếu trẻ biếng ăn mà

không thể khắc phục được cần có những chế phẩm bổ sung dinh dưỡng kịp

Page 19: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

12

thời để hạn chế ít nhất các tác hại của việc thiếu dinh dưỡng lâu dài [50].

1.2.8. Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở cộng đồng

Cung ứng lương thực thực phẩm đầy đủ cho trẻ, tại các vùng ngoại

thành, vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khó khăn thì đây vẫn còn là vấn

đề nghiêm trọng đe dọa đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.

Cho trẻ bú mẹ, sữa mẹ ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còn cung cấp

các yếu tố chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn hợp lý gồm đầy đủ 4

nhóm chất dinh dưỡng (bột đường, protein, béo, khoáng chất), cần vệ sinh

an toàn thực phẩm, theo dõi biểu đồ tăng trưởng, ngừa và trị bệnh…[5],[50].

1.2.9. Cơ sở của việc phát triển quy trình nuôi Quy cung cấp sản phẩm

cho trẻ biếng ăn

Như đã trình bày ở trên, suy dinh dưỡng trẻ em ở Gia Lai nói riêng

và Việt Nam nói chung thường tập trung ở vùng kinh tế khó khăn. Trẻ

biếng ăn do không dung nạp đủ dưỡng chất nên có nguy cơ suy dinh dưỡng

cao nhưng phòng chống suy dinh dưỡng ở cộng đồng tập trung vào việc

cung cấp dinh dưỡng bằng thức ăn là chính, trong khi các bà mẹ rất vất vả

trong việc cho con ăn. Trong những trường hợp này, để trẻ ăn được một

lượng đủ cho việc hấp thu các dưỡng chất cần cho trẻ đủ lớn là một vấn đề

hết sức nan giải. Ngoài ra, khi trẻ biếng ăn thì các vi chất không cung cấp

đủ thường kéo theo sự trì trệ quá trình chuyển hoá vật chất nên trẻ càng

biếng ăn hơn. Để hạn chế tác hại của hiện tượng dây chuyền này thì giải

pháp chọn sản phẩm dinh dưỡng, chỉ cần một lượng nhỏ nhưng lại có hàm

lượng các dưỡng chất, vừa đa dạng về thành phần, vừa có tỉ lệ cao và dễ

hấp thu là khả thi hơn hết. Loài Quy sinh sống trong tự nhiên cho ra sản

phẩm quá trình tiêu hoá (SPTH) mà khi phối hợp sản phẩm này với một vài

nguyên liệu từ thiên nhiên sẽ tạo nên loại dinh dưỡng tuyệt vời cho các bé.

Giúp những bà mẹ không phải trăn trở khi con nhỏ lười ăn, chậm lớn.

1.3. Loài Quy và tác dụng của của Quy đến dinh dưỡng trẻ em

1.3.1. Đặc điểm về loài Quy

Page 20: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

13

1.3.1.1. Sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy

Quy là động vật không xương sống, thuộc Ngành Chân khớp, lớp

Côn trùng, bộ Cánh cứng. Có nhiều loài khác nhau nhưng loài Quy mà dự

án tổ chức thực nghiệm nuôi là loài Anphitobius diaperinus (Panzer) [2],[6]

(hình ảnh phần phụ lục 1)

1.3.1.2. Khả năng sinh trưởng và phát triển của Quy

Quy có kích thước cơ thể nhỏ, dài 2-3mm, rộng 1-2mm, cánh cứng

màu đen, sinh sản rất nhanh. Thường một cặp đực và cái sau 30 - 35 ngày

sinh ra được khoảng 35-50 con. Chúng thường tập trung sống, sinh sản ở

nơi ẩm thấp và ít ánh sáng…[2],[7],[39]. Chu trinh sinh trưởng và phát

triển của Quy thuộc loại biến thái hoàn toàn [Sinh học lớp11].

Quy có khả năng sinh sản, phát triển rất nhanh. Điều kiện khí hậu ẩm

ướt là thuận lợi nhất. Chúng sản phẩm quá trình tiêu hóa bố chủ yếu ở các

nước nhiệt đới, có lượng mưa lớn và độ ẩm cao; phát triển tốt trong khoảng

nhiệt độ từ 27OC đến 33OC, độ ẩm trên 90% [2],[39].

Việt Nam ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Đặc

biệt, tỉnh Gia Lai có đặc điểm của khí hậu phù hợp với nhu cầu phát triển

của Quy nên tại địa phương có thể nuôi Quy sẽ sinh sản nhanh cũng như

tạo ra lượng lớn sản phẩm thải tiêu hoá cần thiết.

Quy được biết đến là một loài có tác hại xấu đến nền nông nghiệp.

Chúng phá hoại nông sản của nông dân, dù không trực tiếp làm thiệt hại về

sản lượng nông sản nhưng sự phá hoại của chúng làm giảm chất lượng,

giảm giá trị thương phẩm, gây mùi khó chịu qua quá trình trao đổi chất của

sâu hại và nấm mốc, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển nên việc ứng

dụng vai trò của Quy là rất hạn chế [2],[40].

Do đó dự án của chúng em đặc biệt quan tâm đến việc khảo sát loại

thức ăn, điều kiện thuận lợi để Quy cho nhiều sản phẩm quá trình tiêu hóa

nhưng khi thiết kế chuồng nuôi không cho Quy thất thoát ra môi trường.

1.3.2. Nguồn thức ăn của Quy

Page 21: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

14

Là các loại ngũ cốc với thành phần dinh dưỡng như sau: Ngô có hàm

lượng protein trung bình là Glucid 64gam; Lipid 4,7gam; Protein 8,6gam;

Nước 14g, Calci (Ca) 30mg; Kali 287mg; Natri 35mg; Vitamin B1

0,28mg; Vitamin B6 0,622 mg.

Gạo có hàm lượng các chất trung bình là Protein 6,0 gam; Lipid

0,8gam; Carbohydrate 82gam; VitaminB1 0,07mg; VitaminB2 0,02 mg;

Calcium 8mg; Phosphorus 87mg; Kali 111mg; Na 31mg [27].

Trong dân gian chủ yếu dùng bỏng Ngô và bỏng Gạo để làm thức ăn

nuôi Quy trong lọ nhỏ để thu sản phẩm quá trình tiêu hóa làm thuốc [7].

Như vậy, nếu dự án của chúng em sử dụng các loại đậu xanh, đậu đỏ,

đậu đen, đậu trắng, đậu săng, đậu nành,… có chứa nhiều sinh tố nhóm B,

nhiều sắt, chất xơ, đa số đều có rất ít chất béo và calories (trừ đậu nành),

protein của đậu lại có chất lượng tương đương với protein động vật để nuôi

Quy thì hàm lượng và chất lượng sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy có

thể thay đổi như thế nào?

1.3.3. Tác dụng của sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy trong việc hỗ

trợ dinh dưỡng cho trẻ em

Con Quy chưa được đề cập đến trong y học cổ truyền, theo kinh

nghiệm dân gian, sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy, gồm những hạt rất

nhỏ, màu nâu xám nhạt, không mùi, vị nhạt [7].

Trong số các loại amino acid mà con người phải bổ sung hàng ngày

thì sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy có các amino acid như Arginin,

Histidin, Isoleucin, Leucin, Lysin, Methionin, Phenylalanin, Threonin,

Valin) [6],[7]; trong đó có tới 8 amino acid thiết yếu. Nhờ có chứa những

amino acid quan trọng mà sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy trở nên rất

bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe con người.

Trong dân gian, Quy được nuôi trong lọ nhỏ, sử dụng bỏng Ngô,

bỏng Gạo cho Quy ăn và thu sản phẩm quá trình tiêu hóa rồi đem sao cho

khô và thơm, dùng nguyên chất, là vị thuốc bổ cho trẻ em, giúp trẻ mau lớn

và phòng ngừa các chứng bệnh như ăn không tiêu, nôn trớ, đau mắt nhiều

Page 22: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

15

dử [6],[7].

Hình 3. Sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy

Chu trình phát triển của con Quy khoảng 30 ngày và chúng tạo ra

một lượng sản phẩm quá trình tiêu hóa lớn trong một thời gian ngắn nếu

cung cấp cho chúng thức ăn là bỏng ngô [6]. Hiện nay, chưa có một tài liệu

hoặc công trình nghiên cứu nào được ghi nhận về quy trình nuôi Quy và

thu sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy. Do đó, việc phát triển sản phẩm

từ quá trình tiêu hóa của Quy là rất hạn chế để cung cấp nguồn sản phẩm

này ổn định và chất lượng cao.

Từ những cơ sở lí thuyết trên, dự án của chúng em sẽ xây dựng một

quy trình nuôi Quy hợp lí, hạn chế việc thất thoát Quy ra môi trường, đồng

thời, khảo sát các đặc điểm về loại thức ăn, điều kiện môi trường thích hợp

nhất cho Quy sinh trưởng nhằm tăng khả năng tạo sản phẩm quá trình tiêu

hóa. Bên cạnh đó, khảo sát việc cho Quy ăn loại ngũ cốc nào để chúng tạo

ra loại sản phẩm có thành phần chất dinh dưỡng tốt nhất. Tiến hành đánh

giá chất lượng của mỗi loại sản phẩm từ thực nghiệm để có kết luận về việc

thu nguồn nguyên liệu cung cấp cho việc tạo các sản phẩm dinh dưỡng như

mong muốn.

Tuy nhiên, theo tính toán của dự án, trong sản phẩm quá trình tiêu

hóa của Quy dù có nhiều amino acid là nguyên liệu để xây dựng protein

nhưng để cho cơ thể trẻ biếng ăn có thể có đủ dinh dưỡng cung cấp cho quá

trình sinh trưởng bình thường thì cần bổ sung thêm các nhóm chất còn

khuyết cho sản phẩm của chúng em vừa hoàn hảo vừa rẻ tiền nên nguyên

Page 23: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

16

liệu mà chúng em hướng đến là phấn hoa và mật ong là những sản phẩm

giàu dinh dưỡng dễ tìm tại địa phương.

1.4. Nguồn nguyên liệu giàu dinh dưỡng tại Gia Lai

1.4.1. Thành phần dinh dưỡng của phấn hoa

Phấn hoa là những tế bào giao tử đực của hoa, là sản phẩm tự nhiên

được con ong thu lượm từ nhị hoa, có giá trị dinh dưỡng rất cao...

Thành phần các chất trong phấn hoa: 12-20% nước, 20-25% protein,

13% amino acid, 25-48% carbohydrat, 1-20% lipid, 27 loại chất khoáng

như K, Ca, Na, P, Mg, S, Cu, Fe, Zn, Mn, Ti, Ni, Si, Cl... và 11 loại

vitamin như B1, B2, B3, B6, C, A, D, E, P, K... Ngoài ra, phấn hoa còn có

các loại men và các chất có hoạt tính sinh học rất tốt cho cơ thể [52].

Theo y học cổ truyền, phấn hoa vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ

cường tráng, ích khí dưỡng huyết, thường dùng cho những trường hợp tâm

tỳ suy nhược biểu hiện bằng các triệu chứng như mỏi mệt rã rời, hay quên,

ăn kém... Nghiên cứu hiện đại cho thấy, phấn hoa có tác dụng tăng cường

công năng miễn dịch, thúc đẩy quá trình tạo huyết, kiện não bổ tủy, cải

thiện năng lực ghi nhớ, điều tiết nội tiết tố...Ngoài ra, phấn của mỗi loại

hoa lại có những tác dụng riêng như: Phấn hoa cửu lý hương có công dụng

thúc đẩy tuần hoàn, cải thiện khả năng ghi nhớ, kháng khuẩn; phấn hoa

thùy dương có công dụng bồi bổ cơ thể…[43],[53].

1.4.2. Thành phần dinh dưỡng của mật ong

Trong mật ong có chứa nhiều nguyên tố khoáng khác nhau, các men

diottaza, hoocmon, vitamin (B1, B2, B3, B5, B6, E, K, C và caroten), các

chất hữu cơ, protein, vitamin, xanthophylle, các chất kích thích sự phát

triển (bios); các loại đường đơn rất dễ hấp thụ (Glucoza và Fructoza) có tác

dụng làm giảm sự mệt mỏi thể chất [52].

Giá trị dinh dưỡng trong 100 gam mật ong: Năng lượng 1,272 kJ

(304 kcal), Carbohydrat 82,4 gam, Chất xơ thực phẩm 0,2 gam, Protein 0,3

gam, Nước 17,10 gam, Riboflavin (Vitamin B2) 0,038 miligam (mg),

Niacin (Vitamin B3) 0,121 mg, Axit pantothenic (Vitamin B5) 0,068 mg,

Page 24: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

17

Vitamin B6 0,024 mg, Axit folic (Vitamin B9) 2 μg, Vitamin C 0,5 mg,

Canxi 6 mg, Sắt 0,42 mg, Magie 2 mg, Photpho 4 mg, Kali 52 mg, Natri 4

mg , Kẽm 0,22 mg, (tính cho 100 g) [43],[52],[53].

Như vậy theo lí thuyết, trong sản phẩm quá trình tiêu hóa (SPTH)

của Quy có hầu hết các amino acid là thành phần chính tổng hợp protein,

có tác dụng bổ sung vật chất xây dựng mô, cơ quan giúp trẻ phát triển;

trong phấn hoa không những bổ sung thêm amino acid mà còn có nhiều

khoáng chất và các chế phẩm sinh học khác hỗ trợ quá trình chuyển hoá vật

chất trong tế bào kích thích cơ thể trẻ thèm ăn. Tác dụng phối hợp của mật

ong sẽ làm tăng khả năng chống đỡ bệnh tật và cung cấp các loại đường

đơn là nguyên liệu tạo năng lượng và làm tăng khả năng hấp thu protein.

Nếu trẻ biếng ăn, sản phẩm dinh dưỡng trên cơ sở khoa học về mặt lí thuyết

mà dự án xây dựng, thực sự là một sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo về mặt

sinh học, hiệu quả về mặt kinh tế (giá thành rẻ) và hạn chế ô nhiễm môi

trường, an toàn cho người sử dụng (các nguyên liệu đều có nguồn gốc sinh

học, chế biến thủ công không qua quy trình công nghiệp, không sử dụng

hoá chất…). Hiện nay trên thị trường, các viên dinh dưỡng có thành phần

từ nguồn gốc thiên nhiên rất nhiều (như Egg Amino, Forever Bee Propolis,

Forever Royal Jelly …) nhưng là sản phẩm được chế biến theo quy trình

công nghiệp, giá thành cao, không thích hợp cho người dân nghèo tại Gia

Lai.

