105
TRƯỜNG ĐẠI HC KINH TKHOA THƯƠNG MẠI BÁO CÁO THC TP CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI XE CONTAINER TI CÔNG TY DANALOG GIÁO VIÊN HƯỚNG DN : THẠC SĨ NGÔ QUANG MỸ SINH VIÊN THC HIN : PHAN ĐỨC BO LP : 37K01.2 ĐÀ NẴNG 2015

150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO THỰC TẬP

CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI XE CONTAINER

TẠI CÔNG TY DANALOG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : THẠC SĨ NGÔ QUANG MỸ

SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHAN ĐỨC BẢO

LỚP : 37K01.2

ĐÀ NẴNG 2015

Page 2: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

i

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU – TÓM TẮT ĐỀ TÀI ........................................................................... 1

PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI XE .................................................... 2

1.1. Tổng quan về quản lý đội xe ........................................................................... 2

Khái niệm về Quản lý đội phương tiện và Quản lý đội xe .......................... 2

Nội dung của Quản lý đội xe ....................................................................... 2

Một số xu hướng hiện tại trong quản lý đội xe ............................................ 2

Tầm quan trọng của việc Quản lý đội xe ..................................................... 5

1.2. Quy định pháp lý về đội xe tại Việt Nam ....................................................... 6

1.3. Nội dung quản lý đội xe .................................................................................. 6

Quản lý tính tài chính của đội xe ................................................................. 6

Quản lý rủi ro ............................................................................................. 17

Bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế ............................................................... 18

Quản lý lộ trình .......................................................................................... 21

Quản lý chi phí ........................................................................................... 30

Quản lý tài xế ............................................................................................. 43

PHẦN 2. CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS ĐÀ NẴNG DANALOG .................... 46

2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty ....................................... 46

Giới thiệu công ty ...................................................................................... 46

Tình hình kinh doanh ................................................................................. 51

2.2. Công tác quản lý đội xe ................................................................................ 53

Tình trạng khai thác ................................................................................... 53

Quản lý tính tài chính ................................................................................ 54

Quản lý rủi ro ............................................................................................. 59

Bảo dưỡng, bảo trì và an toàn phương tiện................................................ 62

Quản lý lộ trình phương tiện ...................................................................... 62

Quản lý chi phí ........................................................................................... 64

Nhận xét, đánh giá công tác quản lý đội xe ............................................... 65

PHẦN 3. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ CHO ĐỘI XE CỦA DANALOG ......................... 68

KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 71

PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 72

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................ 99

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ..................................................................... 100

Page 3: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

V1 Giá trị mua xe

V2 Giá trị thanh lý xe (còn lại của xe)

k Tổng quãng đường xe đi được dự kiến

n Số năm xe hoạt động dự kiến

TNDS Trách nhiệm dân sự

r Lãi suất vay ngân hàng

ĐMTH Định mức tiêu hao

NV Nhân viên

P.KD Phòng Kinh doanh

P.KHKT Phòng Kế hoạch khai thác

Page 4: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ĐỒ THỊ

Bảng 1 Bảng phân biệt Lease Purchase và Hire Purchase ............................................ 16

Bảng 2 Bảng so sánh chi phí khi có và không có bảo dưỡng ........................................ 19

Bảng 3 Bảng tổng hợp thông tin khách hàng và đơn hàng ............................................ 25

Bảng 4 Bảng phí sử dụng đường bộ .............................................................................. 34

Bảng 5 Biểu mức thu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ............................................... 35

Bảng 6 Bảng lệ phí giấy đăng ký và biển số xe ............................................................ 35

Bảng 7 Bảng chu kỳ đăng kiểm xe ................................................................................ 36

Bảng 8 Bảng mức phí đăng kiểm xe ............................................................................. 36

Bảng 9 Biểu phí (1 năm) bảo hiểm thân vỏ ô tô – Bảo hiểm vật chất ô tô ................... 37

Bảng 10 Biểu phí trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (đã bao gồm 10% thuế VAT)

....................................................................................................................................... 37

Bảng 11 Phân biệt giữa cung cấp và thuê ngoài dịch vụ vận tải ................................... 54

Bảng 12 Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2012-2014 ......................... 88

Bảng 13 Báo cáo chi tiết doanh thu 2012-2015 ............................................................ 90

Page 5: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1 Phân biệt 2 loại lộ trình ..................................................................................... 21

Hình 2 Mô hình vận tải đi thẳng .................................................................................... 23

Hình 3 Mô hình vận tải đi thẳng theo lộ trình định sẵn ................................................. 24

Hình 4 Mô hình vận chuyển qua trung tâm phân phối .................................................. 24

Hình 5 Mô hình vận chuyển qua trung tâm phân phối với lộ trình định sẵn ................ 25

Hình 6 Nguyên lý và cơ chế hệ thống định vị GPS ....................................................... 28

Hình 7 Giao diện tóm tắt thông tin lộ trình ................................................................... 29

Hình 8 Bản đồ lộ trình đi ............................................................................................... 29

Hình 9 Biểu đồ đánh giá các loại lộ trình ...................................................................... 29

Hình 10 Sơ đồ tổ chức Danalog .................................................................................... 48

Hình 11 Giấy chứng nhận bảo hiểm vật chất cho Rơ-mooc ......................................... 61

Hình 12 Giấy chứng nhận bảo hiểm vật chất cho xe đầu kéo ....................................... 61

Hình 13 Phương án báo giá mẫu ................................................................................... 64

Hình 14 Xe draw-bar ..................................................................................................... 72

Hình 15 Xe Semi-trailer ................................................................................................ 72

Hình 16 Xe kéo kết hợp ................................................................................................. 72

Hình 17. Xe kéo nguyên khối ........................................................................................ 73

Hình 18. Xe draw-bar nhiều toa kéo ............................................................................. 73

Hình 19. Xe kết hợp 2 tầng ............................................................................................ 73

Hình 20 Thùng xe có 2 cửa bên tháo rời ....................................................................... 74

Hình 21 Xe bồn chở xăng .............................................................................................. 74

Hình 22 Xe thùng lạnh .................................................................................................. 74

Hình 23 Thùng xe dạng flat bed / platform ................................................................... 75

Hình 24 Xe tilt body ...................................................................................................... 75

Hình 25 Xe chuyên chở nội thất với dung tích lớn ....................................................... 75

Hình 26 Xe chuyên chở ô-tô .......................................................................................... 76

Hình 27 Buồng lái có chỗ ngủ dành cho tài xế ............................................................. 76

Hình 28 Buồng xe không có chỗ ngủ và ăn uống ......................................................... 76

Hình 29 Buồng xe dành cho tổ lái ................................................................................. 77

Hình 30 Giấy đăng ký rơ-mooc và sơ mi rơ-mooc ....................................................... 86

Hình 31 Giấy đăng ký đầu kéo ...................................................................................... 86

Hình 32 Mặt trước Giấy chứng nhận BHTNDS của chủ xe ô tô .................................. 87

Hình 33 Mặt sau Giấy chứng nhận BHTNDS của chủ xe ô tô ..................................... 87

Hình 34 Màn hình đăng nhập của www.danang.quanlyoto.vn ..................................... 97

Hình 35 Giao diện quản lý đội xe của Danalog ............................................................ 98

Hình 36 Tình trạng xe mất tín hiệu ............................................................................... 98

Page 6: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

1

PHẦN MỞ ĐẦU – TÓM TẮT ĐỀ TÀI

(1) Bối cảnh

Trong tình hình kinh tế mở cửa như hiện nay và tốc độ phát triển nhanh của

dịch vụ logistics trong nước, cảng Đà Nẵng nói chung và công ty cổ phần logistics Đà

Nẵng (Danalog) nói riêng có rất nhiều cơ hội để phát triển tiềm năng kinh doanh

logistics của mình. Muốn tận dụng triệt để những cơ hội quý báu như vậy, không có

cách nào khác là Danalog phải đề ra một phương châm quản lý toàn diện cho mình

trên tất cả mọi mặt, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, đặc biệt là vận tải

đường bộ.

Trong thời gian thực tập tại công ty Danalog, tôi nhận thấy quý công ty có nhu

cầu rất lớn về kiến thức quản lý đội xe container và hiện tại, họ đang gặp một số bất

cập trong quá trình khai thác, vận hành và quản lý đội xe container. Với những lý do

trên và với mong muốn phát triển một đề tài mới như Quản lý đội xe container, tôi

quyết định chọn đề tài sau cho báo cáo tốt nghiệp của mình:

“Công tác quản lý đội xe container của công ty Danalog”

(2) Mục tiêu đề tài

Với đề tài đã chọn, mục tiêu của bài báo cáo của tôi như sau:

- Tổng hợp và phân tích những cơ sở lý luận, lý thuyết mới về Quản lý đội xe

- Sử dụng những cơ sở lý luận trên để đánh giá công tác quản lý đội xe container

hiện tại của công ty Danalog

- Dựa trên kết quả đánh giá, đề xuất các giải pháp kịp thời và hữu hiệu cho công

tác quản lý đội xe container của công ty Danalog

Mục tiêu của đề tài phần lớn là phát triển kiến thức mới về Quản lý đội xe container

nên phần cơ sở lý luận sẽ rất dài, nhằm truyền tải khía cạnh quan trọng nhất của đề tài

cũng như tạo cơ sở cho phần giới thiệu về Danalog.

(3) Kết quả

Đề tài về “Công tác quản lý đội xe container ở công ty Danalog” sẽ có 3 phần:

- Cơ sở lý luận về quản lý đội xe

- Công ty cổ phần logistics cảng Đà Nẵng Danalog

- Đề xuất giải pháp cho đội xe container của Danalog

Page 7: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

2

PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI XE

1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI XE

Khái niệm về Quản lý đội phương tiện và Quản lý đội xe

1.1.1.1. Quản lý đội phương tiện (Fleet management)

Quản lý đội phương tiện là việc quản lý tất cả những loại phương tiện phục vụ

cho mục đích kinh doanh của công ty, gồm có xe container, xe tải nhỏ, xe cẩu, tàu bay

(máy bay, trực thăng…), tàu biển và xe chạy trên tuyến đường ray (nếu có)…

1.1.1.2. Quản lý đội xe (Vehicle Fleet management)

Quản lý đội xe container (Vehicle Fleet Management) chính là một phần của

Quản lý đội phương tiện. Đối với những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh khác

nhau, mục đích của việc quản lý đội xe cũng khác nhau.

- Những doanh nghiệp sản xuất, thương mại sẽ tập trung quản lý đội xe để khai

thác các chức năng vận tải của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

- Những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải sẽ tập trung quản lý đội xe để

phục vụ nhu cầu khách hàng và đảm bảo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.

Nội dung của Quản lý đội xe

Việc quản lý đội xe sẽ gồm những chức năng sau:

- Quản lý tài chính (Vehicle financing)

- Quản lý chi phí (Cost management)

- Quản lý rủi ro (Risk assessment and management)

- Quản lý bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa phương tiện (Vehicle’s health and

safety, maintenance and repair)

- Quản lý lộ trình (Telematics)

- Quản lý tài xế (Driver’s behaviour)

Các chức năng trên là nội dung trọng tâm của đề tài và sẽ được phân tích rõ ở mục 1.2.

Một số xu hướng hiện tại trong quản lý đội xe

Sau đây là 10 xu hướng chính trong việc quản lý đội xe vừa và nhỏ, được cung

cấp bởi các chuyên gia trong ngành logistics và chuỗi cung ứng:

1.1.3.1. Quản lý nhiên liệu sử dụng

Vì là chi phí lớn nhất trong danh mục chi phí hoạt động, các doanh nghiệp vận

tải hàng đầu không ngừng tập trung vào chiến lược tối thiểu hóa chi phí nhiên liệu, khi

mà chiến lược này góp phần vào tính ổn định lâu dài của doanh nghiệp (corporate

Page 8: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

3

sustainability). Sau đây là một số yếu tố nằm trong chiến lược quản lý chi phí đa nhân

tố (Multi-pronged fuel management strategies) của họ:

- Xem xét thông số kỹ thuật của xe

- Điều chỉnh hành vi, thái độ của tài xế

- Giới hạn mức nhiên liệu cho phép

- Xu hướng sản xuất thiết bị tùy chỉnh vận tốc (engine governor) cho xe vừa và

nhỏ: Bộ tùy chỉnh vận tốc giúp xe hạn chế được khả năng vượt quá tốc độ cho

phép và giảm thiểu tai nạn

- Sử dụng nguồn điện phụ (APU – auxiliary power unit) và thiết bị điều khiển

quạt 2 tốc độ (Two-speed engine fan clutch):

Nguồn điện phụ cung cấp năng lượng cho máy điều hòa và những thiết

bị chạy bằng điện khác trên xe, nhờ đó tiết kiệm nhiên liệu.

Thiết bị điều khiển quạt động cơ 2 tốc độ có khả

năng chuyển giữa 2 chế độ là Eddy Current và

Spring-actuated Cooling. Khi ở chế độ Eddy,

quạt sẽ chạy ở tốc độ vừa phải, giúp giảm ồn,

tăng hiệu suất bộ phận phụ của xe và giúp cho bộ

tản nhiệt xe không bị mài mòn bởi cát và bụi. Khi

ở chế độ Spring-actuated, quạt sẽ chạy với tốc độ

tối đa, giúp làm nóng động cơ nhanh hơn trong thời tiết lạnh.

- Luật cấm tài xế bật động cơ khi xe đang rỗi (Anti-idling laws): luật này giúp

giảm lượng khói xe thải ra khi xe đang dừng và nhờ đó, giảm thiểu tối đa lượng

nhiên liệu tiêu thụ.

1.1.3.2. Điều chỉnh giữa nhu cầu của doanh nghiệp và loại xe

Sau một thời gian hoạt động, nhiều công ty lớn bắt đầu đưa vào những loại xe

nhỏ hơn hoặc lớn hơn để làm cùng một công việc mà xe cũ từng làm. Để làm được

điều này, họ cần xem xét chi tiết kỹ thuật xe và đối chiếu với công việc mà xe thực

hiện, từ đó xác định kiểu xe tốt nhất, phù hợp nhất để làm công việc đó.

1.1.3.3. Xu hướng giảm vòng đời xe

Nhiều doanh nghiệp chọn cách giữ lại đội xe lâu hơn để phục vụ cho mục đích

kinh doanh của họ, nhằm tiết kiệm chi phí. Một số lại chọn cách tân trang xe bằng các

thiết bị phụ hoặc thay thế 1 phần động cơ xe. Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyên

Page 9: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

4

rằng không nên giữ phương tiện quá lâu (so với tuổi thọ quy định) vì nó làm gia tăng

nguy cơ gây tai nạn, hỏng hóc nghiêm trọng, làm tăng vọt chi phí bảo dưỡng.

Năm 2012, một thống kê cho biết chu kỳ sử dụng xe trung bình đã giảm so với

2011. Emkay Inc. – tập đoàn chuyên cung cấp các giải pháp đội xe – cho biết, họ thay

các loại xe tải nhẹ chỉ sau 51 tháng hoạt động (lộ trình xấp xỉ 114,000 dặm), giảm

5.56% so với thời gian hoạt động và 2.63% so với lộ trình của năm 2011.

Nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp vẫn giữ đội xe lâu hơn là vì giá thành

xe ngày càng tăng. Tuy nhiên, một số hình thức mua xe tỏ ra rất hữu hiệu trong trường

hợp này là thuê tài chính hoặc thuê theo hợp đồng.

1.1.3.4. Sử dụng thùng xe phù hợp với nhu cầu

Một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải đã chế tạo các thùng xe riêng theo yêu

cầu của tài xế vì họ là người trực tiếp sử dụng và chuyên chở nó. Những công ty sản

xuất vật liệu thùng xe cũng đang hướng tới sản xuất những thùng xe nhẹ hơn và bền

hơn. Nhờ vậy, việc vận hành xe sẽ ít tiêu hao nhiên liệu hơn và giảm thiểu hỏng hóc

trên xe, đặc biệt là phần trục và gầm xe.

1.1.3.5. Tận dụng xe đã qua sử dụng

Nhiều chuyên gia cho rằng, ở thị trường mua bán hàng second-hand sẽ trở

thành xu hướng mới. Dựa vào số liệu về quãng đường tối đa mà Emkay Inc. cho phép

xe chạy (114,000 miles), một bảng thống kê về số lần bán lại xe second-hand tăng dần

trong năm 2012. Ngoài ra, việc mua bán xe second-hand ngày càng phổ biến là nhờ sự

phát triển của ngành công nghiệp sản xuất. Họ được xem là khách hàng chủ chốt của

thị trường này.

1.1.3.6. Tập trung vào bảo dưỡng đội xe thường xuyên

Trong năm 2012, các doanh nghiệp vận tải đã chi ngân sách nhiều hơn cho việc

bảo dưỡng xe. Một xu hướng đang nổi trội là Predictive maintenance, tức là dự đoán

trước những hư hỏng trong tương lai một cách chính xác và lên kế hoạch bảo dưỡng

chi tiết (thời gian hư hỏng sẽ xảy ra, hư hỏng bộ phận nào, nên sửa như thế nào, mất

bao lâu để sửa chữa…). Mấu chốt của Predictive maintenance là chỉ sửa chữa và bảo

dưỡng tại thời điểm phù hợp đã được tính toán trước. Phương pháp trên đi ngược lại

phương pháp cũ là Preventive maintenance, tức bảo dưỡng trước một lần để đảm bảo

xe không bị hư hại trong tương lai.

Page 10: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

5

1.1.3.7. Thay lốp xe và đắp lốp xe

Hiện tại, chi phí lốp xe mới rất đắt đỏ, phần lớn chịu ảnh hưởng bởi giá dầu và

giá cao su. Thêm vào đó, xu thế hiện nay là sử dụng lốp xe to hơn để xe đi được quãng

đường dài hơn nhưng vẫn tiêu hao cùng 1 lượng nhiên liệu (chỉ số MPG – mile per

gallon – lớn hơn) và lốp xe to hơn đồng nghĩa với chi phí sửa chữa, thay thế sẽ ngày

càng cao hơn. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp chọn cách đắp lốp xe (vd: một lốp xe

11R22.5 có giá trung bình $448, trong khi việc đắp lốp xe chỉ tiêu tốn khoảng $315 trở

lại, tiết kiệm hơn 30%). Với kỹ thuật đắp lốp xe hiện nay đã đảm bảo được mức độ an

toàn cao và dần dần trở nên đáng tin cậy hơn, đây là một phương án tối ưu nhất dành

cho các đội xe để tiết kiệm chi phí.

1.1.3.8. Áp dụng theo dõi từ xa

Công nghệ này cho phép doanh nghiệp quản lý toàn đội xe triệt để hơn, từ thu

thập thông tin, quản lý hiệu năng xe, cho đến quản lý lộ trình, giảm thời gian xe rỗi,

kiểm soát nhiên liệu tiêu hao đến việc kiểm soát thói quen lái xe của tài xế.

1.1.3.9. Tầm quan trọng của việc quản lý an toàn xe

CFO và nhà quản lý đội xe của nhiều doanh nghiệp lớn xem việc tránh rủi ro tai

nạn và giảm chi phí tai nạn như ưu tiên hàng đầu kể từ năm 2012. Emkay Inc. cho hay

việc áp dụng quản lý chặt chẽ 2 yếu tố trên đã giúp họ giảm 39% chi phí tai nạn vào

năm 2010 và 49% vào năm 2009. Những công cụ phục vụ cho việc quản lý an toàn xe

gồm có theo dõi từ xa, việc đào tạo tài xế bài bản cũng như công nghệ định hướng, bản

đồ, vẽ lộ trình… Một số doanh nghiệp vận tải lớn khi mua xe không chỉ nhìn vào giá

cả hay lợi ích mà xe mạng lại, mà còn nhìn vào những công nghệ mới nhất trang bị

trong xe.

1.1.3.10. Sử dụng nhiên liệu thay thế

Việc sử dụng nhiên liệu thay thế giúp đội xe hoạt động thân thiện với môi

trường và giúp kiểm soát quy định về khí thải hiệu quả hơn. Hiện tại có một xu hướng

mới là sử dụng CNG – methane tự nhiên nén ở áp lực cao khoảng 20-25 Mpa (2,900-

3,600 psi). CNG không những giúp thay thế dầu diesel, mà còn giúp đội xe giảm chi

phí và giữ cho máy sạch hơn. Một số doanh nghiệp cho hay dầu nhớt thải từ xe vẫn có

màu trong như dầu mới.

Tầm quan trọng của việc Quản lý đội xe

Việc quản lý đội phương tiện cho phép doanh nghiệp:

Page 11: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

6

- Khai thác tính kinh doanh của đội phương tiện nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi

ro khi đầu tư vào các loại phương tiện này

- Nâng cao tính hiệu quả và năng suất đội xe

- Bảo đảm chi phí tổng thể cho quá trình vận chuyển luôn giữ ở mức tối thiểu

- Đảm bảo được tính hợp pháp của đội phương tiện và tuân thủ nghiêm ngặt các

quy định của chính phủ (ví dụ: trách nhiệm kiểm soát và xử lý chất thải một

cách an toàn).

- Điều chỉnh hành vi và trách nhiệm của tài xế phù hợp với yêu cầu của doanh

nghiệp và nhu cầu của khách hàng.

1.2. QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ ĐỘI XE TẠI VIỆT NAM

(tham khảo phần Phụ lục)

1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐỘI XE

Quản lý tính tài chính của đội xe

Khi đầu tư vào việc sắm sửa đội xe container, doanh nghiệp luôn đặt lợi ích của

họ lên hàng đầu, cụ thể hơn đó chính là tận dụng tất cả những chức năng và lợi nhuận

mà đội xe có thể đem lại cho họ. Chức năng cơ bản nhất của đội xe container chính là

phục vụ cho chính doanh nghiệp, chở hàng từ kho bãi đến các trung gian khác hoặc

giao hàng cho khách hàng cuối cùng và chở hàng từ cảng hoặc từ các đối tác về lại kho

bãi. Tuy nhiên, đội xe container vẫn không thể được tận dụng tối đa nếu không tính

đến hình thức sinh lợi khác, mà cụ thể hơn đó chính là việc cho thuê đội xe và các

nghiệp vụ tài chính khác từ container.

Các tiêu chí khi lựa chọn mua sắm xe (Acquisition):

a) Các loại phương tiện chính

Hiện nay để đáp ứng cho nhiều dịch vụ và yêu cầu logistics khác nhau, hàng

loạt các loại phương tiện đã được ra đời. Việc quan trọng cần phải làm là hiểu rõ được

những loại phương tiện đó là gì, đặc điểm của nó ra sao và chức năng của nó thế nào

vì loại phương tiện cũng chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm của từng hệ thống pháp lý và

chính phủ riêng. Những loại phương tiện chính bao gồm:

- Phương tiện cơ giới (Motor vehicle) được lưu thông trên những tuyến đường

chính, sử dụng sức động cơ và không kể đến sức người và sức của động vật.

Những loại phương tiện này có thể sử dụng xăng, dầu, bình ắc quy điện hoặc

động cơ hơi nước.

Page 12: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

7

- Phương tiện chở hàng (Goods vehicle) được thiết kế để chở hàng. Tùy theo tải

trọng mà sẽ có những loại tên khác nhau.

- Phương tiện có rơ-mooc (Trailer) được kéo bởi phương tiện cơ giới, có 2 loại

nhỏ là Draw-bar (xe nhiều toa kéo) và Semi-trailer (xe 1 toa kéo). Hiện tại ở

Việt Nam, loại xe rơ-mooc phổ biến chỉ có 1 toa kéo (40ft hoặc 20ft)

- Phương tiện kết hợp (Articulated vehicle) là loại xe có một đầu kéo (tractor) và

một toa kéo (semi-trailer)

- Xe tải nguyên khối (Rigid vehicle) là loại xe có đầu kéo và toa kéo được thiết

kế gắn liền như một khối thống nhất

b) Chức năng của phương tiện mà doanh nghiệp muốn tận dụng

Xe chở hàng đảm nhiệm khá nhiều loại công việc và mỗi công việc quy định

một loại xe phù hợp: một số việc có thể yêu cầu xe có động cơ mạnh, một số khác lại

cần động cơ trục khỏe trong điều kiện làm việc thường xuyên. Doanh nghiệp cần phải

cân nhắc thực sự kỹ lưỡng về chức năng chính mà một loại phương tiện sẽ phải đảm

nhận cũng như điều kiện môi trường làm việc trong suốt vòng đời của nó.

Loại phương tiện dùng để đi xa thường liên quan đến nghiệp vụ trung chuyển

(line-haul). Nghiệp vụ trung chuyển chính là chức năng mà phương tiện vận chuyển

hàng nguyên từ một điểm cung cấp (vd: nhà máy) đến một điểm giao nhận (vd: kho,

điểm phân phối hàng…). Vì phải đi xa nên loại phương tiện này thường chở hàng với

tải trọng lớn và đi với tốc độ lớn nhất trong ngưỡng cho phép. Hơn nữa, phương tiện

này hầu như được sử dụng 24/7 và cứ tiếp tục xoay vòng. Vì thế, loại phương tiện này

cần có thông số kỹ thuật cực tốt, người quản lý thường sử dụng những loại xe mới nhất

để đảm nhiệm những công việc này trong những năm đầu tiên và sẽ giảm dần khối

lượng công việc vào những năm tiếp theo. Những loại phương tiện này thuộc loại

phương tiện kết hợp lớn (large articulated) hoặc xe kéo nhiều toa (draw-bar

combinations) (Hình 4.5).

Đối với những loại hàng tải trọng nhẹ nhưng chiếm nhiều dung tích, xe

draw-bar được ưa chuộng nhất vì khối lượng dung tích lớn hơn nhưng lại đảm bảo

nằm trong giới hạn cho phép. Xe kết hợp hoặc semi-trailer với 2 tầng cũng được sử

dụng đối với những loại hàng cân bằng giữa tải trọng và dung tích.

