16
Bộ môn kỹ thuật đo và tin học công nghiệp Khoa Điện - ĐHBKHN ------------------------------------------------------------- THÍ NGHIỆM PLC BÀI 1: LÀM QUEN MÔI TRƯỜNG LẬP TRÌNH PLC CỦA ABB Phòng thí nghiệm ABB- C2-BM KThuật Đo và Tin Học Công Ngiệp,2011.

Bài Thí nghiem PLC1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài Thí  nghiem PLC1

Bộ môn kỹ thuật đo và tin học công nghiệp

Khoa Điện - ĐHBKHN

-------------------------------------------------------------

THÍ NGHIỆM PLC

BÀI 1: LÀM QUEN MÔI TRƯỜNG LẬP TRÌNH PLC CỦA

ABB

Phòng thí nghiệm ABB- C2-BM Kỹ Thuật Đo và Tin Học Công Ngiệp,2011.

Page 2: Bài Thí  nghiem PLC1

I. Mục đích thí nghiệm

1. Nắm được nguyên lý hoạt động của PLC (programmable logic

controller)

2. Nắm được phương pháp lập trình của PLC

3. Làm quen với lập tình PLC cơ bản của hảng ABB

II. Dụng cụ và thiết bị

1. Máy tính và chương trình PLC của ABB ở máy tính

2. Các bộ PLC và cáp kết nối

III. Cơ sở lý thuyết

1. Phương pháp lập trình theo kiểu diễn dải liệt kê câu lệnh (STL hoặc

IL-Instruction List), LD ( Ladder Diagram) và ST (Structured Text).

IV. Nội dung thí nghiệm

1. Mô tả thiết bàn thí nghiệm.

Mỗi máy tính cài đặt một chương Control Buider F (CBF) trên hệ điều

hành windows. Phần mềm cho phép vừa thiết kế vừa mô phỏng.

2. Tiến hành thí nghiệm.

Tổng quan về hệ thống PLC Freelance 800F của ABB

Bộ điều khiển AC 800F của ABB được sử dụng rộng rãi trong hệ

thống thông tin điều khiển công nghiệp bởi những tiện ích của nó thường

cung cấp một cách dễ dàng với hệ thống Fieldbus.

- Đọc được những thong tin cài đặt mở rộng từ những thiết bị

truờng mới.

- Cài đặt thiết bị thông qua tham số đã được định nghĩa và sử

dụng để xác định cấu trúc I/O.

- Hiển thị chu trình bus theo thời gian và chẩn đoán dữ liệu từ

các thiết bị.

- Tìm đường bus để đăng kí cho thiết bị không rõ địa chỉ.

Page 3: Bài Thí  nghiem PLC1

- Có thể loại bỏ thiết bị cá nhân từ chu trình giao tiếp.

- Khởi tạo thiết bị mới mà không cần khởi tạo đường Bus.

Như vậy, có thể thiết lập cấu hình và thực hiện nhiệm vụ từ máy tính

chỉ bằng công cụ phần mềm duy nhất được hiển thị trong giao diện đồ họa

để xử lý. Cùng với đó, phần mềm kỹ thuật còn cho phép mở rộng các cấu

hình tùy chọn xuống tới các thiết bị trường. Công việc tự động hoá được cấu

hình và được tạo theo chuẩn IEC 6113 – 3 và tải trực tuyến vào AC 800F.

Hệ thống Bus (Ethernet) liên kết các trạm cá nhân. Nó chuyển đổi dữ

liệu giữa bộ điều khiển AC 800F, trạm điều hành (operation stations), trạm

kĩ thuật và trạm xử lý (process stations) thông qua dây cáp quang.

Bus trạm xử lý (CAN) kết nối tối đa 5 khối I/O tới AC 800F . Nó

được sử dụng chuyển đổi các giá trị vào/ra từ AC 800F tới những modules

I/O. Với mục đích này, AC 800F được trang bị với module FI 810F.