Page 25: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

18

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2016 được chia

làm 2 giai đoạn:

- Tháng 3/2014 - tháng 3/2015: nghiên cứu thực trạng suy dinh

dưỡng trẻ em, giải pháp tác động tâm lí và tìm kiếm nguồn nguyên liệu tạo

sản phẩm dinh dưỡng, bước đầu tạo chế phẩm dinh dưỡng.

- Tháng 3/2015 - tháng 3/2016: nghiên cứu thiết kế nâng cấp chuồng

nuôi Quy dạng tự động; hoàn thiện sản phẩm dinh dưỡng và nghiên cứu tác

động của chế phẩm dinh dưỡng đến người và nhu cầu sử dụng sản phẩm

của thị trường.

2.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Điều tra khảo sát trẻ biếng ăn có nguy cơ suy dinh dưỡng tại vùng có

nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn ở vùng ven thành phố

Pleiku (3 tổ dân phố phường Hội Phú; 3 tổ dân phố phường Yên Thế; 3 tổ

dân phố phường Thống Nhất, 3 tổ dân phố phường Trà Bá). Nuôi Quy tại

địa chỉ số 146 đường Nguyễn Thái Học, tp Pleiku, tỉnh Gia Lai. Phân tích

thành phần và hàm lượng chất có trong sản phẩm quá trình tiêu hóa của

Quy trước và sau khi phối hợp tại Labo trường Đại học Khoa học Tự nhiên

và công ti KHCN Sắc Kí Hải Đăng, thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

Hồi cứu các số liệu về thực trạng trẻ suy dinh dưỡng tại Trung tâm

bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em tỉnh Gia Lai. Bước đầu, điều tra khảo sát

các hộ gia đình về thực trạng và nguyên nhân gây SDD ở trẻ em tại một số

điểm ở vùng ven thành phố Pleiku và can thiệp một số liệu pháp tâm lí; sau

khi nghiên cứu sản phẩm hoàn thiện, sẽ tiến hành khảo sát tại các điểm đã

điều tra ban đầu thuộc các hộ gia đình có trẻ biếng ăn, có trẻ có dấu hiệu

suy dinh dưỡng. Tiếp đến sẽ mở rộng địa bàn nghiên cứu ở các xã, huyện

Page 26: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

19

trên phạm vi toàn tỉnh và các tỉnh lân cận.

2.3. Đối tượng nghiên cứu

Trẻ em từ 1-5 tuổi, bà mẹ nuôi con từ 1-5 tuổi, các loại ngũ cốc tạo

sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy, quy trình nuôi Quy, các sản phẩm

dinh dưỡng hỗ trợ trẻ biếng ăn có nguy cơ suy dinh dưỡng.

2.4. Nội dung nghiên cứu

2.4.1. Giai đoạn 1: Tháng 3/2014-3/2015

- Hồi cứu các số liệu về thực trạng trẻ suy dinh dưỡng tỉnh Gia Lai.

- Điều tra về thực trạng và nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em

tại một số điểm ở vùng ven thành phố Pleiku.

- Nghiên cứu một số tác động tâm lí của người nuôi dưỡng đến trẻ

em tại một số điểm ở vùng ven thành phố Pleiku.

- Xây dựng quy trình nuôi Quy: Thiết kế chuồng nuôi hợp lí, khoa

học; tiến hành nuôi, theo dõi, đánh giá các chỉ số về điều kiện môi trường,

thức ăn và khả năng cho sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy.

- Phân tích thành phần và hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sản

phẩm quá trình tiêu hóa của Quy và có trong sản phẩm dinh dưỡng sau khi

phối hợp tại Labo.

- Phân tích hàm lượng chất độc hại có trong sản phẩm quá trình tiêu

hóa của Quy tại Labo Trung tâm kĩ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Gia Lai.

- Bước đầu tạo chế phẩm dinh dưỡng bằng cách phối hợp SPTH của

Quy với nguồn nguyên liệu phù hợp, sẵn có và rẻ tiền tại địa phương.

2.4.1. Giai đoạn 2: Tháng 4/2015-3/2016

- Tiếp tục phân tích những chất còn tồn tại trong mẫu để hoàn thiện

sản phẩm dinh dưỡng của dự án;

- Nghiên cứu thiết kế nâng cấp chuồng nuôi Quy dạng tự động;

- Thực nghiệm tại Labo để hoàn thiện chế phẩm dinh dưỡng về công

thức chế biến, liều dùng…

- Nghiên cứu tác động của sản phẩm dinh dưỡng đến trẻ biếng ăn và

Page 27: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

20

nhu cầu sử dụng sản phẩm của thị trường.

- Hoàn thiện nghiên cứu và báo cáo kết quả dự án.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Phương pháp hồi cứu

Thu thập, phân tích, tổng hợp các số liệu đang lưu trữ tại trung tâm

bà mẹ và trẻ em tỉnh Gia Lai về thực trạng và nguyên nhân gây suy dinh

dưỡng ở trẻ em trên địa bàn tỉnh.

2.5.2. Phương pháp điều tra khảo sát

2.5.2.1. Cách chọn mẫu

- Vùng ven thành phố Pleiku (thuộc vùng có nhiều hộ gia đình nghèo,

cận nghèo) chọn ra 4 phường, mỗi phường chọn 3 tổ dân phố điều tra bằng

phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên.

- Tại mỗi tổ được chọn, lập danh sách các trẻ từ 1-5 tuổi với đầy đủ

các thông tin về ngày sinh, giới tính, điều kiện kinh tế gia đình trẻ. Dựa trên

danh sách trẻ được chọn, tiến hành chọn mẫu gồm 4 × 3 = 12 tổ, mỗi tổ

chọn 30 hộ (có trẻ 1-5 tuổi) Tổng số hộ được chọn là 12 × 30= 360. Nếu

trẻ được điều tra không đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia nghiên cứu thì bỏ

qua, nếu vì lí do nào đó số lượng trẻ của phường này ít hơn 90 thì tăng số

lượng điều tra của phường kia trên 90 trẻ sao cho cỡ mẫu đạt khoảng 300.

2.5.2.2. Cách điều tra

Mỗi nhà phỏng vấn trực tiếp người nuôi dưỡng trẻ từ 1-5 tuổi, theo

mẫu phiếu điều tra (KAP) đã được thiết lập sẵn (phụ lục) [24] để thu thập

các thông tin về các yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng của trẻ. Khi đi điều tra

mang theo dụng cụ đo và cân trẻ để tính chỉ số BMI và Z- Score (phụ lục).

Từ kết quả thu được xác định trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng hay đã

suy dinh dưỡng, xác định mối tương quan giữa tình trạng trẻ biếng ăn và

nguy cơ suy dinh dưỡng cũng như điều kiện kinh tế gia đình.

2.5.3. Phương pháp thực nghiệm

Xây dựng quy trình nuôi Quy bằng cách thiết kế chuồng nuôi hợp lí

Page 28: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

21

(tự thiết kế dựa vào đặc điểm sinh học của Quy) sao cho người nuôi thuận

lợi trong việc thu hoạch sản phẩm và khảo sát các chỉ tiêu nghiên cứu mà

không làm thất thoát Quy ra môi trường. Theo dõi và đánh giá các chỉ số về

điều kiện môi trường, thức ăn và khả năng cho sản phẩm của Quy.

2.5.4. Phân tích mẫu tại Labo

Phân tích thành phần và hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sản

phẩm quá trình tiêu hóa của Quy và có trong sản phẩm dinh dưỡng sau khi

phối hợp bằng phương pháp sắc kí lỏng khối phổ.

2.6. Xử lý số liệu

- Nhập và xử lý số liệu trên phần mềm EXCEL 2013.

- Lập các bảng, biểu đồ để trình bày kết quả nghiên cứu.

2.7. Đạo đức trong nghiên cứu

Những người tham gia, đối tượng điều tra là tự nguyện; nghiên cứu

này được thông báo cho chính quyền địa phương, không ảnh hưởng tới

truyền thống văn hóa, sức khỏe của người địa phương.

Page 29: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

22

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Thực trạng và nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em

3.1.1. Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em

3.1.1.1. Kết quả hồi cứu tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em Tây Nguyên

Bảng 1.Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại Tây Nguyên

Tỉnh

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

SDD

(%)

SDD thể

thấp còi (%)

SDD

(%)

SDD thể

thấp còi (%)

SDD

(%)

SDD thể

thấp còi (%)

Kon Tum 27,4 10,5 26,3 9,2 26,1 6,8

Gia Lai 25,4 9,0 24,3 8,5 24,8 7,1

Đắk Lắk 25,6 7,9 24,6 7,8 23,4 6,0

Đắc Nông 25,5 7,6 24,8 7,6 23,6 7,9

Lâm Đồng 15,1 10,5 14,6 9,2 13,1 6,8

Kết quả hồi cứu từ bảng 1 cho thấy, tỉ lệ SDD tại Gia Lai từ năm

2011- 2013 có giảm nhưng không đáng kể, trong đó, năm 2013, Gia Lai có

tỉ lệ SDD ở trẻ chiếm 24,8% cao hơn các tỉnh cùng khu vực chỉ thấp hơn

Kon Tum. Điều đó, cho thấy tỉnh ta cần quan tâm, chú trọng hơn về việc

xây dựng các giải pháp để giải quyết vấn đề này.

Hình 4.Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại Tây Nguyên

Từ kết quả hồi cứu của bảng 1, qua hình 5 cho thấy, trong 3 năm

2011, 2012, 2013 tại Gia Lai, tỉ lệ trẻ có dấu hiệu SDD khó phục hồi (thấp

còi) lần lượt là: 9%; 8,5%; 7,1%. Tác động giảm hàng năm không cao và

giảm rất chậm khi so sánh với tỉnh bạn như Kon Tum. Qua đó cho thấy,

mức độ nguy hại của SDD ở trẻ em tại Gia Lai là vấn đề cấp thiết. Cần lựa

Page 30: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

23

chọn giải pháp tối ưu để khắc phục hiện tượng SDD ở trẻ em nhằm đem lại

lợi ích chung cho toàn xã hội.

Hình 5.Tỉ lệ trẻ thấp còi tại Tây Nguyên

3.1.1.2.Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em vùng ven Pleiku tỉnh Gia Lai

Bảng 2. Tỉ lệ trẻ biếng ăn và trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng

TT Địa điểm Tổng số Số trẻ biếng ăn

(%)

Số trẻ có dấu hiệu SDD

(%)

1 Phường Hội Phú 56 42 75,0 11 19,6

2 Phường Yên Thế 44 33 75,0 9 20,5

3 Phường Trà Bá 98 72 73,5 20 20,4

4 Phường Thống Nhất 102 65 63,7 14 13,7

5 Tổng cộng 300 212 70,7 54 18,0

Từ bảng 2 cho thấy, trong số 300 trẻ (từ 1-5 tuổi) điều tra tại 4 điểm

nghiên cứu thì có 212 trẻ biếng ăn chiếm 71%, trong đó có 54 trẻ có dấu

hiệu SDD như nhẹ cân, chưa đủ chiều cao chiếm 18%. So với thống kê của

UNICEF[25] và kết quả hồi cứu (bảng 1) tỉ lệ trẻ SDD ở tỉnh Gia Lai năm

2013 bình quân là 24,8%. Tỉ lệ trẻ có dấu hiệu SDD tại điểm nghiên cứu

của chúng em thấp hơn, có thể phạm vi nghiên cứu còn hẹp và khu vực

nghiên cứu thuộc ngoại ô thành phố nên mức sống người dân cũng tương

đối hơn. Tuy nhiên, số trẻ lười ăn có nguy cơ suy dinh dưỡng lại rất cao.

Page 31: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

24

3.1.2. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng trẻ em tại tỉnh Gia Lai

3.1.2.1. Biếng ăn và nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ em

Bảng 3. Tỉ lệ trẻ biếng ăn, có nguy cơ suy dinh dưỡng

TT Địa điểm nghiên

cứu

Số trẻ biếng ăn có dấu

hiệu SDD (%)

Số trẻ không biếng ăn có dấu

hiệu SDD (%)

1 Tổ 12 (Hội Phú) 7 16,7 1 7,1

2 Tổ 9 (Yên Thế) 6 18,2 1 9,1

3 Tổ 10 (Trà Bá) 12 16,7 2 7,7

4 Tổ 7 (Thống Nhất) 13 20,0 2 5,4

5 Tổng cộng 38 71 6 29

Từ bảng 3 cho thấy, có 71% số trẻ biếng ăn có dấu hiệu SDD, còn trẻ

ăn bình thường có dấu hiệu SDD chiếm 29%. Như vậy, nếu ta loại trừ các

nguyên nhân khác thì có thể kết luận một trong những nguyên nhân chủ

yếu có nguy cơ cao gây SDD ở trẻ em là do cung cấp không đủ dưỡng chất

khi trẻ biếng ăn. Điều này có cùng kết quả với nghiên cứu của các tác giả

về dinh dưỡng [11],[17]: tỉ lệ trẻ SDD có nguyên nhân chủ yếu là do nhu

cầu dinh dưỡng hàng ngày không đáp ứng được và hầu hết do trẻ biếng ăn.

Hình 6. Tỉ lệ trẻ biếng ăn, có nguy cơ suy dinh dưỡng

3.1.2.2. Điều kiện kinh tế gia đình và nguy cơ SDD ở trẻ em

Thống kê bảng 4 cho thấy, trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng tập trung

ở những gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo (75,5%) nhiều hơn so với

những hộ gia đình có điều kiện kinh tế tốt hơn. Điều đó, có thể cho rằng vì

phải dành nhiều thời gian cho kiếm sống, mưu sinh nên các bà mẹ không

Page 32: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

25

có điều kiện để chăm sóc con nhỏ hoặc bữa ăn không đủ dưỡng chất hoặc

trẻ lười ăn nhưng chưa có giải pháp can thiệp hoặc không đủ điều kiện để

can thiệp… Do đó, dự án đặc biệt quan tâm đến những đối tượng này để

lựa chọn giải pháp hổ trợ tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Bảng 4. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng theo điều kiện kinh tế gia đình

TT Địa điểm

nghiên cứu

Trẻ có dấu hiệu SDD ở gia

đình có hoàn cảnh khó khăn

(%)

Trẻ có dấu hiệu SDD ở

gia đình có kinh tế tốt

(%)

1 Tổ 12 (Hội Phú) 86 14

2 Tổ 9 (Yên Thế) 72 28

3 Tổ 10 (Trà Bá) 85 15

4 Tổ 7 (Thống Nhất) 59 41

Chung 75,5 24,5

Hình 7.Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng theo điều kiện kinh tế gia đình

3.1.3. Giải pháp của phụ huynh về tình trạng biếng ăn ở trẻ

Con trẻ biếng ăn, các bà mẹ thường rất đau lòng khi thấy con đói và

chậm lớn nhưng có thể do hạn chế về kiến thức nuôi con hoặc do công việc

hoặc do kinh tế gia đình hạn hẹp nên chỉ có 3,15% số người mẹ tìm đến bác

sĩ hoặc chuyên gia để tư vấn và 22,3% người mẹ chọn các chế phẩm hỗ trợ.