Loại phương tiện di chuyển ở khoảng cách tầm trung (150-300 km/ngày)

thường là những xe giao hàng thực hiện từ 1-2 lần giao hàng từ điểm tập kết hàng đến

Page 13: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

8

những khách hàng lớn. Lộ trình đi của xe có thể diễn ra ở những đoạn đường lớn và

những đoạn đường nhỏ hơn. Vì thế, chỉ tiêu kỹ thuật của xe phải đủ cao để tránh việc

hư hỏng trong suốt quá trình vận hành. Loại phương tiện chỉ di chuyển trong

khoảng cách ngắn (60-150km/ngày) thường được sử dụng cho các dịch vụ giao nhận

hàng lẻ và phải tiến hành rất nhiều lần giao hàng trong 1 ngày. Các loại xe này thường

được sử dụng trong nội thành hoặc đôi khi là những vùng ngoại ô lân cận.

Đối với những loại xe chạy trong nội thành thì một vấn đề lớn đó chính là

tuân thủ theo kích cỡ phương tiện đã quy định vì xe phải di chuyển trên những đoạn

đường nhỏ, đi qua nhiều nút thắt giao thông. Vì vậy, loại xe được sử dụng trong

trường hợp chính là xe tải nguyên khối (Rigid) với hộp số và động cơ khỏe. Tuy nhiên,

ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuộng những loại xe tải kết hợp vì nó vận chuyển

được nhiều hàng hơn và di chuyển linh hoạt hơn xe nguyên khối. Hơn nữa, xe kết hợp

giúp giảm thiểu rủi ro trọng lượng container bị mất cân bằng khi hàng được dỡ xuống

(ví dụ: hàng được dỡ xuống trong khi số hàng còn lại không được sắp xếp cân đối

trong container, làm cho áp lực dồn hết vào trục trước của xe nguyên khối).

Chung quy, khi doanh nghiệp muốn sắm một loại phương tiện mới, họ cần phải

cân nhắc nhiều tùy chọn để ra quyết định. Trước khi chọn loại phương tiện, việc cần

làm nhất đó là liệt kê ra những yêu cầu đối với phương tiện, bảng dưới đây là tập hợp

những yêu cầu quan trọng nhất.

Loại hàng hóa và đặc

điểm của chúng

Kích cỡ

Khối lượng

Khả năng gộp hàng thành 1 đơn vị

Dễ hư hỏng

Hàng nguy hiểm

Hàng đông lạnh

Hàng lỏng

Hàng dạng bột

Hàng cần đảm bảo vệ sinh

Động vật sống

Phương thức bốc dỡ

hàng

Bằng xe cẩu

Bằng tay

Bằng giàn cẩu

Bằng xe lấy hàng chuyên dụng

Lấy ra / bỏ vào từ cạnh bên, từ trước trở về sau hay ngược lại,

bỏ từ trên xuống dưới hay ngược lại.

Vấn đề trong quá

trình vận chuyển, bốc

dỡ

Đường hẹp

Cầu thấp

Giới hạn tải trọng

Page 14: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

9

Cấm đi ban đêm vì tiếng ồn

Thiếu thiết bị để giải quyết hàng hóa

Bị chặn ở những khu dân cư nhất định

Loại đường đi

Đường cho xe gắn máy

Đường bộ ở nội thành

Đường xấu hoặc xuống cấp ở vùng quê

Đường lên núi

Khu vực địa lý bằng phẳng

Lộ trình có chênh lệch nhiệt độ lớn

Loại nhiên liệu sử

dụng

Dầu diesel

Xăng

Gas, khí đốt nhân tạo (LPG)

Khí đốt, khí nén tự nhiên (CNG, LNG)

Loại phương tiện

Xe kéo kết hợp hoặc đầu kéo rơ-mooc

Xe nguyên khối 2,3,4 trục

Xe kéo nhiều rơ-mooc

Xe chở hàng loại nhỏ

Các loại thùng xe

Có 2 cửa bên thảo rời

Thùng có kệ

Thùng chở dầu

Có bộ khung để chở thùng carton hàng, hàng dễ bị tháo rời

Thùng xe tải

Thùng dành cho xe tải trọng lớn

Yêu cầu pháp lý

Giới hạn tổng trọng lượng phương tiện

Kích thước phương tiện

Thiết bị bắt buộc

Giấy phép vận hành xe

Bảo hiểm

Tính kinh tế của đội

xe

Lượng nhiên liệu tiêu thụ

Sự bào mòn lốp xe

Chi phí tổng thể

Giá trị còn lại sau một khoảng thời gian sử dụng

Tính thuận lợi khi bảo trì

Khả năng nhận được hỗ trợ và linh phụ kiện từ nhà sản xuất

Loại buồng lái

Có chỗ ngủ và ăn uống

Không có chỗ ngủ và ăn uống

Dành cho tổ lái (có nhiều ghế hơn)

Các phụ kiện an toàn

cho phương tiện

Khóa

Hệ thống báo động

Các thiết bị theo dõi từ xa GSM hoặc GPS

Ngày nay, những công xưởng sản xuất đã có thể sử dụng máy tính để hỗ trợ

việc sản xuất phương tiện với những đặc điểm chuyên biệt. Họ chỉ cần đưa vào

những thông tin của xe như thông số kỹ thuật, kích thước, trọng lượng và loại địa

hình vào một máy tính và nó sẽ cung cấp một thông số dự đoán về phương tiện phù

Page 15: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

10

hợp gần như là đầy đủ nhất. Những thông số đó thậm chí còn cho doanh nghiệp biết

những khu vực nào xe có thể đi đến, mức tiêu thụ nhiên liệu cho từng động cơ, bộ

truyền động hoặc trục xe khác nhau trong những điều kiện vận hành khác nhau.

c) Loại hàng

Đặc điểm tải trọng cũng là một yếu tố quan trọng khác khi chọn mua phương

tiện. Đây là yếu tố rất cần được cân nhắc vì nó đưa ra các lựa chọn khung gầm xe

khác nhau và loại thùng xe hợp lý cho mức tải trọng đó.

Tải trọng nhẹ (light loads) (hệ số thể tích hàng hóa Fc > 2.5 m3/tấn

trọng tải) gồm những loại hàng nhẹ nhưng lại rất cồng kềnh (Vd: các loại cây ngũ

cốc, vải và các loại đồ chứa đựng làm từ nhựa). Khi chuyên chở những loại hàng

này, đầu kéo không cần quá mạnh để vận hành vì động cơ tốt và mã lực mạnh đòi

hỏi một khoản chi phí khá lớn. Đối với mặt hàng này, có 2 sự lựa chọn chính cho

doanh nghiệp, đó chính là xe nguyên khối với nhiều rơ-mooc hoặc xe kết hợp 2

tầng.

Hàng hóa có tải trọng nặng (heavy loads) (hệ số thể tích hàng hóa Fc ≤

2.5 m3/tấn trọng tải) gây ra khá nhiều rắc rối vì luật pháp luôn giới hạn tải trọng

của xe chuyên chở cũng như giới hạn khối lượng của trục xe. Với những loại hàng

trên, mặc dù rất nhiều loại xe đáp ứng được khả năng vận chuyển, nhưng nhiều mặt

hàng lại yêu cầu được chuyên chở bởi những loại xe tự lắp ráp và sản xuất đặc biệt.

Tuy nhiên, không phải hàng tải trọng nặng nào cũng cần phải có chuẩn mực riêng.

Trong một số trường hợp, loại xe chở hàng có tải trọng nằm trong mức cho phép có

thể sử dụng loại thùng xe chuẩn với điều kiện áp lực của trọng lượng hàng phải

được chia đều trên tất cả các trục xe.

Đối với tải trọng hỗn hợp (mixed loads), hàng hóa nặng được chuyên chở

cùng với hàng hóa nhẹ trên cùng một xe và điều đặc biệt là hình thức chuyên chở

này dường như không hề gặp phải khó khăn nào. Cụ thể hơn, việc sử dụng cả hàng

nặng và nhẹ sẽ giúp cân bằng tổng trọng lượng với tổng thể tích. Đối với một xe

chở 100% hàng nặng và phải giao hàng ở nhiều địa điểm, việc dỡ bớt hàng sẽ làm

mất cân bằng áp lực mà trọng lượng hàng tác động lên trục xe, và vì thế một lúc nào

đó, xe sẽ vi phạm quy định về giới hạn áp lực tác động lên trục xe. Việc này sẽ càng

tệ hơn đối với xe chuyên chở vừa hàng nhẹ lẫn hàng nặng. Một giải pháp được cho

Page 16: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

11

là phù hợp nhất đó chính là cần trang bị thêm một xe nâng nhỏ (điều khiển bằng

tay) để giúp sắp xếp lại hàng một cách nhanh nhất sau mỗi lần dỡ hàng.

Loại hàng có giá trị lớn (valuable loads) sẽ phát sinh nhiều rủi ro nhất và

việc lựa chọn phương tiện hợp lý và an toàn là yêu cầu hàng đầu. Thậm chí doanh

nghiệp có thể phải chế tạo một loại gầm xe hoặc thùng xe chuyên dụng. Hàng có giá

trị lớn không chỉ dừng lại ở tiền và trang sức, mà còn là hàng được đóng trong

thùng lớn và có giá trị tiền mặt lớn như rượu nặng, đồ điện tử, hàng may mặc… Vì

thế, loại phương tiện được chọn phải vừa phải có khả năng được khóa một cách dễ

dàng nhưng cũng phải đảm bảo bảo mật tối đa trong quá trình giao nhận.

Hàng lỏng và bột với số lượng lớn (liquids and powders in bulk) phải

được chuyên chở bằng xe bồn chuyên dụng và phải luôn tuân thủ các quy định về

an toàn. Ngoài ra, một điều rất quan trọng khi lựa chọn xe cho loại hàng này đó là

những loại thiết bị sử dụng (vd: nhiều loại hàng không cần bốc xếp, chỉ cần thả;

nhiều loại hàng cần phải có máy móc để bốc dỡ…).

Hàng nguy hiểm (hazardous goods) cũng thường được chuyên chở bằng xe

bồn và cũng phải tuân thủ những quy định tương tự. Ngoài ra, những quy định về

chọn những loại vật liệu và phụ kiện phù hợp khi tiếp xúc và làm việc với những

loại hàng này là rất quan trọng để ngăn ngừa trường hợp phản ứng hóa học ngoài ý

muốn.

d) Loại thùng xe

Việc lựa chọn thùng xe phù hợp sẽ dựa trên điều kiện làm việc và yêu cầu về

loại hàng hóa. Có rất nhiều loại thùng xe khác nhau và mỗi loại đều có ưu nhược

khác nhau khi vận hành ở điều kiện khác nhau với những loại hàng khác nhau. Hầu

hết những kiểu thùng xe dưới đây đều thuộc loại xe nguyên khối hoặc xe kết hợp.

Toa kéo dạng hộp (box) là loại thùng xe kín có cửa kéo ở đuôi, hay còn gọi

là xe tải hộp (box van). Thỉnh thoảng xe tải hộp sẽ có thêm cửa kéo ở cạnh bên.

Những loại xe trên thường có đặc điểm chung là sẽ có thiết bị nâng sau đuôi xe

(hydraulic tail-lift) và khi chiếc nâng này được hạ thấp, hàng hóa sẽ tự động được

dỡ xuống. Xe tải hộp là loại phổ biến nhất trong các loại xe chạy trong nội thành,

đặc biệt là để giao nhận các mặt hàng như đồ gia dụng, thực phẩm và hàng đóng

gói. Ưu điểm chính là hàng được bảo vệ tốt dưới mọi loại thời tiết và giảm rủi ro bị

Page 17: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

12

mất cắp vì hộp xe luôn được đóng kín và bảo vệ chặt chẽ. Thùng xe có cửa 2 bên

ngày càng phổ biến để phục vụ việc ra vào, dỡ và bốc hàng từ bên mạn xe và loại xe

hộp cũng dần được ưa chuộng hơn vì pallet gỗ được sử dụng ngày càng nhiều.

Xe có toa kéo sàn phẳng (flat bed / platform) có sàn làm bằng gỗ hoặc kim

loại, được đặt trên khung gầm xe với một độ cao nhất định. Xe thường có cửa

đóng/mở 2 bên để bảo vệ hàng hóa và vì lý do này, thùng xe sẽ không kín. Loại xe

này thường được dùng để chuyên chở các loại hàng thô và những loại hàng không

bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Phần lớn những loại hàng này cần phải được buộc lại

thành bó và bọc phủ, một quy trình rất tỉ mỉ và tốn thời gian.

Bồn chứa là loại thùng xe rất phổ biến. Như đã được nêu ở trên, bồn chứa có

thể chuyên chở chất lỏng cũng như chất bột và những quy định về chất hàng / dỡ

hàng cũng như các phương thức bảo vệ sẽ khác với các loại thùng còn lại.

Thùng xe có che bạt (tilt) được xem như là một bước cải tiến. Loại thùng

này sẽ có một bộ khung xe được phủ bởi một tấm bạt để bảo vệ toa chở hàng. Tấm

bạt có thể được phủ xuống, che lấp hết hàng trong xe và sau đó được buộc chặt vào

thành xe. Sợi dây thừng được sử dụng để cột tấm bạt vào các thành xe sẽ được hải

quan niêm phong. Ưu điểm là những loại hàng trên đó không cần phải buộc dây hay

bọc phủ và làm cho thủ tục thông quan nhanh hơn. Tuy nhiên, để bốc dỡ hàng bằng

cẩu hoặc từ bên mạn xe, chủ xe phải tháo rời bộ khung và việc này tốn khá nhiều

thời gian.

Một loại thùng xe cũng trở nên phổ biến gần đây là loại có 2 cửa bên

(curtain-sided). Loại này hoàn toàn khác so với thùng xe có che bạt ở chỗ thùng

được lắp ráp nguyên khối và bằng kim loại và 2 cửa bên có thể đóng mở. Ưu điểm

là hàng hóa không cần phải buộc dây và bọc phủ, ngoài ra nó còn loại bỏ được khả

năng tấm bạt bị bung ra hoặc hàng hóa bị hở trong lúc vận chuyển.

Ngoài ra, hiện tại trên thị trường còn rất nhiều các loại thùng xe khác và

những loại này được thiết kế dựa trên loại hàng hóa mà chúng chuyên chở và tuân

theo những đặc tính kỹ thuật cũng như quy trình vận chuyển riêng biệt. Ví dụ điển

hình đó là các loại mặt hàng như thùng xe chở gia súc, nội thất, hàng may mặc treo

trên giá, xe hơi và hàng đông lạnh.

Page 18: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

13

Loại thùng xe cuối cùng cũng cần được cân nhắc chính là loại thùng có thể

tháo rời (demountable) và hoạt động như xe container vậy. Thùng xe này có thể là

loại flat bed và có thể được tháo rời hoặc lắp ghép thêm để thành bộ khung như của

loại thùng xe phủ bạt. Điểm khác biệt duy nhất với xe container chính là khớp nối ở

các cạnh của thùng xe, và khi khớp này được tháo ra, chiếc thùng xe sẽ hoàn toàn

được tháo rời. Có nhiều cách để tiến hành tháo rời: dùng khớp nối có vặn ốc vít,

khớp nối tháo bằng tay hoặc tự động, khớp nối điện hoặc dùng thiết bị nâng để tháo

rời các khớp này. Việc sử dụng loại thùng xe như thế này giúp tăng sự linh hoạt của

xe, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động cung ứng, tận dụng khả năng của xe đến

mức tối đa mà vẫn đảm bảo tính kinh tế của chúng.

e) Tổng kết về tiêu chí lựa chọn xe

Khi chuẩn bị cho việc sắm sửa đội xe, doanh nghiệp cần phải cân nhắc đến

rất nhiều các yếu tố khác nhau như sau:

Doanh nghiệp nên sử dụng các loại xe đã có sẵn hay những loại xe đặc

chủng và tự chế tạo ? Câu trả lời nằm ở đặc điểm kho hàng, việc nghiên cứu đội xe

hiện tại mà họ đang sở hữu, hoặc cũng có thể nằm ở việc học hỏi, quan sát các

doanh nghiệp khác trong cùng một ngành nghề và vận hành cùng những nghiệp vụ.

Trong trường hợp doanh nghiệp không thể tự tổng hợp dữ liệu sơ cấp, họ vẫn có thể

tham khảo từ các nguồn thứ cấp khác trên thị trường như tạp chí, catalogue chào

hàng và nhiều nguồn khác.

Bảo dưỡng: Nếu kho hàng của một doanh nghiệp có riêng một bộ phận sửa

chữa thì sẽ không có vấn đề gì, và ngược lại sẽ là vấn đề rất lớn đối với những

doanh nghiệp không có bộ phận này. Nhà cung cấp phương tiện, garage sửa chữa và

những cơ sở sửa chữa có thiết bị chuyên dụng gần nhất mà họ có thể tìm được lại

cách rất xa kho hàng. Hơn nữa, công nghệ chế tạo xe ngày càng phức tạp, việc xây

một cơ sở sửa chữa và bảo trì riêng cũng dần trở thành một vấn đề lớn. Vì vậy, vị trí

địa lý của cơ sở sửa chữa và mức độ hỗ trợ sửa chữa cũng ảnh hưởng lớn đến việc

lựa chọn xe.

Quy định về pháp luật: Những yếu tố chi phối rất mạnh đến việc lựa chọn

xe chính là quy định về việc sử dụng và chế tạo các loại xe, quy định về giờ làm

việc của tài xế, tải trọng tối đa của xe, vấn đề môi trường, các công nghệ xe mới…

Page 19: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

14

Tài xế chính là người hiểu rõ được những vấn đề sẽ gặp phải khi vận hành

chúng cũng như công việc mà họ phải làm, và vì thế họ sẽ là những người có ý kiến

giá trị nhất về “loại xe tốt nhất” cho doanh nghiệp và doanh nghiệp cần phải biết

lắng nghe. Ít nhất thì những ý kiến đó có thể đảm bảo an toàn và giúp những tài xế

làm việc thoải mái hơn.

Yếu tố cuối cùng đó chính là việc tạo ra cân bằng giữa hiệu quả công việc

và chi phí bỏ ra để đảm bảo tính kinh tế của đội xe. Ngoài ra, những yếu tố phụ

khác như khả năng tiếp cận vào một số địa điểm dỡ hàng của đội xe. Nhiệm vụ của

xe là đưa hàng từ kho đến các địa điểm khác nhau nên cần đảm bảo rằng doanh

nghiệp đang sử dụng loại xe phù hợp nhất cho nhu cầu của họ.

f) Nghiệp vụ mua sắm phương tiện

Sau khi đã lựa chọn được phương tiện thì việc tiếp theo đó chính là tiến hành

mua. Có nhiều phương án mua doanh nghiệp có thể chọn như: mua hết 1 lần, mua

trả góp hoặc thuê theo hợp đồng. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể thuê ngoài 100%

đội xe của một bên thứ ba và đây là nghiệp vụ được sử dụng rất thường xuyên khi

mà doanh nghiệp cần đội xe lớn và chi phí vốn bỏ ra là cực lớn.

Với hình thức mua hẳn (outright purchase), doanh nghiệp có toàn quyền

sử dụng và quyết định. Nhà cung cấp có thể chiết khấu tiền mặt hoặc thuế cho

doanh nghiệp. Tuy nhiên, liệu họ có đủ vốn để đầu tư ? Một số giải pháp cho doanh

nghiệp là nghiệp vụ vay ngân hàng, thuê theo hợp đồng và mua trả góp (hire

purchase) vì đầu tư vốn lớn vào tài sản khấu hao nhanh như đội xe (thậm chí nhanh

hơn những tài sản khác) không phải là sự lựa chọn khôn ngoan.

Với thuê tài chính (finance lease), doanh nghiệp không phải là chủ sở hữu

xe, họ chỉ việc ký kết hợp đồng thuê, trả một khoản phí thường xuyên trong một

khoản thời gian (đã thỏa thuận trong hợp đồng) và sau đó, họ có toàn quyền sử

dụng. Tiền thanh toán đã bao gồm chi phí vốn của đội xe và/hoặc chi phí bảo

dưỡng, tùy vào loại thỏa thuận giữa các bên. Nghiệp vụ thuê tài chính có nghĩa là

doanh nghiệp thuê có toàn quyền sử dụng trong thời hạn hợp đồng và có thể gia hạn

thêm với một mức giá thấp hơn. Ưu điểm là không phải bỏ ra vốn ban đầu, có thể

thuê với giá cố định và trả bao nhiêu hàng tháng tùy ý, có thể cao hơn hoặc thấp

hơn, nhưng đến ngày hợp đồng kết thúc, họ phải trả hết số tiền còn lại. Nhược điểm

Page 20: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

15

là bên thuê phải giữ đội xe trong một khoảng thời gian, trong khi nhu cầu sử dụng

đội xe đối với họ có thể thay đổi. Thêm vào đó, nghiệp vụ kế toán quy định đội xe

được thuê tài chính phải phản ánh trong bảng cân đối kế toán, vì vậy nó sẽ làm giảm

doanh thu mà doanh nghiệp có được.

Thuê hợp đồng (contract hire), nếu so sánh với hình thức thuê tài chính, sẽ

hấp dẫn hơn rất nhiều vì nó không cần thiết phải phản ánh trên bảng cân đối kế

toán. Tương tự với thuê tài chính, họ có quyền kiểm soát xe trong một khoảng thời

gian cố định nhưng không thực sự sở hữu nó và chỉ trả một khoản cố định (thường

là hàng tháng). Một hợp đồng thuê gồm rất nhiều lựa chọn, có thể chỉ thuê đội xe,

hoặc cả đội xe và kèm theo gói dịch vụ như bảo trì, bảo hiểm và thuê tài xế. Về lợi

thế tài chính, hình thức này không bắt buộc doanh nghiệp bỏ tiền vốn ban đầu để

mua xe và giúp doanh nghiệp dễ dự đoán chi phí hoạt động của đội xe hơn (vì chi

phí đã cố định)

Ngoài ra, còn có 2 loại nghiệp vụ tài chính khác phục vụ cho nhu cầu mua xe

của doanh nghiệp, mà không đòi hỏi phải bỏ vốn ban đầu, đó chính là Lease

Purchase (thuê mua bắt buộc) và Hire Purchase (thuê mua không bắt buộc).

Trong 2 loại nghiệp vụ này, doanh nghiệp đi thuê (leasee) sẽ ký kết hợp đồng với

doanh nghiệp cho thuê (leasor) và các điều khoản và điều kiện của hợp đồng được

liệt kê dưới đây (trang sau).

Page 21: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

16

Đặc điểm Lease purchase Hire purchase

Quyển sở hữu xe Buộc phải mua xe vào ngày hết hợp đồng Có quyền chọn mua hoặc không mua xe vào

ngày hết hợp đồng

Khoản phải trả hàng

tháng

Chênh lệch giữa giá trị hiện tại và giá trị

còn lại ước tính (do khấu hao) trong suốt

quá trình hợp đồng.

Có thể trả ít hơn hoặc cao hơn, nhưng phải

thanh toán hết khoản còn thiếu vào ngày

hết hợp đồng (balloon payment)

Giá trị hiện tại của xe, tiền cọc (deposit)

và độ dài hợp đồng.

Khoản phải trả hàng tháng là cố định

Ưu điểm

Rất hữu dụng đối với những loại xe đắt

tiền

Không cần bỏ chi phí ban đầu quá lớn

Khoản trả hàng tháng linh hoạt

Có quyền chọn mua hoặc không mua xe,

không bị ảnh hưởng bởi khấu hao, chi phí

bảo dưỡng xe…

Khoản trả hàng tháng cố định

Các khoản chi phí cầu đường và giấy phép

đã bao gồm trong hợp đồng

Không phải chịu khoản balloon payment

Nhược điểm

Tiền thuê không bao gồm chi phí cầu

đường, các loại giấy phép.

Khoản phải trả cuối cùng vào ngày hết

hạn hợp đồng (balloon payment) có thể rất

lớn

Thuế VAT chỉ được hoàn lại khi chứng

minh được xe chỉ sử dụng cho mục đích

kinh doanh

Bắt buộc mua xe vào cuối hạn hợp đồng

nên doanh nghiệp phải chịu giá trị khấu

hao, chi phí bảo trì cho xe và chi phí tiêu

hủy xe.

Bên cho thuê có thể đòi lại quyền sở hữu

xe nếu doanh nghiệp không thể đáp ứng

khoản trả hàng tháng (thường áp dụng khi

không thể trả nổi 1/3 khoản hàng tháng đã

cam kết)

Vì khoản tiền hàng tháng đã cố định nên

không thể trả nhiều hơn nếu doanh nghiệp

muốn

Bảng 1 Bảng phân biệt Lease Purchase và Hire Purchase

Page 22: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

17

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng hợp đồng thuê ngắn hạn

(short-term rental agreements). Tương tự như Finance Lease, doanh nghiệp

không sở hữu đội xe nhưng được phép sử dụng. Chi phí trong hợp đồng có thể bao

gồm bảo trì, bảo dưỡng và tiền lương cho tài xế và thường cao hơn những loại hợp

đồng khác. Bù lại, doanh nghiệp sẽ chỉ phải thuê trong thời gian ngắn và chấm dứt

hợp đồng khi nhu cầu của họ thay đổi, giúp họ linh hoạt hơn trong việc sử dụng đội

xe.

Quản lý rủi ro

Khi vận hành và quản lý đội xe, tất cả các doanh nghiệp đều phải đối mặt với

những rủi ro từ đội xe. Nếu không tiến hành phân tích và sớm có biện pháp, chi phí

mà doanh nghiệp phải gánh chịu sẽ cực lớn và có thể dẫn đến phá sản. Tất cả những

rủi ro về đội xe được phân loại như sau:

RỦI RO KHI THUÊ, MUA XE RỦI RO KHI VẬN HÀNH XE

Rủi ro từ người bán / cho thuê

phương tiện:

Trước khi giao đơn hàng, có khả năng

xảy ra thất thoát trong quá trình thanh

toán hoặc quá trình giao từng phần của

xe, cũng như rủi ro khi chậm trễ trong

khâu giao hàng hoặc bổ sung phụ tùng

thay thế.