Giao tiếp nối tiếp được thực hiện thông qua chuẩn RS485.

Trạm kĩ thuật được đặt trên một máy tính với hệ điều hành Windows

2000 trở lên và có phần mềm thiết kế Control Buider F (CBF). Nó được sử

dụng điều hành cấu hình hệ thống, tài liệu và thực hiện nhiệm vụ. Sau khi

những công việc này hoàn thành, trạm kĩ thuật có thể ngắt kết nối và sử

dụng dành cho mục đích khác.

Trạm điều hành được đặt trên một máy tính với hệ điều hành

Windows 2000 trở lên và có phần mềm điều hành Digivis.

Thêm một chú ý nữa là CBF và Digivis có thể sử dụng cùng trên một

máy tính.

Bước 1 : Bật máy ,chạy chương trình Control Builder F để khởi tạo

một project thực hiện việc lập tình và điều khiển đông cơ.

Bước 2 : Sau khi khởi động chương trình thực hiện lần lượt như

hướng dẫn theo hình sau:

Page 4: Bài Thí  nghiem PLC1

Ta tạo một project mới tên là abb_hut lưu trong thư mục proj, rồi

chuyển sang chế độ Configuration để vào Project Tree như hình

trên.

Page 5: Bài Thí  nghiem PLC1

Đây là bước bắt đầu cấu hình Project Tree .

Page 6: Bài Thí  nghiem PLC1

Chèn trạm quá trình D-PS đặt tên là EMU cho mục đích mô phỏng.

Page 7: Bài Thí  nghiem PLC1

Cấu hình chương trình lập trình sử dụng như chu kỳ, chế độ ưu tiên,

cách thức làm việc…

Page 8: Bài Thí  nghiem PLC1

Chọn loại ngôn ngữ lập trình sử dụng. Ví dụ ngôn ngữ FBD (

Function Block Diagram ).

Page 9: Bài Thí  nghiem PLC1

Tiếp tục có thể chèn thêm các ngôn ngữ lập trình khác như IL (

Instruction List ), LD ( Ladder Diagram), ST ( Structured Text).

Ngoài ra phần mềm còn hỗ trợ lập trình ngôn ngữ SFC ( Sequential

Function Charts) tùy chọn cho người sử dụng như hình sau.

Page 10: Bài Thí  nghiem PLC1

Trong hình là một project có sử dụng các ngôn ngữ lập trình là

FBD,IL,LD,ST.Trong phạm vi bài thí nghiệm này ta chỉ sử dụng 2

ngôn ngữ là LD và FBD để lập trình điều khiển động cơ 3 pha liên

động.Nhánh nào không dùng có thể bỏ trống.

Page 11: Bài Thí  nghiem PLC1

Tiếp tục chèn trạm D-OS để mô phỏng hệ thống.Click chuột phải

Insert below Operator station D-OS đặt tên trạm là OS

OK

Page 12: Bài Thí  nghiem PLC1

Để có thể chạy mô phỏng chương trình ta chuyến sang phần cấu hình phần

cứng cho hệ thống (Hardware Structure)

Page 13: Bài Thí  nghiem PLC1

Chèn trạm OS cho hệ thống và gán nguồn lập trình cho trạm là OS vừa được

tạo trong phần project tree

Page 14: Bài Thí  nghiem PLC1

Chèn tiếp trạm EMULATOR cho hệ thống và gán nguồn lập trình cho

trạm là EMU vừa được tạo trong phần project tree

Page 15: Bài Thí  nghiem PLC1

Sau khi chèn đầy đủ ta được như hình sau:

Page 16: Bài Thí  nghiem PLC1

Câu hỏi:

Hãy nêu tính năng tổng quan của về hệ thống PLC Freelance 800F

của ABB ?

Hãy nhận xét về các phương pháp lập trình của hệ PLC trên ?

Cho ví dụ?