Trong khi đó có đến 74,5% các bà mẹ không có tác động gì, mặc dù, hầu

hết họ đều mong muốn con trẻ ăn tốt hơn và mau lớn hơn.

Page 33: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

26

Bảng 5. Lựa chọn của bà mẹ khi trẻ biếng ăn

TT Địa điểm Số người mẹ sử dụng

chế phẩm DD (%)

Số bà mẹ tìm đến

chuyên gia (%)

Số bà mẹ không

tác động nào (%)

1 Tổ 12 (Hội Phú) 16,2 0 83,8

2 Tổ 9 (Yên Thế) 19,6 1,8 78,6

3 Tổ 10 (Trà Bá) 32 6 62

4 Tổ 7 (Thống Nhất) 21,5 4,8 73,7

Bình quân 22,3 3,15 74, 525

Từ những số liệu này, dự án của chúng em có cơ sở để xây dựng giải

pháp hỗ trợ nhóm trẻ biếng ăn có nguy cơ SDD bằng việc kết hợp tác động

các liệu pháp tâm lí và tạo ra chế phẩm từ thiên nhiên, có thể giúp các bé

không thu nhận được các chất có trong thức ăn bởi nhiều nguyên nhân khác

nhau, có thể bổ sung dưỡng chất có trong sản phẩm cho mau lớn nhưng lại

rất phù hợp với điều kiện khó khăn về kinh tế của các người mẹ nghèo.

Hình 8. Lựa chọn của bà mẹ khi trẻ biếng ăn

3.2. Nghiên cứu giải pháp hỗ trợ nhóm trẻ biếng ăn

Dự án dựa vào nguyên nhân biếng ăn ở trẻ để thiết kế nghiên cứu

giải pháp. Có nhiều giải pháp khác nhau để tác động hỗ trợ nhóm trẻ biếng

ăn giúp các bé ăn ngon hơn hoặc không còn biếng ăn hoặc bổ sung đủ

dưỡng chất cho mau lớn nhưng vì điều kiện thời gian và kiến thức có hạn

nên dự án của chúng em tập trung đến các giải pháp sau:

Page 34: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

27

3.2.1.Giải pháp tác động tâm lí

Theo khảo sát phần lớn trẻ biếng ăn do yếu tố tâm lí, nhóm nghiên

cứu quyết định thiết kế các liệu pháp tâm lí dưới dạng “tờ rơi” cung cấp

cho người nuôi dưỡng, nội dung là tài liệu dễ tìm hiểu cho mọi đối tượng

(phụ lục 4;2) liên quan đến liệu pháp tâm lí hỗ trợ các người mẹ có con trẻ

biếng ăn.

Trong số 212 trẻ biếng ăn thuộc 4 điểm nghiên cứu, thực hiện phỏng

vấn các bà mẹ về việc áp dụng các liệu pháp tâm lí tác động đến trẻ thì có

134 (63,21%) người mẹ quan tâm và đã có tác động; 78 (36,79%) người mẹ

không quan tâm hoặc cho rằng không đủ điều kiện để quan tâm. Thực hiện

phân phát tờ rơi có hướng dẫn chú thích cách tác động đến trẻ biếng ăn ở

các đối tượng trên cho kết qủa như sau:

Bảng 6. Hiệu quả liệu pháp tâm lí tác động cải thiện biếng ăn ở trẻ

TT Liệu pháp tâm lí được

lựa chọn

Mức độ cải thiện sự biếng ăn ở trẻ (người)

Phần lớn Một phần Không

1 1 trong số 6 liệu pháp 9 20 13

2 2-4 giải pháp thích hợp 15 19 15

3 Đủ cả 6 giải pháp 13 8 2

4 Không tác động 0 0 20

5 Hiệu quả 27,6% 39,1% 33,3%

Từ bảng 6 thấy, sử dụng 6 liệu pháp tâm lí (tạo phản xạ ngược cho

bé, thiết kế một cuộc thi ăn, không dùng thức ăn gây đầy bụng, cho bé tự

ăn, trò chơi liên quan đến nấu ăn, trang trí món ăn đẹp mắt) có 37/134 trẻ

(chiếm 27,6 %) đã cải thiện tình trạng biếng ăn, 47/134 trẻ (chiếm 39,1%)

có cải thiện phần nào tình trạng biếng ăn. Trong khi đó có đến 33,3% số trẻ

không có phản ứng gì với các liệu pháp này. Có thể người mẹ chưa tác

động tích cực hoặc trẻ biếng ăn do các nguyên nhân khác nên tác động của

liệu pháp tâm lí vẫn chưa đạt hiệu quả cao trong việc giúp trẻ ăn ngon.

Từ cơ sở trên cho thấy, nếu trong trường hợp người mẹ đã sử dụng

Page 35: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

28

tác động của liệu pháp tâm lí hoặc các giải pháp khác mà trẻ vẫn còn biếng

ăn nghĩa là trong một khoảng thời gian nhất định mà trẻ không ăn đủ lượng

thức ăn cần thiết cho quá trình sinh trưởng cả về thể chất và trí tuệ thì giải

pháp sử dụng một chế phẩm dinh dưỡng hoàn hảo, đặc trưng cho trẻ biếng

ăn (chỉ cần một lượng nhỏ nhưng đầy đủ các dưỡng chất) là giải pháp cần

được quan tâm hơn cả.

3.2.2.Giải pháp tạo chế phẩm dinh dưỡng hoàn hảo

Từ kết quả trên cho thấy, trong số 212 trẻ biếng ăn so với 300 trẻ

nghiên cứu tại vùng ven thành phố Pleiku thì có đến 128/212 (chiếm

60,2%) trẻ có người nuôi dưỡng không đủ điều kiện để hỗ trợ; người mẹ

không có điều kiện để tác động tâm lí hoặc mẹ của bé tác động không có

hiệu quả và chỉ có 25,5% số người mẹ tìm đến chuyên gia hoặc bác sĩ để hỗ

trợ con trẻ biếng ăn. Vì phạm vi nghiên cứu chưa thể mở rộng hơn nên

chúng em chưa có điều kiện để nghiên cứu sâu hơn nhưng chúng em vẫn

tin tưởng rằng sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo mà dự án đang hướng đến sẽ

đựơc hưởng ứng ở nhiều người mẹ có con trẻ biếng ăn vì sản phẩm vô cùng

tiện lợi và hiệu quả.

3.2.2.1. Tạo nguồn nguyên liệu cho sản phẩm dinh dưỡng

Tìm giải pháp hỗ trợ trẻ có nguy cơ SDD do biếng ăn là mục tiêu

chính mà dự án đã vạch ra. Để đạt được điều đó, dự án tiến hành thiết kế

các chuồng nuôi Quy trong quy trình tìm kiếm nguồn nguyên liệu cho sản

phẩm mà chúng em mong muốn.

Hình 9. Mô hình các chuồng nuôi Quy trong thực nghiệm

Page 36: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

29

3.2.2.2. Thiết kế mô hình nuôi Quy hợp lí

- Theo nguyên tắc

+ Chuồng nuôi thích hợp để Quy sinh trưởng phát triển;

+ Chuồng nuôi tiện lợi để người nuôi quan sát, thu sản phẩm;

+ Đặc biệt, chuồng nuôi tạo mô hình khép kín không để Quy thất

thoát ra ngoài môi trường.

Hình 10. Mô hình một chuồng nuôi Quy trong thực nghiệm

- Thiết kế chuồng nuôi Quy thành 2 tầng

+ Tầng trên cố định cho thức ăn và Quy sinh sống. Tầng này cách

nắp đậy khoảng 15cm, được đậy kín sau khi đã cố định lượng thức ăn và số

lượng Quy trưởng thành. Nắp đậy này có bọc một phần 2 lớp mắt lưới đan

chéo nhau tạo các lỗ hổng đảm bảo không khí lưu thông nhưng kích thước

lỗ hổng nhỏ hơn kích thước cơ thể Quy (<3mm2). Để đảm bảo hơn giữa 2

lớp lưới sắt cho vào tấm giấy lưới có tẩm hoá chất diệt côn trùng đã qua xử

lí để tránh rơi vào sản phẩm khi thu hoạch. Đáy của tầng trên là lưới sắt có

nhiều lỗ hổng nhỏ sao cho thức ăn của Quy, trứng Quy, con Quy trưởng

thành không thể chui qua lọt nhưng sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy có

thể đi qua và rơi vào tầng dưới.

Page 37: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

30

Hình 11. Thiết kế tầng trên chuồng nuôi Quy

Hình 12. Thiết kế phần nắp đậy của chuồng nuôi Quy

+Tầng dưới là tầng cách mặt đáy khoảng 3cm, cách tầng trên khoảng

10 cm, đáy tầng dưới thiết kế kín để đựng chất thải của Quy. Để tiện lợi khi

thu sản phẩm, tầng này có thể di động ra vào chuồng nuôi theo ý muốn của

người nuôi và lúc thu sản phẩm không tạo điều kiện cho Quy thất thoát ra

ngoài môi trường.

Hình 13. Thiết kế tầng dưới của chuồng nuôi Quy

Page 38: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

31

+ Mặt hông chuồng nuôi cũng thiết kế lưới sắt kép như mặt trên với

mục đích thoáng khí và tăng độ ẩm khi xử lí.

Hình 14. Thiết kế mặt hông của chuồng nuôi Quy

-Tiêu huỷ Quy sau khi đã hoàn thành quy trình nuôi

+ Nhờ phần nắp thiết kế có thể quan sát được nên khi nguồn thức ăn

đã cạn là lúc phải kết thúc quá trình thu hoạch và tiêu huỷ Quy (nếu nguời

nuôi không muốn nuôi tiếp).

+ Vào lúc nắng gắt (12 giờ trưa) mang chuồng nuôi để trực tiếp dưới

ánh sáng mặt trời trong 2 giờ. Sau đó tiếp tục mở nắp chuồng nuôi trong

một giờ thì toàn bộ cả trứng, ấu trùng và Quy trưởng thành đều bị chết.

- Thiết kế thùng nuôi tiết kiệm

+ Để tận dụng được vật liệu có sẵn tại địa phương và hạ giá thành

sản phẩm, chúng em chọn chuồng nuôi là xô nhựa chiều cao khoảng 50 cm,

đường kính mặt trên khoảng 25 cm, tận dụng thau nhựa để thiết kế tầng

trên. Các tấm lưới kẽm công nghiệp có lỗ nhỏ khoảng 2mm2 thiết kế nên

các ô thông khí ở phần nắp đậy và phần hông của chuồng.

+ Với thiết kế trên, mỗi chuồng nuôi chi phí khoảng <50.000 VNĐ.

- Quy trình nuôi Quy khoa học hợp lí

Mục tiêu của chúng em là đánh giá được loại thức ăn, điều kiện

nhiệt độ, độ ẩm nào Quy cho sản phẩm thải tiêu hoá nhiều nhất. Để đạt

Page 39: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

32

được mục tiêu trên chúng em thiết kế thực nghiệm như sau:

+ Đánh giá loại thức ăn: Với 7 loại thức ăn khác nhau gồm: Đậu

xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng, đậu nành, đậu săng, bắp ngô. Mỗi mẫu

thực nghiệm với trọng lượng khoảng 1 kilogam (kg), chia đều vào 4

chuồng nuôi (mỗi chuồng 250 gam). Chúng em đặt các chuồng nuôi mỗi

loại ở các địa điểm có điều kiện môi trường khác nhau, sau đó theo dõi

định kì ghi chép các thông số cần thiết. Dùng cân tiểu li để xác định trọng

lượng sản phẩm thu được từ mỗi chuồng nuôi.

+ Đánh giá điều kiện nhiệt độ, độ ẩm môi trường: Vì điều kiện

thiết bị thực nghiệm thiếu thốn và để tiết kiệm chi phí nên chúng em tiến

hành thực nghiệm bằng cách tận dụng các điều kiện tự nhiên: Đặt mỗi địa

điểm với 7 chuồng nuôi ở 4 vị trí khác nhau (có 4 ×7 = 28 chuồng nuôi) để

xác định các điều kiện thuận lợi với khả năng cho sản phẩm quá trình tiêu

hóa của Quy. Mỗi địa điểm có đặt máy đo độ ẩm, nhiệt độ phòng, đèn cao

áp và máy phun sương.

(+) Địa điểm 1: Phòng có ánh sáng mặt trời chiếu vào, ở tầng lầu,

nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Khi nào nhiệt chưa đảm bảo hoặc có mưa chúng

em dùng đèn cao áp để duy trì nhiệt độ.

(+) Địa điểm 2: Phòng không có ánh sáng mặt trời chiếu vào, ở tầng

lầu, nhiệt độ trung bình, độ ẩm thấp. Khi nào có nắng nóng chúng em phun

hơi nước, dùng bọc các thùng giấy che tường để duy trì điều kiện.

(+) Địa điểm 3: Phòng có ánh sáng mặt trời chiếu vào, ở tầng trệt,

nhiệt độ và độ ẩm cao. Khi nào nhiệt chưa đảm bảo hoặc có mưa chúng em

dùng đèn cao áp để duy trì nhiệt độ. Khi nào có nắng nóng chúng em phun

hơi nước (phun sương) thường xuyên xung quanh tường để duy trì ẩm độ.

(+) Địa điểm 4: Phòng không có ánh sáng mặt trời chiếu vào, ở tầng

trệt, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao. Khi nào có nắng nóng chúng em phun

hơi nước thường xuyên xung quanh tường để duy trì ẩm độ.

+ Chúng em theo dõi định kì và ghi chép các thông số cần thiết,

trong suốt quá trình thực nghiệm chúng em luôn duy trì các điều kiện môi

Page 40: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

33

trường trong khoảng thích hợp như đã thiết kế ban đầu.