Rủi ro bảo dưỡng: phương tiện có khả

năng sẽ hư hỏng hoặc không thể phục vụ

được nữa vì hao mòn (hao mòn máy,

bánh răng, vỏ bánh xe…)

Rủi ro giá trị của phương tiện: rủi ro

khi không thể tận dụng hết được khả

năng tới hạn của phương tiện vì điều

kiện của môi trường, điều kiện lúc vận

hành, chi tiết kỹ thuật không đáp ứng, lỗi

từ nhà sản xuất…

Rủi ro nhiên liệu:

chi phí nhiên liệu lớn sẽ ảnh hưởng xấu

đến hiệu quả của xe

Rủi ro từ tài xế:

Tài xế có thể chủ quan, lơ là làm chậm

trễ hợp đồng hoặc điều khiển xe không

hiệu quả, làm tăng chi phí nhiên liệu,

gây hỏng hóc…

Rủi ro khi cho thuê xe:

bất cứ hợp đồng mượn xe nào không đề

cập đến tính phí cố định sẽ dẫn đến việc

làm cho chi phí phát sinh.

Rủi ro tai nạn:

Tài xế chưa đủ kỹ năng để tránh va

chạm và gần va chạm (near-miss) đến

các rủi ro liên quan đến hàng hóa trên xe

cũng như những người tham gia giao

thông khác. Hoặc cũng có thể do tài xế

không tuân thủ các quy định về giới hạn

giờ làm việc, giới hạn tốc độ…

Page 23: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

18

Rủi ro hành chính:

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp

có thể bị khởi kiện bởi khách hàng vì

không chậm trễ trong giao nhận, hoặc bị

phạt xe vì vi phạm các quy định về tải

trọng, tốc độ và an toàn.

Bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế

1.3.3.1. Bảo dưỡng (Maintenance)

Bảo dưỡng là hàng loạt các công việc nhất định, bắt buộc phải thực hiện với

các loại xe sau một thời gian làm việc hay quãng đường quy định và có tính thường

xuyên. Mục đích của bảo dưỡng như sau:

- Giảm thiểu tình trạng hư hại dọc đường và từ đó, tối thiểu nguy cơ gây tai

nạn, đảm bảo xe vận hành an toàn, tốt và hiệu quả

- Chăm sóc các hệ thống, các chi tiết máy để đảm bảo chúng hoạt động lâu dài

và hiệu quả.

- Giữ gìn hình thức bên ngoài và duy trì trạng thái kỹ thuật của ô-tô.

- Giữ cho giá trị còn lại ước lượng (giá trị thanh lý) cao hơn

Đối với những loại xe vẫn còn hạn bảo hành từ nhà sản xuất thì bảo dưỡng sẽ

là nghiệp vụ thường xuyên và chi phí sẽ bằng không. Sau khi hết hạn bảo

hành từ nhà sản xuất thì lúc này chi phí sẽ phải phát sinh và doanh nghiệp

cần có kế hoạch bảo trì bảo dưỡng chi tiết định kỳ. Nếu như không có bảo

dưỡng định kỳ và đúng hướng, chất lượng và giá trị của xe sẽ giảm dần đều

qua thời gian. Nếu có lịch trình bảo dưỡng chi tiết, chất lượng và giá trị của

xe sẽ tăng lên sau khi bảo dưỡng, và vẫn có giảm qua thời gian nhưng không

tụt dốc, đảm bảo giá trị còn lại vẫn cao hơn nhiều so với lúc không bảo

dưỡng.

Page 24: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

19

Bảng 2 Bảng so sánh chi phí khi có và không có bảo dưỡng

a) Các hình thức bảo dưỡng (Maintenance Options)

- Tự bảo dưỡng (In-house maintenance): đối với những doanh nghiệp có sẵn

công xưởng hoặc xưởng cơ khí. Với hình thức này, doanh nghiệp có thể dễ

dàng quản lý chi phí sửa chữa, bảo trì và linh hoạt thời gian hơn, nhưng sẽ

phát sinh các chi phí khác như đào tạo công nhân sửa chữa chuyên nghiệp,

máy móc thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác bảo dưỡng…

- Thuê ngoài bảo dưỡng (Outsourced maintenance): thuê ngoài bảo dưỡng

đồng nghĩa với doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí hơn nhưng đội xe sẽ được

chính các chuyên gia trong ngành sửa chữa và việc bảo dưỡng sẽ được tiến

hành chính xác hơn, đảm bảo hơn.

- Bảo dưỡng gắn liền với nghiệp vụ cho thuê (Contract hire): ở nghiệp vụ này,

khi doanh nghiệp cho thuê xe, đối tác của họ phải chịu trách nhiệm bảo

dưỡng đối với phương tiện đó trong suốt thời gian vận hành, và những điều

khoản này sẽ được quy định chi tiết trong hợp đồng.

b) Kế hoạch bảo trì phương tiện (Maintenance Planning)

- Bảo dưỡng có kế hoạch (Predictive maintenance): như đã đề cập trong phần

10 xu hướng vận tải hiện tại, Predictive maintenance là việc dự trù và thiết

lập kế hoạch chính xác về loại hư hỏng sẽ xảy ra, thời điểm hư hỏng, thời

Page 25: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

20

gian sửa chữa, chi phí sửa chữa để doanh nghiệp tiến hành đúng như kế

hoạch (trước khi hư hỏng xuất hiện)

- Bảo dưỡng ngăn ngừa (Preventive maintenance): Mục đích của bảo dưỡng

ngăn ngừa là ngăn không cho những hư hỏng trong tương lai xảy ra. Khác

với Predicitive, việc bảo dưỡng này sẽ tiến hành vào bất cứ lúc nào mà doanh

nghiệp có ý định, hoặc theo chu kỳ cho dù xe hư hỏng ít hay nhiều, có hư

hỏng hay không hư hỏng.

1.3.3.2. Sửa chữa (Repair)

Sửa chữa là những biện pháp nhằm khắc phục những sự cố hỏng hóc. Trong

khi bảo trì bảo dưỡng được tiến hành ngay cả khi xe không hư hỏng thì sửa chữa chỉ

xảy ra sau khi có thiệt hại về xe.

a) Sửa chữa lớn

Là công việc sửa chữa có tính chất khôi phục năng lực hoạt động của xe,

được thực hiện khi xe bị hư hỏng nhiều (hay nghiêm trọng) phải thay thế các bộ

phận quan trọng hoặc thay thế phần lớn các bộ phận, chi tiết của nó. Đặc điểm của

loại hình sửa chữa này là thời gian sửa chữa thường kéo dài đòi hỏi phải ngừng sử

dụng tài sản, chi phí sửa chữa lớn chiếm tỉ trọng đáng kể so với tổng chi phí kinh

doanh của một kỳ hạch toán. Vì vậy theo nguyên tắc phù hợp chi phí sửa chữa lớn

xe phải được phân bổ vào chi phí kinh doanh của nhiều kỳ khác nhau.

b) Sửa chữa nhỏ (thường xuyên)

Sửa chữa thường xuyên là công việc sửa chữa nhỏ có tính chất bảo dưỡng

hoặc thay thế những bộ phận, chi tiết nhỏ của xe. Việc sửa chữa này nhằm giữ cho

xe có trạng thái tốt, bình thường đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản xuất

kinh doanh. Ví dụ: tra dầu, lau chùi…

Đặc điểm của loại hình sửa chữa này là thời gian tiến hành sửa chữa ngắn,

chi phí sửa chữa chiếm một tỉ trọng nhỏ không đáng kể so với tổng chi phí kinh

doanh trong kỳ. Vì vậy chi phí sửa chữa thường xuyên được tập hợp trực tiếp vào

chi phí kinh doanh của kỳ hạch toán mà nghiệp vụ sửa chữa diễn ra. Chi phí sửa

chữa này được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh của kỳ hiện hành. Ngoài

ra, chi phí này không được ghi tăng giá trị tài sản trong sổ kế toán. Tuy sửa chữa

nhỏ không quá nghiêm trọng nhưng khi quản lý đội xe, doanh nghiệp không được

Page 26: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

21

phép bỏ qua việc ước lượng và dự đoán sửa chữa nhỏ, đặc biệt là khi phác thảo

phương án giá dựa trên những chi phí cấu thành.

1.3.3.3. Thay thế (Replacement)

Thay thế thực chất là bảo dưỡng và sửa chữa nhưng mang tính định kỳ. Có 2

loại thay thế phổ biến là thay dầu nhớt và thay lốp xe. Thay dầu nhớt sẽ thuộc về

bảo dưỡng trong khi thay lốp xe sẽ thuộc về sửa chữa và thời gian thay thế sẽ phụ

thuộc vào định mức do nhà sản xuất quyết định hoặc được ghi chú trong thông số

kỹ thuật của xe (sẽ được nói rõ hơn trong phần Quản lý chi phí). Mặc dù nhìn bề

ngoài, lốp xe có thể chưa cần thay hoặc xe vẫn chưa gặp vấn đề gì liên quan đến

nhớt (nóng máy do ma sát giữa các bộ phận máy) nhưng doanh nghiệp không nên

tiếp tục sử dụng, vì nhà sản xuất là người hiểu rõ phương tiện và mọi định mức đưa

ra đều đã được thử nghiệm và xác nhận. Hậu quả của việc không thay thế đúng theo

quy định sẽ là rất lớn (vd: nổ lốp xe khi đang trên đường đi sẽ làm cong vành xe,

mất thăng bằng và gây ra tai nạn cho phương tiện, cho hàng hóa và cả người tham

gia giao thông)

Quản lý lộ trình

1.3.4.1. Các loại lộ trình chính

Hình 1 Phân biệt 2 loại lộ trình

Nhìn vào hình trên, có thể thấy rằng chuỗi cung ứng gồm 2 cơ sở sản xuất

mà ở đó, nhiệm vụ chính là tạo ra thành phẩm và đưa đến địa điểm phân phối hàng

trên toàn quốc (NDC – National distribution centre) ngay sau khi sản phẩm sẵn

Page 27: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

22

sàng. Sau đó, NDC sẽ chuyển hàng về các điểm phân phối hàng trong khu vực

(RDV – Regional distribution centre) với những container hàng nguyên. Những cửa

hàng bán lẻ sẽ nhận những đơn hàng riêng lẻ của họ từ RDC.

Vì vậy lộ trình loại 1 chính là lộ trình mà xe container vận chuyển hàng

nguyên (full load) bằng xe lớn và chỉ đến 1 địa điểm giao nhận cuối cùng, có thể là

từ nhà máy đến NDC hoặc từ NDC đến RDC. Đối với lộ trình loại 2, những chiếc

xe nhỏ hơn sẽ vận chuyển hàng lẻ và giao cho các điểm nhận hàng khác nhau, từ

RDC cho đến các cửa hàng bán lẻ.

a) Lộ trình loại 1

Điểm mấu chốt của lộ trình loại 1 đó là vận chuyển với chi phí thấp nhất,

bằng cách sử dụng xe lớn nhất có thể và tận dụng tối đa dung tích cũng như tải

trọng của nó. Như đã nói ở trên, lộ trình loại 1 chỉ thực hiện 1 lần giao nhận duy

nhất. Những đặc điểm quan trọng của lộ trình cần phải nhớ là:

- Xe được vận hành liên tục hết công suất, có khi hoạt động suốt 24 tiếng theo

3 ca để tận dụng hết khả năng.

- Chuyến hàng về (return loads) cũng rất quan trọng vì nếu thiếu đi chuyến

này, doanh nghiệp vô tình nhường lại cơ hội cho những hãng logistics khác,

cũng như không khai thác hết được công suất xe trong cùng một lần đi.

- Chi tiết kỹ thuật của xe như những thiết bị chuyên dụng để xử lý hàng hóa

cũng là một yếu tố cần xem xét, tuy nhiên không quá quan trọng vì nơi xếp

dỡ luôn có những thiết bị phù hợp.

b) Lộ trình loại 2

Đối với lộ trình loại 2, doanh nghiệp trực tiếp tương tác với khách hàng hoặc

thậm chí là đến người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, nghiệp vụ này đóng vai trò rất

quan trọng trong việc phát triển dịch vụ khách hàng và chiến lược logistics. Khác

với loại 1, lộ trình này không quá chú trọng vào việc giảm thiểu chi phí mà là khả

năng phục vụ khách hàng. Các yếu tố ảnh hưởng khác như:

- Nhiều khách hàng yêu cầu khung thời gian giao hàng rất giới hạn và việc

chuẩn bị kỹ càng cho đội xe lộ trình loại 2 rất quan trọng.

- Các cửa hàng bán lẻ đang có xu hướng giảm tồn kho, tăng không gian bán

hàng trực tiếp và loại bỏ kho chứa hàng. Chính xu hướng này làm cho lộ

Page 28: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

23

trình loại 2 quan trọng hơn bao giờ hết để đảm bảo rằng họ không bị tồn kho

quá lâu cũng như không bị hết hàng.

- Một số loại xe chuyên dụng đã được thiết kế dành riêng cho lộ trình loại 2

như: loại xe tải có điều hòa và được chia làm nhiều ngăn phục vụ cho nhiều

loại hàng hóa. Loại xe này có thể đáp ứng tất cả nhu cầu hàng hóa của những

cửa hàng bán lẻ này.

1.3.4.2. Các mô hình mạng lưới vận tải

Các mô hình mạng lưới vận tải chủ yếu sẽ có phụ thuộc vào loại hình kinh

doanh mà doanh nghiệp cung cấp. Nếu doanh nghiệp kinh doanh vận tải 2P

(second-party logistics provider: doanh nghiệp tự dùng xe của mình để chuyên chở)

thì họ sẽ cho xe đi theo lộ trình mà khách hàng yêu cầu. Đối với 3P (third-party

logistics provider: những bên thứ ba cung cấp dịch vụ vận tải), doanh nghiệp sẽ ký

hợp đồng thuê đội xe của họ, thiết kế lộ trình đi sao cho chi phí phát sinh là nhỏ

nhất và hiệu quả chuyến hàng là cao nhất.

a) Vận tải đi thẳng

Mạng lưới vận tải đi thẳng cho

phép các lô hàng được vận

chuyển trực tiếp từ mỗi nhà

cung cấp tới mỗi người mua ở

vị trí khác nhau. Ưu điểm cơ

bản nhất là không cần sử dụng

(loại bỏ) các nhà kho trung gian

và đơn giản trong việc tổ chức

vận chuyển và phối hợp vận tải

b) Vận tải đi thẳng với lộ trình định sẵn

Hình 2 Mô hình vận tải đi thẳng

Page 29: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

24

Lộ trình định sẵn là một

tuyến đường đi trong đó

một xe tải giao hàng từ

một nhà cung cấp độc lập

đến nhiều người bán lẻ

hoặc nhận hàng từ nhiều

nhà cung cấp để giao đến

một địa điểm của người

mua.

Vận tải đi thẳng có lợi ích vì loại bỏ các nhà kho trung gian, trong khi lộ

trình định sẵn giảm chi phí vận tải và cho phép kết hợp nhiều lô hàng để giao cho

các địa điểm khác nhau trên cùng một xe tải, kết quả tận dụng được năng lực

chuyên chở của xe tải và giảm chi phí vận tải một cách tương đối

c) Mô hình vận chuyển hàng hóa qua trung tâm phân phối

Trung tâm phân phối là điểm

trung gian giữa các nhà cung

cấp và các địa điểm người

mua, có thể đóng hai vai trò

khác nhau: kho dự trữ và điểm

trung chuyển. Các trung tâm

phân phối có thể giúp giảm chi

phí cho chuỗi cung ứng trong

trường hợp các nhà cung cấp ở

xa các địa điểm người mua và

chi phí vận tải cao.

d) Mô hình vận chuyển qua trung tâm phân phối với lộ trình định

sẵn

Hình 3 Mô hình vận tải đi thẳng theo lộ trình định sẵn

Hình 4 Mô hình vận chuyển qua trung tâm phân phối

Page 30: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

25

Lộ trình định sẵn có thể được sử

dụng để vận chuyển từ trung tâm

phân phối đến các địa điểm đến

nếu qui mô lô hàng cần giao đến

mỗi địa điểm đến nhỏ. Lộ trình

định sẵn làm giảm chi phí vận

chuyển đi do kết hợp nhiều lô hàng

nhỏ

1.3.4.3. Các quy trình trong nghiệp vụ quản lý lộ trình

a) Tìm hiểu nhu cầu (Demand data)

Việc thu thập dữ liệu nhu cầu có thể được tiến hành theo ngày, tuần hoặc qua

từng năm. Thường thì việc này rất mất thời gian để xử lý và xác thực số liệu trước

khi được đem vào sử dụng. Thậm chí, sau khi đã xác thực, số liệu cần phải tiến

hành thêm một số phân tích khác, hoặc tìm kiếm các dữ liệu phụ khác để dự đoán

chu kỳ có nhu cầu cao nhất, nhằm quản lý lộ trình linh hoạt hơn.

Dữ liệu có thể được thu nhập dưới nhiều loại, nhưng quan trọng là nó phải

thể hiện được khả năng cũng như giới hạn của đội xe, đó chính là tải trọng, thể tích,

số đơn vị hàng hóa chứa được và loại hàng chuyên chở được. Dữ liệu cũng có thể

được phân loại bằng địa điểm giao hàng và máy tính là công cụ hữu hiệu nhất để

quản lý khi mà địa điểm giao hàng sẽ xuất hiện trong đơn đặt hàng điện tử của

khách hàng dưới dạng mã vùng (hoặc những loại dữ liệu khác như kinh độ, vĩ độ

hoặc tên địa điểm). Ví dụ:

Khách hàng Khu vực Mã vùng Số lượng

hàng

Loại lộ trình

Cannons Redditch B97 4YR 32 Giao hàng

Broomfield Nantwich CW5 5LW 8 Giao hàng

Nash’s L Eaton NG10 1JA 14 Giao hàng

Bảng 3 Bảng tổng hợp thông tin khách hàng và đơn hàng

Hình 5 Mô hình vận chuyển qua trung tâm phân phối với lộ

trình định sẵn

Page 31: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

26

b) Quãng đường

Sau khi đã có những dữ liệu này, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành phân tích và

có rất nhiều phương pháp để tính quãng đường mà xe phải đi (thường quan trọng

khi xe giao hàng lẻ), nhưng phương pháp tối ưu nhất là dùng mạng lưới lộ trình máy

tính vì nó cho phép doanh nghiệp đo những quãng đường dựa trên những tuyến

đường chính trên toàn lãnh thổ. Vì thế, số liệu thu thập được là hoàn toàn chính xác

và cũng giúp xác định làn đường nào dành cho loại xe nào và giới hạn tốc độ là bao

nhiêu, giúp cho doanh nghiệp tính toán được thời gian của lộ trình.

c) Yêu cầu của khách hàng

Đây cũng là một loại dữ liệu cực kỳ quan trọng vì doanh nghiệp đang thực

hiện dịch vụ vận tải và khách hàng là trên hết. Doanh nghiệp chịu chi phối rất nhiều

từ khách hàng, mà chủ yếu là vì những yếu tố sau (hầu hết không thể tính toán bằng

tay đối với những yếu tố này vì quá phức tạp):

- Thời gian giao hàng cụ thể (vd: 8h sáng)

- Khung giờ giao hàng cụ thể (vd: từ 10h15 đến 11h00)

- Những ngày khách hàng đóng cửa sớm

- Giờ nghỉ trưa

- Quy định khi vào cổng (vd: một vài xe có kích thước nhất định hoặc phù hợp

mới được vào)

- Giới hạn về thiết bị tháo dỡ (vd: không có xe nâng dỡ hàng)

- Giới hạn về số lượng hàng

- Vấn đề khi neo xe (vd: không thể neo quá lâu trên tuyến đường chính)

- Vấn đề về giấy tờ (vd: tài xế phải ký vào bộ giấy tờ cam kết đã giao đúng

hàng)

d) Giới hạn về phương tiện

Một vài yếu tố sau cũng gây ảnh hưởng đến việc quản lý lộ trình của doanh nghiệp:

- Loại xe mà doanh nghiệp có

- Số lượng xe doanh nghiệp có

- Đội xe gồm nhiều xe (vd: đơn hàng bao gồm hàng cần bảo quản lạnh và hàng

điện tử)

- Khả năng của phương tiện (tải trọng và thể tích)

Page 32: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

27

e) Tài xế

- Ca làm việc và số giờ làm việc

- Số tài xế mà doanh nghiệp có

- Việc cần thiết phải có phụ xế (vd: khi lái đường dài)

f) Đặc điểm của lộ trình

- Cơ sở hạ tầng (vd: có thi công, có chỗ ngoặt…)

- Chuyến xe giao nhiều hàng (vd: phải đi nhiều hơn 1 chuyến trong 1 ngày chỉ

với 1 xe)

- Chuyến xe đi nhiều ngày (vd: qua đêm vì đường xa)

- Chuyến vừa giao vừa nhận hàng (vd: vừa giao hàng xong, đến một địa điểm

khác gần đó và nhận hàng để về lại công ty)

g) Đặc điểm hàng hóa

- Tải trọng và kích thước hàng (để doanh nghiệp xác định rằng cần bao nhiêu

chuyến thì sẽ chở hết số lượng hàng đó)

- Thời gian bốc dỡ hàng (thay đổi liên tục)

- Sự cách ly hàng hóa trong một xe (vì lý do an toàn như cháy nổ, nhiễm

độc…)

- Việc đi hoặc về bằng container rỗng

1.3.4.4. Phương pháp quản lý lộ trình trên máy tính

Quản lý hệ thống cơ học từ xa là chức năng cơ bản nhất của hệ thống quản lý

phương tiện. Hệ thống quản lý này dựa trên hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global

Positioning System) hoặc GLONASS (Global Navigation Satellite System – một

chương trình định vị thay thế cho GPS và có một số chức năng vượt trội và cải tiến

hơn GPS).

Page 33: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

28

Hình 6 Nguyên lý và cơ chế hệ thống định vị GPS

Sau khi đã xác định được địa điểm, đường đi và tốc độ của phương tiện,

những thông tin này lập tức sẽ báo về cơ sở dữ liệu của phần mềm quản lý phương

tiện (sẽ đề cập sau). Hệ thống định vị bằng vệ tinh, với chi phí đắt đỏ hơn rất nhiều

so với những phương pháp khác, cực kỳ quan trọng khi phương tiện luôn luôn phải

di chuyển và hệ thống sẽ cung cấp thông tin chính xác nhất, kịp thời nhất về thời

gian, địa điểm, tốc độ, tuyến đường đi… trên bản đồ trực tuyến.

Hiện tại có rất nhiều dịch vụ trực tuyến hỗ trợ quản lý lộ trình xe. Trong khi

những dịch vụ mới luôn được giới thiệu ra thị trường thì những chương trình cũ

luôn phải cập nhật và phát triển. Cơ bản nó hoạt động giống như thao tác bằng tay

nhưng sẽ tiết kiệm thời gian và chính xác hơn rất nhiều.

Những dịch vụ này gồm nhiều thuật toán và giải một số bài toán vận tải về lộ

trình đi. Điều này đem lại cho doanh nghiệp lợi thế hơn nhiều khi họ có thể điều

chỉnh quãng đường đi có sẵn để tối ưu hóa khả năng của xe hoặc thay đổi thứ tự ưu

tiên các chuyến xe mà vẫn không ảnh hưởng đến ngày giao hàng quy định. Màn

hình thao tác sẽ gồm những thông tin sau: địa điểm giao hàng, số lượng hàng, trọng

lượng, thể tích, bản đồ thể hiện lộ trình đi và một biểu đồ tóm tắt lộ trình đi.

Page 34: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

29

Hình 7 Giao diện tóm tắt thông tin lộ trình

Hình trên chính

là giao diện tóm tắt

thông tin lộ trình mà xe

phải đi từ phần mềm

Paragon, do hãng

Paragon Software

Systems của Anh phát

triển (website:

www.paragonrouting.co

m).

Hình 8 Bản đồ lộ trình đi

Sau khi đã tóm tắt toàn bộ lộ trình, phần mềm Paragon cho phép người dùng

xem các điểm đến trên bản đồ với những đường gạch biểu thị tuyến đường mà xe sẽ

phải đi qua.

Hình 9 Biểu đồ đánh giá các loại lộ trình

Page 35: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

30

Một chức năng nữa mà Paragon cung cấp đó là đánh giá các loại lộ trình đi,

nhằm cung cấp giải pháp lộ trình tốt nhất cho người dùng. Bên cạnh Paragon

Software Systems, có rất nhiều hãng trên thế giới cũng cung cấp các loại giải pháp

lộ trình khác như DPS International với Logixcentral, P-E International với

Trandos, Kingswood với Truckstops và Cty TNHH TM Điện tử Vinh Hiển với

VECOM FMS.

Quản lý chi phí

Phần Quản lý chi phí sau đây sẽ đề cập đến nguyên nhân vì sao chi phí đội

xe cần phải được tách riêng so với chi phí trong bản báo cáo tài chính của một số

doanh nghiệp. Để xác định chi phí một cách chính xác và kịp thời thì thông tin chi

tiết và hiệu suất của cả đội xe cần phải được hiểu tường tận. Loại chi phí lớn nhất

đó chính là chi phí cố định, chi phí vận hành và chi phí tổng thể.

1.3.5.1. Nguyên nhân tiến hành quản lý chi phí

Vào cuối mỗi năm tài chính, công ty phải tiến hành soạn thảo một bản báo

cáo tài chính để phản ánh tình hình kinh doanh trong năm vừa qua (báo cáo lời –

lỗ). Bản báo cáo này rất hữu ích vì nó chỉ rõ rằng công ty có đạt được kết quả như

mong đợi hay không, mà cụ thể là cho thấy cái nhìn toàn cảnh về hiệu suất của đội

xe và tình hình kinh doanh vận tải trong năm vừa qua. Tuy nhiên, bản báo cáo tài

chính không kể một cách chi tiết rằng công ty lời bao nhiêu và lỗ bao nhiêu. Nhìn

chung, bản báo cáo tài chính không phản ánh đầy đủ nhất hiệu suất của đội xe và vì

vậy, không giúp gì được cho doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh đội xe. Một

vấn đề khác chính là bản báo cáo tài chính được soạn thảo sau khi năm tài chính kết

thúc. Lúc này đã quá trễ cho doanh nghiệp để sửa chữa những sai lầm mắc phải,

cũng như đưa ra giải pháp trong trường hợp việc kinh doanh đang trở nên tồi tệ.