- Kết quả thu được chúng em đã sử dụng các thông số để thiết kế

thành bảng và thống kê số liệu để bàn luận theo các mục đích đã định trước.

3.2.2.3. Loại thức ăn phù hợp với Quy

Bảng 7. Lượng sản phẩm thu được từ các mẫu thực nghiệm

TT Loại thức ăn (kg) Thời gian nuôi Lượng sản phẩm thu được

từ quá trình tiêu hóa của

Quy

1 Đậu xanh (1 kilogam) 2 tháng 179g

2 Đậu đỏ (1 kilogam) 2 tháng 167g

3 Đậu trắng (1 kilogam) 2 tháng 158g

4 Đậu đen (1 kilogam) 2 tháng 170g

5 Đậu nành (1 kilogam) 2 tháng 0g

6 Đậu săng (1 kilogam) 2 tháng 0g

7 Ngô (1 kilogam) 2 tháng 189g

Từ bảng 7 cho thấy, ở 7 mẫu thức ăn trong suốt quá trình thực

nghiệm, 2 mẫu đậu săng và đậu nành không có sản phẩm quá trình tiêu hóa

tạo ra, Quy không sinh trưởng được trong chuồng nuôi khi cho ăn 2 loại

thức ăn trên ở cả 4 địa điểm thực nghiệm. Chứng tỏ, loài Quy không hoặc ít

sử dụng 2 loại hạt này làm thức ăn nên trong quá trình nuôi Quy không nên

sử dụng 2 loại đậu này.

Kết quả bảng 7 cũng cho thấy, trong 5 mẫu thức ăn còn lại (gồm Ngô,

đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng) thì ngô là loại thức ăn Quy cho sản

phẩm thải tiêu hoá nhiều nhất (189 gam), đậu xanh là loại thức ăn thứ 2 cho

sản phẩm thải cao (179 gam). Sau đó là đậu đen, đậu đỏ và đậu trắng mức

độ cho sản phẩm quá trình tiêu hóa lần lượt là 170 gam, 167 gam và 158

gam khi cung cấp 1kilogam thức ăn mỗi loại.

3.2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cho sản phẩm của Quy

Kết quả thông kê từ bảng 8 cho thấy, ở điều kiện nhiệt độ là 29oC,

ẩm độ là 89% Quy tạo chất thải nhiều nhất. Kết quả này phù hợp với

khoảng giới hạn chịu đựng của Quy về sự sinh trưởng và phát triển ở

Page 41: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

34

những nghiên cứu trước đây [2]. Theo kiến thức đã học ở bài Tiêu hoá,

(sách giáo khoa lớp 11) chúng em vận dụng để suy luận rằng, ở điều kiện

này là điểm thuận lợi cho Quy sinh sản nên tăng tốc độ chuyển hoá vật chất

làm tăng khả năng tạo sản phẩm tiêu hoá.

Bảng 8.Tác động của nhiệt độ, ẩm độ đến khả năng tạo SPTH của Quy

TT Địa điểm Nhiệt độ (oC) Ẩm độ (%) Lượng sản phẩm

1 Địa điểm 1 31 68 82 gam/tháng

2 Địa điểm 2 29 74 89 gam/tháng

3 Địa điểm 3 29 89 128 gam/tháng

4 Địa điểm 4 28 85 119 gam/tháng

Trung bình 29,5 79,75 104,5gam/tháng

Ngoài ra, sự tương quan giữa nhiệt độ và độ ẩm trong quá trình sinh

trưởng và tạo SPTH của Quy cũng được thể hiện, khi nhiệt độ cao, độ ẩm

thấp hoặc ngược lại lượng SPTT tạo ra cũng không nhiều.

3.2.2.5. Các chất trong sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy

Sau khi nuôi Quy theo quy trình, chúng em thu được 5/7 mẫu thực

nghiệm và gửi vào Labo phân tích (các kĩ thuật viên và dược sĩ tại Labo hỗ

trợ thực hiện theo yêu cầu của dự án) (phụ lục 5). Để khách quan, khi gửi

mẫu chúng em đặt kí hiệu theo thứ tự mẫu 1 (SPTH của Quy có thức ăn từ

đậu xanh), mẫu 2 (SPTH của Quy có thức ăn từ ngô), mẫu 3 (SPTH của

Quy có thức ăn từ đậu trắng) mẫu 4 (SPTH của Quy có thức ăn từ đậu đen),

mẫu 5 (SPTH của Quy có thức ăn từ đậu đỏ), như hình 15, với mục đích

người thực hiện xử lí không biết trước nguồn gốc mẫu nên sẽ trung thực

khi cho ra kết quả.

Hình 15. Các lọ sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy phân tích ở Labo

Page 42: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

35

-Thành phần các chất dinh dưỡng có trong SPTH của Quy

Bảng 9. Kết quả thành phần các chất trong sản phẩm tiêu hóa của Quy

TT Thành phần a.a

(trong 100g)

Hàm lượng amino acid (gam)

Mẫu 1

Đậu Xanh

Mẫu 2

Ngô

Mẫu 3

Đậu Trắng

Mẫu 4

Đậu Đen

Mẫu 5

Đậu Đỏ

1 Alanine 0,85 0,81 1,02 1,49 1,01

2 Glycine 1,28 0,64 1,05 1,57 1,84

3 Valine 0,99 0,57 1,04 1,22 1,24

4 Leucine 1,94 1,28 1,93 2,14 2,34

5 Isoleucine 0,95 0,37 1,17 1,09 1,21

6 Threonine 0,45 0,44 0,46 0,63 0,67

7 Serine 0,79 0,64 0,68 0,78 0,97

8 Proline 0,77 1,05 0,79 1,31 1,06

9 Aspartic acid 2,21 0,76 2,60 3,13 2,31

10 Methionine 0,21 0,06 0,04 0,17 0,29

11 Hydroxyproline 0,09 0,26 0,09 0,08 0,07

12 Glutamic acid 4,36 1,70 4,88 6,80 4,33

13 Phenylalanine 1,45 0,56 1,17 1,41 1,79

14 Lysine 1,97 0,51 2,35 2,22 2,14

15 Histidine 0,80 0,49 0,81 0,92 1,09

16 Tyrosine 1,17 0,45 0,98 1,13 1,49

17 Cystine 0,09 0,11 0,09 0,13 0,11

18 Cysteine 0,18 0,05 0,24 0,04 0,10

19 Tryptophan 0,12 0,02 0,15 0,16 0,16

20 Arginine 1,24 0,48 1,73 2,56 1,15

Tổng 21,91 11,25 23,27 28,98 25,37

Qua kết quả bảng 9 (phụ lục 5) thấy rõ, trong thành phần sản phẩm

quá trình tiêu hóa của Quy có 20 loại amino acid (aa) khác nhau với đầy đủ

10 amino acid thiết yếu cần thiết cho sự phát triển của cơ thể trẻ. Ở nội

dung bài học số 5 (sách giáo khoa Sinh học lớp 10) chúng em được biết,

trong thành phần chất sống có khoảng 20 amino acid và gần như chưa có

loại thức ăn nào chứa đầy đủ các loại aa cần cho sự tổng hợp đầy đủ chất

sống trong tế bào [Sinh học lớp 10]. Cho nên, trong khẩu phần ăn của mỗi

người hàng ngày cần phải biết phối hợp đa dạng loại thức ăn. Nếu vậy thì

sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy là một sản phẩm vô cùng tuyệt vời

cho dinh dưỡng của con người.

Page 43: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

36

Loại SPTH của Quy chứa hàm lượng amino acid nhiều nhất thu được

từ chuồng nuôi có thức ăn là đậu đen (28,98 gam/ 100 gam mẫu); tiếp đến

mẫu SPTH thu được từ thức ăn là đậu đỏ cho hàm lượng amino acid cao

(25,37 gam/100gam), lượng amino acid thấp nhất là mẫu SPTH từ ngô

(11,25gam/100gam). Mặc dù, khi thu hoạch từ chuồng nuôi, lượng SPTH

của Quy tạo ra từ mẫu (Ngô) này là cao nhất. Trên cơ sở giá thành nguyên

liệu ban đầu chúng em thấy rằng nên nuôi Quy bằng thức ăn là đậu đỏ và

đậu đen là tốt nhất, vì, các loại thức ăn là đậu đỏ, đậu đen và ngô giá trị

khoảng 25.000-30.000 đồng/1kg. Mức độ chênh lệch về giá thành của mỗi

loại không cao nhưng tỉ lệ amino acid thu được lại có mức chênh lệch cao

hơn nhiều kể cả giá trị về kinh tế lẫn giá trị khoa học. Điều này khác với

các nghiên cứu trước đây [6] là sử dụng bỏng Ngô, gạo để nuôi Quy.

-Thành phần amino acid thiết yếu có trong SPTH của Quy

Bảng 10. Kết quả thành phần amino acid thiết yếu trong SPTH của Quy

TT Thành phần a.a thiết yếu

(trong 100g)

Hàm lượng amino acid thiết yếu (gam)

Mẫu 1

Đậu Xanh

Mẫu 2

Ngô

Mẫu 3

Đậu Trắng

Mẫu 4

Đậu Đen

Mẫu 5

Đậu Đỏ

1 Valine 0,99 0,57 1,04 1,22 1,24

2 Leucine 1,94 1,28 1,93 2,14 2,34

3 Isoleucine 0,95 0,37 1,17 1,09 1,21

4 Threonine 0,45 0,44 0,46 0,63 0,67

5 Methionine 0,21 0,06 0,04 0,17 0,29

6 Phenylalanine 1,45 0,56 1,17 1,41 1,79

7 Lysine 1,97 0,51 2,35 2,22 2,14

8 Histidine 0,80 0,49 0,81 0,92 1,09

9 Tryptophan 0,12 0,02 0,15 0,16 0,16

10 Arginine 1,24 0,48 1,73 2,56 1,15

Tổng 10,11 4,78 10,85 12,51 12,08

Theo kết quả của bảng 10 (phụ lục 5), ở các mẫu SPTH của Quy

trong dự án có 10 aa thiết yếu (gồm Arginin, Histidin, Lysin, Isoleucin,

Leucin, Valin, Threonin, Tryptophan, Methionin, Phenylalanin) rất cần

thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ. So với nghiên cứu của các tác giả trong

ghi chép của GS. Đỗ Tất Lợi thì sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy có 9

Page 44: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

37

aa (gồm Arginin, Histidin, Isoleucin, Leucin, Lysin, Methionin,

Phenylalanin, Threonin, Valin, không có Tryptophan )[6]. Như vậy, trong

nghiên cứu của chúng em khi sử dụng 4 loại đậu và Ngô làm thức ăn cho

Quy thì trong sản phẩm thải của Quy đều chứa loại aa này. Mặt khác, so

sánh với cách nuôi truyền thống mà các nhà thuốc Đông Y hiện đang dùng

làm thức ăn nuôi Quy là bỏng ngô thì trong nghiên cứu của chúng em hoàn

toàn khác. Từ những phân tích trên chứng tỏ, chỉ riêng sản phẩm quá trình

tiêu hóa của Quy trong thực nghiệm của chúng em đã có giá trị dinh dưỡng

(các amino acid thiết yếu) cao hơn gần gấp ba lần (12,51 gam) so với sản

phẩm có nguồn gốc cùng loại (4,78 gam) đang có trên thị trường, chưa kể

đến những phối hợp với các nguồn nguyên liệu khác để tạo nên sản phẩm

dinh dưỡng hoàn hảo theo mục đích nghiên cứu của dự án. Điều này thể

hiện rằng, kết quả nghiên cứu đã rất có giá trị cả về mặt khoa học, kinh tế

xã hội từ những phân tích trên của chúng em.

Hình 16. Kết quả thành phần amino acid thiết yếu trong SPTH của Quy

Theo đó, chúng em cũng thấy rằng lượng amino acid thiết yếu nhiều

nhất thu được ở mẫu sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy có nguồn thức ăn

từ đậu đen, tiếp đến là đậu đỏ. Như vậy, quyết định chọn loại thức ăn tốt

nhất trong quy trình nuôi Quy thu nguồn nguyên liệu cho sản phẩm dinh

dưỡng của chúng em là hai loại đậu này. Cũng có một số ý kiến cho rằng,

sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy nuôi từ thức ăn là Ngô cho năng suất

cao nhất nhưng vì có hàm lượng amino acid thấp nhất nên có thể dùng tăng

Page 45: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

38

liều vẫn đảm bảo được. Điều này, rất không khả thi vì đối tượng chúng em

hướng đến là trẻ biếng ăn nên khả năng thu nhận thức ăn là rất ít, do vậy

sản phẩm của dự án cung cấp cho trẻ với mục đích ít về số lượng nhưng

cao về chất lượng dinh dưỡng là tốt nhất. Hơn nữa, theo hiểu biết của

chúng em, các chế phẩm dinh dưỡng càng ít chất thô thì càng có giá trị. Do

vậy, lựa chọn thức ăn nuôi Quy để thu nguyên liệu cho sản phẩm từ đậu

đen và đậu đỏ vẫn là quyết định cuối cùng của dự án.

-Thành phần các chất độc hại có trong SPTH của Quy

Để có cơ sở khoa học sử dụng nguồn nguyên liệu cho sản phẩm của

dự án và hơn hết là giảm bớt chi phí trong quá trình phân tích mẫu, tìm hiểu

kiến thức hoá học lớp 10 [Sách Hoá học 10], chúng em được biết rằng các

chất như Chì (Pb), Asen (As), Cadimi (Cd), Thuỷ ngân (Hg)… là những

chất rất độc hại cho sức khoẻ con người (phụ lục 6). Cũng theo quy định

của bộ Y tế (QCVN 8-2:2011/BYT), khi kiểm định chất lượng thực phẩm

cũng trên tiêu chí kiểm tra số lượng và thành phần các chất như: Pb, As, Cd,

Hg, Sn, MeHg. Vì vậy, để xác định trong sản phẩm quá trình tiêu hoá của

Quy có chất độc hại hay không chúng em đã chọn bốn chỉ tiêu sau đây để

gửi mẫu phân tích tại Labo (phụ lục 6).

Bảng 11. Kết quả các chất có hại trong SPTH của Quy

TT Chỉ

tiêu Phương pháp thử Đơn vị

Mức quy

định Kết quả

01 Pb TK AOAC 965.09 mg/kg 0,025 Không phát hiện

(LOD=0,002)

02 As TK AOAC 965.09 mg/kg 0,015 Không phát hiện

(LOD=0,002)

03 Cd TK AOAC 965.09 mg/kg 0,007 Không phát hiện

(LOD=0,002)

04 Hg AOAC 965.09 (2011) mg/kg 0,005 Không phát hiện

(LOD=0,3)

Kết quả từ bảng 11 thấy, so với mức quy định của Bộ Y tế về độ an

toàn trong thực phẩm thì cả 4 chất trên đều không phát hiện có tồn tại trong

SPTH của con Quy. Như vậy, qua khảo sát bước đầu có thể có niềm tin

rằng nguồn nguyên liệu mà dự án tự tạo ra đảm bảo về tiêu chuẩn chất

Page 46: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

39

lượng nên sẽ an toàn cho người sử dụng.

3.2.2. Tạo sản phẩm dinh dưỡng

Để tạo sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ, dự án căn cứ vào nhu cầu về

thành phần các dưỡng chất [8],[15],[18] cần thiết cung cấp cho trẻ thích

hợp ở mỗi lứa tuổi. Những thành phần dưỡng chất trong sản phẩm tạo ra

mà chúng em quan tâm là:

-Các amino acid thiết yếu và không thiết yếu có chủ yếu trong sản

phẩm quá trình tiêu hóa của Quy và một số trong phấn hoa (cần thiết để

tổng hợp protein tế bào, giúp trẻ tạo mô để tăng chiều cao, trọng lượng cơ

thể…). Vì đối tượng mà chúng em hướng đến là trẻ biếng ăn, khả năng thu

nhận thức ăn rất kém nên tất cả các loại amino acid đều cần thiết cho dinh

dưỡng của cơ thể trẻ.

-Các vi chất có chủ yếu trong phấn hoa và mật ong (nguyên tố vi

lượng hoặc đa lượng, cần thiết cho hoạt tính của enzim, điều hoà hoạt động

xúc tác; điều hoà sự trao đổi chất và chuyển hoá vật chất trong tế bào giúp

trẻ có khả năng đề kháng bệnh tật, kích thích sự thèm ăn…)…

-Các đường đơn dễ hấp thu như glucôzơ, fructozơ là thành phần chủ

yếu trong mật ong để bổ sung năng lượng cho cơ thể trẻ giúp tăng cường

khả năng hấp thu các amino acid...

-Từ cơ sở trên, chúng em sử dụng SPTH của Quy chứa hàm lượng

amino acid thiết yếu cao nhất (thu được từ chuồng nuôi có thức ăn từ đậu

đỏ và đậu đen), là sản phẩm mà dự án tự tạo ra đã qua phân tích mẫu để

xác định giá trị thực phẩm; phấn hoa cây cửu lý hương, cây thùy dương và

mật ong (hai loại sản phẩm mà chúng em được cung cấp tại cơ sở sản xuất

mật ong và phấn hoa trên địa bàn tỉnh Gia Lai).

Từ nguồn nguyên liệu trên, dự án thiết kế 2 loại sản phẩm: Dạng sản

phẩm dinh dưỡng chưa phối hợp (là các loại nguyên liệu đã qua xử lí, bảo

quản trong lọ riêng để người sử dụng phối hợp theo liều chỉ định), và dạng

sản phẩm đã phối hợp (dùng các nguyên liệu đã qua xử lí phối hợp theo tỉ

Page 47: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

40

lệ khoa học, sản phẩm này phải qua kiểm định nên giá trị thành phẩm vừa

cao, vừa tiện lợi cho người sử dụng) trong nghiên cứu của mình.

3.2.2.1. Sản phẩm dinh dưỡng chưa phối hợp

(1) Sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy sau khi thu hoạch được ở

chuồng nuôi (có thức ăn là đậu đỏ và đậu đen) đem sấy khô ở nhiệt độ

khoảng 70oC - 80oC (tránh tác động nhiệt cao), xử lí tia cực tím tiệt trùng.

Sản phẩm có mùi thơm dễ chịu đem bảo quản trong lọ thuỷ tinh kín có

nhãn ghi chú thích cẩn thận về liều dùng, số lần dùng trong ngày, cách

dùng. Mỗi lọ cung cấp một thìa nhựa nhỏ có thể tích lòng thìa có thể đong

được bằng liều lượng của liều dùng. Hoặc sản phẩm quá trình tiêu hóa của

Quy đã qua xử lí cho vào viên nang rồi đóng hộp... Số lượng viên nang cần

dùng mỗi lần sẽ được ghi chú rõ trên thành hộp.

(2) Phấn hoa chúng em đem hong khô rồi xứ lí bằng máy tán cho vỡ

cấu trúc tế bào, xử lí tia cực tím để tiệt trùng. Sản phẩm thu được là loại bột

mịn, có mùi thơm dễ chịu đem bảo quản trong lọ thuỷ tinh kín có nhãn ghi

chú thích cẩn thận về liều dùng, số lần dùng trong ngày, cách dùng. Mỗi lọ

cung cấp một thìa nhựa nhỏ có thể tích lòng thìa có thể đong được bằng

liều lượng của liều dùng, hoặc cho vào viên nang rồi đóng hộp. Số lượng

viên nang cần dùng mỗi lần sẽ được ghi chú rõ trên thành hộp.

(3) Mật ong cho vào chai đóng kín bằng nắp, khi dùng phối hợp với

hai sản phẩm (1) và (2) trên theo liều chỉ định ghi sẵn trên bao bì.

Mục đích của việc cung cấp loại sản phẩm này của dự án tập trung

cho các đối tượng là những người mẹ có hiểu biết về dinh dưỡng sẽ điều

phối thích hợp lượng dinh dưỡng trong khẩu phần của con trẻ biếng ăn khi

biết con họ cần cung cấp thêm loại dưỡng chất nào với liều dùng bao nhiêu

nếu họ căn cứ vào chú thích liều dùng trên bao bì sản phẩm. Ưu điểm thứ 2

của sản phẩm là bảo toàn được chất dinh dưỡng sẽ rất dễ bị mất trong quy

trình phối chất ở sản phẩm đã phối hợp.

3.2.2.2. Sản phẩm dinh dưỡng đã phối hợp

Page 48: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

41

Trên cơ sở khoa học về tỉ lệ các dưỡng chất [12],[18] cần thiết cho

cơ thể trẻ chúng em lên kế hoạch thực hiện việc phối hợp 3 thành phần: Sản

phẩm quá trình tiêu hóa của Quy, phấn hoa và mật ong để tạo viên dinh

dưỡng với tỉ lệ thích hợp. Dược sĩ sẽ hỗ trợ và tư vấn tỉ lệ phối các nguyên

liệu trên và quy trình tạo sản phẩm, kết quả có thể tạo thành dạng Cốm

hoặc viên lăn bột đường tẩm màu thực phẩm (dạng kẹo ngậm mà trẻ em rất

thích) …đem bảo quản trong lọ thuỷ tinh kín sau khi đã xử lí tia cực tím để

tiệt trùng, trên thành lọ có nhãn ghi chú thích cẩn thận về liều dùng, số lần

dùng trong ngày, cách dùng, hiệu quả sử dụng. Theo dự đoán của chúng em

loại sản phẩm này sau khi thành phẩm có thể mất một số Vitamin và làm

giảm một số chất khác do quy trình tạo sản phẩm có xử lí một số tác nhân

Vật lí nhưng ưu điểm của sản phẩm là tiện lợi cho các người mẹ có ít hiểu

biết về dinh dưỡng; các bà mẹ bận rộn vì công việc. Hơn nữa sản phẩm có

sự cân đối tỉ lệ các chất nhờ sự phối hợp theo công thức của Dược sĩ.

Trên cơ sở kế hoạch của dự án, dược sĩ giúp dự án tạo nhiều mẫu

cùng nguyên liệu nhưng có tỉ lệ thành phần khác nhau, gửi mẫu thực

nghiệm trên động vật tại Labo. Sau khi có kết quả, sẽ chuyển mẫu đến cơ

quan thẩm định của Bộ Y tế để được cấp phép lưu hành sản phẩm.

3.3. Tác động của sản phẩm

Sau khi đã có kết luận về hiệu quả của sản phẩm và được cấp phép

lưu hành, chúng em sẽ tiến hành khảo sát ở trẻ tại 4 địa điểm có các đối

tượng đã nghiên cứu về dinh dưỡng ở các vùng ven thành phố Pleiku trước

đây để đánh giá tác dụng của sản phẩm và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Có

thể chúng em sẽ mở rộng địa bàn nghiên cứu của dự án nếu có điều kiện.

Khi đã có kết quả chắc chắn, chúng em tiến hành đưa sản phẩm ra thị

trường để khảo sát. Liên kết với doanh nghiệp hỗ trợ vốn đầu tư để được

sản xuất hàng loạt cung ứng cho thị trường theo nhu cầu của người sử dụng.

3.3.1. Tác động của sản phẩm đến trẻ em và người mẹ

3.3.1.1. Chất lượng của sản phẩm-niềm hi vọng của trẻ biếng ăn

Để kiểm tra hàm lượng chất dinh dưỡng trong sản phẩm mà dự án

Page 49: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

42

tạo ra chúng em được sự hỗ trợ của Dược sĩ thực hiện quy trình tạo Cốm

với 3 loại nguyên liệu đã nêu theo một tỉ lệ hợp lí khoa học đối với dinh

dưỡng của trẻ em. Theo lí thuyết (bảng 12), chúng em có kế hoạch kiểm tra

tất cả các chất dinh dưỡng đã thống kê nhưng do chi phí thực nghiệm quá

nhiều nên chúng em chỉ đưa ra 22 chỉ tiêu gồm 10 amino acid thiết yếu, 7

vitamin và 5 nguyên tố khoáng (phụ lục 7).

Bảng 12.Khảo sát thành phần các chất của sản phẩm trước khi phân tích tại Lab TT Nguyên

liệu Thành phần dưỡng chất sử dụng cho sản phẩm

Protein Glucid Vitamin Khoáng chất Chất khác

1 SPTH

của Quy

20 amino

acid

Tỉ lệ

thấp

Tỉ lệ thấp Tỉ lệ thấp Chất xơ

2 Phấn hoa Tỉ lệ

thấp

Tỉ lệ

thấp

B1, B2, B3,

B6, C, A, D,

E, P, K…

K, P,Mg, Ca,

S, Cu, Fe, Zn,

Mn, Ti, Ni, Si..

Các loại men và

các chất có hoạt

tính sinh học

3 Mật ong Tỉ lệ

thấp

Glucôzơ,

fructozo

B2,B3,B5,B6,

B9, C…

Ca, Na,P, Mg

Fe, Zn…

Các chất

bios,xanthophyll

Phân tích Labo (phụ lục 7), trong Cốm dinh dưỡng của dự án có đầy

đủ thành phần 10 amino acid thiết yếu, 4 loại vitamin và 5 nguyên tố

khoáng (bảng13).Như vậy, kết quả thu được có 19/22 chỉ tiêu đặt ra trong

đó không phát hiện 3 chỉ tiêu là vitamin C, vitamin D và Vitamin B2.

Bảng 13. Kết quả phân tích chất dinh dưỡng trong sản phẩm của dự án

TT Thành phần các

chất (Dạng Cốm)

Hàm lượng

(g/100g)

TT Thành phần các

chất (Dạng Cốm)

Hàm lượng

1 Tryptophan 0.18 11 Vitamin A 0.15 mg/100g

2 Arginine 0.55 12 Vitamin B1 0.81 mg/100g

3 Valine 0.31 13 Vitamin B3 1.18 mg/100g

4 Leucine 0.44 14 Vitamin B6 0.741.18 mg/100g

5 Isoleucine 0.16 15 Kẽm 29.01.18 mg/kg

6 Threonine 0.12 16 Canxi 7221.18 mg/kg

7 Methionine 0.21 17 Sắt 1321.18 mg/kg

8 Phenylalanine 0.22 18 Mangan 25.01.18 mg/kg

9 Lysine 0.53 19 Kali 108961.18 mg/kg

10 Histidine 0.28

Page 50: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

43

Theo thống kê ở bảng 12, trong 100 gam mật ong mà dự án sử dụng

làm nguyên liệu phối hợp tạo sản phẩm có hàm lượng Vitamin C là 0,5 mg,

Vitamin B2 là 0,038 mg [43],[52],[53], trong phấn hoa cũng có Vitamin D,

Vitamin B2 [52] nhưng khi phân tích không phát hiện được. Điều này đã

tạo nên trong suy nghĩ của chúng em rằng: Có thể 2 loại nguyên liệu này

(phấn hoa và mật ong) là sản phẩm thu nhận từ thị trường nên chất lượng

không đảm bảo hoặc trong quá trình tạo sản phẩm phối hợp đã bị mất 3 loại

Vitamin trên do xử lí nhiệt cao (phụ lục 12) mà chúng em đã dự đoán ban

đầu. Cho nên đây là một trong những điều cần lưu ý để chúng em tiếp tục

phát triển nghiên cứu của dự án ở giai đoạn sau này.Tuy vậy, trong sản

phẩm có chứa Phenylalanine là 0,22 gam trong khi tác dụng của nó là làm

tăng tỷ lệ hấp thụ tia UV từ ánh sáng mặt trời, giúp tạo ra vitamin D (phụ

lục 9) nên nếu trong sản phẩm dinh dưỡng không có Vitamin D cũng là

điều không đáng ngại.

Kết quả thống kê (bảng 13) cho thấy, dự án của chúng em tạo sản

phẩm dinh dưỡng có hầu hết các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của

trẻ em 1-5 tuổi [15]. Thành phần đầy đủ các amino acid thiết yếu là nguyên

liệu tổng hợp protein giúp bé xây dựng tế bào, mô, cơ quan, giúp bé phát

triển trí não, tăng chiều cao trọng lượng cơ thể [Sinh học lớp 10]… Thành

phần vitamin và khoáng chất hỗ trợ hoạt tính enzim tăng cường sự chuyển

hoá vật chất, kích thích trẻ thèm ăn, chống đỡ bệnh tật…

Đối với trẻ biếng ăn, do lượng thức ăn được dung nạp ít nên có thể

bổ sung các chất từ sản phẩm dinh dưỡng này sẽ giúp các bé hạn chế tối

thiểu các nguy cơ suy dinh dưỡng trong tương lai gần. Sản phẩm sẽ hiệu

quả hơn nếu được dùng trước khi uống một lượng sữa nhỏ nhiều bơ hoặc

ăn một lượng ít thức ăn có dầu và không dùng cho trẻ bệnh phêninkêtô niệu

[Sinh học lớp 12].