Nói tóm lại như sau, có 2 nguyên nhân chính vì sao cần phải tạo ra một bản

báo cáo chi tiết hơn và tối ưu hơn: doanh nghiệp cần am hiểu đội xe và hiệu quả của

mình và cần phải biết khi nào phải có biện pháp giải quyết tức thời.

1.3.5.2. Các mục chi phí

Như đã đề cập, một hệ thống quản lý chi phí tốt sẽ giúp doanh nghiệp sử

dụng các nguồn lực vận tải một cách kinh tế hơn và tận dụng được hết khả năng vốn

có của chúng. Một lợi ích khác đó là nó giúp doanh nghiệp tính toán được khoản chi

Page 36: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

31

phí phù hợp nhất mà khách hàng phải trả khi sử dụng dịch vụ vận tải của họ, và đối

với những công ty vận tải thứ ba thì chức năng này còn quan trọng hơn rất nhiều.

Nói tóm lại, hệ thống chi phí này sẽ xác định tỷ lệ giữa giá thành và chi phí một

cách chính xác nhất.

Sau đây là hai nghiệp vụ để tạo nên một hệ thống quản lý chi phí tốt:

- Ghi chép và lưu trữ những số liệu về chi phí và hiệu quả của đội xe, giúp cho

việc quản lý và quan sát trở nên toàn diện hơn

- Tính toán tất cả các loại chi phí và đưa ra phương án giá phù hợp nhất. Cả

hai nghiệp vụ trên đều yêu cầu những số liệu chi tiết nhất về việc doanh

nghiệp sử dụng nguồn lực như thế nào. Có 5 nguồn lực chính trong hệ thống

quản lý chi phí, hay còn được gọi là “5 Ms”

Nhân công (Manpower): tài xế

Máy móc (Machinery)

Phụ kiện (Materials): lốp xe, nhiên liệu…

Chi phí (Money)

Thời gian sử dụng (Minutes): thời điểm, thời lượng mà doanh nghiệp

sử dụng nguồn lực cho nhiều mục đích khác nhau.

Để thấu hiểu nguyên lý hoạt động của hệ thống chi phí, doanh nghiệp cần

phải hiểu những thuật ngữ như sau:

- Những loại đơn vị để tính chi phí (Cost unit): chi phí trên quãng đường đi

được, chi phí trên mét tấn, chi phí trên số thùng giao được…

- Những yếu tố phát sinh chi phí (Cost centre): 1 phương tiện, 1 đội xe, 1 tài

xế, 1 địa điểm giao nhận.

a) Chi phí trực tiếp (Direct cost)

Là những loại chi phí được phát sinh trực tiếp từ Cost centre. Ví dụ: nếu một

chiếc xe là Cost centre thì những chi phí trực tiếp sẽ là nhiên liệu, chi phí cầu

đường, bảo hiểm xe…

a.1) Chi phí cố định (Fixed cost / standing cost)

Chi phí cố định chính là chi phí phát sinh từ Cost centre nhưng sẽ không thay

đổi nhiều trong một khoảng thời gian dài và không bị chi phối bởi hoạt động của

đội xe. Ví dụ: những chi phí về quãng đường mà xe đi được trong một kỳ hoạt

Page 37: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

32

động, khấu hao định kỳ của xe, thuế hàng hóa nội địa và bảo hiểm xe sẽ rất ổn định

và do đó, được tính là chi phí cố định.

Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải chi trả những khoản chi phí này, cho dù họ

có tận dụng hết khả năng của xe hay không. Cụ thể, cho dù xe chạy 5 km hay 500

km, hoạt động bao nhiêu ngày trong tuần đi nữa thì những chi phí này doanh nghiệp

cũng đều phải trả.

Đội xe là một loại tài sản đắt giá và thường được sử dụng trong vòng 5-8

năm. Chu trình hoạt động của xe phụ thuộc vào loại công việc mà xe phải làm. Một

chiếc xe giao hàng hoạt động trong một phạm vi nhỏ chỉ có thể chở hàng nhẹ và đi

được khoảng 40,000 miles (~64,000km) / năm. Trong khi đó, một xe đi đường dài

sẽ phải chở hàng nặng hơn nhiều và phải chạy 80,000 miles (~128,000km) / năm.

Bất kể chu trình hoạt động của xe là gì thì chi phí ban đầu cho đội xe vẫn

phải được tính kỹ càng vì doanh nghiệp sẽ dễ dàng xác định giá thành dịch vụ để bù

lại khoản chi phí đó và sinh lời. Nếu tính toán không kỹ lưỡng thì doanh nghiệp sẽ

không thể nào sinh lời, kể cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.

a.2) Chi phí biến đổi (Variable cost / running cost)

Trái với chi phí cố định, chi phí biến đổi là loại chi phí thay đổi theo hoạt

động của xe và trong trường hợp này, xe là cost centre duy nhất. Quá trình hoạt

động của xe là thước đo quan trọng nhất và cụ thể hơn, đó chính là quãng đường xe

đi được. Ngược lại với chi phí cố định là chi phí được tính toán trước khi xe hoạt

động, chi phí biến đổi phát sinh sau khi xe được sử dụng.

b) Chi phí gián tiếp (Indirect cost/overhead cost)

Chi phí gián tiếp (Indirect cost/overhead cost/administrative

cost/establishment cost): chi phí phát sinh trong cả dịch vụ vận tải. Những chi phí

này sẽ được tính trong khoản phí mà khách hàng phải chịu. Vì vậy, chúng sẽ được

chia đều ra cho toàn đội xe và các cost centre khác. Ví dụ: lương nhân viên, cước

phí điện thoại tại văn phòng, tiền quảng cáo…

1.3.5.3. Các loại chi phí

a) Chi phí khấu hao

Trong nghiệp vụ khấu hao, hàng năm doanh nghiệp đều phải ghi vào bảng

cân đối kế toán một phần chi phí mua xe (được tính dựa vào tuổi thọ dự kiến của

Page 38: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

33

xe). Có 2 cách tính khấu hao là khấu hao thẳng (Straight-line) và khấu hao giảm dần

(Reducing balance)

Khấu hao thẳng là phương pháp đơn giản nhất và theo phương pháp này,

doanh nghiệp chỉ cần tính toán 1 khoản khấu hao cố định hàng năm. Để tính khấu

hao thẳng, doanh nghiệp cần 3 loại dữ liệu

- Số năm ước tính mà xe có thể hoạt động (n)

- Tổng quãng đường ước tính mà xe có thể chạy được (k)

- Chi phí mua xe ban đầu (toàn bộ chi phí giúp cho xe hoạt động tốt ngay thời

điểm mua) (V1)

- Số tiền nhận được khi bán lại ước tính hoặc giá trị còn lại ước tính của xe sau

n năm hoạt động và chạy được k km (V2)

Tổng CP khấu hao = (V1–V2)

Phân bổ khấu hao theo năm = (V1–V2)/n

Phân bổ khấu hao theo quãng đường = (V1–V2)/k

Theo cách tính trên, ta có thể thấy nếu n càng lớn thì k sẽ càng lớn, nhưng tỷ

lệ k/n sẽ nhỏ đi vì như đã đề cập, xe mới sau nhiều năm sử dụng sẽ được giảm tải

lượng công việc, vì thế quãng đường đi có tăng nhưng ít dần đi.

Doanh nghiệp có thể dựa vào chi phí tính được để chọn số năm hoạt động xe

phù hợp cho việc kinh doanh của mình, hoặc quyết định giữa nên thuê ngoài hay

đầu tư mua xe. Đầu tiên họ ước tính số năm hoạt động, số ngày thực tế sử dụng xe,

quãng đường dự kiến, giá trị xe còn lại và so sánh những phương án chi phí dưới

với tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Ví dụ:

Số năm dự kiến (n) 5 7 10

Quãng đường dự kiến (k) 500,000 650,000 850,000

Với n = 5 ; k = 500,000 ; V1 = 1,000,000,000VNĐ ; V2 = 300,000,000VNĐ ; giả sử số ngày

thực tế sử dụng xe là 200 ngày

Chi phí khấu hao (ngày) = (1,000,000,000 – 300,000,000) x 200 / (5 x 360) = 77,777,778VNĐ

Chi phí khấu hao (km) = (1,000,000,000 – 300,000,000) / 500,000 = 1,400VNĐ

Với n = 7 ; k = 650,000 ; V1 = 1,000,000,000VNĐ ; V2 = 300,000,000VNĐ ; giả sử số ngày

thực tế sử dụng xe là 200 ngày

Chi phí khấu hao (ngày) = (1,000,000,000 – 300,000,000) x 200 / (7 x 360) = 55,555,556VNĐ

Chi phí khấu hao (km) = (1,000,000,000 – 300,000,000) / 650,000 = 1,077VNĐ

Page 39: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

34

Với n = 10 ; k = 850,000 ; V1 = 1,000,000,000VNĐ ; V2 = 300,000,000VNĐ ; giả sử số ngày

thực tế sử dụng xe là 200 ngày

Chi phí khấu hao (ngày) = (1,000,000,000 – 300,000,000) x 200 / (10 x 360) = 38,888,889VNĐ

Chi phí khấu hao (km) = (1,000,000,000 – 300,000,000) / 850,000 = 823,5 VNĐ

Khấu hao giảm dần là phương pháp phức tạp hơn nhưng mang tính thực tế

cao hơn nhiều. Trong đó, doanh nghiệp cho rằng khấu hao trong những năm đầu sẽ

cao hơn những năm sau và nhỏ dần theo thời gian. Điều này có nghĩa là xe sẽ bị hao

mòn dần dần và càng về sau, việc sửa chữa cho xe sẽ càng thường xuyên và càng

đắt đỏ. Nguyên lý của phương pháp này đó là việc áp dụng một phần trăm giá trị

của xe bị giảm đi sau từng năm cho đến khi nó bằng với giá trị còn lại ước tính .

b) Chi phí pháp lý và hành chính

- Phí sử dụng / bảo trì / lưu hành đường bộ

Loại phương tiện chịu phí

Mức thu theo năm (nghìn đồng)

1

tháng

3

tháng

6

tháng

12

tháng

18

tháng

24

tháng

30

tháng

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng

có khối lượng toàn bộ từ

19.000 kg đến dưới 27.000

kg; xe đầu kéo có khối lượng

bản thân cộng với khối lượng

cho phép kéo theo từ 19.000

kg đến dưới 27.000 kg

720 2.160 4.320 8.640 12.610 16.590 20.260

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng

có khối lượng toàn bộ từ

27.000 kg trở lên; xe đầu kéo

có khối lượng bản thân cộng

với khối lượng cho phép kéo

theo từ 27.000 kg đến dưới

40.000 kg

1.040 3.120 6.240 12.480 18.220 23.960 29.270

Xe ô tô đầu kéo có khối

lượng bản thân cộng với khối

lượng cho phép kéo theo từ

40.000 kg trở lên

1.430 4.290 8.580 17.160 25.050 32.950 40.240

Bảng 4 Bảng phí sử dụng đường bộ

- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (The operator’s license): là chi phí gián tiếp

đánh vào toàn bộ đội xe. Theo Thông tư số 176/2012/TT-BTC và Thông tư

số 106/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính

STT Nội dung Đơn vị tính Mức thu

(theo lần)

I Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (DN)

Page 40: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

35

1 Cấp mới, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng

ký DN Đồng/lần 200.000

2 Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký DN do bị mất,

cháy, rách, nát hoặc tiêu hủy Đồng/lần 100.000

3

Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận

đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện,

địa điểm kinh doanh của DN

Đồng/lần 100.000

II Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh Đồng/lần 100.000

III Phí cung cấp thông tin đăng ký DN:

1

Thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký DN, Giấy

chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng

đại diện

Đồng/bản 20.000

2 Thông tin về Điều lệ công ty Đồng/bản 50.000

3 Thông tin về Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Đồng/bản 50.000

4 Các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký DN Đồng/tài liệu 25.000

5 Thông tin về báo cáo tổng hợp về người thành lập,

quản lý doanh nghiệp trong 03 năm

Đồng/01 báo

cáo/DN 100.000

6 Thông tin về báo cáo tổng hợp về lịch sử DN trong

03 năm

Đồng/01 báo

cáo/DN 200.000

IV Phí công bố nội dung đăng ký DN Đồng/lần 300.000

Bảng 5 Biểu mức thu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp

- Lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số cho xe đầu kéo rơ-mooc hoặc sơ mi rơ-

mooc

STT Nội dung thu Mức thu

(đồng)

I Cấp mới (đăng ký lần đầu tại Việt Nam) giấy đăng ký kèm theo biển số 100,000

II Cấp lại hoặc đổi giấy đăng ký 100,000

III Đóng lại số khung, số máy 50.000

Bảng 6 Bảng lệ phí giấy đăng ký và biển số xe

- Phí đăng kiểm và thời hạn đăng kiểm (thường thì chi phí chu kỳ đầu được

tính luôn vào giá mua xe).

TT Loại phương tiện

Chu kỳ (tháng)

Chu kỳ

đầu

Chu kỳ

định kỳ

1. Ô tô tải (kể cả ô tô tải chuyên dùng), ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi

rơ moóc

1.1 Ô tô nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam. 24 12

1.2 Ô tô có cải tạo thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi một

trong các hệ thống lái, phanh, treo và truyền lực 12 06

1.3 Ô tô đã sản xuất trên 07 năm 06

Page 41: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

36

Bảng 7 Bảng chu kỳ đăng kiểm xe

TT Loại xe cơ giới Mức phí

(nghìn đồng)

1 Xe ô tô tải, đoàn xe ô tô (xe ô tô đầu kéo + sơ mi rơ moóc), có

trọng tải trên 20 tấn và các loại xe ô tô chuyên dùng 560

2 Xe ô tô tải, đoàn xe ô tô (xe ô tô đầu kéo + sơ mi rơ moóc), có

trọng tải trên 7 tấn đến 20 tấn và các loại máy kéo 350

3 Xe ô tô tải có trọng tải trên 2 tấn đến 7 tấn 320

4 Xe ô tô tải có trọng tải đến 2 tấn 280

Bảng 8 Bảng mức phí đăng kiểm xe

Phân bổ chi phí đăng kiểm = Tổng số lần đăng kiểm x CP đăng kiểm

n

- Các loại thuế khác (thuế trước bạ đã đóng khi mua xe)

c) Chi phí bảo hiểm

Bảo hiểm cũng được tính là một loại chi phí cố định. Tuy nhiên, chi phí này

có thể thay đổi vì một số lý do sau:

- Khu vực xe hoạt động

- Số lượng xe trong đội xe (có thể sẽ được chiết khấu nếu đội xe lớn)

- Loại hàng chuyên chở

- Giá trị hàng hóa chuyên chở

- Ghi chép về các vụ tai nạn trước đây

- Tuổi của tài xế

- Khoản trả thêm từ phía khách hàng (vd: theo hợp đồng, khách hàng phải trả

$500 cho mỗi sự cố xảy ra)

Những số liệu nêu trên sẽ được thu thập từ hồ sơ của chính công ty hoặc từ

bên bảo hiểm. Tuy nhiên, những điều trên mang nặng tính lý thuyết và không tương

quan lắm với điều kiện ở Việt Nam. Ở Việt Nam, dù xe cũ hay mới, bao nhiêu xe

trong đội xe, xe chở hàng nào, đi đâu thì cũng chỉ được hưởng một mức bảo hiểm

cố định, và được chia theo loại xe. Ví dụ dưới đây là biểu phí của 2 loại bảo hiểm

do công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh cung cấp cho xe cơ giới có kinh doanh vận

tải là bảo hiểm thân vỏ ô tô – bảo hiểm vật chất ô tô và bảo hiểm trách nhiệm

dân sự.

Đơn vị tính: %/Số tiền bảo hiểm

Page 42: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

37

STT LOẠI XE

NIÊN HẠN SỬ DỤNG

Dưới

3 năm

3 – 5

năm

6 – 8

năm

9 – 11

năm

12 – 15

năm

1 Xe tải KDVT dưới 3 tấn, xe ô tô pickup 1,43 1,47 1,54 1,62 1,72

2 Xe tải KDVT từ 3 tấn tới 8 tấn 1,28 1,32 1,38 1,45 1,54

3 Xe tải KDVT từ 8 tấn tới 15 tấn 1,26 1,30 1,36 1,43 1,52

4 Xe tải KDVT trên 15 tấn, xe chuyên dùng. 1,25 1,29 1,35 1,41 1,44

Bảng 9 Biểu phí (1 năm) bảo hiểm thân vỏ ô tô – Bảo hiểm vật chất ô tô

IV Xe ô tô chở hàng (xe tải) Mức phí Đơn vị

1 Xe chở hàng dưới 3 tấn 938.300 đồng/1 năm

2 Xe chở hàng từ 3 tấn đến 8 tấn 1.826.000 đồng/1 năm

3 Xe chở hàng từ 8 tấn đến 15 tấn 2.516.800 đồng/1 năm

4 Xe chở hàng trên 15 tấn 3.207.600 đồng/1 năm

Bảng 10 Biểu phí trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (đã bao gồm 10% thuế VAT)

Riêng trường hợp xe đầu kéo rơ-mooc, phí trách nhiệm dân sự được tính

bằng 130% của phí xe trọng tải trên 15 tấn. Phí bảo hiểm của xe đầu kéo rơ-moóc

là phí của cả đầu kéo và rơ-moóc. Đối với thiệt hại về người, bảo hiểm Bảo Minh sẽ

đền bù 70.000.000 đồng/1 người/1 vụ tai nạn và 70.000.000 đồng/1 vụ tai nạn đối

với thiệt hại về tài sản (do xe ô tô gây ra).

d) Chi phí nhân công

Hầu hết các công ty trên thế giới xem lương cơ bản cho tài xế như chi phí cố

định vì họ luôn được trả lương, mà không quan tâm đến việc họ có “thật sự lái xe”

không. Thêm vào đó, khoản thưởng cho tài xế như thưởng lễ cũng là một khoản tiền

bắt buộc.

Tuy nhiên, những khoản thưởng như khuyến khích hay làm ngoài giờ thì

không được tính vào chi phí cố định vì nó thay đổi theo số lượng công việc mà tài

xế đã hoàn thành.

Chi phí nhân công được tính như sau:

(Lương+ Thưởng các loại+Phụ cấp công tác+Bảo hiểm+Đồng phục) x 2 (tài xế và phụ xế) x n

k

e) Chi phí tài chính (Allowance for interest on capital)

Những khoản chi phí tài chính như lãi suất thường bị bỏ qua khi tính toán chi

phí nhưng lại được ghi chép và dùng để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh

Page 43: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

38

nghiệp. Có 2 khả năng xảy ra: hoặc là khi doanh nghiệp chịu thêm khoản lãi vay khi

vay tiền mua xe, hoặc là khi doanh nghiệp mất đi khoản lãi từ vốn của mình khi

dùng số vốn đó để đầu tư.1 Bởi vì mỗi chiếc xe trong đội xe được xem như là cost

centre nên lãi suất cũng được tính như là chi phí cố định. Chi phí này được tính dựa

trên lãi suất hiện hành hoặc lãi suất lúc doanh nghiệp đi vay tiền.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải quản lý và phân bổ chi phí vốn vay khi sắm

xe. Cụ thể cách tính như sau:

CP vốn vay phân bổ cho quãng đường = (

V1+V2

2)x r x n

k

CP vốn vay phân bổ cho số ngày xe chạy = (

V1+V2

2) x r x n

n x [số ngày xe chạy]

Với (V1+V2)/2 gọi là vốn vay bình quân hàng năm

f) Chi phí nhiên liệu

Chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các loại chi phí biến

đổi. Có hai nguyên nhân chính đó là: xe tiêu thụ một lượng rất lớn nhiên liệu và giá

nhiên liệu biến đổi thất thường dựa trên quy luật cung cầu. Vì lý do nhiên liệu

chiếm phần lớn chi phí biến đổi nên doanh nghiệp cần phải quan sát và theo dõi nó

một cách kỹ càng. Khi chi phí nhiên liệu tăng đột biến, một số nguyên nhân tiềm

tàng như sau:

- Rò rỉ nhiên liệu

- Động cơ đã quá cũ

- Bảo trì không tốt => kém hiệu quả

- Bánh xe quá mềm

- Bộ truyền động có vấn đề

- Lái xe không cẩn thận

- Bị hút trộm nhiên liệu

- Trọng lượng hàng hóa chuyên chở

- Chất lượng đường xá, tốc độ vận chuyển

1 Nói rõ hơn thì đây là chi phí cơ hội, khi mà doanh nghiệp có thể bỏ vốn vào ngân hàng và kiếm lời từ lãi

suất.

Page 44: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

39

Phân bổ CP định mức xăng dầu theo km = Định mức xăng dầu tính trên 100km x Đơn giá

100km

Định mức xăng dầu được chia làm 3 loại như sau:

- Định mức kỹ thuật: đây là số liệu được các nhà sản xuất công bố (lý thuyết)

- Định mức tiêu hao (ĐMTH) thực tế được tính bằng định mức tiêu hao trung

bình trên các loại đường xe chạy (với điều kiện xác suất xe chạy trên các

quãng đường này là như nhau)

Định mức thực tế = ĐMTH cao tốc + ĐMTH nội thị + ĐMTH nông thôn + ĐMTH đèo dốc

4

- Định mức dựa trên dữ liệu ghi chép, theo dõi của công ty qua nhiều năm.

Nhưng phương pháp định mức này sẽ càng phức tạp khi mà ĐMTH sẽ càng

tăng khi số năm hoạt động xe càng nhiều.

Ngoài ra, đối với những loại xe tải hiện đại có sẵn hộp đen thì hầu như việc dùng

định mức không còn là xu hướng nữa. Các phần mềm theo dõi lộ trình xe sẽ hiển thị

chính xác lượng nhiên liệu tiêu thụ trong suốt lộ trình, từ đó doanh nghiệp sẽ không

phải khoáng tiền nhiên liệu cho tài xế nữa.

g) Chi phí dầu nhớt và lốp xe

Dầu nhớt (lubricant) và các loại dầu máy (oil) chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ

trong chi phí biến đổi. Tuy nhiên, các loại chi phí này cũng phải được quản lý cẩn

thận vì lượng dầu tăng đột biến cũng có nghĩa là xe đang có vấn đề. Chi phí dầu

được tính cùng đơn vị với chi phí nhiên liệu.

Phân bổ CP nhớt trên km = Số lần thay nhớt x Lượng nhớt thay 1 lần x Đơn giá

k

Trong đó, số lần thay lốp = k

Định mức km thay nhớt – 1

(trừ đi 1 vì lần đầu tiên đã tính vào giá mua xe V1)

Page 45: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

40

Lốp xe cũng là chi phí biến đổi vì nó sinh ra trong quá trình xe vận hành và

chi phí lốp xe cũng cùng đơn vị với 2 loại chi phí trên. Cách tính và phân bổ CP lốp

xe như sau:

Phân bổ CP lốp xe trên km = Số lần thay lốp x Số lốp thay 1 lần x Đơn giá

k

Trong đó, số lần thay lốp = k

Định mức km thay lốp – 1

(trừ đi 1 vì lần đầu tiên đã tính vào giá mua xe V1)

h) Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa

Loại chi phí biến đổi lớn thứ hai sau nhiên liệu là bảo dưỡng và sửa chữa.

Tương tự như các loại chi phí trên, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa được tính dựa

trên quãng đường đi được vì xe cần phải được bảo trì sau một khoảng cách di

chuyển nhất định (vd: 8,000km bảo dưỡng một lần). Có 3 yếu tố tạo nên loại chi phí

này:

Nhân công (thợ lắp ráp, thợ máy, người quan sát…)

Phụ tùng thay thế

Công xưởng, garage.

Trong những năm đầu, đội xe vẫn còn hạn bảo hành nên chi phí này là không

phát sinh. Tuy nhiên, chi phí những lần bảo dưỡng sau sẽ được tính như sau:

Chi phí bảo dưỡng = [số lần BD] x [chi phí ước tính mỗi lần]

Về chi phí sửa chữa, doanh nghiệp sẽ phải quản lý 2 loại chi phí là sửa chữa lớn

và nhỏ.

- Sửa chữa nhỏ sẽ được ghi nhận chi phí ngay lúc phát sinh và được hạch toán

trong kỳ kinh doanh đó.

- Sửa chữa lớn thông thường sẽ xảy ra sau một khoảng thời gian dài xe được

sử dụng (thường thì từ năm thứ 3-5 trở đi). Một nghiệp vụ vô cùng hiệu quả

và cần thiết để quản lý chi phí sửa chữa lớn đó là Trích lập chi phí (tài khoản

335 – Chi phí phải trả trong bảng cân đối kế toán). Khi doanh nghiệp mua

xe, có thể sửa chữa lớn sẽ phát sinh ở năm thứ 3 với chi phí cực kỳ lớn, nên

Page 46: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

41

họ có thể trích lập chi phí đó và phân bổ đều cho 3 năm vừa rồi. Để làm được

điều này, doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch trích lập ngay từ lúc mua xe.

Ví dụ:

Chi phí sửa chữa lớn dự kiến 3 năm sau khi mua xe là 150,000,000VNĐ

Doanh nghiệp dự kiến sẽ phải tiến hành sửa chữa lớn sau 3 năm.

Vậy mỗi năm doanh nghiệp phải trích lập 150,000,000 / 3 = 50,000,000VNĐ

Trích lập chi phí có các ưu điểm như sau:

- Cho phép họ chủ động chi phí sửa chữa, không phải lo lắng về khoản chi phí

sửa chữa lớn bất ngờ, đặc biệt đối với đội xe lớn từ 20-30 xe thì 4-6 tỷ VNĐ

(200 triệu VNĐ/xe) cho một lần sửa chữa lớn sẽ đặt doanh nghiệp vào tình

trạng cực kỳ khó khăn.

- Đảm bảo đúng với bản chất kế toán về phân bổ chi phí

Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp

được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực

chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được

tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố

định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh

doanh trong kỳ.1

i) Chi phí dự trữ đội xe

Chi phí dự trữ đội xe bao gồm thiết bị và nhân công dự bị và không được

tính vào chi phí trực tiếp. Những thành phần cụ thể phát sinh ra chi phí dự trữ bao

gồm các xe dự bị (chỉ được sử dụng khi cần kíp), thiết bị đi thuê và tài xế thuê

ngoài. Tất nhiên, những thành phần này sẽ không thuộc vào loại những yếu tố cần

có khi xe “đang vận hành trên đường”. Linh phụ kiện chỉ thực sự cần thiết khi xe

1 Theo thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu

hao tài sản cố định:

Page 47: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

42

đang được bảo trì, sửa chữa hay hư hỏng, còn tài xế phụ chỉ được gọi làm việc vào

ngày nghỉ lễ và nghỉ ốm của tài xế chính. Những chi phí như thế này sẽ được tính

băng cách lấy tổng chi phí phát sinh trong một khoảng thời gian (vd: 1 năm) chia

đều cho số xe trong đội xe.

j) Chi phí kinh doanh

Chi phí kinh doanh gồm 2 loại: chi phí phát sinh từ Phòng quản lý đội xe và

Phòng hành chính. Chi phí phát sinh từ Phòng quản lý đội xe là những khoản phí

mà công ty phải trả khi thiết lập và đưa bộ phận này vào hoạt động và sẽ không liên

quan đến bất cứ phương tiện cụ thể nào (vd: lương cho quản lý và trưởng điều phối

xe, chi phí sinh hoạt trong văn phòng, cước phí điện thoại, phí, tiền thuê văn phòng,

đào tạo nhân viên…). Phòng hành chính sẽ phát sinh những chi phí chủ chốt liên

quan đến các vấn đề kinh doanh và chi phí sẽ được chia đều cho tất cả phòng ban

(vd: lương giám đốc, chi phí cho các nghiệp vụ pháp lý, nợ xấu, trả lãi ngân

hàng…)

k) Chi phí khác

Khoản phí cầu đường phụ thuộc vào tuyến đường xe chạy. Nếu xe chạy qua

nhiều trạm thu phí thì chi phí sẽ cao hơn so với lúc chạy qua ít trạm thu phí hoặc khi

không qua trạm. Doanh nghiệp nên theo dõi kỹ và tính chính xác tổng chi phí trạm

để tính vào giá thành dịch vụ.

Chi phí bến bãi có thể là chi phí thuê bãi để đậu xe chờ nhận hàng, neo xe

qua đêm, hoặc là chi phí cơ hội khi neo xe tại bãi của công ty. Trong trường hợp đội

xe đi một lộ trình dài, hoạt động liên tục nhiều ngày liền, doanh nghiệp vẫn phải giữ

cho bãi đậu xe của mình trống mà không được phép sử dụng vào bất kỳ mục đích

nào khác. Điều này làm cho chi phí bến bãi tăng và ngược lại, những ngày xe neo ở

công ty thì chi phí bến bãi giảm.

Các chi phí khác như vệ sinh xe, chi phí mãi lộ công an và những chi hí

nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh yên ổn.

1.3.5.4. Tổng hợp các loại chi phí

Sau đây là bảng tóm tắt tất cả các chi phí mà doanh nghiệp phải quản lý và

thuộc tính của chúng

STT Chi phí Thuộc tính

Page 48: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

43

Cố định Biến đổi Trực tiếp Gián tiếp

1 Khấu hao X X

2 Bảo hiểm X X

3 Bảo dưỡng và sửa chữa X X

4 Tài chính X X

5 Nhiên liệu X X

6 Nhớt và lốp xe X X

7 Lương tài xế X X

8 Phụ cấp ngoài giờ X X

9 Thưởng lễ tài xế X X

10 Bảo kê X X

11 Thưởng tài xế làm ngoài

giờ X X

12 Chi phí sinh hoạt khi lái xe

qua đêm X X

13 Bến bãi X X

14 Cầu đường, trạm thu phí X X

15 Vệ sinh xe X X

16 Mãi lộ công an X X

17 Pháp lý và hành chính X

18 Dự trữ đội xe X

19 Quản lý kinh doanh vận tải X

Quản lý tài xế

Tài xế chính là người trực tiếp điều khiển cũng như chịu trách nhiệm chính

trong lúc xe vận hành. Có 3 yếu tố chính tạo ra rủi ro khi xe vận hành là động cơ, tài

xế và môi trường bên ngoài mà trong đó nguyên nhân do tài xế chiếm đến hơn 50%.

Chính vì vậy, quản lý tài xế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và nó bao gồm 3

khía cạnh: quản lý tài xế, tuyển dụng tài xế và chăm sóc sức khỏe cho họ.

- Đối với quản lý tài xế, doanh nghiệp cần làm những việc như sau:

Kiểm tra khả năng của mỗi tài xế

Phân công công việc cụ thể phù hợp với khả năng từng người (chạy

đường dài, đường ngắn, chở hàng nặng hay hàng cồng kềnh, đơn

hàng cần giao gấp hay đơn hàng thông thường…)

Tiến hành tập huấn, phân tích những rủi ro trong suốt thời gian vận

hành xe và đưa ra các giải pháp, nhằm giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ

của mình hơn

Page 49: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

44

Yêu cầu khảo sát năng suất của mỗi chuyến đi, thu thập thông tin từ

phía tài xế, đối chiếu với thông tin trên hệ thống theo dõi từ xa và từ

phía khách hàng, sau đó tiến hành biện pháp tức thời (phê bình,

khuyến khích, cảnh cáo…)

Tạo điều kiện cho tài xế làm quen với các khách hàng

Hạn chế tối đa không gượng ép hay bắt buộc tài xế làm việc trong

điều kiện không ổn định về tâm lý hoặc thể chất

- Đối với tuyển dụng tài xế, những điều mà doanh nghiệp cần chú ý như sau:

Chọn những tài xế “có khả năng nhất”, tức có đủ kỹ năng và phù hợp

với tiêu chí của doanh nghiệp, có kiến thức về việc vận hành xe an

toàn và có trách nhiệm nghề nghiệp cao. Để có được những tiêu chí

này, phía doanh nghiệp phải tiến hành phân tích đặc điểm và yêu cầu

của từng loại công việc, từ đơn giản nhất đến việc phức tạp nhất.

Đặt tiêu chí “kinh nghiệm nghề nghiệp” lên đầu những tiêu chí trên

Theo dõi hồ sơ của những tài xế trước đó và đánh giá năng suất của

họ, sau đó sử dụng dữ liệu đó như một tiêu chí tối thiểu trong việc

tuyển tài xế mới.

Tiến hành các bài kiểm tra thể chất, kiểm tra chất gây nghiện và một

số thông tin khác

Đối với những tài xế thuê ngoài (trong nhiều trường hợp thuê xe

ngoài cùng với tài xế), doanh nghiệp cũng phải áp dụng chính xác

những tiêu chí nêu trên. Những xe thuê ngoài cũng cần phải được

kiểm định trước khi vận hành.

Cho tài xế chạy thử nghiệm trên chính xe của công ty và từ đó đánh

giá kỹ năng của họ.

- Chăm sóc sức khỏe cho tài xế là một điều kiện cực kỳ quan trọng, vì tài xế

chính là yếu tố tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, nên việc chăm sóc họ là

một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp

Tiến hành kiểm tra sức khỏe và đăng ký bảo hiểm để họ khám chữa

bệnh tại các cơ sở y tế

Page 50: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

45

Cho họ tham gia các khóa huấn luyện nhằm khắc phục các bệnh nghề

nghiệp như: mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, lạm dụng thuốc, đau khớp…

Hỏi han, chăm sóc nhiệt tình cũng như đưa ra những quy định chặt

chẽ nhằm giúp họ cai nghiện thuốc lá, giải tỏa stress, tránh được

nguy cơ nghiện rượu hay các loại thuốc kích thích khác.

Page 51: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

46

PHẦN 2. CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS CẢNG ĐÀ NẴNG

DANALOG

2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG

TY

Giới thiệu công ty

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Logistics Cảng Đà Nẵng tiền thân là Trạm Kho vận Cảng

Đà Nẵng (được thành lập từ năm 2006), với nhiệm vụ là đơn vị hậu cần của Cảng

Đà Nẵng. Công ty cổ phần Logistics Cảng Đà Nẵng được thành lập và được Sở Kế

hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

số 0400999731, ngày 05/03/2009, đã 4 lần điều chỉnh giấy phép kinh doanh, lần

thay đổi gần nhất ngày 25/05/2011.

Công ty cổ phần Logistics cảng Đà Nẵng (Danalog) nằm trên địa bàn thành

phố đà nẵng, trung tâm kinh tế của miền trung, là nút giao thông quan trọng trong

nước và các nước khu vực. Nằm ngay trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và

trên đường dẫn vào cảng tiên sa, nối liền quốc lộ 14b. Hệ thống giao thông nối

Danalog với cảng Tiên Sa, sân bay quốc tế Đà Nẵng, quốc lộ 1A, ga đường sắt, các

khu công nghiệp đều hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng

hoá bằng đường bộ, đường biển, đường không, đường sắt và cả với hàng hoá siêu

trường siêu trọng. Sự ra đời của công ty cổ phần Logistics cảng Đà Nẵng nhằm tạo

nguồn hàng xuất nhập khẩu cho cảng đà nẵng, thu hút hàng hóa thị trường trong

nước và các tỉnh nam Lào, đông bắc Thái Lan theo tuyến hành lang kinh tế Đông

Tây về Cảng Đà Nẵng.

Công ty CP Logistics Cảng Đà Nẵng là công ty Cổ Phần được thành lập theo

Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc Hội khoá XI kỳ họp thứ 8 thông

qua ngày 29/11/2005. Vốn điều lệ của công ty là 30 tỷ đồng với cổ phần phát hành

lần đầu là 2.942.894 cổ phần, trong đó, Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng chiếm

52,17%/ vốn điều lệ. Số cổ đông sáng lập là 58 cổ đông. Tính đến thời điểm tháng

12 năm 2009 số cổ đông của công ty đạt trên 100 cổ đông (573 cổ đông). Sự ra đời

của Công ty Logistics Cảng Đà Nẵng Danalog là hết sức cần thiết cho nhu cầu về

dịch vụ kinh doanh Logistics trong những năm tới. Đặc biệt, năm 2009 là thời điểm

Page 52: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

47

Việt Nam thực thi cam kết mở cửa các lĩnh vực dịch vụ trong khuôn khổ các hiệp

định đã ký kết với WTO, trong đó có lĩnh vực Logistics. Theo đó, các doanh nghiệp

100% vốn nước ngoài sẽ được phép kinh doanh loại hình dịch vụ này tại nước ta.

Đây chính là thời điểm nhu cầu về dịch vụ logistics phát triển mạnh mẽ. Theo thống

kê, hiện nay, dịch vụ Logistics chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập GDP của

Việt Nam.

Công ty đã đăng ký lên sàn giao dịch Upcom vào ngày: 18/08/2011 với mã

chứng khoán là DNL.

2.1.1.2. Lĩnh vực và khu vực kinh doanh

Về khu vực kinh doanh, Danalog làm công tác hậu cần cho công ty TNHH

MTV cảng Đà Nẵng và hoạt động kinh doanh trong khu vực Miền Trung – Tây

Nguyên.

Về ngành nghề kinh doanh, Danalog tập trung vào những lĩnh vực như sau:

- Dịch vụ logistics

- Bốc xếp hàng hóa

- Kinh doanh, khai thác kho bãi và lưu giữ hàng hoá, dịch vụ giao nhận, kho

vận, dịch vụ khai thuê hải quan, kinh doanh phân bón. Kinh doanh gỗ rừng

và gỗ có nguồn gốc hợp pháp

- Dịch vụ khai thuê hải quan

- Đại lý vận tải nội địa, đại lý container

- Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa

- Vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ và đường bộ

Page 53: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

48

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng, ban

a) Cơ cấu tổ chức

Hình 10 Sơ đồ tổ chức Danalog

b) Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

b.1) Đại hội đồng cổ đông

Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất

của công ty, quyết định các vấn đề được pháp luật và điều lệ công ty quy định. Đặc

biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hằng năm của công ty và ngân

sách tài chính cho năm tiếp theo.

Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu ra Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát của công

ty.

b.2) Hội đồng quản trị

Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết

định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề

Page 54: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

49

thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát

Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của Hội

Đồng Quản trị do Luật pháp và điều lệ của Công ty, các quy chế nội bộ của công ty

và Nghị quyết Đại họi đồng cổ đông quy định. Hiện tại hội đồng quản trị Công ty

cổ phần Logistics Cảng Đà Nẵng có 3 thành viên.

b.3) Ban kiểm soát

Là cơ quan trực tiếp thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông

bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành

hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty, ban kiểm soát hoạt động độc

lập với Hội đồng quản trị và ban giám đốc. Hiện tại, ban kiểm soát của Công ty cổ

phần Logistics Cảng Đà Nẵng có 2 thành viên.

b.4) Ban giám đốc

Ban giám đốc là một phần quan trọng trong hệ thống quản trị nội bộ của

công ty với nhiệm vụ thực thi vai trò giám sát và trung gian giữa ban điều hành

công ty và các cổ đông. Ban giám đốc của công ty gồm có một Giám đốc và một

Phó Giám đốc.

Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;

chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị

và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó Giám

đốc là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần công việc được phân công,

chủ động giải quyết các vấn đề được phân công và được Giám đốc ủy quyền.

b.5) Các phòng ban chức năng

- Phòng kế toán, nhân sự - tiền lương

Là phòng quản lý nghiệp vụ có chức năng thực hiện công tác kế toán tài

chính tham mưu giúp Tổng giám đốc quản lý về vốn và tài sản trong hoạt động sản

xuất kinh doanh, trực tiếp theo dõi tài sản cố định, tài sản vốn lưu động, vốn, công

nợ, doanh thu, chi phí, thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, đề xuất

phân phối lợi nhuận, trả cổ tức. Ngoài ra, bộ phận này có nhiệm vụ quản lý nhân sự,

tiền lương, xây dựng cơ bản, pháp chế, thanh tra, bảo vệ, thi đua khen thưởng.

- Phòng kinh doanh Logistics

Page 55: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

50

Là phòng quản lý nghiệp vụ, có chức năng quản trị, tham mưu giúp giám đốc

định hướng thị trường mục tiêu hoạt định chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, phòng

kinh doanh logistics còn có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc ký kết các

hợp đồng hàng hóa trong và ngoài nước, làm dịch vụ vận tải, kho bãi, môi giới hải

quan, làm dịch vụ tư vấn khách hàng về việc vận chuyển; trực tiếp phụ trách công

tác cho thuê phương tiện, thiết bị chuyên dùng để bốc xếp, bảo quản và vận chuyển

hàng hóa.

- Phòng kế hoạch khai thác

Là phòng quản lý nghiệp vụ, có chức năng quản trị, lên kế hoạch khai thác,

đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của phòng kế hoạch khai

thác là quản lý và khai thác trực tiếp bãi container, kho CFS, kho ngoại quan, kho

tổng hợp và bãi depot.

2.1.1.4. Khách hàng và thị trường mục tiêu

Khách hàng cả công ty chủ yếu là các công ty xuất nhập khẩu, các hãng xe

vận tải contrainer, các forwarder (như Whai, SITC, Schenker, Shipco, VCS…) và

các công ty sản xuất trong nước tại Đà Nẵng, miền Trung, Tây Nguyên và đặc biệt

là các công ty nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây như Nam Lào và đông

bắc Thái Lan.

Thị trường chính của công ty: các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và

Đông Nam Á.

2.1.1.5. Sứ mệnh, viễn cảnh

Nằm ở cảng biển Tiên Sa, một trong những cảng tối trọng của Việt Nam, sứ

mệnh của Danalog chính là “Cung cấp các dịch vụ Logistics cho thị trường trong

và ngoài nước, đặc biệt là thị trường trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và

trở thành nhà cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng

trong khu vực”.

Với quá trình phát triển đầy triển vọng của ngành Logistics nói chung và của

Danalog nói riêng, công ty đã đặt ra viễn cảnh sẽ “trở thành nhà cung cấp dịch vụ

Logistics chuyên nghiệp tại miền trung Việt Nam và là đối tác tin cậy của khách

hàng trong nước và quốc tế”.

Page 56: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

51

Tình hình kinh doanh

2.1.2.1. Đánh giá tình hình chung

a) Thuận lợi

- Công ty Danalog có vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống kho bãi gần Cảng Đà

Nẵng, công tác khai thác kho bãi đem lại hiệu quả cao. Cảng Đà Nẵng bắt

đầu sử dụng bãi container của Danalog như là kho vệ tinh của Cảng.

- Bên cạnh việc khai thác sâu rộng các dịch vụ đại lý tàu, đại lý hàng hóa, cho

thuê kho bãi vào năm 2013, năm 2014 đánh dấu cột mốc quan trọng trong

tình hình kinh doanh của công ty Danalog với sự ra đời và chính thức đi vào

hoạt động của kho ngoại quan và địa điểm thu gom hàng lẻ nội địa (CFS).

- Sản lượng hàng hóa lưu thông tại Cảng Đà Nẵng tính đến cuối năm 2014

tăng đáng kể so với cùng kì năm ngoái, đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong

hoạt động kinh doanh của Cảng Đà Nẵng, thu hút các nhà kinh doanh tiến

hành xuất nhập khẩu tại Đà Nẵng, làm tăng nhanh nhu cầu sử dụng dịch vụ

kho CFS và kho ngoại quan.

- Hội đồng quản trị, Ban điều hành của công ty cũng như đội ngũ nhân viên

nhiệt huyết, ham học hỏi và đầy sáng tạo, có quyết tâm cao trong việc hoàn

thành các mục tiêu nhiệm vụ mà Đại hội đồng cổ đông đã đề ra.

b) Khó khăn

- Kho CFS còn khá mới mẻ với công ty, đặc biệt đối với đội ngũ nhân viên trẻ

và nguồn tri thức cũng như kinh nghiệm chưa được chuyên sâu.

- Đối thủ cạnh tranh về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng gia

tăng về số lượng và đa dạng hơn trong các hình thức cung cấp dịch vụ là một

trở ngại không nhỏ của công ty.

2.1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm

gần đây

Bảng tổng hợp báo kết quả kinh doanh 2012-2014 và báo cáo chi tiết doanh

thu 2012-2015 sẽ được làm rõ trong phần Phụ Lục.

Page 57: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

52

a) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu, chiếm hơn

96% tổng doanh thu mỗi năm. Doanh thu thuần của công ty Danalog có nhiều sự

thay đổi qua các năm. Xét trong ba năm, doanh thu thuần thu được từ cung cấp các

dịch vụ trong năm 2012 đạt mức cao nhất. Điều này được giải thích bởi sự đa dạng

về các dịch vụ mà công ty cung cấp, chẳng hạn như vận chuyển xe đào, xe xúc hay

kinh doanh ciment và đá xây dựng. Những hoạt động kinh doanh này mang lại

nguồn doanh thu không nhỏ cho công ty, tuy nhiên hai năm sau thì công ty không

còn cung cấp những sản phẩm, dịch vụ này nữa. Mặc dù doanh thu năm 2013 giảm

so với năm 2012 và đạt mức thấp nhất trong ba năm, tình hình kinh doanh của công

ty đã có nhiều bước tiến vượt bậc hơn trong năm 2014 với mức tăng trưởng 7.14%

so với năm 2013 về doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Sau thành

công trong năm 2013 công ty đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ vận

chuyển và bốc xếp, đây là hai loại hình mang lại nguồn doanh thu chủ yếu cho công

ty vào năm 2014.

b) Chi phí hoạt động kinh doanh

Giá vốn bán hàng trung bình qua các năm chiếm khoảng 70% doanh thu

thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tương tự như doanh thu, giá vốn bán hàng

có sự thay đổi không tuyến tính giữa các năm với sự tăng trưởng cao nhất và năm

2014 (tăng 19,94% so với năm 2013). So với mặt bằng chung của các công ty khác

hoạt động cùng ngành thì mức tỷ trọng của giá vốn bán hàng so với doanh thu như

vậy là khá ổn định và điều này cho thấy rằng công tác quản lý chi phí tại công ty

Danalog đã bắt đầu hoạt động có hiệu quả.

Từ năm 2012 đến 2013, chi phí tài chính (chi phí lãi vay) giảm mạnh đến

82.08%. Đến năm 2014 thì công ty Danalog hoàn toàn không phải chi trả một khoản

tiền nào cho loại chi phí này.

Chi phí bán hàng giảm đều qua các năm và đạt mức giảm nhiều nhất từ năm

2013 đến 2014, đạt 62.74%. Đây là một tín hiệu tốt cho công ty khi mà toàn bộ

công ty thật sự đã phối hợp rất tốt với nhau trong việc cắt giảm chi phí, nhất là lúc

tình hình kinh tế đang gặp khá nhiều khó khăn. Song song với giảm chi phí bán

hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng đã được Ban lãnh đạo công ty cắt giảm

Page 58: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

53

qua từng năm và hi vọng rằng chỉ tiêu này sẽ còn tiếp tục có những con số đáng ấn

tượng hơn trong tương lai.

c) Lợi nhuận

Lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận trước

thuế có những sự biến động khác nhau trong ba năm 2012-2014. Đầu tiên phải kể

đến sự tăng vọt trong lợi nhuận thuần, lợi nhuận thuần trong năm 2013 cao hơn gần

gấp 10 lần so với năm 2012 và chỉ tiêu này tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ vào năm

2014. Điều này được giải thích bởi sự cắt giảm đáng kể chi phí trong khi doanh thu

trong ba năm gần như là ổn định. Bên cạnh đó, mức lợi nhuận khác thu được thanh

lý, nhượng bán tài sản cố định, vật liệu thừa đã giúp cho tổng lợi nhuận trước thuế

tăng khoảng 200% khi so sánh giữa năm 2012 với 2013 và 2013 với 2014. Đối với

tất cả các nhà kinh doanh nói chung và công ty Danalog nói riêng thì việc tăng

trưởng mạnh mẽ trong lợi nhuận và kéo theo sự gia tăng lãi cơ bản trên một cổ

phiếu là một tín hiệu tốt bởi nó cho thấy rằng sự nỗ lực không ngừng của công ty và

việc kinh doanh hiện tại đang đạt hiệu quả cao.

2.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI XE

Vì đề tài về quản lý đội xe khá rộng nên phần Công tác quản lý đội xe này

chỉ tập trung vào công tác quản lý của Danalog với đội xe container. Phó giám đốc

Danalog cho hay nhìn chung thì dịch vụ đội xe chỉ mới được tiến hành trong

khoảng 3-4 năm gần đây và vì vậy, công tác này vẫn còn chưa hoàn thiện.

Tình trạng khai thác

2.2.1.1. Thời gian hoạt động

Trưởng phòng Kinh doanh Danalog, chịu trách nhiệm chính về việc quản lý

đơn hàng container, cho biết đầu kéo và rơ-mooc của Danalog luôn trong tình trạng

vận hành, trung bình mỗi tháng xe chỉ neo ở công ty (có thời gian rảnh) khoảng từ

5-6 ngày.

2.2.1.2. Đội ngũ tài xế

Hiện tại Danalog chỉ có 3 tài xế thay phiên nhau lái và trong các chuyến đi

không hề có phụ xe.

Page 59: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

54

2.2.1.3. Bộ phận quản lý chịu trách nhiệm cho đội xe

Trong Danalog, phòng Kinh doanh và phòng Kế hoạch Khai thác sẽ liên

quan trực tiếp đến nghiệp vụ đội xe. Trong khi phòng Kinh doanh sẽ đảm nhiệm

việc thu lợi nhuận từ đội xe thì phòng Kế hoạch Khai thác sẽ đảm bảo xe luôn sẵn

sàng để phục kinh doanh.

Quy trình và trách nhiệm của 2 phòng ban này sẽ được đề cập trong phần

Nghiệp vụ thuê ngoài dịch vụ vận tải và cung cấp dịch vụ vận tải

Quản lý tính tài chính

2.2.2.1. Nghiệp vụ mua sắm phương tiện

Trong thời gian vừa qua, kể từ năm 2009, công ty đã mua sắm được 5 đầu

kéo và 7 rơ-mooc với lần mua gần nhất là vào năm 2009. Danalog thường mua dưới

dạng Thuê mua tài chính bằng cách bỏ tiền vốn ra để mua xe và rơ-mooc, sau đó

vay tiền ngân hàng và thế chấp bằng chính xe và rơ-mooc đó. Tuy nhiên hiện tại,

công ty chỉ còn 3 đầu kéo và 5 rơ-mooc

Hiện tại trong tương lai gần, công ty chỉ có dự định mua thêm 2 xe đầu kéo

và 3 rơ-mooc và vẫn chưa có kế hoạch cụ thể lâu dài (giữ tỷ lệ mua đầu kéo và rơ-

mooc là 1:1.6 hoặc 1:1.7)

Khi được hỏi liệu công ty có sắm những loại xe khác ngoài container không

thì họ trả lời chỉ cân nhắc mua khi nào nhu cầu của khách hàng thay đổi hoặc khi

công ty nhận thấy nguồn lợi từ các loại mặt hàng khác.