3.3.1.2. Giá thành của sản phẩm-niềm tin của những người mẹ nghèo

Từ bảng 14, căn cứ vào giá thành nguyên liệu, công lao động và các

chi phí khác, khảo sát sơ bộ giá sản phẩm của dự án khoảng 120.000 đồng

Page 51: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

44

cho 300 gam thành phẩm. Với số tiền này, theo giá cả thị trường ở vùng

nông thôn hiện nay có thể người mẹ nghèo sẽ mua đủ lượng thức ăn (đủ

dinh dưỡng) cho trẻ trong khoảng 2 ngày nhưng nếu trong hoàn cảnh của

họ khi sử dụng sản phẩm theo dự án của chúng em họ có thể an tâm không

những đủ dinh dưỡng cho con trẻ phát triển mà còn mang lại nhiều mặt lợi

khác khi con họ biếng ăn.

Bảng 14. Khảo sát giá của sản phẩm trong nghiên cứu

TT Loại nguyên liệu Giá thành trước xử lí Giá thành sau xử lí

1 Sản phẩm từ Quy (100gam) 20.000 VNĐ 30.000 VNĐ

2 Phấn hoa (100gam) 25.000 VNĐ 40.000 VNĐ

3 Mật ong (100gam) 50.000 VNĐ 50.000 VNĐ

4 Thành phẩm 95.000 VNĐ 120.000VNĐ/300g

3.3.2. Khảo sát giá cả thị trường của sản phẩm trong nghiên cứu

Khảo sát sơ bộ (bảng 15) về mức giá các sản phẩm đang lưu thông

trên thị trường, với khoảng cùng số lượng và có thể chất lượng tương

đương (dự án sẽ thực hiện việc kiểm chứng chất lượng trong nghiên cứu ở

giai đoạn sau); thì có thể giá sản phẩm của chúng em rẻ hơn 4-6 lần. Kết

quả trên khẳng định thêm niềm đam mê giúp chúng em luôn tin tưởng rằng,

sản phẩm mà dự án của chúng em tạo ra không chỉ hữu ích để khắc phục

được hậu quả của tình trạng biếng ăn ở trẻ hiện nay mà còn rất phù hợp với

đối tượng mà chúng em hướng tới.

Bảng 15. So sánh giá của sản phẩm trong nghiên cứu và trên thị trường

TT Viên dinh dưỡng Nguồn gốc Giá thành

(300g)

Đóng gói

1 Egg Amino Thiên nhiên 703.000 VNĐ Viên nén

2 Forever Bee Propolis Thiên nhiên 478.000 VNĐ Viên nén

3 Forever Royal Jelly Thiên nhiên 725.000 VNĐ Viên nén

4 Sản phẩm nghiên cứu Thiên nhiên 120.000 VNĐ Cốm

Page 52: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

45

KẾT LUẬN

I. Những kết quả đã đạt được của dự án

1 Khảo sát trên đối tượng trẻ từ 1-5 tuổi, tỉ lệ trẻ biếng ăn là 70,7%;

trong số đó có 71% có dấu hiệu suy dinh dưỡng và trong số trẻ có dấu hiệu

suy dinh dưỡng có 75,5% trường hợp thuộc những gia đình có hoàn cảnh

khó khăn. Từ đó, xác định được mối tương quan giữa nguy cơ cao gây suy

dinh dưỡng ở trẻ và sự biếng ăn, cũng như điều kiện kinh tế gia đình.

2. Tác động liệu pháp tâm lí cho thấy: Có 27,6 % số trẻ đã cải thiện

hoàn toàn tình trạng biếng ăn, 39,1% số trẻ đã cải thiện một phần và 33,3%

số trẻ không có phản ứng gì với tác động này.

3. Thiết kế hoàn thiện mô hình chuồng nuôi khép kín, tiện lợi cho

người nuôi nhưng không thất thoát Quy ra ngoài, đã xây dựng thành công

quy trình nuôi Quy hợp lí để tạo nguồn nguyên liệu cho sản phẩm dinh

dưỡng.

4. Khảo sát 7 mẫu thức ăn (1kilogam mỗi loại) để nuôi Quy là ngô,

đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng, đậu săng, đậu nành kết quả thu hoạch

sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy trong 2 tháng lần lượt là:

189g,179g,170g, 167g,158g, 0g, 0g; có 2 mẫu đậu săng và đậu nành nên

làm thức ăn nuôi Quy và Ngô cho sản lượng sản phẩm quá trình tiêu hóa

cao nhất.

5. Phân tích 5 mẫu sản phẩm tiêu hóa tạo ra từ chuồng nuôi có thức

ăn là ngô, đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ, đậu đen tại Labo bằng phương

pháp sắc kí lỏng khối phổ, trong 100 gam mẫu cho hàm lượng amino acid

tương ứng với các loại thức ăn trên lần lượt là 11,25 g; 21,91g; 23,27g;

25,37g, 28,98g trong đó hàm lượng amino acid thiết yếu lần lượt là

4,78g;10,11g;10,85g;12,08g; 12,51g.

6. Như vậy, loại sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy thu được từ

chuồng nuôi có thức ăn đậu đen (chứa 28,98g aa/100g mẫu với 12,51g aa

thiết yếu) và đậu đỏ (chứa 25,37g aa/100g mẫu với 12,08g aa thiết yếu),

Page 53: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

46

Quy cho lượng sản phẩm quá trình tiêu hóa tương đối nhưng hàm lượng

các amino acid thiết yếu cao nên sản phẩm thu hoạch được từ 2 loại thức ăn

này được chọn làm nguyên liệu cho sản phẩm dinh dưỡng trong nghiên cứu.

7. Ở nhiệt độ 29oC, độ ẩm 89% là điều kiện thuận lợi mà mức độ cho

sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy là nhiều nhất.

8. Phân tích thành phần chất có hại trong sản phẩm tiêu hoá của Quy

bao gồm: Chì (Pb), Asen (As), Cadimi (Cd), Thuỷ ngân (Hg) đều không

phát hiện.

9. Xác định được nguồn nguyên liệu bổ sung cho sản phẩm của dự

án là phấn hoa (có chứa hầu hết các vitamin và nguyên tố khoáng dinh

dưỡng cần thiết cho cơ thể…) và mật ong (chứa các loại đường đơn dễ hấp

thu và các hoạt chất sinh học quan trọng…) để tạo nên sản phẩm dinh

dưỡng hoàn hảo hỗ trợ cho trẻ biếng ăn từ 1-5 tuổi.

10. Giải quyết được vấn đề lựa chọn giải pháp cho trẻ biếng ăn có

nguy cơ suy dinh dưỡng cao là tạo nên sản phẩm dinh dưỡng, chỉ cần một

lượng nhỏ nhưng lại có hàm lượng các dưỡng chất, vừa đa dạng về thành

phần, vừa có tỉ lệ cao và dễ hấp thu.

11. Tạo được sản phẩm dinh dưỡng dạng chưa phối hợp và dạng

phối hợp (Cốm dinh dưỡng - dự kiến đặt tên sản phẩm là Githtriv) và hiểu

được mối quan hệ giữa việc bổ sung dinh dưỡng có thành phần và hàm

lượng dưỡng chất cao trong điều kiện trẻ biếng ăn chưa cung cấp đủ dinh

dưỡng.

12.Phân tích hàm lượng chất dinh dưỡng từ Cốm (Sản phẩm phối

hợp đầu tiên của dự án) với 22 chỉ tiêu đã xác định được 19 chỉ tiêu, 3 chỉ

tiêu còn lại có thể bị mất do xử lí nhiệt hoặc nguồn nguyên liệu (phấn hoa

và mật ong thu nhận từ thị trường chưa đảm bảo được chất lượng). Song

đưa trên kết quả thu được vẫn có thể kết luận rằng sản phẩm của dự án là

có giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp với đối tượng cần sử dụng.

II. Những nghiên cứu hiện nay chưa hoàn thiện

1. Thiết kế chuồng Quy dạng tự động để hạn chế công lao động khi

Page 54: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

47

nuôi và thu hoạch nguồn nguyên liệu.

2. Phân tích tại Labo những chất còn lại trong sản phẩm

3. Đã xây dựng và hoàn thiện mẫu cốm dinh dưỡng phối hợp đang

lên kế hoạch phối hợp tại Labo tại Trường Đại học Y dược thành phố Hồ

Chí Minh để thực nghiệm tác dụng của sản phẩm trên động vật. Từ đó, xác

nhận được liều chỉ định trên người.

4. Sau khi có kết quả sản phẩm từ Labo Cốm dinh dưỡng Githtriv

chúng em tiến hành khảo sát kết quả và quyết định chọn loại sản phẩm ưu

việt nhất để gửi cơ quan thẩm định của Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành.

5. Sử dụng sản phẩm của chúng em khảo sát trên các đối tượng thích

hợp để đánh giá tác dụng của sản phẩm. Sau đó sẽ liên kết với nhà sản xuất

để đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.

III. Những đóng góp của dự án

1. Về lĩnh vực khoa học

- Những kết quả đạt được trong dự án của chúng em góp phần đưa ra

giải pháp để giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em hiện nay, mở rộng

khả năng và quy mô sử dụng sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy trong

việc giảm thiểu suy dinh dưỡng của trẻ em.

- Góp phần bổ sung thêm những nghiên cứu về sản phẩm quá trình

tiêu hóa của Quy, bằng những thực nghiệm đã tìm ra Quy trình nuôi và loại

thức ăn nuôi Quy thu sản phẩm quá trình tiêu hóa chứa nhiều chất dinh

dưỡng hơn các loại thức ăn đã sử dụng và có thể hiệu qủa hơn loại sản

phẩm quá trình tiêu hóa của Quy đã cung cấp cho trẻ trên thị trường.

2. Về lĩnh vực giáo dục

- Qua nghiên cứu giúp chúng em có thêm nhiều kiến thức và mở ra

nhiều hướng nghiên cứu mới (ví dụ: Chiết xuất các amino acid trong sản

phẩm quá trình tiêu hóa của Quy để tạo chế phẩm làm đẹp da cho phụ nữ

hoặc tạo sản phẩm dinh dưỡng cung cấp cho các đối tượng bị bệnh hoặc

chiết xuất amino acid trong sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy làm viên

gia vị cho đầu bếp, làm Sâm quy…)

Page 55: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

48

- Khuyến khích mọi người tham gia vào các hoạt động nhằm giảm

thiểu vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay. Mặt khác, nên tận dụng các

nguồn nguyên liệu thiên nhiên trong các hoạt động sống nhằm góp phần

hạn chế ô nhiễm môi trường.

3. Về lĩnh vực kinh tế xã hội

- Là niềm hi vọng của các người mẹ nghèo tìm được giải pháp khi

con trẻ biếng ăn, sản phẩm dinh dưỡng của chúng em giúp hỗ trợ họ nuôi

con khoẻ, mau lớn, giúp an sinh xã hội. Vì sản phẩm này có giá thành thấp

hơn sản phẩm khác trên thị trường, dể sử dụng, hướng đến được những đối

tượng ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số đem lại niềm tin cho

người dân.

- Tạo ra một chế phẩm dinh dưỡng có giá trị cao nhưng hạ giá thành

giúp giảm thiểu trẻ em suy dinh dưỡng cũng là giảm bớt một phần ngân

sách nhà nước, giảm đi những gánh nặng của xã hội về y tế và chăm sóc

sức khỏe, góp phần quan trọng trong việc cải thiện tầm vóc và trí não của

người Việt.

KIẾN NGHỊ

- Chúng em mong muốn Dự án được hỗ trợ kinh phí, ưu tiên thời gian

để hoàn thiện nghiên cứu và tiếp tục phát triển theo hướng mới.

- Chúng em mong các cấp có thẩm quyền cho phép để đưa sản phẩm

của chúng em kịp đến tay người nghèo trong tỉnh Gia Lai để các người mẹ có

hoàn cảnh khó khăn kịp có giải pháp giúp con của họ không bị suy dinh

dưỡng. Sản phẩm hiện nay mà chúng em dự kiến cung cấp là tài liệu hướng

dẫn cách thiết kế chuồng nuôi và quy trình nuôi Quy để người dân tiến hành

thu sản phẩm tại gia đình giúp họ hạn chế chi phí mua sản phẩm.

- Đề xuất bổ sung luật, mỗi người khi đăng kí kết hôn, ngoài các điều

kiện đã có cần phải học và tốt nghiệp lớp "kĩ năng nuôi con" để có những kiến

thức cần thiết về chế độ dinh dưỡng, cách khắc phục khi trẻ biếng ăn...

- Dự án xuất phát từ ý tưởng thực tế, hiện nay tình trạng suy dinh

Page 56: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

49

dưỡng phổ biến ở vùng sâu, vùng xa cũng là vùng đói nghèo của tỉnh Gia Lai

nói riêng và cả nước nói chung. Việc xây dựng và phát hiện một sản phẩm

dinh dưỡng có nguồn gốc thiên nhiên và rẻ tiền là giải pháp rất khả thi. Do

vậy, nhóm tác giả của dự án rất mong muốn các cấp có thẩm quyền hỗ trợ về

mọi mặt cho nghiên cứu này được thực hiện hoàn thành với mục đích góp

phần nâng cao dinh dưỡng cho nhóm trẻ biếng ăn không những trên địa bàn

tỉnh Gia Lai mà còn trong phạm vi cả nước và đáp ứng mục tiêu thiên niên kỉ

về thanh toán suy dinh dưỡng trẻ em đến năm 2020.

Page 57: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Phạm Nhật An, Ninh Thị Ứng (2001), "Đặc điểm hệ thần kinh trẻ em",

Bài giảng Nhi khoa tập II , Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y, Hà Nội.

2. Hoàng Trần Anh (2010), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài

Quy (Alphitobius diaperinus (Panzer)) và thử nghiệm biện pháp

phòng bằng thuốc phosphine ở Hà Nội, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp,

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

3. Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Suy dinh dưỡng

protein-năng lượng, Nhà xuất bản Y học, tr. 199.

4. Bộ môn Nhi-Đại học Y Hà Nội, Bài giảng nhi khoa, NXB Y học.

5. Bộ Y tế, Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và

tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định 226/Ttg ngày 22/2/2012 của Thủ

tướng Chính phủ ban hành.

6. Bộ Y tế (1978), Công trình nghiên cứu khoa học y dược, Nhà xuất bản

y học, Hà Nội, tr. 189.

7. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa Học &

Kĩ Thuật, tr 1189.