2.2.2.2. Nghiệp vụ cung cấp dịch vụ vận tải

Tương tự như những doanh nghiệp khác cùng ngành, Danalog cũng tận dụng

tối đa khả năng của đội xe khi cung cấp dịch vụ cho thuê xe. Nghiệp vụ vận tải ở

đây gồm 2 loại: (1) cung cấp dịch vụ vận tải và (2) thuê ngoài dịch vụ vận tải

Cung cấp dịch vụ vận tải Thuê ngoài dịch vụ vận tải

Trường hợp

sử dụng

Khi Danalog thực hiện việc vận

chuyển cho khách hàng / khi cho

doanh nghiệp vận tải khác thuê xe

Khi Danalog thiếu xe và cần thuê

xe từ doanh nghiệp vận tải khác

Tài xế Chịu sự quản lý và thuộc trách

nhiệm của Danalog

Chịu sự quản lý và thuộc trách

nhiệm của doanh nghiệp vận tải

Quyền giám

sát xe

Chịu sự quản lý và thuộc trách

nhiệm của Danalog

Chịu sự quản lý và thuộc trách

nhiệm của doanh nghiệp vận tải

Bảng 11 Phân biệt giữa cung cấp và thuê ngoài dịch vụ vận tải

Sau đây là quy trình cung cấp dịch vụ vận tải của Danalog

Page 60: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

55

a) Quy trình

Sau đây là bản quy trình bán hàng (tức cho các khách hàng thuê xe để

chuyên chở) từ phía Danalog cung cấp

Quy trình Trách nhiệm Tài liệu / Hồ sơ

Nhân viên phòng

KD

NV P.KD

Phó P.KD

Lãnh đạo

NV P.KD

Phó P.KD

Lãnh đạo

P. KHKT

P.KD

P.KD

Cá nhân liên

quan

Sổ theo dõi yêu cầu

khách hàng

Sổ theo dõi yêu cầu

khách hàng

Hợp đồng

Bảng kê

Hồ sơ nghiệm thu,

thanh toán

b) Nội dung thực hiện

b.1) Tiếp nhận nhu cầu khách hàng và xem xét khả năng thực hiện

- NV P.KD liên hệ, tìm kiếm khách hàng có nhu cầu thuê kho bãi, vận chuyển

hàng hóa thì báo cáo lại cho Phó P.KD để xem xét khả năng thực hiện

- Trường hợp khách hàng liên hệ qua điện thoại, người tiếp nhận thông tin báo

lại cho Phó P.KD hoặc Lãnh đạo công ty để xem xét

- Việc xem xét phải đảm bảo các yêu cầu của khách hàng được xác định rõ và

Công ty có khả năng đáp ứng yêu cầu đó.

b.2) Ký kết hợp đồng (nếu có)

- Trường hợp sau khi xem xét yêu cầu của khách hàng: nếu hai bên thống nhất

thì thực hiện theo yêu cầu của khách hàng (đã được hai bên thống nhất)

Nghiệm thu,

thanh toán

Triển khai thực hiện

Ký kết hợp đồng (nếu có)

Xem xét khả năng

thực hiện

Tiếp nhận nhu cầu khách

hàng

Không thực hiện

Page 61: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

56

- Trường hợp sau khi xem xét yêu cầu của khách hàng: nếu hai bên có nhu cầu

ký kết hợp đồng vận chuyển thì P.KD lập dự thảo hợp đồng, trình GĐ Công

ty ký và chuyển khách hàng ký hợp đồng làm cơ sở để thực hiện.

- NV P.KD thực hiện công việc cập nhật vào biểu mẫu Sổ theo dõi yêu cầu

khách hàng (QT.07/B.01)

b.3) Triển khai thực hiện

- Các phòng, cá nhận liên quan tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ Logistics

cho khách hàng theo các quy trình, quy định của Công ty

- Việc nhập xuất hàng tại kho CFS: thực hiện theo Quy trình nhập xuất hàng

kho CFS QT.13

- Việc nhập xuất hàng tại kho ngoại quan: thực hiện theo Quy trình nhập xuất

hàng kho ngoại quan QT.12

- Việc vận chuyển hàng hóa cho khách hàng: thực hiện theo Quy trình cung

ứng dịch vụ vận chuyển QT.08

- Phó P.KD phải thông báo cho các cá nhân có liên quan thực hiện công việc

cung cấp cho khách hàng khi có các thay đổi về yêu cầu cung cấp dịch vụ

của khách hàng. Đồng thời cập nhật các nội dung vào biểu mẫu Sổ theo dõi

yêu cầu khách hàng (QT.07/B.01)

- Trong quá trình cung cấp dịch vụ tại Công ty, khi có những thông tin phản

hồi từ khách hàng về chất lượng dịch vụ do Công ty cung cấp, người tiếp

nhận phải báo cho Phó P.KD hoặc Lãnh đạo công ty để xem xét, xử lý. Hồ

sơ cập nhật, giải quyết, đánh giá được thực hiện theo Quy trình giải quyết

khiếu nại và đánh giá sự thỏa mãn khách hàng QT.10

b.4) Nghiệm thu, thanh toán

- Sau khi kết thúc quá trình vận chuyển, các cá nhân liên quan có trách nhiệm

phối hợp với P.KD để thực hiện việc nghiệm thu, thanh toán với khách hàng

b.5) Thống kê, báo cáo

- Trước ngày 10 hàng tháng, nhân viên giao dịch khách hàng thống kê số liệu

hàng tháng của từng khách hàng, lập báo cáo theo mẫu QT.07/B.02 chuyển

cho khách hàng xác nhận và gửi P.KTNSTL để làm cơ sở ra thanh toán với

khách hàng.

Page 62: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

57

c) Mẫu hợp đồng

(tham khảo phần Phụ Lục)

2.2.2.3. Nghiệp vụ thuê ngoài dịch vụ vận tải

a) Quy trình

Quy trình Trách nhiệm Tài liệu / Hồ sơ

NV P.KD

Phó P.KD

NV P.KD

NV P.KD

NV P.KD

Giám đốc

NV P.KD

NV P.KD

P.KTNSTL

Báo giá

Sổ theo dõi xe VC

QT.09/B.01

Hợp đồng kinh tế

QT.09/B.02

- Bảng kê VC

- Hợp đồng với NCC

- Giấy xác nhận đã

VC (nếu có)

b) Nội dung thực hiện

b.1) Xác định nhu cầu thuê xe

Căn cứ tình hình cung cấp dịch vụ VC cho khách hàng, nhân viên P.KD đề

xuất với Phó P.KD để xác định nhu cầu thuê xe VC hàng hóa

b.2) Liên hệ và đánh giá lựa chọn Nhà cung cấp

Nhân viên P.KD chủ động liên hệ với các đơn vị cho thuê xe để thuê xe cung

cấp dịch vụ VC hàng hóa cho khách hàng. Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ

thuê xe:

- Chất lượng: đáp ứng được các tiêu chí bảo toàn hàng hóa theo đề nghị công

ty

- Giá cả: tham chiếu phương án vận chuyển của Công ty hoặc giá thị trường

Xác định nhu cầu

thuê xe

Thực hiện, Theo dõi kiểm tra

Ký kết hợp đồng

Đánh giá lựa chọn NCC

NCC báo giá dịch vụ

Liên hệ nhà cung cấp

Xác định nhu cầu

thuê xe

Page 63: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

58

- Thời gian giao hàng: đáp ứng được thời gian theo đề nghị của Công ty

Các NCC đã báo giá sau khi xem xét đáp ứng tiêu chí thuê dịch vụ của Công

ty thì được lựa chọn để cung cấp dịch vụ cho Công ty. Những NCC được lựa chọn

thì nhân viên P.KD cập nhật vào Danh sách nhà cung cấp được phê duyệt

(QT.09/B.01)

b.3) Thương thảo và ký kết Hợp đồng thuê dịch vụ (nếu có HĐ)

- Nhân viên P.KD dự thảo HĐ, chuyển NCC xem xét, ký; tiếp nhận, trình

Giám đốc ký

- Chuyển HĐ cho NCC để triển khai thực hiện

Chú ý: các điều khoản và cam kết trong HĐ phải tuân thủ các yêu cầu của

luật định hiện hành có liên quan

b.4) Thực hiện HĐ

Nhân viên P.KD có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện theo đúng hợp đồng

của NCC dịch vụ. Trong quá trình thực hiện công tác thuê xe, nếu có trường hợp

ngoài khả năng và thầm quyền xử lý thì người thực hiện báo cáo kịp thời cho Phó

P.KD hoặc Giám đốc giải quyết.

Nhân viên P.KD theo dõi đánh giá kết quả thực hiện công việc của NCC dựa

trên tiêu chí:

- Thời gian VC thực tế: đúng giờ hay trễ, chậm

- Chất lượng hàng hóa khi giao cho khách hàng: đầy đủ, không mất mát, hư

hỏng.

Kết quả đánh giá theo dõi quá trình được cập nhật vào Sổ theo dõi thuê xe

vận chuyển (QT.09/B.01) để làm cơ sở cho việc đánh giá, lựa chọn tiếp theo.

b.5) Thanh toán

- Đối với trường hợp có HĐ:

Sau khi kết thúc giao dịch, nhân viên P.KD tập hợp hồ sơ gồm: Hợp

đồng, Biên bản xác nhận VC (nếu có) và các hồ sơ liên quan (nếu có)

chuyển cho P.KTNSTL.

P.KTNSTL kiểm tra, đối chiếu và làm thủ tục thanh toán.

P.KD lập thủ tục thanh lý HĐ (nếu có)

Page 64: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

59

- Đối với trường hợp (không có HĐ) giao trực tiếp tại địa điểm do Công ty yêu

cầu:

NCC gửi Phiếu xác nhận đã vận chuyển đến bộ phận KTNSTL để

thanh toán

b.6) Cập nhật, theo dõi, lưu trữ hồ sơ

Kết thúc công tác thuê xe, các đơn vị liên quan cập nhật, lưu trữ hồ sơ như sau:

- P.KD

Sổ theo dõi thuê xe VC

HĐ thuê dịch vụ (nếu có), thanh lý HĐ (nếu có)

- P.KTNSTL:

Các hồ sơ thanh toán theo quy định

c) Mẫu hợp đồng

(tham khảo phần Phụ Lục)

Quản lý rủi ro

Đối với Danalog, việc vận hành đội xe vẫn là nghiệp vụ mới và trong những

năm hoạt động, hầu như đội xe không gặp quá nhiều rủi ro. Tuy nhiên, số ít rủi ro

đó cũng một phần gây khó dễ cho Danalog. Dưới đây là những rủi ro mà Danalog

đang gặp phải trong quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải.

2.2.3.1. Rủi ro trong quá trình bảo dưỡng

Danalog đang gặp rủi ro lớn với các quy trình bảo dưỡng. Theo như quan sát,

đội xe của Danalog vận hành liên tục và chỉ tiến hành một số sửa chữa nhỏ. Vì

lượng đơn hàng lớn nên xe phải đi trên nhiều hành trình và có một thực trạng là xe

vẫn hoạt động khi đã có sự cố.

Gần đây, một chiếc container của Danalog trong lúc chuẩn bị cho đơn hàng

thì bị hư và không thể hoạt động. Thực ra, chiếc xe đã có dấu hiệu hư hỏng từ 2

tuần trước đó nhưng vì đơn hàng gấp gáp và vì vào mùa cao điểm nên tình trạng

thuê xe từ các doanh nghiệp vận tải khác cũng trở nên khó khăn.

2.2.3.2. Rủi ro vận hành

Đối với loại rủi ro này, hàng năm Danalog đã phòng ngừa bằng cách mua

bảo hiểm cho cả đội xe thông qua Tổng công ty cổ phần bảo hiểm PJICO

(Petrolimex Insurance Corporation).

Page 65: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

60

Danalog mua bảo hiểm Trách nhiệm dân sự (TNDS) tự nguyện của chủ xe ô

tô của hãng PJICO. Theo biểu giá, PJICO sẽ bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người

ngồi trên xe với số tiền bảo hiểm là 20,000,000VNĐ/người/vụ và chỉ áp dụng cho 1

lái xe, 1 phụ xe và 1 người ngồi trên xe. Ngoài ra, Danalog còn mua bảo hiểm

TNDS bắt buộc với phí như sau:

Một loại phí bảo hiểm nữa Danalog phải chi trả là bảo hiểm thân vỏ xe và rơ-

mooc.

Page 66: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

61

Hình 11 Giấy chứng nhận bảo hiểm vật chất cho Rơ-mooc

Hình 12 Giấy chứng nhận bảo hiểm vật chất cho xe đầu kéo

Về rủi ro đối với tài xế, Danalog xiết chặt công tác kiểm soát tài xế bằng

cách theo dõi xe lẫn tài xế trên trang web www.danang.quanlyoto.vn (sẽ được nói

Page 67: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

62

rõ trong phần Quản lý lộ trình). Trên màn hình của trang web có hiển thị tài xế nào

đang lái xe nào, với vận tốc bao nhiêu, đã dừng ở đâu và dừng bao lâu rồi, nhiên

liệu trong xe còn bao nhiêu. Thậm chí số hiệu và ngày hết hạn Bằng lái xe của tài xế

cũng được cung cấp thông qua dịch vụ web này.

2.2.3.3. Rủi ro nhiên liệu

Trong những tháng vừa qua, hầu như Danalog không gặp khó khăn với giá

nhiên liệu vì giá dầu giảm liên tục và phiếu dầu mà cảng Tiên Sa cung cấp cho

Danalog sẽ phần nào làm nhẹ bớt công việc giám sát rủi ro thất thoát hoặc tài xế vụ

lợi cá nhân từ chi phí dầu.

Bảo dưỡng, bảo trì và an toàn phương tiện

Về công tác bảo dưỡng và sửa chữa, chú Minh (chịu trách nhiệm chính về

đội xe của phòng Kế hoạch Khai thác) cho hay:

- Đối với sửa chữa nhỏ thì Danalog có đội cơ khí để sửa chữa (vd: thay lốp xe,

những hư hỏng ngoài xe như hở vít, tróc vỏ, đứt dây diện, thay các ống

nhỏ…)

- Đối với sửa chữa lớn như động cơ ngừng hoạt động do hư hỏng động cơ,

bình ắc quy, dàn máy lạnh trong xe ngừng hoạt động thì Danalog sẽ tiến

hành sửa ngoài. Công xưởng sửa chữa này nằm khá xa so với Danalog (Công

ty TNHH Một Thành Viên Ý QUÂN – hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa

máy móc, thiết bị và bảo dưỡng xe – nằm ở Thôn Phú Hòa 2, xã Hòa Nhơn,

huyện Hòa Vang) nhưng đã có mối quan hệ tốt, giá cả hợp lý và uy tín nên

Danalog vẫn hợp tác với họ.

Về mức độ thường xuyên: Đối với những xe mới thì Danalog trong 3 năm

đầu không phải sửa chữa lớn mà chỉ sửa chữa nhỏ. Trong những năm tiếp

theo, Danalog tận dụng thời gian xe neo ở công ty và đội cơ khí sẽ tiến hành

sửa chữa nhỏ hoặc đem đi sửa chữa lớn. Vì thế, lịch bảo dưỡng không định

kỳ và chi phí sẽ được ghi vào chi phí phát sinh trong năm.

Quản lý lộ trình phương tiện

2.2.5.1. Hoạch định lộ trình

Các lộ trình và loại hàng hóa mà đội xe container của Danalog chuyên chở

Page 68: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

63

- Đi từ cảng Tiên Sa đến công ty (chở hàng nhập khẩu về kho bãi, thường là

hàng may mặc, hàng thể thao nhập khẩu)

- Tiên Sa – KCN Hòa Khánh (thức ăn gia súc)

- Tiên Sa – DANALOG (tôn cuộn, hàng bách hóa)

- Tiên Sa – Phú Yên (kho KCV: đường)

- Phú Bài, Điện Ngọc, Lao Bảo, Huế

Công ty thường xuyên chạy xe trên những lộ trình này vì nhu cầu của khách

hàng trên những chuyến này là liên tục. Tuy nhiên trước khi nhận yêu cầu, công ty

phải tính toán sao cho có lợi nhuận rồi mới chấp nhận. Đối với những lộ trình quá

tốn kém mà không sinh lợi nhuận thì sẽ không nhận, đặc biệt là khi xem xét lộ trình

mới.

Những mô hình lộ trình mà Danalog thường xuyên phải vận hành là mô hình

đi thẳng (từ cảng Tiên Sa đến Danalog và ngược lại, từ 1 địa điểm người bán đến 1

địa điểm người mua, từ Danalog đến khách hàng và ngược lại) và vận chuyển hàng

qua trung tâm phân phối (vận chuyển hàng nhờ lưu kho của khách hàng từ cảng

Tiên Sa đến Danalog, và từ Danalog chở đến địa điểm của khách hàng hoặc đối tác

của họ)

Đối với việc tính toán quãng đường đi, Danalog thường để cho tài xế tự

quyết này vì họ tin rằng tài xế sẽ nắm rõ tuyến đường hơn nhiều.

2.2.5.2. Quản lý và theo dõi xe

Tại Danalog, 3 chiếc đầu kéo sẽ được theo dõi trên đường đi bằng hộp đen.

Việc theo dõi này sẽ do nhân viên kỹ thuật của P.KHKT (Kế hoạch Khai thác) quản

lý.

Danalog không sử dụng phần mềm nào cụ thể, nhưng sử dụng dịch vụ GPS

theo dõi xe trên website: www.danang.quanlyoto.vn do CTY TNHH TM ĐIỆN TỬ

VINH HIỂN(V-ECOM Co.,LTD) cung cấp và quản lý.

Những chức năng chính mà trang cung cấp cho Danalog bao gồm

Thông tin Chi tiết

Số lượng xe

Ở hình trên, có thể ở thấy cột bên trái, Danalog có 3 xe với số hiệu

đầu kéo là 43X-1828, 43X-2201 và 43X-2913. Điều này có nghĩa

là Danalog đã đăng ký dịch vụ này với 3 đầu kéo duy nhất của

doanh nghiệp

Các chi tiết về - Tốc độ hiện tại (V)

Page 69: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

64

việc vận hành

xe

- Tốc độ tối đa (Vmax)

- Quãng đường chạy trong một ngày (km/ngày)

- Tổng quãng đường xe đã đi được

- Động cơ Mở hay Tắt

- Tên tài xế, mã số bằng lái xe, ngày hết hạn bằng lái xe

- …

Bản đồ

Trên hình là bản đồ chi tiết có thể phóng to thu nhỏ, cho Danalog

biết được chính xác xe đang đi tới đâu và thậm chí là đã dừng bao

nhiêu phút ở đó rồi (số liệu được cập nhật đến từng giây)

Quản lý chi phí

Về việc quản lý và theo dõi chi phí của đội xe, Danalog sử dụng các bảng

Phương án giá theo từng hợp đồng vận chuyển. Nhân viên phòng Kinh doanh cho

hay: “Những lúc xe không vận hành thì không thể nào quản lý chi phí được, vì nó

làm sai lệch nhiều. Vì vậy tính chi phí theo từng hợp đồng là hợp lý nhất và đúng

bản chất của một bài toán vận chuyển hơn”.

Phương án vận chuyển container cho Công ty Tân Sao sáng

Địa điểm: Tiên Sa – Phú Yên

Phương án áp dụng cho 01 xe chạy với 2 ngày/chuyến

Tổng quãng đường xe đi 880km

STT Nội dung Số lượng Đơn giá Thành tiền

Doanh thu 17,000,000 17,000,000

Chi phí 13,069,545

Định phí 1,063,000

Khấu hao (10,089,000/30 ngày) 02 336,300 672,600

Sửa xe (3,000,000/30 ngày) 02 100,000 200,000

Bảo hiểm thân vỏ xe

(1,426,000/tháng/30 ngày) 02 95,067

Phí bảo trì đường bộ

(1,430,000/tháng/30 ngày) 02 95,333

Biến phí 12,006,545

Chi phí quản lý

(5% x Doanh thu) 5% 17,000,000 850,000

Lương lái xe 8% 17,000,000 1,360,000

Nhiên liệu 360 lít 13,818 4,974,545

Lốp, ruột, yếm / km xe chạy 880 km 3,900 3,432,000

Công an (5 trạm), bồi dưỡng

bốc xếp 750,000

Vé cầu đường 640,000

Lợi nhuận 3,930,455

Hình 13 Phương án báo giá mẫu

Page 70: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

65

2.2.6.1. Chi phí khấu hao

Dựa vào phương án giá trên, có thể thấy Danalog sử dụng phương pháp khấu

hao thẳng và giá tiền dịch vụ sẽ bao gồm cả khấu hao. Khấu hao ở đây được tính

bằng cách lấy giá vốn của xe trừ đi giá trị còn lại dự kiến (thường là sau 4-5 năm),

sau đó chia đều cho thời gian đưa vào hoạt động.

2.2.6.2. Chi phí pháp lý và hành chính

Trong bảng trên, ở chi phí bảo trì đường bộ, Danalog nộp 1,430,000/tháng x

12 tháng = 17,160,000VNĐ. Như vậy, theo bảng lệ phí đường bộ ở phần Quản lý

chi phí (chương 1), Danalog nộp phí sử dụng đường bộ theo năm (12 tháng) cho xe

ô tô đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ

40.000 kg trở lên.

2.2.6.3. Chi phí nhiên liệu

Theo Danalog, những tài xế của họ trước khi lái xe sẽ được cung cấp những

phiếu mua dầu (do cảng Tiên Sa cấp) và lượng nhiên liệu họ nạp cho xe sẽ được cố

định, tránh được tình trạng thất thoát nhiên liệu và những hành vi tiêu cực từ tài xế.

Ở đây, 360 lít dầu được tiêu thụ, vậy có nghĩa là định mức tiêu hao nhiên liệu

của xe là 880km / 360 lít = 2.444km/lít.

2.2.6.4. Lương lái xe

Ở đây, Danalog áp dụng chính sách trả lương khoán (8% tổng đơn giá vận tải). Điều

đó có nghĩa nếu trong tháng họ đi càng nhiều thì lương sẽ càng cao.

2.2.6.5. Chi phí lốp xe

Chi phí lốp xe được Danalog tính như sau:

- Với đơn giá 1 lốp là 6,500,000 và định mức thay lốp là 30,000km

- Chi phí 1 lốp / km xe chạy = 6,500,000 / 30,000 = 216.67

- Xe tổng cộng có 18 lốp

Vậy chi phí toàn bộ lốp / km / xe = 216.67 x 18 = 3,900

Nhận xét, đánh giá công tác quản lý đội xe

Nhìn chung, tình hình khai thác đội xe container ở Danalog vẫn chưa hoàn

thiện và chính chú Hồng (PGĐ Danalog) cũng phản ánh rằng chú chưa hài lòng lắm

với tiến độ của đội xe hiện tại. Qua việc khảo sát công tác quản lý đội xe, có thể

thấy 2 vấn đề lớn của đội xe như sau

Page 71: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

66

2.2.7.1. Đội ngũ tài xế còn thiếu

Như đã nêu trên, Danalog hiện tại chỉ có 3 đầu kéo và vì vậy chỉ có 3 tài xế

thay phiên nhau lái và không hề có phụ xe trong các chuyến đi. Với lộ trình hiện tại

là đi quãng đường ngắn và đi trong ngày, việc này dường như không gây nhiều cản

trở cho chuyến đi, nhưng sẽ ảnh hưởng tiêu cực nếu nhu cầu khách hàng tăng và đòi

hỏi Danalog thực hiện đi một lộ trình xa hơn hoặc lâu hơn. Một lộ trình xa hơn hoặc

lâu hơn sẽ làm cho tài xế mệt mỏi và cần nhiều thời gian nghỉ ngơi giữa các chặng

dừng.

2.2.7.2. Công tác bảo dưỡng và sửa chữa còn quá bất cập

Cụ thể hơn, việc sửa chữa ở một đối tác khá xa như Công ty Ý Nhân nhiều

lúc sẽ gây khó khăn cho Danalog trong trường hợp xe hư hỏng hoàn toàn và không

thể tự đi đến xưởng sửa chữa được. Lúc này Danalog nhiều khả năng sẽ phải tốn

thêm một khoảng chi phí để vận chuyển xe hỏng đến tận xưởng.

Một vấn đề nữa tới công tác bảo dưỡng là khi xe đã có dấu hiệu hư hỏng,

Danalog vẫn để xe hoạt động, vì vậy xe luôn trong tình trạng gặp rủi ro cao. Thêm

vào đó, nếu gây tai nạn hoặc hỏng hóc thì có thể sẽ không được bảo hiểm vì đây là

trường hợp không được bảo hiểm (điều số 2).

2.2.7.3. Việc theo dõi xe chưa toàn diện

Trong lúc thao tác đăng nhập vào hệ thống trang web, một bảng thông báo

hiện ra rằng có 1 xe của Danalog vẫn chưa nhập tên tài xế (cụ thể là xe 43X-2201).

Điều này là một sơ hở nghiêm trọng khi Danalog chưa thực sự “quản lý” được nhân

viên - ở đây cụ thể là tài xế - của doanh nghiệp mình.

Vấn đề thứ hai đó là nhân viên quản lý chỉ sử dụng hệ thống này để theo dõi

xe hiện tại đang ở đâu mà ít khi chú ý đến những thông số khác. Một sơ hở thấy rõ

là chiếc xe đã mất tín hiệu nhưng đến 2 ngày sau, nhân viên quản lý mới phát hiện

và liên lạc lại với tài xế. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở 1 xe 43X-2913 mà còn

với xe 43X-2201.

2.2.7.4. Việc quản lý chi phí nhiên liệu vẫn còn bất cập

Theo như Danalog, tài xế sẽ được khoán nhiên liệu bằng những phiếu dầu

cho cảng Tiên Sa cung cấp cho công ty. Tuy nhiên, điều này không thực sự phản

Page 72: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

67

ánh chính xác lượng nhiên liệu mà đội xe tiêu hao và Danalog sẽ không làm chủ

được chi phí này trong thời gian dài.

2.2.7.5. Bảng phương án giá chưa phản ánh hết chi phí cấu thành

Cách phân bổ khấu hao vào phương án giá dịch vụ đội xe vẫn còn thiếu sót.

Cụ thể là, Danalog tính khấu hao theo từng ngày (chia cho 12 tháng và chia tiếp cho

30 ngày). Tuy nhiên, giả sử trong trường hợp tháng đó xe chỉ vận hành 25 ngày thì

sao ? Vậy là 5 ngày còn lại Danalog sẽ không bù đắp được chi phí khấu hao mặc dù

khấu hao vẫn phát sinh khi xe không chạy. Trường hợp tương tự cũng xảy ra với chi

phí bảo hiểm thân vỏ xe và phí bảo trì đường bộ.

Vấn đề thứ 2 là một số chi phí chưa được làm rõ hoặc thiếu trong bảng

phương án giá dịch vụ vận tải.

- Chi phí bảo hiểm vật chất xe (thân vỏ xe) được tính vào nhưng lại không có

chi phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và tự nguyện, mặc dù Danalog

có mua 2 loại bảo hiểm trên.

- Lương cho nhân viên ở đây có thể chưa bao gồm khoản thưởng và phụ cấp,

hoặc Danalog cố tình gộp các khoản chi phí này lại với nhau.

- Không có chi phí nhớt xe

Page 73: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

68

PHẦN 3. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ CHO ĐỘI XE CỦA DANALOG

Sau một thời gian thực tập, tìm hiểu thực trạng công ty và đối chiếu với

những lý thuyết Quản lý đội xe, tôi xin đề xuất những kiến nghị sau cho đội xe của

Danalog:

(1) Nên sử dụng thêm ít nhất 1 phụ xe cho mỗi chuyến đi dài

Cụ thể hơn, khoản 1 điều 65 của Luật giao thông đường bộ ban hành năm 2008 có

quy định: “Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ

trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.”. Vì vậy nếu chuyến đi

kéo dài hơn 4 giờ thì việc sử dụng phụ xe là hoàn toàn cần thiết. Phụ xe có thể hỗ

trợ tài xế tốt hơn, giảm thời gian nghỉ ngơi của tài xế từ đó giảm thời gian xe rỗi và

đảm bảo không có rủi ro về tai nạn trong suốt quá trình đi.

(2) Nên giữ tỷ lệ mua đầu kéo và rơ-mooc là 1:2, thay vì 1:1.6 hay 1:1.7

như trước

Điều này hoàn toàn có lợi cho Danalog nếu xe phải vận hành thường xuyên. Với tỷ

lệ 1:2 có nghĩa là 1 đầu kéo sẽ đảm nhiệm 2 rơ-mooc. Vì thế, Danalog hoàn toàn có

thể tận dụng lúc đầu kéo (cùng rơ-mooc 1) đang trên đường đi để sắp xếp toàn bộ

hàng hóa vào container và bỏ lên rơ-mooc 2 (lúc này đang ở công ty). Danalog sẽ

loại bỏ được thời gian đợi rơ-mooc về đến nơi, đảm bảo khai thác triệt để hiệu quả

của đội xe.

(3) Hoàn thiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa hợp lý hơn

Việc bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời là cực kỳ quan trọng. Doanh nghiệp nên áp

dụng phương pháp bảo dưỡng có kế hoạch (Preventive). Sau khi đã có chi tiết thời

điểm cần bảo dưỡng, bộ phận nào sẽ hư hỏng, thời gian bảo dưỡng và chi phí bảo

dưỡng chi tiết, Danalog sẽ hoàn toàn làm chủ được hiệu quả của xe, và vấn đề hư

hỏng bất ngờ mà họ đang gặp phải sẽ được khắc phục triệt để.

(4) Danalog nên phổ biến kỹ hơn cho nhân viên phòng Kế hoạch Khai

thác về việc theo dõi đội xe qua mạng

Tính năng theo dõi xe qua mạng mà công ty TNHH TM Điện tử Vinh Hiển cung

cấp cho Danalog rất có triển vọng, mà quản lý thời gian neo xe và liên tục theo dõi

tín hiệu xe là điều cần thiết nhất, đảm bảo xe hoạt động hiệu quả.

Page 74: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

69

(5) Tiến hành chỉnh sửa và phân bổ đầy đủ những chi phí còn lại vào

phương án giá

Thay đổi cách phân bổ chi phí khấu hao, bảo hiểm và phí bảo trì đường bộ:

Danalog nên phân bổ chi phí khấu hao như sau nhằm bù đắp triệt để chi phí

khấu hao trong bảng phương án giá dịch vụ xe.

Phân bổ chi phí cho ngày xe vận hành = CP khấu hao / bảo hiểm / phí đường bộ trong 1 năm

số ngày xe chạy thực tế trong năm

Hoặc nếu điều kiện cho phép, Danalog cũng có thể phân bổ trên tổng số km

chạy trong năm ước lượng hoặc dựa trên dữ liệu ghi chép của công ty.

Làm rõ và phân bổ những loại chi phí quan trọng như khoản thưởng, phụ cấp

Phân bổ thêm chi phí nhớt xe, chi phí bảo hiểm vào bảng phương án giá

Danalog cần tiến hành thu thập dữ liệu hỗ trợ cho việc thanh lý xe: Cụ thể,

như trong phần lý thuyết đã nêu, Danalog cần tìm ra mối quan hệ giữa n và

k, từ đó đánh giá và lựa chọn khi nào thì thanh lý xe và thanh lý với giá bao

nhiêu.

Tiến hành trích lập chi phí ngay từ bây giờ và phản ánh vào phương án giá,

đặc biệt là chi phí sửa chữa lớn và bảo dưỡng.

(6) Quản lý chi phí chặt chẽ hơn với chương trình theo dõi xe qua mạng

Hiện tại trang web theo dõi xe qua mạng của Danalog cho phép họ theo dõi cả mức

nhiên liệu tiêu hao thực tế. Danalog nên tập trung khai thác tính năng này, vì theo

như đã đề cập ở phần lý thuyết, việc theo dõi này sẽ loại bỏ được việc khoán nhiên

liệu cho tài xế, ngăn không cho tài xế trục lợi và quan trọng hơn cả, có cái nhìn

chính xác và kỹ càng hơn về chi phí nhiên liệu.

Page 75: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

70

KẾT LUẬN

Qua gần 4 tháng làm việc tích cực cộng với sự giúp đỡ tận tình của thầy

hướng dẫn, cùng với các anh chị, cô chú trong Công ty cổ phần logistics cảng Đà

Nẵng Danalog, tôi đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp “Công tác quản lý

đội xe container tại công ty Danalog” với mục đích nghiên cứu và cung cấp những

kiến thức mới trong lĩnh vực quản lý đội xe container, khảo sát và nghiên cứu tình

hình thực trạng quản lý đội xe container của công ty Danalog cũng như đối chiếu

với lý thuyết, đề xuất những kiến nghị cho quý công ty, để công ty hoạt động tốt

hơn và hiểu rõ hơn về công tác quản lý của mình.

Trong lĩnh vực đề tài, tôi đã trình bày được các nghiệp vụ quan trọng về quản

lý đội xe như quy định pháp lý, quản lý tính tài chính, quản lý rủi ro, bảo dưỡng bảo

trì và thay thế, quản lý lộ trình, quản lý chi phí và quản lý tài xế. Hầu hết những

kiến thức ở đây còn rất mới nên phần cơ sở lý luận sẽ rất dài, tuy nhiên cực kỳ hữu

ích và là cơ sở chính phục vụ cho đề tài. Hơn nữa, những thực trạng của công ty

cũng được tôi phản ánh rất kỹ càng và những kiến nghị hoàn toàn có cơ sở. Tuy

nhiên, do kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và đề tài khá rộng nên nội dung của báo

cáo này hoàn toàn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô bộ môn

cùng quý công ty tham gia góp ý để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, tôi xin được cảm ơn sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy giáo

hướng dẫn – Thạc sỹ Ngô Quang Mỹ cùng các anh chị, cô chú trong Công ty cổ

phần logistics cảng Đà Nẵng Danalog đã tư vấn, hỗ trợ và giúp đỡ trong suốt quá

trình thực tập, giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo này.

Page 76: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng:

<http://dangkiemdanang.com.vn>

Trang thông tin về phổ biến giáo dục pháp luật: <http://www.moj.gov.vn>

Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng: <http://www.danang.gov.vn>

Bảo hiểm Bảo Minh: <http://baohiembaominh.com.vn>

Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex: <www.pjico.com.vn>

Alan Rushton, P. C. (2010). The handbook of Logistics & Distribution

Management 4th Edition.

London Councils. (May 2011). Best Practice Guide on Vehicle Acquisition.

Page 77: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

72

PHỤ LỤC

(1) Các loại xe phục vụ cho ngành Logistics

Hình 14 Xe draw-bar

Hình 15 Xe Semi-trailer

Hình 16 Xe kéo kết hợp

Page 78: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

73

Hình 17. Xe kéo nguyên khối

Hình 18. Xe draw-bar nhiều toa kéo

Hình 19. Xe kết hợp 2 tầng

Page 79: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

74

(2) Các loại thùng xe

Hình 20 Thùng xe có 2 cửa bên tháo rời

Hình 21 Xe bồn chở xăng

Hình 22 Xe thùng lạnh

Page 80: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

75

Hình 23 Thùng xe dạng flat bed / platform

Hình 24 Xe tilt body

Hình 25 Xe chuyên chở nội thất với dung tích lớn

Page 81: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

76

Hình 26 Xe chuyên chở ô-tô

(3) Các loại buồng lái

Hình 27 Buồng lái có chỗ ngủ dành cho tài xế

Hình 28 Buồng xe không có chỗ ngủ và ăn uống

Page 82: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

77

Hình 29 Buồng xe dành cho tổ lái

(4) Quy định pháp lý về đội xe tại Việt Nam

a) Điều kiện kinh doanh vận tải

Theo nghị định số 86/2014/NĐ-CP của chính phủ, những quy định về kinh doanh

và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

Chương II. Quy định trong hoạt động kinh doanh vận tải

Điều 9. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

2. Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng:

a) Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để

vận chuyển các loại hàng mà mỗi kiện hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá quy

định nhưng không thể tháo rời ra được;

b) Khi vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lái xe phải mang theo Giấy phép lưu hành

do cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm là việc sử dụng xe ô tô để vận chuyển hàng hóa có

chứa các chất nguy hiểm khi vận chuyển có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe

con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm

phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp.

4. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ

moóc, sơ mi rơ moóc để vận chuyển công - ten - nơ.

5. Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường là hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa

ngoài các hình thức kinh doanh vận tải quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

6. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu trách nhiệm việc xếp hàng hóa lên xe ô tô

theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và công bố quy hoạch bến xe hàng, điểm giao nhận

hàng hóa tại địa bàn địa phương.

Điều 10. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa trong việc bồi

thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt

1. Việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực hiện theo hợp đồng

vận tải hoặc theo thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.

2. Trường hợp trong hợp đồng vận tải không có nội dung quy định về việc bồi thường hàng

hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt do lỗi của người kinh doanh vận tải hàng hóa và hai bên

không thỏa thuận được mức bồi thường thì người kinh doanh vận tải hàng hóa bồi thường

Page 83: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

78

cho người thuê vận tải theo mức 70.000 (bảy mươi nghìn) đồng Việt Nam cho một

kilôgam hàng hóa bị tổn thất, trừ trường hợp có quyết định khác của Tòa án hoặc trọng tài.

Điều 11. Quy định đối với lái xe, người điều hành vận tải và xe ô tô hoạt động kinh

doanh vận tải

1. Lái xe kinh doanh vận tải phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

a) Phải được đơn vị kinh doanh vận tải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy

định;

b) Phải được khám sức khỏe định kỳ và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ

Y tế;

c) Phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải

theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

2. Người điều hành vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải bảo đảm các yêu cầu sau

đây:

a) Không được đồng thời làm việc tại cơ quan, đơn vị khác;

b) Không phải là lao động trực tiếp lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh của

đơn vị mình;

c) Được tập huấn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

3. Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận

chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công - ten - nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi

rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu; xe ô tô kinh doanh vận tải khách

du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

b) Xe ô tô phải được bảo dưỡng, sửa chữa và có sổ ghi chép theo dõi quá trình hoạt động

theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

c) Trên xe phải được niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận

tải;

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về màu sơn của xe taxi trong phạm vi địa

phương mình.

Điều 12. Quy định về xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông

trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

2. Quy trình bảo đảm an toàn giao thông cần thể hiện rõ các nội dung sau đây:

a) Đối với đơn vị kinh doanh vận tải: Thủ tục kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe

ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình kinh doanh vận tải; chế độ bảo dưỡng sửa

chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải; chế độ tổ chức lao động đối với lái xe kinh doanh

vận tải; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành trình kinh

doanh vận tải; phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh

vận tải; chế độ báo cáo về an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải;

Chương III. Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Điều 13. Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Đơn vị kinh doanh vận tải phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.

2. Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ

thể:

a) Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh

doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải

hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho

thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp

luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ

giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và

Page 84: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

79

nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;

b) Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

c) Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

3. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:

a) Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của

pháp luật;

b) Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị

kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ các trường

hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh

doanh);

c) Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp

luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ

trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định

của pháp luật liên quan về du lịch.

4. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc

có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời

gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.

5. Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh

doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi

trường theo quy định của pháp luật.

6. Về tổ chức, quản lý:

a) Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát

hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý

thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;

b) Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu

trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định;

đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ ngồi trở lên

(bao gồm cả chỗ ngồi, chỗ đứng và giường nằm) phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe

hợp đồng đưa đón cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên đi làm, đi học và xe buýt có

thiết bị thay thế nhân viên phục vụ);

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải

hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công -

ten - nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông;

d) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố

định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành

khách.

Điều 14. Thiết bị giám sát hành trình của xe

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công -

ten - nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và xe ô tô

kinh doanh vận tải hàng hóa phải gắn thiết bị giám sát hành trình; thiết bị giám sát hành

trình phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia

giao thông.

2. Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:

a) Lưu giữ và truyền dẫn các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về

hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và cung cấp cho cơ

quan Công an, Thanh tra khi có yêu cầu.

3. Đối với những loại xe chưa được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trước khi Nghị định

này có hiệu lực thì việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được thực hiện theo lộ trình sau

đây:

Page 85: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

80

a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ

moóc kinh doanh vận tải;

b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng

tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;

c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng

tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;

d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng

tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;

đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng

tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Điều 19. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa

1. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị

định này.

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa

bằng công - ten - nơ; đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc,

sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên

phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:

a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên;

b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên; riêng đơn vị có

trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.

Chương IV Cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Điều 20. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy

phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).

2. Đối với những loại hình kinh doanh vận tải chưa được cấp Giấy phép kinh doanh trước

khi Nghị định này có hiệu lực thì việc cấp Giấy phép kinh doanh được thực hiện theo lộ

trình sau đây:

a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe đầu kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh

doanh vận tải (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ);

b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng

tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;

c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng

tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;

d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng

tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;

đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng

tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

3. Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;

c) Người đại diện hợp pháp;

d) Các hình thức kinh doanh;

đ) Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép kinh doanh;

e) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

4. Giấy phép kinh doanh có giá trị 07 năm và được cấp lại trong trường hợp Giấy phép

kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh

doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn. Trường hợp cấp lại do có sự thay đổi liên quan

đến nội dung của Giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép kinh doanh mới không

vượt quá thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.

5. Đơn vị được cấp Giấy phép kinh doanh phải được đánh giá định kỳ về việc duy trì điều

Page 86: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

81

kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

6. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương.

7. Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về mẫu Giấy phép kinh doanh.

Điều 21. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận

đăng ký kinh doanh;

c) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ

của người trực tiếp điều hành vận tải;

d) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

đ) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi

các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải

hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng

xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ);

e) Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh

vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành

khách bằng xe taxi).

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh do thay đổi nội dung của Giấy phép kinh

doanh bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh trong đó nêu rõ lý do xin cấp lại theo mẫu do

Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Giấy phép kinh doanh được cấp trước đó;

c) Tài liệu chứng minh sự thay đổi của những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh

quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định này (việc thay đổi liên quan đến nội dung nào thì

bổ sung tài liệu về nội dung đó).

3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh do hết hạn Giấy phép bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Giấy phép kinh doanh được cấp trước đó;

c) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

4. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép do Giấy phép kinh doanh bị mất hoặc bị hư hỏng bao

gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Giấy phép kinh doanh bị hư hỏng (đối với trường hợp Giấy phép bị hư hỏng) hoặc văn

bản có xác nhận của Công an xã, phường nơi đơn vị kinh doanh vận tải trình báo mất Giấy

phép kinh doanh.

Điều 22. Thủ tục cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh

1. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh:

a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ

quan cấp Giấy phép kinh doanh theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan

cấp Giấy phép kinh doanh.

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực

tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh

vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan

cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt

Phương án kinh doanh kèm theo. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan

cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan hoặc qua đường

Page 87: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

82

bưu điện.

2. Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp Giấy phép bị hư hỏng, có sự

thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết

hạn thực hiện như khi cấp lần đầu.

3. Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp Giấy phép bị mất:

a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh đến cơ

quan cấp Giấy phép kinh doanh theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan

cấp Giấy phép kinh doanh.

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực

tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh

vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan

cấp Giấy phép kinh doanh kiểm tra, xác minh, cấp lại Giấy phép kinh doanh. Trường hợp

không cấp lại Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản

và nêu rõ lý do;

c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan hoặc qua đường

bưu điện.

Điều 23. Thu hồi Giấy phép kinh doanh

1. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn khi vi phạm

một trong các trường hợp sau đây:

a) Cố ý cung cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

b) Không kinh doanh vận tải trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh

doanh hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 06 tháng liên tục;

c) Kinh doanh loại hình vận tải không đúng theo Giấy phép kinh doanh;

d) Đã bị thu hồi Giấy phép kinh doanh có thời hạn nhưng khi hết thời hạn thu hồi Giấy

phép vẫn không khắc phục được các vi phạm là nguyên nhân bị thu hồi;

đ) Trong 01 năm có 02 lần bị thu hồi Giấy phép kinh doanh có thời hạn hoặc trong thời

gian sử dụng Giấy phép kinh doanh có 03 lần bị thu hồi Giấy phép kinh doanh có thời hạn;

e) Phá sản, giải thể;

g) Trong thời gian 01 năm có trên 50% số xe hoạt động mà người lái xe vi phạm luật gây

ra tai nạn giao thông nghiêm trọng;

h) Trong thời gian 03 năm có tái phạm về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng

xe ô tô và xảy ra tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

2. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh từ 01 đến 03 tháng khi vi

phạm một trong các nội dung sau đây:

a) Trong thời gian hoạt động 03 tháng liên tục có trên 20% số phương tiện bị thu hồi phù

hiệu, biển hiệu xe kinh doanh vận tải;

b) Có trên 20% số xe ô tô kinh doanh vận tải bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm về chở

quá tải trọng quy định hoặc trên 20% số xe kinh doanh vận tải bị cơ quan chức năng xử lý

vi phạm về bảo đảm điều kiện kỹ thuật của xe;

c) Có trên 10% số lái xe kinh doanh vận tải của đơn vị bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm

phải tước Giấy phép lái xe có thời hạn;

d) Có trên 10% số lượng xe hoạt động mà người lái xe vi phạm pháp luật gây ra tai nạn

giao thông nghiêm trọng trở lên;

đ) Vi phạm về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và xảy ra tai nạn giao

thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

3. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh được thu hồi Giấy phép kinh doanh do cơ quan mình

cấp và thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh;

b) Báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo quyết

Page 88: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

83

định thu hồi Giấy phép kinh doanh đến các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện;

c) Khi cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh ban hành quyết định thu hồi Giấy phép thì đơn

vị kinh doanh phải nộp lại Giấy phép kinh doanh và phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp

Giấy phép đồng thời dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải theo Giấy phép đã bị

thu hồi ngay sau khi quyết định có hiệu lực.

b) Quy định về tải trọng, khổ giới hạn và giới hạn vận tải

Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải quy định về tải

trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn,

xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp

hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên

đường bộ.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ TẢI TRỌNG, KHỔ GIỚI HẠN CỦA ĐƯỜNG BỘ;

CÔNG BỐ TẢI TRỌNG, KHỔ GIỚI HẠN CỦA QUỐC LỘ

Điều 6. Công bố tải trọng, khổ giới hạn của quốc lộ

1. Công bố tải trọng trên một số tuyến, đoạn tuyến quốc lộ đã được cải tạo,

nâng cấp, xây dựng mới đồng bộ với tải trọng thiết kế mặt đường đối với

xe tải trọng trục đơn quy ước là 10 tấn/trục

2. Công bố khổ giới hạn của quốc lộ theo cấp kỹ thuật của đường bộ và địa

hình xây dựng tuyến đường

Chương V

GIỚI HẠN XẾP HÀNG HÓA TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

KHI THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ

Điều 16. Tải trọng trục xe và tổng trọng lượng của xe

1. Tải trọng trục xe:

a) Trục đơn: Tải trọng trục xe ≤ 10 tấn/trục.

b) Cụm trục kép (hai trục xe), phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục:

- Trường hợp d < 1,0 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 11 tấn;

- Trường hợp 1,0 mét ≤ d < 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 16 tấn;

- Trường hợp d ≥ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 18 tấn.

c) Cụm trục ba (ba trục xe), phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục liền kề:

- Trường hợp d ≤ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 21 tấn;

- Trường hợp d > 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 24 tấn.

2. Tổng trọng lượng của xe:

a) Đối với xe thân liền:

- Có tổng số trục bằng hai, tổng trọng lượng của xe ≤ 16 tấn;

Page 89: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

84

- Có tổng số trục bằng ba, tổng trọng lượng của xe ≤ 24 tấn;

- Có tổng số trục bằng bốn, tổng trọng lượng của xe ≤ 30 tấn;

- Có tổng số trục bằng năm hoặc lớn hơn, tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn;

b) Đối với tổ hợp xe đầu kéo với rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc:

- Có tổng số trục bằng ba, tổng trọng lượng của xe ≤ 26 tấn;

- Có tổng số trục bằng bốn, tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn;

- Có tổng số trục bằng năm hoặc lớn hơn, tổng trọng lượng của xe ≤ 40 tấn;

c) Đối với tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc: Tổng trọng lượng của tổ

hợp xe gồm tổng trọng lượng của xe thân liền (tương ứng với tổng trọng lượng của các xe

được quy định tại điểm a khoản này) và tổng các tải trọng trục xe của rơ moóc hoặc sơ mi

rơ moóc được kéo theo (tương ứng với các tải trọng trục xe được quy định tại khoản 1

Điều này), nhưng không được lớn hơn 45 tấn.

Điều 17. Chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ

1. Đối với xe tải thùng kín (có mui), chiều cao xếp hàng hóa cho phép là chiều cao giới hạn

trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ

quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đối với xe tải thùng hở (không mui), hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng

xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền

phê duyệt) phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao

thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định

dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:

a) Xe có tải trọng thiết kế chở hàng từ 5 tấn trở lên (ghi trong giấy đăng ký xe). Chiều cao

xếp hàng hóa không quá 4,2 mét;

b) Xe có tải trọng thiết kế chở hàng từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong giấy đăng ký xe):

Chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét;

c) Xe có tải trọng thiết kế chở hàng dưới 2,5 tấn (ghi trong giấy đăng ký xe): Chiều cao

xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.

3. Xe chuyên dùng và xe chở container: Chiều cao xếp hàng hóa (tính từ điểm cao nhất của

mặt đường xe chạy trở lên) thực hiện theo lộ trình sau:

a) Không quá 4,35 mét áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2010; khi qua khu vực cầu

chui, cầu vượt xe chỉ được phép chạy với tốc độ không quá 30 km/giờ.

b) Không quá 4,2 mét áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

4. Trường hợp xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi, than, quặng hoặc

các hàng có tính chất tương tự: Chiều cao xếp hàng hóa không vượt quá chiều cao của

thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm

quyền phê duyệt.

Điều 18. Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ

1. Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là

chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ

quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không

được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế

cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở

hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và

phải được chằng buộc chắc chắn, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài

của xe.

4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng

theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,30 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,50

mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2,0 mét.

Page 90: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

85

5. Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân

xe; không được vượt quá 0,4m về mỗi bên bánh xe, không vượt phía trước và phía sau xe

quá 1,0 mét.

c) Quy định về tốc độ và khoảng cách xe cơ giới

Thông tư 13/2009/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải quy định về tốc độ và

khoảng cách của xe cơ giới xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ

Chương II

TỐC ĐỘ CỦA XE CƠ GIỚI, XE MÁY CHUYÊN DÙNG THAM GIA GIAO

THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ

Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong

khu vực đông dân cư

Loại xe cơ giới đường bộ Tốc độ tối đa

(km/h)

Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi; ô tô tải có trọng tải dưới 3.500

kg. 50

Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; ô tô tải có trọng tải từ 3.500 kg

trở lên; ô tô sơ mi rơ moóc; ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác;

ô tô chuyên dùng; xe mô tô; xe gắn máy.

40

Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài

khu vực đông dân cư

Loại xe cơ giới đường bộ Tốc độ tối đa

(km/h)

Ô tô buýt; tô sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô. 60

Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; xe gắn máy. 50

Chương III

KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC XE CƠ GIỚI THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN

ĐƯỜNG BỘ

Điều 12. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường cao tốc,

đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng.

1. Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như

sau:

Tốc độ lưu hành (km/h) Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)

Đến 60 30

Trên 60 đến 80 50

Trên 80 đến 100 70

Trên 100 đến 120 90

Page 91: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

86

(5) Một số văn bản pháp lý của Danalog

a) Các giấy đăng ký xe

Hình 30 Giấy đăng ký rơ-mooc và sơ mi rơ-mooc

Hình 31 Giấy đăng ký đầu kéo

Page 92: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

87

b) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Hình 32 Mặt trước Giấy chứng nhận BHTNDS của chủ xe ô tô

Hình 33 Mặt sau Giấy chứng nhận BHTNDS của chủ xe ô tô

Page 93: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

88

(6) Kết quả hoạt động của Danalog

TỔNG HỢP BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 2012-2014

CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chênh lệch

2012/2013

(%)

Chênh lệch

2013/2014

(%)

Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ 39,069,220 34,907,296 37,400,555 -10.65 7.14

Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - -

Doanh thu thuần về hàng bán & cung cấp dịch vụ 39,069,220 34,907,296 37,400,555 -10.65 7.14

Giá vốn hàng bán 24,934,414 21,655,453 25,974,614 -13.15 19.94

Lợi nhuận gộp về bán hàng cung cấp dịch vụ 14,134,805 13,250,842 11,452,941 -6.25 -13.57

Doanh thu hoạt động tài chính 59,321 234,310 439,510 294.99 87.58

Chi phí tài chính (chi phí lãi vay) 1,009,559 181,084 - -82.06 -

Chi phí bán hàng 6,759,894 4,963,270 1,850,575 -26.58 -62.71

Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,204,020 6,157,812 5,781,054 -0.74 -6.12

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 220,652 2,183,021 4,260,821 889.35 95.18

Thu nhập khác 831,275 3,522,319 5,244,885 323.72 48.90

Chi phí khác 448,107 3,846,019 3,747,441 758.28 -2.56

Lợi nhuận khác 383,168 (323,699) 1,497,444 -184.48 562.60

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 603,820 1,859,321 5,758,265 207.93 209.70

Chi phí thuế TNDN hiện hành 132,415 503,368 1,316,390 280.14 161.52

Lợi nhuận sau thuế TNDN 471,405 1,355,953 4,441,875 187.64 227.58

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,157 0,451 1,480 187.26 228.16

Bảng 12 Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2012-2014

Page 94: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

89

BÁO CÁO CHI TIẾT DOANH THU 2012-2015

STT Nội dung Cộng năm 2012 Cộng năm 2013 Cộng năm 2014

1 Vận chuyển cát 2,504,832 2,896,919 4,484,255

2 Vận chuyển sắt phôi 204,206 59,425 113,746

3 Vận chuyển lúa mỳ 0 37,670 0

4 Vận chuyển Phân 708,663 738,284 1,182,676

5 Vận chuyển bột tràng thạch 10,517,962 206,888 915,215

6 Vận chuyển tinh bột sắn 853,415 308,199 13,543

7 Vận chuyển than 5,891,594 4,300,159 2,800,513

8 Vận chuyển xi măng 372,677 35,100 0

9 Vận chuyển sắn lát,bả sắn 32,629 23,827 0

10 Vận chuyển xe máy đào, xe xúc 67,727 0 0

11 Vận chuyển xỉ thép 24,000 449,913 512,754

12 Vận chuyển Clinker 372,414 206,484 159,845

13 Vận chuyển kệ gỗ 5,400 0 36,700

14 Vận chuyển thạch cao 96,000 430,225 128,715

15 Vận chuyển cao lanh 17,340 0 0

16 Vận chuyển cám cò,cám mỳ 665,572 499,032 913,666

17 Vận chuyển nước giải khát,nhiên liệu 429,290 0 0

18 Vận chuyển gạo 2,869 0 0

Cộng vận chuyển 23,070,245 10,192,130 11,368,445

1 Lưu kho 2,577,452 3,021,391 2,646,259

2 Lưu bãi 2,810,240 4,329,389 4,742,315

Cộng lưu kho bãi 5,387,693 7,350,781 4,185,437

1 Bốc xếp thủ công 688,695 47,517 705,242

2 Bốc xếp cơ giới 2,230,134 2,097,129 3,623,911

Page 95: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

90

3 Phí uỷ thác giao nhận 378,938 111,653 186,013

4 Thuê xe xúc 0 84,000 17,974

5 Thuê xe nâng 0 9,000 0

Cộng bốc xếp 3,297,768 2,349,300 4,533,141

1 Ciment 1,143,305 0 0

2 Đá xây dựng 385,110 0 0

Cộng thương mại 2.792.493 0 0

1 Vận chuyển cont 0 13,112,329 8,577,779

2 Nâng hạ cont 378,938 591,530 438,040

3 Phí D/O, container, đại lý, điện, nước 917,861 862,687 1,666,514

4 Vận chuyển đường 0 42,000 674,950

Logistics 1,296,800 14,608,546 12,077,148

1 Dầu diesel 1,264,078 380,081 8,248,007

2 Qua cân 211,175 26,456 306,844

Hoạt động khác 1,475,254 406,537 494,067

TỔNG CỘNG 39,069,220 34,907,296 37,400,555

Nguồn: Bộ phận kế toán công ty Danalog

Bảng 13 Báo cáo chi tiết doanh thu 2012-2015

Page 96: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

91

(7) Các mẫu hợp đồng

a) Mẫu hợp đồng dịch vụ vận tải của Danalog (Fleet Lease)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

Số: 01-2013/DNL-PA

- Căn cứ Bộ luật Thương mại và Luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện

hành;

- Căn cứ vào thỏa thuận giữa hai bên;

Hôm nay, ngày 08 tháng12 năm 2013 , tại Công ty CP Logistics Cảng Đà Nẵng, chúng tôi gồm

có:

BÊNA: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VẬN TẢI PHÚ AN

- Địa chỉ: 115/68 B Trần Đình Xu, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1,TP-HCM

- Điện thoại: 083.7760278 Fax: 083.7760279

- Mã số thuế: 0310524268

- Tài khoản số: 10223636129019 Techcombank HCM

060057647348 Sacombank CN Nguyễn cư trinh

- Đại diện là ông: PHAN PHƯỚC DŨ Chức vụ: Giám đốc

BÊN B: CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS CẢNG ĐÀ NẴNG

- Địa chỉ trụ sở chính: Đường Yết Kiêu – Thọ Quang – Sơn Trà – Đà nẵng .

- Điện thoại: 0511.3667 668 Fax: 05113 924 111

- Mã số thuế: 0400999731

- Tài khoản số: 0041000120788 tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Đà

Nẵng.

- Đại diện là ông: NGÔ VIỆT HÀ Chức vụ: Giám đốc

Cùng nhau thỏa thuận, thống nhất và ký kết hợp đồng này theo các điều kiện và điều khoản

như sau:

ĐIỀU 1: THỎA THUẬN CHUNG

Bên A ủy thác cho Bên B tổ chức vận chuyển nội địa hàng hóa bằng đường đường bộ,

đường biển và các công việc liên quan trong quá trình giao nhận và vận chuyển.

Bên B đồng ý tổ chức vận chuyển và cung ứng các dịch vụ liên quan cho Bên A.

ĐIỀU 2: HÀNG HÓA – SỐ LƯỢNG VẬN CHUYỂN

2.1. Hàng hóa: Bia

2.2. Trọng lượng, khối lượng, kích thước đóng cont: hàng hóa được đóng vào container 40’

với trọng lượng không quá 28tấn/cont.

2.3. Số lượng: Số lượng vận chuyển thực tế sẽ căn cứ vào nhu cầu thực của Bên A.

ĐIỀU 3: PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN, XẾP DỠ, GIAO NHẬN HÀNG

3.1 . Phương thức vận chuyển:

Khi nhận được lịch trình yêu cầu giao nhận hàng của Bên A, Bên B có trách nhiệm thu xếp

phương tiện vận chuyển container rỗng để đóng hàng tại kho Bên A tại Nhà máy Bia Quãng Ngãi

và giao hàng đến Cảng Bến Nghé TP Hồ Chí Minh theo chi tiết như sau:

Từ Đến Phương thức vận chuyển

Page 97: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

92

Nhà máy bia Quãng Ngãi Cảng Đà Nẵng Đường bộ - container

Cảng Đà Nẵng Cảng Bến Nghé TP HCM Đường thủy – container

3.2. Thời gian giao hàng: Bên B có trách nhiệm gửi lịch trình tàu Đà Nẵng – HCM hàng

tháng cho Bên A. Căn cứ vào lịch tàu của Bên B, Bên A sẽ thông báo lịch giao hàng cụ thể cho

Bên B để Bên B thu xếp giao hàng đúng hạn.

3.3. Xếp dỡ hàng hóa:

- Việc đóng hàng vào container tại Nhà máy Bia Quảng Ngãi và nâng hạ tại Cảng Bến Nghé

TP HCM sẽ do Bên A thu xếp và chịu chi phí.

- Việc nâng hạ container tại Cảng Đà Nẵng sẽ do Bên B thu xếp và chịu mọi chi phí liên quan.

- Trường hợp Bên B điều động phương tiện giao nhận hàng đúng thời gian và lịch trình mà Bên

A đã thông báo, việc đóng dỡ hàng phải được thực hiện trong vòng 12h đồng hồ kể từ lúc xe vận

chuyển của bên B đến địa điểm giao, nhận hàng (trong giờ làm việc). Nếu quá thời gian trên mà

hàng hóa chưa được giao nhận thì sẽ tính phí lưu xe qua đêm là 600.000đồng/1đêm (trừ trường hợp

bất khả kháng).

3.4. Giao nhận hàng hóa: Bên B có trách nhiệm cử đại diện kiểm tra, nhận container còn

nguyên dấu niêm phong tại Bên A sau khi chất hàng và giao container còn nguyên đai, nguyên

kiện, nguyên dấu niêm phong và chịu trách nhiệm về số lượng hàng trong cont cho đến khi hoàn tất

việc giao hàng theo địa chỉ yêu cầu giao hàng Bên A cung cấp.

ĐIỀU 4: BẢO HIỂM HÀNG HÓA

Bên A chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

ĐIỀU 5: GIÁ CẢ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

5.1. Giá cước vận chuyển và kiểm đếm, xác nhận hàng hóa trọn gói theo Điều 3.1 và 6.2 là

11.500.000đồng/cont40’ (Mười một triệu năm trăm nghìn đồng chẵn) đã bao gồm thuế VAT 10% )

5.2. Phương thức thanh toán:

- Ngay sau khi hàng cập cảng Bến Nghé, Bên B có trách nhiệm thông báo cho Bên A bằng văn

bản. Trên cơ sở đó, Bên A có trách nhiệm thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng cho Bên B

100% cước phí của từng lô hàng trước khi dỡ hàng rời Cảng Bến Nghé.

ĐIỀU 6: TRÁCH NHIỆM CỦA HAI BÊN

6.1. Trách nhiệm của Bên A:

- Thông báo lịch trình giao hàng trước cho Bên B để Bên B chủ động trong việc thu xếp

tàu và xe vận chuyển để tập kết giao nhận hàng.

- Thu xếp giao nhận hàng và chịu chi phí thuê nhân công bốc xếp tại kho bên A.

- Đảm bảo hàng hoá có đủ chứng từ hợp pháp để xe – tàu được hành trình ngay sau khi xếp

xong hàng tại kho Bên A.

- Có quyền từ chối chất hàng nếu container Bên B đưa vào không sạch sẽ, bị thủng, hư và

không đảm bảo điều kiện vệ sinh an tòan thực phẩm.

- Chịu trách nhiệm thanh toán số tiền còn lại theo như cam kết của điều 5 hợp đồng này.

Nếu bên A không thanh toán đúng theo cam kết thì bên B có quyền không giao hàng hóa cho bên

A, mọi chi phí lưu cont phát sinh tại Cảng do việc chậm trễ này sẽ do bên A chịu trách nhiệm thanh

toán.

- Bên A cam kết không được lưu container hàng hóa tại cảng Bến Nghé quá 05 (năm) ngày

kể từ lúc hàng cập cảng Bến Nghé (kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ).

6.2. Trách nhiệm của Bên B:

- Cung cấp cho Bên A lịch tàu thường xuyên và thông báo cập nhật thời gian tàu dự kiến

tác nghiệp tại cảng xếp/dỡ hàng để Bên A lên kế họach điều động giao nhận hàng.

- Tiếp nhận hàng hóa, giấy tờ từ Bên A và tổ chức vận chuyển an toàn đến địa điểm yêu

cầu giao hàng của Bên A.

- Thông tin, liên hệ kịp thời cho Bên A nếu có những thay đổi về thời gian vận chuyển,

phương tiện vận chuyển, thủ tục hàng hóa, chứng từ hàng hóa.

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời cho Bên A các chứng từ vận tải, chứng từ hàng hóa, chứng từ

thủ tục và hóa đơn thanh toán.

Page 98: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

93

- Đảm bảo hoàn tất việc giao hàng cho Bên A đúng theo lịch trình mà Bên A thông báo.

- Chịu trách nhiệm về những hành vi của tài xế hoặc người đại diện mà mình ủy quyền

trong quá trình giao nhận hàng với Bên A và đầu nhận hàng của Bên A.

- Trong quá trình giao nhận hàng, nếu có mất mát, hư hại hàng hóa do lỗi bảo quản của

Bên B, Bên B có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Bên A.

- Nếu giao hàng trễ so với lịch giao hàng mà Bên A đã thông báo được bên B xác nhận

bằng mail hoặc văn bản, Bên B có trách nhiệm thông báo ngay cho Bên A để cùng phối hợp giải

quyết.

ĐIỀU 7: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

- Hai Bên cam kết thi hành đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng. Trong suốt quá trình

thực hiện hợp đồng, nếu có khó khăn vướng mắc, hai Bên phải thảo luận tìm cách giải quyết. Bên

nào cố tình trì hoãn hợp đồng gây thiệt hại cho Bên kia, Bên đó sẽ bồi thường cho Bên thiệt hại

theo luật thương mại và luật dân sự hiện hành. Mọi tranh chấp sẽ do Tòa An Kinh Tế Đà Nẵng giải

quyết. Án phí sẽ do bên thu kiện chịu.

- Tất cả các giấy tờ ký qua fax như giấy giới thiệu, … đều có giá trị pháp lý như bản chính.

- Tất cả các chứng từ có liên quan đến hợp đồng như biên bản giao nhận hàng, … là một

phần không thể tách rời của hợp đồng.

- Trong suốt thời gian thực hiện Hợp đồng, nếu có khó khăn hay nhu cầu thay đổi hợp

đồng, phải lập phụ lục bổ sung Hợp đồng có sự phê duyệt của hai Bên.

- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký đến hết ngày 31/12/2013 và được lập thành 04

bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ 02 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

b) Mẫu hợp đồng thuê dịch vụ của Danalog (Fleet Hire)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

*****

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN

Số: 13/HĐVC-N2015

- Căn cứ vào luật dân sự năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 do Quốc hội ban hành.

- Căn cứ vào Bộ luật Hàng Hải Việt nam số 40/2005/QH11 ngày 27/06/2005.

- Quyết định 2106/QĐ - GTVT ngày 23/08/1997 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Thể lệ

bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hoá tại cảng biển Việt nam và các văn bản pháp luật

hiện hành khác của nhà nước Việt nam.

- Căn cứ vào yêu cầu và khả năng của hai bên .

Hôm nay, ngày 02 tháng 01 năm 2015, tại Công ty CP Logistics Cảng Đà Nẵng, chúng tôi gồm

có:

BÊN A : CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS CẢNG ĐÀ NẴNG

Địa chỉ : Đường Yết Kiêu, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng

Điện thoại : 0511 3667 668

Fax : 0511 3924 111

Số tài khoản : 0041000120788 tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng

Mã số thuế : 0400999731

Đại diện : Ông Ngô Việt Hà – Chức vụ: Giám đốc

BÊN B : CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI TÂN SAO SÁNG

Địa chỉ : Số 713 đường Giải Phóng, phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà

Nội

Page 99: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

94

Điện thoại : 04.39447532

Fax : 04.39446879

Số tài khoản : 13345209 tại Ngân Hàng ACB. Chi nhánh Hà Nội.

Mã số thuế : 0101663797

Đại diện : Ông Trần Đức Thành – Chức vụ: Giám đốc

Cùng nhau thỏa thuận, thống nhất và ký kết Hợp đồng này theo các điều kiện và điều khoản

như sau:

ĐIỀU 1: THỎA THUẬN CHUNG

Bên A ủy thác cho Bên B tổ chức vận chuyển nội địa hàng hóa bằng đường đường bộ, đường

biển và các công việc liên quan trong quá trình giao nhận và vận chuyển.

Bên B đồng ý tổ chức vận chuyển và cung ứng các dịch vụ liên quan cho Bên A.

ĐIỀU 2: QUY CÁCH, TRỌNG LƯỢNG, SỐ LƯỢNG VẬN CHUYỂN

2.1. Trọng lượng, khối lượng, kích thước đóng cont: hàng hóa được đóng vào container

20’/40’ với trọng lượng không quá 25 tấn/cont20’ và không quá 28 tấn/cont40’.

2.2. Số lượng: số lượng vận chuyển thực tế sẽ căn cứ vào nhu cầu thực của Bên A

ĐIỀU 3: PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN, XẾP DỠ, GIAO NHẬN HÀNG

3.2 . Phương thức vận chuyển:

Khi nhận được lịch trình yêu cầu giao nhận hàng của Bên A, Bên B có trách nhiệm thu xếp

phương tiện vận chuyển container rỗng để đóng hàng tại kho Bên A tại Cảng Cống Cau (Xã Hải

Tân, Tp Hải Dương) đến Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng).

3.2. Thời gian giao hàng: Bên B có trách nhiệm gửi lịch trình tàu Hải Phòng – Đà Nẵng hàng

tháng cho Bên A. Căn cứ vào lịch tàu của Bên B, Bên A sẽ thông báo lịch giao hàng cụ thể cho

Bên B để Bên B thu xếp giao hàng đúng hạn.

3.3. Xếp dỡ hàng hóa:

- Việc đóng hàng vào container tại kho bên A và nâng hạ tại Cảng Hải Phòng sẽ do Bên B thu

xếp và chịu chi phí.

- Việc nâng hạ container tại cảng Đà Nẵng sẽ do Bên A thu xếp và chịu mọi chi phí liên quan.

- Trường hợp Bên B điều động phương tiện giao nhận hàng đúng thời gian và lịch trình mà Bên

A đã thông báo, việc đóng dỡ hàng phải được thực hiện trong vòng 18h đồng hồ kể từ lúc xe vận

chuyển của bên B đến địa điểm giao, nhận hàng (trong giờ làm việc). Nếu quá thời gian trên mà

hàng hóa chưa được giao nhận thì sẽ tính phí lưu xe qua đêm là 1.000.000đồng/1đêm (trừ trường

hợp bất khả kháng).

3.4. Giao nhận hàng hóa: Bên B có trách nhiệm cử đại diện kiểm tra, nhận container còn

nguyên dấu niêm phong tại kho Bên A sau khi chất hàng và giao container còn nguyên đai, nguyên

kiện, nguyên dấu niêm phong và chịu trách nhiệm về số lượng trong cont cho đến khi hoàn tất việc

giao hàng theo địa chỉ yêu cầu giao hàng Bên A cung cấp.

ĐIỀU 4: BẢO HIỂM HÀNG HÓA

Bên A chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

ĐIỀU 5: GIÁ CẢ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

5.1. Giá cước vận chuyển hàng hóa trọn gói theo Điều 3.1 là:

Giá trên đã bao gồm thuế VAT 10%, đã bao gồm phí nâng, hạ container tại Cảng Hải Phòng

5.2. Phương thức thanh toán:

- Ngay sau khi hàng cập cảng Đà Nẵng, Bên B có trách nhiệm thông báo cho Bên A để có kế

hoạch tiếp nhận hàng.

- Sau khi hoàn tất xong mỗi đợt giao hàng, Bên A có trách nhiệm thanh toán một lần số tiền

vận chuyển cho Bên B bằng chuyển khoản ngân hàng sau 30 ngày kể từ ngày bên A nhận được hóa

đơn GTGT do bên B lập kèm bảng kê khối lượng vận chuyển hàng tháng của bên B.

ĐIỀU 6: TRÁCH NHIỆM CỦA HAI BÊN

Page 100: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

95

6.1. Trách nhiệm của Bên A:

- Thông báo lịch trình giao hàng trước cho Bên B để Bên B chủ động trong việc thu xếp

tàu và xe vận chuyển để tập kết giao nhận hàng.

- Thu xếp nhận hàng và chịu chi phí thuê nhân công bốc xếp tại kho bên A.

- Đảm bảo hàng hoá có đủ chứng từ hợp pháp để xe – tàu được hành trình ngay sau khi xếp

xong hàng tại kho Bên A.

- Chịu trách nhiệm thanh toán số tiền theo như cam kết của điều 5 hợp đồng này. Nếu bên

A không thanh toán theo cam kết thì Bên B có quyền không giao hàng cho bên A, mọi chi phí lưu

cont phát sinh tại Cảng do việc chậm trễ này sẽ do bên A chịu trách nhiệm thanh toán.

6.2. Trách nhiệm của Bên B:

- Cung cấp cho Bên A lịch tàu thường xuyên và thông báo cập nhật thời gian tàu dự kiến

tác nghiệp tại cảng xếp/dỡ hàng để Bên A lên kế họach điều động giao nhận hàng.

- Tiếp nhận hàng hóa, giấy tờ từ Bên A và tổ chức vận chuyển an toàn đến địa điểm yêu

cầu giao hàng của Bên A.

- Thông tin, liên hệ kịp thời cho Bên A nếu có những thay đổi về thời gian vận chuyển,

phương tiện vận chuyển, thủ tục hàng hóa, chứng từ hàng hóa.

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời cho Bên A các chứng từ vận tải, chứng từ hàng hóa, chứng từ

thủ tục và hóa đơn thanh toán.

- Đảm bảo hoàn tất việc giao hàng cho Bên A đúng theo lịch trình mà Bên A thông báo.

- Nếu giao hàng trễ so với lịch giao hàng mà Bên A đã thông báo được bên B xác nhận

bằng mail hoặc văn bản, Bên B có trách nhiệm thông báo ngay cho Bên A để cùng phối hợp giải

quyết.

ĐIỀU 7: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

- Hai Bên cam kết thi hành đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng. Trong suốt quá trình

thực hiện hợp đồng, nếu có khó khăn vướng mắc, hai bên phải thảo luận tìm cách giải quyết. Bên

nào cố tình trì hoãn hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia, bên đó sẽ bồi thường cho bên thiệt hại theo

luật thương mại và luật dân sự hiện hành. Mọi tranh chấp sẽ do Tòa Án Kinh Tế Đà Nẵng giải

quyết. Án phí sẽ do bên thua kiện chịu.

- Tất cả các giấy tờ ký qua fax như giấy giới thiệu, … đều có giá trị pháp lý như bản chính.

- Trong suốt thời gian thực hiện Hợp đồng, nếu có khó khăn hay nhu cầu thay đổi hợp

đồng, phải lập phụ lục bổ sung Hợp đồng có sự phê duyệt của hai Bên.

- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký đến hết ngày 31/12/2015 và được lập thành 04

bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ 02 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

(8) Các điều kiện bảo hiểm của công ty PJICO

a) Phạm vi bảo hiểm sẽ gồm

1. Đâm va, lật đổ;

2. Hỏa hoạn, cháy nổ;

3. Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên: Bão, Lũ lụt, sụt lở, sét đánh,

động đất, mưa đá;

4. Vật thể từ bên ngoài tác động lên xe cơ giới;

5. Mất toàn bộ xe trong trường hợp: xe bị trộm cắp, xe bị cướp, bị cưỡng đoạt;

Page 101: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

96

b) Những trường hợp không được bảo hiểm

1. Hành động cố ý gây tai nạn, gây thiệt hại của Chủ xe, lái xe hay những người

được giao sử dụng và bảo quản xe.

2. Đưa xe cơ giới không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật vào hoạt động

trên đường bộ theo quy định của pháp luật hoặc không có Giấy chứng nhận

kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường phương tiện cơ giới đường bộ hợp

lệ.

3. Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ.

4. Lái xe đang điều khiển xe trên đường mà có nồng độ cồn, rượu, bia vượt quá

quy định của pháp luật hiện hành hoặc có các chất kích thích khác mà pháp

luật cấm sử dụng.

5. Vận chuyển hàng trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận

chuyển, xếp dỡ hàng theo quy định của pháp luật.

6. Xe sử dụng để tập lái, đua (hợp pháp hoặc trái phép); Chạy thử sau khi sửa

chữa.

7. Xe đi vào đường cấm, khu vực cấm, đường ngược chiều, vượt đèn đỏ,

chuyển hướng xe tại nơi bị cấm, xe đi đêm không có đủ đèn chiếu sáng theo

quy định.

8. Xe chở quá trọng tải, số lượng người là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn

hoặc xe chở vượt quá 20% trọng tải, số lượng người theo quy định.

9. Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

(trừ khi có thỏa thuận khác).

10. Thiệt hại có tính chất hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt

hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại; những thiệt hại

mang yếu tố tinh thần; thiệt hại không do tai nạn trực tiếp gây ra.

11. Thiệt hại đối với tài sản đặt biệt bao gồm: vàng bạc, đá quý, tiền, các loại

giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

12. Chiến tranh và các nguyên nhân tương tự chiến tranh như nội chiến, đình

công, bạo động dân sự; khủng bố.

13. Hao mòn, hư hỏng tự nhiên phát sinh từ việc hoạt động bình thường của

chiếc xe gây ra.

Page 102: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

97

14. Hư hỏng do khuyết tật, mất giá, giảm dần chất lượng cho dù có Giấy Chứng

nhận Kỹ thuật và Môi trường.

15. Hư hỏng thêm do sửa chữa.

16. Hư hỏng hay tổn thất do quá trình vận hành các thiết bị chuyên dùng trên xe

cơ giới.

17. Xe sau khi sửa chữa trung, đại tu hoặc xe cải tạo mới theo quy định phải

đăng kiểm lại mà chưa đi đăng kiểm lại theo quy định của Nhà nước.

18. Xe bị mất không rõ nguyên nhân; xe bị mất do hành vi lừa đảo, chiếm dụng,

tranh chấp dân sự; mất cắp bộ phận của xe.

19. Tổn thất động cơ xe do đi vào đường ngập nước hay do nước lọt vào động cơ

xe gây nên hiện tượng thủy kích phá hỏng động cơ xe.

20. Tổn thất đối với săm lốp, chụp lốp, mark, đề can xe, trừ trường hợp tổn thất

này xảy ra do cùng nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe

trong cùng một tai nạn.

(9) Giao diện của trang Quản lý ô-tô Đà Nẵng

Hình 34 Màn hình đăng nhập của www.danang.quanlyoto.vn

Page 103: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

98

Hình 35 Giao diện quản lý đội xe của Danalog

Hình 36 Tình trạng xe mất tín hiệu

Page 104: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

99

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Page 105: 150503 - BAN CHINH THUC - KEM THEO COVER

100

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................