8. Trần Thị Minh Hạnh, Yukio Yoshimura, Keiko Takahashi, Kaoru

Kusama, Nguyễn Văn Chuyển, Nguyễn Thị Kim Hưng, Shigeru

Yamamoto (2004), Phần mềm tính toán khẩu phần dinh dưỡng cho

người Việt Nam - Vietnam Eiyokun.

9. Phạm Văn Hoan, Nguyễn Thị Lâm (1998), Hướng dẫn đánh giá tình

hình dinh dưỡng và thực phẩm ở một cộng đồng, Nhà xuất bản Y học,

Hà Nội, tr. 12, 17, 68 -71.

10. Phạm Ngọc Khái (2001), “Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và

yếu tố liên quan”, Y học thực hành, (2), tr.11-13.

11. Hoàng Thị Liên, Nguyễn Hữu Kỳ (2003), “Nghiên cứu tình hình và

một số yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi”,

Page 58: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

Tạp chí Y học Việt Nam, số 3/2003. Tr.14-15.

12. Nguyễn Xuân Ninh (2005), Vitamin và chất khoáng, từ vai trò sinh học

đến phòng và điều trị bệnh, NXB Y học.

13. Đặng Oanh, Vũ Đức Vọng, Nguyễn Thanh Quế, Phạm Quốc Bảo, Phan

Văn Hải (2000), “Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại 2

tỉnh Gia Lai và Kom Tum”, Một số công trình nghiên cứu khoa học

về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Nxb Y học, Hà Nội,

tr.256-267.

14. Tài liệu Tập huấn “Dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em năm

2012” của Sở Y tế Gia Lai.

15. Nguyễn Thị Kim Thanh, Giáo trình Dinh dưỡng trẻ em, NXB Giáo dục.

16. Nguyễn Minh Thuỷ (2005), Giáo trình dinh dưỡng người, Trường đại

học Cần Thơ.

17. Lê Danh Tuyên, J.A. Colwel, Nguyễn Đình Chung (2002), Nghèo đói

và suy dinh dưỡng, Hội nghị khoa học dinh dưỡng 2002, phần dinh

dưỡng và vòng đời, Hà Nội, tr. 19.

18. Viện Dinh Dưỡng (2003), Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho

người Việt Nam, Hà Nội.

19. Viện Dinh Dưỡng (2000), Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt

Nam, NXB Y học, Hà Nội.

20. Viện Dinh Dưỡng (2007), Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, NXB

Y học, Hà Nội.

21. Viện Dinh Dưỡng (2012), Số liệu suy dinh dưỡng trẻ em năm 2011.

22. Viện Dinh Dưỡng (2013), Số liệu suy dinh dưỡng trẻ em năm 2012.

23. Viện Dinh Dưỡng (2014), Số liệu suy dinh dưỡng trẻ em năm 2013.

24. Viện Dinh Dưỡng (2014), Tài liệu hướng dẫn điều tra giám sát dinh

dưỡng trẻ em năm 2014, Hà Nội.

25. Viện Dinh dưỡng-UNICEF (2013), Đánh giá tình hình suy dinh dưỡng

trẻ em Việt Nam năm 2013, Chuyên san, NXB Y học.

Tiếng Anh

Page 59: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

26. Carolyn D. Berdanier (1998), Advanced Nutrition of Micronutrients,

CRC Press LLC.

27. Chaudhary, R.C. and Trần Văn Đạt (2001), Speciality rices of the

world: a prologue, Speciality Rices of the World: Breeding,

production and Marketing, FAO, Rome and Science Publisher, UK,

p 3-12.

28. Diouf S., Camar a B., et al (2000), Protein-energy mal nutrition in

children less than five years old in a ruralzone in Senegal

(khombole), Dakar Med., 45 (1): 48 – 50.

29. Doolittle, R. F. (1989), "Redundancies in protein sequences", in

Fasman, G. D., Prediction of Protein Structures and the Principles of

Protein Conformation, New York: Plenum, pp. 599–623, ISBN 0-

306-43131-9.

30. Graeme A. Clugston, Trudy E.Smith (2002), Global nultrition problems

and novel food, Asia Pacific Journal of clinic nutrition, vol.11

(suppl), 101-110.

31. Halterman JS, Kaczorowski JM, Aligne CA, Auinger P, Szilagyi PG

(Jun 2001), Iron deficiency and cognitive achievement among

school-aged children and adolescents in the United States, Pediatrics,

107 (6):1381-6.

32. WHO (2005), International Council for the Control of Iodine

Deficiency Disorder.

33. WHO (2002), Report of a joint FAO/WHO expert consultation

Bangkok, Thailand, Iron, Chapter 13, (195-220).

34. WHO (2002), Report of a joint FAO/WHO expert consultation

Bangkok, Thailand, Vitamin A, Chapter 7, (87-107).

35. UNICEF, The state of the World's Chidren (1995, 1998, 1999, 2000).

UNICEF New York, NY, USA.

36. WHO (2007), The World health report.

37. WHO (2012), The World health report.

Page 60: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

38. WHO (1999), Management of Severe Malnutrition: A Manual for

Physicians and other Senior Health Workers, Geneva.

Internet

39. http://edis.ifas.ufl.edu/in662 (University of Florida, USA)

40. http://entnemdept.ufl.edu/creatures/livestock/poultry/lesser_mealworm.

41. http://mangthai.vn/so-sinh-va-nhu-nhi/phat-trien-the-chat-va-van-dong-

cua-be-t1p365c842/nhung-nhan-to-anh-huong-den-su-phat-trien-the-

chat-cua-tre-i659

42. http://www.impe-qn.org.vn/impe-

qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=950&ID=7908

43. http://phanhoa.net/mat-ong-bao-loc/thanh-phan-dinh-duong-trong-

100gr-mat-ong-that/

44. http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ADt_ong

45. http://viendinhduong.vn/news/vi/73/55/0/a/nhu-cau-dinh-duong-cua-

tre-tu-1-3-tuoi.aspx

46. http://www.britannica.com/EBchecked/topic/279158/hydroxylysine

47. http://www.dieutri.vn/benhhocnhi/3-4-2014/S4687/Suy-dinh-duong-

tre-em.htm#ixzz3Jgev0Nbt

48. http://www.dieutri.vn/benhhocnhi/3-4-2014/S4687/Suy-dinh-duong-

tre-em.htm#ixzz3JgeURKGf

49. http://www.dieutri.vn/benhhocnhi/3-4-2014/S4687/Suy-dinh-duong-

tre-em.htm#ixzz3JgegvTK7

50. http://www.dieutri.vn/benhhocnhi/3-4-2014/S4687/Suy-dinh-duong-

tre-em.htm#ixzz3JgfMmjuD

51. http://www.vietnamplus.vn/tre-suy-dinh-duong-tinh-trang-khan-cap-

cua-the-gioi/138308.vnp

52. http://www.highlandhoney.net/2012/10/phan-hoa-phan-ong-la-gi-cong-

dung-cua.html

53. http://ykhoa.net/yhoccotruyen/baiviet/29_316.htm

Page 61: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. Một số loài Quy phổ biến tại Việt Nam

Anphitobius diaperinus (Panzer)

(Quy nuôi của dự án)

Alphitobius laevigatus

Sittophulus zeamais

Sitophylus oryzae

Callosobruchus maculatus Fabricius

Callosobruchus chinensis Linné

Nguồn từ:

http://www.entomologie-stuttgart.de/ask/node/781&sprache=d&menu=ste&mode=det

http://keys.lucidcentral.org/keys/v3/eafrinet/maize_pests/key/maize_pests/Media/Html/

Sit

http://en.wikipedia.org/wiki/Callosobruchus_chinensis;

http://www.weblio.jp/content/Callosobruchus+maculatus+(Fabricius)+%5BBruchidae%

5D

Page 62: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

PHỤ LỤC 2. PHIẾU KHẢO SÁT DINH DƯỠNG

Ngày khảo sát: …….…/……..…/2014; Địa điểm khảo sát :

………….……………………………………………………………………

Họ và tên bé Tuổi của bé:

Ngày ..sinh:…….…/……..…/…………………

Họ tên mẹ:………………….…………Tuổi mẹ: …………;

Số con hiện có:………Kinh tế gia đình……………………….

Nghề nghiệp chính của mẹ: Nông dân; Làm công ăn lương;

Buôn bán ; Nội trợ; Khác

A. THÔNG TIN KHAI THÁC

1. Tình hình ăn uống của bé như thế nào?

Lười ăn ; Bình thường ; Ăn tốt

2. Sự phát triển của bé:

*Chiều cao:…………………cm ; *Cân

nặng:………………………kg

3. Mong muốn của gia đình về sự phát triển của bé Không quan

tâm; Cao hơn; Nặng hơn; Cao và nặng hơn

4. Tác động của mẹ đến tình trạng biếng ăn của bé

Quan tâm đến liệu pháp tâm lí; Sử dụng các chế phẩm; Khám

bác sĩ; Trao đổi với chuyên gia

B. Những ghi chú: Loại thức ăn, thành phần thức ăn, số lượng bữa ăn

trong ngày, lượng thức ăn mỗi lần ăn,cách trang trí món ăn, các tác động

của mẹ đến bé khi bé biếng ăn, thăm khám bác sĩ định kì…

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

C. PHẦN TÍNH TOÁN ĐÁNH GIÁ CỦA ĐOÀN ĐIỀU TRA

1. Đánh giá về chiều cao của bé:

Cao ; Thấp ; Bình thường

2. Đánh giá về cân nặng của bé:

Suy dinh dưỡng (độ SDD: ) ; Bình thường ;

Thừa cân ; Béo phì

3. BMI= (kg/m2)= ………………….

Thiếu cân; Khoẻ mạnh; Thừa cân; Béo phì

4. Tóm tắt những tác động của mẹ đến tình trạng của bé…………

Xác nhận của phụ huynh

Page 63: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

PHỤ LỤC 3. CÁCH THU THẬP SỐ LIỆU DINH DƯỠNG TRẺ EM

Đo các chỉ số nhân trắc của các trẻ từ 1- 5 tuổi đã được lựa chọn

- Đo chiều dài nằm cho trẻ 1-2 tuổi (Dụng cụ: Thước đo chiều dài

nằm cho trẻ dưới 2 tuổi với độ chia tối thiểu 0,1 cm. Vị trí đặt thước: để

trên mặt phẳng nằm ngang (mặt bàn hoặc dưới sàn). Thao tác đo (2 học

sinh hỗ trợ nhau): Bỏ tất cả dày dép, mũ...của trẻ. Đặt trẻ nằm ngửa trên

mặt thước, đảm bảo 5 điểm chạm, trục của thân trùng với trục của cơ thể.

Một người giữ đầu trẻ sao cho mắt trẻ hướng thẳng lên trần nhà, đỉnh đầu

chạm vào êke chỉ số 0. Người thứ 2 giữ thẳng 2 đầu gối của trẻ sao cho 2

gót chân chạm nhau, tay kia đẩy êke di động áp sát vào 2 bàn chân thẳng

đứng, vuông góc với mặt thước. Đọc kết quả theo đơn vị là cm với 1 số

thập phân.

-Đo chiều cao đứng cho trẻ > 2 tuổi ( Dụng cụ: thước gỗ, Thao tác:

trẻ bỏ dép, đứng quay lưng vào thước, dưới thước đo, mắt nhìn thẳng sao

cho chẩm, vai, mông, gót cùng chạm vào mặt phẳng có thước. Người đo

kéo ê-ke nhẹ theo phương thẳng đứng, khi chạm sát đỉnh đầu đối tượng thì

đọc kết quả và ghi theo cm với 1 số lẻ.

-Cân trẻ (Dụng cụ cân: sử dụng cân Nhơn Hòa của chương trình

Dinh dưỡng Quốc gia (độ chính xác 100g). Vị trí đặt cân: nơi bằng phẳng,

thuận tiện để cân. Chỉnh cân: chỉnh cân về số 0 trước khi cân, kiểm tra độ

nhạy của cân. Thường xuyên kiểm tra độ chính xác của cân sau 10 lượt cân.

Kỹ thuật cân: Đối tượng mặc quần áo tối thiểu, bỏ dày dép, mũ nón và các

vật nặng khác trên người. Trẻ đứng, ngồi hoặc nằm giữa cân, không cử

động. Người cân trẻ ngồi đối diện chính giữa mặt cân, khi cân thăng bằng

đọc kết quả theo đơn vị kg với 1 số thập phân.

- Cách tính chỉ số khối cơ thể (BMI - Body Mass Index):

BMI = Cân nặng (kg)

[Chiều cao (m)]2

-Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo các chỉ tiêu nhân trắc (theo

WHO 2005) dựa vào Z- Score (điểm –Z), tính theo công thức:

Page 64: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

Z- Score = Chỉ số đo được – Số trung bình của quần thể tham chiếu

Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu

Chỉ số Z- Score đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo sơ đồ:

Z- Score CC/T(HAZ) CN/T(WAZ) CN/CC(WHZ) BMI/T

≥ -2 Không SDD Không SDD Không SDD Không SDD

< -2 Thấp còi vừa Nhẹ cân vừa Gầy còm vừa Gầy còm vừa

< -3 Thấp còi nặng Nhẹ cân nặng Gầy còm nặng Gầy còm nặng

Page 65: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

PHỤ LỤC 4. TỜ RƠI

LIỆU PHÁP TÂM LÝ KHẮC PHỤC CHỨNG BIẾNG ĂN Ở TRẺ

*Những liệu pháp tâm lí cần tác động khi trẻ biếng ăn

Nếu đứa con thân yêu của Cô, Dì bị biếng ăn không hẳn là bé bị

bệnh. Phần lớn là do tâm lý hoặc do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu. Do

vậy, nếu khéo léo sử dụng các liệu pháp tâm lí sau đây, giúp Cô, Dì có thể

khắc phục được chứng biếng ăn cho bé.

1.Người mẹ có thể tạo phản xạ ngược cho bé

Khi cho bé ăn, Cô, Dì có thể "giả vờ" khen đi khen lại trước một hoặc

vài miếng ăn đang có trong chén của bé, gắp lấy và nói: “Miếng này ngon

quá. Con nhường cho mẹ (hoặc ai đó mà bé hay tranh phần hơn) được

không?”. Phản ứng tự nhiên của bé là lắc đầu, hờn dỗi, giành lại phần thức

ăn đó và ăn ngay.

2.Thiết kế một cuộc thi ăn vào mỗi lần cho bé ăn

Mẹ và bé hoặc những người trong gia đình hoặc các bé hàng xóm ngồi

cùng bàn ăn. Khi ăn chung, mẹ bé dùng những câu khích lệ như “Bé ăn giỏi

quá, bé ăn hết sẽ mau lớn rồi được thi hoa hậu …(nếu là con gái) hoặc làm

phi công …(nếu là con trai)… ”, bé sẽ thấy bữa ăn đầy hứng thú. Để làm

được điều này, mẹ của bé cần tìm hiểu nguyện vọng của bé. Sau khi bé ăn

xong nên gắng liền với một phần thưởng phù hợp với sở thích của bé như

được xem phim hoạt hình, được nghe mẹ kể chuyện…

3.Không dùng thức ăn gây đầy bụng trước khi ăn

Vào giữa bữa hay những bữa ăn nhẹ, mẹ của bé nên cho bé uống sữa

hoặc nước ép hoa quả hoặc trái cây hoặc các chế phẩm sữa lên men

…không nên cho bé ăn các loại thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, ít dưỡng

chất như Snack, kẹo, bánh rán…( là những thức ăn mà trẻ em rất thích).

4. Dạy và rèn luyện cho bé tự ăn trong mỗi bữa ăn

Khi đến tuổi, trẻ em sẽ muốn được ăn. Nhưng hầu hết người mẹ chủ

động cho bé ăn theo kinh nghiệm hoặc chuyên gia tư vấn, đến khi bé có thể

tự cầm nắm được; Cô, Dì hãy tập cho bé múc và đưa thức ăn vào miệng.

Cô, Dì điều chỉnh và hạn chế việc đút cho bé ăn. Khi tự ăn, bé có thể làm

tèm lem mặt mũi, quần áo Cô Dì đừng la rầy mà điều chỉnh hành vi cho bé,

lâu dần bé sẽ chủ động và tập trung vào món ăn, ăn ngon miệng hơn. Để

cho bé hứng thú mỗi khi ăn Cô, Dì có thể lựa chọn nhiều loại chén, đĩa

khác nhau, có thể thay đổi liên tục và chú ý đến những chiếc chén đĩa nhựa

có hình nhân vật hoạt hình hoặc hình ảnh mà bé yêu thích.

Page 66: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

5. Tổ chức một vài trò chơi liên quan đến nấu ăn để bé tham gia

Nếu đã thực hiện các liệu pháp tâm lí trên mà bé vẫn chưa hết biếng ăn;

vào trước mỗi bữa ăn Cô, Dì hãy mua những vật dụng làm bếp dạng đồ

chơi cho bé chơi đồ hàng kiểu nấu ăn và dọn ăn. Khi chơi với bé Cô, Dì cố

gắng sắp xếp sao cho thức ăn của bé được xen vào để ở một trong các món

đồ chơi đó vừa đảm bảo an toàn vệ sinh, vừa cho bé tự ăn một cách hứng

thú.

6. Trang trí món ăn đẹp mắt, lựa chọn thức ăn phù hợp

Cô, Dì có thể thử sáng tạo hơn trong việc trang trí món ăn theo nhiều

kiểu khác nhau vào mỗi bữa ăn cho bé thay vì cứ cho một chén cơm, trộn

đủ thứ. Tuy nhiên, mỗi đĩa như vậy chỉ nên có một ít thức ăn với những

loại thức ăn khác nhau cho mỗi bữa ăn.

Hãy theo dõi bé, nếu Cô, Dì thấy bé hào hứng, tự tin khi ăn hết thức ăn

dễ dàng thì chúng ta đã thành công trong việc khắc phục sự biếng ăn của

bé.

*Lời khuyên về cách đối xử của người nuôi dưỡng đối với bé

Cô, Dì hãy hết sức bình tĩnh, luôn luôn phải thoải mái với bé, không lo

lắng, không căng thẳng, không ép buộc, không nài nỉ, không dọa nạt bé

trong quá trình áp dụng những liệu pháp tâm lý trên sẽ giúp bé vượt qua

chứng biếng ăn một cách dễ dàng.

Nếu khi đã áp dụng các liệu pháp tâm lí mà chúng cháu đã trình bày

như trên Cô, Dì theo dõi thấy rằng không có sự chuyển biến gì về tình trạng

biếng ăn của bé thì Cô, Dì nên thực hiện những giải pháp dinh dưỡng phù

hợp như bổ sung sữa có công thức dành riêng cho trẻ biếng ăn, tăng cường

các vi chất giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, kích thích ăn ngon miệng

hơn... Thực hiện song song các biện pháp khác nhau, tác động đồng bộ sẽ

đem lại một kết quả như ý muốn.

Khi Cô, Dì đã tác động đúng cách như các cháu hướng dẫn dưới

đây mà bé vẫn còn biếng ăn thì hãy lưu ý đến viên dinh dưỡng Githtriv -

sản phẩm mà chúng cháu đang cố gắng nghiên cứu để đạt được trong

một tương lai gần.

(Nhóm nghiên cứu Lê Trí Viễn và Nguyễn Việt Gia Thịnh, trường THPT

chuyên Hùng Vương Gia Lai)

Page 67: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

PHỤ LỤC 5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU SPTH CỦA QUY

Page 68: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc
Page 69: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc
Page 70: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc
Page 71: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc
Page 72: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc
Page 73: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc
Page 74: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc
Page 75: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc
Page 76: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc
Page 77: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

PHỤ LỤC 6. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT ĐỘC HẠI TRONG

SPTH CỦA QUY

Page 78: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

PHỤ LỤC 7. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CÁC CHẤT

TRONG SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN (CỐM DINH DƯỠNG)

Page 79: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc
Page 80: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

PHỤ LỤC 8. NHỮNG HÌNH ẢNH CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU

NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU

Bàn làm việc của nhóm nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu tìm kiếm tài liệu

Page 81: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

KHẢO SÁT TRẺ BIẾNG ĂN

Điều tra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Đo chiều cao của trẻ

Đo cân nặng của trẻ

Page 82: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

Mẹ và bé

MỘT SỐ DỤNG CỤ CỦA PHÒNG THỰC NGHIỆM

Cân tiểu li

Máy phun sương

Máy đo nhiệt độ, độ ẩm

Đèn cao áp

Dụng cụ xử lí phân

Page 83: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

LÀM CHUỒNG NUÔI QUY

Cắt xô

Cắt lưới

Đo kích thước cần cắt

Cắt lưới

Dán lớp lưới thứ nhất

Dán lớp lưới thứ hai

Tạo chuồng

Cho thức vào chuồng nuôi

Hoàn thiện phòng thực nghiệm

Page 84: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM

Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm

Sử dụng máy phun để điều chỉnh độ ẩm

Lấy phân thu được từ ngăn dưới của chuồng nuôi

Đóng vị trí thu phân

Phân Quy chưa qua xử lý

Page 85: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

Chuẩn bị xử lý

Xử lý phân Quy

Rây, loại bỏ tạp chất

Các tạp chất được loại bỏ

Cho phân Quy đã xử lý vào lọ

Phân Quy đã qua xử lý

Page 86: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

Cân chiếc ly không chứa phân Quy

Cân chiếc ly chứa phân Quy

Đọc và xử lý số liệu

Ghi chép vào sổ theo dõi

Xác định số lượng mẫu

Chuẩn bị gửi mẫu đến Labo thực nghiệm

Page 87: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

PHỤ LỤC 9. BẢNG CÔNG DỤNG CỦA CÁC LOẠI AXIT AMIN

THIẾT YẾU

TT Các axit amin thiết

yếu Công dụng

1 Valine

Loại axít amin này chữa lành tế bào cơ và hình

thành tế bào mới, đồng thời giúp cân bằng nitơ

cần thiết. Ngoài ra, nó còn sản phẩm quá trình

tiêu hóa giải đường glucozơ có trong cơ thể.

2 Leucine

Duy trì lượng hormone tăng trưởng để thúc đẩy

quá trình phát triển mô cơ. Duy trì sự ổn định

của lượng đường trong máu

3 Isoleucine Điều tiết lượng đường glucose trong máu, hỗ trợ

quá trình hình thành hemoglobin và đông máu.

4 Threonine

Hỗ trợ hình thành collagen và elastin – hai chất

liên kết tế bào trong cơ thể. Cần thiết cho hoạt

động gan, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy

cơ thể hấp thụ mạnh các dưỡng chất.

5 Methionine

Đốt cháy các chất béo, phát triển cơ, chống viêm

khớp và bệnh gan, tim mạch, các vấn đề về da và

móng tay..

6 Phenylalanine

Tăng cường trí não và tác động trực tiếp đến mọi

hoạt động của não bộ. Tăng lượng chất dẫn

truyền xung động thần kinh, và tăng tỷ lệ hấp thụ

tia UV từ ánh sáng mặt trời, giúp tạo ra vitamin

D nuôi dưỡng làn da.

7 Lysine

Giúp cơ thể dể dàng hấp thụ canxi, cho xương

chắc khỏe, chống lão hóa cột sống, duy trì trạng

thái cân bằng nitơ có trong cơ thể. Giúp cơ

thể tạo ra chất kháng thể và điều tiết hormone

truyền tải thông tin.

8 Histidine

Giúp cơ thể phát triển và liên kết mô cơ bắp với

nhau. Hình thành màng chắn Melin, một

chất bảo vệ bao quanh dây thần kinh và giúp tạo

ra dịch vị, kích thích tiêu hóa.

9 Tryptophane

Được gan chuyển hóa thành vitamin B3, cung

cấp tiền chất của serotonin, một chất dẫn truyền

thần kinh giúp cơ thể điều hòa sự ngon miệng,

giấc ngủ và tâm trạng.

10 Arginine

Loại bỏ các chất thải trong cơ thể, tăng cường

khả năng miễn dịch và duy trì hormone kích

thích sự phát triển của cơ thể, tốt cho tim mạch.

Page 88: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

PHỤ LỤC 10. CÁC TÁC NHÂN CÓ HẠI

TT Tác nhân Tác hại

1 Chì

(Pb)

Chì gây độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh

ngoại biên, tác động lên hệ enzim có nhóm hoạt động

chứa hyđro. Người bị nhiễm độc chì sẽ bị rối loạn bộ phận

tạo huyết (tuỷ xương). Tuỳ theo mức độ nhiễm độc có thể

bị đau bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến

não, nhiễm độc nặng có thể gây tử vong. Chì tích tụ ở

xương, kìm hãm quá trình chuyển hoá canxi bằng cách

kìm hãm sự chuyển hoá vitamin D.

2 Asen

(As)

Tính độc của asen đối với con người đã được biết từ lâu.

Liều lượng gây chết người khoảng 50-300 mg nhưng phụ

thuộc vào từng cá thể .Những biểu hiện của ngộ độc asen

mãn tính bao gồm: yếu ớt, mất phản xạ, mệt mỏi, viêm dạ

dày, viêm ruột kết, chán ăn, giảm cân, rụng tóc,... Con

người bị nhiễm độc asen lâu dài qua thức ăn hoặc không

khí dẫn đến bệnh tim mạch, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn

tuần hoàn máu, móng giòn dễ gãy với những vạch trắng

ngang móng, rối loạn chức năng gan, thận. Ngộ độc asen

cấp tính có thể gây buồn nôn, khô miệng, khô họng, rút

cơ, đau bụng, ngứa tay, ngứa chân, rối loạn tuần hoàn

máu, suy nhược thần kinh,…

3 Cadimi

(Cd)

Khi xâm nhập vào cơ thể Cd sẽ phá huỷ thận. Nhiều công

trình nghiên cứu cho thấy Cd gây chứng bệnh loãng

xương, nứt xương. Sự hiện diện của Cd trong cơ thể sẽ

khiến việc cố định Ca trở nên khó khăn. Những tổn

thương về xương làm cho người bị nhiễm độc đau đớn ở

vùng xương chậu và hai chân. Ngoài ra, tỷ lệ ung thư tiền

liệt tuyến và ung thư phổi cũng khá lớn ở nhóm người

thường xuyên tiếp xúc với chất độc này.

4 Thuỷ ngân

(Hg)

Metyl thủy ngân độc hại đối với hệ thần kinh trung ương

và ngoại vi. Hít thở hơi thủy ngân có thể ảnh hưởng tổn

hại đến hệ thần kinh, tiêu hóa và miễm nhiễm, phổi, thận

và có thể tử vong. Các muối vô cơ của thủy ngân có thể

phá hủy da, mắt, đường tiêu hóa, và có thể gây ra sự tổn

hại thận nếu hấp thụ.

Page 89: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

PHỤ LỤC 11. QUY TRÌNH LÀM THUỐC CỐM

Phương pháp: xát qua rây.

-Trộn bột kép: Tiến hành trộn bột kép (1) bao gồm sản phẩm tiêu hoá của Quy, mật

ong, phấn hoa với một số phụ gia (2) theo nguyên tắc chung vói một tỉ lệ có công thức

cụ thể.

-Tạo khối ẩm: Trộn (1) và (2) dính lỏng trong thiết bị nhào trộn thích hợp để liên kết

các tiểu phân bột. Tỉ lệ (1) và (2), thiết bị và thời gian nhào trộn cần được xác định cho

từng công thức cụ thể.

- Tạo Cốm: Xát thành sợi cốm sau khi đun nóng khối ẩm ở 60oC và để khối ẩm ổn

định trong khoảng thời gian thích hợp (30-45 phút), rồi xát hạt Cốm qua cỡ rây thích

hợp (1-2mm).

- Sấy hạt Cốm và sửa hạt Cốm: Rải hạt Cốm ra khay thành lớp mỏng, sấy ở nhiệt độ

thích hợp (40 – 70oC) đến làm ẩm dưới 5%. Sửa hạt Cốm qua cỡ rây quy định để loại bỏ

bột mịn và cục vốn, làm cho kích thước hạt đồng nhất hơn.

Nguồn: Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc tập II – Nxb y học Hà

Nội – 2004 – tr. 152 - 153

Cốm dinh dưỡng

Page 90: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

Phụ lục 12

Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với tính ổn định của vitamin

Tên Vitamin

Hiệu suất tổn thất (%)

700C-1100C 950C-1450C 1150C-1650C

A 15,3 13,1 15,8

D 8,3 11,1 10,3

E 9,3 12,1 14,7

C 30,8 68,1 18,7

B1 19,8 18,2 18,1

B2 17,9 18,9 16,1

B6 20,2 15,6 21,5

B5 17,9 15,5 20,2

Folic acid 18,9 26,3 32,2

B7 18,9 27,1 29,0

B3 16,7 24,2 26,1

Page 91: Bao cao Nghien cuu Khoa hoc

PHỤ LỤC 13. MÔ HÌNH MẶT CẮT ĐỨNG CHUỒNG NUÔI QUY